Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
lượt xem 51
download
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh nêu lên vài nét về cuộc đời Xuân Quỳnh, thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, chất liệu ngôn từ trong thơ Xuân Quỳnh. Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt nội dung cụ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5.04.33 Người hướng dẫn : TS Lê Tiến Dũng Người thực hiện : Tô Hà Tường Vân KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2001
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5.04.33 Người hướng dẫn : TS Lê Tiến Dũng Người thực hiện : Tô Hà Tường Vân KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2001
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 T 2 T 2 PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................................................. 1 T 2 2T 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................... 1 T 2 2T 2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................................. 2 T 2 2T 3. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................................... 6 T 2 2T 4. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 7 T 2 2T 5. Cấu trúc luận văn: ......................................................................................................... 8 T 2 2T CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI XUÂN QUỲNH .................................................... 9 T 2 T 2 1.1. Tiểu sử: ...................................................................................................................... 9 T 2 2T 1.2. Cuộc đời: .................................................................................................................. 10 T 2 2T CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH .......................... 15 T 2 T 2 2.1. Thế giới hình tượng cuộc sống:................................................................................. 15 T 2 2T 2.1.1. Thế giới tuổi thơ: ............................................................................................... 15 T 2 2T 2.1.2. Thế giới thiên nhiên: .......................................................................................... 24 T 2 2T 2.2. Hình tượng cái tôi: .................................................................................................... 34 T 2 2T 2.2.1. Hình tượng sóng - biển: ..................................................................................... 35 T 2 2T 2.2.2. Hình tượng đôi bàn tay: ..................................................................................... 41 T 2 2T 2.2.3. Hình tượng con tàu - sân ga: .............................................................................. 44 T 2 T 2 2.2.4. Hình tượng trái tim: ........................................................................................... 49 T 2 2T CHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU NGÔN TỪ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH ............................. 58 T 2 T 2 3.1. Giọng điệu: ............................................................................................................... 58 T 2 2T 3.1.1. Giọng ru hời, chở che: ....................................................................................... 58 T 2 2T 3.1.2. Giọng phấp phỏng lo âu: .................................................................................... 64 T 2 2T 3.1.3. Giọng trữ tình, tự phô bày : ................................................................................ 67 T 2 T 2 3.2. Phương thức xử lý chất liệu: ..................................................................................... 71 T 2 2T 3.2.1. Từ ngữ, chất liệu: ............................................................................................... 71 T 2 2T 3.2.2. Hệ thống thể loại: .............................................................................................. 75 T 2 2T KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 77 T 2 2T PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................................ 78 T 2 2T THƯ MỤC THAM KHẢO ................................................................................................. 81 T 2 2T
- PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài: Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng mà cuộc đời và sự nghiệp của chị là một niềm cảm phục đối với mọi người. Tài năng trời phú cho chị thật hào phóng và còn có nhiều tài năng khác kèm theo tài năng viết văn thơ của chị, chị có thể trở thành một diễn viên múa tuyệt vời hoặc trong những suy nghĩ văn học, tất thảy chị đều tỏ rõ thực lực rất vững vàng. Chị đã vượt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống để sáng tác mà không hề than vãn, Xuân Quỳnh đã sống hết mình cho thơ nên sự nghiệp là cuộc đời thứ hai của Xuân Quỳnh. Thơ của chị là con sóng tâm hồn không hề bình lặng mà luôn day dứt trăn trở trên con đường khám phá lẽ sống của thơ ca. Với một trái tim nhân hậu, nhạy cảm, luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời mà hạnh phúc và tình yêu là niềm khao khát không nguôi, người nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã lặng lẽ đi góp nhặt vẻ đẹp của đời làm nên cái đẹp nghệ thuật. Chối từ thứ nghệ thuật "kết lá vùn mây" trong khuôn khổ có sẵn, chị quả cảm đi tìm cái đẹp thơ ca trong cuộc sống giản dị đời thường, chủ tâm khai thác vẻ đẹp của nhân tâm, nhân bản, của những cư xử, tình cảm, những mối quan hệ tinh tế nhất. Cuộc sống, con người trong thơ Xuân Quỳnh vì thế chân thật nhưng không trần trụi. Hiện thực và lãng mạn hài hòa tuyệt dịu vô tình tạo nên một thứ vũ khí riêng cho thơ Xuân Quỳnh, góp phần hình thành và kết tinh một thế giới thơ nguyên xi, trong lành, thơm thảo, tràn đầy những cảm xúc chân thành, cởi mở, day dứt và lo âu nhưng vẫn hết sức dịu dàng, sâu sắc không như cái ồn ã, bụi bặm của đời thường. Từ những ngày đầu trăn trở lựa chọn con đường sáng tác văn học cho đến khi tử nạn vào mùa thu năm 1988, Xuân Quỳnh luôn là một nhà thơ tâm huyết. Chị không từ chối bất cứ công việc nào được phân công, thậm chí đã khoác ba lô đi đến những vùng đạn bom ác liệt nhất. Điều quý giá nhất là Xuân Quỳnh đã để lại một sự nghiệp không nhỏ. Chị mất một cách đột ngột khiến chúng ta phải nghĩ đến việc nhìn lại toàn bộ sáng tác của chị. Một điều rõ ràng, hơn mười năm đã trôi qua kể từ khi nhà thơ qua đời, lớp bụi thời gian không những không làm phai mờ những vần thơ đầy nữ tính và nhiều trăn trở của chị, mà ngược lại. thời gian như một chất xúc tác làm cho thơ chị càng ngời sáng hơn. Hiện nay, những tập thơ của chị được tái bản trên khắp ba miền đất nước. Độc giả khắp nơi vẫn thích thú, yêu mến và nhu cầu thưởng thức các sáng tác của chị vẫn còn rất cao. Có thể thấy dư âm để lại trong lòng người đọc khi trang thơ của Xuân Quỳnh khép lại là một thế giới nghệ thuật thâm đẫm tình yêu. Đấy cũng chính là khát vọng muôn thuở của con người "vị thần đầu tiên xuất hiện trên đất này là vị thần ái tình. Thần ái tình là đứa bé có 1
- cánh với cây cung bên người, ngọn đuốc cầm tay mang tình yêu đến với những trái tim" (1) , là F 0 P T 1 T 1 P nguồn đề tài không bào giờ cạn của văn học nói chung, thơ ca nói riêng. Nỏ hình thành trong lòng mỗi người chúng ta nỗi khao khát được sống trọn vẹn với tình yêu, với hạnh phúc đời người, trân trọng và nâng niu những gì mình có được. Mến mộ tài năng, nhân cách nhà thơ Xuân Quỳnh, người viết khao khát tìm hiểu cái thế giới nghệ thuật đa dạng, phong phú ấy trong thơ chị, với mong muốn được góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu một trong những chân dung nhà thơ nữ tiêu biểu của thi đàn Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề: Ngay từ tập thơ đầu tay in chung với Cẩm lai "Tơ tằm - Chồi biếc", thơ Xuân Quỳnh đã gây sự chú ý với giới nghiên cứu - phê bình văn học. Lê Đình Kỵ trong bài "Tơ tằm và chồi biếc" đăng trên nghiên cứu văn học số 1/1964 đánh giá thơ Xuân Quỳnh "nhẹ nhàng, trong sáng, xinh xắn như một điệu múa dân tộc"(2) . Tác giả cũng đã nhận định "thơ Xuân Quỳnh F P T 1 T 1 P vốn rất bạo, nhưng cái hay là không ai nhận thấy nó quá đáng cả " (3) F 2 P T 1 Viết về Xuân Quỳnh, trong bài "Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc", Chu Nga đã đánh giá Xuân Quỳnh là "một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tươi. Thơ Xuân Quỳnh tuy chưa nói được gì nhiều về các vấn đề chung, lớn của thời đại song thơ Xuân Quỳnh lại cuốn hút tôi bằng những lời tâm sự chân thành về những chuyện hết sức riêng tư như tình yêu, ước mơ và khát vọng" (1) F 3 P T 1 Tiếp theo xu hướng đánh giá như trên theo con đường thơ của Xuân Quỳnh có nhiều bài viết đăng rải rác trên các báo, bàn nhiều nhất là tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh. Mỗi nhà phê bình có một cách cảm nhận riêng. Nhìn chung, các ý kiến ấy không đối lập nhau, làm cho cái nhìn về thơ Xuân Quỳnh được sâu sắc hơn. Các bài viết về Xuân Quỳnh đặc biệt nở rộ sau cái chết đột ngột của chị cùng Lưu Quang Vũ và Lưu Quỳnh Thơ vào tháng 8 năm 1988. Là người yêu quí Xuân Quỳnh, Vương Trí Nhàn đã có những nhận xét xác đáng về thơ chị. Từ khi cho in những bài thơ đầu tiên cho tới giữa năm 1988, sửa soạn tập thơ cuối cùng "Hoa cỏ May", Xuân Quỳnh đã có một chặng đường thơ khoảng một phần tư thế kỷ, nhìn vào thơ, ta thây con đường chị đi khá thông thoáng, vài ba năm lại có một tập thờ ra đời. Trong (1) Mai Văn Hoan – Thần Thoại Hy Lạp, SĐD, trang 38. (2) Lê Đình Kỵ - Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, trang 20. (3) Lê Đình Kỵ - Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, trang 20. (1) Chu Nga - Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc, TCVH số 1/1973, trang 87. 2
- khi nhiều người bạn cùng lứa chị bỏ cuộc hoặc tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được cái duyên ngầm riêng, vẫn có được làn hơi trẻ trung, tươi tắn. Không những thơ bầu bạn với Xuân Quỳnh mà thơ còn nâng cao con người nhà thơ lên. Qua thơ, ta bắt gặp "một Xuân Quỳnh hào phóng, nồng nhiệt, tha thiết với cuộc sống" (2) . F 4 P T 1 T 1 P Nguyễn Thị Minh Thái trong "Thơ tình Xuân Quỳnh: biết yêu anh cả khi đã chết rồi" viết: Thơ tình đầu đời của thi sĩ Xuân Quỳnh "đã bất ngờ chiếm lĩnh thi đàn thơ tình Việt Nam đương đại bằng một khát vọng yêu - như một tình điệu thơ hoàn toàn mới mẻ khác lạ. Trước Xuân Quỳnh và kể cả cùng thời với Xuân Quỳnh chưa có một hồn thơ phụ nữ nào đắm say cuồng nhiệt đến thế" (1). Điều đó cho thấy tác giả đánh giá cao hồn thơ phong phú, đa 5F P 1T 1T P dạng, sâu sắc của Xuân Quỳnh trong : việc biểu hiện một tình yêu đầy trăn trở mà "vẫn giữ trong mình một tình yêu không phai bạc với con người" (2). F 6 P T 1 T 1 P Cùng suy nghĩ ấy, trong cuộc trao đổi về thơ Xuân Quỳnh cuối năm 1984, Vương Trí Nhàn và Phạm Tiến Duật đã phát biểu rằng: ngay từ những bài thơ đầu tay, Xuân Quỳnh đã thể hiện : "Một sự chủ động mà chỉ người phụ nữ ngày nay mới có: những ước ao nhức nhối về hạnh phúc lứa đôi và sẵn sàng "Giương vây" gìn giữ bằng được" (3). Cả hai nhận xét thơ F 7 P T 1 T 1 P Xuân Quỳnh có sự vận động của thời gian, rất đậm cảm giác về sự thay đổi - một cảm giác Xuân Quỳnh rất giỏi lọc ra và sống hết mình với nó. Trong đó, hai tác giả cũng nhìn nhận những mặt hạn chế của thơ Xuân Quỳnh về sự cả tin, ảo tưởng, quá nhạy với cái động nên nhiều lúc rơi vào tùy tiện, quá nhạy với cái tĩnh nên lại rơi vào ảo tưởng, ảo tưởng nhưng chứa nhiều yếu tố hay hứa hẹn một sự phát triển cao hơn nữa trên con đường đi kiếm tìm hạnh phúc. Theo Nguyễn Thị Như Trang, dù viết về một con đường ra trận, hay viết về lá cờ đầu cầu giới tuyến những năm đất nước ngập trong nỗi đau chia cắt, hay viết về những trăn trở, lo âu trong tình yêu, thơ Xuân Quỳnh cũng là "những vần thơ xuất phát từ tấm lòng dễ rung (2) Vương Trí Nhàn - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ, Thơ Xuân Quỳnh. NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1989, trang 165. (1) Nguyễn Thị Minh Thái - Thơ tình Xuân Quỳnh - "Biết yêu anh cả khi đã chết rồi. Báo Sài Gòn giải phóng. 1993. trang 4. (2) Nguyên Thị Minh Thái - Thơ tình Xuân Quỳnh - "Biết yêu anh ca khi đã chết rồi, Báo Sài Gòn giải phóng, 1993, trang 4. (3) Vương Trí Nhàn - Phạm Tiến Duật - cảm thức về thời gian - ý thức về hạnh phúc, văn nghệ 1985, trang 13. 3
- cảm, rất nhuần nhị, xuât phát từ chữ tâm mang nặng tình đời" (1) . Với vẻ dung dị, nhuần 8F P T 1 T 1 P nhuyễn rất tài hoa và không kém phần sâu sắc, cây bút Xuân Quỳnh đã nổi bật hẳn lên trong số những cây bút nữ đương thời. Bước vào thế giới Xuân Quỳnh là bước vào tòa lâu đài tâm hồn của một "người đàn bà yêu và đang làm thơ" - Đoàn Thị Đặng Hương "Từ những bài thơ của thuở ban đầu còn nhiều hồn nhiên, mộc mạc và cả sự non nớt trong nghệ thuật đến những bài thơ đã già dặn, đã đi vào độ chín của một phong cách thơ đều lắng sâu những nỗi đau thầm kín: những nỗi đau và trăn trở của một cuộc đời và một số phận nghệ thuật của người đàn bà làm thơ" (2) . Tác giả F 9 P T 1 T 1 P khẳng định "những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng, chân thật và đam mê mãnh liệt" (3) . Đây chính là "tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà đã F 0 P T 1 1T P chủ động yêu và đòi quyền được yêu" (4) . Đây cũng chính là chân dung. con đường tình yêu - F P 1T T 1 P nghệ thuật Xuân Quỳnh đã đi và công hiện cho đời. Đến với "Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh" của Lưu Khánh Thơ, ta thấy quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh theo tác giả "là một chặng đường đi lên không bị đứt đoạn. Hồn thơ của chị ngày càng một đa dạng và không ngừng được mở ra" (1) , thơ chị không có mạch thơ 2F P T 1 T 1 P nào thật sự là bình yên và đơn giản mà thường có nhiều trăn trở băn khoăn, "thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương" (2) ; "thơ chị chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thực của chị trong mỗi F 3 P T 1 T 1 P bước vui buồn của đời sống" (3). 4F P 1T 1T P Mai Quốc Liên trong "Vài lời muộn màng", lời bạt cho tập "Thơ viết tặng anh" có những đánh giá hết sức thấu đáo về thơ Xuân Quỳnh. Theo tác giả, chác chắn là thơ Xuân (1) Nguyễn Thị Như Trang - Quỳnh ơi, Văn nghệ, 1988, Trang 3. (2) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà NỘI, 1995, Trang 214 + 215. (3) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ. Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 223. (4) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hỏa, Hà Nội, 1995, Trang 222. (1) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 226. (2) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thư Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 226. (3) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 227. 4
- Quỳnh có nhiều kiệt tác để lại cho đời sau, đi vào vĩnh cửu. Chị là một trong những nhà thơ hàng đầu trong thời chúng ta đang sống, một nhà thơ lớn, một nhà thơ đã đi hết cái tôi của mình một cách hồn nhiên, dung dị và sâu lắng" (4), "chị là người tha thiết với tình yêu, tha F 5 P T 1 T 1 P thiết với người tình. Một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức vì tình yêu. Chưa có ai biểu hiện một sự thương yêu sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như chị" (5). F 6 P T 1 T 1 P Tác giả cũng nhận ra được bản chất tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh: "Trước nay có lẽ chưa có người con gái làm thơ nào đã nói những lời yêu cháy bỏng, thật và dữ dội như chị - đó chính là nét hiện đại trong tâm hồn chị, tâm hồn người phụ nữ thế kỷ XX, dám yêu và dám thổ lộ tất cả, không lùi bước trước bất cứ một sự "giữ ý" nào (1) . Mặt khác, theo nhận xét của F 7 P T 1 T 1 P tác giả, "Xuân Quỳnh có tất cả những phẩm chất của con người thời hiện đại nồng nàn, táo bạo, quyết liệt, lại đồng thời có những phẩm chất tự ngàn xưa, riêng biệt của nữ tính: bao dung, trung hậu, dịu dàng" (2) . Và tác giả kết luận "Xuân Quỳnh là một nhà thơ bẩm sinh, một 8F P 1T 1T P nhà thơ vút lên từ số phận, từ tình yêu, từ những vui buồn đời thường của một thời dữ dội" (3) . F 9 P T 1 T 1 P Chị đã đi một con đường trong lĩnh vực thi ca vì không phải hình ảnh, từ ngữ nào cứu được thơ, mà chỉ có máu của trái tim, của những rung cảm nhân bản nhất của tâm hồn con người mới mãi mãi là nguồn gốc của thớ ca. Chị đã "đi trên con đường lớn của thơ, con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời" (4).F 0 2 P T 1 T 1 P Bàn về thi pháp thơ Xuân Quỳnh, chưa có nhiều đánh giá phong phú như nói về khát vọng tình yêu và hạnh phúc trong thơ chị. Thỉnh thoáng, khi viết về chị, các tác giả có thừa nhận thơ chị tự nhiên, ngọt ngào, hình ảnh thơ, câu tứ giản dị. Chị thường dùng lời ru, thường viết về cỏ dại... Nhưng đó cũng mới chỉ là những nhận xét ban đầu chưa thực sự đi sâu vào những nghiên cứu thực sự. ở đây, đáng chú ý có bài 'Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân (4) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng. Lời bạt "Thơ viết tặng anh" NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 117. (5) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh". NXB Văn nghệ TP. HCM. 1988. Trang 117. (1) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh". NXB Văn nghệ TP. HCM. 1988. Trang 119 (2) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh", NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 121. (3) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh". NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 122. (4) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh*', NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 122. 5
- Quỳnh" của Lê Thị Ngọc Quỳnh. Tác giả cho rằng "thiên nhiên với chị (Xuân Quỳnh) không chỉ là bà mẹ thứ hai như người ta thường nói, mà như người mẹ duy nhất với tất cả ý nghĩ chở che, đón đợi, thủy chung và tin cậy - như một nơi trở về của chị" (1) . Tác giả cho rằng 2F P T 1 T 1 P cảnh sắc quê hương là kỷ niệm về tuổi thơ của Xuân Quỳnh. Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh luôn biến đổi như thời gian cuộc sống không đứng yên. Xuân Quỳnh dùng thiên nhiên để thể hiện những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc. Trong thơ Xuân Quỳnh có một thiên nhiên rộng lớn (lý tưởng và cái nhìn lãng mạn của tác giả - hướng ngoại) và một thiên nhiên nhỏ đời thường (khoảng hiện thực đời thường, đậm chất nữ tính - hướng nội). Đó là một thiên nhiên hòa hợp với tâm hồn của chị. Chu Văn Sơn trong bài viết "Cánh chuồn trong giông bão" ví cái tôi của Xuân Quỳnh trong thơ là một cánh chuồn mỏng manh bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi giông bão của cuộc đời. Theo tác giả, thơ Xuân Quỳnh có một "chất thơ từ tổ ấm" (2) và một giọng thơ F 2 P T 1 T 1 P luôn "phấp phỏng lo âu" (3) . 23F P 1T 1T P Như vậy, Xuân Quỳnh là một hiện tượng thơ có được sự đánh giá tương đối thống nhất. Dù ý kiến như thế nào thì tất cả đều khẳng định giá trị của thơ Xuân Quỳnh cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Hầu hết đều nhìn nhận Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ sắc sảo, tài hoa, viết thơ tình hay, nghệ thuật thơ tự nhiên, giọng thơ trữ tình đầy nữ tính. Tiếng thơ Xuân Quỳnh "là tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng nói phản ánh chiều sâu của văn hóa dân tộc" (1). Tuy F 4 2 P T 1 T 1 P vậy, chưa có công trình nào thực sự đi vào nghiên cứu một cách toàn diện về thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. 3. Phạm vi nghiên cứu: Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Thơ chị đã đi vào lòng người đọc, trở thành một tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời, trở thành một tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu và dung dị, chứa đựng trong nó sự sống đương thời, đồng thời Cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hồn người Việt chúng ta tự xa xưa. Xuất phát từ một cái "tôi" nội cảm và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống, về tình yêu, càng về sau ngòi bút Xuân Quỳnh càng già dặn, nhiều trăn trở, lo âu. Đối với Xuân (1) Lê Thị Ngọc Quỳnh - Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh - Thơ và lời bình, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 2000. Trang 223. (2) Chu Văn Sơn - Cánh chuồn trong giông bão, TCVH số 1/1994, Trang 21. (3) Chu Văn Sơn - Cánh chuồn trong giông bão, TCVH số 1/1994, Trang 22 (1) Phan Ngọc - Thơ tình Xuân Quỳnh, tiếng nói mới của thơ dân tộc, Văn hóa - nghệ thuật, Tia sáng, 1999, Trang 26. 6
- Quỳnh, người sáng tác không gì sợ bằng sự nghèo nàn. "Nghèo trong cảm xúc nhận xét thì không thể tha thứ được" (2) . Thế giới cuộc sống phong phú, đa dạng đã được chị đưa vào thơ 25F P 1T 1T P một cách tự nhiên, chân thành. Bao năm qua, những bài thơ mang đậm hình ảnh, cảm xúc về cuộc sống và tình yêu ấy đã tạo được một dấu ấn riêng về phong cách, chiếm trọn cảm tình độc giả, cũng như tạo được sự chú ý nơi các nhà lý luận và phê bình văn học. Dù nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh dưới mọi góc độ khác nhau, nhưng tựu trung các học giả đều đi đến một mục đích duy nhất, đó là tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Xuân Quỳnh. Người viết luận văn cũng có chung niềm mơ ước đó. Tuy nhiên, do thời gian, tư liệu và tầm hiểu biết có hạn nên việc khảo sát của luận văn chỉ tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh trong các tập thơ chủ yếu: Sân ga chiều em đi, Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng. Mong rằng với sự cố gắng của mình, tôi có thể góp thêm một tiếng nói khách quan nhỏ bé về thơ Xuân Quỳnh, hầu thỏa mãn được lòng ngưỡng mộ của bản thân. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau : 4.1. Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để xác lập tính nhất quán trong phong cách sáng tác của tác giả. Trước cũng như sau, những bài thơ tâm tình của Xuân Quỳnh đều xuất phát từ một cái tâm rộng mở, chan chứa yêu thương dù đời chị luôn gặp nhiều bất hạnh, trắc trở, ít khi gặt hái được niềm vui. Nhưng thơ chị vẫn rất thực và trọn vẹn, vẫn "mới và tươi thật" (1) F 6 2 P T 1 T 1 P để người đọc từ cô thiếu nữ đến những bà mẹ trẻ đều tìm được ở thơ chị một người bạn sẻ chia tâm sự thật sự. 4.2. Phương pháp so sánh: Người viết so sánh thơ Xuân Quỳnh với các tác giả cùng thời và trước đó, để thấy được thơ Xuân Quỳnh có sự tiếp thu, kế thừa có sáng tạo văn học quá khứ của dân tộc ta. Dùng phương pháp này, người viết nhằm khẳng định cái hay, cái đẹp và những nét đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh ở cả nghệ thuật lẫn nội dung. 4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được dùng để tiến hành phân tích một số bài thơ hoặc đoạn thơ hay, (2) Vương Trí Nhàn - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ, Thơ Xuân Quỳnh. NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989, Trang 160. (1) Nguyễn Quân, Phong cảnh mười bảy, Xuân Quỳnh, Thơ và đời, NXB Văn hóa Hà Nội 1995. Trang 179. 7
- tiêu biểu, tổng hợp lại, đi đến nhận định chung. Tuy nhiên các phương pháp trên đây không phái thực hiện một cách riêng lẻ, biệt lập mà nó được vận dụng, phối hợp nhau trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong nội dung của luận văn. 5. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần dẫn luận, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương, tập trung vào các vấn đề sau : Chương I : Vài nét về cuộc đời Xuân Quỳnh. Chương II : Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Chương III : Chất liệu ngôn từ trong thơ Xuân Quỳnh. 8
- CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI XUÂN QUỲNH 1.1. Tiểu sử: Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 06-10-1942 (thực ra là ngày mồng một Tết như lời chị Đông Mai) tại quê nội làng La Khê, Hoài Đức, Hà Tây (Thanh Oai - Hà Sơn Bình?). Quê ngoại là làng La Tinh, cách quê nội mấy cánh đồng và làng La Cả. Mẹ Xuân Quỳnh là Bà Nguyễn Thị Trích (cha Xuân Quỳnh thường gọi là Trinh) là con gái nhà giàu, kết hôn với cha Xuân Quỳnh năm 17 tuổi. Bà qua đời vì bệnh lao năm 31 tuổi sau khi sinh Xuân Quỳnh ít lâu. Ngoài Xuân Quỳnh, bà còn có Đông Mai - chị Xuân Quỳnh và 3 người con trai đều mất khi mới 6 tháng tuổi. Cha Xuân Quỳnh là Ông Nguyên Quang Thường (giáo Lục). Ông lãng mạn, từng sáng tác văn chương, viết báo, dạy học. Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất, ông tái giá và có với vợ sau 4 người con. Vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, ông và vợ lẽ ra riêng rồi vào Sài Gòn sống, để Xuân Quỳnh và Đông Mai ở lại quê nhà với bà nội. Ông mất tại Sài Gòn (?) Học hết tiểu học, Xuân Quỳnh ở nhà với bà. Sau hiệp định Gienève, Xuân Quỳnh tham gia văn nghệ thiếu nhi với bộ đội địa phương. Năm 1955, Xuân Quỳnh đi thi nhân đoàn văn công Trung ương về Hà Đông tuyển diễn viên và được chọn vào đội múa, công tác ở đoàn văn công. Từ 1955 đến 1963, Quỳnh đi biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài, dự đại hội Sinh viên Thanh niên Thế giới 1959 tại Viên (Áo). Năm 1962 - 1963, Xuân Quỳnh được chọn đi học khóa bồi dưỡng những nhà viết văn trẻ khóa I tại Trường Viết Văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi dự khóa học, Xuân Quỳnh chuyển sang công tác văn học. Từ 1954 chị là biên tập viên báo Văn nghệ rồi Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Đã in 7 tập thơ : Tơ tằm - chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may (giải thưởng văn học 1990 - Hội nhà văn in sau khi Xuân Quỳnh qua đời), Cây trong thành phố - Chờ trăng (in chung), Bầu trời trong quả trứng (giải thưởng văn học năm 1982 -1983); các tập truyện : Truyện Lưu Nguyễn, Bao giờ con lớn, Chú gấu trong vòng đu quay, Mùa xuân trên cánh đồng, Bến tàu trong thành phố, vẫn có ông trăng khác. Xuân Quỳnh qua đời ngày 29-8-1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). 9
- 1.2. Cuộc đời: Ai cũng có một quê hương để từ đó ta lớn thành người. Quê nội và quê ngoại Xuân Quỳnh nằm bên bờ sông Nhuệ, một vùng đất nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đấy là một làng quê cổ truyền với những mái chùa cong, những đường làng lát gạch và những lũy tre xanh. Bên ngôi nhà ngói năm gian, có sân gạch, vườn cây, Xuân Quỳnh được ru bằng tiếng lách cách đưa thoi, tiếng hát của những người thợ dệt. Cái không gian quê mùa mà đầm ấm ấy đã chở che tâm hồn thơ ngây và bất hạnh của Xuân Quỳnh từ thuở bé. Quê hương càng in đậm trong tâm hồn Xuân Quỳnh vì tuổi thơ của Xuân Quỳnh quá cô đơn. Những ngày tháng mồ côi, hình ảnh mẹ chỉ là tấm hình trên bàn thờ xa xôi hư ảo. Xuân Quỳnh sống lặng lẽ tha thẩn bên gốc na, gốc ổi, con mèo ... lắng nghe từng hơi thở của cảnh vật quanh nhà, hồi hộp theo những quả trứng gà hồng hồng, con gà con chiếp chiếp. Thân quen với tuổi thơ Xuân Quỳnh không có búp bê, quả bóng Xuân Quỳnh chỉ quen những rau dền, rau rệu. Rồi xa hơn là cánh đồng làng dài hun hút, ngày đông dài hay ngày hè nắng nôi mà Xuân Quỳnh chỉ lủi thủi một mình đi học. Rồi đau buồn hơn là thửa ruộng có ngôi mộ của mẹ mà Xuân Quỳnh vẫn nhìn sang đây mỗi lần đi học để khấn mẹ về những điều mình mơ ước. Cuộc sống nhọc nhằn bên người bà khắc khố đã dạy cho Xuân Quỳnh những lẽ đời, những khéo léo từ thuở ấu thơ. Xuân Quỳnh quen với những bữa cơm rau, dưa, tương cà, mắm, muối. Có lẽ vì thế mà đôi bàn tay bé nhỏ của Xuân Quỳnh sớm biết gói bánh chưng đẹp, làm tương ngon và vá áo rất khéo. Những tằn tiện nhưng đầy yêu thương của bà đã vun đắp cho Xuân Quỳnh một tâm hồn đầy nữ tính : hay trắc ẩn, sớm lo âu và chu đáo. Bù đắp cho những thiếu thốn về vật chất, bà cho Xuân Quỳnh cả một kho truyện cổ, tục ngữ, ca dao, những khúc Kiều, truyện thơ Nôm. Những buổi trưa hè, những ngày thu vàng, hay ngày đông rét, bà vừa quay tơ vừa kể chuyện, ngâm Kiều ... Xuân Quỳnh đã lặn ngụp trong thế giới ngọt ngào ấy và lớn lên đa cảm, đa tài và lận đận khổ đau. Xuân Quỳnh đan những sợi tơ mong manh, lóng lánh niềm ao ước về chiếc áo chúc bâu trắng, chiếc quần chéo go đen trong những ngày tháng nhặt trứng cùng bà và mong tết đến. Rồi trong niềm mong nhớ thơ ngây, Xuân Quỳnh lại ngước đôi mắt to tròn để hỏi chị Đông Mai về một nơi xa lắm ở miền Nam. Đó là Sài gòn, nơi từ đấy "cậu" Xuân Quỳnh gửi thư về cho con gái. Xuân Quỳnh sống những ngày tháng trống vắng nhớ thương và chờ đợi. Đợi thư "cậu", mong ngày gặp lại người cha yêu quí. Trông ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày tết, ngày hè để đón chị từ Hà Nội về. Tâm hồn Xuân Quỳnh lớn lên như thế nên càng ngày càng trở nên nhạy cảm. Không được sống trong tình thương yêu chăm sóc của mẹ, ngay cả người cha cũng 10
- sống xa chị, vì thế Xuân Quỳnh để những niềm ao ước ấy vào ngăn kéo sâu kín của lòng chị. Một tuổi thơ không trọn vẹn, một gia đình thiếu vắng ươm vào cuộc đời chị những nỗi lo âu về đổ vỡ, dang dở và mất mát. Tất cả những điều ấy trở thành một tâm niệm không bao giờ mất đi trong lòng chị về cuộc sống của người mẹ với đứa con, với những lo toan vén khéo hàng ngày. Không có ai cầm tay chỉ dạy chị về những đức tính của người phụ nữ mà chị tự học lấy bằng tuổi thơ mồ côi, cực nhọc với đôi tay sớm chai sần. Đấy là những năm tháng đã hun đúc nên một Xuân Quỳnh đằm thắm, sâu sắc. Đó là cội nguồn để giữ cho chị mãi là vẻ đẹp của truyền thống đơn sơ mà mạnh mẽ cho dù sau này chị có đi Đông đi Tây, cuộc sống của chị có nhiều sóng gió, nhiều đổi thay. Chị đã thuộc về quê hương với những mạch ngầm sâu về tình người và xúc cảm hồn nhiên. Năm tháng trôi qua nhưng tuổi thơ của chị vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức. Chính quê hương và tuổi thơ ấy đã bồi đắp tâm hồn phong phú của nhà thơ Xuân Quỳnh. Thơ của chị vì thế được khơi nguồn từ những mạch nước ngầm ngọt ngào và cay đắng của chính tâm hồn chị. Cuộc sông vốn có những đổi thay thật kỳ diệu. Điều nhiệm màu ấy của đời đã đem đến cho chúng ta một tài năng. Xuân Quỳnh đã thấm sâu cái điệu tình quê tha thiết của tuổi thơ nhưng chị không ở lại quê nhà. Khi để lại sau lưng bờ sông Nhuệ, ngôi nhà cũ kỹ của bà và những kỷ niệm tuổi thơ, cuộc đời Xuân Quỳnh sang một trang mới. Trở thành cô diễn viên múa của đoàn văn công Trung ương, Xuân Quỳnh đã hòa nhập cuộc đời mình vào thế giới nghệ thuật với đời sống rộng lớn của đất nước. Đó là những ngày tháng náo nức của Xuân Quỳnh. Chị đã trưởng thành từ một cô gái mồ côi lặng lẽ, trở thành cô diễn viên múa xinh đẹp. Những bước đường lưu diễn khắp nơi trên miền Bắc, ở nước ngoài đã giúp Xuân Quỳnh lớn lên. Điều quan trọng hơn là cuộc sống cởi mở ấy đã chấp cánh cho những ước mơ và rung động văn học của Xuân Quỳnh. Không có gia đình, Xuân Quỳnh đã xem đoàn văn công Trung ương là mái ấm. Nơi ấy, Xuân Quỳnh sống, lao động nghệ thuật gần mười năm. Những tưởng Xuân Quỳnh sẽ lấy nghệ thuật biểu diễn làm sự nghiệp suốt đời mình. Nhưng rồi, Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ, từ giã đoàn văn công. Đó là sự lựa chọn với bao trăn trở của chị. Không phải chị trăn trở vì những danh vọng cho mình mà chị sợ mình đi nhầm đường rồi không làm nên trò trống gì: "Đó, trước mắt tôi là hạnh phúc, là yên ấm. Thế mà tôi từ bỏ tất cả. Tất nhiên trên đời này được cái nọ phải mất cái kia. Nhưng biết mình có được cái mà mình định đổi không ? Tôi không ngại gian khổ về vật chất, tôi chỉ buồn về tình cảm. Chắc anh biết : tôi, một con bé từ nhỏ luôn thiếu tình cảm, mà bây giờ cũng chẳng hơn gì. Tôi bây giờ như kẻ đứng giữa ngã ba đường vắng mà trời thì tối, chẳng biết hỏi ai. Giá mà bây giờ có ai bảo hộ tôi một điều rằng : "Đi con đường này là đúng "thì dù biết có gục ngã giữa đường tôi vẫn cứ đi. Tôi chỉ sợ mình không biết phương hướng rồi sau này cũng chả ra trò 11
- trống gì, mà cứ lo nghĩ mãi thế này thì hết đời ..." (Thư gửi Vân Long). Đó là một quyết định dũng cảm, một tình yêu lớn đối với thơ của Quỳnh. Những mất mát của tuổi thơ đã khiến cho niềm ao ước về một mái ấm gia đình riêng, về hạnh phúc tình yêu cháy bỏng trong lòng chị. Và cũng thật đau buồn hạnh phúc đến với chị quá nhọc nhằn qua quá nhiều giông bão. Nếu như không hiểu về tuổi thơ bất hạnh, mất mát của chị không làm sao lí giải được chị tìm đâu ra nghị lực, sức mạnh để đối đầu với cuộc sống đầy chông gai thử thách, có khi đến khắc nghiệt. Chị lập gia đình có một tổ ấm bé nhỏ, có một đứa con trai. Chị đã yêu chiều vun vén cho niềm hạnh phúc ấy của đời chị. Nhưng rồi bom đạn đã xé nát những lời ru, đã từng quãng cắt lìa con với chị. Chị đã sống cùng đất nước những tháng ngày chiến tranh ác liệt, đã ru con trên đường đi sơ tán, trong đường hầm, rồi lại gửi con lại cho mẹ chồng để đến những nơi cát bỏng. Chị đã không gục ngã trước bom đạn, những gian khó của chiến sự nóng bỏng. Nhưng thật đau lòng chị không ngăn được sự tan vỡ của hôn nhân. Bây giờ chị đã đi xa, bàn về nguyên nhân của đổ vỡ ấy chẳng ích gì. Điều làm chúng ta cảm phục chị là cái cách chị đối xử với chồng, với con, cả với mẹ chồng của chị: Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong. (Mẹ của anh) Dù là múa hay làm thơ, Xuân Quỳnh đều để lại một tinh thần học tập và lao động miệt mài cần mẫn. Chị đã đến vùng núi Lũng Cú xa xôi để sưu tầm điệu múa dân gian, đến tuyến lửa Vĩnh Linh để ghi lại những gian khổ của thực tế cuộc sống và chiến đấu của dân tộc. Học chỉ đến lớp 6, chị đã tự học không mệt mỏi, học văn hóa tập huấn chuyên môn, học ngoại ngữ... Trong hồi ức của người thân và bạn bè, chị đều để lại những tình cảm thật tốt đẹp. Trong gia đình, Xuân Quỳnh là đứa em gái chịu thương chịu khó, hay nhẫn nhịn, là đứa con gái hiếu để. Những năm tháng ăn cơm tập thể hay đã có gia đình riêng, Quỳnh vẫn yêu quý, lo toan cho cha, cho chị gái, cho các cháu bằng một tình thương yêu thật hiếm có. Chị không hề trách cha đã bỏ chị em chị lại quê nhà cho người bà già yếu. Trái lại, trong lòng chị nỗi nhớ mong và lo lắng cho cha cứ lớn dần theo ngày tháng. Cuộc gặp gỡ giữa Xuân Quỳnh và cha sau mấy mươi năm xa cách có lẽ không ai là không thấy mủi lòng. Xuân Quỳnh nghèo lắm nên chỉ dành cho cha những kính yêu và chăm sóc thật nhỏ nhoi. Quỳnh đã dành cả những nhớ thương về người mẹ đã khuất, về người cha xa cách vào những đứa con của chị. 12
- Xuân Quỳnh đã thương mến chị Đông Mai đúng nghĩa của tình cảm ruột rà. Ngày chị Mai đi học xa, có gì ngon Xuân Quỳnh chờ chị Mai về cùng ăn, có gì đẹp chờ chị Mai về để cho chị. Đi biểu diễn ở phủ Chủ tịch hay đi nước ngoài, Xuân Quỳnh đều nhớ đến chị với những chăm sóc ân cần, chu đáo. Chị Mai dạy học xa, Xuân Quỳnh đạp xe đến thăm chị và xót xa thấy cảnh sống trơ trọi của chị. Rồi chị Nam, em Bắc, Xuân Quỳnh vẫn dành cho chị bao nhiêu là thương mến, lo lắng. Trong khi đó đâu phải Xuân Quỳnh sung sướng gì cho cam. Chị nghèo nhưng tâm tình quá độ lượng có thể làm mềm lòng hết thảy. Tất cả bạn bè thân thiết đều thương chị vất vả túng thiếu cực nhọc và nhiều nỗi đau buồn. Nhưng tất cả đều thấy xúc động chứ không hề xem thường chị. Những kỷ niệm về Xuân Quỳnh, những người bạn còn ở lại đã kể đều làm sáng lên một cuộc đời đáng để ta nể phục và thương mến. Xuân Quỳnh đã bươn chãi để lo lắng cho tổ ấm với đôi bàn tay tảo tần. Bàn tay ấy chị nấu ăn, giặt giũ, khâu vá, đi chợ, xếp hàng mua thực phẩm, chăm sóc 3 con, chăm sóc chồng trong căn phòng 6m2 ở số 96A phố Huế. Bàn tay ấy chị lại làm thơ, biên tập báo, nhà xuất bản ... Chị sinh con 2 lần, 2 lần đều đau đớn. Xuân Quỳnh đã chắt chiu, đã nuôi con bằng tấm lòng người mẹ nghèo. Dù trải qua những năm tháng bão giông của đất nước, của tình yêu, chị vẫn giữ một lòng nhân hậu với mọi người, đặc biệt với các con của chị. Kết hôn với Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh đã đối diện với không biết bao nhiêu là gian khó. Nhưng chị đã đi đến tận cùng của tình yêu và hạnh phúc. Cái cách Xuân Quỳnh đi làm mang theo quần áo dơ của Lưu Quang Vũ và 3 đứa con để sau giờ làm việc ở lại giặt giũ, hay sau khi cơm tối xong phải xách nước từ tầng trệt lên lầu 3 ... khó có ai tin là chị còn có thể sáng tác được. Nhưng thơ của chị vẫn ra đời. Những vần thơ được chị viết vào lúc giữa khuya, khi các con đã yên giấc và viết trên quyển sách đặt trên đầu gói để làm bàn. Đôi vai nhỏ của Xuân Quỳnh lại phải yêu kính chăm sóc cả bố, mẹ chồng, kể cả bà nội của Tuấn Anh, Xuân Quỳnh thương con riêng của Quang Vũ như con ruột. Chính tình thương yêu ấy đã khiến cho đàn con gà vịt chắt chiu của chị sống hòa thuận và gán bó với nhau. Chị đã nhận về mình phần thua thiệt, quán xuyến hết công việc gia đình để cho chồng phát huy tài năng, sự nghiệp, vậy mà trong lòng bạn bè chị luôn là gương mặt tươi tắn với nụ cười che hết mọi buồn lo. Chị là cây tiếu lâm, những trò cười hóm hỉnh. Chị chăm sóc mọi người thật cảm động chu đáo. Chị sống thẳng thắn, chân thật và chan hòa với mọi người. Xuân Quỳnh ngồi ở đâu với bạn bè là ở đó có tiếng cười. Bùi Bình Thi viết : "Có lẽ trong đời tôi, ở Xuân Quỳnh là tôi thấy vừa đầy đủ vừa trọn vẹn, Quỳnh là một người đàn bà tài năng, tính tốt mà lại đẹp" (1). Nói một cách công bằng, Xuân 7F 2 P T 1 T 1 P Quỳnh đã vượt lên nỗi đau của cuộc đời mình để làm việc và sáng tác. Hơn nữa, chị còn vượt (1) Bùi Đình Thi - Quỳnh và Vũ, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1989, trang 113. 13
- lên những khổ đau của mình để yêu thương và vun đắp. Có thể người ta đã từng ngại ngần khi nhìn thấy đường tình yếu trắc trở của chị, có thể người ta đã từng không tin vào cuộc hôn nhân của chị. Nhưng cuộc đời chị đã để lại một niềm tin thật đơn sơ mà bất ngờ về tình yêu và hạnh phúc. Những đắng cay, dằn dỗi, kể cả nghèo túng chật vật hình như chỉ làm cho tâm hồn chị nhạy cảm hơn, nhiều yếu thương hơn và hình như nhiều sức mạnh hơn. Những mẩu chuyện vui, những kỷ niệm nhỏ về chị trong những năm tháng chị đã sống sẽ đẹp mãi trong lòng bạn bè và người thân của chị. Nhớ chị, mọi người mãi nhớ về một người bạn duyên dáng, chân tình, vui nhộn; một người đồng nghiệp tài năng, nghiêm túc; một người vợ tảo tần, đảm đang, một người mẹ nhân hậu, sâu sắc, một đứa em gái đa đoan, lận đận, thảo hiền. Xuân Quỳnh đã không còn, chị đã mãi mãi ngủ yên cùng Lưu Quang Vũ và cháu Quỳnh Thơ vào một mùa thu. Khi chị ra đi có biết bao nhiêu lời khóc thương đã cất lên. Nhưng làm sao diễn tả hết được nỗi đau bằng lời khi trước mắt là ba chiếc quan tài đặt kề bên nhau, khói hương nghi ngút. Người đã ra đi, chỉ nỗi đau còn ở lại, một nỗi trống vắng không thể lấy gì bù đắp nổi. Người ta thường hay nói đến định mệnh của đời người nhưng lẽ nào cuộc đời chị là định mệnh ? Chị là vợ, là mẹ, là em gái. Chị ra đi oan nghiệt đã khơi sâu nỗi đau của một gia đình không trọn vẹn. Đó là nỗi đau đời sẽ còn lại mãi, còn day dứt mãi. Chị lại là một tài năng. Chị đột ngột rời bỏ sự nghiệp ngay lúc tài thơ đang độ chín khiến cho thi đàn ngẩn ngơ lạc điệu. Những người ở lại phải vượt qua giây phút bàng hoàng. Đó là trách nhiệm với người đã khuất. Có lẽ còn lại một chút những thâm tình, người thân của chị sẽ yêu nhau nhiều hơn, yêu nhau kẻo để rồi một mai cũng lại vĩnh biệt nhau. Còn lại thơ của chị sẽ không mất đi, sẽ sống mãi cùng tuổi trẻ, tình yêu và cùng tuổi thơ. Thế hệ sau đọc thơ chị lại để dành một chút nỗi niềm để tưởng nhớ về cuộc đời của chị. Những đau khổ nhọc nhằn, tình yêu và hạnh phúc mà chị đã từng sông là lời trân tĩnh về đời người cho mỗi ai đang sông. Khi mùa thu về, trồng một cụm hoa cúc nhớ đây là loài hoa mà chị đã từng yêu. Nhìn những con sóng vỗ bờ nhớ về một thời tuổi trẻ của chị. Chỉ thấy một điều thật rõ ràng là đời chị đã làm cho ta quên đi những bất trắc đã qua mà bước tới với tình yêu và niềm trăn trở không thôi. Bây giờ là mùa thu. Hoa cúc lại trổ hoa vàng. 14
- CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Thơ Xuân Quỳnh thu hút người đọc và gợi được nhiều cảm xúc sâu sắc. Bởi vì đến với thơ Xuân Quỳnh là đến với một thế giới hình tượng nghệ thuật độc đáo. ở đó ta sẽ bắt gặp cái tôi của Xuân Quỳnh và một thế giới cuộc sống vừa phong phú vừa riêng biệt. Hai thế giới : thế giới cái tôi và thế giới cuộc sống vừa tách biệt vừa đan xen hòa quyện là vẻ đẹp đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Xuân Quỳnh sáng tác khá liên tục từ tập thơ đầu tay "Chồi biếc" đến tập cuối cùng "Hoa cỏ may ". Theo thời gian, ngòi bút chị già dặn hơn vì vậy thế giới hình tượng cũng biến chuyển và ngày càng tạo nên nét riêng, sự đa dạng và từng trãi hơn. Thế giới nghệ thuật ấy đi từ "chồi biếc" non tơ đến những "hoa cỏ may", đứng giữa đồng hoang vừa dữ dội vừa đơn sơ. Tìm hiểu thế giới hình tượng này là một thách thức đối với người đọc thơ Xuân Quỳnh. Thách thức không hẳn vì sự khó với tới hình tượng mà là vì nó đòi hỏi một sự đồng cảm, một sự trãi nghiệm sâu sắc. Bởi vì bản thân thơ Xuân Quỳnh tuy chân thật dễ hiểu nhưng lại cực kỳ sâu sắc và rất "đời". Có một điều băn khoăn nữa khi đi về thế giới hình tượng của thơ Xuân Quỳnh thì bắt đầu từ đâu? Ở đây, có thể xem tuổi thơ và quê hương trong thơ chị như là một sự khởi đầu từ nguồn cội. Thật khó mà tránh khỏi những câu chuyện bất tận về đời thực của nhà thơ. Nếu có sự sa đà nào đó là do lực bất tòng tâm. 2.1. Thế giới hình tượng cuộc sống: 2.1.1. Thế giới tuổi thơ: Chúng ta hãy mở cửa thế giới hình tượng thơ Xuân Quỳnh bằng câu ca dao quen thuộc : Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây. Đàn dứt dây không thể trỗi lên những cung bậc thánh thót để hòa cùng bản nhạc cuộc đời nhiều màu sác. Vì vậy còn lại là nỗi cô đơn lẻ loi giữa cuộc đời. Đó là nhân vật đầu tiên xuất hiện và gây nên nỗi ám ảnh không thôi về tuổi thơ trong thơ Xuân Quỳnh : Tôi trở về tìm lại tuổi thơ Hoa sấu rụng bên chái nhà đã cũ Những đêm vắng nghe tiếng gào của gió Tiếng súng rền, tiếng mõ, tiếng người la Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà Truyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ. 15
- (Những năm tháng không yên) Đứa trẻ bộc lộ một nỗi phấp phỏng sợ hãi, có lẽ bắt đầu từ nỗi trăn trở đến sớm với một tuổi thơ trơ trọi. Đôi cánh chim non của trẻ thơ run rẫy trước bão giông mà gia đình không đủ để chở che. Đứa trẻ ấy như đã lớn hơn tuổi với những vất vả, lo toan và những vất vả lo toan ấy đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi theo năm tháng: Tôi không có một căn phòng Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ. (Thơ viết tặng anh) Đó là tâm hồn mang nhiều nỗi mất mát, thua thiệt. Điệu tâm hồn ấy gợi nhiều niềm trắc ẩn về tuổi thơ. Nó cho ta nghĩ rằng bất hạnh ấy là nỗi buồn thương của quê hương, của bờ ruộng lũy tre, của những cuộc đời nghèo nhiều vất vả đắng cay. Khi viết về tuổi thơ, trong hoài niệm, thơ Xuân Quỳnh là niềm vui, nỗi buồn bé nhỏ thầm lặng của một đứa bé mồ côi. Ở đấy có một niềm mơ ước tuổi thơ dễ thương, tội nghiệp : Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt. (Tiếng gà trưa) Thật cảm động trước ước ao về chiếc áo, cái quần nhà nghèo đơn sơ ấy ! Ước mơ thì bao giờ cũng đẹp. Qua lời tâm tình của đứa trẻ, ta thấy mênh mang một thế giới của cổ tích, của nàng tiên. Xuân Quỳnh đã bộc lộ những nỗi niềm thơ trẻ thật xúc động. Vì thế "Tiếng gà trưa - Mang bao nhiêu hạnh phúc - Đêm cháu về nằm mơ - Giấc ngủ hồng sắc trứng" (Tiếng gà trưa) để lại nhiều cảm xúc. Thơ Xuân Quỳnh là vậy, phảng phất cái hiu quạnh, côi cút khi viết về thời thơ ấu của mình : Con nhà nghèo chẳng có gì chơi Tôi và gái chỉ thẩn thơ gốc ổi Thương cây, chiều nào cũng tưới Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ Bắt được chú gà sa nước gạo đêm qua 16
- Cũng hì hục khiêng chôn bón gốc Cây còn nhỏ có đâu bóng mát Mới ngang vai, cành chẽ chữ y dài. (Gốc cây ngày bé) Bắt đầu những rung động của Xuân Quỳnh là quê hương, là những tâm tình tuổi ấu thơ của chị. Tuổi thơ mồ côi mẹ, sống xa cha. Đứa con gái bộc lộ một tình cảm rất tha thiết với người cha, cho dù người ấy đã để đứa con ở lại quê nhà trên bước đường tha hương: Ôi cái thành phố nắng Tình yêu tôi nhỏ nhoi Ở đấy chỉ cha tôi Hiểu tình yêu tôi lớn. (Gửi lại thành phố nắng) Đứa con ấy làm tôi chợt nhớ đến cha mình, cũng một người cha không giữ được cho con một nửa bầu trời còn lại sáng trong. Người sống dằn vặt trong hạnh phúc chấp nối đầy đau buồn và cay đắng không có gì trọn vẹn. Xuân Quỳnh đã thể hiện trong thơ chị tấm lòng đứa con thương cha như thương cuộc đời mất mát và đau buồn của chính mình. Đứa con ấy cũng nói nói hộ cha mình nỗi đau và niềm thương cảm: Cha ơi đây vần thơ Ngày xa cha con viết Như nỗi nhớ thương cha Nói bao giờ cho hết. Cha nghĩ gì - đứng lặng ? Sao cha lại đi kìa ? Ngoài trời mưa rét lắm ! Cha ơi cha đừng đi. (Gặp cha) Tôi vẫn cứ thấy thích một tiếng gà trưa, một ngọn rau dền, rau rệu, một gốc ổi, gốc na 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học địa lý: Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng
120 p | 217 | 46
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà hàng của Khách sạn Midtown Huế
161 p | 213 | 41
-
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn
69 p | 214 | 36
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
114 p | 170 | 34
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Linh
113 p | 122 | 33
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty Bảo Việt Quảng Trị
122 p | 144 | 26
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam
26 p | 177 | 25
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
118 p | 88 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Midtown Huế
137 p | 89 | 16
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
106 p | 84 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 121 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
133 p | 157 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
142 p | 89 | 11
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
98 p | 84 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 86 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực khai thác chương trình giáo dục môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông
318 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
104 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn