ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
<br />
NGUYỄN V ĂN DUNG<br />
<br />
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ NGỮ CHO HỌC SINH<br />
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN<br />
CHUYÊN NGÀNH : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIÊNG VIỆT<br />
MÃ SỐ : 5.07.02<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :<br />
PHÓ TIẾN SĨ ĐẶNG NGỌC LỆ<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh 9/1997<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Nhờ sự tận tình giúp đỡ của thầy Đặng Ngọc Lệ, chúng tôi đã hoàn thành luận văn khoa<br />
học này.<br />
Chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với thầ y. Xin chân thành cảm ơn những thầy<br />
cô đã có nh<br />
ững ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn. Cảm ơn phòng Quản lý khoa học<br />
Trường Đại học Sư phạm thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư Phạm Tây Ninh đã<br />
khuyến khích và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thức hiện.<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 2<br />
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3<br />
DẪN LUẬN ......................................................................................................................... 5<br />
1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................... 5<br />
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: ............................................................................................ 7<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................. 11<br />
4. Đóng góp của luận văn: ............................................................................................... 11<br />
5. Phương pháp nghiên cứu và ngồn tài liệu: ................................................................... 12<br />
6. Kết cấu của luận văn: .................................................................................................. 13<br />
CHƯƠNG 1: M SỐ VẤN ĐỀ CHUNG QUANH VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ NGỮ<br />
ỘT<br />
CHO HỌC SINH ................................................................................................................ 16<br />
1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ ngữ cho học sinh: ................... 16<br />
1.2. Cơ sở lý luận của việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh:....................................... 17<br />
1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học: .......................................................................................... 17<br />
1.2.2. Cơ sở phi ngôn ngữ:........................................................................................... 18<br />
1.3. Những điểm khác biệt của việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bản ngữ so với học<br />
sinh học ngoại ngữ: ......................................................................................................... 19<br />
1.4. Những điểm khác biệt trong việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ<br />
sở so với Tiểu học và Trung học phổ thông: .................................................................... 20<br />
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ NGỮ CHO HỌC SINH BẬC PHỔ THÔNG<br />
TRUNG HỌC CƠ SỞ ......................................................................................................... 23<br />
2.1. Thực trạng việc giảng dạy Từ ngữ và phát triển vốn từ cho học sinh theo chương trình,<br />
sách giáo khoa Văn - Tiếng Việt bậc trung học cơ sở: ..................................................... 23<br />
2.1.1. Về tình hình dạy-học tiếng Việt ở trường phổ thông từ sau cách mạng tháng Tám<br />
1945: ........................................................................................................................... 23<br />
2.1.2. Thực trang về việc dạy-học Từ ngữ và phát triển Từ ngữ cho học sinh phổ thông:<br />
.................................................................................................................................... 24<br />
2.2. Những nguyên tắc cơ bản xung quanh việc phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh: ....... 31<br />
2.2.1. Nguyên tắc hệ thống : ........................................................................................ 31<br />
2.2.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp:........................................................ 32<br />
2.3. Nội dung và phương pháp phát triển vốn Từ ngữ cho học sinh bậc phổ thông trung học<br />
cơ sở: .............................................................................................................................. 33<br />
2.3.1. Về việc cung cấp vốn Từ ngữ cho học sinh bậc trung học cở sở: ........................ 34<br />
2.3.2. Về việc rèn luyện kỹ năng sử dụng Từ ngữ cho học sinh bậc Trung học cơ sở: .. 46<br />
CHƯƠNG 3: VÀI Ý KIẾN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỪ NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA<br />
3<br />
<br />
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................................ 55<br />
3.1. Vài nhận xét về chương trình, nội dung, sách giáo khoa Từ ngữ: .............................. 55<br />
3.1.1. Điểm qua nội dung chương trình nội dung, sách giáo khoa T ngữ Cải cách giáo<br />
ừ<br />
dục: ............................................................................................................................. 55<br />
3.1.2. Vài nhận xét về chương trình, nội dung sách giáo khoa Từ ngữ chỉnh lý : .......... 56<br />
3.2. Một số đề xuất về việc bổ sung chỉnh lý : ................................................................. 58<br />
3.2.1. Một số đề xuất chung: ....................................................................................... 58<br />
3.2.2. Về việc dạy-học Từ ngữ Hán-Việt ở bậc phổ thông THCS : ............................... 59<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 69<br />
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 75<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 79<br />
<br />
4<br />
<br />
DẪN LUẬN<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong nhà trường, môn Tiếng Việt có một vị trí và tính chất đặc biệt. Ngoài nhiệm vụ<br />
cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ và Tiếng Việt, các quy tắc hoạt động và<br />
sản phẩm của nó trong hoạt động giao tiếp, tiếng Việt còn là công cụ tư duy, là phương tiện<br />
giao tiếp. Môn tiếng Việt đảm nhận chức năng trang bị cho học sinh những điều kiện cần<br />
thiết để tiếp nhận và diễn đạt kiến thức khoa học, tư tưởng tình cảm. Vì vậy, việc rèn luyện<br />
kỹ năng dùng tiếng Việt là chìa khóa của nhận thức, học vấn và phát triển trí tuệ. Thiếu quan<br />
tâm đến việc rèn luyện kỹ năng tiếng Việt, học sinh sẽ không hoàn thành tốt nhiệm vụ của bất<br />
kỳ môn học nào.<br />
Tiếng Việt có vai trò quan trọng như vậy đối với học sinh, nhưng thực tế việc dạy-học<br />
tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt đang khiến cho những ai quan tâm đến<br />
vấn đề này băn khoăn, lo ngại. So với những thập kỷ trước đây, việc dạy-học tiếng Việt hiện<br />
nay đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn còn n hiều điều cần phải trao đổi, bàn bạc để cải<br />
tiến nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Còn việc rèn luyện kỹ năng tiếng Việt nói chung, Từ<br />
ngữ nói riêng đối với học sinh đang ở mức báo động. Hiện trạng nắm và sử dụng Từ ngữ của<br />
học sinh thật đáng buồn. Lỗi về dùng từ là phổ biến : dùng từ Hán-Việt sai, dùng từ lặp, thừa<br />
phổ biến, dùng cả những từ thô tục, phi văn hóa trong giao tiếp học đường. Đó là chưa kể đến<br />
việc dùng từ có sẵn, sáo rỗng, chẳng chứa đựng một nội dung đáng kể nào. Tất cả những điều<br />
đó phản ánh sự nghèo nàn trong tâm hồn, suy nghĩ xơ cứng trong giao tiếp, tự đánh mất cá<br />
tính sáng tạo trong diễn đạt.<br />
Thực trạng đáng lo ngại này đã được Đảng, Nhà Nước quan tâm. Từ năm học 19811982, Bộ Giáo Dục đã tiến hành cải cách giáo dục ở bậc tiểu học trong đó có việc xác định lại<br />
vị trí và vai trò của môn tiếng Việt trong nhà trường. Công việc này tiếp tục diễn ra liên tục<br />
trong nhiều năm, cho đến năm học 1992-1993 môn tiếng Việt đã có mội vị trí thỏa đáng ở tất<br />
cả các cấp học của bậc phổ thông.<br />
Đối với bậc phổ thông Tru ng học cơ sở, từ năm học 1 9 8 6<br />
-1987, môn ti ng Việt trở<br />
ế<br />
thành một môn học "độc lập bên cạnh môn Văn với tổng quỹ thời gian nhiều hơn. Và sau gần<br />
10 năm th h iện chương trìn h cải cách giáo d ụ c năm học 1 9 9 4-1995, chương trnh, n<br />
ực<br />
,<br />
ì<br />
ội<br />
dung, sách giáp khoa tiếng Việt lại được chỉnh lý.<br />
Cùng với việc xác định lại vị trị và vai trò của môn tiếng Việt, việc xây dựng, biên soạn<br />
5<br />
<br />