Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những đặc điểm, yếu tố kỹ thuật và phong cách của trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp cũng như quan niệm nghệ thuật, triết lý sư phạm và nghệ thuật biểu diễn của trường phái piano Pháp. Luận án đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ LÊ HỒ HẢI TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG ĐÀO TẠO VÀ BIỂU DIỄN PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC TP. Hồ Chí Minh – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ LÊ HỒ HẢI TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG ĐÀO TẠO VÀ BIỂU DIỄN PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Ngành: Âm nhạc học Mã số: 62 21 02 01 Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS.NGND. TRẦN THU HÀ TP. Hồ Chí Minh – 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2021 Tác giả luận án Lê Hồ Hải
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TS.NGND. Trần Thu Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn dành hết tâm huyết và đồng hành cùng tôi suốt khóa đào tạo nghiên cứu sinh. Trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sĩ, tác giả có những công trình nghiên cứu đi trước mà tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo. Đây là nguồn thông tin tham khảo vô cùng quan trọng và quý giá, giúp cho tôi có được những kiến thức nền tảng cần thiết và hữu ích, gợi mở những cách tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, trình bày luận án. Để có thể hoàn thành được công trình luận án này, trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận được rất nhiều sự động viên từ gia đình, người thân, sự hỗ trợ của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với những góp ý rất đáng quý của các thầy cô, đồng nghiệp cũng như các học sinh, sinh viên trong và ngoài nước, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………….i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….ii MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………....v BẢNG TRA KÝ HIỆU TIẾNG ĐỨC, ANH, PHÁP VÀ VIỆT…………………...vi CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN ÁN………………………………....viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử đề tài ......................................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 12 5. Giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu ........................................... 14 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 15 7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG NGHỆ THUẬT PIANO THẾ GIỚI ...................................................................... 17 1.1. Khái quát về trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp ..................................... 17 1.1.1. Ảnh hưởng của văn học đến trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp ........... 18 1.1.2. Ảnh hưởng của hội họa đến trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp ........... 21 1.2. Vai trò của Claude Debussy đối với trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp .................................................................................................................................. 25 1.2.1. Sự nghiệp sáng tác các tác phẩm piano của Claude Debussy ..................... 25 1.2.2. Preludes dành cho piano Tập I & Tập II (Préludes pour piano Livre I & Livre II) .................................................................................................................... 38 1.3. Vai trò của Maurice Ravel đối với trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp . 40 1.3.1. Sự nghiệp sáng tác các tác phẩm piano của Maurice Ravel ....................... 40 1.3.2. Tập tác phẩm Gaspard de la Nuit ................................................................. 49 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 53
- iv CHƯƠNG 2: ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG ĐÀO TẠO PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ................................................................... 54 2.1. Đào tạo piano tại Việt Nam giai đoạn du nhập đến năm 1956 .................... 56 2.1.1. Sự du nhập âm nhạc phương Tây và Piano vào Việt Nam.......................... 56 2.1.2. Nhạc Viện Viễn Đông Pháp / Conservatoire français d'Extrême-Orient (1927-1930) .............................................................................................................. 64 2.2. Đào tạo piano tại Việt Nam giai đoạn từ 1956-1975 ..................................... 70 2.2.1. Trường Âm nhạc Việt Nam ........................................................................... 70 2.2.2. Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn ............................................................. 72 2.2.3. Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Huế ............................................. 73 2.3. Đào tạo piano tại Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay ................................ 74 2.3.1. Piano trong hệ thống đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ............................... 75 2.3.2. Các tác phẩm piano của Debussy và Ravel trong đào tạo piano chuyên nghiệp tại Việt Nam ............................................................................................................. 81 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 94 CHƯƠNG 3: ÂM NHẠC ẤN TƯỢNG PHÁP TRONG BIỂU DIỄN PIANO CHUYÊN NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ................................................................... 96 3.1. Đặc điểm nghệ thuật biểu diễn của trường phái piano Pháp và âm nhạc piano Ấn tượng Pháp .............................................................................................. 96 3.2. Nghiên cứu kỹ thuật biểu diễn tác phẩm Arabesque số 1, La Cathédrale engloutie và Feux d'artifice của Claude Debussy .............................................. 104 3.2.1. Arabesque số 1 ............................................................................................. 104 3.2.2. La Cathédrale engloutie / Thánh đường dưới đại dương .......................... 108 3.2.3. Feux d'artifice / Pháo hoa ........................................................................... 115 3.3. Nghiên cứu kỹ thuật biểu diễn tác phẩm Ondine / Nàng Tiên cá ............. 128 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 144 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 145 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 167
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 CN Cử nhân 2 ĐH Đại học 3 GS Giáo sư 4 GV Giảng viên 5 HS Học sinh Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt 6 HVÂNQGVN Nam 7 HVÂN Huế Học viện Âm nhạc Huế 8 NN Nước ngoài 9 NGND Nhà giáo nhân dân 10 NGƯT Nhà giáo ưu tú 11 NSND Nghệ sĩ nhân dân 12 NSƯT Nghệ sĩ ưu tú 13 NVTPHCM Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 14 NXB Nhà xuất bản 15 SV Sinh viên 16 PGS Phó giáo sư 17 TC Trung cấp 18 TS Tiến sĩ 19 ThS Thạc sĩ 20 VN Việt Nam
- vi BẢNG TRA KÝ HIỆU TIẾNG ĐỨC, ANH, PHÁP VÀ VIỆT Tiếng Đức Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Việt C DO hoặc UT Đô C Cis DO (**) Đô thăng C (*) Cisis DO (**) Đô thăng kép C (*) Ces DO (**) Đô giáng C (*) Ceses DO (**) Đô giáng kép C (*) D RÉ Rê D Dis RÉ Rê thăng D Disis RÉ Rê thăng kép D Des RÉ Rê giáng D GIỌNG Deses RÉ Rê giáng kép D E MI Mi E Eis MI Mi thăng E Eisis MI Mi thăng kép E Es MI Mi giáng E Eses MI Mi giáng kép E F FA Fa F Fis FA Fa thăng F Fisis FA Fa thăng kép F Fes FA Fa giáng F Feses FA Fa giáng kép F G SOL Son G Gis SOL Son thăng G Gisis SOL Son thăng kép G Ges SOL Son giáng G Geses SOL Son giáng kép G A LA La A Ais LA La thăng A Aisis LA La thăng kép A As LA La giáng A Ases LA La giáng kép A H SI Si B His SI Si thăng
- vii Hisis B SI Si thăng kép B B SI Si giáng Heses B SI Si giáng kép B ĐIỆU Dur Major Majeur Trưởng THỨC Moll Minor Mineur Thứ (*) : sharp (ví dụ: Đô thăng = C sharp) : double sharp : flat (ví dụ: Rê giáng = D flat) : double flat (**) : dièse (ví dụ: Đô thăng = DO dièse) : double dièse : bémol (ví dụ: Rê giáng = RÉ bémol) : double bémol
- viii CÁC BẢNG BIỂU DÙNG TRONG LUẬN ÁN STT Nội dung bảng biểu Trang /Phụ lục Chương 1 Bảng 1.1 Phân loại nội dung âm nhạc của 24 Prelude viết cho 175/2 piano của C. Debussy Chương 2 Bảng 2.1 Các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel 176/2 trong chương trình đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Bảng 2.2 Các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel 178/2 trong chương trình đào tạo tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2.3 Các tác phẩm piano của C. Debussy và M. Ravel 179/2 trong chương trình đào tạo tại Học viện Âm nhạc Huế Bảng 2.4 Tỉ lệ tác phẩm của các thời kỳ âm nhạc được sử 89 dụng tại khoa piano, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, NH.2019-2020 Bảng 2.5 Cải tiến, mở rộng, bổ sung các tác phẩm piano của 90 C. Debussy và M. Ravel vào chương trình đào tạo
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc cổ điển phương Tây có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với tên tuổi của các nhà soạn nhạc lừng danh đã lưu vào sử sách cùng với các tác phẩm viết cho đàn phím, piano của họ. Thời kỳ Baroque (1600-1750) với các tác giả tiêu biểu Johann Sebastian Bach; François Couperin; George Frideric Handel; Henry Purcell v.v… Thời kỳ Cổ điển (1750-1820), đánh dấu sự ra đời của cây đàn piano, với các tác giả tiêu biểu Carl Philipp Emanuel, Johann Christian và Wilhelm Friedemann Bach, được tiếp nối bởi các bậc thầy vĩ đại như Ludwig van Beethoven, Franz Joseph Haydn và Wolfgang Amadeus Mozart. Đến thời kỳ Lãng mạn (1820-1910), cả lĩnh vực biểu diễn và sáng tác âm nhạc cho piano đều bước vào kỷ nguyên hoàng kim. Trong suốt thế kỷ XIX, cây đàn piano trở thành tâm điểm chú ý trên sân khấu âm nhạc châu Âu bởi những kỹ thuật điêu luyện của nó qua các buổi biểu diễn độc tấu của các bậc thầy như Chopin, Liszt, Thalberg v.v… Đặc biệt, thời gian này tại Pháp xuất hiện nhiều trào lưu mới diễn ra trong các lĩnh vực nghệ thuật như văn học (với phong trào Tượmg trưng / Symbolism), trong hội họa và âm nhạc (với phong trào Ấn tượng / Impressionism) gắn liền cùng hai tượng đài âm nhạc Claude Debussy và Maurice Ravel. Trong các tác phẩm viết cho piano của mình, Debussy và Ravel đã kế thừa và phát huy nghệ thuật piano của Chopin và Liszt. Claude Debussy là nhà cách tân âm nhạc vĩ đại, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc độc đáo nhất thế kỷ XX. Trong lịch sử phát triển âm nhạc thế giới, âm nhạc Ấn tượng Pháp mà người đứng đầu là Debussy chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ trường phái Lãng mạn cuối thế kỷ XIX sang trường phái Hiện đại thế kỷ XX. Nếu như Debussy đã đưa âm nhạc thoát ra khỏi những khuôn mẫu, chuẩn mực truyền thống khô cằn, khai thác vô số khả năng tạo âm sắc tinh tế, âm thanh mới
- 2 trên cây đàn piano thì Ravel lại là nhà tiên phong trong việc đi tìm những giải pháp kỹ thuật piano toàn diện mang tính đột phá, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển nghệ thuật biểu diễn piano và đóng góp đáng kể những tác phẩm tầm cỡ, qui mô lớn vào danh mục tác phẩm piano hiện đại. Âm nhạc Ấn tượng Pháp đã đưa nghệ thuật biểu diễn piano vươn lên tầm cao mới, truyền cảm hứng cho các nhà soạn nhạc đương thời cũng như những nhà soạn nhạc lừng danh các thế hệ sau trên thế giới. Cây đàn piano cùng văn hóa phương Tây cũng như âm nhạc Pháp du nhập và được truyền bá vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thông qua thế hệ pianist đầu tiên có cơ hội tiếp xúc và học tập với các thầy dạy người Pháp. Tuy vậy, phải kể từ năm 1956 khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam và Trường Quốc gia Âm Nhạc Sài Gòn, nghệ thuật piano Việt Nam mới bắt đầu được xây dựng và phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Đây là giai đoạn tiếp thu và kế thừa nguồn sách vở, giáo trình du nhập từ Pháp trong đó có các tác phẩm piano cổ điển của các tác giả nước ngoài và các tác giả Pháp. Từ đây các tác phẩm piano của Claude Debussy, Maurice Ravel thuộc trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp mới chính thức được biết đến và sử dụng trong giáo trình đào tạo của ngành piano cũng như biểu diễn trước công chúng. Trong thời kỳ đất nước hội nhập một cách mạnh mẽ, sâu rộng về tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa với thế giới hiện nay, chương trình đào tạo piano tại Việt Nam được biên soạn, cập nhật và tiếp cận với chương trình đào tạo của các nhạc viện, các cơ sở đào tạo âm nhạc tiên tiến trên thế giới. Ngoài các tác phẩm thuộc các trường phái Baroque, Cổ điển, Lãng mạn, thế kỷ XX, hiện đại còn có các tác phẩm piano của trường phái Ấn tượng Pháp như là xu thế tất yếu. Nghệ thuật sáng tác trong các tác phẩm âm nhạc của trường phái Ấn tượng Pháp là sự đan xen tư tưởng, nguyên tắc sáng tạo của nhiều loại hình nghệ thuật, là sự kế thừa từ những di sản văn hoá, giá trị truyền thống thẩm mỹ phương Tây
- 3 kết hợp với việc khai thác các chất liệu âm nhạc, đề tài phong phú của các quốc gia khác. Trong đó, âm nhạc piano Ấn tượng Pháp chứa đựng tư duy sáng tạo mang tính cách tân dựa trên nền tảng kỹ thuật và truyền thống biểu diễn của trường phái piano Pháp. Để có thể giảng dạy âm nhạc piano Ấn tượng Pháp một cách chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo âm nhạc cần hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để xây dựng, phát triển hệ thống chương trình giáo trình của từng cấp học; bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên nhằm truyền đạt kinh nghiệm, sự hiểu biết về trường phái này cho học sinh sinh viên. Việc sử dụng, phối hợp, lựa chọn bài trong danh mục tác phẩm vô cùng phong phú đa dạng của Debussy và Ravel đáp ứng chương trình đào tạo của các cấp học, phù hợp với quá trình phát triển của từng học sinh sinh viên là yêu cầu về tri thức chuyên môn sâu mang tính đặc thù. Để có thể biểu diễn thành công các tác phẩm piano Ấn tượng Pháp, học sinh sinh viên hay người nghệ sĩ piano không chỉ nắm vững nền tảng kỹ thuật diễn tấu, tính năng của cây đàn piano, nội dung âm nhạc của tác phẩm mà còn phải có cái nhìn sâu sắc về quan niệm thẩm mỹ, đặc điểm nghệ thuật biểu diễn của trường phái piano Pháp nói chung, âm nhạc piano Ấn tượng Pháp nói riêng. Mặt khác, người biểu diễn cần được trang bị các kiến thức xã hội, kiến thức liên ngành, thấu hiểu về mối tương quan trong sáng tạo nghệ thuật và sự giao thoa giữa các tác phẩm văn học, hội hoạ và âm nhạc v.v… qua đó mới có thể tiếp cận các phương thức xử lý kỹ thuật đặc trưng, kiến giải các yêu cầu nghệ thuật phù hợp với phong cách sáng tác, ngôn ngữ âm nhạc của tác giả cũng như thể hiện các chiều kích không gian, thời gian trong âm nhạc piano Ấn tượng Pháp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, những yêu cầu về kiến thức xã hội, kiến thức âm nhạc mở rộng, kiến thức chuyên ngành cũng như việc xử lý kỹ thuật và nội dung nghệ thuật theo thẩm mỹ của các nhạc sĩ trường phái Ấn tượng Pháp, theo nghệ thuật biểu diễn của trường phái piano Pháp trong đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn, giảng viên, học sinh sinh viên piano chuyên nghiệp ở nước ta nhìn chung còn có những hạn chế nhất định. Mặt khác, tại Việt Nam từ trước
- 4 đến nay chưa có bất cứ một công trình khoa học nào nghiên cứu về các tác phẩm của 2 tác giả Debussy và Ravel ứng dụng vào đào tạo, biểu diễn piano. Người thực hiện luận án có may mắn là sau khi tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam dưới sự hướng dẫn của NGƯT. Trần Thanh Thảo, được tiếp tục học tập tại cái nôi của âm nhạc Ấn tượng Pháp với các bậc thầy sư phạm và biểu diễn piano Pháp Désiré N’Kaoua (giải nhất Concours International de Genève, học trò của nhà sư phạm, nghệ sĩ piano hàng đầu Pháp Marguerite Long), GS. Anne - Marie de Lavilléon (học trò của nhà sư phạm, nghệ sĩ piano uy tín Pháp Yvonne Loriod - vợ của nhà soạn nhạc Olivier Messiaen), GS. Muriel Blaisse (học trò của các bậc thầy Menahem Pressler và Gyorgy Sebok) và nghiên cứu đề tài luận án dưới sự hướng dẫn của GS.TS.NGND. Trần Thu Hà. Đồng thời, bản thân cũng đã trải nghiệm trong rèn luyện và biểu diễn các tác phẩm của các tác giả Debussy, Ravel và có thực tế giảng dạy piano tại Việt Nam nhiều năm qua. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp trong đào tạo và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam” cho luận án của mình. 2. Lịch sử đề tài Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình của các nhà âm nhạc học nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của trường phái âm nhạc Ấn tượng Pháp, cũng như sách chuyên ngành của các nhà sư phạm piano, các bậc thầy biểu diễn viết về nghệ thuật piano của hai nhà soạn nhạc Claude Debussy và Maurice Ravel có liên quan đến đề tài của luận án. Về các vấn đề trên, trong khuôn khổ phạm vi nhất định, chúng tôi đã sưu tầm, tổng hợp một số tư liệu để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài. Những nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tham khảo quan trọng và quý giá, giúp cho chúng tôi có được những kiến thức nền tảng cần thiết và hữu ích, gợi mở những cách tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, trình bày luận án. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong luận án gồm những công trình
- 5 của các nhà nghiên cứu là người nước ngoài và công trình của các tác giả là người Việt Nam. Các công trình nghiên cứu, sách chuyên ngành của các học giả, nghệ sĩ biểu diễn, nhà sư phạm piano nổi tiếng là người nước ngoài (1) Long, Marguerite (1963), Au piano avec Claude Debussy (Trên đàn piano với Clause Debussy), Edition Gérard Billaudot. Trong lịch sử nghệ thuật piano Pháp, nhà sư phạm lỗi lạc, nghệ sĩ biểu diễn hàng đầu Marguerite Long là người diễn tấu tác phẩm của Debussy mà ông đắc ý nhất. Chính Debussy đã chỉ dẫn cho bà Long những kỹ thuật cần thiết để diễn tấu âm nhạc của ông, và bà đã truyền những kỹ thuật này lại trong quyển sách Au piano avec Claude Debussy. Trong công trình này bà còn kể lại những giai thoại về một số người cùng thời với Debussy, đồng thời mô tả về cuộc đời cũng như cá tính của ông; Long, Marguerite (1971), Au piano avec Maurice Ravel (Trên đàn piano với Maurice Ravel), Édition Gérard. Tương tự trong công trình Au piano avec Maurice Ravel, bà Long cũng mô tả về nghệ thuật sáng tác, quan niệm biểu diễn các tác phẩm piano của Ravel qua các giai đoạn; (2) Schmitz, E. Robert (1966), The Piano Works of Claude Debussy (Các tác phẩm piano của Claude Debussy), Dover Edition. Căn cứ vào những điều đã được học từ Debussy, Robert Schmitz diễn đạt lại ý đồ sáng tác, tư duy diễn tấu trong các tác phẩm piano của Debussy. Cuốn sách giúp cho người biểu diễn có cái nhìn theo chiều sâu về toàn bộ các tác phẩm độc tấu piano của Debussy. Phần một giới thiệu những nét chung trong cuộc đời và tác phẩm của nhà soạn nhạc; tiểu sử vắn tắt, bàn về vị trí của Debussy trong các trào lưu Ấn tượng và Lãng mạn, về cách ông sử dụng những hình thức cổ điển, điệu tính, điệu thức, giai điệu, đối âm đối vị v.v... Phần hai khảo sát chi tiết toàn bộ các tác phẩm độc tấu piano của Debussy, gồm 71 tác phẩm được trình bày đúng theo trình tự sáng tác, những khía cạnh được đề cập đến như tính chất âm nhạc, nguồn cảm hứng sáng tác, cấu trúc, điệu tính và nhiều đặc tính khác. Bên cạnh đó, tác giả gợi ý về những vấn đề kỹ
- 6 thuât và diễn đạt các tác phẩm piano của Debussy theo phong cách biểu diễn của trường phái piano Pháp; (3) Sacre, Guy (1998), La Musique de Piano, Dictionnaire des Compositeurs et des œuvres (Âm nhạc piano, Từ điển các tác giả và tác phẩm). Paris: Éditions Robert Laffont; 2 vol. xxxviii (vol. 1, A-I), xxvi (vol. 2, J-Z). Không như những bộ từ điển âm nhạc piano đơn thuần giới thiệu về danh mục tác phẩm, công trình La Musique de Piano, Dictionnaire des Compositeurs et des œuvres giới thiệu chọn lọc 272 tác giả từ thời kỳ Baroque đến thế kỷ XX, với khoảng 4000 tác phẩm piano được nghiên cứu một cách nghiêm túc, trong đó có các tác phẩm piano của 2 tác giả Debussy và Ravel; (4) Tell, Charles (1999), French Pianism, A Historical Perspective (Trường phái piano Pháp, một quan niệm lịch sử), Amadeus Press. Công trình khảo sát về lịch sử hình thành và phát triển của trường phái piano Pháp. Từ đầu thế kỷ XIX, Paris trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật của châu Âu và thế giới, hội tụ giới tinh hoa âm nhạc, là nơi diễn ra cuộc cách mạng về kỹ thuật biểu diễn piano. Công trình nghiên cứu về quan niệm thẩm mỹ, triết lý sư phạm và nghệ thuật biểu diễn của trường phái piano Pháp - một trong những trường phái lớn của nghệ thuật piano thế giới; (5) Messiaen, Olivier; Loriod-Messiaen, Yvonne (2003), Analyses des oeuvres pour piano de Maurice Ravel (Phân tích các tác phẩm piano của Maurice Ravel), Durand Editions Musicales. Nhà soạn nhạc lừng danh Olivier Messiaen phân tích ba tác phẩm piano quan trọng của Maurice Ravel do Yvonne Loriod- Messiaen hiệu đính. Trong công trình này, Messiaen tập trung nghiên cứu sâu tác phẩm Ma Mère l'Oye (Mẹ Ngỗng của tôi), Gaspard de la Nuit (Gasparrd của màn đêm) và Le Tombeau de Couperin (Ngôi mộ của Couperin), là những tác phẩm lột tả tất cả sự phong phú về hòa âm, sự tinh tế trong tiết tấu, tính sáng tạo về hình thức cũng như cách khai tác tính năng nhạc cụ piano trong tư duy âm nhạc của Ravel. Những phân tích này giúp người biểu diễn hiểu thấu đáo hơn về kỹ thuật
- 7 piano điêu luyện, đồng thời tiếp cận ý nghĩa thơ ca mà Ravel đã chuyển hóa vào trong các tác phẩm piano của mình. Luận án: (6) Kruja, Mira (2004), Piano inside out: The expansion of the expressive, technical, and sonorous spectrum in selected twentieth-century art-music repertoire for the modern acoustic piano (Sự mở rộng về cách diễn cảm, kỹ thuật, chuỗi âm thanh trong các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc chọn lọc thế kỷ XX sáng tác cho đàn piano), Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Đại học Kentucky, Mỹ; (7) Park, Sun Hye (2012), Elements of Impressionism evoked in Debussy and Ravel’s Reflets dans l’eau and Jeux d’eau: The theme of water (Các yếu tố của trường phái Ấn tượng gợi lên trong tác phẩm Reflets dans l'eau - Những phản chiếu trong nước của Debussy và Jeux d'eau - Trò chơi nước của Ravel: Chủ đề Nước), Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Đại học Washington, Mỹ; (8) Kim, Kiryang (2015), A Teaching Guide for Debussy and Ravel: Technical and Stylistic Applications for Korean Piano Teachers (Hướng dẫn giảng dạy về Debussy và Ravel: Các ứng dụng kỹ thuật và phong cách, dành cho giáo viên piano tại Hàn Quốc), Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Đại học Bắc Texas, Mỹ v.v… Nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án một cách toàn diện, chúng tôi không chỉ tìm hiểu các công trình chuyên ngành piano nêu trên mà còn nghiên cứu mảng kiến thức liên quan đến đề tài luận án, đó là hai lĩnh vực hội họa và văn học. Trong hội họa: (9) Turner, J (2000), From Monet to Cézanne: late 19th-century French artists (từ Monet đến Cézanne: Các nghệ sĩ Pháp cuối thế kỷ XIX). Công trình nghiên cứu về bối cảnh xã hội của nước Pháp cuối thế kỷ XIX, thời kỳ tiêu biểu của những thành tựu phi thường trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Các trào lưu cách tân trong nghệ thuật nối tiếp nhau như chủ nghĩa Hiện thực, chủ nghĩa Ấn
- 8 tượng và chủ nghĩa Hậu Ấn tượng, được thể hiện qua hơn 300 tiểu sử của các hoạc sĩ, nhà điêu khắc quan trọng nhất của thời kỳ này. Cuốn sách khảo sát về cuộc sống, môi trường học tập, tính cách và ảnh hưởng của các nghệ sĩ tiên phong trong từng trào lưu, từ Millet và Courbet đến Monet, Manet, Renoit, Degas, Cezanne và Gauguin; (10) Brodskaia, Nathalia (2010), L’Impressionisme (Chủ nghĩa Ấn tượng trong hội họa), Parkstone International. Tác giả nghiên cứu về trào lưu Ấn tượng trong hội hoạ cuối thế kỷ XIX. Xem xét về nghịch lý: một phong trào nghệ thuật được gắn kết bởi một tập thể các nghệ sĩ, nhưng tất cả họ lại ủng hộ sự khẳng định cá nhân trong nghệ thuật; giữa nghệ thuật hàn lâm và sự ra đời của hội hoạ hiện đại. Phân tích các yếu tố hình thành nên trào lưu, các tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của từng hoạ sĩ đã làm nên hội hoạ hiện đại như thế nào v.v… Trong văn học: (11) Routley, Nicholas, Musicology Australia 15 (1992), Debussy and Baudelaire's Harmonie du soir (Sự hài hòa của ban chiều của Debussy và Baudelaire). Tác giả nghiên cứu về quan niệm sáng tác, thẩm mỹ và mối tương quan trong nghệ thuật giữa tác phẩm piano của Debussy thông qua tác phẩm Harmonie du soir của Baudelaire; (12) Wilson, Geofrey Allan (2007), Music and Poetry in Mallarmé and Debussy (Âm nhạc và Thơ ca trong Mallarmé và Debussy), Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học, Đại học British Colombia, Canada. Tác giả đánh giá lại về mối quan hệ giữa âm nhạc và thơ ca trong các tác phẩm của Debussy và Mallarmé: âm nhạc không phải là sự “bắt chước” thơ ca, mà là sự tương đồng trong thẩm mỹ, tư duy sáng tác giữa các nhà thơ và nhạc sĩ. Ngôn ngữ thơ ca vốn chứa đựng những âm vị, sắc thái của âm nhạc, là sự liên kết giữa ngữ âm và ngữ nghĩa v.v… Các công trình của các tác giả là người Việt Nam (1) GS.TS.NGND. Trần Thu Hà (1987), Nghệ thuật piano Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Nhạc viện Tchaikovsky, Moscow, Liên Xô cũ.
- 9 Đối với ngành piano Việt Nam, đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về piano, đề cập đến quá trình cây đàn piano du nhập từ châu Âu vào Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật piano Việt Nam. Luận án phân tích và đánh giá phương pháp sư phạm piano qua các giai đoạn từ thời Pháp thuộc cho đến những năm của thập kỷ 80, từ không chuyên đến chuyên nghiệp, xây dựng và dần hoàn chỉnh hệ thống đào tạo từ bậc Trung cấp đến Đại học. Tác giả đã sưu tầm, thống kê, phác họa những nét đặc trưng trong phong cách của hơn 200 tác phẩm viết cho piano của các nhạc sĩ Việt Nam kể từ năm 1956; (2) Đặng Ngọc Giang Quân (2001), Mối liên hệ giữa các chất liệu âm nhạc của Việt Nam và châu Âu trong sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Viện Hàn lâm Âm nhạc Kiev mang tên P. I. Tchaikovsky, Ucraina. Tác giả nghiên cứu và so sánh hai nền văn hoá của châu Âu và châu Á trong các lĩnh vực nghệ thuật như văn học, mỹ thuật và âm nhạc; phân tích và so sánh hai tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho hai nền văn hoá của phương Tây và của phương Đông là Suite Việt Nam của nhà soạn nhạc Isenko và Album Việt Nam của nhà soạn nhạc Louise Nguyễn Văn Tỵ - Thái Thị Lang, qua đó làm rõ sự tương đồng và khác biệt về chất liệu âm nhạc được sử dụng trong sáng tác của các nhạc sĩ thế kỷ XX; (3) Tạ Quang Đông (2003), Sonate và Concerto cho Piano của nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc điểm dân tộc và truyền thống của âm nhạc phương Tây, Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Gnessin, Moscow, CHLB Nga. Tác giả đi sâu phân tích những đặc điểm của hình thức Sonate cổ điển châu Âu và so sánh những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong các bản Sonate và Concerto cho piano của các nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1956 cho đến 2002. Luận án chứng minh sự giao lưu và phát triển các yếu tố hình thức, hoà âm, phức điệu v.v… giữa âm nhạc piano hàn lâm Việt Nam và phương Tây; (4) Nguyễn Huy Phương (2003), Mối tương quan giữa những hình thức âm nhạc dân gian và chuyên nghiệp, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Văn hóa Việt Nam,
- 10 Moscow, CHLB Nga. Tác giả nghiên cứu về lịch sử văn hoá âm nhạc Việt Nam từ thời lập nước cho đến cuối thế kỷ XX; sự tương tác giữa những hình thức âm nhạc dân gian và chuyên nghiệp; tìm hiểu, xác định và phân loại những thể loại chính trong âm nhạc truyền thống Việt Nam: mang tính dân gian hay chuyên nghiệp, hoặc có xuất xứ từ bản địa hay mang yếu tố du nhập, quan hệ giữa “truyền thống dân gian và chuyên nghiệp, đồng thời nghiên cứu sự hình thành và phát triển văn hoá âm nhạc chuyên nghiệp kiểu châu Âu tại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử; (5) Nguyễn Minh Anh (2008), Sự phát triển nghệ thuật piano Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật học, HVÂNQG VN. Có thể nói, công trình là sự tiếp nối luận án của GS.TS.NGND. Trần Thu Hà. Tác giả Nguyễn Minh Anh đã khái quát các bước phát triển của nghệ thuật piano Việt Nam, những thành tựu trong hơn 50 năm qua (đặc biệt là sau thời kỳ “mở cửa”). Nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của ngành piano Việt Nam, nội dung của luận án tập trung vào 3 vấn đề chính, vừa mang tính kỹ thuật và cả tính nghệ thuật: sự thả lỏng, cách xác định và xây dựng câu, nghệ thuật sử dụng Pedal; (6) Trần Thanh Hà (2014), Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (trường hợp piano), Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, ĐHQG TPHCM. Tác giả khảo sát và tổng hợp các yếu tố hình thành bản sắc dân tộc trong nghệ thuật truyền thống, trong âm nhạc truyền thống, từ đó phác họa quá trình tiếp cận, vận dụng các yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc trong sáng tác các tác phẩm cho piano của các nhạc sĩ Việt Nam. Luận án tìm hiểu, kết hợp kỹ thuật diễn tấu nhạc khí truyền thống Việt Nam với kỹ thuật piano để thể hiện các yếu tố bản sắc trong các sáng tác của các tác giả Việt Nam; (7) Hà Mai Hương (2015), Vai trò của piano trong nâng cao mặt bằng kiến thức chung của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học, HVÂNQG VN. Tác giả nghiên cứu về những tác động của đàn piano đối với các ngành học, đánh giá một cách tổng quát tình hình thực tế về đào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật Piano Jazz chuyên nghiệp Việt Nam
174 p | 121 | 24
-
Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
189 p | 73 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại Việt Nam
188 p | 125 | 15
-
Luận án Tiễn sĩ Âm nhạc học: Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam
167 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Phức điệu trong các tác phẩm thính phòng - giao hưởng Việt Nam
179 p | 25 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Sử dụng đàn phím điện tử trong dạy học âm nhạc bậc trung học cơ sở ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
333 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Ca khúc nghệ thuật Việt Nam
201 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Bài chòi và Lý Quảng Nam cho học sinh trung học cơ sở
217 p | 31 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc: Dạy học hát Lý Huế cho học sinh trung cấp âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế
255 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc Hát văn hầu ở Hà Nội
161 p | 58 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh
127 p | 74 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 32 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Âm nhạc học: Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
31 p | 65 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
174 p | 31 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
24 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn