BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN TIẾN MẠNH<br />
<br />
NGHỆ THUẬT PIANO JAZZ<br />
CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2016<br />
<br />
i<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN TIẾN MẠNH<br />
<br />
NGHỆ THUẬT PIANO JAZZ<br />
CHUYÊN NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC<br />
MÃ SỐ: 62 21 02 01<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS.TS.NSƯT LƯU QUANG MINH<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2016<br />
<br />
ii<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số<br />
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố<br />
trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được<br />
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.<br />
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2016<br />
Tác giả luận án ký tên<br />
<br />
Nguyễn Tiến Mạnh<br />
<br />
iii<br />
<br />
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
Ả: Ảnh<br />
Bđ: Biểu đồ<br />
BVHTTVDL: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch<br />
GS: Giáo sư<br />
Ht: Hệ thống<br />
HVÂNQGVN: Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam<br />
NSƯT: Nghệ sỹ ưu tú<br />
PGS: Phó giáo sư<br />
Phl: Phụ lục<br />
Tp: Tác phẩm<br />
Ts: Tiến Sỹ<br />
Vb: Văn bản trả lời phỏng vấn<br />
Ctđt: Chương trình đào tạo<br />
<br />
iv<br />
<br />
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ<br />
CHUYÊN NGÀNH SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN<br />
Cakewalk: hoặc The Cake-Walk là một điệu nhảy phát triển cuối thế kỷ 19, xuất phát<br />
từ các đồn điền bởi người nô lệ da đen (Mỹ gốc Phi) ở miền Nam nước Mỹ.<br />
Dominican Merengue: là một loại hình âm nhạc và khiêu vũ có xuất xứ từ nước cộng<br />
hòa Dominica, được biết tới từ khoảng giữa thế kỷ XIX và phổ biến tại khắp các vùng<br />
Mỹ - Latin với tiết tấu cơ bản đặc trưng như sau:<br />
<br />
.<br />
<br />
Even 8th: hay còn được gọi là Straight 8th, tên gọi mang ý nghĩa là việc chia phách<br />
trong nhịp một cách đều đặn và cân đối (ví dụ: là việc chia nốt đen thành một nửa, 4<br />
nốt đen thành 8 nốt móc đơn với cùng độ dài giống nhau). Straight 8th phổ biến trong<br />
âm nhạc cổ điển cũng như Pop, Rock, Latin music và đặc biệt là Jazz. Về cách chia<br />
tiết tấu Straight 8th thường được các nhạc sỹ nhạc Jazz chú thích trong phần đầu tác<br />
phẩm.<br />
Field hollers: mang ý nghĩa vừa là bài hát vừa là “tiếng hét lớn - tiếng hò” của những<br />
người nô lệ Mỹ gốc Phi trên những đồn điền trồng bông. Họ sử dụng tiếng hò “hát –<br />
hét lớn” trên cánh đồng “Field Hollers” nhằm mục đích truyền tải thông tin kêu gọi trợ<br />
giúp hoặc gọi xin nước.<br />
Jam Session: là buổi biểu diễn phóng tác, chơi nhạc Jazz, nơi mà các nghệ sỹ nhạc<br />
Jazz giao lưu và học hỏi lẫn nhau trong vốn kiến thức Jazz của mình. Các tác phẩm<br />
Jazz trong những buổi Jazz Session được hòa tấu, ứng biến tại chỗ thường không có sự<br />
chuẩn bị trước.<br />
Juba: là điệu nhảy có nguồn gốc từ miền Tây Phi. Juba đã trở thành điệu nhảy chủ<br />
yếu của những người nô lệ da đen Mỹ - gốc Phi ở các đồn điền khi mà các loại nhạc cụ<br />
bộ gõ của họ bị cấm. Lý do bị cấm bởi các ông chủ người da trắng lo sợ rằng họ giấu<br />
những thông điệp liên lạc bí mật thông qua các nhạc cụ bộ gõ, các loại trống.<br />
Minstrel Shows: một thể loại giải trí của người Mỹ, phát triển trong thế kỷ XIX. Là tổ<br />
hợp bởi những vở kịch ngắn châm biếm bao gồm vũ đạo và âm nhạc. Thường được<br />
biểu diễn bởi người da trắng với khuôn mặt bôi đen. Đặc biệt sau cuộc nội chiến ở Mỹ,<br />
được ưa chuộng và thịnh hành bởi người da đen.<br />
<br />