intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh" nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng trong âm nhạc cổ điển phương Tây

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NHẠC VIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ HOÀNG NGỌC LONG KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG VÀ GIAO HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Âm nhạc học Mã số ngành: 62210201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI NHẠC VIỆN TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NSƯT. NGUYỄN MINH CẦM Phản biện độc lập 1: ................................................................................. Phản biện độc lập 2: ................................................................................. Phản biện 1: .............................................................................................. Phản biện 2: .............................................................................................. Phản biện 3: .............................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh vào giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: .......................................................................
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của âm nhạc thính phòng - giao hưởng nói chung, các nhạc khí kèn đồng nói riêng ở Việt Nam, việc nâng cao kỹ năng diễn tấu, khả năng cảm nhận, biểu hiện cảm xúc của mỗi nhạc công sẽ quyết định đến chất lượng nghệ thuật của cả dàn nhạc. Hòa tấu dàn nhạc là hoạt động tập thể có tính thống nhất và kỷ luật rất cao, hoàn toàn khác với biểu diễn độc tấu. Vào những năm 90 thế kỷ XX là giai đoạn mà đất nước ta có nhiều dự án hợp tác biểu diễn các chương trình âm nhạc giao hưởng với các nhạc trưởng nổi tiếng thế giới. Trong các chương trình hợp tác biểu diễn, các nhà chỉ huy quốc tế đã chỉ ra một trong những hạn chế của các nghệ sỹ, nhạc công dàn nhạc giao hưởng của chúng ta là kỹ năng hòa tấu dàn nhạc trong đó có các nhạc công kèn đồng. Âm nhạc thính phòng-giao hưởng trên thế giới đã có một chặng đường dài hình thành, phát triển và biến đổi phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Trong âm nhạc hòa tấu giao hưởng-thính phòng, các nhạc cụ kèn đồng có vai trò đặc biệt, là một bộ phận không thể thiếu của dàn nhạc giao hưởng. Một tác phẩm hòa tấu âm nhạc không thể đạt được hiệu quả cao về chất lượng nếu một trong các nhạc công kèn đồng không đảm bảo được vai trò của mình về mặt xử lý kỹ thuật cũng như trong thể hiện âm nhạc. Trong giai đoạn hiện nay, trào lưu âm nhạc đóng vai trò chủ đạo trên thế giới là trào lưu âm nhạc đương đại. Trong âm nhạc đương đại tại các nước có nền âm nhạc tiên tiến, các nhạc sỹ thường có khuynh hướng sáng tác các tác phẩm thiên về xử lý tiết tấu và màu sắc âm thanh mà các đặc điểm này được tạo nên bởi chính các nghệ sỹ - nhạc công. Họ đồng thời cũng là người sáng tạo thứ hai sau nhà soạn nhạc. Như vậy, hòa tấu thính phòng-giao hưởng nói chung, hòa tấu thính phòng các nhạc khí kèn đồng nói riêng còn liên quan tới đội ngũ nhạc sỹ, những người sáng tạo nên tác phẩm. Để có thể xây dựng nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi bản thân từng nghệ sỹ - nhạc công; từng nhạc sỹ sáng tác cũng như mỗi cơ sở đào tạo cần nhìn lại những mặt mạnh, yếu của mình, không ngừng tiếp cận với những tư duy, kỹ thuật biểu diễn, sáng tác mới trên thế giới; đáp ứng được nhu cầu, xu thế phát triển của âm nhạc thời đại, là một nhịp cầu hữu hiệu của đất nước trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay của đất nước. Đây chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Kèn đồng trong hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh” cho luận án của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
  4. 2 Nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu kèn đồng giao hưởng đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập đến. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu là người nước ngoài và công trình của các nhà nghiên cứu là người Việt Nam. Các nghiên cứu bằng tiếng Việt (1) Sách “Các nhạc khí trong dàn nhạc giao hưởng” (1983) của Hồng Đăng (Nhà xuất bản Văn Hóa, xuất bản lần thứ hai). Tác giả đã giới thiệu các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng về các mặt âm vực của từng nhạc khí. Trong đó tác giả đã phân chia tính chất từng âm vực cho mỗi nhạc cụ, màu sắc âm thanh của từng âm vực, âm vực nào thường sử dụng khi hòa tấu dàn nhạc. Ngoài ra, tác giả còn trình bày về các kỹ thuật diễn tấu của từng nhạc cụ (kỹ thuật diễn tấu khi độc tấu và khi hòa tấu). Chương IV (từ trang 119 đến trang 150), tác giả trình bày về các nhạc khí bộ đồng gồm 5 nhạc cụ: horn, trumpet, cornet, trombone và tuba. (2) Sách “Âm nhạc Thính phòng Giao hưởng Việt Nam - Sự hình thành và phát triển” (2001) của Nguyễn Thị Nhung, Viện Âm nhạc xuất bản. (3) Luận văn của ThS. Đoàn Ngọc Nam “Đào tạo kèn Cor trong Quân nhạc” (1998), Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN). Luận văn đi sâu phân tích về vai trò của kèn horn (cor) trong Quân nhạc cùng các vấn đề thuộc kỹ thuật diễn tấu và giảng dạy kèn horn. (4) Luận văn thạc sĩ của Trần Quang Yển “Nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành Trompette bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế” (2012), Học viện Âm nhạc Huế. Luận văn đi sâu vào lĩnh vực nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành trumpet bậc trung học tại Học viện Âm nhạc Huế. (5) Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Tuân “Nhạc giao hưởng Việt Nam một tiến trình lịch sử” (2006), HVANQGVN. Luận án đề cập đến sự ra đời của các dàn nhạc: Dàn quân nhạc, Ban nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, Dàn nhạc đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương, Dàn nhạc Xưởng phim truyện Việt Nam, Dàn nhạc của đoàn Ca múa Tổng cục chính trị, nhất là việc thành lập Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển nền âm nhạc thính phòng-giao hưởng Việt Nam. (6) Luận án tiến sĩ của PGS.TS Phạm Ngọc Doanh “Nghệ thuật biểu diễn kèn dăm kép tại Việt Nam” (2011), HVANQGVN. Luận án trình bày khái quát về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển các bộ môn dăm kép trên thế giới và quá trình du nhập, hình thành phát triển các chuyên ngành này tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã công bố bằng tiếng Việt đề cập đến các vấn đề như: vị trí, vai trò, chức năng của các nhạc cụ kèn đồng trong dàn nhạc giao hưởng; về kỹ thuật phối khí cho các nhạc cụ đồng trong hòa tấu dàn nhạc; lịch sử du nhập và quá trình phát triển các bộ môn kèn hơi tại Việt
  5. 3 Nam; các kỹ thuật cơ bản cũng như trong hòa tấu của các nhạc cụ và quá trình phát triển của âm nhạc thính phòng-giao hưởng của Việt Nam. Nghiên cứu về kèn đồng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh chưa được đề cập đến trong các công trình này. Các nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài (1) Sách “Brass in the Operas of Berlioz” (Kèn đồng trong opera của Berlioz) của Benjamin Perl (1984). Tác giả viết về cách phối khí các nhạc cụ kèn đồng trong các vở opera của Berlioz. Thời kỳ của Berlioz, kèn đồng là bộ nhạc cụ có sự phát triển vượt trội nhất so với thời kỳ trước, tạo dựng được một vị trí quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, ngang hàng với bộ gỗ hay bộ dây (kèn đồng rũ bỏ vai trò cũ của mình trong dàn nhạc cổ điển, chẳng hạn như những đoạn nhạc hiệu, những nốt ngân dài, để trở thành một vai trò chủ chốt trong những đoạn tutti dàn nhạc). Nội lực dồi dào cùng âm lượng lớn của kèn đồng gây ấn tượng mạnh, và nó đồng thời thúc đẩy các bộ khác mở rộng âm lượng ra để có thể cân bằng được với bộ đồng. Công trình này có thể đánh giá là một nghiên cứu có giá trị rất cao trong khoa học sư phạm kèn hơi. Nội dung nêu một cách chi tiết có thể nói bao hàm từ vấn đề nhỏ nhất đến lớn nhất các kỹ thuật cơ bản diễn tấu và trong nghệ thuật biểu hiện âm nhạc của từng bộ môn kèn đồng. (2) Sách “Секреты вдоха и выдоха” (Bí mật của lấy hơi và nhả hơi) (2011) của V.D. Ivanov. Trong công trình này tác giả trình bày tầm quan trọng của nghệ thuật hơi trong sự phát triển kỹ thuật diễn tấu của các nhạc cụ kèn gỗ cũng như đồng, các mối liên hệ giữa những bài tập kỹ thuật hơi với kỹ thuật diễn tấu của người sử dụng các nhạc cụ kèn hơi cũng như trong sư phạm giảng dạy. Đồng thời tác giả còn liệt kê tất cả các giáo trình giảng dạy cho từng loại kèn từ các giáo trình gam cho đến giáo trình bài tập, các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng khác nhau, từ các trường phái tiền Cổ điển cho tới Lãng mạn dành cho từng loại nhạc cụ kèn. Các nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt (3) Sách “Những vấn đề của nghệ thuật phối dàn nhạc” (1972) của Ma-Rin Gô-Lê-Mi-Nốp, tài liệu tiếng Nga do Tô Hải dịch, NXB Văn Hóa, gồm 2 tập. Trong phần “Âm lượng các bộ, trang 28 (tập 1) tác giả đã trình bày về sự phối hợp của bộ đồng với các bộ khác. Tập 1 (trang 37), phần “Hòa âm của bộ đồng” trình bày cách phối khí cho các nhạc khí bộ đồng, sau đó là cách phối bộ đồng với các bộ khác trong dàn nhạc giao hưởng; Chương III (từ trang 192 đến trang 212): “Bộ đồng”, trình bày về các kỹ thuật phối khí cho bộ đồng và các bộ khác trong dàn nhạc giao hưởng. Tập 2, sách trình bày về sự pha trộn các bộ trong dàn nhạc, pedal trong dàn nhạc, những vấn đề của dàn nhạc trong các tác phẩm đối vị, phối dàn nhạc trong quan hệ với cấu trúc toàn bộ tác phẩm âm nhạc.
  6. 4 (4) Sách “Phương pháp luận giảng dạy nhạc cụ kèn hơi” (1976) của Dikov, tài liệu tiếng Nga do Cửu Vĩ dịch. Trong sách này tác giả trình bày rất kỹ lưỡng, khoa học các phương pháp giảng dạy từng bộ môn kèn gỗ và kèn đồng. Hướng dẫn chi tiết tất cả các kỹ thuật cơ bản của kèn hơi như kỹ thuật lấy hơi, nhả hơi, nén hơi, các kỹ thuật đánh lưỡi, kỹ thuật legato, kỹ thuật ngón, kỹ thuật nhảy quãng. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống tổng thể các vấn đề liên quan đến kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại Việt Nam nói chung cũng như tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Những vấn đề được đề cập trong luận án này không trùng lặp với các công trình đã công bố. Chúng tôi khẳng định tính độc lập và mới mẻ của công trình. Công trình mang tính định hướng chuyên ngành biểu diễn các nhạc khí kèn đồng trong thính phòng-giao hưởng, góp phần bổ sung lý luận, thực tiễn sáng tác, biểu diễn thính phòng-giao hưởng và đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ góc nhìn âm nhạc học, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ các vấn đề liên quan đến các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng trong âm nhạc cổ điển phương Tây. Đối tượng nghiên cứu là các nhạc khí kèn đồng thuộc biên chế dàn nhạc giao hưởng trong âm nhạc cổ điển phương Tây trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại TP.HCM được thể hiện qua các lĩnh vực biểu diễn, sáng tác và đào tạo. Phạm vi nghiên cứu là: (1) Kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí kèn đồng: trumpet, horn, trombone và tuba trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng đã được công diễn tại TP.HCM bởi các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp tại thành phố là Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh; Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và các Đoàn Quân nhạc (biểu diễn); (2) Kỹ thuật diễn tấu viết cho các nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng của các nhạc sỹ tại TP. Hồ Chí Minh (sáng tác) và (3) Chương trình đào tạo chuyên nghiệp các nhạc khí kèn đồng tại TP. Hồ Chí Minh gồm Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Văn hóa- Nghệ thuật Quân đội tại TP. Hồ Chí Minh (đào tạo). Trong công trình này, giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1975 đến nay. Luận án tập trung nghiên cứu về kèn đồng trong hình thức trình diễn hòa tấu, luận án không nghiên cứu trong thể loại tác phẩm sáng tác cho hòa tấu. 4. Giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Giả thuyết nghiên cứu
  7. 5 Giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: a. Lịch sử văn hóa âm nhạc dân tộc tác động đến nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng tại Việt Nam. b. Nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng nói chung, các nhạc khí kèn đồng nói riêng, với tư cách một tiểu cấu trúc, là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ, với những đặc điểm riêng gắn liền với nghệ thuật biểu diễn, sáng tác khí nhạc. c. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu có chọn lọc các kỹ thuật sáng tác, biểu diễn âm nhạc từ các nền âm nhạc tiên tiến nước ngoài đã làm thay đổi các phương thức sáng tác, biểu diễn của bộ kèn đồng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng. d. Nội dung, chương trình đào tạo có vai trò và ảnh hưởng đến kỹ thuật biểu diễn, khả năng tiếp thu, truyền đạt nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng, v.v. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận án bao gồm phương pháp lịch sử; các phương pháp nghiên cứu âm nhạc học và phương pháp phỏng vấn. Phương pháp lịch sử chúng tôi vận dụng để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các nhạc khí kèn đồng tham gia trong dàn nhạc giao hưởng, tổng hợp các tư liệu để xác định những đặc trưng của kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng- giao hưởng. Phương pháp nghiên cứu âm nhạc học chúng tôi vận dụng để nghiên cứu, phân tích tổng hợp, so sánh về đặc điểm kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí kèn đồng thông qua các tác phẩm hòa tấu thính phòng-giao hưởng thế giới, so sánh với kỹ thuật diễn tấu các nhạc khí kèn đồng trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng-giao hưởng của các nhạc sỹ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp phỏng vấn chúng tôi vận dụng để tìm hiểu quá trình phát triển các bộ môn kèn đồng giao hưởng tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng như ý nghĩa của việc vận dụng các kỹ thuật mở rộng kèn đồng vào đào tạo và biểu diễn. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kiến thức của chuyên ngành âm nhạc như lịch sử âm nhạc, hòa âm, tính năng nhạc khí, kỹ thuật diễn tấu nhạc khí để có thể làm rõ hơn tới sự hình thành, phát triển của các nhạc khí kèn đồng và vai trò của các nhạc khí kèn đồng trong sự hình thành và phát triển nghệ thuật giao hưởng- thính phòng trên thế giới cũng như ở TP. Hồ Chí Minh. Từ các văn bản tổng phổ của các nhạc sỹ Việt Nam viết cho kèn đồng hòa tấu thính phòng-giao hưởng, chúng tôi nghiên cứu các kỹ thuật diễn tấu
  8. 6 viết cho kèn đồng; đồng thời giới thiệu các kỹ thuật diễn tấu mới (Kỹ thuật mở rộng) của các nhạc sỹ đương đại trên thế giới. Nghiên cứu về kỹ thuật diễn tấu viết cho kèn đồng trong các tác phẩm âm nhạc đương đại trên thế giới, chúng tôi đề xuất bổ sung một số nội dung trong chương trình đào tạo hiện nay tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng như các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp khác tại thành phố 4.3. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu là các tác phẩm thính phòng-giao hưởng có sự tham gia của các nhạc khí kèn đồng của các tác giả thế giới và tác giả Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Các tác phẩm này đã được công diễn hoặc đã được xuất bản, sử dụng trong chương trình giảng dạy tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cũng như tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chính quy khác tại khác TP. Hồ Chí Minh. Nguồn tư liệu bao gồm các tư liệu về lịch sử âm nhạc Việt Nam; lịch sử âm nhạc thế giới; các kỹ thuật biểu diễn nhạc khí kèn đồng; các giai đoạn phát triển nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng có sự tham gia của các nhạc khí kèn đồng; các sách chuyên khảo; các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn các nhạc khí kèn đồng. Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi trực tiếp với những chuyên gia, các nhà chỉ huy dàn nhạc, nghệ sỹ biểu diễn kèn đồng; đồng thời chúng tôi còn sưu tầm trên mạng Internet gồm các bài viết, các băng, đĩa, các bản nhạc, âm thanh các tác phẩm thính phòng-giao hưởng có sự tham gia của các nhạc khí kèn đồng của các tác giả thế giới và Việt Nam; các tác phẩm đã được công diễn tại TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi có đủ nguồn tư liệu để thực hiện luận án. 5. Kết quả và đóng góp của luận án Về phương diện khoa học Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về kỹ thuật diễn tấu các nhạc khí kèn đồng trong các tác phẩm hòa tấu thính phòng - giao hưởng dưới góc nhìn âm nhạc học. Luận án khảo sát, tổng hợp các yếu tố kỹ thuật trong nghệ thuật diễn tấu các nhạc khí kèn đồng trong âm nhạc cổ điển phương Tây, từ đó phác họa quá trình tiếp cận, vận dụng các yếu tố ấy trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng- giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh. Luận án định dạng và nhận biết những kỹ thuật diễn tấu mới (kỹ thuật mở rộng) của các nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn kèn đồng trong âm nhạc phương Tây. Những yếu tố này đã và đang chi phối nghệ thuật sáng tác, xây dựng các tác phẩm cho kèn đồng của các nhà soạn nhạc Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
  9. 7 Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần định hướng chuyên ngành biểu diễn, sáng tác, đào tạo cũng như nghiên cứu âm nhạc ở Việt Nam. Chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề trong đào tạo nhạc khí kèn đồng cũng như những đặc điểm trong diễn tấu của nó trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh. Về thực tiễn Chúng tôi hy vọng, kết quả của nghiên cứu này nếu được quan tâm, ít nhiều sẽ tạo ra những tác động tích cực trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng của các nhạc khí kèn đồng tại TP. Hồ Chí Minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật giao hưởng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nghệ thuật giao hưởng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng Việt Nam nói chung. Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để giảng dạy bộ môn biểu diễn kèn đồng, thậm chí cho bộ môn sáng tác âm nhạc tại TP. Hồ Chí Minh cũng như các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong thành phố cũng như cả nước, cho các công trình liên quan. 6. Kết cấu luận án Phần chính văn, ngoài mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận án được chia làm ba chương. Chương 1: Kèn đồng và thể loại hòa tấu thính phòng-giao hưởng (40 trang). Chương 2: Kèn đồng trong biểu diễn, sáng tác và đào tạo thính phòng- giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh (40 trang). Chương 3: Các giải pháp nâng cao kỹ thuật biểu diễn nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng tại thành phố Hồ Chí Minh (49 trang) CHƯƠNG 1 KÈN ĐỒNG VÀ THỂ LOẠI HÒA TẤU THÍNH PHÒNG GIAO HƯỞNG Lý thuyết chuyên ngành âm nhạc học, nghệ thuật học, lịch sử là cơ sở khoa học của luận án. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Kèn đồng và nguyên lý hoạt động của các nhạc khí kèn đồng Kèn đồng Theo các nhà nghiên cứu lý luận âm nhạc trên thế giới, các nhạc cụ kèn hơi (trong đó có các nhạc khí kèn đồng) là một trong những loại nhạc cụ cổ
  10. 8 nhất của loài người. Thời kỳ Trung cổ, kèn đồng là nhạc cụ không thể thiếu được trong các hoạt động đi săn và trong dàn nhạc của quân đội. Kèn đồng được du nhập vào âm nhạc nhà thờ như một hình thức để tăng cường cho các bè vocalis. Ở thời kỳ hình thành của âm nhạc nhiều bè, đã thấy sự xuất hiện của các bè kèn đồng trong dàn nhạc. Năm 1288, tại Vienne đã có sự xuất hiện của một phân phổ kèn trumpet do Nicolai Bruderschaft thu thập được. Một trong những loại hình nghệ thuật kèn đồng còn tồn tại tới ngày nay, đó là nhạc fanfare (chủ yếu dùng các loại trumpet và trombone) và trải qua nhiều thế kỷ, đã dần hình thành nên loại hình hòa tấu thính phòng cho dàn kèn đồng. Các nhạc khí kèn đồng thường thấy là trumpet natural, busine; ngoài ra còn có tiền thân của kèn tuba cổ với đường kính rất lớn, xuất xứ từ Rome. Thế kỷ (TK) XIV, người ta thấy xuất hiện nhiều kèn horn (cor) đi săn, một dạng kèn tự nhiên (natural). Thế kỷ XV xuất hiện thêm một nhạc cụ đồng mới là trombone. Thế kỷ XVII, trên cơ sở của trumpet natural, Hampel và Werner, các nhà chế tác nhạc cụ ở Drezda đã tạo thêm ống “lên dây” cho kèn trumpet. Để các loại kèn có thể chơi được những điệu thức khác nhau, các nhà chế tác nhạc cụ châu Âu đã sản xuất inventionshorn và inventionstrumpet. Kèn đồng nói chung bao gồm nhiều loại nhạc cụ khác nhau tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chúng được sử dụng trong các dàn nhạc khác nhau. Trong dàn nhạc giao hưởng gồm: trumpet, horn, tenor trombone, bass trombone và tuba. Trong các thời kỳ âm nhạc ban đầu, kèn đồng hầu như mờ nhạt trong việc xử lý các câu nhạc solo bởi cấu tạo đơn giản của nhạc khí và do kỹ thuật chế tác nhạc cụ còn hạn chế. Đây là thời kỳ người ta sử dụng nhạc cụ kèn tự nhiên, chủ yếu chỉ sử dụng các âm tự nhiên và các âm bồi của nhạc khí. Đến thế kỷ XIX, các nhạc khí kèn đồng có bước thay đổi lớn; có thể nói, đó là cột mốc lịch sử trong sự phát triển của các nhạc cụ kèn đồng, đó chính là sự xuất hiện các nhạc cụ bán cung. Nguyên lý hoạt động Các nhạc cụ kèn đồng tạo ra âm thanh bằng sự rung động của không khí trong ống kèn cộng hưởng với sự rung động của đôi môi nhạc công khi thổi. Có một số yếu tố trong chế tác nhạc cụ liên quan đến việc tạo ra cao độ của kèn đồng như thanh trượt, nắp hơi, khúc co, khóa hay van hoặc piston, làm thay đổi chiều dài của ống kèn. Khi thổi, với khẩu hình của môi và lưu lượng không khí thổi vào kèn, tất cả các yếu tố này kết hợp lại sẽ tạo ra các cao độ khác nhau giúp thể hiện các đường nét giai điệu. Những chiếc kèn ban đầu thời Trung cổ không được cung cấp phương tiện để thay đổi độ dài của ống (kèn nature), trong khi các nhạc cụ đồng hiện đại thường có ba (hoặc đôi khi bốn) van để thay đổi cao độ. Kèn Van sử dụng một tập hợp các van (thường là ba hoặc bốn van, nhưng có thể đến bảy van hoặc nhiều hơn nữa trong một số trường hợp), được điều
  11. 9 khiển bởi những ngón tay của người chơi tác động vào ống, hoặc móc ở trong nhạc cụ để thay đổi chiều dài tổng thể của nó. “Gia đình” kèn van này bao gồm tất cả các nhạc cụ kèn đồng hiện đại (trừ trombone): kèn horn (còn được gọi là kèn Pháp), euphonium, tuba, cornet, flügelhorn, alto horn, baritone horn, sousaphone, mellophone, và kèn trumpet. Kèn van chiếm ưu thế trong bộ kèn đồng hiện nay, dựa trên hoạt động của van, người ta chia làm các loại van sau: các van piston và van quay. Hầu hết các loại kèn đồng sử dụng hệ thống van thường sử dụng loại van piston (van đứng), ngoài ra có một số sử dụng van quay (van ngang). Mỗi van khi tham gia vào họat động của kèn sẽ làm tăng chiều dài của ống và hạ thấp độ cao của nhạc cụ. Phương thức sử dụng van ngang này thay đổi theo từng quốc gia (các loại kèn này rất thông dụng và chúng được sử dụng phổ biến hiện nay ở Đức). Kèn trượt (Slide) sử dụng một thanh trượt để thay đổi độ dài của ống. Các nhạc cụ chủ yếu trong thể loại này là gia đình trombone, mặc dù trombone van hiếm khi được sử dụng (đặc biệt là trong nhạc Jazz). Tổ tiên của gia đình trombone, sackbut, và bazooka nhạc cụ dân gian, cũng là thuộc gia đình kèn trượt. Trombone chủ yếu sử dụng cơ chế slide, nhưng cũng có một số mô hình trombone hiện đại cũng sử dụng một phụ kiện van như một phương tiện để hạ thấp độ cao của nhạc cụ. Thời Trung cổ, trombone chỉ đóng vai trò một thứ kèn trầm trong dòng họ trumpet. Ban đầu trombone có chiều dài gấp đôi trumpet. Đến nửa sau thế kỷ XV, trombone đã có hình dáng như ngày nay. Vào khoảng năm 1820, cũng có một số mẫu trombone sử dụng cơ chế van xoay và piston, nhưng sau đó chuyển sang sử dụng chủ yếu bằng thanh trượt bởi hiệu quả trong kỹ thuật diễn tấu cũng như chất lượng âm sắc cao hơn. 1.1.2. Hòa tấu thính phòng - giao hưởng Hòa tấu thính phòng là một thể loại âm nhạc được diễn tấu từ hai nhạc công trở lên trong không gian hẹp (phòng hòa nhạc). Nếu số lượng người cùng diễn tấu là 3 người được gọi là Trio (tam tấu); nếu số lượng người cùng diễn tấu là 4 người được gọi là Quartet (tứ tấu); nếu số lượng người cùng diễn tấu là 5 người được gọi là Quintet (ngũ tấu) v.v… cho đến 9 người gọi là cửu tấu. Từ 10 đến 20 nhạc công cùng tham gia diễn tấu gọi là hòa tấu nhóm nhạc cụ. Thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng kèn đồng luôn được các nhạc sỹ của các thời kỳ âm nhạc khác nhau lựa chọn sáng tác. Thể loại hòa tấu thính phòng hoạt động rộng rãi, được ưa chuộng nhất là tam tấu, tứ tấu và ngũ tấu. Đối với hòa tấu các nhạc khí kèn đồng thì ngũ tấu là phổ biến hơn cả. Hòa tấu giao hưởng là âm nhạc được thể hiện bởi dàn nhạc giao hưởng. Các nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu giao hưởng được gọi là bộ đồng gồm horn, trumpet, trombone và tuba. Các nhạc khí diễn tấu bè riêng của mình trong sự hài hòa, thống nhất với các bộ, các nhạc khí khác trong dàn nhạc giao hưởng.
  12. 10 1.2. Đặc điểm các nhạc khí kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng và giao hưởng trên thế giới 1.2.1. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng thế kỷ XVIII Thế kỷ XVIII, các nhạc sỹ sử dụng các nhạc khí kèn đồng trong dàn nhạc chưa nhiều, một phần do hạn chế khả năng diễn tấu của nhạc cụ, một phần do âm nhạc thời kỳ này qui mô chưa lớn, số lượng nhạc cụ của dàn dây không nhiều như những thời kỳ sau này. Sắc thái trong âm nhạc TK.XVIII đòi hỏi về âm lượng không thay đổi nhiều, âm thanh đều, không nhiều sắc thái ở kèn đồng; kể cả khi ở các đoạn cao trào của dàn nhạc, cường độ âm thanh của kèn đồng cũng không quá lớn (như ở các giai đoạn TK.XIX, TK.XX sau này). Do kèn trombone chơi được các nốt bán cung, âm sắc tương đối giống giọng hát nên được các nhạc sỹ phối khí phục vụ chủ yếu cho âm nhạc lễ tôn giáo và cho các vở opera. Người đầu tiên đem đến sự thay đổi là nhà soạn nhạc người Đức L.V.Beethoven. Một trong những cải cách mang tính quyết định nhất của Beethoven là việc thêm kèn trombone vào biên chế của bộ đồng trong dàn nhạc. Bản giao hưởng số 5 của ông là tác phẩm giao hưởng có trombone đầu tiên, đã để lại một dấu ấn rõ nét. Khác với Mozart hay những nhạc sỹ trước đó, L.Beethoven sử dụng ba nhạc cụ gồm trombone alto, tenor và bass trong chương cuối của tác phẩm. Chúng đã mang đến sự cải thiện đáng kể về mặt âm thanh cho bộ kèn đồng và dần trở thành một hình mẫu để những nhà soạn nhạc thời kỳ đó noi theo. Ông cũng tiếp tục sử dụng trombone trong các giao hưởng số 6 và số 9. Trumpet và horn cũng được Beethoven sử dụng một cách hoàn toàn khác so với thời Mozart, khi mà chúng đôi khi được trao cho cả vai trò giai điệu chủ đạo trong chương cuối tác phẩm. Beethoven chính là người đã định hình 3 trombone là thành viên thường trực của dàn nhạc. 1.2.2. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng thế kỷ XIX Từ TK.XVIII đến nửa đầu TK.XIX, vai trò của kèn đồng bị đánh giá thấp trong dàn nhạc vì trumpet và horn sử dụng thời kỳ này là kèn “tự nhiên”. Kỹ thuật diễn tấu sử dụng val và piston bấm chỉ được bắt đầu vào giữa TK.XIX. Sự thay đổi mang tính cách mạng đối với các nhạc khí kèn đồng xảy ra vào năm 1818, khi Heinrich Stolzel đã hoàn thiện các cây kèn đồng, trước hết là với cây horn như ngày nay chúng ta thường thấy. Với hệ thống 3 phím bấm, các loại kèn đồng nói chung (ngoại trừ kèn trombone) đã làm chủ trong cách chơi các đoạn nhạc chromatic với những kỹ thuật khó, và nhờ đó những trở ngại về điệu thức đã được chấm dứt. Sự hình thành các loại nhạc cụ mới này đã mở ra một thời kỳ mới trong sáng tác cho kèn đồng. Một trong số nhạc sỹ
  13. 11 thực hành những cải biến mới này là R. Wagner với loại Wagner tuba nổi tiếng. 1.2.3. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng thế kỷ XX Âm nhạc TK.XX được xây dựng trên nền tảng thẩm mỹ mới và hoàn toàn khác biệt trong kỹ thuật dàn nhạc so với các thời kỳ trước. Các nhà soạn nhạc, những người tiếp tục và phát triển truyền thống của dàn nhạc của TK. XIX đã có những đóng góp to lớn để mở rộng khả năng biểu đạt của các nhạc cụ. Vào đầu TK.XX, R. Strauss và G. Mahler trở thành đại diện nổi bật nhất của xu hướng này. Sự sáng tạo của những nhạc sỹ ấn tượng Pháp vào đầu thế kỷ đã hấp thụ nhiều thành tựu của dòng nhạc lãng mạn, tuy nhiên những ý tưởng của Debussy và Ravel về bức tranh dàn nhạc quá mới mẻ và khác thường đối với người nghe. Các nhạc khí kèn đồng nắm vị trí quan trọng trong âm nhạc của R. Strauss và G. Mahler trong vai trò solo cũng như dàn nhạc. Trong hòa tấu thính phòng, giai đoạn này đánh dấu sự khởi sắc của các nhóm ngũ tấu đồng gắn liền với thời kỳ hoàng kim của tuba 1.3. Khái quát sự hình thành và phát triển thể loại hòa tấu thính phòng - giao hưởng ở Việt Nam 1.3.1.Thính phòng-giao hưởng trong âm nhạc Việt Nam trước năm 1954 Thể loại âm nhạc thính phòng-giao hưởng đã du nhập vào Việt Nam khá sớm. Ngay từ năm 1928, Dàn nhạc Jean Lombard đã biểu diễn các tác phẩm cổ điển, lãng mạn châu Âu của các tác giả Mozart, Beethoven, Saint-Saens, Berlioz trong các buổi hòa nhạc giao hưởng của mình. Hưởng ứng cuộc vận động “Âm nhạc cải cách” vào những năm 1936-1940, nhiều tổ chức âm nhạc, nhóm nhạc ra đời. Năm 1920, nữ nhạc sỹ, nghệ sỹ biểu diễn piano Thái Thị Lang đã sáng tác một tuyển tập cho piano gồm 30 bài, mỗi bài đều có tiêu đề riêng. Vào năm 1942, nhạc sỹ Tạ Phước cũng viết một số ca khúc và tiểu phẩm cho hai đàn violin hòa tấu. Như vậy, song song với việc thịnh hành thể loại ca khúc, xuất hiện các nhân tố cho âm nhạc thính phòng-giao hưởng. Về thể loại hòa tấu khí nhạc, loại hình tiêu biểu của giai đoạn này là sự hoạt động sôi nổi của các dàn nhạc kèn đồng. Từ năm 1918, dàn nhạc kèn hơi được thành lập do ông Bùi Thanh Vân sáng lập trực thuộc Tòa Khâm sứ Trung Kỳ-Huế (gồm 49 nhạc công). Năm 1919, vua Khải Định cũng cho thành lập dàn nhạc kèn hơi theo kiểu Pháp do Trần Văn Liêu tổ chức (biên chế khoảng 50 người). Từ năm 1920 đến năm 1924, có các dàn kèn của đội binh Khố xanh ở Huế và Hà Nội. Đoàn Quân nhạc đầu tiên của nước ta được thành lập với nhà chỉ huy Đinh Ngọc Liên. Ông vốn là nhạc công chơi trong dàn kèn khố xanh của quân đội Pháp. Ông đã giác ngộ cách mạng, vận động dàn kèn của mình làm việc cho chính quyền cách mạng và trở thành Đoàn Quân nhạc của Vệ quốc quân.
  14. 12 Có thể khẳng định, giai đoạn này là tiền đề cho nền âm nhạc thính phòng -giao hưởng của Việt Nam. 1.3.2. Thính phòng-giao hưởng trong âm nhạc Việt Nam sau 1954 Ngay sau năm 1954, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có chủ trương chọn những người có khả năng, có năng khiếu trong âm nhạc cử sang học tại các nhạc viện nổi tiếng của Liên Xô cũ và các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa trước đây. Các hạt nhân đó được học tập, đào tạo một cách bài bản, chính quy về âm nhạc, sẵn sàng cho mục tiêu phát triển nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong tương lai. Từ năm 1956 nhà nước cho thành lập các cơ sở đào tạo âm nhạc chính qui, nhà hát, các đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp một cách bài bản đồng bộ. Trường âm nhạc Việt Nam (nay là HVANQGVN) được thành lập năm 1956 với đội ngũ giảng dạy là những nghệ sỹ, giảng viên người Việt và các chuyên gia các nước bạn được nhà nước mời sang giúp giảng dạy. Cùng với công tác đào tạo, các nhà hát chuyên nghiệp cũng được ra đời. Năm 1959, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của Nhà hát Giao hưởng-Hợp xướng-Vũ kịch Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt trong con đường phát triển âm nhạc thính phòng-giao hưởng Việt Nam. Cho đến năm 1975, chúng ta đã có một thế hệ các nghệ sỹ biểu diễn tài hoa như: Hoàng Cương, Tạ Bôn, Bích Ngọc (Violon); Thái Thị Liên, Hữu Tuấn (Piano); Bùi Gia Tường, Vũ Hướng (Cello); Lê Bích (Flute). Các chỉ huy dàn nhạc như: Đinh Ngọc Liên, Quang Hải, Trọng Bằng, Trần Qúy, Lê Đóa, Trọng Mai, sau này có Nguyễn Minh Cầm, Đỗ Dũng, Cao Việt Bách. Trong đội ngũ sáng tác, nổi lên các nhạc sỹ tiêu biểu như: Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Tô Vũ, Tạ Phước, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Đình Sáu, Hoàng vân, Huy Du, Hoàng Việt, Đàm Linh, Chu Minh, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Thị Nhung, Ca Lê Thuần v.v… 1.3.3. Kèn đồng giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh Tại TP. Hồ Chí Minh, từ sau năm 1975 thành phố đã chú trọng đến việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân thành phố. Trong lĩnh vực âm nhạc, các nhà hát, đoàn hát đã được thành lập; các sân khấu ca nhạc đã liên tục mở mang và tổ chức chương trình biểu diễn hàng đêm; các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc được mở ở tất cả các Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa của mọi quận huyện nội thành cũng như ngoại thành. Trên địa bàn thành phố còn có các đơn vị, đội văn nghệ của các đơn vị công an, lực lượng vũ trang, các Quân khu, Quân đoàn mà ở đó có các dàn kèn đồng chuyên nghiệp như Dàn Quân nhạc Quân đoàn 4, Quân khu 7, Bộ Tư lệnh thành phố v.v… Tuy nhiên, điển hình hơn cả trong lĩnh vực biểu diễn, đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh chính là Nhà hát Giao hưởng- Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh; Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh; Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện
  15. 13 TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội tại TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh quy tụ đông đảo đội ngũ các nhạc sỹ sáng tác. Nhiều người trong số đó đã có thời gian theo học chính quy tại các nhạc viện uy tín trên thế giới. Các nhạc sỹ sau thời gian tu nghiệp ở nước ngoài trở về sinh sống và làm việc tại thành phố đã có những đóng góp to lớn và quý báu cho sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc Cổ điển tại TP. Hồ Chí Minh. Các nhạc sỹ đã sáng tác khá nhiều những tác phẩm hòa tấu thính phòng-giao hưởng có sự tham gia diễn tấu của các nhạc khí kèn đồng, đã được Nhà Hát Giao hưởng-Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh và Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh dàn dựng biểu diễn. Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến là Quang Hải, Ca Lê Thuần, Nguyễn Văn Nam, Hoàng Cương v.v… Tiểu kết Chương 1: Từ các công trình của các nhà nghiên cứu về sự hình thành, phát triển các nhạc khí kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng, các kỹ thuật diễn tấu của các nhạc khí kèn đồng, đặc điểm các nhạc khí kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng chúng tôi đã xác lập cơ sở lý thuyết làm nền tảng, để từ đó có thể tiếp cận với kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng-giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh. Thế kỷ XVIII, các nhạc sỹ chỉ sử dụng kèn đồng trong vai trò giữ phần hòa thanh, trợ giúp bè dây, đúp bè dây, rất ít khi đưa cho kèn đồng thể hiện các câu solo trong dàn nhạc. TK.XIX, cải cách quan trọng nhất trong công nghệ sản xuất kèn đồng chính là sự ra đời của van bấm (valves), được bắt đầu vào năm 1818 bởi Heinrich Stolzel. Chúng được áp dụng cho horn và trumpet, giúp kèn đồng chơi được gam nửa cung xuyên suốt các âm vực của nhạc cụ. Thế kỷ này được gọi là thế kỷ hoàng kim của kèn đồng, các nhạc cụ kèn đồng giao hưởng gồm horn, trumpet, trombone và tuba có vị thế mới trong dàn nhạc. Kèn đồng trong nghệ thuật hòa tấu thính phòng và giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh từ sau năm 1975 được thể hiện thông qua sự thể hiện của các nhạc khí kèn đồng giao hưởng trong biểu diễn các tác phẩm thính phòng- giao hưởng tại TP. Hồ Chí Minh; trong đào tạo và trong các sáng tác của các nhạc sỹ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được lần lượt trình bày trong các chương tiếp theo.
  16. 14 CHƯƠNG 2 KÈN ĐỒNG TRONG BIỂU DIỄN, SÁNG TÁC VÀ ĐÀO TẠO THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Nhạc khí kèn đồng với nghệ thuật biểu diễn tại TP. Hồ Chí Minh 2.1.1. Kèn đồng trong các sinh hoạt, biểu diễn âm nhạc không chuyên Kèn đồng trong các sinh hoạt tôn giáo: Tại TP. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh khác, có rất nhiều giáo xứ của đồng bào công giáo. Hầu như giáo xứ nào cũng có các đội ca đoàn và các dàn kèn đồng của mình. TP. Hồ Chí Minh có khoảng trên 20 dàn kèn đồng, thành viên của dàn kèn là các giáo dân, thường tổ chức tập luyện vào các ngày cuối tuần. Hoạt động của các dàn kèn đồng tại TP. Hồ Chí Minh chủ yếu phục vụ các công việc thánh lễ của giáo xứ. Ngoài các dàn kèn nhà thờ còn có các hoạt động sôi nổi của các ban, nhóm kèn đồng của bà con giáo dân với các hoạt động đa dạng phục vụ xã hội trong các sự kiện như các ngày lễ, ma chay, cưới hỏi. Có hàng trăm nhóm nhạc kèn đồng hoạt động như thế tại TP. Hồ Chí Minh. Kèn đồng trong các sinh hoạt văn hóa: Tại TP. Hồ Chí Minh, trong các sinh hoạt văn hóa, phong trào chơi kèn đồng rất phong phú và đa dạng. Ngoài các dàn kèn nhà thờ còn có các hoạt động sôi nổi của các ban, nhóm kèn đồng với các hoạt động đa dạng phục vụ xã hội, tạo thành các phong trào nhạc kèn. Phong trào nhạc kèn còn phát triển mạnh trong phạm vi lứa tuổi thiếu niên. Đó là các dàn nhạc kèn hoạt động tại các trường phổ thông, các nhà văn hóa các quận huyện trong thành phố. Tại các trường phổ thông và các nhà văn hóa, phong trào nhạc kèn hoạt động rất rầm rộ. Thành viên của các dàn kèn đó gồm các em học sinh đang theo học tại các trường phổ thông và các em thiếu niên sinh hoạt tại các nhà văn hóa. 2.1.2. Kèn đồng trong biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp Kèn đồng trong hoạt động biểu diễn tại các lực lượng vũ trang, quân đội: Kèn đồng đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động biểu diễn của các dàn quân nhạc trong lực lượng vũ trang quân đội trong các giai đoạn lịch sử của đất nước. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Dàn quân nhạc là phục vụ những hoạt động chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay có hai đoàn quân nhạc: Đoàn quân nhạc Quân khu 7 và Đoàn quân nhạc Bộ Tư lệnh thành phố. Hai đoàn quân nhạc này thực hiện nhiệm vụ đón tiếp các đoàn ngoại giao của các nước, đón các nguyên thủ quốc gia các nước đến thăm, làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Các đoàn quân nhạc còn có nhiệm vụ thực hiện các nghi lễ, biểu diễn trong những dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước. Kèn đồng trong hoạt động biểu diễn tại Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh: Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh có nhiệm vụ đào tạo âm nhạc cho đất nước. Trong quá
  17. 15 trình phát triển, ngoài nhiệm vụ đào tạo, Nhạc viện còn luôn chú trọng tới công tác biểu diễn; kết hợp học đi đôi với hành nên các hoạt động biểu diễn học vụ, biểu diễn giao lưu đối ngoại cũng như biểu diễn phục vụ công chúng khán giả thành phố luôn được các cấp lãnh đạo của Nhạc viện quan tâm phát triển. Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, với lực lượng nòng cốt là các giảng viên và học sinh sinh viên hai khoa Dây và Kèn-Gõ trong nhiều năm qua đã tổ chức rất nhiều chương trình biểu diễn âm nhạc giao hưởng có chất lượng cao.Từ năm 1990 hoạt động biểu diễn của Nhạc viện đã có nhiều khởi sắc, đã tạo ra được thương hiệu của riêng mình. Ngoài việc tham gia biểu diễn với dàn nhạc giao hưởng của Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, các giảng viên và học sinh sinh viên kèn đồng còn tham gia các chương trình biểu diễn học vụ, biểu diễn các đêm nhạc kèn của khoa Kèn - Gõ. Kèn đồng trong hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Giao hưởng-Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh: Nhà hát Giao hưởng và Thính phòng TP. Hồ Chí Minh (sau này đổi tên thành Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh) thành lập tháng 6 năm 1993 là bước ngoặt lớn trong sự phát triển âm nhạc hàn lâm của TP. Hồ Chí Minh.Từ khi thành lập, nhà hát đã xây dựng và tổ chức biểu diễn nhiều chương trình âm nhạc cổ điển đặc sắc. Giới thiệu những tác phẩm âm nhạc lớn của các nhạc sỹ nổi tiếng thế giới, những tác phẩm hay của các nhạc sỹ Việt Nam thông qua các hình thức biểu diễn như: Hòa tấu dàn nhạc; Tốp nhạc; Độc tấu; Hát Opera; Múa Ballet. Nhà hát đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình hoạt động, đạt nhiều giải thưởng trong các liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, được bạn bè quốc tế đánh giá cao về chất lượng chuyên môn cũng như về tính chuyên nghiệp. Trong những thành công của nhà hát, không thể không nói đến những đóng góp to lớn của các nghệ sỹ kèn đồng giao hưởng. Tất cả mọi thể loại, hình thức biểu diễn của Nhà hát đều có sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các nhạc công kèn đồng. 2.2. Nhạc khí kèn đồng trong sáng tác của các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh 2.2.1. Các tác giả, tác phẩm Sau ngày thống nhất đất nước, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động theo mô hình các Nhạc viện tiên tiến trên thế giới, đã khẳng định con đường phát triển nền âm nhạc tiên tiến mà nhà nước ta đã định hướng là hoàn toàn đúng đắn. Cùng với sự phát triển nền nghệ thuật âm nhạc của cả nước, sáng tác khí nhạc của TP. Hồ Chí Minh cũng có nhiều khởi sắc. Các nhạc sỹ thuộc thế hệ trước năm 1975 như Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần, Hoàng Cương, Thế Bảo, Vĩnh Lai, Lê Khiêm, Phạm Minh Tuấn, Võ Đăng Tín, và các nhạc sỹ thế hệ sau này như Trần Thanh Hà, Bùi Thiên Hoàng Quân,Trần Vương Thạch, Vũ Việt Anh, Nguyễn Mạnh Duy Linh, Trần Đinh Lăng…đã sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc cho thành phố.
  18. 16 2.2.2. Nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng-giao hưởng của các nhạc sỹ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh Trong các thể loại khí nhạc mà các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh sáng tác như giao hưởng, nhạc kịch, âm nhạc cho vũ kịch, concerto, thính phòng, các nhạc khí kèn đồng giao hưởng đều đảm nhận vị trí quan trọng trong thành phần dàn nhạc. Các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh rất ưa thích sử dụng kèn đồng trong các đoạn solo dàn nhạc ở các tác phẩm sáng tác của mình, các nhạc sỹ nhìn thấy khả năng biểu hiện âm nhạc rất đa dạng của các nhạc khí kèn đồng. Trong các tác phẩm của các nhạc sỹ tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh như Ca Lê Thuần, Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Hoàng Cương, kèn đồng đã được sử dụng rất đa dạng, khi thì solo riêng từng nhạc cụ có lúc lại soli cả bộ đồng, hoặc chơi đồng âm với các nhạc cụ dây, khai thác triệt để thế mạnh về âm sắc của kèn đồng. 2.3. Nhạc khí kèn đồng trong công tác đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh 2.3.1. Các cơ sở đào tạo Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh: Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, tiền thân nhạc viện TP. Hồ Chí Minh chính thức được thành lập năm 1956. Đến năm 1975 đổi tên là Trường Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh. Và năm 1981, sau khi mở đào tạo thêm bậc đại học chính thức được đổi tên là Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cho đến nay. Từ khi thành lập năm 1956 trong khoa âm nhạc Tây phương, bộ môn kèn đồng chỉ có duy nhất lớp trumpet cũng như bộ môn kèn gỗ chỉ có dạy các môn: flute, clarinet. Một trong những nguyên nhân là sự định hướng phát triển nền âm nhạc cổ điển chuyên nghiệp không được chú trọng, nhà trường chỉ tập trung đào tạo các môn nhạc cụ nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của xã hội. Từ 1975, được sự quan tâm định hướng của nhà nước trong việc phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh hoạt động theo mô hình các nước Xã hội chủ nghĩa, đào tạo đầy đủ các bộ môn, các chuyên ngành theo tiêu chuẩn của các Nhạc viện trên thế giới. Những năm thập niên 90, các bộ môn kèn đồng giao hưởng của Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ thời kỳ này, do được bổ sung nhân sự, chất lượng đào tạo các bộ môn đồng giao hưởng trong nhạc viện cũng như chất lượng biểu diễn của các bè kèn đồng trong dàn nhạc giao hưởng của TP. Hồ Chí Minh đã lên cao. Các bè kèn đồng đã có thể đảm nhiệm, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của các tác phẩm âm nhạc lớn thế giới. Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội: Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội cơ sở 2 mở tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 2000 (trực thuộc cơ sở 1 ở Hà Nội). Trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo các nhạc sỹ, nghệ sỹ, các nhà quản lý văn hóa cho các đoàn nghệ thuật quân đội của cả nước. Nhà trường cũng đào tạo các nhạc công kèn, gõ cho các đoàn
  19. 17 quân nhạc trong lực lượng vũ trang. Trường đào tạo đầy đủ biên chế một dàn quân nhạc, đào tạo chỉ huy dàn nhạc và các nhạc công kèn, gõ. Các nhạc khí kèn đồng được đào tạo gồm trumpet, cornet, horn, trombone, baritone, tenor đồng, tuba nhằm đáp ứng quân số cho các đội quân nhạc. Hiện nay việc đào tạo nhạc công Quân nhạc đã có đầy đủ từ hệ trung cấp tới đại học. Sau 20 năm thành lập, trường đã đào tạo nhiều nhạc công kèn đồng cho các dàn quân nhạc khu vực phía Nam, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như giúp các đội quân nhạc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Trong xu thế hội nhập ngày nay, các dàn quân nhạc Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần không chỉ trong quân đội mà còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn. 2.3.2. Chương trình đào tạo Tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh: Ngay từ năm 1975, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh tiến hành đào tạo đầy đủ các bộ môn nhạc cụ phương Tây, trong đó có các ngành kèn đồng giao hưởng gồm trumpet, horn, trombone (bộ môn tuba được mở được một thời gian ngắn do thiếu giảng viên). Thời kỳ đầu sau khi thống nhất, do còn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhất là thiếu thốn lực lượng giáo viên, trường chỉ đào tạo hệ trung cấp. Từ năm 1981, trường đổi tên thành Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, nhạc viện bắt đầu đào tạo bậc đại học. Chương trình đào tạo áp dụng theo chương trình khung do Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh ban hành năm 2017. Tại Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội: Ngoài các chương trình, kiến thức cơ bản trong đào tạo các nhạc cụ kèn đồng, các em học sinh, sinh viên phải được học các bài hòa tấu đặc thù dành cho quân nhạc phục vụ trong các nghi lễ đón tiếp khách quốc tế, lãnh đạo nhà nước, các bài hát quy định trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiểu kết Chương 2: Trong chương 2, luận án nghiên cứu sự tham gia của kèn đồng vào các sinh hoạt xã hội và trong cộng đồng với các hoạt động biểu diễn trong các hình thức thể loại khác nhau rất đa dạng. Không chỉ khẳng định vai trò của mình trong biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, kèn đồng giao hưởng còn có mặt trong các sinh hoạt văn hóa cũng như trong hoạt động tôn giáo. Hoạt động biểu diễn của kèn đồng trong âm nhạc chuyên nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Biểu diễn tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh; tại Nhà hát Giao hưởng-Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh và tại các Dàn Quân nhạc của lực lượng vũ trang. Các nhạc sỹ TP. Hồ Chí Minh đã sáng tác các thể loại khí nhạc khác nhau nhưng hầu như kèn đồng luôn được hiện diện trong các tác phẩm của họ như giao hưởng, hòa tấu thính phòng, âm nhạc cho vũ kịch, concerto cho nhạc cụ
  20. 18 với dàn nhạc. Trong các tác phẩm của mình, các nhạc khí kèn đồng thường được các nhạc sỹ giao phụ trách diễn tấu những phần quan trọng của tác phẩm, thể hiện nội dung, hình tượng âm nhạc chính của tác phẩm mà các tác giả lựa chọn. Trong đào tạo, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhiều nhạc công biểu diễn kèn đồng, đáp ứng yêu cầu của các dàn nhạc giao hưởng thành phố, các nhóm hòa tấu thính phòng cũng như đào tạo các nhạc công cho các dàn Quân nhạc của các tỉnh phía Nam. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ THUẬT BIỂU DIỄN NHẠC KHÍ KÈN ĐỒNG TRONG HÒA TẤU THÍNH PHÒNG - GIAO HƯỞNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 3.1. Trong đào tạo 3.1.1. Giáo trình giảng dạy Để nâng cao kỹ thuật biểu diễn nhạc khí kèn đồng trong hòa tấu thính phòng - giao hưởng tại thành Hồ Chí Minh, việc bổ sung các giáo trình giảng dạy đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là các giáo trình gam, bài tập nâng cao kỹ thuật diễn tấu cũng như các giáo trình hòa tấu thính phòng, các trích đoạn hòa tấu dàn nhạc. Cập nhật giáo trình giảng dạy gam: các giáo trình gam có thể tham khảo bổ sung trong giảng dạy giảng dạy cho kèn đồng: Scales & Arpeggio for Trumpet của R.L. Roy; Scales & Arpeggio for Horn của R.L. Roy; Scales & Arpeggio for Trombone của R.L. Roy; Scales & Arpeggio for Tuba của R.L. Roy; Unisonal Scales for French Horn. Hoàn thiện giáo trình bài tập kỹ thuật và tài liệu nghệ thuật: Với mục tiêu là nhằm phát triển và hoàn thiện các kỹ năng trong diễn tấu kèn đồng như phát triển những kỹ thuật về ngón bấm, môi, lưỡi, phát triển ý thức và cảm giác tiết tấu, nắm vững những âm khu khó, các kỹ thuật mở rộng cũng như trau dồi và hoàn thiện tài nghệ biểu diễn, kỹ năng solo cho các em học sinh sinh viên, cần thiết cập nhật bổ sung các giáo trình giảng dạy nâng cao kỹ thuật kèn đồng của thế giới. Tăng cường học hòa tấu thính phòng, hòa tấu dàn nhạc: Tăng giờ học hòa tấu thính phòng và hòa tấu dàn nhạc trong chương trình đào tạo là thực sự cần thiết, dạy các em năm cuối mỗi cấp học (trung cấp và đại học) các tác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2