intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

74
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Làm rõ nội dung chủ yếu của tư tưởng trị quốc Nho giáo; phân tích thực trạng ảnh hưởng và nguyên nhân, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI QUỐC HƯNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI QUỐC HƯNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn 2. TS Phan Mạnh Toàn HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Bùi Quốc Hưng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng trị quốc Nho giáo 6 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 13 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng, giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 21 1.4. Khái quát kết quả các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 24 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO 28 2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng trị quốc Nho giáo 28 2.2. Tư tưởng trị quốc của Nho giáo Trung Quốc 34 2.3. Tư tưởng trị quốc của Nho giáo Việt Nam 57 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 78 3.1. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 78 3.2. Thực trạng ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 82 3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giao đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 116 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 124 4.1. Phương hướng cơ bản 124 4.2. Một số giải pháp chủ yếu 132 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội lớn của Trung Quốc, ra đời từ rất sớm trong điều kiện nhà Chu đang bị suy yếu về địa vị kinh tế và vai trò chính trị. Với chủ trương xây dựng đất nước thái bình thịnh trị theo khuôn mẫu của vua Nghiêu, vua Thuấn, tư tưởng trị quốc là một trong những nội dung chủ chốt của học thuyết chính trị - xã hội Nho giáo. Nho giáo được truyền vào nước ta từ những năm đầu công nguyên trong quá trình đô hộ của chính quyền phương Bắc. Khi mới truyền vào Việt Nam, mặc dù lúc đầu sự thâm nhập và ảnh hưởng của nó có phần khó khăn hơn so với các học thuyết khác như Phật giáo và Đạo giáo. Nhưng, trong quá trình phát triển của lịch sử, nó đã từng bước chiếm ưu thế và có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, góp phần vào việc hình thành các giá trị truyền thống của dân tộc. Từ thời Lê, “Nho giáo đã thành quốc giáo” [24, tr.21] và là hệ tư tưởng chính thống chi phối toàn bộ đời sống tinh thần, tư tưởng ở nước ta. Lúc ấy, nó đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực để trị nước, tổ chức nhà nước và quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nho giáo bàn nhiều về vấn đề trị quốc. Tư tưởng trị quốc được ghi lại rõ ràng, khá nhiều trong các kinh điển Nho giáo. Các di sản tư tưởng ấy không những không xa lạ, mà còn gần gũi với văn hóa và con người Việt Nam trong lịch sử. Nó không chỉ ảnh hưởng đến xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ mà cả trong giai đoạn hiện nay, dù Nho giáo không còn giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị. Trong nội dung tư tưởng trị quốc của Nho giáo, bên cạnh những giá trị và những yếu tố có tính hợp lý nhất định thì những hạn chế có tính lịch sử của nó là điều không tránh khỏi. Vì thế, ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội nói chung, đến quá trình xây dựng, hoàn
  6. 2 thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay nói riêng là sự ảnh hưởng mang tính hai mặt mà chúng ta phải tính đến. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng đã chính thức nêu vấn đề “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam” [14, tr.56] và khẳng định, đó là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” [14, tr.56]. Quan điểm đó ngày càng được thể hiện rõ trong các kỳ Đại hội tiếp theo. Nhất quán tinh thần ấy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII xác định: “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật” [19, tr.79]. Trước thực tế diễn biến phức tạp hiện nay, như sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức nhà nước; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở không ít cơ quan công quyền đang là vấn đề nhức nhối thì việc hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hướng đến một “nhà nước liêm chính”, một “chính phủ kiến tạo” theo yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại là một đòi hỏi bức thiết. Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”, đòi hỏi phải xem xét ảnh hưởng của những tư tưởng, lý thuyết chính trị xã hội trong lịch sử, bởi chúng có ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đến quá trình ấy. Trong số đó, tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng sâu đậm đến con người Việt Nam và đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những điều có ý nghĩa tiến bộ như quan niệm về xây dựng xã hội ổn định, có trật tự, mọi người sống có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; tư tưởng lấy dân làm gốc, chủ trương bảo đảm cho người dân có đời sống vật chất, tinh thần tương đối
  7. 3 đầy đủ; đào tạo cán bộ công chức nhà nước có phẩm chất, năng lực gắn với nhu cầu của đất nước trong những giai đoạn lịch sử cụ thể..., nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như tư tưởng địa vị ngôi thứ, đầu óc gia trưởng thiếu dân chủ, bệnh gia đình trị, cục bộ địa phương; tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật trong một bộ phận nhân dân... Ảnh hưởng mang tính hai mặt của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chừng nào những nguyên nhân ấy còn thì tư tưởng trị quốc Nho giáo sẽ còn ảnh hưởng ở những mức độ nhất định. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra nguyên nhân, có phương hướng và giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn rõ rệt. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành triết học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Làm rõ nội dung chủ yếu của tư tưởng trị quốc Nho giáo; phân tích thực trạng ảnh hưởng và nguyên nhân, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
  8. 4 - Làm rõ cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản trong tư tưởng trị quốc Nho giáo và sự biến đổi của nó ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Nho giáo và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là những vấn đề có nội dung rất rộng, vì thế, luận án chỉ nghiên cứu về tư tưởng trị quốc của Nho giáo trong mối tương quan, ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Bàn về tư tưởng trị quốc Nho giáo, luận án chủ yếu phân tích những nội dung của nó được thể hiện trong Nho giáo sơ kỳ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng phương pháp luận của CNDV biện chứng và CNDV lịch sử. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; lịch sử - lôgíc; thống kê, đối chiếu, so sánh...
  9. 5 5. Đóng góp mới của luận án - Khái quát và trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng trị quốc Nho giáo và du nhập, biến đổi của nó trong tiến trình lịch sử Việt Nam. - Phân tích ảnh hưởng có tính hai mặt của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay trên một số phương diện cơ bản cùng nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các nội dung cốt lõi trong tư tưởng trị quốc Nho giáo thông qua các tác phẩm kinh điển của học thuyết ấy, vị thế của nó trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc và trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. - Góp phần nhận diện rõ hơn thực trạng ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo và sự cần thiết phải phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử tư tưởng Việt Nam và cho những ai quan tâm đến các vấn đề về Nho giáo, về nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  10. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO Nghiên cứu về Nho giáo có không ít công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong số đó, có những công trình đã bàn về các khía cạnh liên quan đến tư tưởng trị quốc Nho giáo. Ngay ở Trung Quốc, nơi sản sinh ra học thuyết Nho giáo cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khá công phu. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nên những nhận định, đánh giá về Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc nói riêng cũng rất khác nhau. Có những lúc người ta quá đề cao, nhưng có những khi người ta lại phủ định sạch trơn những giá trị nhất định của nó. Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã được dịch ra tiếng Việt, tiêu biểu như: Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc của Lã Trấn Vũ được ấn hành lần đầu tiên vào năm 1936 tại Nam Kinh. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, được trình bày qua 10 phần với những nguồn tư liệu khá phong phú. Trong công trình nghiên cứu này, không chỉ đề cập đến những tư tưởng chính trị của Nho giáo, tác giả còn phân tích tư tưởng chính trị của các học thuyết khác, như Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... thông qua những đại biểu tiêu biểu của nó qua các giai đoạn lịch sử, kể từ thời kỳ cổ đại cho đến thời kỳ chiến tranh nha phiến. Mặc dù có những nhận định cần phải suy xét thêm, nhưng nhìn chung đây là công tình có giá trị, cung cấp nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc của Nho giáo nói riêng. Tổng quan tư tưởng pháp luật Nho gia của Du Vinh Căn được công bố vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tác phẩm này ra đời đã gây một tiếng
  11. 7 vang lớn trong giới nghiên cứu học thuật Trung Quốc lúc bấy giờ, được đánh giá rất cao và nhận được nhiều giải thưởng lớn tầm cỡ quốc gia. Công trình này có những phát hiện khá mới mẻ so với những quan niệm truyền thống trước đó khi nghiên cứu, đánh giá về học thuyết Nho giáo nói chung, tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo nói riêng. Với 9 chương của công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày khá mạch lạc, từ tư tưởng pháp luật của Khổng Tử đến tư tưởng pháp luật của Mạnh Tử, Tuân Tử cùng những diễn biến lịch sử của tư tưởng pháp luật Nho gia, nhằm chứng minh quan điểm tư tưởng pháp luật Nho gia là tư tưởng pháp luật luân lý. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định, tư tưởng pháp luật luân lý thực sự là dòng chính của văn hóa pháp luật cổ đại Trung Quốc và cũng là nét đặc sắc của hệ thống pháp luật Trung Hoa. Những tư liệu được dẫn chứng và những nhận định của tác giả là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu các nội dung của luận án. Bên cạnh đó còn phải kể đến một số công trình tiêu biểu khác, như Bàn về Khổng Tử của Quan Phong - Lâm Duật Thời; Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc của Hầu Ngoại Lư - Triệu Kỉ Bân - Đỗ Quốc Tường; Nho gia với Trung Quốc ngày nay của Vi Chính Thông… Đó cũng là những tài liệu cần thiết, cung cấp những tư liệu quan trọng, giúp tác giả luận án có thêm những cứ liệu vững chắc để nghiên cứu về tư tưởng trị quốc Nho giáo. Bên cạnh đó, có không ít nhà nghiên cứu phương Tây cũng quan tâm nghiên cứu về Nho giáo, trong đó có đề cập ít nhiều đến tư tưởng trị quốc của học thuyết ấy. Trong tác phẩm Bàn về Trung Quốc, công trình rất nổi tiếng của Henry Kissinger [53] có mục bàn về “Khổng Tử”. Trong mục này, Henry Kissinger coi trọng, đánh giá cao Khổng Tử. Ông cho rằng, các giá trị chiếm ưu thế trong xã hội Trung Quốc phát sinh từ những quy định của một triết gia cổ xưa được thế hệ sau biết tới với cái tên Khổng Phu Tử (hoặc Khổng Tử theo phiên âm La tinh). Kissinger khẳng định, những lời dạy của Khổng Tử được các môn sinh ghi lại thì vẫn còn mãi mãi. Theo tác giả, Nho giáo là một
  12. 8 học thuyết bao gồm những giá trị được ghi nhận, khẳng định, đồng thời phải suy ngẫm, coi xét cả những tư tưởng, kỳ vọng của Khổng Tử không thể trở thành hiện thực. Về tư tưởng trị quốc của Khổng Tử, Henry Kissinger nhận xét khái quát: “Những quan điểm của ông là các nguyên tắc cai trị (trị quốc, quản lý quốc gia) bằng tình thương” [53, tr.32]. Kissinger viết: “Khi sự đổ máu kết thúc và Trung Quốc một lần nữa được thống nhất, nhà Hán (206 trước công nguyên - 220 sau công nguyên) đã áp dụng tư tưởng của Khổng Tử làm triết lý trị nước chính thức của đất nước” [53, tr.32]. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về Nho giáo, trong đó có đề cập những vấn đề liên quan đến tư tưởng trị quốc cũng không ít. Tiêu biểu như: Nho giáo của Trần Trọng Kim, xuất bản lần đầu năm 1932 và đến nay đã được tái bản nhiều lần. Qua 20 thiên của cuốn sách, với mong muốn “vẽ lấy cái bản đồ” của một ngôi nhà cổ đã hoang tàn, đổ nát, tác giả đã tái hiện lại khá hệ thống và tương đối chi tiết quá trình hình thành và phát triển của Nho giáo qua các giai đoạn lịch sử với những đại biểu điển hình của nó ở mỗi thời kỳ lịch sử và sự du nhập vào Việt Nam của học thuyết ấy. Mặc dù tư tưởng trị quốc không phải là vấn đề được đặt làm trọng tâm của cuốn sách, song nó cũng được thể hiện thông qua việc trình bày quan niệm của các nhà nho tiêu biểu ở mỗi giai đoạn, từ Tần - Hán đến Minh - Thanh sau này. Có thể nói, cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu quan trọng và cần thiết, có thể kế thừa để phục vụ mục đích của luận án. Trong cuốn Khổng học đăng của Phan Bội Châu [5], một bộ sách biên khảo có giá trị, được viết theo những sự tâm đắc của tác giả đã diễn giải một số nội dung cơ bản trong sách Luận ngữ, Đại học, Trung dung, những quan niệm của Mạnh Tử, Tuân Tử và một số đại biểu thuộc “Khổng học viễn phái”. Một số chỗ được tác giả giải thích và có những nhận định trên một tinh thần khá mới, song đây là một tác phẩm ra đời ở một giai đoạn khá đặc biệt trong cuộc đời của tác giả nên có những điều lý giải và nhận định chúng ta cần phải
  13. 9 cân nhắc thêm. Tuy vậy, đó là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ của luận án. Trong bộ sách Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục [127], ở chương 4, tập 1 của bộ sách này, tác giả bàn về 5 vấn đề lớn, trong đó có những nội dung liên quan đến tư tưởng trị quốc của Nho giáo. Chẳng hạn, khi bàn về thuyết chính danh của Khổng Tử, tác giả giải thích: mỗi danh có một định nghĩa của nó, nó trỏ vào vật mà danh ấy đã áp dụng, chứ không vào vật khác được. Nghĩa là, danh là cái bản chất của vật hay là khái niệm. Cái mà định cho danh “quân”, “thần”, “phụ”, “tử” ở câu quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, là cái bản chất của “quân” do đấy mà là “quân”, v.v.. Hoặc khi phân tích và so sánh quan niệm về “đạo nhân” của Nho, tác giả cho rằng: Phật giáo và Cơ Đốc giáo chủ trương về chữ nhân có ý nghĩa bác ái bình đẳng, còn Khổng Tử chủ trương về nhân có thứ bậc trình tự tiến hóa, và Nho giáo ngoài chủ trương đạo nhân, thừa nhận sự thực về xã hội tiến hóa còn chú trọng vấn đề tu sửa và dưỡng dục nhân cách con người. Mặc dù không bàn trực diện về tư tưởng trị quốc Nho giáo, song những nội dung mà công trình này đề cập cung cấp những tư liệu cần thiết, giúp tác giả luận án có thêm căn cứ để khái quát về tư tưởng trị quốc Nho giáo Trung Quốc. Trong cuốn Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên [150], các tác giả bàn về Khổng Tử cùng với học thuyết về chính trị và tư tưởng triết học của Nho gia. Theo các tác giả, hoài bão chính trị trước sau của Khổng Tử là kế thừa sự nghiệp của Văn Vương, Chu Công, lập lại kỷ cương của nhà Chu. Để thực hiện lý tưởng chính trị của mình, Khổng Tử xây dựng nên học thuyết Nhân - Lễ - Chính danh. Theo Khổng Tử, “Nhân” là hạt nhân, là nội dung, “Lễ” là hình thức của “Nhân” và “Chính danh” là con đường để đạt đến điều “Nhân”, “Chính danh” là vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, v.v., và là điều căn bản của việc làm chính trị, đưa xã hội từ “loạn” trở lại “trị” (an bình). Về tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, các tác giả cho rằng: Mạnh
  14. 10 Tử đưa ra thuyết “Nhân chính” chống lại việc dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau giữa các nước, đòi hỏi bọn quý tộc phải để cho nhân dân có tài sản riêng thì họ mới yên tâm làm ăn, phải quý trọng dân. Có thể nói, cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về một số nội dung của học thuyết Nho giáo qua các giai đoạn phát triển của nó, giúp tác giả luận án có cái nhìn tổng quan về những nét chính trong tư tưởng trị quốc Nho giáo. Trong cuốn Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, khi nhận định về Khổng Tử, tác giả cho rằng: “một phát kiến của ông là thuyết chính danh” [57, tr.130]. Theo sự giải thích của tác giả, thuyết chính danh không mới mẻ gì. Trước Khổng Tử các sử gia đã có truyền thống chép đúng sự thực những hành vi xấu, tốt của vua chúa và các quan lớn nhỏ và phê bình một cách công tâm những hành vi đó… Nhưng Khổng Tử đã có công tạo ra danh từ chính danh và lý luận, giảng giải, đặt nó thành một quy tắc… Ông bảo danh với thực phải hợp nhau, nếu không hợp nhau thì gọi tên ra, người ta sẽ không hiểu, lý luận sẽ không xuôi, mọi việc sẽ không thành, lễ nhạc, hình pháp không định được mà xã hội sẽ hỗn loạn [57, tr.131,132]. Bàn về tư tưởng trị quốc của Nho giáo, tác giả nhận xét, chính danh là bước đầu đưa tới chính sách đức trị, là điều kiện của đức trị… Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hóa dân. Ông không tách rời đạo đức và chính trị. Ông đã đạo đức hóa chính trị và tất cả triết lý chính trị của ông gồm trong danh từ đức trị, mà danh từ này có nghĩa là người trị dân phải có đức, phải trị dân bằng đức, chứ không bằng bạo lực [57, tr.140,141]. Đây là công trình nghiên cứu khá cơ bản về tư tưởng của Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo, cung cấp một cách nhìn tổng quan về những nội dung trong tư tưởng Khổng Tử, trong đó có những vấn đề liên quan đến tư tưởng trị quốc Nho giáo mà tác giả luận án có thể tham khảo.
  15. 11 Trong cuốn Mạnh Tử cũng của Nguyễn Hiến Lê, tác giả tập trung luận bàn về đời sống, hoạt động chính trị, tư tưởng chính trị, học thuyết tính thiện, v.v. của Mạnh Tử, với tư cách là người bổ túc, hoàn thiện Nho giáo. Bàn về tư tưởng trị quốc của Mạnh Tử, tác giả cho rằng, Mạnh Tử chủ trương “dân vi quý”. Thượng đế sinh ra vạn vật, làm chủ vạn vật, nhưng không thể săn sóc riêng từng vật, đặc biệt là từng người một, cho nên mới giao quyền cho vua thay mình để trị dân. Nhưng vua cũng không thể trông nom mọi việc được, cần có các quan giúp đỡ. Vậy vua và quân, tức hạng “cai trị người” sở dĩ có là vì có hạng “bị cai trị” và bổn phận của họ là phải làm lợi cho hạng này, tức là cho dân chúng [60, tr.86]. Trong cuốn Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc của Lê Văn Quán, với 22 chương, tác giả đã khảo sát lịch sử tư tưởng Trung Quốc từ thời kỳ tiên Tần đến thời kỳ cận đại; từ tư tưởng kinh tế đến tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học, tư tưởng sử học, văn học, quân sự... Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, cung cấp những tư liệu quan trọng mà tác giả luận án có thể tiếp thu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của Trần Đình Hượu [39], tác giả đề cập đến quan điểm chính trị đạo đức của Khổng Tử trên một số phương diện, như: chính danh, đức trị, thượng hiền trong khuôn khổ thân thân, ba đạt đức của người quân tử: nhân, trí, dũng... Đây là những vấn đề liên quan đến tư tưởng trị quốc Nho giáo mà tác giả luận án có thể tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ của đề tài luận án. Trong cuốn Đức trị và pháp trị trong Nho giáo của Vũ Khiêu [43], tác giả đã dụng công trích dẫn những nội dung trong các kinh điển của Nho giáo bàn về vai trò của việc dùng đức để cai trị, về phẩm chất của người quân tử cầm quyền, về tư tưởng trọng dân, trọng hiền; quan niệm về pháp luật, về binh lực...Mặc dù không bình luận nhiều, song cuốn sách cung cấp những tư
  16. 12 liệu từ các tác phẩm kinh điển của Nho giáo, giúp tác giả tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc tra cứu. Trong bộ sách Đại cương triết học Trung Quốc gồm 2 tập của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê [6], khi phân tích vấn đề “Chính trị luận” ở phần thứ năm của tập 2, các tác giả đã khảo sát một số quan điểm cơ bản của các trường phái triết học Trung Quốc khi bàn về quốc gia lý tưởng, về chủ trương cai trị, về vai trò của vua và dân... Đây là những tư liệu cần thiết và quan trọng, giúp tác giả có những căn cứ đáng tin cậy để khái quát về những nội dung trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo. Trong cuốn Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) của Nguyễn Thanh Bình [3], ở chương 1, tác giả tập trung luận giải về Nho giáo với tính cách là một học thuyết chính trị - xã hội ở Trung Quốc cổ đại. Đề cập đến một số tư tưởng cơ bản của Nho giáo về chính trị - xã hội, tác giả phân tích 3 nội dung: quan điểm về con người, về xã hội lý tưởng và về đường lối trị nước. Đây là một cách tiếp cận mà tác giả luận án có thể tham khảo, lựa chọn những yếu tố hợp lý của nó để từ đó tìm cách tiếp cận riêng của mình. Trong bài “Tư tưởng Nho giáo về cơ sở của sự ổn định xã hội” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc của Nguyễn Minh Hoàn, tác giả có đề cập một số vấn đề thuộc nội dung tư tưởng trị quốc của Nho giáo. Theo tác giả, mục tiêu trị quốc của Nho giáo là “một xã hội thực sự tốt đẹp - thái bình thịnh trị chỉ có thể là quay về thời kỳ Nghiêu - Thuấn trước kia” [34, tr.54]. Về đường lối trị quốc, quản lý, lãnh đạo quốc gia, đưa đất nước từ “loạn” trở lại “trị”: 1) Phải chính danh, 2) Khổng Tử đòi hỏi người cầm quyền phải luôn chú ý đến việc thực hiện lẽ công bằng và sự yên ổn cho dân, 3) Phải giúp dân “có đủ ăn, đủ mặc và làm giàu”, phải giáo dân “không phân biệt trên dưới, thân sơ, quý tiện, sang hèn” như chủ trương của Khổng Tử”, 4) Để tránh chiến tranh liên miên, Mạnh Tử khuyên vua “hà tất phải nói đến lợi, chỉ cần
  17. 13 nói tới nhân nghĩa mà thôi” [34, tr.57]. 5) Quan hệ giữa vua và bề tôi, theo Khổng Tử, “vua dùng lễ sai khiến bề tôi, bề tôi lấy hết lòng trung thờ vua”, và theo Mạnh Tử chỉ giáo thêm, “mặc dù người cai trị có được người dưới cung phụng, nhưng ngược lại, người cai trị cũng phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ với những người mà mình cai trị” [34, tr.60]. Đây là một số, chứ không phải tất cả, nội dung của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo, được tác giả bài viết tiếp cận để làm sáng rõ cơ sở của sự ổn định xã hội theo quan niệm, chủ trương của Nho giáo Khổng Mạnh. Trên đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, trong đó có sự tìm hiểu nhiều, ít khác nhau về tư tưởng trị quốc của Nho giáo. Chúng tôi coi đây là những tài liệu quý, có giá trị khoa học cần được tham khảo và kế thừa có chọn lọc để giải quyết những nhiệm vụ luận án đặt ra. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay đã có không ít công trình tiêu biểu, có giá trị. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì không nhiều. Trong cuốn Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám của Trần Văn Giàu, ở chương ba, tác giả đề cập đến vấn đề “Tư tưởng Nho giáo Việt Nam thế kỷ XIX”. Theo tác giả, tư tưởng Nho giáo thế kỷ XIX ở Việt Nam bao gồm bốn vấn đề cơ bản là thiên đạo quan, lịch sử quan, đạo đức và trị đạo. Về nội dung cơ bản của học thuyết chính trị Nho giáo, tác giả nhận định: “Cái chính yếu nhất của Nho giáo là đạo đức. Đạo đức Nho giáo cuối cùng là nhằm phục vụ sự trị nước: trị quốc, bình thiên hạ là cái đích cao của sự thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia” [24,
  18. 14 tr.83]. Theo ông, vấn đề tư tưởng về đạo đức, một nội dung quan trọng trong Nho giáo “là phương châm, phương hướng lớn của việc trị nước” [24, tr.152]. Nho giáo Trung Quốc nói chung, Nho giáo Khổng Mạnh nói riêng đã xâm nhập Việt Nam. Nó được người Việt Nam tiếp thu và cải biến đi ít nhiều. Ở nước ta, vì thế, đã hình thành Nho giáo Việt Nam. Tư tưởng đạo đức trong Nho giáo đóng vai trò trị quốc, cũng như toàn bộ nội dung của Nho giáo Việt Nam, theo tác giả còn có những ảnh hưởng tiêu cực: “Nho giáo Việt Nam rõ ràng là lạc hậu, phức tạp, rối mù, xa lạ với khoa học, bên lề của lý trí lôgíc” [24, tr.123]. Và tác giả cho rằng: Nho giáo tuy không hẳn là một tôn giáo..., nhưng kỳ thực nó vẫn phụ thuộc vào trời, vào thần, trói cột lý trí vào số, vào mệnh trời, lúc nào cũng chực quay về xưa, càng xưa càng tốt đẹp. Một thiên đạo quan như thế làm sao có thể giúp cho các chính khách, các nhà đương cuộc, các bậc chí sĩ nhận định đúng thời thế, về sức địch, sức ta và những nhiệm vụ quốc tế cần kíp? [24, tr.123-124]. Trong cuốn Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên, tập hợp gần 30 bài viết của các nhà nghiên cứu qua 2 cuộc hội thảo vào các năm 1973 và 1978 về đề tài “Nho giáo trong lịch sử và tàn dư của nó trong xã hội Việt Nam”, có một số bài liên quan đến chủ đề luận án. Tiêu biểu như: - Bài “Nhân dân Việt Nam dưới tác động của Khổng giáo” của Vũ Khiêu. Trong công trình nghiên cứu đó, tác giả đề cập một số nội dung chính: 1) Khẳng định, ghi nhận giá trị, ảnh hưởng tích cực của Nho giáo Khổng Mạnh; 2) Phê phán những tác động tiêu cực của Nho giáo bao hàm tư tưởng trị quốc trong đó. Về giá trị, ảnh hưởng tích cực của Nho giáo Khổng Mạnh, tác giả nhận xét: “Khổng giáo được du nhập vào Việt Nam và suốt hai nghìn năm giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị trong thượng tầng kiến trúc phong kiến. Khổng giáo thực tế đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam” [120, tr.236]. Ông cũng khẳng định thêm về ảnh hưởng của nó trong lịch sử nước ta:
  19. 15 Từ đầu thế kỷ XV, nhất là khi Nhà nước phong kiến của Lê Lợi thiết lập thì chế độ phong kiến Việt Nam đã đi vào giai đoạn phát triển cao nhất. Khổng giáo đã bắt đầu chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúc phong kiến… Hệ tư tưởng Khổng giáo được quán triệt vào nhiều chủ trương chính sách của nhà nước phong kiến và có ảnh hưởng sâu sắc trong mọi lĩnh vực văn hóa đương thời [120, tr.249]. Bên cạnh sự ghi nhận, đánh giá về ý nghĩa, vai trò, ảnh hưởng tích cực của Khổng giáo ở một giai đoạn lịch sử nhất định, tác giả còn chỉ ra không ít ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo. Cụ thể là: 1) “Học thuyết của Khổng Tử là một học thuyết bảo thủ” [120, tr.251]; 2) “Học thuyết của Khổng Tử tập trung vào tinh thần trung quân. Thờ vua là điểm cao nhất của đạo làm người, là yêu cầu đạo đức đầu tiên của những đại trượng phu, của bậc đại dũng, của anh hùng” [120, tr.253]; 3) Tư tưởng Khổng giáo là hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến phương Đông. Đó là phương tiện tinh thần rất độc hại để nô dịch quần chúng… Khổng giáo rõ ràng là đứng hẳn về phía giai cấp phong kiến nước ngoài, bào chữa cho sự xâm lược của chúng, thuyết phục nhân dân ta quy thuận sự thống trị của phương Bắc, thần phục vua chúa nước lớn, coi như vị thiên tử có uy quyền tuyệt đối với cả thế gian này. Bọn thống trị thông qua Khổng giáo để đào tạo những nho sĩ bản xứ, sử dụng họ làm tay sai trong bộ máy quan liêu [120, tr.264,265]; 4) Tư tưởng khinh rẻ phụ nữ là tư tưởng nổi bật trong Khổng giáo… Thật là một điều sỉ nhục đối với phụ nữ, khi ông (Khổng Tử) quy đạo đức của phụ nữ vào bốn điểm Dung, Công, Ngôn, Hạnh. Đó là thứ đạo đức biến người đàn bà thành một công cụ mua vui cho đàn ông [120, tr.269]; 5) “Khổng giáo củng cố ở nhân dân tư tưởng về tính vĩnh cửu của chế độ phong kiến” [120, tr.290]; 6) “Khổng giáo giam con người vào một trật tự phong kiến chặt chẽ từ trên xuống dưới. Lễ giáo Khổng Tử quy định thứ bậc cho các tầng lớp nhân dân” [120, tr.291].
  20. 16 - Bài “Ảnh hưởng Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam” [120, tr.385-418] của Nguyễn Đức Quỳ. Trong bài viết này, tác giả bàn tương đối nhiều về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo, trong đó có những yếu tố của tư tưởng trị quốc. Về ảnh hưởng tích cực, tác giả cho rằng: “Khi gặp Nho giáo với toàn bộ kiến thức và quan niệm trình bày mạch lạc, có lập luận, có dẫn chứng cụ thể về việc thời xưa được ghi lại bằng chữ, thì những người trí thức bị bắt buộc làm quen với Nho giáo… đã từ chỗ bị ép học, tiến dần đến chỗ tự nguyện học và vận dụng nó vào đời sống, lấy nó làm kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động [120, tr.388], và “tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng sâu, mạnh tới toàn bộ tư tưởng Việt Nam” [120, tr.393]. Tác giả nhận định: “Về trị nước, Khổng Tử chỉ nói có tám chữ nhưng tổng kết được những yêu cầu cơ bản của một bộ máy cai trị, dù thời xưa hay thời nay: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ” [120, tr.406]. Tác giả nhận xét, theo Khổng Tử, trong ba nhân tố là kinh tế dồi dào (“túc thực”), quân đội mạnh mẽ (“túc binh”) và dân tin tưởng nghe theo (“dân tín”) thì nhân tố thứ ba (“dân tín”) là quan trọng nhất. Theo tác giả, trong vấn đề trị nước, Khổng Tử xác định được lực lượng quyết định nhất trong mọi sự nghiệp, thành bại, thịnh suy, hưng vong đều do dân có củng cố không, có tham gia tích cực hay không? Khổng Tử nói khi được hỏi phép trị nước: “Dân là gốc nước, gốc bền thì nước yên”… Khổng Tử đã nói dứt khoát… không có dân thì không làm được gì, có dân ủng hộ mạnh thì sẽ có kinh tế và quân đội. Mọi chuyện đều từ dân mà ra [120, tr.407]. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng, tư tưởng trị quốc của Nho giáo có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tại Việt Nam. Đó là tính chất bảo thủ, “tuyệt đối hóa kinh nghiệm của người xưa” [120, tr.395] trong Nho giáo. Đó là việc “Nho giáo thường hay cực đoan hóa những khuôn phép đã định ra” [120, tr.396]. Đó là việc trong xã hội còn có giai cấp, còn có bộ máy nhà nước, thì còn có người thống trị, người bị trị, người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, thì đẳng cấp,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0