intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

22
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh "Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới quyết định mua đối với sản phẩm thân thiện nói chung và ô tô điện nói riêng; xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam; kiểm định và đánh giá tác động của các yếu tố tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG TRỌNG TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XE Ô TÔ ĐIỆN TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG TRỌNG TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XE Ô TÔ ĐIỆN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thu Hương 2. TS. Vũ Thị Minh Hiền HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam” là công trình khoa học độc lập của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận án được xây dựng dựa trên các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và được phân tích một cách khách quan. Các kết quả khoa học của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Hoàng Trọng Trường
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà trường cũng như sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn. Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất đối với PGS.TS. Phạm Thu Hương và TS. Vũ Thị Minh Hiền đã hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận án này. Nhờ có những góp ý tâm huyết của các cô, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các thầy cô đồng nghiệp đã luôn khích lệ và tạo động lực tinh thần để tôi có thể vượt qua các khó khăn trong quá trình thực hiện luận án. Nghiên cứu sinh Hoàng Trọng Trường
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................ ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI Ô TÔ ĐIỆN ..........................10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định mua của khách hàng ................10 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường ........................................................................................................20 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quyết định mua ô tô điện của khách hàng ..................................................................................................................33 1.4. Khoảng trống và hướng tiếp cận của nghiên cứu...............................................42 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................42 1.4.2. Hướng tiếp cận của nghiên cứu.......................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................46 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................47 2.1. Cơ sở lý thuyết về quyết định mua ....................................................................47 2.1.1. Khái niệm quyết định mua ..............................................................................47 2.1.2. Mối liên hệ giữa quyết định mua và hành vi người tiêu dùng ........................48 2.1.3. Quá trình ra quyết định của khách hàng .........................................................49 2.2. Sản phẩm thân thiện với môi trường ..................................................................51 2.2.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường..............................................51 2.2.2. Đặc điểm của sản phẩm thân thiện với môi trường ........................................53
  6. 2.3. Các lý thuyết nền tảng giải thích quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng ..............................................................................54 2.3.1. Lý thuyết Hành động Hợp lý (TRA) ...............................................................54 2.3.2. Lý thuyết Hành vi Hoạch định (TPB) .............................................................56 2.3.3. Lý thuyết Chấp nhận Công nghệ (TAM) ........................................................57 2.3.4. Lý thuyết Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ Hợp nhất (UTAUT) ................58 2.3.5. Lý thuyết Kích hoạt Chuẩn mực (NAM) ........................................................60 2.3.6. Lý thuyết Nhận thức Rủi ro (TPR) .................................................................61 2.4. Giới thiệu về xe ô tô điện ...................................................................................63 2.4.1. Khái niệm và phân loại xe ô tô điện................................................................63 2.4.2. Những lợi ích của xe ô tô điện ........................................................................64 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam ...................................65 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................65 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................69 2.5.3. Tổng hợp khái niệm và thang đo các biến số trong mô hình nghiên cứu .......78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................83 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................84 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................84 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................87 3.2.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................................87 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................89 3.3. Phân tích và xử lý dữ liệu...................................................................................91 3.3.1. Xử lý và phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu .......................................................91 3.3.2. Xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát sơ bộ .......................................................98 3.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu khảo sát chính thức.............................................107 3.4. Thông tin mô tả về mẫu khảo sát và thang đo trong nghiên cứu chính thức ...110 3.4.1. Thông tin mô tả về mẫu trong khảo sát chính thức .......................................110 3.4.2. Thông tin mô tả về thang đo trong khảo sát chính thức ................................111
  7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................113 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH MUA Ô TÔ ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG ...............114 4.1. Bối cảnh thị trường ô tô điện trên thế giới và tại Việt Nam ............................114 4.1.1. Thực trạng thị trường ô tô điện trên thế giới .................................................114 4.1.2. Thực trạng thị trường ô tô điện tại Việt Nam ...............................................117 4.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy quyết định mua của khách hàng đối với xe ô tô điện ................................................................................122 4.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .......................................................................122 4.2.2. Kinh nghiệm của Mỹ .....................................................................................125 4.2.3. Kinh nghiệm của Liên bang Đức ..................................................................127 4.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ....................................................129 4.3. Phân tích mô hình đo lường .............................................................................130 4.3.1. Phân tích độ tin cậy .......................................................................................131 4.3.2. Phân tích tính hội tụ ......................................................................................131 4.3.3. Phân tích tính phân biệt .................................................................................132 4.4. Phân tích mô hình cấu trúc ...............................................................................132 4.5. Kiểm định tác động của biến điều tiết..............................................................134 4.6. Kiểm định tác động trung gian .........................................................................136 4.7. Thực trạng các yếu tố tác động đến quyết định mua ô tô điện tại thị trường Việt Nam dựa trên thống kê mô tả .................................................................138 4.8. Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua ô tô điện giữa các nhóm đối tượng ...............................................................................................................140 4.8.1. Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính ....................................................141 4.8.2. Kết quả phân tích ANOVA theo độ tuổi .......................................................142 4.8.3. Kết quả phân tích ANOVA theo trình độ học vấn ........................................142 4.8.4. Kết quả phân tích ANOVA theo thu nhập ....................................................143 4.8.5. Kết quả phân tích ANOVA theo việc làm ....................................................144 4.8.6. Kết quả phân tích ANOVA theo nơi ở ..........................................................145
  8. 4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................156 Chương 5. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH MUA Ô TÔ ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI VIỆT NAM .........157 5.1. Dự báo thị trường ô tô điện thế giới và Việt Nam ...........................................157 5.2. Hàm ý quản trị cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong việc thúc đẩy quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại Việt Nam ..........................158 5.2.1. Nâng cao nhận thức của khách hàng về lợi ích của sản phẩm ......................158 5.2.2. Cải thiện tính dễ sử dụng của sản phẩm ........................................................160 5.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ người sử dụng ô tô điện ..............162 5.2.4. Tác động tới nhận thức của công chúng về tiêu dùng xanh ..........................163 5.2.5. Xây dựng chính sách giá hợp lý ....................................................................165 5.2.6. Tập trung nỗ lực marketing vào nhóm đối tượng ưa thích đổi mới sáng tạo .....166 5.2.7. Đảm bảo nguồn cung ứng sản phẩm cho thị trường .....................................167 5.3. Một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại Việt Nam ...........................................................................................168 5.3.1. Xây dựng lộ trình cụ thể trong việc phát triển các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường ...............................................................................168 5.3.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi tài chính ..............................................170 5.3.3. Phát triển cơ chế chính sách ưu đãi phi tài chính ..........................................172 5.3.4. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng trạm sạc .....................................................173 5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai .............................174 5.4.1. Hạn chế của luận án ......................................................................................174 5.4.2. Các hướng nghiên cứu trong tương lai .........................................................175 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................176 KẾT LUẬN ............................................................................................................177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................179 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................180
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Ký hiệu Nguyên nghĩa tiếng Anh Ý nghĩa tiếng Việt 1 AQI Air Quality Index Chỉ số chất lượng không khí 2 BEV Battery Electric Vehicles Xe thuần điện 3 EFA Exploratory Factor Phân tích nhân tố khám Analysis phá 4 EKB Engel Kollat Blackwell Mô hình Engel Kollat Blackwell 5 EVI Electric Vehicle Index Chỉ số Thị trường Xe điện 6 GHG Greenhouse Gas Khí nhà kính 7 ICCT International Council on Hội đồng Quốc tế về Giao Clean Transportation thông Sạch 8 IEA International Energy Cơ quan Năng lượng Agency Quốc tế 9 ISI Institute for Scientific Viện Thông tin Khoa học Information 10 NAM Norm Activation Model Lý thuyết Kích hoạt Chuẩn mực 11 PLS SEM Partial Least Squares Mô hình cấu trúc bình Structural Equation phương nhỏ nhất Modeling 12 SEM Structural Equation Mô hình Phương trình Modeling Cấu trúc 13 TAM Technology Acceptance Lý thuyết Chấp nhận Model Công nghệ 14 TPB Theory of Planned Thuyết Hành vi Hoạch Behavior định 15 TPB Theory of Perceived Risk Thuyết Rủi ro Cảm nhận 16 TRA Theory of Reasoned Thuyết Hành động Hợp lý Action 17 USD United States Dollar Đô-la Mỹ 18 UTAUT Unified Theory of Lý thuyết Chấp nhận và Acceptance and Use of Sử dụng Công nghệ Hợp Technology nhất 19 VAMA Vietnam Automobile Hiệp hội các Nhà sản xuất Manufacturers Association Ô tô Việt Nam 20 VASI Vietnam Association for Hiệp hội Công nghiệp Hỗ Supporting Industries trợ Việt Nam i
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Ký hiệu Ý nghĩa tiếng Việt 1 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 2 NCS Nghiên cứu sinh 3 NDT Nhân Dân Tệ 4 NTD Người tiêu dùng 5 TTVMT Thân thiện với môi trường ii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến quyết định mua........19 Bảng 1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến..................................29 quyết định mua sản phẩm TTVMT ...........................................................................29 Bảng 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu gần đây về ý định – quyết định mua ô tô điện 41 Bảng 2.1. Tổng hợp khái niệm và giả thuyết trong mô hình nghiên cứu .................79 Bảng 2.2. Thang đo sơ bộ .........................................................................................80 Bảng 3.1. Danh sách những người tham gia phỏng vấn ...........................................89 Bảng 3.2. Thang đo hiệu chỉnh .................................................................................96 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo .....................................99 Bảng 3.4. Kết quả giá trị KMO và kiểm định Bartlett ............................................104 Bảng 3.5. Kết quả trích nhân tố...............................................................................104 Bảng 3.6. Kết quả ma trận xoay lần 1 .....................................................................105 Bảng 3.7. Kết quả ma trận xoay lần 2 .....................................................................106 Bảng 3.8. Mô tả mẫu khảo sát chính thức ...............................................................110 Bảng 3.9. Thống kê mô tả về thang đo trong khảo sát chính thức ..........................111 Bảng 4.1. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô điện.................................................122 Bảng 4.2. Kết quả phân tích thang đo .....................................................................130 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tiêu chuẩn Fornell – Larcker ....................................132 Bảng 4.4. Kết quả phân tích đa cộng tuyến bằng giá trị VIF ..................................132 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tác động của các biến số trong mô hình cấu trúc .....133 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tác động điều tiết ......................................................135 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định mối quan hệ trung gian ............................................136 Bảng 4.8. Thực trạng khảo sát các biến số trong mô hình nghiên cứu ...................138 Bảng 4.9. Kiểm định sự khác biệt phương sai theo giới tính ..................................141 Bảng 4.10. Kiểm định ANOVA theo giới tính .......................................................141 Bảng 4.11. Kiểm định sự khác biệt phương sai theo độ tuổi ..................................142 Bảng 4.12. Kiểm định ANOVA theo độ tuổi ..........................................................142 iii
  12. Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt phương sai theo trình độ học vấn ...................142 Bảng 4.14. Kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn ...........................................143 Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt phương sai theo thu nhập ...............................143 Bảng 4.16. Kiểm định ANOVA theo thu nhập .......................................................144 Bảng 4.17. Kiểm định sự khác biệt phương sai theo việc làm................................144 Bảng 4.18. Kiểm định ANOVA theo việc làm .......................................................144 Bảng 4.19. Kiểm định sự khác biệt phương sai theo nơi ở .....................................145 Bảng 4.20. Kiểm định ANOVA theo nơi ở.............................................................145 Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................146 iv
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình của Nicosia (1966)......................................................................11 Hình 1.2. Mô hình EKB của Engel và cộng sự (1968) .............................................12 Hình 1.3. Mô hình của Perreault & McCarthy (2002) ..............................................13 Hình 1.4. Mô hình của Court & cộng sự (2009) .......................................................14 Hình 1.5. Mô hình của Karimi & cộng sự (2018) .....................................................15 Hình 1.6. Mô hình của Kotler & Armstrong (2014) .................................................17 Hình 2.1. Mô hình hành vi người tiêu dùng ..............................................................48 Hình 2.2. Quá trình ra quyết định của khách hàng ...................................................49 Hình 2.3. Mô hình Hành động Hợp lý (TRA)...........................................................54 Hình 2.4. Mô hình Hành vi Hoạch định (TPB) .........................................................56 Hình 2.5. Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) ....................................................58 Hình 2.6. Mô hình Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ Hợp nhất (UTAUT) ............59 Hình 2.7. Mô hình kích hoạt chuẩn mực (NAM) ......................................................60 Hình 2.8. Các khía cạnh của rủi ro cảm nhận ...........................................................62 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất (của tác giả) .................................................69 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................84 Hình 4.1. Doanh số xe ô tô điện toàn cầu 2011 – 2021 ..........................................114 Hình 4.2. Số lượng xe ô tô điện trên toàn thế giới 2010 – 2021 .............................115 Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc PLS SEM .......................................133 v
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong bối cảnh các vấn đề môi trường đang trở nên cấp bách, người tiêu dùng toàn cầu ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Theo báo cáo Global Sustainability Study 2021, có tới 78% người tiêu dùng ngày nay quan tâm đến tiêu dùng xanh và 34% người được hỏi cho rằng họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường (Simon Kucher & Partners, 2021). Xu hướng tiêu dùng xanh đang mang đến nhiều cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực tạo ra các sản phẩm giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái. Thuận theo xu thế hiện nay, lĩnh vực giao thông cũng chứng kiến những thay đổi lớn lao với sự xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất ô tô điện có quy mô lớn, đang nỗ lực thay đổi phương thức giao thông của hàng tỷ người trên thế giới. Với dân số khoảng 100 triệu người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới (Tổng cục Thống kê, 2023). Đây cũng là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất phương tiện giao thông bởi nhu cầu đi lại của người dân là rất lớn. Theo thống kê, xe máy đang là loại phương tiện phổ biến nhất tại Việt Nam với khoảng 45 triệu phương tiện và sau đó là ô tô với khoảng 5 triệu chiếc (Cục đăng kiểm Việt Nam, 2022). Đa phần các phương tiện giao thông hiện nay trên thị trường đều là các phương tiện truyền thống, sử dụng nhiên liệu xăng dầu có hại cho môi trường. Báo cáo của World Bank (2019) cho thấy lượng phát thải CO2 (thành phần chính của khí nhà kính) đến từ các phương tiện giao thông ở Việt Nam là khoảng 35 triệu tấn. Bên cạnh lượng phát thải khí nhà kính khổng lồ, các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng hóa thạch còn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố với chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường xuyên ở mức xấu. Nhằm đối phó với các tác động tiêu cực đến từ hoạt động giao thông, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động dài hạn, trong đó thúc đẩy sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính 1
  15. phủ năm 2021 (Quyết Định số 1658/QĐ-TTg) đã đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải nhà kính 15% vào năm 2030 và nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ cụ thể là thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 876/ QĐ-TTg ngày 27/5/2022 phê duyệt “Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải” trong đó nêu rõ nhiệm vụ “phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050”. Trong số các phương tiện thân thiện với môi trường hiện nay, các loại phương tiện sử dụng năng lượng điện đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và được kỳ vọng sẽ trở thành tương lai của lĩnh vực giao thông. Việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường xe điện ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thế giới và chủ trương của Chính phủ. Đây cũng là xu thế mới mang đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phương tiện giao thông trong thời gian sắp tới. Nếu như các phương tiện điện 2 bánh (xe máy và xe đạp điện) đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu thì thị trường xe ô tô điện chỉ phát triển kể từ năm 2021. Theo một khảo sát của Statista (2023) tại thị trường Việt Nam, có 34% người được hỏi khẳng định rằng họ có ý định mua ô tô điện. Tuy nhiên, số lượng ô tô điện thực tế tại Việt Nam vẫn rất khiêm tốn khi so sánh với ô tô truyền thống. Thực trạng này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã có nhận thức và ý định mua đối với ô tô điện, nhưng quyết định mua trên thực tế vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua ô tô điện tại Việt Nam là cần thiết giúp các doanh nghiệp sản xuất ô tô điện nội địa nắm bắt được tâm lý khách hàng và hỗ trợ thúc đẩy chuyển hóa ý định thành quyết định mua trên thực tế. Điều này không chỉ giúp các nhà sản xuất nội địa tăng trưởng doanh số mà còn thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành công nghiệp ô tô và linh kiện phụ trợ trên phạm vi quốc gia, giúp Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn và hội nhập sâu hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu. 2
  16. Trên phương diện lý thuyết, số lượng các nghiên cứu học thuật giải thích hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường đã có nhiều nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng như thực phẩm và mỹ phẩm (Wijekoon & Sabri, 2021). Đối với sản phẩm ô tô điện, đa phần các tài liệu trước đây thường tập trung tìm hiểu các yếu tố tác động tới ý định mua của người tiêu dùng. Cụ thể, nghiên cứu của Ivanova & Moreira (2023) đã xác định được 63 công trình liên quan tới ý định mua ô tô điện. Trong khi đó, số lượng nghiên cứu tìm hiểu quyết định mua thực tế đối với sản phẩm này vẫn rất hạn chế (Afroz, 2015; Adnan & cộng sự, 2017; Adnan & cộng sự, 2018). Về lý thuyết nền tảng, các công trình trước đây thường xây dựng mô hình định lượng dựa trên Lý thuyết Hành vi Hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB). Tuy nhiên, mô hình TPB vẫn còn một số hạn chế nhất định, chẳng hạn như khả năng giải thích hành vi chỉ ở mức trung bình trong tương quan so sánh với các mô hình lý thuyết khác (Samaradiwakara & Gunawardena, 2014). Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đánh giá mô hình TPB chưa chú trọng tới động cơ về môi trường, một yếu tố quan trọng trong việc dự đoán ý định mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh (Asadi & cộng sự, 2021; Liu & cộng sự, 2020). Ngoài ra, mối quan hệ giữa ý định và quyết định mua ô tô điện cũng ít được đề cập trong các công trình trước đây. Trong thực tiễn, ý định không phải lúc nào cũng dẫn tới quyết định mua thực tế. Mặc dù các công trình trước đây đã ghi nhận nhiều yếu tố tác động tới ý định mua, ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua thực tế thông qua ý định chưa được làm rõ. Các yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa ý định và quyết định cũng chưa nhận được nhiều sự chú ý. Do đó, nghiên cứu này không chỉ xác định các yếu tố tác động tới quyết định mua mà còn tập trung làm rõ các biến số ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa từ ý định đến quyết định mua thực tế. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào hiểu biết chung về hành vi người tiêu dùng đặc biệt là quyết định mua đối với sản phẩm thân thiện với môi trường như ô tô điện tại thị trường mới nổi như Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và lý thuyết, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam”. 3
  17. 2. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong đề tài, luận án của NCS sẽ tập trung trả lời các câu hỏi quan trọng sau: • Câu hỏi 1: Những cơ sở lý thuyết nào được sử dụng để giải thích quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung và ô tô điện nói riêng? • Câu hỏi 2: Những yếu tố nào có tác động tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam? • Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng và cơ chế tác động của những yếu tố nói trên đến quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam như thế nào? • Câu hỏi 4: Thực trạng thị trường ô tô điện trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển ra sao? • Câu hỏi 5: Những hàm ý quản trị và chính sách nào được đề xuất để thúc đẩy quyết định mua ô tô điện tại Việt Nam? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Về lý luận, luận án được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng đối với một sản phẩm thân thiện với môi trường cụ thể là ô tô điện. Về thực tiễn, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án sẽ rút ra các hàm ý quản trị dành cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô điện trong nước, đồng thời cung cấp hàm ý chính sách cho Chính phủ nhằm thúc đẩy quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu kể trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: • Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới quyết định mua đối với sản phẩm thân thiện nói chung và ô tô điện nói riêng. • Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam. 4
  18. • Kiểm định và đánh giá tác động của các yếu tố tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam. • Phân tích thực trạng thị trường ô tô điện thế giới và Việt Nam. • Đề xuất các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô điện trong nước, cung cấp các hàm ý chính sách cho các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng đối với một sản phẩm thân thiện với môi trường cụ thể là xe ô tô điện tại thị trường Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Với nghiên cứu định tính, phỏng vấn sơ bộ sẽ được thực hiện trong phạm vi Thành phố Hà Nội do hạn chế về thời gian và nguồn lực. Với nghiên cứu định lượng, bảng hỏi khảo sát trực tuyến sẽ được sử dụng để thu thập ý kiến của khách hàng tại thị trường Việt Nam. Do quá trình ra quyết định và các yếu tố ảnh hưởng đối với hai nhóm khách hàng là cá nhân và tổ chức là khác nhau, nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là những cá nhân đã đặt mua xe ô tô điện trong phạm vi thị trường Việt Nam. Về thời gian: Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian từ 2022-2023. Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian ô tô điện mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, cụ thể là từ năm 2018 cho đến nay. Việc thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đưa ra các giải pháp cho giai đoạn 2025-2030 khi xe ô tô điện trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Về nội dung: Hiện nay, trên thị trường tồn tại rất nhiều loại sản phẩm thân thiện thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, thời trang, thiết bị điện tử… Tuy nhiên, luận án sẽ chỉ tập trung vào một loại sản phẩm cụ thể, đó là xe ô tô điện. Do đó, trong luận án này, quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được giới hạn 5
  19. trong phạm vi cụ thể đó là quyết định mua đối với ô tô điện. Bên cạnh đó, luận án sẽ chỉ tập trung vào dòng xe thuần điện (BEV) bởi đây là loại ô tô điện phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. 5. Những đóng góp của luận án 5.1. Đóng góp về lý thuyết Thứ nhất, trong bối cảnh số lượng các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua ô tô điện của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam còn hạn chế, luận án đã cung cấp những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm, đóng góp vào hiểu biết chung về quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung và quyết định mua ô tô điện nói riêng. Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tiếp cận giải thích quyết định mua ô tô điện bằng Thuyết Hành vi Hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB). TPB là lý thuyết giúp giải thích hành vi nói chung của con người khá hiệu quả thông qua 3 biến số là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Tuy nhiên, TPB chỉ giải thích ý định-hành vi đứng trên góc độ lợi ích cá nhân. Quyết định mua ô tô điện vừa là hành vi hướng tới lợi ích cá nhân vừa xuất phát từ động cơ môi trường. Do đó, để giải thích hiệu quả quyết định mua ô tô điện, luận án đã phát triển mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng của 2 lý thuyết đó là Thuyết Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ Hợp nhất (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) và Lý thuyết Kích hoạt Chuẩn mực (Norm Activation Model – NAM). Trong khi lý thuyết UTAUT hỗ trợ rất tốt trong việc giải thích quyết định mua sản phẩm công nghệ mới thì lý thuyết NAM lại góp phần giải thích hiệu quả hành vi bảo vệ môi trường của khách hàng. Ngoài 5 yếu tố được kế thừa bao gồm lợi ích kỳ vọng, tính dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cơ sở hạ tầng hỗ trợ và chuẩn mực cá nhân, tác giả đã đề xuất thêm biến số chính sách hỗ trợ để dự đoán quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại Việt Nam. Thứ ba, trong khi các nghiên cứu trước đây thường chỉ dừng lại tại ý định mua, luận án sẽ đi sâu phân tích đến bước quyết định mua thực tế cũng như các yếu tố điều tiết (thúc đẩy hoặc cản trở) mối quan hệ giữa ý định và quyết định. Một số nghiên 6
  20. cứu trước đây đã chỉ ra khoảng cách giữa ý định và quyết định thực tế (Carrington & cộng sự, 2010; Tawde & cộng sự, 2023). Luận án đã giải quyết vấn đề này thông qua việc đề xuất và kiểm định tác động của 3 biến điều tiết bao gồm tính đổi mới của cá nhân, cảm nhận chi phí và sự sẵn có của sản phẩm. Cuối cùng, các thang đo cho 11 biến số trong mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh thông qua phỏng vấn sâu nhằm đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thang đo cũng đã được kiểm định độ tin cậy thông qua khảo sát sơ bộ. Vì vậy, luận án có thể cung cấp nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại thị trường Việt Nam. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Thúc đẩy quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung và ô tô điện nói riêng không chỉ có ý nghĩa về kinh doanh đối với doanh nghiệp và còn mang lại lợi ích môi trường cho đất nước. Luận án đã phân tích thực trạng thị trường ô tô điện cũng như khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại Việt Nam. Từ đó, luận án sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong việc thấu hiểu động cơ mua sắm của khách hàng đối với ô tô điện. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa, luận án đã xác định những yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa ý định – quyết định thực tế và đề xuất những hàm ý trong việc rút ngắn quá trình chuyển hóa từ ý định đến quyết định mua, giúp gia tăng doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô điện tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra một số hàm ý về chính sách cho Chính phủ trong việc phát triển thị trường ô tô điện tại Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, mặc dù đã có phương hướng phát triển ô tô điện nhưng Việt Nam đang thiếu lộ trình cụ thể. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng chưa đa dạng để tạo điều kiện cho sự phổ biến của ô tô điện. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra một số gợi ý về các chính sách tài chính, phi tài chính dành cho doanh nghiệp và người mua, đặt nền tảng phát triển cho giao thông xanh tại Việt Nam. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2