Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội hiện nay
lượt xem 6
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN MÈ QUỐC VIỆT TÍNH HẤP DẪN CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN MÈ QUỐC VIỆT TÍNH HẤP DẪN CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành : Chính trị học Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lương Khắc Hiếu HÀ NỘI - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận án Mè Quốc Việt
- ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Báo cáo viên : BCV Thanh niên : TN Tính hấp dẫn : THD Tuyên truyền : TT Tuyên truyền miệng : TTM
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền miệng và tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng ............................................................................. 7 1.2. Những công trình nghiên cứu về thanh niên và tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên ................................................... 22 1.3. Nhận định về kết quả các công trình đã nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................... 31 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH HẤP DẪN CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN .................................. 37 2.1. Tuyên truyền miệng và tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên ................................................................................................ 37 2.2. Những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên ................................................................................................ 53 2.3. Điều kiện ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên .......................................................................................... 66 Chương 3: TÍNH HẤP DẪN CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................................................................................... 81 3.1. Thực trạng tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội hiện nay ...................................................................................... 81 3.2. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội hiện nay ................................ 122 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HẤP DẪN CỦA TUYÊN TRUYỀN MIỆNG ĐỐI VỚI THANH NIÊN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 132 4.1. Quan điểm nâng cao tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội trong thời gian tới ................................................... 132 4.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội trong thời gian tới............................ 140 KẾT LUẬN .................................................................................................. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ............................................................................................ 175
- iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tính mới trong nội dung bài phát biểu .......................................87 Biểu đồ 2.2: Tính thiết thực của nội dung bài nói chuyện ..............................89 Biểu đồ 2.3: Tính thời sự, cấp thiết của nội dung bài nói chuyện ...................91 Biểu đồ 2.4: Tính định hướng của nội dung bài nói chuyện ...........................92 Biểu đồ 2.5: Các loại hình tuyên truyền miệng mà thanh niên thích nhất ...........94 Biểu đồ 2.6: Các phương pháp tuyên truyền miệng mà thanh niên đã được tiếp cận ........................................................................................96 Biểu đồ 2.7: Loại hình tuyên truyền miệng được thanh niên yêu thích ..........98 Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng các phương pháp tuyên truyền miệng của báo cáo viên .......................................................................................99 Biểu đồ 2.9: Các loại hình tuyên truyền miệng phù hợp với thanh niên nhất ........ 100 Biểu đồ 2.10: Mức độ hài lòng của thanh niên Hà Nội với cách sử dụng ngôn ngữ nói của báo cáo viên ..........................................................103 Biểu đồ 2.11: Tác động của các yếu tố phi ngôn ngữ ở báo cáo viên đến thanh niên .................................................................................104 Biểu đồ 2.12: Mức độ sử dụng các phương tiện kỹ thuật ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng cho thanh niên Hà Nội ..........105 Biểu đồ 2.13: Hiệu quả sử dụng các phương tiện kỹ thuật của báo cáo viên ..... .106
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử chính trị cho thấy để thực hiện mục đích của mình các đảng phái chính trị cũng đã biết sử dụng các phương thức TT khác nhau; trong các phương thức đó thì TTM là phương thức truyền thông thô sơ nhất, lâu đời nhất nhưng giữ vai trò hết sức quan trọng. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển rầm rộ của các phương tiện truyền thông hiện đại nhưng không phương thức TT nào có thể thay thế được TTM. Với công cụ là lời nói, TTM có thể truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, kể cả đối tượng không biết chữ, những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số… Chính vì tác dụng to lớn của TTM mà các đảng phái, tổ chức chính trị đã sử dụng TTM như một kênh thông tin quan trọng để truyền bá tư tưởng, quan điểm của mình. Song, làm thế nào để thu hút sự quan tâm của đối tượng, để lôi cuốn họ tham gia vào một hoạt động nào đó luôn là vấn đề đặt ra với người nói. Ngày nay, do sự phát triển ngày càng đa dạng, hiện đại của các phương tiện truyền thông, phương tiện tiến hành công tác tư tưởng của Đảng đã có nhiều thay đổi nhưng TTM vẫn là một trong những phương thức không thể thay thế. Vì vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của TTM Đảng ta đã xây dựng, tổ chức mạng lưới BCV, tuyên truyền viên thuộc các cấp ủy và đoàn thể trên phạm vi cả nước với số lượng hàng triệu người. TTM, hoạt động của BCV, tuyên truyền viên đã và đang góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng trong Đảng góp phần trực tiếp cổ vũ hành động cách mạng của quần chúng. Tuy vậy, khi đánh giá về công tác tư tưởng, trong đó có TTM, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII có viết: “Công tác tư tưởng có nơi, có lúc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao” [21; tr.90]. Trong công tác tư tưởng nói chung, công tác TTM nói riêng, việc bám sát, chiếm lĩnh đối tượng để từ đó chủ thể tác động
- 2 nhằm nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin, cổ vũ tính tích cực hành động của họ là vấn đề rất quan trọng. Để làm được điều đó thì việc tạo lập, nâng cao THD của nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện TTM là vấn đề quan trọng hàng đầu. Hiện nay, trong một bộ phận TN nước ta nói chung, TN Hà Nội nói riêng xuất hiện tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”; TN thờ ơ, xa lánh các hoạt động chính trị - xã hội, coi nhẹ, né tránh và vô cảm trước các tác động về chính trị - tư tưởng cũng như công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, số TN vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng... Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân thuộc về công tác tư tưởng, trong đó có TTM chưa đạt tới trình độ hấp dẫn TN, chưa đủ sức lôi cuốn, thu hút họ một cách tự nhiên và tự giác. Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước, nơi tập trung đông đảo TN cả nước về học tập và làm việc. Với số lượng hơn 3 triệu người [6], TN đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của thủ đô. Những biến động phức tạp của thế giới; những diễn biến đa chiều của đời sống xã hội và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Việt Nam đã đặt ra những nhiệm vụ mới cho công tác TT vận động TN. Làm thế nào để TN quan tâm và tham gia tích cực vào các nhiệm vụ chính trị của thủ đô và đất nước ? Những năm qua, thành uỷ, thành đoàn Hà Nội đã không ngừng đổi mới phương thức TTM cho TN. Họat động TT cho TN đã được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, trong đó TTM được gắn với các hoạt động tập thể: học tập, lao động, vui chơi, giải trí nhằm hướng nhận thức và hành động của TN vào các nhiệm vụ chính trị của thủ đô và đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TTM cho TN Hà Nội vẫn còn những hạn chế như THD chưa cao, khả năng thu hút TN so với các hình thức TT khác như: phim, ảnh, nghệ thuật, phương tiện truyền thông đại chúng, mạng
- 3 xã hội, internet... còn thấp. Vì vậy, nghiên cứu THD của TTM đối với TN nhằm nâng cao hiệu quả TT đối với TN thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Từ những đòi hỏi của công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho TN Thủ đô trong tình hình mới và những hạn chế trong hoạt động TTM đối với TN Hà Nội hiện nay, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: “Tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề l luận về THD của TTM đối với TN và thực trạng THD của TTM đối với TN Hà Nội hiện nay, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao THD của TTM đối với TN Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Làm rõ những vấn đề l luận về THD của TTM đối với TN. - Đánh giá thực trạng THD của TTM đối với TN Hà Nội và khái quát những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao THD của TTM đối với TN Hà Nội hiện nay. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao THD của TTM đối với TN Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng đối với thanh niên Hà Nội hiện nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến THD của TTM đối với TN Hà Nội.
- 4 - TTM có nhiều thể loại. Luận án tập trung nghiên cứu các thể loại TTM như: Bài giảng; Báo cáo chuyên đề; Nói chuyện thời sự, chính sách; Giới thiệu nghị quyết; Bài nói chuyện chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản l ; Kể chuyện. - Thực trạng THD của TTM đối với TN Hà Nội được tiến hành nghiên cứu từ năm 2016 đến nay, các giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở l luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về TTM và về TN; Các chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác TTM, về công tác TN. Luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các tham luận tại hội thảo khoa học về THD của TTM đối với TN trong nước và quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn, tập trung vào một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu: luận án tiến hành nghiên cứu các công trình khoa học, tài liệu, sách, báo, tạp chí, sách chuyên khảo có nội dung liên quan đến THD của TTM đối với TN để tìm hiểu, kế thừa các tri thức phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, so sánh, quan sát: luận án thống kê các số liệu được trình bày trong các văn bản, báo cáo của các cấp, các ngành có liên quan đến TTM và hoạt động của đội ngũ BCV ở thành phố Hà Nội để so sánh, đối chiếu với kết quả điều tra, quan sát thực tế các buổi TTM đối với TN để đảm bảo sự tin cậy của số liệu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được dùng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu liên quan đến
- 5 TTM, THD của TTM với TN nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm liên quan đến luận án. - Phương pháp lịch sử - lôgíc: các công trình khoa học có liên quan được tiếp cận, khai thác và trình bày theo trật tự lịch sử để tìm ra tính hệ thống, tất yếu, bản chất, quy luật các vấn đề, các tư tưởng, quan điểm, nhận định, đánh giá về THD của TTM đối với TN; mô tả, tái hiện thực trạng THD của TTM đối với TN Hà Nội từ năm 2016 đến nay. - Phương pháp điều tra xã hội học: xây dựng bảng hỏi để điều tra các đối tượng TN ở thành phố Hà Nội về tính THD của TTM; kết quả thu thập được phân tích, xử l bằng phần mềm SPSS 2.0 để xử l phiếu điều tra xã hội học nhằm thu thập các số liệu định lượng làm cơ sở cho các nhận định, đánh giá của luận án. Tác giả đã phát ra 1032 phiếu điều tra xã hội học cho 6 đối tượng TN ở thành phố Hà Nội, tổng số phiếu thu về là 1000 phiếu. - Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia: tham khảo kiến của chuyên gia và người hướng dẫn khoa học để lập bảng hỏi, chọn mẫu đại diện để khảo sát; TTM nói riêng vấn, trao đổi trực tiếp với những BCV tham gia công tác TTM đối với TN của cấp ủy Đảng và của tổ chức Đoàn TN; phỏng vấn các đối tượng TN để thu thập thông tin từ TN về những nội dung liên quan đến luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận giải, đưa ra khái niệm THD của TTM và THD của TTM đối với TN, khái quát và phân tích cơ sở khoa học của những yếu tố tạo nên THD của TTM đối với TN; xác định điều kiện khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến THD của TTM đối với TN. - Khảo sát, đánh giá thực trạng THD của TTM đối với TN Hà Nội, khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao THD của TTM đối với TN Hà Nội hiện nay. - Dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng đề xuất và luận giải, phân tích cơ sở khoa học của các quan điểm và giải pháp nâng cao THD của TTM đối với TN Hà Nội trong thời gian tới.
- 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án thực hiện thành công sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc nâng cao THD của TTM đối với TN hiện nay - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành công tác tư tưởng và cho cán bộ tuyên giáo, BCV, tuyên truyền viên, những người quan tâm đến TTM. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền miệng và tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tuyên truyền miệng * Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Đã có một số công trình nghiên cứu về TTM và những hình thức gần gũi với nó như: hùng biện, nghệ thuật nói trước công chúng... ở những mức độ và góc độ tiếp cận khác nhau. Có thể kể một số nghiên cứu tiêu biểu sau: S. Gardner, trong tác phẩm “The theory of Speech and Language” (L thuyết về phát biểu miệng và cách thực hiện), Oxford, 1951 [25]. Dựa trên l thuyết của tâm l học giao tiếp hiện đại, ông đã phân tích hoạt động phát biểu miệng thực chất là quá trình giao tiếp gồm 4 thành phần chủ yếu: nói, nghe, nội dung và phương tiện truyền đạt. Việc chú đáp ứng những yêu cầu tâm l của 4 thành phần trên, cho phép người ta có thể truyền đạt một cách thuận lợi những tư tưởng, quan điểm đến người thu nhận thông tin. Nhưng mục đích của TT không chỉ dừng ở việc hình thành, thay đổi những nghĩ, quan niệm của đối tượng mà còn có nhiệm vụ hình thành hoặc thay đổi hành vi của đối tượng TT. Tác giả M.M.Rakhomancunov trong một nghiên cứu về “Tuyên truyền miệng” năm 1983 [57] đã xem xét TTM trong công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô và khẳng định vị trí, vai trò cũng như những ưu thế của TTM, đó là những ưu thế mà không một loại hình TT nào có được đó chính là sự giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người. Tuy nhiên, do sự tiếp xúc trực tiếp với người nghe, nên khi tiến hành TTM, cán bộ TTM phải: nắm được đặc điểm của đối tượng để tác động một cách thích hợp với từng đối tượng và phải tiến hành TT trong bầu không khí chân thành, cởi mở. Tác giả
- 8 cũng đặt ra yêu cầu với các tổ chức Đảng cần phải biết lựa chọn cán bộ TT là những nhà hoạt động chính trị - xã hội chuyên nghiệp, họ phải có khả năng nói hấp dẫn; họ phải được đào tạo, bồi dưỡng l luận chính trị, chuyên môn cũng như cơ hội để tiếp cận thông tin và thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của họ. Tác giả E.A. Nô-Gin trong nghiên cứu về “Nghệ thuật phát biểu miệng” (1984) [27] cho rằng “nghệ thuật phát biểu miệng là kỹ năng nói với mọi người một cách dễ hiểu, hấp dẫn, có tính thuyết phục” [27; tr.11]. Trong nghiên cứu của mình E.A. Nô-Gin đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của phát biểu miệng như: những vấn đề về tâm l - sư phạm của phát biểu miệng, chuẩn bị bài phát biểu, lôgíc của bài phát biểu miệng, chứng minh, văn hóa trong lời nói của cán bộ TT, phát biểu của cán bộ TT, sự tương tác với cử tọa. Tác giả Raymond De Saint Laurent (2004) trong “Nghệ thuật nói trước công chúng” [45] đã bàn đến vấn đề tầm quan trọng của nghệ thuật nói từ đó phân tích về nghệ thuật hùng biện hiện đại. Cuốn sách đã chỉ ra những công đoạn để tiến hành bài nói chuyện: (1) Cách soạn, (2) Cách đọc, (3) Tập luyện, (4) Chuẩn bị cuối cùng. Tác giả Hòa Nhân (2014) [61] lấy cảm hứng từ Tứ thư, bộ sách kinh điển trong kho tàng tri thức của nhân loại cho ra đời cuốn sách “Tứ thư lãnh đạo - Thuật dụng ngôn”. Trong cuốn sách này tác giả đã chỉ rõ với thuật dụng ngôn, sẽ giúp cho người lãnh đạo hoàn thiện khả năng nói chuyện hấp dẫn, đi vào lòng người thông qua: tăng cường sự hiểu biết về diễn thuyết, phản biện một cách tự nhiên, linh hoạt từ việc chuẩn bị bài phát biểu trước hội nghị và các kĩ năng nói chuyện; cách nói để thuyết phục người nghe; cách diễn thuyết để thể hiện phong độ chỗ đông người; cách lắng nghe và cách dùng từ. Tác giả Philip Collins (2015) với cuốn sách “Nghệ thuật thuyết trình” [17] đã giới thiệu những bí quyết, nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật thuyết trình đó là: người thuyết trình phải có kỹ năng nói có hiệu quả; Xác định những nội dung mà người nghe trông đợi; Chuẩn bị chu đáo chủ đề hoặc
- 9 những luận cứ chính yếu của bài phát biểu; Phải có sự hiểu biết về người nghe; Làm cho bài diễn văn có phong cách riêng; Sử dụng ngôn ngữ trình bày phù hợp với đối tượng. Tác giả Brian Tracy (2018), với cuốn sách “Thuật hùng biện” [77] đã cho rằng: “Khả năng diễn thuyết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công” [77; tr.6]. Theo tác giả để có khả năng hùng biện tự tin và truyền đạt một cách thuyết phục người nói cần rèn luyện sự tự tin, tích cực và thoải mái trước đông người. Để bài nói chuyện trở nên hấp dẫn nhà hùng biện phải biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể, ngôn từ và ngữ điệu để thu hút người nghe; sử dụng khiếu hài hước, câu chuyện, trích dẫn và câu hỏi một cách chuyên nghiệp; tóm gọn vấn đề chắc chắn và thuyết phục... Tác giả Trác Nhã (chủ biên) (2018) [60] trong cuốn sách “Khéo ăn nói sẽ có được cả thiên hạ” đã nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ nói “trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi” [60; tr.5]. Trong hoạt động diễn thuyết việc sử dụng ngôn ngữ nói là yếu quyết định tạo THD của bài nói chuyện, tác giả cho rằng: “những lời nói đầu tiên vô cùng quan trọng. Phải nhanh chóng nắm được tâm lí người nghe, chuyện này không dễ, nếu phần mở đầu không thu hút thì sau đó dù có nói hay thế nào cũng khó khiến người nghe cảm thấy hứng thú” [60; tr.209]. Để tạo nên sự hấp dẫn của bài nói chuyện, người nói cần tạo sự hồi hộp để khơi dậy tâm l tò mò của người nghe, sử dụng ngôn ngữ mạnh dạn, sử dụng lợi ích thiết thân, tạo ra sự tương phản mạnh, trả lời trôi chảy khi được đặt câu hỏi, nên tỏ ra xúc động khi cần... * Những công trình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về TTM, thuật hùng biện, nghệ thuật nói chúng... có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: Trong cuốn “Thuật hùng biện” (2004) [87], tác giả Hoàng Xuân Việt đã tổng hợp những cách hiểu khác nhau về hùng biện của một số tư tưởng gia
- 10 nổi tiếng như: Cicéron, Hugues, Carssu, Platon, Montesquieu, Guénard, La Rochefoucauld, Bryan... từ đó tác giả cho rằng hùng biện là một phương thức truyền thông bằng lời nói trực tiếp và nó cũng gần nghĩa với phát biểu miệng. Điều đó được thể hiện trong câu nói của Crassu được tác giả trích dẫn ngay những trang đầu của cuốn sách: “Tôi cảm thấy chắc chắn không có gì đẹp đẽ bằng dùng lời nói để có thể bắt người ta hội hiệp lại chú ý nghe và dẫn dụ trí tuệ họ, lôi cuốn ý chí họ theo ý mình trong mọi phương diện” [87; tr.9]. Tác giả đã đưa những bước cơ bản để thực hiện hùng biện là soạn thảo và trình bày diễn văn. Tác giả Đông A Sáng (2007) (Biên soạn - dịch thuật) trong cuốn“Thuật hùng biện c a người Trung oa” đã khái quát về thuật hùng biện và ngôn ngữ học. Theo ông “thuật hùng biện (du thuyết, can gián, giao tiếp) xét bậc thấp là kĩ xảo; đạt đến trình độ cao là nghệ thuật; xét mục đích là sách lược, là mưu kế; xét về ý nghĩa đôi khi câu chuyện bao hàm ý nghĩa triết lí, triết học” [68; tr.9]. Xét theo ngôn ngữ học, thuật hùng biện là hoạt động của ngôn ngữ giao tiếp, liên quan đến nhiều nhân tố tham gia như: ngữ cảnh, chủ thể, đối tượng, những biện pháp tu từ được sử dụng... Trên cơ sở đó ông đã giới thiệu hàng chục thuật hùng biện khác nhau ở các thời kỳ lịch sử Trung Quốc. Theo ông các thuật hùng biện này thuộc về ba lĩnh vực: du thuyết, can gián và giao tiếp. Để minh chứng cho các thuật hùng biện này ông đã sưu tầm hơn 100 mẫu đối thoại và trên 20 mẩu chuyện l thú về phương pháp hùng biện của các nhân vật lịch sử Trung Hoa để chúng ta tham khảo [68]. Trong cuốn “Nguyên lý công tác tư tưởng, tập II” (2008) [37], tác giả Lương Khắc Hiếu cho rằng, TTM và tổ chức, hoạt động của BCV, tuyên truyền viên như là một trong những kênh thông tin quan trọng của công tác tư tưởng. Tác giả đã chỉ rõ khái niệm, vị trí, vai trò, ưu thế của TTM trong tương quan với những kênh thông tin tiến hành công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời tác giả phân tích làm rõ sự cần thiết của việc tổ chức xây dựng đội ngũ
- 11 BCV, tuyên truyền viên; đánh giá thực trạng và đưa ra những nội dung chủ yếu để đổi mới hoạt động BCV, tuyên truyền viên hiện nay. Tác giả Vũ Minh Thực (2008) trong Luận án Tiến sĩ Chính trị học: “Đổi mới công tác tuyền truyền miệng ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” [76], Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng. Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu về TTM trong và ngoài nước từ năm 2008 trở về trước; đồng thời tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề l luận cơ bản về công tác TTM ở đơn vị cơ sở trong quân đội như: khái niệm, vị trí, vai trò, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tiến hành TTM... Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp đổi mới công tác TTM ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay. Tác giả Nguyễn Hiến Lê (2012) [49] trong cuốn “Nghệ thuật nói trước công chúng” đã đề cập đến những đức tính cần có của người nói chuyện khi nói chuyện trước công chúng, cách soạn một bài diễn văn, nghệ thuật chinh phục thính giả, quá trình thực hiện bài nói chuyện. Trong quá trình soạn một bài diễn văn tác giả tập trung làm rõ những bước như: nghiên cứu đối tượng, lựa chọn vấn đề, lập dàn , lựa chọn tài liệu, lựa chọn ngôn ngữ văn phong và đặc biệt là quá trình luyện nói trước khi trình bày bài nói chuyện trước công chúng. Trong quá trình thực hiện bài nói tác giả nhấn mạnh những yếu tố tạo nên thành công của bài nói chuyện như: các thủ thuật ngôn ngữ (kể một chuyện lạ, đổi con số thành hình ảnh, đưa dồn dập các sự kiện, ngừng và lửng câu...), nắm bắt và tác động vào tâm l đối tượng và cuối cùng phải đưa đối tượng đến hành động. Tác giả Đinh Thị Mai (2013) trong Luận án Tiến sĩ Tâm l học: “Kỹ năng tuyên truyền bằng lời tư tưởng ồ Chí Minh về đạo đức c a báo cáo viên” [53], Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Tác giả luận án đã đưa ra tổng quan những công trình nghiên cứu về kỹ năng TT bằng lời mà thực chất đây chính là hoạt động TTM. Tác giả luận án đã hệ thống hóa những vấn đề l luận về kỹ năng TT “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”
- 12 bằng lời của BCV, từ đó đưa ra 3 tiêu chí (tính đầy đủ, tính thành thục và tính linh hoạt) và 2 nhóm kỹ năng TT bằng lời tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (Nhóm những kỹ năng chuẩn bị bài nói chuyện và nhóm những kỹ năng trình bày bài nói). Trên cơ sở l luận đã đưa ra, tác giả đã khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao kỹ năng TT bằng lời về tư tưởng Hồ Chí Minh trên khía cạnh đạo đức của BCV. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho luận án. Trong Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm của Học viện Báo chí và TT: “Những vấn đề lý luận, tổ chức và phương pháp tuyên truyền miệng c a Đảng” (2021) [40] do tác giả Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản về TTM như: khái niệm, vị trí, vai trò, ưu thế, hạn chế của TTM; TTM trong lịch sử truyền thống; cơ sở tâm l - sư phạm và ngôn ngữ của TTM; thao tác và kỹ năng chuẩn bị cũng như tiến hành phát biểu miệng; tổ chức đội ngũ BCV; phương pháp chuẩn bị bài phát biểu và phương pháp tiến hành bài phát biểu TTM... Có thể nói đây là một trong những công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện, đầy đủ nhất về TTM và hoạt động BCV của Đảng tính tới thời điểm hiện nay. Ban Tuyên giáo Trung ương [9], Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (2022), Tài liệu ội nghị tập huấn công tác tuyên truyền miệng năm 2022, Hà Nội. Cuốn sách gồm 3 chuyên đề: (1) Công tác TTM và hoạt động BCV, tuyên truyền viên; (2) Nắm vững và sử dụng một số kỹ năng để nâng cao chất lượng, hiệu quả TTM; (3) Kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm xây dựng đề cương và giới thiệu Nghị quyết của Đảng. Mỗi chuyên đề được viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đã phân tích những vấn đề l luận chung và làm rõ một số nghiệp vụ trong công tác TTM, được sơ đồ hóa và có các ví dụ minh họa giúp cho BCV dễ nắm bắt, có thể vận dụng được trong hoạt động thực tiễn. Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến TTM cũng như những hình thức gần với nó ở những góc độ khác nhau như: vị trí, vai trò
- 13 khái niệm, các yếu tố cấu thành hoạt động TTM, quá trình chuẩn bị và thực hành bài nói chuyện. Có một số tác giả đã chỉ rõ những yếu tố thuộc về điều kiện chủ quan và khách quan để tiến hành TTM, và nhiều tác giả đề cập đến những yêu cầu với người nói về phẩm chất, năng lực, kỹ năng thực hiện bài phát biểu miệng. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tính hấp dẫn của tuyên truyền miệng Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về THD của TTM song, ở một số công trình nghiên cứu về TTM, thuật hùng biện, nghệ thuật nói chuyện trước công chúng... nhiều tác giả cũng đã đã đề cập đến việc thu hút, lôi cuốn người nghe bằng: nội dung thông tin mới, thiết thực, đáp ứng nhu cầu; hình thức, phương pháp sử dụng phong phú, sinh động; khai thác triệt để sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật; các yếu tố phi ngôn ngữ, kỹ năng nói tốt; tận dụng tác động của các yếu tố của tâm l và vật l trong môi trường tuyên truyền ... Nghiên cứu về những vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: * Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Dale Carnegie với cuốn sách“Nghệ thuật nói trước công chúng”, Nxb Pocket Book, New York, 1947 [15]. Theo tác giả để có thể nói chuyện hấp dẫn việc đầu tiên là cần có sự chuẩn bị trước khi nói. Đó là sự chuẩn bị về tưởng bài nói và phát triển nó, thu thập tài liệu, tập diễn thuyết, đặt các câu hỏi và thảo luận với mọi người về chủ đề bài nói... Theo Dale Carnegie “Chuẩn bị kỹ trước khi nói, đó là đã hoàn thành chín phần mười bài diễn văn” [15; tr.35]. Thứ hai, cần phải tìm hiểu thính giả xem họ muốn gì, họ ước ao điều gì, công việc này là một nửa của cuộc chiến. Thứ ba, đó là phương pháp diễn đạt, theo tác giả “bạn nói gì không quan trọng bằng bạn nói như thế nào” [15; tr.171] và theo ông các phát biểu tốt là nói với giọng tự nhiện, thẳng thắn với âm lượng đủ nghe, âm điệu nhịp nhàng. Đặc biệt phải nói chuyện chân thành bằng cách đặt trái tim của mình vào lời nói để tạo nên rung
- 14 cảm mạnh mẽ nơi thính giả. Thứ tư, để nói chuyện hấp dẫn nhà diễn thuyết phải có phong cách riêng nó thể hiện qua cử chỉ phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt, nụ cười, tư thế, trang phục… đồng thời người nói cần quan đến các yếu tố như: không gian nói chuyện, ánh sáng, tiếng ồn… E.Phancôvích (1976) trong tác phẩm “Nghệ thuật diễn giảng” [66]. Tác giả cho rằng để hấp dẫn người nghe với các môn khoa học Mác - Lênin thì người nói cần phải chú những vấn đề như: giảng viên phải là người có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức; có tri thức, tầm hiểu biết sâu rộng; để nói tốt người giảng viên cần chuẩn bị nội dung bài giảng tốt mà đặc biệt chú đến những kiến thức mới trong từng lĩnh vực; để truyền tải nội dung bài giảng thu hút được sự chú của người nghe, yêu cầu giảng viên phải biết cách nói rõ ràng, chính xác và dễ hiểu… Muốn đáp ứng được yêu cầu này người giảng viên phải lao động miệt mài, tìm tòi và sáng tạo để đạt được kỹ năng diễn giảng. Dựa trên những kết quả nghiên cứu về tâm thế của nhà tâm l học Udnatde trong cuốn “Tâm lý học tuyên truyền” (1984) [59], tác giả S.A.Nadisasvili cho rằng, TT không chỉ là sự truyền đạt những nghĩ hoặc đảm bảo yêu cầu tâm l về giao tiếp giữa con người mà còn phản ánh toàn bộ hệ thống tính tích cực bên trong của con người, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm l và gây ra hành vi tương ứng. Mô hình của ông bao gồm: yêu cầu tâm l của quá trình giao tiếp và những yếu tố tham gia vào sự hình thành tâm thế. Mô hình này phải trả lời câu hỏi: Cần phải trình bày tài liệu TT như thế nào để có thể ảnh hưởng đến con người theo muốn? Theo S.A.Nadisasvili: (1) Nội dung TT cần phải đề cập tới những nhu cầu cơ bản, niềm tin tâm thế và nguyện vọng của đối tượng; (2) Những thông tin miêu tả những hiện tượng nhất định mà thiếu sự giải thích và bình luận thì hầu như không gây được ảnh hưởng nào đến tâm thế của con người... Trong cuốn “Ngôn ngữ c a cử chỉ, ý nghĩa c a cử chỉ trong giao tiếp” tác giả Allan Pease (1994) [65] đã nghiên cứu và chỉ ra nghĩa của các yếu tố không lời (phi ngôn ngữ) trong giao tiếp như: tư thế đứng, tư thế ngồi, ánh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 285 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 242 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 204 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 194 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 166 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 120 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn