Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay
lượt xem 11
download
Mục đích của luận án "Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay" là nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, từ đó khảo sát thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HOÀNG VĂN THÁI TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HOÀNG VĂN THÁI TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Chuyên ngành: Công tác tƣ tƣởng Mã số: 9.31.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Phạm Huy Kỳ HÀ NỘI - 2022
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng 3.1: Chỉ tiêu về hiện trạng giáo dục trung học cơ sở trung 98 bình 01 năm học (giai đoạn 2016 - 2020) ở tỉnh Bắc Ninh 2 Bảng 3.2: Chỉ tiêu về hiện trạng giáo dục trung học phổ thông trung 99 bình 01 năm học (giai đoạn 2016 - 2020) ở tỉnh Bắc Ninh 3 Bảng 3.3: Kết quả phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền 105 thông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo (giai đoạn 2016 - 2020) ở tỉnh Bắc Ninh STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 1 Biểu đồ 3.1: Sự phối hợp của các tổ chức, cơ quan trong 113 tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua 2 Biểu đồ 3.2: Mức độ đánh giá về nội dung tuyên truyền đạo 118 đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua 3 Biểu đồ 3.3: Mức độ sử dụng các phương pháp trong tuyên 119 truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua 4 Biểu đồ 3.4: Mức độ đánh giá về tính bổ ích của nội dung 126 tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 13 1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp .................................................................. 13 1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo viên phổ thông và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông ............. 25 1.3. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................................................. 40 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 44 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ..... 45 2.1. Đạo đức nghề nghiệp và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông........................................................................ 45 2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông........................................................... 54 2.3. Sự cần thiết của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông ở nước ta hiện nay ................................................ 76 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 87 Chƣơng 3: TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .............................................89 3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............... 89 3.2. Thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua ......... 102 3.3. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay................................................................. 133 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 140
- Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI ...........................142 4.1. Quan điểm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................... 142 4.2. Giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................. 149 Tiểu kết Chương 4 ......................................................................................... 172 KẾT LUẬN .................................................................................................. 174 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ................................................................................ 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 177 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 192
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa, phù hợp với nghề nghiệp riêng. Mỗi cá nhân con người trong xã hội bao giờ cũng đảm nhận một công việc nhất định và gắn với một nghề nghiệp cụ thể. Do vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nên nhân cách của mỗi chủ thể, hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ trong hoạt động của nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của mỗi người không tự nhiên mà có, nó phải do quá trình giáo dục của gia đình, xã hội và ý thức tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người mới có được. Từ góc độ xã hội, Đảng, Nhà nước và các thiết chế được lập ra phải chủ động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến những giá trị, chuẩn mực đạo đức chung của xã hội gắn với các chuẩn mực, giá trị riêng, đặc thù của từng lĩnh vực nghề nghiệp cho mỗi người. Vì thế, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp được xem là công việc của nhiều chủ thể trong xã hội, trong đó trước hết là các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền của Đảng. Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông là hoạt động nhằm truyền bá các quan điểm, quy tắc, chuẩn mực, hành vi đạo đức của nhà giáo, làm cho chúng trở thành nhân tố giữ vai trò định hướng, dẫn dắt ý thức và hành vi của đội ngũ giáo viên phổ thông trong quá trình thực hiện chức trách của mình. Giáo viên phổ thông là những người làm nghề dạy học trong hệ thống giáo dục của một quốc gia. Khi quan niệm dạy học là một nghề, nhà giáo dục học vĩ đại Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Sản phẩm của quá trình giáo dục là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc. Vì vậy, không được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người công nhân tồi có thể làm hỏng một
- 2 vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình, nhưng, một giáo viên phổ thông tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi”. Trong giai đoạn phát triển mới, xu thế hội nhập và phát triển như ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông... đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Theo đó, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này cũng trở thành chủ đề rất đáng quan tâm. Trong điều kiện bùng nổ thông tin, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông càng trở nên quan trọng để định hướng thông tin, làm cho đội ngũ giáo viên phổ thông tiếp nhận quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách đầy đủ, đúng đắn, giúp mỗi giáo viên hiểu rõ đạo đức nhà giáo; có thái độ, tình cảm, trách nhiệm, tôn trọng những quan điểm, quy tắc, chuẩn mực, hành vi đạo đức của nhà giáo và nhờ đó, có hành vi ứng xử đúng với quan điểm, quy tắc và chuẩn mực đạo đức của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Việc quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông chưa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu. Một bộ phận giáo viên phổ thông giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, thậm chí có giáo viên còn phạm tội, tham gia tệ nạn xã hội.
- 3 Bắc Ninh là một tỉnh giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị của tỉnh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương đã được quan tâm đầu tư toàn diện, theo hướng chuẩn và hiện đại; nhiều công trình trường học đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Các điều kiện phục vụ cho phát triển giáo dục và đào tạo đạt chuẩn ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước; tại thời điểm tháng 10/2017, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ở các cấp học đạt 91,5%; tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn đạt 100%, trong đó trên chuẩn đạt 85,3% (cao nhất cả nước). Đóng góp vào những thành tựu trên của ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh có vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền của Đảng và ngành giáo dục, trong đó có tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn những năm qua ở tỉnh Bắc Ninh cho thấy, nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông tuy đã được nâng cao nhưng chưa theo kịp thực tiễn. Một bộ phận giáo viên phổ thông còn có hành vi ứng xử chưa đúng với quan điểm, quy tắc và chuẩn mực đạo đức của nghề giáo trong hoạt động nghề nghiệp của mình, thậm chí còn có hành vi vi phạm pháp luật. Một bộ phận giáo viên phổ thông bị tác động bởi mặt trái kinh tế thị trường, có lối sống bàng quan, thực dụng; sa ngã trước sức cám dỗ của vật chất và sức hút của đồng tiền, dẫn đến những hành vi “lệch chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo. Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà giáo mà còn tác động xấu tới thế giới quan của học sinh. Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng giảm sút. Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do hoạt động tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua còn có những hạn chế, bất cập như: Một
- 4 số cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức về vai trò của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông chưa đầy đủ, đúng đắn. Việc tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng chưa thường xuyên, chưa chú trọng đổi mới khâu quán triệt, học tập nên vẫn còn một số cấp ủy, nhất là ở cơ sở, chưa coi trọng đúng mức việc học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng. Nội dung tuyên truyền chưa phong phú, phương thức tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của đội ngũ giáo viên phổ thông. Trình độ của đội ngũ cán bộ tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, internet. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng, phát hiện, tham mưu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa cao. Tuyên truyền điển hình, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt chưa đủ sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ đội ngũ giáo viên phổ thông. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, từ đó khảo sát thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây cần nghiên cứu:
- 5 - Tổng quan các công trình khoa học đã nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. - Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua và xác định những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh Bắc Ninh thời gian tới. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm những người quản lý và giảng dạy ở bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung, không gian và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (vì đội ngũ này giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh và chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối), từ năm 2016 đến năm 2020 (trọn 01 nhiệm kỳ Đảng bộ khóa XIX của tỉnh Bắc Ninh). - Địa bàn khảo sát: Luận án chọn mẫu khảo sát đại diện tại thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và 06 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài.
- 6 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án 4.1. Cơ sở lý luận Dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền, về đạo đức và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu của các tác giả có công trình liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp luận Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trong tình hình hiện nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Với phương pháp này, tác giả luận án đi từ cái chung, đó là khái niệm, phạm trù, cũng như những vấn đề lý luận cơ bản, cần thiết về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, để từ đó đi đến cái chi tiết của vấn đề mà luận án nghiên cứu - đó là tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, tác giả lại đi từ cái riêng, cái cụ thể để khái quát thành những nội dung, phương thức tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, liên kết từng mặt nghiên cứu đã được phân tích tạo ra hệ thống lý thuyết mới về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Dựa trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả luận án sẽ phân tích, đánh giá, xem xét trên các khía cạnh khoa học của công tác tư tưởng, chính trị - xã
- 7 hội. Qua đó, tổng hợp lại để có những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp này để tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên, cá biệt để đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu. Cụ thể là, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho tất cả đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mà không đi vào nghiên cứu từng người giáo viên phổ thông cụ thể. - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung. Luận án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu quan điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin có liên quan; cập nhật quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tuyên truyền đạo đức, những trào lưu và xu hướng phát triển của thời đại, cũng như hệ thống tri thức của nhân loại về giáo dục chính trị - tư tưởng trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Mặt khác, đây là đề tài mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, cho nên luận án đặc biệt quan tâm đến vấn đề tổng kết thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thông qua khảo sát thực tiễn, thu thập số liệu, điều tra xã hội học các đối tượng cần khảo sát. - Phương pháp lịch sử - logic: Là nghiên cứu theo tư duy lịch sử và tư duy logic, nghĩa là nghiên cứu quá trình lịch sử của sự hình thành tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Mỗi giai đoạn lịch sử đều phản ánh những quy luật và những vấn đề mang tính tất yếu của lịch sử trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. - Phương pháp điều tra xã hội học: Là sử dụng bảng maket để đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, những yếu kém của tuyên truyền đạo
- 8 đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để sử dụng phương pháp này, tác giả luận án đã xây dựng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn sâu, chọn mẫu có chủ định kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên (từ đội ngũ giáo viên phổ thông; chủ thể tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông; một số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; một số nhà khoa học; phụ huynh, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và người dân) trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và 06 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài. Phương pháp này giúp tác giả nghiên cứu những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thông qua các số liệu và các luận cứ minh chứng cụ thể. Do vậy, kết quả điều tra xã hội học thực tế là một trong những cơ sở để đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thông qua việc thiết kế và thực hiện các bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp này đã thu được phản hồi từ phía giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý giáo dục các cấp ở địa phương và chuyên gia. Đây là cơ sở để tác giả thuyết minh các luận cứ đã được trình bày trong luận án; cụ thể là tác giả đã tiến hành chọn mẫu gồm 200 phiếu điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Bắc Ninh và các địa phương trong tỉnh, cán bộ tuyên giáo, cán bộ ngành giáo dục, giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Việc chọn mẫu và sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đảm bảo yêu cầu khách quan, diện rộng để thu được kết quả chính xác và sát thực với thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Là việc lấy ý kiến từ các
- 9 chuyên gia nhằm tham vấn các vấn đề cơ bản, cốt lõi của đề tài. Trong đề tài này, tác giả luận án sẽ tiến hành lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn có kinh nghiệm nhằm thu thập những đánh giá khoa học về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay (vì vấn đề này còn nhiều quan điểm khác nhau). Chính từ quan niệm không thống nhất, cách vận dụng khi lập pháp, lập quy còn máy móc nên hiệu quả tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa cao. Do vậy, khi có ý kiến các chuyên gia, tác giả luận án sẽ tập hợp, nghiên cứu theo định hướng hợp lý và khoa học nhất để tìm ra bản chất mấu chốt của vấn đề cần nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phù hợp với lý luận khoa học và hiệu quả trên thực tiễn. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê số liệu, phân tích tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận - Hệ thống hóa, phân tích, phát triển lý luận để làm rõ các vấn đề cơ bản về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Cụ thể là: Phân tích sâu các khái niệm đội ngũ giáo viên phổ thông, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông, tuyên truyền đạo đức và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông. - Làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông gồm: Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức; kết quả tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông - tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyên truyền về nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông. - Làm rõ sự cần thiết của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, xuất phát từ vai trò và thực trạng đạo đức của đội
- 10 ngũ giáo viên phổ thông trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo; vai trò và thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trong thời gian qua và yêu cầu của công tác tư tưởng, tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên phổ thông trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Từ đó, giúp nhận thức sâu hơn một số vấn đề lý luận về tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông của các chủ thể có liên quan. 5.2. Về thực tiễn - Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trong thời gian qua, cả về ưu điểm và những hạn chế; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của thực trạng tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó có cả nguyên nhân của ưu điểm và nguyên nhân của hạn chế, luận án nêu bật những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đó là: Mâu thuẫn, bất cập trong nhận thức tầm quan trọng của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giữa chủ thể tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền; mâu thuẫn, bất cập giữa nội dung và phương thức tuyên truyền; mâu thuẫn, bất cập giữa nội dung, phương thức tuyên truyền và các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất 03 quan điểm đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đó là: Tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phải gắn với phát huy truyền thống tốt đẹp “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc, tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại và chú trọng phát
- 11 huy các giá trị truyền thống của vùng “Kinh Bắc”; gắn với triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Đảng; là trách nhiệm của Đảng, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và của bản thân mỗi giáo viên phổ thông, trực tiếp là những người làm công tác tuyên truyền và quản lý trong ngành giáo dục; đồng thời đề xuất 02 nhóm với 07 giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, bao gồm: Nhóm giải pháp tác động vào các yếu tố cấu thành tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Ninh về tầm quan trọng của tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; phát huy vai trò của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; phát huy vai trò của mỗi giáo viên phổ thông trong quá trình tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp; xây dựng nội dung tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đa dạng hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các phương thức tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; phát huy tối đa các điều kiện bảo đảm tính hiệu quả trong tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nhóm giải pháp tác động vào điều kiện xã hội khách quan góp phần đẩy mạnh tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật; hoàn thiện thể chế, cơ chế đánh giá, điều chỉnh hành vi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông; tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho đội ngũ giáo viên phổ thông.
- 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần giúp các cơ quan, tổ chức, chính quyền, các cơ sở giáo dục phổ thông có thêm căn cứ, cơ sở lý luận, thực tiễn, đề ra các giải pháp sát thực để quan tâm, chăm lo hơn nữa tới hoạt động tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thông qua một số giải pháp được đề xuất, luận án sẽ góp phần định hướng những giá trị, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và đội ngũ giáo viên trong phạm vi cả nước nói chung trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
- 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và tuyên truyền đạo đức nghề nghiệp 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp Trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo” của tác giả G.V. Ladutina, do tác giả Hoàng Anh biên dịch, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2010, trang 12-15, G.V. Ladutina đã trình bày lịch sử vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhà báo; hoạt động của đạo đức nghề nghiệp trong báo chí; quan điểm nghề nghiệp của nhà báo và các nguyên tắc cơ bản trong nghề báo. Tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề: Các nguyên tắc được xác định theo tiêu chí nào? Thế nào là “bổn phận nghề nghiệp” của nhà báo? Đằng sau các khái niệm “trách nhiệm nghề nghiệp” và “lương tâm nghề nghiệp” là gì?... Tác giả kết luận “Sự mở đầu của việc thiết lập bộ quy chuẩn có thể coi, một mặt là bằng chứng về sự xuất hiện các quan niệm đạo đức nghề nghiệp; mặt khác, là sự xác nhận rằng cuối cùng thì sự hình thành kéo dài nhiều thế kỷ của đạo đức nghề nghiệp nhà báo đã kết thúc và nó bắt đầu hành chức với mức độ hiệu quả như mong muốn”. Và đây chính là lời giải thích cho nghịch lý về “độ tuổi” của đạo đức nghề nghiệp nhà báo: Nó dường như “trẻ” hơn nghề báo nếu tính từ thời điểm thiết lập bộ các quy chuẩn, song đồng thời nó cũng “già” hơn nghề báo nếu tính từ thời điểm xuất hiện nhận thức về bản thân nó. Ngoài ra, tác giả còn phân tích các mối quan hệ giữa nhà báo với Tổ quốc, đất nước; nhà báo với nhân dân; nhà báo với Đảng Cộng sản; nhà báo với công chúng; nhà báo với nguồn tin; nhà báo với nhân vật trong tác phẩm: của mình; nhà báo với ban biên tập; nhà báo với đồng nghiệp trong và ngoài tòa soạn; nhà báo với cộng tác viên, thông tin viên... Những
- 14 kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về đạo đức nghề nghiệp. Trong luận án phó tiến sĩ năm 1992: “Các tiêu chí về đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp nhà báo”, nhà nghiên cứu báo chí người Nga I. A. Kumyganova viết: “Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, ngay từ thời điểm xuất hiện nghề báo thì đạo đức nghề nghiệp đã là một thành tố không thể tách rời của nó. Tức là trong quá trình hình thành các chức năng đặc thù của báo chí trong hệ thống các thiết chế xã hội, trong quá trình phân tách báo chí thành một nghề độc lập, đã xuất hiện sự nhận thức về đạo đức của con người làm trong ngành này”. Ông cho rằng, một xã hội phát triển phải biết đến hai hình thức tổ chức hoạt động: Nghiệp dư và chuyên nghiệp. Bất kỳ hoạt động nào, khi vừa xuất hiện cũng mang tính nghiệp dư. Nghiệp dư là thời kỳ đầu trong chặng đường phát triển của hoạt động và là hình thức tổ chức có tính sơ khai của nó. Hoạt động nghiệp dư có đặc điểm là được con người thực hiện theo sở thích cá nhân, không lệ thuộc vào khuôn khổ của các bổn phận nghĩa vụ nào đó, không có sự đào tạo cơ bản, không chịu trách nhiệm khắt khe về kết quả. Còn hoạt động chuyên nghiệp hình thành trong quá trình phân hoá xã hội của lao động trên cơ sở hoạt động nghiệp dư, thế nhưng nó không triệt tiêu hoạt động nghiệp dư mà cả hai song song cùng tồn tại. Sau khi trở thành loại công việc chính đối với con người, hoạt động chuyên nghiệp đã được bổ sung thêm những nét mới. Nó diễn ra dưới dạng thực hiện các bổn phận chức vụ trong khuôn khổ sự hợp tác với các thành viên khác của nó, có quan hệ chặt chẽ với việc chịu trách nhiệm về kết quả (sản phẩm), đòi hỏi sự đào tạo cơ bản, nói tóm lại, nó đã trở thành một nghề. Và như vậy, chúng ta thấy là một nghề (bất cứ nghề, nào cũng vậy) luôn ra đời sau cái hoạt động mà nó gắn bó. Những kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về tiêu chí đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp.
- 15 Trong bài: “Ethics Programs” (Chương trình giáo dục đạo đức), Journal of Business Ethics (1992) (Tạp chí Đạo đức kinh doanh), tác giả Brenner, S.N. cho rằng, “giáo dục đạo đức, nhất là giáo dục đạo đức kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi công ty. Vì vậy, việc làm sáng tỏ nội hàm của đạo đức kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh và tìm ra giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh là hết sức cần thiết”. Trong số các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh, tác giả cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là “tính trung thực trong kinh doanh và điều kiện, chế tài bảo đảm thực hiện đạo đức kinh doanh”. Tính trung thực trong kinh doanh là không lừa đảo, lừa dối, không làm giả, làm nhái hàng hóa, không trốn thuế, không đưa thông tin sai lệch cho khách hàng... Đây cũng chính là đạo đức nghề nghiệp mà các doanh nhân muốn thành đạt đều phải tuân thủ. Những kết luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu trong tác phẩm này giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để xây dựng lý luận về giáo dục đạo đức. Trong cuốn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc giải quyết mối quan hệ cá nhân - xã hội trong đạo đức của người cán bộ cách mạng”, Nhà xuất bản Chính trị, Hà Nội, năm 2010, trang 13-18 [58], tác giả Phạm Huy Kỳ cũng đã bàn khá kỹ “các khái niệm đạo đức, đạo đức cách mạng; cá nhân, xã hội; lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội; người cán bộ cách mạng, đạo đức người cán bộ cách mạng; mối quan hệ cá nhân - xã hội trong đạo đức người cán bộ cách mạng...”. Tác giả cũng đã phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh để đi đến khẳng định: “Đã là người cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng. Đạo đức của người cán bộ cách mạng là luôn luôn đặt lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Chỉ khi nào mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức và ý thức được như vậy mới đủ năng lực và bản lĩnh xử lý các tình huống mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình”. Những kết luận, nội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 286 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 244 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 214 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 199 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
249 p | 26 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 36 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
193 p | 75 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tỉnh Quảng Bình
198 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 53 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 168 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 121 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn