intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

66
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục đích của luận án là lý giải khoa học về những vấn đề lý luận, nội dung và các giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ nhằm phát huy lợi thế nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển của địa phương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH TÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH TÙNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Vũ Thanh Sơn 2. TS Lê Thị Thúy Nga HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thanh Tùng
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG 8 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã công bố 8 1.2. Các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước 17 1.3. Những khoảng trống và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG 34 2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan 34 2.2. Đặc điểm và nội dung của phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng 43 2.3. Vai trò của liên kết vùng đối với phát triển kinh tế biển của địa phương trong vùng 47 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng và bài học cho tỉnh Quảng Bình 50 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ 70 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ 70 3.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 -2017 77 3.3. Những hạn chế của phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ và vấn đề đặt ra cần giải quyết 113 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030 120 4.1. Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 120 4.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ 122 4.3. Những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ 125 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA Hiệp định khu vực tự do thương mại các quốc gia Đông Nam Á AKFTA Hiệp định khu vực tự do thương mại các quốc gia Đông Nam Á - Hàn Quốc APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao CNH Công nghiệp hóa DWT Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn chiều dài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn GVA Tổng giá trị gia tăng HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp MICE Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng, hội thảo, triển lãm NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODA Viện trợ phát triển chính thức PPP Mô hình hợp tác công - tư SXTM Sản xuất thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tổng sản phẩm và cơ cấu GRDP phân theo khu vực kinh tế của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 73 Bảng 3.2. Số lượng tàu có động cơ khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2017 77 Bảng 3.3. Sản lượng và giá trị khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2017 78
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1. Khái niệm về kinh tế biển 35 Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2017 72 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -2017 74 Biểu đồ 3.3. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010- 2016 theo phương thức nuôi trồng 81 Biểu đồ 3.4. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2017 82 Biểu đồ 3.5. Giá trị sản xuất của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2017 (theo giá so sánh 2010) 83 Biểu đồ 3.6: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chế biến thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 85 Biểu đồ 3.7. Giá trị thu từ dịch vụ cảng cá của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 -2016 87 Biểu đồ 3.8. Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo nguồn thu của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -2016 88 Biểu đồ 3.9. Số lượt khách du lịch đến tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -2017 90 Biểu đồ 3.10. Giá trị doanh thu du lịch và đóng góp của du lịch tỉnh Quảng Bình cho ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2017 91 Biểu đồ 3.11. Doanh thu vận tải đường thủy và kho bãi của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -2017 94 Biểu đồ 3.12. Phạm vi liên kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 105
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quảng Bình là địa phương có thế mạnh về biển, với bờ biển dài 116, 04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài). Quảng Bình nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, gần kề với đường xuyên Á qua quốc lộ 12A và Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (thông thương với Lào) là điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực. Với lợi thế rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển nhưng trong những năm qua, kinh tế biển ở tỉnh Quảng Bình vẫn mang đậm tính chất khai thác nhỏ, thiếu chiến lược phát triển đồng bộ, chưa phát huy và đánh thức hết tiềm năng, thế mạnh của biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng. Kinh tế biển vẫn còn nhỏ bé về quy mô, còn bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Điều đáng chú ý là việc phát triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, do vậy chưa tạo ra mối liên kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.Việc thiếu sự gắn kết với kinh tế vùng đã làm giảm hiệu quả và gây sự lãng phí nguồn lực phát triển. Trong quá trình khai thác, xây dựng, phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình đã bộc lộ nhiều bất cập của việc thiếu sự liên kết của chính các tác nhân trong quá trình đó, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu sự liên kết với kinh tế vùng làm cho kinh tế biển không thực sự trở thành động lực và
  9. 2 tác động lan toả đến các lĩnh vực khác. Trong xu hướng liên kết kinh tế và hợp tác hiện nay, việc lựa chọn thế mạnh để phát triển và liên kết kinh tế là yêu cầu bắt buộc đối với tỉnh Quảng Bình, điều đó xuất phát từ hạn chế của các nguồn lực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ... của địa phương. Hơn nữa, do phải tập trung nguồn lực cho một số mục tiêu trước mắt, nhằm tạo sự đột phá mạnh và sức lan tỏa rộng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên không có đủ nguồn lực cho tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, Quảng Bình không thể đứng ngoài xu hướng mở rộng không gian và liên kết kinh tế để tận dụng tối đa các nguồn ngoại lực đảm bảo tính liên tục của sự phát triển. Nhìn dưới khía cạnh các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào cũng phải được thực hiện đồng thời và tổng thể trên ba phương diện: i) khai thác vùng không gian biển (mặt biển, dưới biển, bầu trời trên biển); ii) khai thác vùng bờ biển (các cảng biển, bãi biển, khu kinh tế ven biển); iii) các lĩnh vực " hậu cần" cho kinh tế biển và các khu kết nối (vận tải biển, dịch vụ biển, chế biến sản phẩm khai thác biển, khoa học công nghệ, kết nối du lịch biển với tuyến du lịch đất liền, thị trường cho đầu ra của sản phẩm khai thác từ biển...). Để làm được điều đó phát triển kinh tế biển phải gắn với liên kết kinh tế vùng mới đảm bảo được đầy đủ nguồn lực thực hiện. Sự hợp tác và liên kết giữa kinh tế biển của một địa phương với vùng là hoạt động rất phức tạp và đa dạng, được triển khai giữa nhiều chủ thể, trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều mức độ hợp tác khác nhau. Trong mỗi mối quan hệ hợp tác, tùy vào mục tiêu liên kết và khả năng tận dụng được ưu thế của quá trình phân công lao động xã hội, chia sẻ các nguồn lực và năng lực cốt lõi của các chủ thể mà quá trình hợp tác có thể được triển khai theo phạm vi, qui mô và thời hạn khác nhau. Vì thế, khó có thể có một mô hình đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu của mọi mối quan hệ hợp tác. Phát triển kinh tế biển và liên kết kinh tế vùng trong thời gian tới đã trở nên cấp thiết và quan trọng trong chiến
  10. 3 lược phát triển kinh tế đất nước. Điều đó đã được Nghị số 36-NQ/TW ngày 22/12/2018 của Đảng chỉ rõ: Phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo hài hòa …giữa lợi ích giữa các địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh; phát huy tiềm năng lợi thế của biển [21, tr.82]. Với những phân tích trên, để khai thác kinh tế biển của Quảng Bình hiệu quả, cần phải đặt nó trong mối liên kết với kinh tế vùng nhằm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của địa phương, huy động tối đa nguồn lực ngoại sinh trong quá trình phát triển, vì vậy NCS chọn hướng nghiên cứu: "Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục đích của luận án là lý giải khoa học về những vấn đề lý luận, nội dung và các giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ nhằm phát huy lợi thế nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển của địa phương trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng, nội dung phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng, vai trò của liên kết vùng đối với sự phát triển kinh tế biển của địa phương trong vùng. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn của một số quốc gia trong khu vực và một số địa phương trong cả nước về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình. Thứ ba, phân tích thực trạng phát triển một số phân ngành trong kinh tế biển giai đoạn 2010 -2017 tại Quảng Bình và thực trạng liên kết giữa các phân
  11. 4 ngành đó với kinh tế vùng, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và đề ra biện pháp khắc phục. Thứ tư, Phân tích bối cảnh tác động đến sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2030, từ đó đưa ra các quan điểm cơ bản và hệ thống các giải pháp phát triển kinh tế biển, thúc đẩy mối liên kết giữa kinh tế biển của Quảng Bình với vùng BắcTrung Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển của Quảng Bình trên các lĩnh vực: thủy sản (đánh bắt, khai thác; nuôi trồng thủy sản; dịch vụ hậu cần nghề cá); du lịch biển; dịch vụ cảng biển, khu kinh tế ven biển trong liên kết kinh tế vùng. - Phạm vi không gian: Đối tượng, nội dung được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gắn với liên kết kinh tế vùng Bắc Trung Bộ ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2017 và tầm nhìn đến 2030 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu được dựa trên phương pháp luận khoa học Kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước; dựa trên các lý thuyết về kinh tế chính trị học, kết hợp sử dụng một số mô hình kinh tế về liên liên kết kinh tế, phát triển kinh tế biển trong mối liên kết với kinh tế vùng. Cách tiếp cận chủ yếu: - Tiếp cận hệ thống: xem xét tác động của phát triển kinh tế biển đến sự thúc đẩy phát triển của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản
  12. 5 xuất; sự phát triển của kinh tế biển trong tổng thể cấu trúc hợp phần của hệ thống kinh tế quốc dân. - Tiếp cận vùng: Đặt trong mối tương quan của các vùng kinh tế để phát huy lợi thế so sánh và chia sẻ hài hòa thành tựu phát triển của vùng. Giải quyết các vấn đề kinh tế riêng biệt của địa phương trong tương quan kinh tế - xã hội toàn vùng và liên vùng. - Tiếp cận liên ngành: Trên cơ sở yêu cầu các ngành kinh tế liên quan, có những luận giải và giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế biển, liên kết kinh tế biển với kinh tế ngành một cách toàn diện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị như: phương pháp so sánh, phương pháp logic, lịch sử, mô hình hóa, hệ thống hóa, thống kê, phân tích - so sánh, diễn dịch - quy nạp, nhằm làm nổi bật nội dung nghiên cứu của Luận án. Phương pháp duy vật biện chứng, trừu tượng hóa khoa học được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chung cho toàn bộ luận án. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tính toán và lượng hoá một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương từ niên giám thống kê nhằm xem xét thực trạng liên kết trong nội tại của kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình với vùng Bắc Trung Bộ - Phương pháp phân tích - so sánh dùng để so sánh các kết quả hoạt động kinh tế ở các thời kỳ khác nhau của kinh tế biển Quảng Bình nhằm dự báo, đưa ra những kết luận cần thiết, đồng thời được sử dụng để phân tích các hoạt động kinh tế - xã hội, đánh giá hiệu quả và xu thế phát triển của kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng - Phương pháp phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp: dùng để tổng hợp, khái quát lại những kết quả nghiên cứu nói trên trở thành hệ thống logic và hoàn chỉnh theo tư duy nghiên cứu của luận án. - Các công cụ kỹ thuật: Xử lý số liệu trên phần mềm vi tính Excel; Biểu đồ, và bảng hóa để minh họa.
  13. 6 4.3. Nguồn số liệu Tác giả khảo cứu, tổng hợp và thống kê từ các nghị quyết, văn kiện, số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng và Nhà nước (Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ, Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Quảng Bình, các báo cáo của Sở NN & PTNT, Sở Công thương, Sở Du lịch, Sở Lao động - thương binh và Xã hội của tỉnh); các kết quả đã công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện, các số liệu từ phương tiện thông tin đại chúng chính thống được công bố trên báo chí, website phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu đã được cập nhật tại tài liệu tham khảo của luận án. 5. Đóng góp mới của luận án Xây dựng khái niệm phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng, làm rõ đặc điểm, nội dung phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng của một địa phương. Chỉ ra vai trò của liên kết kinh tế vùng đối sự phát triển kinh tế biển của địa phương trong vùng. Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết của phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ. Đưa ra những quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế biển của Quảng Bình, giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ liên kết của kinh tế biển trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa học, lý luận, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng; chỉ ra đặc điểm, nội dung và vai trò của liên kết vùng đối với sự phát triển kinh biển của một địa phương.
  14. 7 Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển và sự liên kết giữa kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình với vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2017, luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân và những vấn đề tồn tại cần giải quyết, đề xuất những quan điểm giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng. Kết quả của luận án, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy Kinh tế chính trị, các nhà nghiên cứu, cho các công trình liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển trong liên kết vùng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 4 chương, 13 tiết.
  15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ĐÃ CÔNG BỐ 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế biển 1.1.1.1. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng phát triển kinh tế biển Kennon Breazeale (Foundation for the Promotion of Social Sciences and Humannities): "From Japan to Arabia: Ayutthaya's Maritime Relations with Asia - Từ Nhật Bản đến Ả rập: Quan hệ hàng hải của Ayutthaya với châu Á " [122]. Công trình đã đề cập đến các kết nối hàng hải xuyên quốc gia trên khắp châu Á, sự trao đổi giữa các mạng đại dương kéo dài từ Địa Trung Hải qua biển Ả Rập, Ấn Độ Dương và eo biển Malacka ra nước ngoài đến bờ biển Đông Việt Nam và Đông Á. Stefan Eklo: "Pirates in Paradise: A Modern History of Southeast Asia's Maritime Marauders - Cướp biển ở thiên đường: Lịch sử hiện đại của hàng hải Đông Nam Á " [132], đã phân tích điều kiện địa lý tự nhiên và sinh thái của con người và biển ở Đông Nam Á, nơi có đường vận tải biển nhộn nhịp nhất thế giới, từ đó chỉ rõ điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành, xây dựng phát triển các con đường thông thương trên biển nhằm phát triển thương mại trên biển trong quá trình đi tìm thị trường mới. Gerold Wefer, Frank Lamy, Fauzi Mantoura: "Marine science frontiers for Europe - Biên giới biển khoa học cho châu Âu" [115], nghiên cứu đã chỉ rõ Châu Âu là một lục địa với một tỷ lệ bờ biển tương đối cao, sự phát triển bền vững của tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển và cung cấp các dịch vụ dựa vào biển rất quan trọng cho sự thịnh vượng kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân châu Âu. Các bài viết nghiên cứu liên ngành về đại
  16. 9 dương, khí hậu, quá trình phát triển ven biển và khai thác thềm lục địa, hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học biển nhằm xây dựng một thiết chế quản lý, khai thác kinh tế biển theo hướng bền vững hơn. John. J. Hattendorf: "The Oxford Encylopedia of Maritime History - Bách khoa toàn thư về lịch sử hàng hải của Oxford" [119]. Đây là một cuốn bách khoa toàn thư của lịch sử hàng hải, trong phạm vi và chiều sâu, bao gồm toàn bộ lịch sử của nghề đi biển, từ công ty đóng tàu của Ai Cập cổ đại đến các tàu ngầm hạt nhân và tàu chở dầu của ngày hôm nay. Cuốn sách cung cấp một phương pháp tiếp cận tích hợp, nhấn mạnh mối quan hệ giữa lịch sử hàng hải và nhiều lĩnh vực liên quan, bao gồm cả lịch sử hải quân, đóng tàu, hàng hải và thiết bị khoa học, nghệ thuật hàng hải và văn học, thương mại và kinh tế, thăm dò và địa lý hàng hải, hải dương học và thủy văn, và luật hàng hải quốc tế. 1.1.1.2. Các nghiên cứu trên phương diện khai thác không gian biển Y.M.Yeung and David K.Y. Chu: "Fujian: A Coastal Province in Transition and Transformation - Phúc Kiến: Một tỉnh ven biển trong quá trình chuyển đổi"[132], đã khái quát quá trình phát triển kinh tế ven biển tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) trên các khía cạnh nông nghiệp, phát triển kinh doanh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Phân tích các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế ven biển và kinh tế biển ở khu vực này, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong việc thực thi những chính sách phát triển này. Don Hinrichsen: "Coastal waters of the world: trends, threats, and strategies - Vùng ven biển của thế giới: xu hướng, mối đe dọa và chiến lược" [113]. Cuốn sách là một nguồn tham khảo toàn diện về tình trạng của khu vực ven biển của thế giới, trình bày nguồn gốc của các mối đe dọa đối với nguồn tài nguyên ven biển, vùng biển từ những tác động của dân cư gây ô nhiễm, các hoạt động kinh tế không bền vững, thiếu kế hoạch quản lý ven bờ hợp lý gây nên. Trung tâm của cuốn sách là mười ba hồ sơ của các khu vực, được
  17. 10 trình bày trong một định dạng chuẩn cho phép để dễ so sánh chi tiết về dân số, tài nguyên, và thách thức quản lý về sự đối diện, cạnh tranh lẫn nhau của các vùng nước ven biển lớn nhất thế giới. Điều đáng tiếc là khi có trong tay đầy đủ cơ sở dữ liệu của các khu vực, tác giả lại không nghiên cứu sâu về cơ hội của các khu vực ven biển liền kề nhau về mặt địa lý cùng hợp tác, liên kết để phát triển, đồng thời nếu các khu vực này cùng thực hiện chung chiến lược hợp tác, liên kết sẽ giúp cho quá trình quản lý, khai thác, hoạch định chiến lược hiệu quả hơn. Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid: "The Asian experience in developing the maritime sector: Some case studies and lessons for Malaysia - Kinh nghiệm của châu Á trong phát triển ngành hàng hải: Một số nghiên cứu và bài học cho Malaysia" [126], nêu bật vai trò và tầm quan trọng của ngành khai thác tài nguyên biển, đặc biệt là ngành khai thác dầu khí và việc phải phân bổ nguồn lực hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ cho phát triển thương mại hàng hải khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa thấy được vai trò của sự liên kết giữa các ngành của kinh tế biển, đồng thời chỉ đề cập đến vai trò của nhà nước trong quản lý việc khai thác mà chưa thấy được vai trò của nhà nước trong việc xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết giữa các ngành kinh tế biển của Malaysia. Douglas D. Ofiara and Joseph J. Seneca: "Economic losses from marine pollution: a handbook for assessment - Sổ tay đánh giá: Các tổn thất kinh tế từ ô nhiễm biển" [112]. Nghiên cứu này cho thấy ô nhiễm biển gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành thủy sản và hiệu quả kinh tế khác của đại dương. Giá trị thiệt hại có thể được định lượng bởi các nhà kinh tế, nhưng việc định giá thường khó khăn, từ đó đề xuất việc đánh giá thiệt hại kinh tế từ ô nhiễm biển bằng các mô hình lý thuyết kinh tế có liên quan phải được áp dụng. Nghiên cứu này mới đề cập đến việc định giá thiệt hại từ ô nhiễm biển đối với ngành khai thác thủy sản, chưa thấy được sự tác động của chính các ngành trong khai thác
  18. 11 thủy sản tự gây ô nhiễm cho nhau như: ngành chế biến thủy sản lại xả nước thải gây hại cho ngành nuôi trồng thủy sản. Giải pháp triệt để cho vấn đề này là phải tổ chức liên kết các chủ thể sản xuất theo chuỗi giá trị và cần quy hoạch vùng sản xuất cho ngành thủy sản chưa được tác giả đề cập đến. Rachard Burroughs: "Coastal Governance - Quản trị vùng ven biển" [130]. Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan rõ ràng về cách Hoa Kỳ hiện đang quản lý và khám phá cách tiếp cận mới có thể làm cho bờ biển trong lành hơn. Dựa trên các đánh giá của quốc gia trong thời gian gần đây, tác giả giải thích lý do tại sao các kỹ thuật quản lý truyền thống sẽ không đầy đủ, dẫn đến các vùng nước bị ô nhiễm, thủy sản giảm, và làm hư hại môi trường sống, ông giới thiệu khung quản lý để tìm cách giải quyết những thiếu sót bằng cách xem xét các hệ thống tự nhiên và con người một cách toàn diện. Từ việc đánh giá những thành công và thất bại của quản trị, bao gồm các chủ đề: xử lý nước thải, nạo vét, đất ngập nước, rừng đầu nguồn, và thủy sản. Ông thấy rằng tạm thời, quá trình quản lý ngành, trong đó tập trung vào sự riêng biệt, sử dụng các vùng biển đã được thực hiện khá hiệu quả. Bằng cách tập trung vào phát triển chính sách, công trình này đã chỉ ra những thách thức đối với vùng ven biển trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đưa ra một số điểm gợi ý để phát huy thế mạnh của khu vực ven biển trong hỗ trợ khai thác biển nhằm phát triển kinh tế xã hội. Gary R.Morgan and DerekJ. Staples: "The history of industrial marine fisheries in Southeast Asia - Lịch sử ngành công nghiệp nghề cá ở Đông Nam Á"[116]. Báo cáo này đã chỉ ra việc áp dụng công nghệ đánh cá theo quy mô công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, một mặt đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho ngành khai thác thủy sản ở khu vực này, mặt khác nó lại làm suy kiệt nguồn cá tự nhiên. Nghiên cứu nêu rõ. những năm 1970 việc mở rộng các nhà máy chế biến cá ngừ đã khiến cho ngành khai thác cá đã chuyển nhanh sang phương thức công nghiệp. Khi nguồn cá cạn kiệt bởi những
  19. 12 phương pháp đánh cá mới, dẫn đến việc mở rộng các hoạt động đánh bắt cá của các hạm đội đánh bắt tới các khu vực khác. Sự mở rộng này gây ra các cuộc xung đột, bạo lực thường xuyên với ngư dân quy mô nhỏ ở một số vùng biển chồng lấn. Điều này đòi hỏi không chỉ đề ra các biện pháp như tái cơ cấu ngành công nghiệp khai thác, hợp tác khu vực được tăng cường trong ngành thủy sản như: thực thi, thu thập dữ liệu và nghiên cứu, mà còn đưa ra những giải pháp hợp tác khai thác có thể vừa đảm bảo tăng trưởng vừa đảm bảo tính bền vững, chỉ ra nguyên nhân xung đột trong quá trình khai thác, đánh bắt cá do mở rộng quy mô khai thác của các quốc gia khi áp dụng phương pháp mới, nếu tác giả đưa ra một được một số giải pháp để các quốc gia có vùng biển chồng lấn này hợp tác với nhau cùng khai thác, xây dựng các vùng liên kết kinh tế biển thì công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. 1.1.1.3. Các nghiên cứu trên phương diện khai thác dịch vụ hậu cần cho phát triển kinh tế biển Martin Stotford: "Maritime Economics Second edition - Kinh tế hàng hải phiên bản 2"[125]. Tác phẩm này nghiên cứu sự biến đổi của ngành vận tải biển trong hơn 20 năm qua, thông qua các cuộc cách mạng của ngành vận chuyển hàng cơ giới, đã thành công trong việc giảm chi phí và mở cửa lên thị trường toàn cầu, giới thiệu về cách thức vận chuyển hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, xem xét sự kết hợp lịch sử phát triển phức tạp của ngành vận tải biển với lý thuyết phân tích thị trường trên diện rộng, xem xét các thông tin chi tiết về thực tế về nhu cầu vận tải biển, đội tàu vận chuyển được cung cấp như thế nào, vai trò của các cảng biển, chi phí vận chuyển, mô hình toàn cầu của thương mại hàng hải, kinh tế học về đóng tàu biển, dự báo thị trường vận chuyển thương mại hàng hải. Cuốn sách tuy là cuốn giáo trình về vận chuyển thương mại hàng hải, nhưng thực sự có ích cho những nghiên cứu tiếp trong phát triển phân ngành kinh tế trong kinh tế biển.
  20. 13 Tác phẩm "Maritime Logistics A complete guide to effective shipping and port management- Dịch vụ hậu cần hàng hải: hướng dẫn quản lý cảng hiệu quả”[114] do Dong - Wook Song and Photis Panayides cùng các cộng sự nghiên cứu về dịch vụ hậu cần hàng hải. Cuốn sách ba phần cơ bản: Phần 1 giới thiệu dịch vụ hậu cần hàng hải, hướng dẫn để tạo ra giá trị của hậu cần hàng hải, các hoạt động chính của hậu cần hàng hải, đồng thời thông qua phân tích giao thông vận tải đa phương toàn cầu trong sự kết hợp với phương thức vận tải hàng hải, chỉ ra vai trò của con người trong quá trình sử dụng công nghệ thực hiện vận tải trong chuỗi vận tải toàn cầu. Phần 2 bao gồm các nghiên cứu liên quan đến việc quản lý dịch vụ hậu cần cho ngành vận tải biển, phân tích các thay đổi vị trí địa lý của quá trình liên kết cảng, các doanh nghiệp vận chuyển đang chuẩn bị cho các dịch vụ hậu cần dựa trên nguyên tắc "một cửa", để thực hiện được mục tiêu này phải tích hợp cổng vận chuyển và quản lý logistics nội địa, dịch vụ, hợp nhất chuỗi cung ứng vận chuyển và tăng hiệu suất vận chuyển tối đa. Phần 3 bao gồm những nghiên cứu về vấn đề quản lý hậu cần cho các cảng và các ngành liên quan. Điều đáng chú ý trong phần nghiên cứu này là các tác giả đã cố gắng đưa ra mô hình liên kết giữa đường sắt - đường hàng không - cảng khô - cảng biển để hình thành một chuỗi vận chuyển hàng hải quốc tế có hiệu quả. Để làm được điều đó cần sự quản lý hiệu quả của chính quyền, cảng chủ nhà phải thay đổi và thiết lập như "một điều phối viên, hỗ trợ và tích hợp trong cụm vận tải biển quốc tế, logistics và chuỗi cung ứng". Dickinson, Robert H: "Selling the Sea: An inside Look at the Cruise Industry - Bán biển: một cái nhìn từ bên trong ngành công nghiệp du thuyền" [110], tác giả giới thiệu về sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch trên biển và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ngành công nghiệp du lịch trong phát triển kinh tế biển. Trong đó, đã làm rõ vai trò quan trọng của giao thông đường thủy trong phát triển du lịch biển, sự khác biệt giữa loại hình giao thông đường thủy với các loại hình giao thông khác trong du lịch biển, nghiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2