intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay

Chia sẻ: Lin Yanjun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

72
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án có nội dung trình bày về cơ sở lý thuyết và thực tiễn xác định những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; tác động của những nhân tố chủ yếu tới sự vận động của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007-2021; dự báo chiều hướng vận động, tác động của những nhân tố chủ yếu tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027 và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ----------------------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Hà Nội - năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ----------------------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 9310206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN 1: PGS, TS. ĐẶNG CẨM TÚ 2 : PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ Hà Nội - năm 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ ―Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay‖ là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của các giảng viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ chân thành của đồng nghiệp, bạn bè, sự tận tình hướng dẫn của các thày, cô giáo, sự yêu thương, động viên của gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến hai người hướng dẫn PGS, TS. Đặng Cẩm Tú và PGS, TS. Nguyễn Thị Quế vì những định hướng, góp ý cùng với những lời động viên, khích lệ chân thành, kịp thời trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nhờ sự yêu thương, giúp đỡ quý báu này, tôi được tiếp thêm động lực và quyết tâm để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của mình. Tôi xin cảm ơn các thày, cô giáo đã trực tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức và đóng góp về mặt khoa học cho tôi trong quá trình học tập cũng như bảo vệ tại các hội đồng đánh giá chuyên môn. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, lãnh đạo Phòng Sau Đại học, Học viện Ngoại giao đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Cuối cùng, nhưng vô cùng quan trọng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ và các thành viên trong gia đình đã luôn yêu thương, quan tâm, đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận án. Bố, mẹ và gia đình luôn thấu hiểu, chia sẻ và động viên, giúp tôi vượt qua những giây phút khó khăn để có thể hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ..................19 1.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 19 1.1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai quốc gia theo lý thuyết quan hệ quốc tế ................................................................................................... 19 1.1.1.1. Luận điểm của chủ nghĩa hiện thực ......................................... 19 1.1.1.2. Luận điểm của chủ nghĩa tự do ................................................ 22 1.1.1.3. Luận điểm của chủ nghĩa kiến tạo ........................................... 24 1.1.2. Những nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai quốc gia theo cấp độ hệ thống, quốc gia và cá nhân/nhóm ............................................................... 27 1.1.2.1. Cấp độ hệ thống ....................................................................... 27 1.1.2.2. Cấp độ quốc gia ....................................................................... 28 1.1.2.3. Cấp độ cá nhân/nhóm............................................................... 29 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 30 1.2.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1956 đến trước năm 2007 ...................................................................................................................... 30 1.2.1.1. Giai đoạn 1956 -1972............................................................... 30 1.2.1.2. Giai đoạn 1973-1990................................................................ 32 1.2.1.3. Giai đoạn 1991-2006................................................................ 37 1.2.2. Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện (2007-2021).......................................... 40 1.2.2.1. Giai đoạn 2007-2015................................................................ 40 1.2.2.2. Giai đoạn 2016 - 2021.............................................................. 45
  6. Tiểu kết ................................................................................................................50 CHƢƠNG 2:TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TỚI SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2007 - 2021 ......52 2.1. Nhân tố quốc tế và khu vực.................................................................... 52 2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ................................................................... 52 2.1.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................... 52 2.1.1.2. Bối cảnh khu vực ...................................................................... 56 2.1.2. Tác động của nhân tố quốc tế và khu vực tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ......................................................................................................................... 59 2.1.2.1. Tác động tới động lực hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ vì mục tiêu phát triển và ảnh hưởng ................................................................. 59 2.1.2.2. Tác động tới chính sách cân bằng quyền lực vì lợi ích an ninh và chiến lược ............................................................................................... 64 2.2. Nhân tố bản sắc và lợi ích quốc gia ....................................................... 72 2.2.1. Nhận diện bản sắc và lợi ích quốc gia của Việt Nam .......................... 72 2.2.1.1. Bản sắc quốc gia của Việt Nam ............................................... 72 2.2.1.2. Lợi ích quốc gia của Việt Nam ................................................. 80 2.2.2. Nhận diện bản sắc và lợi ích quốc gia của Ấn Độ ............................... 82 2.2.2.1. Bản sắc quốc gia của Ấn Độ .................................................... 82 2.2.2.2. Lợi ích quốc gia của Ấn Độ..................................................... 89 2.2.3. Tác động của nhân tố bản sắc và lợi ích quốc gia tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ....................................................................................................... 91 2.2.3.1. Những tương đồng về bản sắc và lợi ích chung tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ..................................................................... 91 2.2.3.2. Những khác biệt về bản sắc và lợi ích riêng tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.............................................................................. 97 2.3. Nhân tố lãnh đạo ................................................................................... 100 2.3.1. Đặc trưng quy trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ ................................................................................................................. 101
  7. 2.3.1.1. Việt Nam ................................................................................ 101 2.3.1.2. Ấn Độ ..................................................................................... 102 2.3.2. Tác động của nhân tố lãnh đạo tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ....... 103 2.3.2.1. Tác động tới tư duy, quan điểm và đường lối đối ngoại của Việt Nam đối với Ấn Độ .............................................................................. 103 2.3.2.2. Tác động tới tư duy, quan điểm và chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Việt Nam ............................................................................ 105 Tiểu kết ..............................................................................................................109 CHƢƠNG 3: DỰ BÁO CHIỀU HƢỚNG VẬN ĐỘNG, TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TỚI QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ ĐẾN NĂM 2027 VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ..........111 3.1. Nhận xét về những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021........................................................................ 111 3.2. Dự báo chiều hƣớng vận động của những nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027 ............................................ 113 3.2.1. Nhân tố quốc tế và khu vực................................................................... 113 3.2.1.1. Quốc tế.................................................................................... 113 3.2.1.2. Khu vực................................................................................... 116 3.2.2. Nhân tố bản sắc và lợi ích quốc gia ..................................................... 120 3.2.2.1. Bản sắc và lợi ích quốc gia của Việt Nam ............................. 120 3.2.2.2. Bản sắc và lợi ích quốc gia của Ấn Độ .................................. 123 3.2.3. Nhân tố lãnh đạo .................................................................................... 127 3.2.3.1.Việt Nam .................................................................................. 127 3.2.3.2. Ấn Độ ...................................................................................... 130 3.3. Dự báo chiều hƣớng tác động của những nhân tố chủ yếu tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2027 ................................................................ 131 3.3.1. Tác động thúc đẩy .................................................................................. 131 3.3.2. Tác động cản trở..................................................................................... 134 3.3.3. Các kịch bản quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ............................................ 136
  8. 3.4. Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ............................................... 139 Tiểu kết ..............................................................................................................146 KẾT LUẬN .......................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..........151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152 PHỤ LỤC ..........................................................................................................176
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ÂĐD-TBD Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ASEAN Defence Ministers’ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+ Meeting Plus ASEAN mở rộng The Asian Infrastructure Ngân hàng Phát triển hạ tầng AIIB Investment Bank châu Á Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - APEC Cooperation Thái Bình Dương ARF Asian Regional Forum Diễn đàn Khu vực châu Á Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Nations Nam Á BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ BRI Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai - Con đường Khối bao gồm các nền kinh tế mới Brazil, Russia, India, China, BRICS nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung South Africa Quốc, Nam Phi CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương CHND Cộng hòa Nhân dân Cambodia, Laos, Myanmar Campuchia - Lào - Myanmar - Việt CLMV and Vietnam Nam CNTT Công nghệ thông tin COC Code of Conduct Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và CPTPP Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans - Pacific Partnership DCCH Dân chủ Cộng hòa Declaration on Conduct of the Tuyên bố về ứng xử của các bên ở DOC Parties in the South China Sea Biển Đông ĐNA Đông Nam Á
  10. EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á EU European Union Liên minh châu Âu European-Vietnam Free Hiệp định Thương mại tự do Liên EVFTA Trade Agreement minh châu Âu - Việt Nam FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái FOIP Free and Open Indo-Pacific Bình Dương Tự do và Rộng mở FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu GMS Greater Mekong Subregion vùng Mê Kông mở rộng Nhóm 20 Bộ trưởng Tài chính và G20 Group of Twenty Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới GW Gigawatt Đơn vị đo công suất điện HĐBA Hội đồng Bảo an HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế INC Indian National Congress Đảng Quốc Đại Liên minh Năng lượng Mặt trời ISA International Solar Alliance Quốc tế Indian Technical and Chương trình Hợp tác Kinh tế và ITEC Economic Cooperation Kỹ thuật Ấn Độ KH-CN Khoa học - Công nghệ KH-KT Khoa học - Kỹ thuật KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn Millennium Development MDGs Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Goals MEA Ministry of External Affairs Bộ Ngoại giao (Ấn Độ) MGC Mekong - Ganga Cooperation Hợp tác Mê Kông - Sông Hằng MOD Ministry of Defence Bộ Quốc phòng (Ấn Độ)
  11. Trung tâm Thông tin và Dự báo NCIF Kinh tế - Xã hội Quốc gia (Việt Nam) NDB New Development Bank Ngân hàng Phát triển mới Newly Industrialized NICs Các nước công nghiệp mới Countries Hội đồng Cố vấn An ninh Quốc gia NSC National Security Advisor (Ấn Độ) Hội đồng An ninh Quốc gia (Ấn NSC National Security Council Độ) NSG Nuclear Suppliers Group Nhóm các nước cung cấp hạt nhân NXB Nhà xuất bản Official Development ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức Assistance Văn phòng Thủ tướng Chính phủ PMO Prime Minister's Office (Ấn Độ) QUAD Quadrilateral Security Dialogue Đối thoại Tứ giác An ninh (Bộ Tứ) Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn RCEP Economic Partnership diện khu vực South Asian Association for SAARC Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á Regional Cooperation Shanghai Cooperation SCO Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Organization The Southeast Asian Nuclear- Hiệp ước Ðông Nam Á không có SEANWFZ Weapon-Free Zone Treaty vũ khí hạt nhân Treaty of Amity and Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị TAC Cooperation in Southeast Asia Đông Nam Á TBCN Tư bản chủ nghĩa TP Thành phố TS Tiến sĩ UBHH Ủy ban hỗn hợp The United Nations Convention Công ước Liên hợp quốc về Luật UNCLOS on the Law of the Sea biển
  12. The United Nations Chương trình Phát triển của Liên UNDP Development Programme hợp quốc United Nations Peace- Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên UNPKO Keeping Operations hợp quốc Liên minh Tiến bộ Thống nhất (Ấn UPA United Progressive Alliance Độ) USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới WB World Bank Ngân hàng Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa
  13. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Ấn Độ (2007-2015) ...43 Bảng 1.2: Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Ấn Độ (2016-2021) .....49
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài ―Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay‖ làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế vì hai lý do chính: Một là, do tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Ấn Độ là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam (cùng với Trung Quốc và Liên bang Nga). Với những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời, được phát triển trên cơ sở tạo dựng nền móng, dày công vun đắp của hai vị lãnh tụ tiền bối kiệt xuất là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru cùng các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ vào năm 1978 là “mối quan hệ trong sáng như bầu trời không gợn bóng mây” [140]. Xuất phát từ những tiền đề đó, quan hệ hai nước trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, nhất là sang những thập niên đầu thế kỷ XXI. Ngày 6/7/2007 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương, khi lãnh đạo hai nước quyết định nâng tầm mối quan hệ truyền thống lên đối tác chiến lược trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ấn Độ coi Việt Nam là người bạn đáng tin cậy, một trụ cột quan trọng trong chính sách Hướng Đông/Hành động hướng Đông. Việt Nam khẳng định ủng hộ chính sách Hướng Đông/Hành động hướng Đông và ủng hộ Ấn Độ đóng vai trò quan trọng hơn tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, đặc biệt tại Liên hợp quốc và các cơ chế hợp tác đa phương do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm nòng cốt. Vào tháng 9/2016, trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Việt Nam, hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Trên phạm vi thế giới, trọng tâm quyền lực đang dịch chuyển từ Tây sang Đông. Tại châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (ÂĐD-TBD), cấu trúc khu vực đang trong quá trình định hình dưới tác động mạnh mẽ của sự điều chỉnh chính sách, quan hệ và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ; sự phát triển và gia tăng của toàn cầu hóa cùng những mặt trái; cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) 4.0 và sự nổi lên của các vấn đề an ninh truyền thống, đe dọa hòa bình và phát triển. Là quốc gia lớn nhất Nam Á, có ảnh hưởng mạnh ở Ấn Độ Dương,
  15. 2 với quy mô dân số đứng thứ hai thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong nhiều năm, tiềm lực quân sự xếp thứ tư thế giới cũng như tầm ảnh hưởng chính trị, ngoại giao, văn hóa của mình, Ấn Độ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực ÂĐD-TBD. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ do đó cũng là một trọng tâm trong chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới, khu vực đã, đang và sẽ tiếp tục có những thay đổi mạnh mẽ, phức tạp, Việt Nam và Ấn Độ đứng trước những yêu cầu mới về mục tiêu và lợi ích cả đối nội, đối ngoại, theo đó cần xây dựng tầm nhìn mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để phục vụ tốt hơn các nhu cầu, lợi ích, mục tiêu của hai nước trong tình hình mới. Để làm được như vậy, việc nghiên cứu làm rõ các nhân tố tác động đến mối quan hệ này, trên cơ sở đó xác định những định hướng phù hợp trong quan hệ với Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với Việt Nam. Hai là, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ trước đến nay chủ yếu tiếp cận từ góc độ lịch sử và thực tiễn triển khai quan hệ, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động tới quan hệ hai nước, xác định dựa trên khung phân tích theo các luận điểm của các học thuyết quan hệ quốc tế và tiếp cận chính sách đối ngoại. Việc xác định, phân tích làm rõ các nhân tố tác động trong giai đoạn 2007 - 2021 và dự báo sự vận động của các nhân tố đó trong thời gian tới (đến năm 2027) sẽ cung cấp cơ sở khoa học để dự báo tác động của các nhân tố tới quan hệ hai nước, trên cơ sở đó khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Nhìn lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, có thể khẳng định đây là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, tốt đẹp. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn quan hệ hai nước lại cho thấy một nghịch lý, đó là sự hợp tác thực chất giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng và cấp độ quan hệ. Từ đó đặt ra các câu hỏi: Những nhân tố nào tác động đến quan hệ hai nước giai đoạn 2007 -2021 và mức độ, chiều hướng tác động ra sao? Sự vận động và tác động của các nhân tố đó trong thời gian tới sẽ như thế nào? Việt Nam cần có chính sách gì trong quan hệ với Ấn Độ để tăng cường hiệu quả hợp tác? Việc tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực, đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ hoạch định, triển khai chính sách của Việt Nam đối với Ấn Độ nói riêng, với khu vực và thế giới nói chung, đồng thời đóng góp vào những mảng còn thiếu trong những nghiên cứu hiện có về chủ đề này.
  16. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và Ấn Độ 2.1.1. Về chính sách đối ngoại Việt Nam * Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Carlyle A. Thayer & Ramses Amer (1999), Vietnamese Foreign Policy in Transition (Chính sách đối ngoại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi), Palgrave Macmillan, London: trình bày về những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các tác giả cho rằng, chính sách đối ngoại của Việt Nam có sự thay đổi từ việc lấy hệ tư tưởng làm chính sang việc lấy lợi ích quốc gia dân tộc là chủ đạo. Ngoài ra, các tác giả cũng nêu bật chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam. David Elliott (2012), Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (Thế giới đang thay đổi: Sự chuyển đổi của Việt Nam từ Chiến tranh Lạnh sang Toàn cầu hóa), Oxford Universty Press: phân tích sự thay đổi trong nhận thức của tầng lớp tinh hoa ở Việt Nam, từ chịu ảnh hưởng nặng nề của ý thức hệ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh sang một giai đoạn mới bị chi phối bởi yếu tố kinh tế thị trường của thời kỳ toàn cầu hóa. Carlyle A. Thayer (2015), Vietnamese Diplomacy, 1975 - 2015: From Member of the Socialist Camp to Proactive International Intergration (Ngoại giao Việt Nam: Từ một thành viên của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) đến chủ động tích cực hội nhập quốc tế), VNU Journal of Social Sciences and Humanities Vol.1, No.3: phân tích chính sách đối ngoại của Việt Nam qua ba giai đoạn: 1975 - 1991 (Việt Nam từ một thành viên của khối XHCN trở thành thành viên của cộng đồng quốc tế); 1991 - 2006 (Việt Nam thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại bằng cách phát triển các mối liên kết kinh tế, quan hệ chính trị với các cường quốc chủ chốt ở châu Á, châu Âu, Đông Nam Á (ĐNA) và tham gia các tổ chức khu vực); 2006 - 2015 (Việt Nam khẳng định vai trò quốc tế bằng việc củng cố những mối quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc chính trên thế giới, ở châu Á và theo đuổi chính sách chủ động tích cực hội nhập quốc tế). * Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội: nghiên cứu có tính hệ thống về đường lối và quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Cuốn sách làm rõ cơ sở hoạch định chính sách, quá trình đổi mới tư duy và nội
  17. 4 dung chính sách đối ngoại; các bước triển khai chính sách đối ngoại; đánh giá kết quả thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạch định chính sách. Vũ Dương Ninh (2015), Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong 70 năm (1940 - 2010). Cuốn sách đã trình bày những nội dung cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam và những diễn biến trong quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới trong từng giai đoạn lịch sử. Thông qua đó, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá chung và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đây là cuốn sách tham khảo hữu ích, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan, khái quát về chính sách đối ngoại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Vũ Dương Huân (2016), Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội: đề cập đến nhiều nội dung quan trọng trong hoạt động ngoại giao và chính sách đối ngoại theo quan điểm và những đúc kết quý báu từ quá trình nghiên cứu về ngoại giao và chính sách đối ngoại của tác giả. Lê Hoài Trung (Chủ biên) (2017), Đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội: đúc kết các cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai đối ngoại đa phương của Việt Nam trong hơn ba thập niên kể từ khi đổi mới toàn diện đất nước (năm 1986). Từ đó, các tác giả đưa ra những nhận định, dự báo đối với đối ngoại đa phương trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời đề xuất các định hướng dài hạn và biện pháp triển khai đối ngoại đa phương của Việt Nam nhằm tiếp tục đóng góp hiệu quả cho việc thực hiện các mục tiêu đối ngoại của đất nước. Bộ Ngoại giao (2020), Ngoại giao Việt Nam 2001-2015, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội: là một công trình nghiên cứu công phu, phân tích đầy đủ, sâu sắc tất cả các góc cạnh của đối ngoại Việt Nam trong 15 năm đầu thế kỷ XXI (2001-2015). Cụ thể: ngoại giao song phương, đa phương; ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa; thông tin đối ngoại và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; công tác biên giới, lãnh thổ và biển đảo; các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Cuốn sách được thực hiện bởi tập thể những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, với sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các cán bộ ngoại giao lão thành cùng các đơn vị, chuyên gia trong và ngoài Bộ Ngoại giao.
  18. 5 2.1.2. Về chính sách đối ngoại của Ấn Độ * Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Rajiv Sikri (2009), Challenge and Strategy: Rethinking India's Foreign Policy (Thách thức và Chiến lược: Suy nghĩ lại về chính sách đối ngoại của Ấn Độ), SAGE Publications, India: xem xét những thách thức trong chính sách đối ngoại hiện nay của Ấn Độ từ quan điểm chiến lược và định hướng chính sách. Tác giả phân tích các yếu tố và xu hướng dài hạn trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ; đồng thời nêu lên quan điểm đánh giá lại các phương pháp tiếp cận trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ nếu nước này trở thành một nước lớn, có vai trò quan trọng trên thế giới trong thế kỷ XXI. Cuốn sách tập trung đánh giá vị trí, vai trò của các quốc gia láng giềng gần gũi và có tính chiến lược đối với Ấn Độ. Tác giả cũng xem xét các vấn đề quan trọng như an ninh năng lượng, ngoại giao kinh tế, sự tương tác giữa quốc phòng và ngoại giao.... Cuốn sách là một đóng góp có giá trị trong nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Jakub Zajączkowski, Jivanta SchÖttli, Manish Thapa (2014), India in the Contemporary World: Polity, Economy and International Relations (Ấn Độ trong thế giới đương đại: Chính trị, Kinh tế và Quan hệ quốc tế), Routledge: tiếp cận trên các phương diện địa - chính trị, địa - kinh tế, lịch sử, chính trị, văn hóa, ngoại giao, an ninh truyền thống và phi truyền thống để đi sâu nghiên cứu, luận giải nhiều vấn đề liên quan đến chính sách và quan hệ đối ngoại của Ấn Độ. Các vấn đề được đề cập trong cuốn sách bao gồm chính sách đối ngoại của Ấn Độ trên quan điểm khu vực; quan hệ Ấn Độ - Pakistan và vai trò của Trung Quốc; sự tranh giành ảnh hưởng và xác định vị trí của Ấn Độ và Trung Quốc ở ĐNA; chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh; cách tiếp cận về an ninh và giải quyết xung đột của Ấn Độ; cơ hội hợp tác và thách thức trong quan hệ đối tác phát triển giữa Ấn Độ và Mỹ, quan hệ giữa Ấn Độ với EU (Liên minh châu Âu) trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nhận định quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam là mối quan hệ hữu nghị, đặc biệt, có truyền thống lâu đời thông qua sự giao lưu giữa hai nền văn hóa trong lịch sử. * Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội: đề cập đến những thành tựu mà Ấn Độ đạt được trên hai lĩnh vực chủ yếu là kinh tế và đối ngoại, trong đó tác giả chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ bao gồm những nhân tố chủ quan và khách quan; quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối
  19. 6 ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng, các nước lớn, các khu vực chủ yếu trên thế giới; những thành tựu sau 10 năm điều chỉnh chính sách bao gồm chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1991-2000. Nguyễn Thị Quế, Đặng Đình Tiến (2017), Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội: phân tích chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XXI như cơ sở hình thành, nội dung chính sách, quá trình triển khai và tác động của chính sách đến quan hệ quốc tế và Việt Nam. Cuốn sách cũng dành một phần để phân tích tác động của chính sách đối ngoại Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI đến Việt Nam. Trong khi phân tích tác động, hai tác giả đã khái lược quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, KH-CN, giáo dục - đào tạo và văn hóa. Đồng thời, hai tác giả cũng đánh giá sơ bộ những thuận lợi, thách thức từ bên trong và bên ngoài tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; trên cơ sở đó, phân tích triển vọng quan hệ và khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Ấn. 2.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ * Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Sudhir Devare (2005), India and Southeast Asia: Towards Security Convergence (Ấn Độ và ĐNA: Hướng tới sự hội tụ về an ninh), ISEAS/Capital: phân tích tình hình an ninh, chính trị trên thế giới với những thuận lợi và khó khăn, ảnh hưởng đến môi trường hợp tác chung giữa Ấn Độ và ĐNA, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hình hình khó khăn không thể che lấp tiềm năng hợp tác to lớn giữa Ấn Độ và các nước ĐNA. Tác giả đưa ra những nội dung cốt lõi trong quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và các quốc gia ĐNA, đồng thời làm rõ sự phát triển của mối quan hệ này qua các thời kỳ lịch sử. Qua đó, tác giả đề xuất những kế hoạch hành động, tầm nhìn trong tương lai cho quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - ASEAN vì mục tiêu hòa bình, phát triển và thịnh vượng. Dipanka Banedi (2005), India and Southeast Asia in the XXI Century (Ấn Độ và ĐNA trong thế kỷ XXI), Ma Gien Dipanka, New Delhi: tập trung phân tích vai trò của quan hệ Ấn Độ - ĐNA trong thế kỷ XXI. Ấn Độ đang phấn đấu trở thành một cường quốc khu vực, một cực có vai trò chi phối thế giới, nên việc tăng cường quan hệ toàn diện với các nước ASEAN nói chung và với Việt Nam nói riêng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của quốc gia này. Rajiv K. Bhatia (2014), India-Vietnam: Agenda for Strengthening Partnership (Ấn Độ - Việt Nam: Chương trình nghị sự tăng cường quan hệ đối
  20. 7 tác), Shipra Publications: khẳng định Ấn Độ và Việt Nam là hai người bạn thực sự của nhau với mối quan hệ chung thủy, lâu đời. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam ngày càng đạt được sự tin cậy lẫn nhau và hứa hẹn những bước phát triển mới do sự tăng trưởng kinh tế cao của cả Ấn Độ và Việt Nam, sự tăng cường hợp tác chính trị, an ninh - quốc phòng, năng lực KH-CN, những tương đồng văn hóa và quan điểm tương đồng về các vấn đề toàn cầu, khu vực và song phương. Nhiều số liệu trong công trình nghiên cứu là những tư liệu quý, giúp các nhà khoa học có dữ liệu phân tích, đánh giá về quan hệ hai nước. Shantanu Srivastava (2016), 40 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Ấn Độ và chặng đường phía trước (Four Decades of India - Vietnam Economic and Commercial Relations & the Way Forward), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội: bao gồm hai nội dung lớn là 40 năm quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Ấn Độ và triển vọng trong thời gian tới. Trong công trình nghiên cứu, tác giả khẳng định Ấn Độ và Việt Nam là hai người bạn thực sự của nhau với mối quan hệ thủy chung, son sắt. Tác giả khảo lược, phân tích bốn thập kỷ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ. Số liệu trong công trình nghiên cứu là những tư liệu quý giúp các nhà khoa học có cứ liệu phân tích, đánh giá về quan hệ hai nước. Đồng thời, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và Ấn Độ nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác. Tridib Chakraborti (2003) (Nguyễn Ngọc Thúy dịch), Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Một tình bạn hướng Đông đã được thử thách qua thời gian, Tạp chí Nghiên cứu ĐNA, số 5: đề cập đến tình hữu nghị truyền thống Ấn Độ - Việt Nam vốn được thử thách qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập và những thử thách trong giai đoạn hiện đại. * Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Vũ Dương Ninh (1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội: đề cập ngắn gọn tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ với những mối liên hệ về văn hóa từ trong lịch sử. Đây được coi là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, có giá trị toàn diện nhất về lịch sử Ấn Độ cho đến nay tại Việt Nam. Tuy nội dung về quan hệ hai nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ dung lượng của cuốn sách, nhưng là một tư liệu đáng tin cậy về lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam - Ấn Độ. Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (Chủ biên) (1997), Ấn Độ xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội: đã dành một phần để trình bày về chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, không liên kết của Ấn Độ, trong đó các tác giả đề cập tới quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2