intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

186
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỦM PHĂN PHỈU KHÊM PHON CHÊT L¦îNG Tæ CHøC C¥ së §¶NG THUéC §¶NG Bé Bé AN NINH CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI ®o¹n HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2016
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỦM PHĂN PHỈU KHÊM PHON CHÊT L¦îNG Tæ CHøC C¥ së §¶NG THUéC §¶NG Bé Bé AN NINH CéNG HßA D¢N CHñ NH¢N D¢N LµO GIAI ®o¹n HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN 2. TS. NGÔ BÍCH NGỌC HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016 Tác giả Hủm Phăn Phỉu Khêm Phon
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 7 1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả ở Việt Nam 12 Chương 2: CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 26 2.1. Đảng bộ Bộ An ninh và tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 26 2.2. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 46 Chương 3: CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 65 3.1. Thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 65 3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm 83 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 109 4.1. Những yếu tố tác động, mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 109 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 117 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC 153
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANND : An ninh nhân dân ANQG : An ninh quốc gia CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NDCM : Nhân dân cách mạng TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng TS,VM : Trong sạch, vững mạnh TTATXH : Trật tự an toàn xã hội VMTD : Vững mạnh toàn diện
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) "là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở". Do đó, chất lượng của TCCSĐ là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào luôn quan tâm xây dựng, củng cố TCCSĐ về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế. An ninh nhân dân (ANND) là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng NDCM và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG) và giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH); quản lý nhà nước về bảo vệ ANQG và TTATXH; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH; tổ chức xây dựng lực lượng ANND - lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH; quản lý nhà nước các lĩnh vực do Bộ An ninh Lào quản lý theo quy định của luật pháp nước CHDCND Lào. Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy Bộ An ninh và lãnh đạo Bộ An ninh Lào xác định phải xây dựng lực lượng an ninh, trước hết là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào thực sự trong sạch, vững mạnh (TS,VM). Đây là vấn đề quan trọng, vừa thường xuyên, vừa cấp bách trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng ANND. TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào được lập ở các đơn vị an ninh ở cơ sở. Do tính chất, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các đơn vị cơ sở có nét đặc thù riêng, nên có nhiều loại hình TCCSĐ khác nhau.
  7. 2 Trong những năm qua, quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào, Đảng ủy Bộ An ninh Lào đã tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố các TCCSĐ trong lực lượng an ninh nói chung và TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào nói riêng TS,VM. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, xây dựng lực lượng ANND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước CHDCND Lào và là lực lượng tin cậy của Đảng NDCM Lào. Tuy nhiên, việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Vẫn còn một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ, do đó chưa thường xuyên quan tâm đến việc củng cố, xây dựng tổ chức đảng TS,VM. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ chưa phát huy được vai trò lãnh đạo đối với công tác chuyên môn và công tác tổ chức cán bộ. Việc đánh giá chất lượng TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên ở nhiều tổ chức đảng còn mang tính hình thức, chưa đúng thực chất. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng còn hạn chế ở một số TCCSĐ. Công tác quản lý đảng viên ở một số TCCSĐ lỏng lẻo, còn nặng về quản lý thông qua hồ sơ, chưa chú trọng quản lý các mặt hoạt động khác như phẩm chất đạo đức, lối sống, sinh hoạt. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng ở một số tổ chức đảng chưa thường xuyên nghiêm túc, trong đó chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao, chưa phát huy được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng. Ở một số tổ chức đảng vẫn còn tình trạng đảng viên ngại khó, ngại khổ, thiếu rèn luyện tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Những vướng mắc về mô hình tổ chức của một số TCCSĐ chưa phù hợp nhưng chậm
  8. 3 được nghiên cứu khắc phục hoặc đã có khắc phục nhưng hiệu quả còn hạn chế... Chính vì thế TCCSĐ chưa thể hiện đúng vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh, CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến mau chóng, phức tạp, khó lường đã tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh trật tự. Ở trong nước, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh trật tự cũng có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng về số lượng, tinh vi về hình thức hoạt động. Đã xuất hiện nhiều vấn đề về an ninh trật tự mang tính phi truyền thống... Do đó, nhiệm vụ bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH của lực lượng an ninh Lào hiện nay càng khó khăn và nặng nề hơn bao giờ hết. Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các TCCSĐ, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào để đủ sức lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và giữ gìn TTATXH trong tình hình mới. Đây là vấn đề quan trọng, cần thiết phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: "Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào, luận án đề xuất những
  9. 4 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện tốt mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình khoa học tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. - Làm rõ đặc điểm, quan niệm về chất lượng, tiêu chí đánh giá chất lượng của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay; nêu nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm. - Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào thời gian từ năm 2009 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản về xây dựng Đảng, nhất là về
  10. 5 TCCSĐ. Đồng thời luận án kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của các công trình khoa học có liên quan. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào; hoạt động và công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ những năm qua, các báo cáo tổng kết, đánh giá chất lượng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó có các phương pháp cụ thể: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê, đặc biệt chú trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh, khái quát những kinh nghiệm nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ an ninh nước CHDCND Lào - Luận án đề xuất nội dung và những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh nước CHDCND Lào đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng TCCSĐ và tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào trong công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
  11. 6 - Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn học xây dựng Đảng ở các trường chính trị. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Công tác xây dựng Đảng nói chung, chất lượng TCCSĐ nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản quan tâm nghiên cứu, vận dụng sáng tạo Học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ vào thực tiễn cách mạng mỗi nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đề cập vấn đề này trên góc độ khác nhau, tiêu biểu như: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Sách và đề tài khoa học Hiện nay, ở CHDCND Lào các đề tài nghiên cứu khoa học, các cuốn sách viết về vấn đề này và có liên quan đến đề tài luận án còn rất ít. Một số luận văn, luận án, bài viết của các tác giả Lào cũng không đề cập nhiều và bàn trực diện về vấn đề này mà chủ yếu khai thác trên khía cạnh luật pháp. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây: 1.1.1.1. Sách - “Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản vĩ nhân của nước Lào”, của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng NDCM Lào [62]. Nội dung cơ bản của công trình này là tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản đối với công tác an ninh và xây dựng lực lượng an ninh ở Lào. Công trình đã khắc họa những nhân tố khách quan khẳng định vai trò ngày càng tăng và khá phức tạp khó khăn trong giai đoạn mới. Đó là nhân tố đặt ra những yêu cầu phải ra sức củng cố lực lượng và phương pháp hoạt động có chất lượng mới; phải phấn đấu vươn lên để có khả năng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
  13. 8 Thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc là lời nhắc nhở mỗi cán bộ làm việc này trước hết phải có trình độ nhận thức và có khả năng thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn, phức tạp, cần đến sự cống hiến, hy sinh. Trong đó vấn đề đầu tiên là phải có hiểu biết chính trị, biết vận động quần chúng. Đồng thời cũng phải có sự hiểu biết về pháp luật và quan trọng là phải biết nắm thông tin tình báo để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. - “45 năm trưởng thành và phát triển của lực lượng an ninh” của Bộ An ninh Lào [66]. Đây là cuốn sách tổng kết khá công phu về quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của lực lượng an ninh Lào qua các thời kỳ lịch sử. Công trình đã khẳng định lực lượng an ninh là một bộ phận của lực lượng vũ trang cách mạng, là lực lượng trung thành của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào do Đảng NDCM Lào thành lập, lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện, là lực lượng xuất thân từ nhân dân, do dân và vì dân. Để kỷ niệm 45 năm ngày thành lập lực lượng an ninh, Cục Tuyên giáo, Tổng cục Chính trị an ninh, Bộ An ninh đã xuất bản cuốn sách này nhằm mục đích để tuyên truyền, giáo dục cán bộ chiến sĩ trong lực lượng an ninh cũng như nhân dân các bộ tộc Lào quán triệt, nắm vững đường lối bảo vệ an ninh toàn dân đúng đắn của Đảng, thấy được truyền thống tốt đẹp của lực lượng an ninh để cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng ANND Lào. - “Luật lực lượng an ninh”, do Bộ An ninh kết hợp với Cục Tuyên truyền, Bộ Tư pháp [65]. Trong cuốn sách Luật lực lượng an ninh đã xác định các nguyên tắc, quy chế và phạm trù khác nhau về tổ chức và hoạt động của lực lượng an ninh. Yêu cầu đối với lực lượng này phải giữ vững về tư tưởng, lý luận, mạnh về mặt tổ chức, giỏi về chuyên môn, có kỷ luật, phong cách làm việc ngày càng tiến bộ và hiện đại, đảm bảo làm tròn nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và TTATXH. Các quan điểm quan trọng đã được làm rõ như: Đảm bảo sự lãnh đạo của
  14. 9 Đảng trong nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và TTATXH xây dựng đất nước ổn định vững chắc, củng cố bộ máy tổ chức và xây dựng lực lượng; công tác nghiên cứu khoa học bảo vệ an ninh, công tác bảo đảm cho sự lãnh đạo, chỉ huy bảo vệ an ninh; công tác hậu cần bảo vệ an ninh, nghiên cứu lập kế hoạch, tiến hành tự sản xuất theo tình hình và điều kiện thực tế để bảo đảm cho Bộ An ninh có cơ sở sản xuất vững mạnh, có khả năng tạo thu nhập và tự túc được một phần trong chiến lược phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của trên. Ngoài nhiệm vụ đã trình bày trên, một trong những nội dung chủ yếu của cuốn sách đề cập, có hệ thống những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong lực lượng ANND CHDCND Lào. Đó là những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức đảng trong lực lượng an ninh, nêu rõ thực trạng và những yêu cầu mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong lực lượng an ninh. Tác giả đã tập trung vào những giải pháp cơ bản như: mở rộng sinh hoạt tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng thuộc Đảng bộ thuộc Bộ An ninh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của tổ chức đảng, phát huy vai trò tích cực của TCCSĐ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh. 1.1.1.2. Đề tài khoa học - “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong lực lượng An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, của Khoa Công tác đảng, công tác chính trị
  15. 10 [93]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các TCCSĐ và đơn vị cơ sở trong toàn lực lượng an ninh. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, đề tài được biên soạn thành 2 phần chính: Phần thứ nhất tác giả lý giải việc kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện (VMTD) trong lực lượng ANND hiện nay và một số vấn đề lý luận và thực tiễn; phần thứ hai bàn về những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong lực lượng an ninh CHDCND Lào hiện nay. - “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh kết hợp với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn hiện nay”, của Tổng cục Chính trị Bộ An ninh CHDCND Lào [95]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là TCCSĐ và đơn vị cơ sở toàn lực lượng an ninh. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được biên soạn thành hai phần. Phần một bàn những luận cứ khoa học, sự cần thiết xây dựng TCCSĐ TS,VM kết hợp với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Phần thứ hai bàn về những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2. Luận án, luận văn 1.1.2.1. Luận án - “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới”, của Bun Phêng Sỉ Pa Xợt [7]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là: TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài tác giả nghiên cứu khá công phu, phân tích rõ tính đặc thù có nhiều đóng góp mới, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh quân đội nhân dân Lào, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và những yêu cầu đòi hỏi mới về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh. Tác giả đề xuất
  16. 11 những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh tác giả tập trung luận giải những giải pháp chủ yếu như: Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên, chất lượng cấp ủy đảng ở đảng bộ, chất lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực tiễn của chi bộ, phát huy vai trò chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự tham gia nâng cao chất lượng của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn. 1.1.2.2. Luận văn - “Chất lượng các chi bộ cơ sở bản ở tỉnh Viêng Chăn Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, của Ku Dang Sỉ Sôm Pông [23]. Luận văn đã góp phần làm rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của chi bộ trong hệ thống tổ chức của Đảng, khẳng định cấp cơ sở là cấp gắn bó mật thiết với nhân dân, gắn liền với cuộc sống an ninh và an sinh của quần chúng ở từng đơn vị cơ sở. Thông qua các TCCSĐ mà đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới thâm nhập vào nhân dân và trở thành hiện thực. TCCSĐ còn là nơi kết nạp đảng viên, rèn luyện đảng viên và sàng lọc đội ngũ đảng viên. TCCSĐ TS,VM sẽ bảo đảm cho Đảng vững mạnh. Ngược lại, TCCSĐ suy yếu Đảng sẽ suy giảm vai trò lãnh đạo, do đó phải nâng cao chất lượng TCCSĐ trong cuộc vận động đổi mới và chỉnh đốn Đảng hiện nay. Luận văn đã đánh giá thực trạng chất lượng của TCCSĐ, nêu bật những ưu điểm và khuyết điểm, đồng thời xác định những nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở đó luận văn chỉ rõ muốn đổi mới và nâng cao chất lượng của TCCSĐ phải mở rộng dân chủ, thực sự lấy dân làm gốc; dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc đổi mới, là một nội dung cùng với nội dung đổi mới về kinh tế làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi một cách căn bản. Từ đó luận văn đã xác định phương hướng, đề xuất
  17. 12 những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các chi bộ bản ở tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, của Sắc Sít Phết Đuông Sít [36]. Luận văn đã nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu đòi hỏi mới về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào. Luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ như: Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng ở đảng bộ; chất lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực hiện của các chi bộ; phát huy vai trò chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự tham gia xây dựng của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Sách và đề tài khoa học 1.2.1.1. Sách - “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong Quân đội, bảo đảm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống”, của Lê Văn Dương [11]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là trình bầy có hệ thống những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức đảng trong quân đội, nêu rõ thực trạng và
  18. 13 những yêu cầu mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong quân đội. Đề tài đã tập trung vào những giải pháp cơ bản như: mở rộng sinh hoạt tự phê bình và phê bình các tổ chức đảng trong toàn quân; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới; xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của tổ chức đảng; phát huy vai trò tích cực của TCCSĐ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới”, của Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt [47]. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, cuốn sách được biên soạn thành 3 chương. Sách đã làm rõ những vấn đề chung về Đảng cầm quyền; đánh giá công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng những năm qua. Đồng thời xác định phương hướng và các giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Về vấn đề đảng cầm quyền, cuốn sách đã nêu được khái niệm Đảng cầm quyền; làm rõ bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đặc điểm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đánh giá công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng những năm qua, cuốn sách đã trình bầy có hệ thống những nhân tố tác động và các chủ trương lớn; về trình độ và trí tuệ, việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; về năng lực, hiệu quả tổ chức thực tiễn; về tổ chức và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác tổ chức của Nhà
  19. 14 nước và các đoàn thể nhân dân; về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; về cơ cấu, chất lượng cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam; về chất lượng các TCCSĐ và đội ngũ đảng viên; về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và về quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong chương cuối, khi xác định phương hướng và các giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, cuốn sách đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yêu cầu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, của công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam nói riêng. Khẳng định tính tất yếu phải tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và nhiệm vụ then chốt của Đảng trong công cuộc đổi mới. Cuốn sách đã trình bầy có sự thuyết phục hệ thống những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. 1.2.1.2. Đề tài khoa học - “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn mới”, của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam [46]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là TCCSĐ và đơn vị cơ sở toàn quân. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được biên soạn thành hai phần. Trong phần một những luận cứ khoa học về sự cần thiết xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Phần thứ hai bàn về những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn mới. - Đề tài khoa học cấp bộ Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về: “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng đáp ứng đòi hỏi
  20. 15 thời kỳ mới”, của Nguyễn Xuân Quang [34]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng, thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài đi sâu phân tích, làm rõ những vẫn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng, nội dung cơ bản là đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn, đánh giá thực trạng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên ở tổ chức đảng ở các đồn biên phòng, nêu ra những mục tiêu, yêu cầu, phương châm và các giải pháp cơ bản để củng cố, kiện toàn, xây dựng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng. Trong đó, tập trung vào các giải pháp như: Chăm lo xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ công tác biên phòng và xây dựng đơn vị, quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đổi mới phong cách lãnh đạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, chất lượng đội ngũ đảng viên tăng cường trách nhiệm và sự chỉ đạo từng cấp để đồn biên phòng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trong sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay. - “Kết hợp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Khoa Công tác đảng, công tác chính trị [22]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các TCCSĐ và đơn vị cơ sở trong toàn quân. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, đề tài được biên soạn thành 2 phần chính: Phần thứ nhất: Kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn; phần thứ hai: Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0