Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
lượt xem 7
download
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng CSSKSS cho NCNNC trên địa bàn tỉnh Bình Dương, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ này; tiến hành thực nghiệm tác động của phương pháp CT cá nhân trong hỗ trợ NCNNC đang gặp những vấn đề SKSS, từ đó đưa ra những khuyến nghị và các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của hỗ trợ CSSKSS đối với NCNNC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
- kh VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ PHƯƠNG HẢI CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội, 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ PHƯƠNG HẢI CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Ngành: Công tác xã hội Mã số: 9 90 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thanh Sang 2. PGS.TS. Phạm Tiến Nam Hà Nội, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án đảm bảo tính chính xác, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Phương Hải
- LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thanh Sang và PGS.TS. Phạm Tiến Nam đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành được luận án một cách tốt nhất. Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Công tác xã hội, Học viện Khoa học Xã hội cùng các đồng nghiệp thuộc chương trình Công tác xã hội, khoa Sư Phạm, trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Ngoài ra, nếu không nhận được những hỗ trợ từ gia đình & bạn thân; tôi cũng không thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất có thể; vì vậy, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến những người rất quan trọng với bản thân tôi. Tôi cũng xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi với các số liệu đảm bảo tính tin cậy và trung thực chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Dù luận án đã hoàn thành một cách hoàn thiện nhất trong nỗ lực của bản thân; tuy nhiên, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những góp ý quý báu từ quý thầy cô, các bạn học viên để giúp luận án ngày càng hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 TÁC GIẢ Lê Thị Phương Hải
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................. 11 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ lao động di cư và nữ công nhân nhập cư ................................................ 11 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân và nữ công nhân nhập cư ... 15 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 22 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ lao động di cư và nữ công nhân nhập cư ................................................ 22 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ lao động di cư và nữ công nhân nhập cư ............. 26 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án .... 32 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển ............ 32 1.3.2. Những vấn đề đặt ra với luận án............................................................... 35 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 36 Chương 2: CƠ SỞ ẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ PHƯƠNG PHÁP ẬN NGHI N CỨ ............................................................. 37 2.1. Nữ công nhân nhập cư với vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản ................... 37 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm nữ công nhân nhập cư......................................... 37 2.1.2. Chăm sóc sức khỏe sinh sản và công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ................................................................................................................ 43 2.2. Hoạt độ t ội tro ăm só sức khỏe sinh sả đối với nữ công nhân nhập ư .................................................................................................. 56 2.2.1. Khái niệm hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư ............................................................................ 56 2.2.2. Các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư .................................................................................. 58
- 2.2.3. Các lý thuyết ứng dụng cho công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư .............................................................. 63 2.2.4. Chính sách, pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người di cư và lao động nhập cư ở Việt Nam. ................................................... 69 2.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư ......................................... 72 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ...................... 78 2.3.1. Phương pháp luận ..................................................................................... 78 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 78 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm công tác xã hội cá nhân ................................. 84 2.4. Khung phân tích ............................................................................................... 87 2. . Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................... 88 2. .1. ghiên cứu l luận ................................................................................... 88 2. .2. ghiên cứu thực ti n ................................................................................ 89 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 91 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ CÁC Ế TỐ ẢNH HƯỞNG................................................................................ 92 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 92 3.2. Thực trạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư 93 3.2.1. Nhận thức, hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ công nhân nhập cư................................................................................................................ 93 3.2.2. Điều kiện sống của nữ công nhân nhập cư ............................................... 99 3.2.3. Mạng lưới xã hội của nữ công nhân nhập cư trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ............................................................................................................. 105 3.3. Các h ạt động c ng tác hội t ng chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư ........................................................................................... 107 3.3.1. Hoạt động mang t nh phòng ngừa .......................................................... 107 3.3.2. oạt động mang t nh can thiệp ............................................................... 123
- 3. . Các ếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các h ạt động c ng tác hội t ng chăm sóc sức hỏ sinh sản đối với nữ c ng nh n nhập cư .................... 131 3. .1. Đặc điểm của nữ công nhân nhập cư ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏ sinh sản trong công tác xã hội ............... 132 3. .2. Đặc điểm của mạng lưới xã hội ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏ sinh sản trong công tác xã hội ....................... 141 3.4.3. Những mong đợi của nữ công nhân nhập cư về đặc điểm của người hỗ trợ 150 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 155 Chương : ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN ĐỐI VỚI NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG ........................................................................... 157 4.1. Sự cần thiết của ứng dụng phương pháp c ng tác hội cá nhân ............ 157 4.2. Kết quả tiến trình ứng dụng phương pháp c ng tác hội cá nhân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân nhập cư .............................. 159 4.2.1.Tiếp nhận thân chủ .................................................................................. 159 4.2.2. Thu thập thông tin................................................................................... 161 4.2.3. Chẩn đoán vấn đề, phân t ch nguyên nhân và xác định vấn đề ưu tiên ........ 164 4.2.4. Lập kế hoạch can thiệp ........................................................................... 172 4.2.5. Triển khai kế hoạch ................................................................................ 173 .2.6. Lượng giá ................................................................................................ 180 4.2.7. Kết thúc................................................................................................... 182 .3. Đánh giá việc ứng dụng phương pháp c ng tác hội cá nhân ................ 183 Tiểu kết chương .................................................................................................. 187 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 199 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 200 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA Acquired Immuno Deficiency Syndrome - Hội chứng Suy AIDS giảm Mi n dịch mắc phải CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CTXH Công tác xã hội Human Immunodeficiency Virus - Hội chứng suy giảm HIV mi n dịch mắc phải ở người NCNNC Nữ công nhân nhập cư NVXH Nhân viên xã hội SKSS Sức khỏe sinh sản United Nation Fund Population Agency - Quỹ Dân số Liên UNFPA Hợp Quốc United States Agency for International Development - Cơ USAID quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. ô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................................80 Bảng 3.1. BPTT đã sử dụng ......................................................................................95 Bảng 3.2. Lý do sử dụng BPTT ................................................................................95 Bảng 3.3. Lý do không sử dụng BPTT .....................................................................95 Bảng 3.4. Triệu chứng của nhi m khuẩn đường sinh sản .........................................97 Bảng 3.5. Cách giải quyết .........................................................................................97 Bảng 3.6. Lý do không khám ....................................................................................97 Bảng 3.7. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân.................................................99 Bảng 3.8. Tỷ lệ mang thai .........................................................................................99 Bảng 3.9. Tỷ lệ phá thai ............................................................................................99 Bảng 3.10 . Nguồn lực hỗ trợ NCNNC trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản ........106 Bảng 3.11. Nội dung về quyền CSSKSS và nguồn cung cấp chính .......................107 Bảng 3.12. Nội dung các luật liên quan CSSKSS mà C C được tiếp nhận và nguồn cung cấp chính ................................................................................111 Bảng 3.13. Nội dung hoạt động tiếp nhận kiến thức CSSKSS và nguồn cung cấp chính .........................................................................................................115 Bảng 3.14. Nội dung hoạt động cung cấp kỹ năng liên quan chăm sóc sức khỏe sinh sản và nguồn cung cấp chính ..................................................................119 Bảng 3.15. Nội dung về hỗ trợ tâm lý và nguồn cung cấp chính ............................123 Bảng 3.16. Nội dung kết nối dịch vụ CSSKSS và nguồn cung cấp chính ..............128 Bảng 3.17. Kiểm định sự khác biệt giữa học vấn và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ......................................................................................................133 Bảng 3.18. Kiểm định sự khác biệt giữa thời gian làm việc và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ .......................................................................................135 Bảng 3.19. Kiểm định sự khác biệt giữa hôn nhân và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ......................................................................................................137 Bảng 3.20. Kiểm định sự khác biệt giữa thu nhập và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ......................................................................................................138
- Bảng 3.21. Kiểm định sự khác biệt giữa thời gian cư trú và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ..............................................................................................140 Bảng 3.23. Kiểm định sự khác biệt giữa việc hỗ trợ của bạn b cùng giới và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ ................................................................143 Bảng 3.24. Kiểm định sự khác biệt giữa việc hỗ trợ của nhân sự công ty và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ ................................................................145 Bảng 3.25. Kiểm định sự khác biệt giữa việc hỗ trợ của cán bộ y tế và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ ..............................................................................147 Bảng 3.26. Kiểm định sự khác biệt giữa việc hỗ trợ của mạng xã hội và việc tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ .......................................................................149 Bảng 3.27. Kiểm định mối quan hệ giữa có kiến thức SKSS của người hỗ trợ và đặc điểm nhân khẩu của NCNNC..............................................................150 Bảng 3.28. Kiểm định mối quan hệ giữa việc giữ bí mật của người hỗ trợ và đặc điểm nhân khẩu của NCNNC ..................................................................152 Bảng 3.29. Kiểm định mối quan hệ giữa việc hiểu nhu cầu CSSKSS của người hỗ trợ và đặc điểm nhân khẩu của NCNNC ...................................................153 Bảng 4.1. Xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm cần giải quyết ..........................166 Bảng .2. Lượng giá mục tiêu can thiệp .................................................................180 Bảng 5. Kế hoạch can thiệp.......................................................................................22
- DANH MỤC BIỂ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ nhận biết của NCNNC về các biện pháp tránh thai ................93 Biểu đồ 3.2. Mức độ nhận biết của NCNNC về triệu chứng mắc bệnh nhi m khuẩn đường sinh sản .......................................................................................94 Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận biết của NCNNC về tác hại của phá thai........................95 Biểu đồ 3. . Đánh giá của NCNNC về không gian sống ........................................103 Biểu đồ 3.5. Nguồn lực hỗ trợ C C khi đối diện các vấn đề CSSKSS ............105
- MỞ ĐẦ 1. Tính cấp thiết của đề tài “ ữ hóa” trong di cư đã trở thành hiện tượng phổ biến được đề cập trong các cuộc điều tra di cư ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia năm 201 cũng cho thấy tỷ lệ di cư của nữ giới (17,7%) cao hơn so với nam giới (16,8%) (Tổng cục thống kê, UNFPA, 2016) [46]. Với một lực lượng lao động nữ đang chiếm đa số trong dòng người nhập cư, việc quan tâm nghiên cứu đời sống của nữ công nhân nhập cư, đặc biệt đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) đang trở nên hết sức cần thiết. Các nghiên cứu liên quan sức khỏe sinh sản (SKSS) trong và ngoài nước đều nhìn nhận phụ nữ di cư nói chung và nữ công nhân nhập cư (NCNNC) nói riêng là nhóm dân số chịu nhiều rủi ro khi đối diện với các vấn đề SKSS [50]. Trong một báo cáo đánh giá ở Sri Lanka chỉ ra rằng phụ nữ trẻ di cư chưa lập gia đình ở các khu công nghiệp thường có nhiều nguy cơ trong vấn đề tình dục không an toàn trước hôn nhân và mang thai ngoài ý muốn ( S , 201 ). goài ra, một nghiên cứu khác của UNFPA (2014) cho thấy nhận thức của nữ công nhân may ở Cambodia về các dấu hiệu nguy hiểm tiềm ẩn trong thai kỳ rất thấp (dưới 2%). iệt am, nghiên cứu của Đoàn inh Lộc, õ nh ũng và các cộng sự (2007) cũng nhìn nhận tình trạng mang thai ngoài muốn, nạo hút thai và viêm nhi m phụ khoa, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là những vấn đề SKSS đang tồn tại trong nhóm nữ di cư hiện nay. Đối với C C, báo cáo của Tổng cục Thống kê (2011) và Tổ chức Liên Hiệp Quốc Việt am (2016) cũng nhận định C C thường gặp phải những vấn đề SKSS như nhi m khuẩn đường sinh sản, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn. ù được đánh giá là nhóm nguy cơ cao cần có những ưu tiên can thiệp về CSSKSS; tuy nhiên, trong bối cảnh các chính sách và chiến lược liên quan đến CSSKSS dường như chưa x m người di cư là nhóm đối tượng d bị tổn thương cần được bảo vệ [50]. Ch nh vì vậy, cần có những ch nh sách và những quy định đặc thù về CSSKSS dành cho nhóm người di cư nói chung và C C nói riêng nhằm đảm bảo đời sống SKSS của nhóm cư dân này trong bối cảnh hiện nay. Bình ương, cùng với sự phát triển công nghiệp, lực lượng lao động cũng liên tục tăng nhanh và phần lớn là lao động nữ nhập cư, t nh đến tháng 3/2021 có 79.397 lao động nữ chiếm 55.8% [23]. Bên cạnh những đóng góp to lớn của nữ lao 1
- động nhập cư nói chung và NCNNC nói riêng đối với sự phát triển của Bình ương, sự biến động dân số do tăng nhanh lao động trên địa bàn tỉnh đã dẫn đến những khó khăn trong giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người nhập cư trong đó có vấn đề CSSKSS đối với NC C. Th o phản ánh của các cơ quan báo ch cho thấy tình trạng CSSKSS đối với NCNNC Bình ương vẫn đang còn nhiều tồn tại, th o đó việc thiếu thông tin liên quan SKSS, hạn chế sự hiểu biết về các biện pháp tránh thai và các quyền trong quá trình mang thai, sinh con; tình trạng có thai ngoài muốn cao (Kim à, 2020). Trên thực ti n, những hoạt động hỗ trợ CSSKSS đối với NCNNC ở Bình ương cũng được chính quyền quan tâm lồng ghép thông qua Đề án tiêu biểu “Đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân và lao động trẻ tỉnh Bình ương giai đoạn 2016 – 2020” của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ương, chương trình “Truyền thông và cung cấp dịch vụ SKSS cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp” của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình ương, trong đó chú trọng truyền thông, tư vấn sức khỏe sinh sản; các luật, ch nh sách liên quan chăm sóc sức khỏe sinh sản; hỗ trợ một phần chi phí tiếp cận dịch vụ CSSKSS. Bên cạnh đó, các mô hình/chương trình CSSKSS dành cho công nhân ở Bình ương, đặc biệt công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp cũng được các Trung tâm CSSKSS của tỉnh, trung tâm HIV/AIDS, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ như Action Aid International và Marie Stopes International triển khai. Tuy nhiên, kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ này dường như chưa thật sự hiệu quả như mong đợi bởi đối diện với những thách thức đến từ người lao động như thời gian làm việc căng thẳng, tâm lý sợ giảm thu nhập và năng suất, lịch trình sống bận rộn; việc khó hợp tác với nhà máy để tiến hành các hoạt động dự án, đặc biệt trong giờ làm việc [16], [54] lo sợ về tính bảo mật thông tin trong tiếp cận dịch vụ CSSKSS, sự phân biệt đối xử từ người dân và chính quyền địa phương, cán bộ y tế [50]. Điều này đã được nhìn nhận trong báo cáo về việc thực hiện công tác dân số của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ương năm 2020 về những rào cản trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ CSSKSS/kế hoạch hóa gia đình đối với nhóm dân nhập cư (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ương, 2020). Về mặt lý luận, công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng trong trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng đang đối diện với những khó khăn thông qua việc 2
- nâng cao năng lực của bản thân, nối kết với các nguồn lực hỗ trợ nhằm giải quyết những trở ngại và hướng đến an sinh trong đời sống (Bùi Thị uân ai, 2010). Trong lĩnh vực CSSKSS, CT hướng đến việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp và giải quyết những khó khăn liên quan đến các vấn đề CSSKSS nảy sinh do sự hạn chế về nhận thức CSSKSS, thiếu hụt các nguồn lực hỗ trợ CSSKSS hoặc những trở ngại đến từ ch nh điều kiện của thân chủ, gia đình và môi trường sống trong tiếp cận các dịch vụ CSSKSS (Desrosiers và cộng sự, 2020). Từ đó, hướng đến sự bình đẳng trong CSSKSS (Blyth, Eric, 2008). o vậy, với tư cách là những người được đào tạo chuyên nghiệp về CT , nhân viên xã hội (NVXH) cần xuất phát từ chính nhu cầu về CSSKSS, đặc điểm, điều kiện và môi trường sống của cá nhân nhằm tăng cường năng lực CSSKSS của cá nhân, gia đình và cộng đồng; kết nối các nguồn lực hỗ trợ trong CSSKSS, giải quyết những rào cản trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSKSS một cách hiệu quả, cải thiện và phát triển các chính sách xã hội. Trong quá trình hỗ trợ, NVXH cần có kiến thức CSSKSS; vận dụng các giá trị, đạo đức, nguyên tắc và kỹ năng chuyên môn CT nhằm mang đến hiệu quả bền vững trong quá trình trợ giúp. Tuy nhiên, về mặt thực ti n, nghiên cứu của Rachel L. Wright, Melissa Bird & Caren J. Frost (2015) nhìn nhận vẫn còn nhiều khoảng trống trong các vấn đề SKSS đặt ra đòi hỏi sự quan tâm và nghiên cứu của CT . Điều này cũng được đề cập trong nghiên cứu của nghiên cứu của Blyth, ric (200 ) về “Bất bình đẳng trong sức khỏe sinh sản: Thách thức đ ứ CTXH là gì và Công tác xã hội có thể ứ ư t ế ?” (Inequalities in Reproductive Health: What is the Challenge for Social Work and How Can It Respond?) khi cho rằng các hoạt động CT trong CSSKSS dường như chỉ tập trung vào một số mảng chủ đề ch nh như / S, vô sinh, mang thai nhưng hầu như thiếu vắng trong những lĩnh vực khác của SKSS. Trong khi đó, những nghiên cứu về CT trong hỗ trợ CSSKSS dành cho nhóm C C trên thế giới dường như vẫn còn là một khoảng trống, chẳng hạn trong“Sức khỏe sinh sản ở Hoa Kỳ ột tổ ứ t ội gầ đây” (Reproductive health in the United States: A review of the recent social work literature) của Rachel L. Wright, Melissa Bird & Caren J. Frost về năm 201 cho thấy những nghiên cứu CT trong lĩnh vực CSSKSS chưa thật sự quan tâm đến nhóm C C. Điều này tương đồng với bối cảnh iệt 3
- Nam khi mà CTXH trong CSSKSS cũng là hướng nghiên cứu cần nhiều sự khai phá ở nhiều kh a cạnh SKSS sâu hơn và đối với nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có nhóm C C. Tuy nhiên, qua tổng quan tư liệu nghiên cứu cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình ương hiện nay, những công trình nghiên cứu về lĩnh vực CT trong CSSKSS nói chung và CT đối với C C trong CSSKSS nói riêng dường như vẫn còn nhiều hạn chế. Từ đó cho thấy vai trò của những nghiên cứu liên quan đến CTXH trong hỗ trợ CSSKSS đối với C C trong bối cảnh C C đã và đang đối diện với nhiều nguy cơ và sự tổn thương trong CSSKSS là vô cùng nghĩa và cấp thiết cả về mặt l luận và thực ti n. Ch nh vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng CSSKSS và những hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với NCNNC ở Bình ương cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động CT trong CSSKSS được x m là mang t nh khả thi và có nghĩa cả về mặt l luận và thực ti n. Điều này có thể giúp tìm ra những giải pháp mang tính bền vững trong việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết các vấn đề CSSKSS mà NCNNC đang đối diện dưới cách tiếp cận CT . Đó ch nh là l do quan trọng để nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “ t ộ tr ăm s sức khỏe sinh sản đ i v i nữ công nhân nhậ ư từ thực tiễn tỉ Bì Dươ ” làm luận án cho mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu, đánh giá và phân t ch thực trạng CSSKSS cho NCNNC trên địa bàn tỉnh Bình ương, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ này; tiến hành thực nghiệm tác động của phương pháp CT cá nhân trong hỗ trợ C C đang gặp những vấn đề SKSS, từ đó đưa ra những khuyến nghị và các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của hỗ trợ CSSKSS đối với C C. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài này làm rõ cơ sở l luận về nội hàm và ngoại diên của những thuật ngữ th n chốt liên quan đến đề tài nghiên cứu (NCNNC, CSSKSS, CT trong CSSKSS, hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với NCNNC). Đồng thời, vận dụng l thuyết hỗ trợ xã hội làm căn cứ x m x t các hoạt động CTXH trong CSSKSS; trong khi đó, sử dụng l thuyết hệ thống sinh thái và l thuyết nhận thức – hành vi 4
- nhằm định hướng cho quá trình can thiệp giải quyết những vấn đề SKSS mà C C đang đối diện. goài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C như đặc điểm của người nhận hỗ trợ, đặc điểm người hỗ trợ, đặc điểm của mạng lưới xã hội của C C và đặc điểm ch nh sách hỗ trợ CSSKSS. Mô tả và đánh giá thực trạng CSSKSS và hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với NCNNC. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong CSSKSS của NCNNC bao gồm đặc điểm của người nhận hỗ trợ, đặc điểm người hỗ trợ và đặc điểm của mạng lưới xã hội của NCNNC. ận dụng phương pháp CTXH cá nhân trong hỗ trợ CSSKSS đối với NCNNC. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với NCNNC. 3.2. h ch th nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là C C đang sinh sống ngoài cộng đồng và làm việc tại các khu công nghiệp, trong độ tuổi từ 1 – 9 và có thời gian tạm trú từ 6 tháng trở lên. 3.3. Phạm vi nghiên cứu P ạm không gian ứ Luận án triển khai khảo sát tại phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận n và phường ỹ Phước, thị xã Bến Cát. Đây là 02 địa bàn tập trung các công ty, nhà máy, x nghiệp đã thu hút đông C C sinh sống và làm việc. P ạm ềt ờ ứ : Luận án triển khai từ tháng 10/201 , trong đó thời gian khảo sát từ tháng 3/2021 đến tháng /2021 và thời gian thực nghiệm phương pháp CTXH cá nhân từ tháng /2022 đến tháng 9/2022. P ạm ộ d ứ Liên quan đến hoạt động CTXH trong CSSKSS, xuất phát từ thực ti n khảo sát dưới địa bàn nghiên cứu chưa có những dịch vụ CT chuyên nghiệp trong 5
- CSSKSS mà những hoạt động CT trong CSSKSS được nghiên cứu đề cập chủ yếu tạm dừng ở những hoạt động hỗ trợ đang thực hiện chức năng phòng ngừa và can thiệp trong CT đang được triển khai trong thực tế. o vậy, hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C được tổ chức tại cộng đồng trong nghiên cứu này chỉ giới hạn ở 2 hoạt động ch nh là hoạt động phòng ngừa (hoạt động cung cấp kiến thức CSSKSS, hoạt động cung cấp kỹ năng liên quan đến CSSKSS, hoạt động cung cấp thông tin về quyền liên quan đến CSSKSS và hoạt động cung cấp thông tin về luật liên quan đến CSSKSS) và hoạt động can thiệp (hoạt động hỗ trợ tâm l và hoạt động kết nối dịch vụ CSSKSS) Đối với thực nghiệm tác động: do ảnh hưởng bởi dịch CO , giới hạn thời gian và mức độ phức tạp của vấn đề SKSS nên luận án chỉ có thể can thiệp đối với một trường hợp C C đang đối diện với những vấn đề liên quan SKSS thông qua phương pháp CT cá nhân. ề khách thể nghiên cứu: Trong luận án này, nghiên cứu tiến hành khảo sát C C đang sinh sống tại cộng đồng, cụ thể là các khu nhà trọ và làm việc tại các công ty, nhà máy, x nghiệp có địa chỉ tại 02 phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận n và phường ỹ Phước, thị xã Bến Cát. Liên quan đến NVXH trong nghiên cứu này được hiểu là những NVXH bán chuyên nghiệp, họ là người chưa được đào tạo về CTXH và đang tham gia vào một phần các hoạt động phòng ngừa và can thiệp trong CTXH ở lĩnh vực CSSKSS bao gồm cán bộ đề án thanh niên công nhân, cán bộ Đoàn Thanh niên, cán bộ Hội phụ nữ. C u hỏi và giả thu ết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu hằm đạt được mục đ ch mà nghiên cứu đề ra, luận án hướng đến trả lời các câu hỏi như sau: Thực trạng CSSKSS của C C và các hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C tại địa bàn tỉnh Bình ương đang di n ra hiện nay như thế nào? hững yếu tố nào ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C tại địa bàn tỉnh Bình ương hiện nay? iệc vận dụng phương pháp CT cá nhân trong giải quyết các vấn đề liên quan SKSS của C C hiện nay như thế nào? Để nâng cao chất lượng của các 6
- hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C tại cộng đồng hiện nay cần có những giải pháp nào? Giả thuyết nghiên cứu NCNNC còn hạn chế trong nhận thức và hành vi CSSKSS liên quan đến các lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình; quan hệ tình dục trước hôn nhân và phá thai an toàn; các bệnh nhi m khuẩn đường sinh sản. goài ra, C C chưa thật sự quan tâm đến CSSKSS do những khó khăn liên quan đến kinh tế. Bên cạnh đó, họ còn đối mặt với những khó khăn liên quan đến không gian sống đã ảnh hưởng phần nào đến việc CSSKSS. Trong khi đó, người thân, bạn b là nguồn trợ giúp C C trong giải quyết những khó khăn liên quan CSSKSS. Các hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C C được triển khai tại địa bàn tỉnh Bình ương hiện nay thiếu đồng nhất, đặc biệt hoạt động cung cấp kỹ năng liên quan CSSKSS, hoạt động cung cấp thông tin về quyền trong CSSKSS, hoạt động hỗ trợ tâm l chưa thật sự phổ biến. hững đặc điểm nhân khẩu của C C (hôn nhân, học vấn và thời gian cư trú) và mạng lưới xã hội của C C (người thân, bạn b , mạng xã hội) có ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với C Cở cộng đồng tại tỉnh Bình ương. iệc vận dụng phương pháp CT cá nhân tạo nên những thay đổi t ch cực của CNNC trong giải quyết các vấn đề liên quan CSSKSS. Từ đó, để nâng cao chất lượng của các hoạt động CT trong CSSKSS đối với C C tại cộng đồng hiện nay cần quan tâm đến các nhóm giải pháp liên quan đến C C, vai trò của nhân viên xã hội trong triển khai các hoạt động CT trong CSSKSS và chính quyền địa phương trong phát huy vai trò của CT đảm bảo an sinh xã hội. 4. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đ ề mặt lý luận: Thông qua việc tổng quan các tài liệu liên quan ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy nghiên cứu về CSSKSS được tiếp cận ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dù vậy, những nghiên cứu liên quan đến CSSKSS đối với C C dưới cách tiếp cận CT dường như vẫn còn khá hạn chế trong bối cảnh Việt Nam nói chung và ở Bình ương nói riêng. Ch nh vì thế, luận án đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến hỗ trợ CSSKSS đối với NCNNC dưới cách tiếp cận CTXH, mục đ ch và nguyên tắc vận dụng trong quá 7
- trình can thiệp. Chẳng hạn, trong can thiệp đối với C C liên quan đến vấn đề SKSS cần tôn trọng nguyên tắc giữ bí mật với NCNNC bởi lẽ SKSS vốn dĩ mà vấn đề mang t nh riêng tư và nhạy cảm; chú trọng tính cá biệt hóa trong quá trình hỗ trợ đối với từng điều kiện hoàn cảnh, nhu cầu và vấn đề SKSS của C C; đảm bảo sự thông hiểu, hợp tác của NCNNC khi tham gia vào tiến trình can thiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ việc triển khai các hoạt động hỗ trợ CSSKSS có vai trò quan trọng đối với NCNNC, đặc biệt đối với việc phòng ngừa và can thiệp nhằm giảm thiểu các vấn đề SKSS nảy sinh trong nhóm cư dân này. Việc áp dụng phương pháp CT cá nhân mang tính khả thi khi được vận dụng phù hợp trong can thiệp đối với từng hoàn cảnh và đặc điểm của C C, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid vừa kết thúc. Đ ề mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu cho thấy C C là nhóm cư dân d bị tổn thương khi đã và đang đối diện với nhiều nguy cơ và vấn đề liên quan đến SKSS, trong đó nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế về nhận thức và hành vi trong CSSKSS cũng như thiếu sự hỗ trợ của các nguồn lực liên quan. Ngoài ra, luận án cũng đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động hỗ trợ CSSKSS đối với C C dưới cách tiếp cận CTXH trong phòng ngừa và can thiệp về CSSKSS trong cộng đồng hiện nay, đặc biệt hoạt động nâng cao năng lực cho NCNNC (sự hiểu biết, kỹ năng và thông tin về CSSKSS), hoạt động hỗ trợ tâm lý và hoạt động kết nối các dịch vụ CSSKSS. Trong khi đó, các yếu tố liên quan đến C C (trình độ học vấn, hôn nhân và thời gian cư trú) và nhân viên xã hội (kiến thức SKSS; hiểu và nắm bắt được những nhu cầu, mong muốn của NCNNC; biết giữ bí mật/riêng tư và là người cùng giới tính) có ảnh hưởng đến các hoạt động hỗ trợ CSSKSS. Việc vận dụng phương pháp CT cá nhân trong hỗ trợ NCNNC giải quyết vấn đề SKSS cũng được x m là điểm mới cần được áp dụng phổ biến trong các phương pháp trợ giúp NCNNC trong CSSKSS ở cộng đồng hiện nay bởi lẽ sự hiệu quả và tính bền vững mà phương pháp CT cá nhân mang lại, đặc biệt trong bối cảnh ngay sau khi dịch covid di n ra. Đ ề mặt s luận án đóng góp những luận cứ quan trọng cho thấy sự cần thiết của việc hình thành hệ thống chính sách CSSKSS dành cho C C. Đây được x m là nền tảng quan trọng cho việc triển khai những quyền lợi cũng như trợ giúp C C giải quyết và đối phó với những khó khăn khi đối diện 8
- với những vấn đề SKSS. iệc tăng cường và thực hành về ch nh sách CSSKSS, thúc đẩy quyền tiếp cận dịch vụ CSSKSS là những hoạt động CT mà NVXH cần triển khai dựa trên nền tảng về giá trị và nguyên tắc CT nhằm đảm bảo an sinh cho NCNNC trong CSSKSS. 5. nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Thông qua những kết quả của nghiên cứu, luận án hy vọng đóng góp nền tảng về những vấn đề lý luận hướng đến việc làm rõ thực trạng CSSKSS, hoạt động CTXH trong CSSKSS đối với NCNNC và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Bên cạnh đó, việc làm sáng tỏ những nền tảng về triết l , các nguyên tắc làm việc trong can thiệp đối với C C trong CSSKSS cũng được nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, dựa trên nền tảng triết l của CT ch nh là hình thành năng lực cho C C thông qua việc tạo điều kiện cho NCNNC tham gia trong suốt tiến trình can thiệp, phát huy nội lực của ch nh C C trong việc giải quyết vấn đề SKSS hay trong can thiệp đối với C C đang đối diện với các vấn đề SKSS cần vận dụng nguyên tắc giữ b mật những thông tin mà C C chia sẻ nhằm mang đến sự tin tưởng trong quá trình hỗ trợ, chú trọng cá biệt hóa đối với từng trường hợp C C có vấn đề SKSS, đảm bảo sự tham gia và quyền tự quyết của C C trong suốt tiến trình can thiệp. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài làm rõ thực trạng thực trạng CSSKSS, hoạt động CTXH trong CSSKSS và các yếu tố ảnh hưởng cũng như đề ra những giải pháp liên quan phù hợp thực ti n dưới góc nhìn của CTXH nhằm hướng đến giải quyết những vấn đề SKSS mà C C đang đối diện. Thông qua những đúc kết quan trọng từ kết quả nghiên cứu giúp cho việc tổng kết, đánh giá thực ti n một cách khách quan và chính xác; từ đó, tạo nên nền tảng quan trọng góp phần điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách liên quan đến CSSKSS đối với NCNNC từ thực ti n tỉnh Bình ương. goài ra, đề tài cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến lĩnh vực CT đối với nữ lao động di cư nói chung và C C nói riêng, đặc biệt đối với chủ đề CSSKSS. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 76 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 91 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 62 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 59 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 54 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 20 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 15 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 7 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn