intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu tại tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, các hoạt động đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình học nghề. Thông qua các số liệu định lượng và các thông tin định tính, bức tranh chung về đào tạo nghề được mô tả rõ ràng, chi tiết, làm bối cảnh cho các phân tích chính sách cụ thể cũng như tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cung cấp hoạt động hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số nói chung và trong học nghề, tìm kiếm việc làm nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu tại tỉnh Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================ BÙI THANH MINH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH HÒA BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================ BÙI THANH MINH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM LUẬN ÁN TIẾN SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin can đoan Luận án Tiến sỹ với đề tài ―Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu tại tỉnh Hòa Bình‖ là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài Luận án ―Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình‖, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tích cực từ gia đình, thầy cô, các bạn bè, đồng nghiệp và các bạn sinh viên. Sự hi sinh của Mẹ tôi, Đặng Thị Tiến; sự đồng hành của vợ tôi, Lê Thị Lan và hai con trai, Bảo Quân, Bảo Lộc đã giúp tôi có thêm động lực để hoàn thành Luận án. Luận án này là lời cảm ơn của tôi đối với tình yêu và sự hi sinh vô điều kiện mà tôi luôn nhận được từ gia đình trong các chặng đường đã qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, người đã tận tình hướng dẫn tôi về chuyên môn trong suốt quá trình phát triển từ cử nhân đến khi hoàn thành Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, PGS.TS. Trịnh Văn Tùng, PGS.TS. Hoàng Thu Hương, PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Lan, TS. Đặng Kim Khánh Ly, TS. Bế Quỳnh Nga, TS. Nguyễn Thị Kim Nhung và nhiều thầy cô và đồng nghiệp khác mà tôi không thể kể hết ở đây. Những đóng góp của họ giúp Luận án của tôi có chất lượng cao hơn, đảm bảo những góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn, các cơ sở đào tạo nghề, cán bộ các cấp của tỉnh Hòa Bình đã tham gia cung cấp thông tin để tôi hoàn thành nghiên cứu một cách tốt nhất. Cảm ơn các cựu sinh viên lớp K58 CTXH Hòa Bình đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực địa. Tuy đã cố gắng bằng tất cả những gì tốt nhất của bản thân nhưng do hạn chế thời gian và năng lực, Luận án có thể có những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý vị và các bạn để Luận án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 9 2. Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................... 12 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 13 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 14 5. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 15 6. Bố cục của Luận án .......................................................................................... 15 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 16 1.1. Thanh niên và thanh niên dân tộc thiều số với vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ............................................................................................................................... 16 1.2. Tác động kinh tế - xã hội của đào tạo nghề với thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng ........................................................................... 25 1.3. Hệ thống chính sách và dịch vụ đào tạo nghề ở các quốc gia ...................... 31 1.4. Vai trò của Công tác xã hội trong hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số .......................................................................................................................... 44 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 49 2.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................................ 49 2.1.1. Thanh niên ................................................................................... 49 2.1.2. Dân tộc thiểu số ........................................................................... 49 2.1.3. Thanh niên dân tộc thiểu số ở Việt Nam ....................................... 52 2.1.4. Đào tạo nghề ............................................................................... 52 2.1.5. Hướng nghiệp .............................................................................. 54 2.1.6. Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số ................................ 55 2.1.7. Chính sách xã hội ......................................................................... 56 2.1.8. Dịch vụ xã hội .............................................................................. 57 1
  6. 2.1.9. Công tác xã hội ............................................................................ 57 2.2. Các lý thuyết và khung phân tích ......................................................................... 59 2.2.1. Các lý thuyết vận dụng.................................................................................... 59 2.2.2. Khung phân tích ........................................................................... 66 2.3. Tóm tắt về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Hòa Bình ....................... 67 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 69 2.4.1. Phân tích tài liệu .......................................................................... 69 2.4.2. Thảo luận nhóm ........................................................................... 69 2.4.3. Phỏng vấn sâu.............................................................................. 69 2.4.4. Trưng cầu ý kiến .......................................................................... 70 CHƢƠNG 3: NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH HÒA BÌNH .......................................................................... 74 3.1. Tính hữu ích của học nghề theo đánh giá của thanh niên dân tộc thiểu số 74 3.2. Nhu cầu về lĩnh vực học nghề .............................................................. 78 3.3. Nhu cầu về trình độ đào tạo ................................................................. 85 3.4. Nhu cầu về địa điểm đào tạo và cơ sở đào tạo ...................................... 92 3.5. Nhu cầu hỗ trợ khi tham gia học nghề .................................................. 97 CHƢƠNG 4. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ KẾT QUẢ THỰC THI TẠI HÒA BÌNH ............................................................................................................ 105 4.1. Hệ thống chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số.......... 105 4.2. Thực tế triển khai chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình................................................................................................................................................ 111 4.2.1. Những thành tựu của chính sách đào tạo nghề...................................... 111 4.2.2. Những hạn chế của đào tạo nghề ................................................ 123 CHƢƠNG 5. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NÂNG CAO HIÊU QUẢ THỰC THI 2
  7. CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH HÒA BÌNH .............................................................................. 132 5.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình ....................................................... 132 5.1.1. Quy tắc (Rules) .......................................................................... 132 5.1.2. Cơ hội (Opportunity) .................................................................. 135 5.1.3. Năng lực (Capacity) ................................................................... 136 5.1.4. Truyền thông (Communication) .................................................. 137 5.1.5. Lợi ích (Interest) ........................................................................ 142 5.1.6. Quy trình (Process) .................................................................... 150 5.1.7. Ý thức hệ (Ideology) ................................................................... 153 5.2. Vai trò và mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số học nghề ....................................................................................................................... 157 5.2.1. Vai trò cụ thể của Công tác xã hội trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số .................................................... 157 5.2.2. Mô hình Công tác xã hội trong hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình học nghề ....................................................................... 161 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 174 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 175 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 189 3
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ Viết tắt Công tác xã hội CTXH Lao động Thương binh và Xã hội LĐTB&XH Liên hợp quốc UN Nông nghiệp và phát triển nông thôn NN&PTNT Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc UNICEF Thanh niên dân tộc thiểu số TNDTTS Tổ chức Lao động quốc tế ILO Ủy ban nhân dân UBND 4
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu về tình trạng học nghề của mẫu khảo sát ................................ 71 Bảng 2.2. Cơ cấu lứa tuổi của mẫu khảo sát ........................................................ 71 Bảng 2.3. Cơ cấu giới tính của mẫu khảo sát ....................................................... 72 Bảng 2.4. Cơ cấu dân tộc của mẫu khảo sát ........................................................ 72 Bảng 3.1. Mức độ hữu ích của học nghề theo đánh giá của TNDTTS ................ 76 Bảng 3.2. Các nhu cầu được đáp ứng của TNDTTS khi học nghề ...................... 78 Bảng 3.3. Cơ sở đào tạo mong muốn của thanh niên........................................... 96 Bảng 3.4. Mức độ mong muốn được trợ giúp của thanh niên khi tham gia học nghề ...................................................................................................................... 98 Bảng 3.5. Khó khăn của TNDTTS trong học nghề ............................................ 100 Bảng 3.6. Mức độ khó khăn trong việc học nghề của TNDTTS ....................... 102 Bảng 4.1. Kết quả huy động nguồn lực đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020 .................................................................................................. 113 Bảng 4.2. Đánh giá mức độ hữu ích của học nghề giữa nhóm đã và đang học nghề với nhóm chưa học nghề ........................................................................... 129 Bảng 5.1. Đơn vị chủ quản của đào tạo nghề qua các năm................................ 148 Bảng 5.2. Phân tích SWOT mô hình 3 ............................................................... 166 5
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 3.1. Lĩnh vực học nghề của TNDTTS đã và đang học nghề.......................... 79 Biểu đồ 3.2. Lĩnh vực học nghề dự định của TNDTTS chưa học nghề............... 80 Biểu đồ 3.3. So sánh tỷ lệ lựa chọn nghề nghiệp cụ thể của nhóm thanh niên đã và đang học nghề với nhóm chưa học nghề ......................................................... 81 Biểu đồ 3.4. Lý do lựa chọn lĩnh vực nghề của TNDTTS ................................... 83 Biểu đồ 3.5. Lý do quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp của TNDTTS ............................................................................................ 84 Biều đồ 3.6. Sự khác nhau trong lý do quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn lĩnh vực học nghề giữa thanh niên đã, đang học nghề và chưa học nghề ............ 85 Biểu đồ 3.7. Cơ cấu trình độ đào tạo mong muốn của thanh niên DTTS chưa học nghề nhưng có nhu cầu học nghề ......................................................................... 86 Biểu đồ 3.8. Cơ cấu trình độ đào tạo TNDTTS đã và đang học nghề lựa chọn .. 87 Biểu đồ 3.9. Các lý do lựa chọn trình độ đào tạo của TNDTTS .......................... 89 Biểu đồ 3.10. Sự khác biệt trong lý do lựa chọn cấp học giữa thanh niên DTTS đã, đang học nghề và chưa học nghề.................................................................... 90 Biểu 3.11. Địa điểm mong muốn học nghề của TNDTTS chưa từng học nghề ........ 94 Biểu đồ 4.1. Số lượng giáo viên và trình độ cụ thể của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp năm 2011 và 2019 .................................................................................. 114 Biểu đồ 4.2. Mức độ hài lòng của TNDTTS về các nội dung của chương trình đào tạo ................................................................................................................ 117 Biểu đồ 4.3. Số thanh niên được đào tạo nghề và TNDTTS được đào tạo nghề theo Đề án 1956 giai đoạn 2007-2018 ............................................................... 118 Biểu đồ 4.4. Kết quả tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp năm 2011 và 2018 ...................................................................................................... 119 Biểu đồ 4.5. Tổng số lao động và lao động là thanh niên được tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2018 ................................................................................................ 120 Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ TNDTTS đã và đang học nghề nhận được hỗ trợ ................ 121 6
  11. Biểu đồ 4.7. Đánh giá của TNDTTS về mức độ hiệu quả của các hoạt động trợ giúp ..................................................................................................................... 122 Biểu đồ 4.8. Tỷ trọng người dân tộc thiểu số có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chia theo dân tộc năm 2015 ................................................................... 124 Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ TNDTTS chưa học nghề có nhu cầu học nghề và không có nhu cầu học nghề ................................................................................................ 125 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ các lý do khiến TNDTTS không học nghề ........................ 127 Biểu đồ 5.1. Tỷ lệ biết thông tin về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề (Đơn vị: %) ...... 139 Biểu đồ 5.2. Tỷ lệ biết về các chính sách hỗ trợ học nghề của TNDTTS đã, đang học nghề và chưa học nghề ................................................................................ 139 Biểu đồ 5.3. Tỷ lệ các nguồn thông tin tiếp cận chính sách đào tạo nghề của .. 140 TNDTTS............................................................................................................. 140 Biểu đồ 5.5 Người quyết định việc học nghề của TNDTTS .............................. 155 Biểu đồ 5.6. Đánh giá của TNDTTS về tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp trong trường phổ thông........................................................................... 160 Biểu đồ 5.7. Các công việc mà CTXH cần triển khai trong lĩnh vực hướng nghiệp, hỗ trợ học nghề qua ý kiến của TNDTTS ............................................................ 161 7
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tam giác hướng nghiệp của K. Platonov ........................................................ 55 Hình 2.2. Thang nhu cầu Maslow ................................................................................... 59 Hình 2.3. Lưới các bên liên quan theo quyền lực và lợi ích ........................................... 64 Hình 2.4. Mô hình thực thi chính sách từ trên xuống ..................................................... 66 Hình 4.1. Khung chính sách trong đào tạo nghề cho TNDTTS .................................... 110 Hình 5.1. Lưới lợi ích và quyền lực trong hệ thống đào tạo nghề cho TNDTTS ......... 143 Hình 5.3. Mô hình CTXH thuộc trường học trong hướng nghiệp và hỗ trợ thanh niên DTTS trong hoạt động đào tạo nghề ............................................................................. 163 Hình 5.4. Mô hình hợp tác trong hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ TNDTTS học nghề 164 Hình 5.5. Mô hình hướng nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề dành cho TNDTTS .........................165 8
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Oxfarm [2013] dẫn số liệu của World Bank đã nhận định rằng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển ở góc độ quốc gia. Từ chiếm tỷ lệ 29% năm 1998, đến năm 2010, người dân tộc thiểu số chiếm tới 47% người nghèo cả nước. Dù tỷ lệ nghèo của Việt Nam giảm nhanh qua các năm nhưng tình trạng nghèo ở dân tộc thiểu số ít được cải thiện dẫn đến phân cách càng ngày càng lớn. World Bank [2018] trong Báo cáo ―Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam‖ cho thấy dù các hoạt động nông nghiệp giúp tăng thu nhập cho người dân tộc thiểu số nhưng các nhóm dân cư này vẫn chiếm 72% người nghèo ở Việt Nam. Nghèo đói còn dẫn đến nhiều vấn đề làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân tộc thiểu số trong đó có vấn đề kết hôn sớm, hạn chế tiếp cận y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác [Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, 2017]. Năm 2004 chi tiêu của người dân tộc thiểu số bằng 59% mức chi tiêu của người Kinh, Hoa thì đến 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn 52%. Kết quả của sự chênh lệch ngày càng lớn này đến từ tốc độ tăng trưởng cao của các hoạt động phi nông nghiệp và công việc được trả lương của người Kinh và người Hoa [MOLISA, VASS và UNDP, 2017, tr.11]. Vấn đề cần đặt ra là chuyển đổi công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế cho các nhóm dân cư dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, năng lực hạn chế, được thể hiện qua tỷ lệ người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo chỉ chiếm 6,2%, bằng 1/3 mức trung bình của tổng thể dân số, là cản trở lớn [Phùng Đức Tùng và cộng sự 2017, tr.35]. Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam thông qua số liệu của Điều tra dân số 2009 cho thấy, 94,3% thanh niên dân tộc thiểu số (TNDTTS) chưa từng được đào tạo nghề. Đây là một hạn chế trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ nhóm TNDTTS phát triển bản thân, tạo sinh kế bền vững để hòa nhập xã hội. Hỗ trợ TNDTTS học nghề, tìm kiếm việc làm là chính sách 9
  14. quan trọng nhằm giảm bất bình đẳng xã hội, hướng đến sự phát triển dung hợp, bền vững ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng và ở phương diện quốc gia nói chung. Nhận thức được vai trò của đào tạo nghề cho TNDTTS, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ học nghề cho TNDTTS. Rà soát của Bộ LĐTB&XH năm 2018 cho thấy, Việt Nam có 116 chính sách khác nhau về đào tạo nghề, trong đó có 7 loại chính sách để hỗ trợ thanh niên dân tộc miền núi học nghề, nâng cao trình độ. Có thể kể đến những chính sách quan trọng: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg, Chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg, Quyết định 194/2001/QĐ-TTg về học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, Nghị định 86/2015/NĐ-CP về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả đào tạo nghề cho TNDTTS chưa bền vững thể hiện qua số lượng người học nghề thấp và hiệu quả sau đào tạo nghề chưa cao [MOLISA, 2018]. Việc đầu tư nguồn lực hỗ trợ TNDTTS học nghề không chỉ giúp phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tháo gỡ một trong ba nút thắt của phát triển mà còn góp phần tạo ra sự công bằng trong sự phát triển dung hợp của nhóm người dân tộc thiểu số. Như vậy, nhu cầu học nghề có, chính sách đào tạo nghề được nhà nước quan tâm với những nguồn lực tài chính lớn nhưng hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, đặc biệt là với các nhóm đặc thù như TNDTTS. Lý do nào tạo ra sự kém hiệu quả của chính sách và các chính sách hỗ trợ đã thực sự phù hợp với nhu cầu của nhóm thụ hưởng là những câu hỏi cần trả lời. Nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số dưới lăng kính tiếp cận của công tác xã hội, tiếp cận từ nhu cầu của chính đối tượng thụ hưởng chính sách. Các nghiên cứu đào tạo nghề ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng, chất lượng đào tạo dưới góc độ tiếp cận của khoa học giáo dục, khoa học chính sách mà chưa có sự tiếp cận từ chính nhu cầu của nhóm tham gia học nghề. Các chính 10
  15. sách hỗ trợ đào tạo nghề cũng đã được đề cập, phân tích trong thực tế nhưng mang tính tổng quát chung và thường xuất phát từ quan điểm của cơ sở đào tạo, các nhà quản lý, chứ chưa nhấn mạnh đến các quan điểm, chia sẻ và trải nghiệm của nhóm thụ hưởng là TNDTTS. Việc nhìn nhận hoạt động đào tạo nghề dưới lăng kính công tác xã hội sẽ đưa ra hướng tiếp cận mới, đi từ nhu cầu của đối tượng đến mức độ đáp ứng của chính sách, từ đó đánh giá sự phù hợp và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề với góc nhìn đa chiều, toàn diện và khác biệt hơn so với các nghiên cứu khác…Các chính sách dù quan trọng đến đâu, nó chỉ thực sự có ý nghĩa và tác động thực tế nếu nó biến thành dịch vụ mà các nhóm có nhu cầu trong xã hội có thể tiếp cận và thụ hưởng. Nghiên cứu được thực hiện tại Hòa Bình, một tỉnh miền núi đặc thù, là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số điển hình như Mường, Tày, Thái, Mông... Về địa hình, Hòa Bình gồm các vùng đồi núi thấp và đồi núi cao, điển hình cho địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số. Hòa Bình cũng đang trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, những nhu cầu về nguồn nhân lực, những yêu cầu về đảm bảo phát triển bao trùm, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội cho người dân tạo ra những nhu cầu cấp thiết về phát triển đào tạo nghề cho người dân nói chung và thanh niên nói riêng. Đối với hệ thống đào tạo nghề, phân loại theo cấp quản lý, Hòa Bình có đầy đủ các loại hình cơ sở đào tạo từ cơ sở đào tạo thuộc Bộ, ngành trung ương, các cơ sở đào tạo cấp tỉnh, huyện. Phân loại theo chủ thể quản lý, Hòa Bình có các cơ sở đào tạo công lập và tư nhân, doanh nghiệp. Do đó, những vấn đề mà đào tạo nghề cho TNDTTS ở Hòa Bình gặp phải cũng sẽ mang tính điển hình đối với các vùng dân tộc thiểu số, các cơ sở đào tạo ở nhiều địa phương trong cả nước. Như vậy, nghiên cứu này được thực hiện để phân tích nhu cầu học nghề của TNDTTS, từ đó đối chiếu, so sánh với các chính sách hỗ trợ và hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Hòa Bình để tìm ra nguyên nhân gây ra những bất cập, hạn chế trong đào tạo nghề cho TNDTTS. Dưới lăng kính CTXH, nghiên cứu khuyến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình 11
  16. nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua việc hỗ trợ tiếp cận học nghề phù hợp, TNDTTS sẽ có sinh kế bền vững, hướng đến cuộc sống với chất lượng cao hơn, không chỉ về thu nhập mà còn về các khía cạnh khác của cuộc sống. 2. Ý nghĩa của nghiên cứu 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp hướng nghiên cứu liên ngành với việc sử dụng các lý thuyết đa dạng trong nghiên cứu về nhu cầu, sự đáp ứng nhu cầu của một nhóm đặc thù trong xã hội. Khung thực thi từ trên xuống, lý thuyết các bên liên quan, vốn được sử dụng nhiều trong ngành kinh tế, chính sách công được ứng dụng vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác xã hội. Khung phân tích ROCCIPI của ngành Luật, Phân tích chính sách cũng được sử dụng để phân tích các hạn chế trong thực thi chính sách, từ đó, tìm giải pháp dưới góc độ công tác xã hội. Lý thuyết ―Các bên liên quan‖ được sử dụng để bổ sung, khắc phục những hạn chế của lý thuyết sinh thái, vốn được coi là lý thuyết quan trọng nhất trong nghiên cứu CTXH. Lý thuyết các bên liên quan với cách tiếp cận dựa trên lưới ―quyền lực – lợi ích‖ sẽ chỉ ra sự quan tâm và khả năng thúc đẩy các hoạt động trợ giúp, các chính sách hỗ trợ và hoạt động đào tạo nghề từ các bên khác nhau. Điều này có thể cho phép người làm CTXH nhận ra các bên cụ thể để vận động chính sách, kết nối các tài nguyên hay tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường xung quanh để giúp nhóm TNDTTS có thêm các nguồn lực để học nghề, tìm kiếm việc làm. Khái quát hóa hệ thống chính sách hỗ trợ và hoạt động đào tạo nghề được đặt trong sự so sánh với hệ thống nhu cầu của người dân tạo ra tính mới trong cách thức nhìn nhận và đánh giá chính sách là một đóng góp khác của Luận án. Các quan điểm từ chính TNDTTS, nhóm đối tượng thụ hưởng và các bên liên quan đối với hoạt động học nghề sẽ cung cấp luận cứ thuyết phục, có tính thực tiễn để điều chỉnh chính sách. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ các giải pháp đưa ra, nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, dựa trên nhu cầu của thanh niên, đảm bảo sinh kế bền vững và an sinh xã 12
  17. hội cho nhóm TNDTTS tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, với cách tiếp cận từ nhóm thụ hưởng chính sách, nghiên cứu thể hiện một hướng tiếp cận tích cực đối với các nhóm dân cư đặc thù ở Việt Nam khi nhấn mạnh đến nhu cầu thực tế của họ trong phân tích, đánh giá, thiết kế và thực thi chính sách. Đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân được coi là thước đo quan trọng nhất trong đánh giá, phân tích chính sách. Nghiên cứu cũng làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tham gia của CTXH trong hoạt động đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung. Sự tham gia của CTXH sẽ góp phần nâng cao tiếng nói của TNDTTS trong đào tạo nghề, thúc đẩy hiệu quả thực thi các chính sách và hoạt động hỗ trợ, từ đó nâng cao hiệu quả của đào tạo nghề đối với TNDTTS tỉnh Hòa Bình và những bài học kinh nghiệm đối với đào tạo nghề trong phạm vi cả nước. 3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình 3.2. Khách thể nghiên cứu -TNDTTS tỉnh Hòa Bình -Cán bộ chính quyền, ngành lao động cấp tỉnh, huyện, xã tỉnh Hòa Bình -Cán bộ Đoàn thanh niên cấp tỉnh, huyện, xã tỉnh Hòa Bình -Lãnh đạo, giảng viên các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Thời gian: Từ năm 2016-2019 3.3.2. Không gian: tỉnh Hòa Bình 3.3.3. Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung vào nhu cầu đào tạo nghề của nhóm TNDTTS, so sánh mức độ đáp ứng của hệ thống chính sách và hoạt động đào tạo nghề trong thực tế từ đó tìm ra các khoảng cách giữa nhu cầu và chính sách. Những giải pháp mang tính CTXH được đưa ra để thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu và chính sách để hỗ trợ TNDTTS tiếp cận và học nghề với hiệu quả cao và bền vững hơn. 13
  18. Các nhóm TNDTTS như bộ đội xuất ngũ, khuyết tật không nằm trong trong nhóm đối tượng của nghiên cứu này do tính đặc thù của các nhóm thanh niên đó đòi hỏi những chính sách đặc thù khác. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, các hoạt động đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ của thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình học nghề. Thông qua các số liệu định lượng và các thông tin định tính, bức tranh chung về đào tạo nghề được mô tả rõ ràng, chi tiết, làm bối cảnh cho các phân tích chính sách cụ thể cũng như tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cung cấp hoạt động hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số nói chung và trong học nghề, tìm kiếm việc làm nói riêng. Nghiên cứu dưới lăng kính của CTXH, nhấn mạnh nhu cầu của đối tượng thụ hưởng chính sách, tập trung phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, ưu điểm và hạn chế của hệ thống chính sách đào tạo và hỗ trợ học nghề dành cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình. Các quan điểm, đánh giá từ cơ quan quản lý, thực thi chính sách và các nhóm đối tượng thụ hưởng sẽ tạo ra tính liên tục, toàn diện trong đánh giá chính sách, làm sáng tỏ từng khoảng trống dẫn đến sự kém hiệu quả của chính sách trong thực tiễn. Từ đó, các nhà quản lý, các cơ quan thực thi có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách thông qua giảm thiểu và loại trừ các hạn chế trong nội dung và điều kiện thực thi hiện tại. Từ chính sách đến dịch vụ là bước không thể thiếu để các nhóm đối tượng thụ hưởng có thể tiếp cận được chính sách. Do đó, thông qua phân tích các nguyên gây ra hạn chế của hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề từ góc nhìn của các bên liên quan, nghiên cứu chỉ ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và ứng dụng các mô hình CTXH trong việc trợ giúp TNDTTS tiếp cận học nghề, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung. 4.2. Nhiệm vụ 14
  19. - Thu thập các báo cáo về đào tạo nghề cho TNDTTS nói chung và tại tỉnh Hòa Bình nói riêng. - Khảo sát về nhu cầu đào tạo nghề của TNDTTS - Khảo sát, đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ dành cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình. - Phân tích vai trò và mô hình cụ thể của CTXH trong trợ giúp TNDTTS tỉnh Hòa Bình học nghề. 5. Câu hỏi nghiên cứu 5.1. Nhu cầu cụ thể của TNDTTS tỉnh Hòa Bình đối với đào tạo nghề được thể hiện như thế nào? 5.2. Nguyên nhân tạo ra những hạn chế của hệ thống đào tạo nghề cho TNDTTS tại tỉnh Hòa Bình được thể hiện trên những phương diện nào? 5.3. Mô hình CTXH nào phù hợp trong nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho TNDTTS tỉnh Hòa Bình? 6. Bố cục của Luận án - Phần mở đầu - Phần Nội dung chính: gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 3: Nhu cầu đào tạo nghề của TNDTTS tỉnh Hòa Bình Chương 4: Hệ thống chính sách đào tạo nghề cho TNDTTS và kết quả thực thi chính sách tại tỉnh Hòa Bình Chương 5. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo nghề cho TNDTTS và vai trò của CTXH - Kết luận và khuyến nghị 15
  20. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tóm tắt chƣơng 1: Chương 1 tập trung vào phân tích các nghiên cứu chính liên quan đến đề tài theo trục vấn đề: (1) Thanh niên và TNDTTS là nhóm dễ tổn thương do thất nghiệp, thiếu việc làm; (2) Đào tạo nghề là công cụ hữu ích để giúp thanh niên nói chung và TNDTTS nói riêng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và xã hội để tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập; (3) Các quốc gia đều xây dựng hệ thống đào tạo nghề và hỗ trợ các nhóm dân cư tiếp cận đào tạo nghề với những ưu điểm và hạn chế khác nhau; (4) CTXH có vai trò quan trọng trong trợ giúp TNDTTS học nghề thông qua cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và biện hộ chính sách hướng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển công bằng cho nhóm đặc thù này trong đời sống kinh tế - xã hội quốc gia. 1.1. Thanh niên và thanh niên dân tộc thiểu số với vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm Thanh niên luôn là một nhóm xã hội quan trọng ở mỗi quốc gia. Khi họ được trao quyền, họ sẽ là đầu tàu cho sự phát triển của quốc gia [F. Onuoha, 2010)]. Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận về thanh niên. UN và các cơ quan trực thuộc như UNESCO, ILO, UNICEF dùng định nghĩa ―youth‖ với giới hạn độ tuổi từ 15 – 24. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt ở các quốc gia. Liên đoàn châu Phi [African Union, 2006] xác định thanh niên là lứa tuổi từ 15-34. Thanh niên ở Việt Nam được quy định trong Luật Thanh niên 2005 là công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi. Tuy nhiên, dù tuổi của khác nhau nhưng cách hiểu tốt nhất về thanh niên vẫn là ―một giai đoạn chuyển đổi từ thiếu niên phụ thuộc sang người trưởng thành độc lập‖, với hai chủ đề được đề cập gắn bó là giáo dục và việc làm, vì đây là thời kỳ mỗi cá nhân hoàn thành giáo dục cơ bản và tìm kiếm công việc đầu tiên cho mình [UN, 2013]. Có hai vấn đề liên quan đến giáo dục và việc làm của thanh niên là đào tạo nghề và thất nghiệp thu hút sự quan tâm của hệ thống chính sách vì vai trò quan trọng của nó. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2