Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
lượt xem 40
download
Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế để làm căn cứ khoa học cho việc đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển kinh tế trong quá trình CNH - HĐH, cũng như các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ Địa lí học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN NHẤT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC TP. Hồ Chí Minh - 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN NHẤT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã số: 62.31.05.01 Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1: PGS-TS. Nguyễn Ngọc Khánh Phản biện 2: PGS-TS. Hoàng Văn Chức Phản biện 3: TS. Mai Hà Phương NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS- TS. Nguyễn Minh Tuệ 2. TS. Phạm Thị Xuân Thọ Thành phố Hồ Chi Minh - 2014
- LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, từ đáy lòng mình em, xin chân thành cảm ơn PGS- TS. Nguyễn Minh Tuệ, TS. Phạm Thị Xuân Thọ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Tác giả luận án tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm khoa, các Thầy cô khoa Địa lí, phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; GS-TS. Lê Thông, GS- TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS-TS. Đỗ Thị Minh Đức, TS. Trần Văn Thông, PGS- TS. Đặng Văn Phan, PGS- TS. Nguyễn Kim Hồng, PGS-TS. Phạm Xuân Hậu, TS. Vũ Như Vân … đã giúp đỡ và có những góp ý quý báu cho tác giả hoàn thành luận án Xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho tác giả hoàn thành luận án Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, các đồng chí trong Cấp ủy và Ban Giám hiệu trường, tập thể Giáo viên, nhân viên Trường THPT Buôn Đôn cùng gia đình, người thân đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014 Tác giả Lê Văn Nhất
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS-TS. Nguyễn Minh Tuệ và TS. Phạm Thị Xuân Thọ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình NGHIÊN CỨU SINH LÊ VĂN NHẤT
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CCN : Cụm công nghiệp CN – XD : Công nghiệp – xây dựng CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVC : Cơ sở vật chất ĐKTN : Điều kiện tự nhiên GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTVT : Giao thông vận tải GTSX : Giá trị sản xuất KDL : Khu du lịch KCN : Khu công nghiệp KT- XH : Kinh tế - xã hội LLSX : Lực lượng sản xuất NGTK : Niên giám Thống kê N-L-TS : Nông - lâm - thủy sản NXB : Nhà xuất bản NSLĐ : Năng suất lao động PTKT : Phát triển kinh tế TCLTNN : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp TCLT : Tổ chức lãnh thổ TCSX : Tổ chức sản xuất TP : Thành phố TTKT : Tăng trưởng kinh tế VQG : Vườn Quốc gia Vùng TN : Vùng Tây Nguyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.................... 10 3.1. Mục tiêu .................................................................................................... 10 3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................. 10 3.3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................ 10 4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 11 4.1. Các quan điểm nghiên cứu ..................................................................... 11 4.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 13 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN ................ 14 6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN .......................................................................... 15 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ................. 16 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................... 16 1.1.1. Về phát triển kinh tế ....................................................................... 16 1.1.1.1. Các khái niệm ...................................................................................... 16 1.1.1.2. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế ....................................... 19 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá sự PTKT ...................................................... 22 1.1.2.1. Nhóm tiêu chí chung............................................................................ 22 1.1.2.2. Nhóm tiêu chí PTKT cho riêng cấp tỉnh ............................................. 24 a. Theo ngành ................................................................................................... 24 b. Theo lãnh thổ ................................................................................................ 26 1.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ....................................................... 27 1.1.3.1. Khái niệm ............................................................................................ 27 1.1.3.2. Lịch sử CNH. ........................................................................................ 28 1.1.3.3. Đặc điểm CNH ở Việt Nam gắn với PTKT ......................................... 30 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................. 32 1.2.1. PTKT Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH ................................... 32 1.2.2. Phát triển kinh tế Tây Nguyên trong thời kì CNH, HĐH ........... 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 45
- Chương 2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ......................................................................................................................... 46 2.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ......... 46 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .................................................... 46 2.1.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................... 46 2.1.2. Tự nhiên ........................................................................................... 48 2.1.2.1. Địa hình ............................................................................................... 48 2.1.2.2. Đất ....................................................................................................... 51 2.1.2.3. Khí hậu ................................................................................................ 53 2.1.2.4. Nguồn nước ......................................................................................... 54 2.1.2.5. Sinh vật ................................................................................................ 56 2.1.2.6. Khoáng sản.......................................................................................... 58 2.1.3. Kinh tế – xã hội ................................................................................ 59 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động .................................................................. 59 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và CSVCKT................................................................... 64 2.1.3.3. Đường lối chính sách ........................................................................... 67 2.1.3.4. Vốn đầu tư ........................................................................................... 68 2.1.3.5. Khoa học- công nghệ ............................................................................. 69 2.1.3.6. Thị trường và mối quan hệ kinh tế liên vùng........................................... 70 2.1.3.7. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập ............................................................ 70 2.1.4. Đánh giá chung.................................................................................. 71 2.1.4.1. Những lợi thế......................................................................................... 71 2.1.4.2. Những hạn chế, khó khăn....................................................................... 72 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ............................................................................................... 73 2.2.1. Khái quát chung ................................................................................ 73 2.2.2. Thực trạng PTKT theo ngành ....................................................... 77 2.2.2.1. Nông- lâm- thủy sản ............................................................................ 77 2.2.2.2. Công nghiệp........................................................................................... 99 2.2.2.3. Dịch vụ .............................................................................................. 109 2.2.3. PTKT theo lãnh thổ. ..................................................................... 117 2.2.3.1. Tổ chức lãnh thổ theo ngành............................................................. 117 2.2.3.2. Các tiểu vùng kinh tế ......................................................................... 127 2.2.4. Đánh giá chung .............................................................................. 140
- TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 142 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 ....................................................................... 143 3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất định hướng và giải pháp........ 143 3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế ................... 146 3.2.1. Quan điểm phát triển .................................................................... 146 3.2.2. Mục tiêu PTKT chủ yếu (phương án chọn)[95]. ........................ 146 3.2.3. Định hướng phát triển. ................................................................. 147 3.2.3.1.Theo ngành ......................................................................................... 147 3.2.3.2. Theo lãnh thổ..................................................................................... 153 3.3.2. Các giải pháp mang tính đột phá................................................. 164 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 168 KẾT LUẬN .................................................................................................. 170
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991-2011 (%) ...............................32 Bảng 1.2: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1995 – 2011 ...................36 Bảng 1.3: Tốc độ TTKT vùng TN giai đoạn 2001 – 2011 .....................................37 Bảng 1.4: GTSX và cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản vùng Tây Nguyên giai đoạn 2005 – 2011 ............................................................................39 Bảng 2.1: Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2011..................68 Bảng 2.2: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người của Đắk Lắk giai đoạn 2004-2011 ...............................................................................73 Bảng 2.3: CCKT Đắk Lắk, vùng TN và cả nước năm 2004-2011 (%) ..................75 Bảng 2.4: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2011 ............................................................................76 Bảng 2.5: GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông- lâm- thủy sản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 ...............................................................77 Bảng 2.6: GTSX và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt giai đoạn 2004- 2011 ............80 Bảng 2.7: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây giai đoạn 2004-2011 ................................................................. 81 Bảng 2.8: Diện tích gieo trồng và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 ................................................ 82 Bảng 2.9: Xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2004- 2011 ...................84 Bảng 2.10: Sản lượng xuất khẩu một số cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 2004 – 2011 ........................................................................87 Bảng 2.11: Năng suất cây lương thực có hạt giai đoạn 2004 – 2011 (tạ/ha) .................90 Bảng 2.12: Diện tích và sản lượng lúa giai đoạn 2004 – 2011 ...............................91 Bảng 2.13: GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 ............................................................................93 Bảng 2.14: Số lượng gia súc và gia cầm của tỉnh (nghìn con) ...............................94 Bảng 2.15: GTSX và cơ cấu GTSX lâm nghiệp giai đoạn 2004 – 2011 ................97
- Bảng 2.16: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004 – 2011 ........................................................................97 Bảng 2.17: Diện tích mặt nước, GTSX và sản lượng thủy sản giai đoạn 2004- 2011 .........................................................................98 Bảng 2.18: GTSX và cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 (tỉ đồng, giá hiện hành và %) ..........................103 Bảng 2.19: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 ........................................................................106 Bảng 2.20: GTSX và cơ cấu GTSX ngành dịch vụ tỉnh Đắk Lắk và số cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, năm 2011, phân theo huyện, thị xã, TP ...........109 Bảng 2.21: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2004 – 2011 .....................................................................111 Bảng 2.22: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ...................................................113 Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 ..........................................................................114 Bảng 2.24: GTSX và cơ cấu GTSX vận tải Đắk Lắk, giá hiện hành, giai đoạn 2004- 2011 ...........................................................................115 Bảng 2.25: Tình hình vận tải Đăk Lăk giai đoạn 2004 – 2011 .............................115 Bảng 2.26: Số lượng và cơ cấu trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2004-2011 ................117 Bảng 2.27: Một số chỉ tiêu của Tiểu vùng Trung tâm so với toàn tỉnh năm 2011 ..........128 Bảng 2.28: Một số chỉ tiêu của tiểu vùng phía Bắc so với toàn tỉnh 2011.............133 Bảng 2.29: Một số chỉ tiêu của tiểu vùng Đông Nam so với toàn tỉnh 2011…...137 Bảng 3.1: Vị trí của Đắk Lắk trong vùng Tây Nguyên năm 2011………....….145
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 1.1: GDP và GDP/người của Việt Nam thời kì 1991- 2011 .......................... 33 Hình 1.2: Cơ cấu GDP theo ngành thời kì 1990- 2011 ......................................... 34 Hình 1.3: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thời kì 1995- 2011 (%), ........................................................................ 35 Hình 1.4: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của vùng Tây Nguyên thời kì 2000- 2011 (%) .......................................................................... 38 Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk năm 2012 (%) ............................. 53 Hình 2.2: Qui mô và tỉ suất gia tăng dân số của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 ................................................................................. 59 Hình 2.3: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế (%) ......................... 64 Hình 2.4: Cơ cấu GDP của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011 (%).............................. 74 Hình 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Đắk Lắk giai đoạn 2004- 2011(%) .......................................................................... 78 Hình 2.6: Giá trị sản xuất/1ha đất trồng trọt, giai đoạn 2004- 2011 ....................... 81 Hình 2.7: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành công nghiệp tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2004- 2011 ........................................................................................ 101 Hình 2.8: Cơ cấu GTSX công nghiệp theo thành phần kinh tế(%) ........................ 101 Hình 2.9: Cơ cấu GTSX phân theo ngành công nghiệp của Đắk Lắk năm 2004 và 2011 (%) ............................................................................... 102 Hình 2.10: Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2004- 2011 .................................................................................. 112 Hình 2.11: Cơ cấu loại hình trang trại của Đắk Lắk năm 2012 ...................................118
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ................................................. ……………47 Bản đồ 2: Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk…. ........................................................................................................................ ……..….….49 Bản đồ 3: Bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk ........................................................... ……….…….52 Bản đồ 4: Bản đồ các nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................. ……………60 Bản đố 5: Bản đồ phát triển và phân bố nông- lâm- thủy sản tỉnh Đắk Lắk .…………...79 Bản đồ 6: Bản đồ phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Đắk Lắk........... …………….100 Bản đồ 7: Bản đồ phát triển và phân bố dịch vụ tỉnh Đắk Lắk............................. …………..110 Bản đồ 8: Bản đồ tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Đắk Lắk ...............................………….120
- MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một tỉnh miền núi, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên (TN), có diện tích tự nhiên vào loại lớn nhất cả nước, Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái với tiềm năng to lớn về quỹ đất cho phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông- lâm sản, dự trữ thủy năng cho công nghiệp điện, phát triển thương mại và dịch vụ... Trong quá trình đổi mới kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi cơ bản về cả phương diện ngành và lãnh thổ. GDP năm 2010 tăng gấp 3,8 lần năm 2004 (năm chia tách tỉnh Đắk Lắk thành Đắk Lắk và Đắk Nông), đạt 25.353,8 tỉ đồng, đứng đầu vùng TN và thứ 7/63 tỉnh, thành phố (TP); tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2004 - 2010 là 11,3%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước và vùng Tây Nguyên. Bình quân GDP/người/năm liên tục tăng, từ 4,1 triệu đồng lên 14,5 triệu đồng. Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch nhưng khu vực I vẫn chiếm ưu thế với 53,1%. Cơ cấu kinh tế (CCKT) theo lãnh thổ cũng có sự chuyển biến tích cực, đã xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ gắn với CNH, HĐH như vùng chuyên canh cà phê lớn nhất Tây Nguyên và cả nước, vùng ngô quy mô lớn; các Cụm và Khu công nghiệp; các Khu du lịch quốc gia (Yok Đôn) và Điểm du lịch quốc gia (Hồ Lắk), Cụm du lịch (Buôn Ma Thuột và phụ cận),.... Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng kinh tế Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức: nền kinh tế vẫn trông cậy nhiều vào nông, lâm nghiệp (tỉ trọng cao thứ 2 ở vùng TN và thứ 3 cả nước), khu vực công nghiệp còn nhỏ bé (18,5% năm 2010), chuyển dịch CCKT còn chậm, cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất (CSVC) kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH; GDP/người còn thấp (đứng thứ 4/5 tỉnh ở vùng TN và thứ 47/63 tỉnh, TP cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo, nhất là hộ dân tộc ít người còn cao (chiếm 21,9% năm 2010, cao hơn mức trung bình cả nước 14,2%). Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã xác định phương hướng chung: “…Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp CNH, HĐH; chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp, dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện tốt an 1
- sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự - an toàn xã hội. Xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên và đóng vai trò quan trọng đưa Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước”.[80] Để thực hiện thành công những mục tiêu trên ngoài sự nỗ lực to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk, việc phân tích, đánh giá đầy đủ và toàn diện các nguồn lực sẵn có trên lãnh thổ và xác định CCKT hợp lý là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn được vận dụng những lý luận vào thực tiễn nghiên cứu khoa học, và góp một phần nhỏ bé vào thành công chung của sự phát triển bền vững nền kinh tế của tỉnh, nơi đang sinh sống và công tác, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2.1. Trên thế giới Phát triển kinh tế (PTKT) là một vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Các vấn đề về PTKT và CCKT nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa không còn là mới. Nhiều nước trên thế giới nhờ nắm bắt được thời cơ, khai thác các thế mạnh và có chính sách phát triển đúng đắn đã nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và trở thành nước công nghiệp phát triển. Về PTKT trên thế giới từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu. Học thuyết kinh tế của C. Mác khẳng định PTKT do bốn yếu tố nguồn lực quyết định là tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ. Đồng thời, ông còn nhấn mạnh về sở hữu các nguồn lực, động lực khai thác các nguồn lực và vấn đề sử dụng các lợi thế để PTKT [103, tr 28]. C. Mác (1818- 1883) không chỉ là nhà chính trị học, xã hội học, lịch sử và triết học, mà còn là nhà kinh tế học xuất sắc. C. Mác đăng quyển I bộ Tư Bản [dẫn theo 50, trang 73, 74] đã chi hoạt động xã hội ra hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất. Theo ông, chỉ có sản xuất vật chất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội. C. Mác cũng là người đưa ra khái niệm Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để đánh giá kết quả hoạt động của nền kinh tế. Trong hệ thống lý thuyết PTKT, lý luận về giai đoạn PTKT [50] là cơ sở lí thuyết quan trọng, do nhà lịch sử kinh tế người Mỹ, Walter W. Rostow đưa ra. Trong cuốn “Các giai đoạn PTKT”, ông đã nêu lên một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước khởi đầu về quá trình PTKT hiện đại. Theo mô hình Rostow, quá trình PTKT của mỗi quốc gia được chia thành 5 giai đoạn: xã hội truyền thống, giai đoạn tạo tiền đề để 2
- cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn trưởng thành và mức tiêu dùng cao, giai đoạn theo đuổi chất lượng sống và ứng với mỗi giai đoạn là một CCKT đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. Trong đó, then chốt nhất là giai đoạn “cất cánh”. Để chuẩn bị điều kiện cất cánh kinh tế, theo Rostow phải có một hoặc nhiều ngành làm chủ đạo cho “cất cánh”. Sự chuyển giai đoạn PTKT biểu hiện ở sự thay đổi tuần tự các ngành chủ đạo. Mô hình W. Rostow mặc dù còn có hạn chế về cơ sở của sự phân đoạn trong PTKT cũng như sự nhất quán về đặc trưng của mỗi giai đoạn so với thực tế; tuy nhiên mô hình này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lí về cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định ở mỗi quốc gia, địa phương và cũng là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh phân tích về CCKT và sự chuyển dịch CCKT ở tỉnh Đắk Lắk. Học thuyết Keynes: do John Maynard Keynes (1883- 1946), nhà kinh tế học người Anh trình bày trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, xuất bản năm 1936, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới 1929- 1933. Keynes cho rằng nền kinh tế của một quốc gia có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, tại nơi mà những khoản chi tiêu mới cho đầu tư được hình thành từ các khoản tiết kiệm đang được đưa vào hệ thống. Ông cũng đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế. Trong tác phẩm của mình, Keynes cũng cho rằng, đầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm. Ông sử dụng lí luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây. Lý thuyết này gọi là thuyết trọng cầu. Học thuyết Keynes có ảnh hưởng rất lớn đến đường lối kinh tế của nhiều nước TBCN phát triển, đặc biệt là nước Mỹ. Các nước đang phát triển trong thời kì CNH, HĐH cũng đã vận dụng học thuyết Keynes ở những lí luận về đảm bảo sự cân bằng cho nền kinh tế, ở những khuyến cáo phát triển nhiều hình thức hoạt động để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội, ở vai trò của Chính phủ đối với quá trình tăng trưởng kinh tế như sử dụng ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư, trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp…nhờ đó có thể hạn chế mức độ lạm phát và thất nghiệp, 3
- tăng mức sản lượng tiềm năng…( J. M Keynes: Lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ, 1995, Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương). Lý thuyết phát triển các điểm trung tâm của W. Christaller [dẫn theo 101] Vào đầu những năm 1930, W. Christaller (Mỹ) đưa ra lí thuyết phát triển các điểm trung tâm (1933). Ông đã góp phần to lớn vào việc tìm ra quy luật phát triển của toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và phi sản xuất theo không gian, là ý tưởng cho việc nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế - xã hội (KT – XH) sau này. W. Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu sự tác động của một cực hút, đó là TP. TP là trung tâm đối với tất cả các điểm dân cư còn lại trong vùng, đảm bảo cung cấp hàng hóa cho chúng. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ thấp đến cao. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Ông cho rằng, TP có vai trò như những cực phát triển và là hạt nhân cho sự phát triển. Nó trở thành đối tượng để đầu tư, trên cơ sở sức hút và mức độ ảnh hưởng đến các vùng xung quanh thông qua bán kính tiêu thụ các sản phẩm. Lý thuyết trung tâm của W. Christaller đã được A. Losch bổ sung và phát triển. Công lao của W. Christaller và A. Losch ở chỗ đã khám phá ra quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán trong sự phân bố các TP và nông thôn. Điều đó được áp dụng khi quy hoạch các điểm dân cư trên những lãnh thổ mới khai phá, hoặc nghiên cứu các hệ thống không gian, hay làm cơ sở xác định các nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định. Về mặt thực tiễn, lý thuyết này là cơ sở để bố trí các điểm đô thị mới cho những vùng còn trống vắng đô thị. Lý thuyết phát triển các cực [101] của nhà kinh tế học người Pháp FranÇoi Perroux được đưa ra vào những năm 1950. Ông phát hiện ra rằng, một vùng không thể PTKT đều đặn ở tất cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian. Xu hướng chung là có một hoặc một vài điểm phát triển mạnh nhất, trong khi đó các điểm khác lại chậm phát triển hay bị trì trệ. Tất nhiên, các điểm phát triển nhanh là các điểm có lợi thế so với toàn vùng. Ông đã đưa ra khái niệm về cực tăng trưởng. Đó là các trung tâm mới hình thành và đang phát triển; nó là một hệ thống hay một phức hợp những hoạt động mang nhiều tính thụ động; chịu ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài. Nhịp độ phát triển cực tăng trưởng thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và nhanh đối với những sức thúc đẩy, sức lôi cuốn từ các cực phát triển. Trên cơ sở lực hút và lực đẩy của mỗi trung tâm mà hình thành nên vùng ảnh hưởng của nó tới xung quanh. Từ triển vọng phạm vi ảnh hưởng của mỗi trung tâm người ta có thể xác định được 4
- khu vực lãnh thổ để xây dựng điểm đô thị mới, làm cho tất cả các lãnh thổ đều có đô thị hạt nhân, hay nói cách khác không để lãnh thổ nào trống vắng đô thị. Lý thuyết cực tăng trưởng được áp dụng tương đối rộng rãi ở châu Á, nhất là các nước ASEAN. Nhiều kinh nghiệm đã được tích lũy và có giá trị đối với các quốc gia cần huy động vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là lý thuyết giải thích sự cần thiết của việc PTKT theo lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm. Lý thuyết phát triển phi cân đối: vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, người Trung Quốc đề xướng chủ trương phát triển vùng ven biển để tạo động lực. Đó là ý tưởng của lý thuyết phát triển phi cân đối để lựa chọn không chỉ các ngành mũi nhọn, mà còn nhằm lựa chọn những lãnh thổ có vai trò động lực để tập trung đầu tư phát triển đối với chúng. Lý thuyết này cho rằng, đối với mỗi nền KT quốc dân sẽ có những ngành, lĩnh vực có lợi thế phát triển thành những ngành, lĩnh vực mũi nhọn; có những lãnh thổ do hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi, nếu tập trung đầu tư sẽ trở thành lãnh thổ động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung. Theo quan điểm đầu tư tập trung có trọng tâm, trọng điểm trước hết tập trung sức lực phát triển những ngành, lĩnh vực, lãnh thổ có ý nghĩa động lực để tạo đột phá cho sự phát triển chung [26, tr26]. Về hội nhập kinh tế quốc tế: trên thế giới ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kì mới cho sự phát triển. Các hoạt động KT không còn đóng khung trong phạm vi một quốc gia, mà đã vượt ra khỏi những ranh giới cứng nhắc, để lan tỏa thâm nhập vào nhau, chi phối ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế KT quốc tế song phương và đa phương. Hội nhập là xu thế tất yếu đã được dự đoán và khái niệm hội nhập xuất phát từ phương Tây, được sử dụng nhiều từ giữa thập niên 90 trở lại đây. Hội nhập KT được hiểu là sự gắn kết nền KT của một nước vào các tổ chức hợp tác KT khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo những quy định chung. Hiện nay, nội dung của hội nhập KT quốc tế gồm nhiều khía cạnh khác nhau với nhiều hình thức đa dạng. Quá trình hội nhập diễn ra ở nhiều cấp độ và một nước có thể đồng thời tham gia nhiều hình thức từ tổ chức hợp tác song phương giữa hai nước đến hợp tác đa phương để hình thành các tổ chức tiểu vùng, các tổ chức khu vực, liên châu lục và các tổ chức toàn cầu. 5
- Vì thế, khi nghiên cứu về PTKT của một nước, một tỉnh phải nghiên cứu sự tác động của xu thế trên. Để PTKT, bên cạnh phát huy nội lực, tranh thủ nguồn ngoại lực từ bên ngoài là điều hết sức cần thiết. 2.2. Ở Việt Nam Vấn đề PTKT trong giai đoạn hiện nay rất được quan tâm. Trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, chiến lược phát triển KT - XH của Chính phủ và hội nghị chuyên đề của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các hội thảo khoa học, nghiên cứu độc lập của các nhà khoa học được nhắc đến với nhiều khía cạnh khác nhau của PTKT. Trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, đều coi trọng việc PTKT, CCKT hiện đại và hợp lý ở mỗi địa phương và trong cả nước phù hợp với tiến trình CNH, HĐH là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược PTKT của Việt Nam. Cơ sở lý luận và thực tiễn về PTKT đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Việt Nam. Cho đến nay, hàng loạt các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về PTKT đã được công bố. Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ trong cuốn “Chuyển dịch CCKT trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” [49] ngoài việc phân tích thực trạng CCKT theo một số vùng và thành phần kinh tế thời kỳ 1991- 1997, đã làm rõ luận cứ khoa học của PTKT và CCKT theo hướng hội nhập. Tăng trưởng và phát triển là vấn đề hàng đầu, luôn được các nhà lãnh đạo đất nước, các nhà quản lý, các nhà khoa học ở trong nước cũng như trên thế giới quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu. Tìm được con đường phát triển đúng đắn sẽ làm đất nước hưng thịnh, giàu mạnh và ngược lại, sẽ dẫn đất nước đến nghèo khổ, yếu kém nếu con đường phát triển sai trái, không phù hợp quy luật. Trong quá trình phát triển của loài người, nhất là trong hai thế kỷ gần đây, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện và đưa ra các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển. Giáo trình Kinh tế phát triển do GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên [50] đã làm rõ những vấn đề lí luận đã được áp dụng cho hoạt động kinh tế ở Việt Nam, những sáng tạo của Việt Nam trong việc lựa chọn đường lối PTKT phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và môi trường kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong giáo trình này, các tác giả đã phân tích 6
- các mô hình, lí thuyết tăng trưởng và PTKT. Đây là cơ sở quan trọng giúp tác giả nắm vững và vận dụng vào nghiên cứu PTKT ở tỉnh Đắk Lắk. Nhóm tác giả PGS. TS Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), TS. Nguyễn Xuân Thu, TS. Nguyễn Văn Thành trong cuốn sách "Bàn về PTKT (Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang)" [103] đã đề cập đến các tư tưởng, lý thuyết, quan điểm cơ bản về TTKT, những vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu TTKT của nước ta, mối quan hệ giữa TTKT với phát triển bền vững và cơ cấu của nền kinh tế. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển con người và nguồn nhân lực để phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, giới thiệu các vấn đề cơ bản về tổ chức không gian KT - XH nhằm phát triển đất nước một cách có hiệu quả, bền vững cho Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI. Cùng tác giả, cuốn “Phát triển: điều kỳ diệu và bí ẩn” [102] đã tuyển chọn các công trình nghiên cứu về phát triển KT - XH ở nước ta, với những vấn đề mang tính tổng quan, lý luận như chiến lược phát triển, chủ thuyết phát triển, tư duy chiến lược... và những vấn đề gắn với mô hình phát triển, phát triển chất lượng, quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển... Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số định hướng phát triển cụ thể của đất nước như phát triển đội ngũ trí thức, PTKT biển... Cuốn “Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020’’ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [6] đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của hai thời kỳ Chiến lược (1991- 2000 và 2001- 2010) đã qua; nhận định, phân tích, dự báo tình hình trong nước và quốc tế trong thời kỳ thực hiện chiến lược tới. Đây cũng là cơ sở để nhận diện những cơ hội, thách thức, từ đó xác định nội dung và những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng chiến lược phát triển KT - XH của đất nước. “Phát triển bền vững ở Việt Nam. Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng” của Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007) [58], tập trung phân tích những tiềm năng để PTKT, thành tựu PTKT sau hơn 20 năm đổi mới nền KT - XH của Việt Nam; thời cơ phát triển cũng như nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế. Một số công trình khác như: “Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”[62] Ngô Đăng Thành (chủ biên), Trần Quang Tuyến, Mai Thị Thanh Xuân, 2010, NXB Chính trị quốc gia, “Việt Nam đổi mới và phát triển”, [92] Tuyển tập các tác giả, 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội... đề cập đến 7
- những vấn đề mang tính thực tiễn PTKT ở Việt Nam và đưa ra những chiến lược phát triển cụ thể, những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình PTKT, thực hiện chiến lược CNH, HĐH đất nước. * Dưới góc độ địa lý học, cũng có nhiều công trình, giáo trình về địa lí KT – XH có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đó là: “Địa lý KT - XH đại cương”, (2005), Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) [89] Giáo trình “Địa lý KT - XH Việt Nam”, (2011), tái bản lần thứ 5; Lê Thông (chủ biên) cùng nhóm tác giả [72] đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn của Việt Nam về các lĩnh vực kinh tế (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ), và 8 vùng kinh tế. Ngoài ra, giáo trình còn chú trọng các khía cạnh xã hội của Địa lí học. Một số vấn đề như lao động, việc làm, tình trạng thất nghiệp và chất lượng cuộc sống của nhân dân xét dưới góc độ một số tiêu chí chủ yếu (GDP bình quân đầu người; giáo dục; y tế và chăm sóc sức khỏe; nhà ở...). Vấn đề TCLT của các ngành và các vùng cũng được đề cập đến... “Việt Nam, các tỉnh và TP”, (2010), Lê Thông (chủ biên) [71], đã phác họa bức tranh tương đối hệ thống về thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế ở mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cuốn sách có giá trị thực tiễn rất lớn trong việc nghiên cứu sự PTKT xã hội của các vùng và các ngành của nước ta. “Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam”, (2009), Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) [86] và “Việt Nam- các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” do Lê Thông và Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên) (2012) [74], đã cụ thể hóa thực tế PTKT theo 7 vùng và 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Các vùng này được trình bày theo một cấu trúc thống nhất với các chủ đề về nguồn lực, thực trạng phát triển KT - XH và định hướng phát triển. Cuốn sách này đã đem lại nhiều thông tin khoa học hữu ích và cập nhật về các vùng kinh tế của nước nhà và là tư liệu hữu ích cho nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về Tây Nguyên. “Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam thời kì hội nhập”, năm 2006, của Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng [45] trình bày các nguồn lực phát triển KT - XH Việt Nam; Địa lí một số ngành kinh tế của Việt Nam cũng như các vấn đề phát triển KT - XH của các vùng,... giúp tác giả có cách nhìn nhận về cách tổ chức không gian kinh tế, nghiên cứu chiến lược PTKT vùng trong xu thế hội nhập hiện nay. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 224 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam và mối quan hệ với các tai biến địa chất trên cơ sở tài liệu địa chấn
14 p | 221 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững
159 p | 130 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 159 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực
159 p | 164 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
214 p | 29 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh
192 p | 150 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí tự nhiên: Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
175 p | 52 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội
207 p | 20 | 9
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang
28 p | 109 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
204 p | 77 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông năng, tỉnh Bắc Kạn
27 p | 103 | 6
-
Dư thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La
161 p | 86 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 29 | 5
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Cơ sở địa lý cho phát triển nông - lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam
27 p | 85 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
28 p | 40 | 2
-
Dự thảo Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địạ lí: Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ châu, tỉnh Nghệ An
27 p | 96 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn