intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An" có bố cục gồm 4 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về nghèo và giảm nghèo; Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An; Chương 3: Hiện trạng nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An; Chương 4: Các giải pháp giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯƠNG THỊ NHƯ NGUYỆT NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯƠNG THỊ NHƯ NGUYỆT NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Lê Văn Thông 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Trang Thanh Hà Nội – 2024
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè, người thân và các cơ quan, đoàn thể,... Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Văn Thông, PGS.TS. Nguyễn Thị Trang Thanh là những người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án với những góp ý chỉ bảo và định hướng cụ thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Địa lí kinh tế – xã hội và Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo cho tôi một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học và Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ môn Khoa học cơ bản và Ban Giám hiệu Trường Đại học Công đoàn đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan ban ngành chức năng của tỉnh Nghệ An như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, UBND các huyện thị khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chính quyền các xã, thị trấn thuộc hai huyện Quế Phong và Nghĩa Đàn,... đã giúp đỡ tận tình và có hiệu quả trong quá trình thu thập tài liệu và khảo sát thực địa. Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn đối với những tình cảm và những sự động viên tốt nhất về vật chất và tinh thần mà gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của mình. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 2 năm 2024 Tác giả Trương Thị Như Nguyệt
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Tôi xin cam đoan các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác. Tôi xin nhận toàn bộ trách nhiệm nếu có sự sao chép, thiếu trung thực trong công trình này. Tác giả Trương Thị Như Nguyệt
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................10 6. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................10 PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................................11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO ..................11 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ......................................................................11 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nghèo và giảm nghèo trên thế giới .............11 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam ...........................17 1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu về tỉnh Nghệ An ...................................................23 1.2. Cơ sở lí luận về nghèo và giảm nghèo ...............................................................25 1.2.1. Nghèo ..............................................................................................................25 1.2.2. Giảm nghèo .....................................................................................................31 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo .........................................32 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá nghèo và giảm nghèo áp dụng cho khu vực nghiên cứu .....35 Tiểu kết chương 1......................................................................................................38 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN ...........................................39 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ .........................................................................39 2.2. Các nhân tố tự nhiên ..........................................................................................40 2.2.1. Địa hình ...........................................................................................................40 2.2.2. Khí hậu ............................................................................................................41 2.2.3. Tài nguyên nước ..............................................................................................42 2.2.4. Tài nguyên đất .................................................................................................43 2.2.5. Tài nguyên sinh vật .........................................................................................45 2.2.6. Tài nguyên khoáng sản....................................................................................46 2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội ...............................................................................47 2.3.1. Dân cư và lao động .........................................................................................47 2.3.2. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội ................................................................52
  6. 2.3.3. CSHT và cơ sở vật chất kĩ thuật ......................................................................59 2.3.4. Vốn đầu tư .......................................................................................................62 2.3.5. Các chính sách giảm nghèo ............................................................................63 2.3.6. Bối cảnh nghèo và giảm nghèo tỉnh Nghệ An .................................................66 Tiểu kết chương 2......................................................................................................70 CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN .................................................................................71 3.1. Hiện trạng nghèo ................................................................................................71 3.1.1. Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo .........................................................................71 3.1.2. Thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo và cận nghèo ...........................................78 3.1.3. Sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ...........................................................83 3.1.4. Chỉ số nghèo đa chiều MPI ...........................................................................100 3.1.5. Nguyên nhân nghèo .......................................................................................102 3.2. Hiện trạng giảm nghèo .....................................................................................107 3.2.1. Số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo .....................................................107 3.2.2. Số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo .............................................................110 3.2.3. Huy động và sử dụng nguồn vốn giảm nghèo ...............................................112 3.2.4. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong giảm nghèo ...............................116 Tiểu kết chương 3....................................................................................................119 CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC TỈNH NGHỆ AN ........................................................................................120 4.1. Cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An ............................................................................................................120 4.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An..120 4.1.2. Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025 ..................................122 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An ...................................................................................................................124 4.1.4. Nguyện vọng của hộ nghèo ...........................................................................129 4.2. Định hướng giảm nghèo cho khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An .........132 4.3. Các giải pháp giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An ..........132 4.3.1. Phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An .............132 4.3.2. Phát triển sinh kế cho hộ nghèo và cận nghèo .............................................133
  7. 4.3.3. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo và hộ cận nghèo ................................................................................................................139 4.3.4. Nâng cao khả năng chống chịu tổn thương cho hộ nghèo và cận nghèo. ....141 4.3.5. Tập trung giảm nghèo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ......................142 4.4. Một số khuyến nghị góp phần giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An ..................................................................................................................144 4.4.1. Thay đổi cách tiếp cận trong giảm nghèo .....................................................144 4.4.2. Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội và giảm nghèo ............146 4.4.3. Những kiến nghị với các chủ thể của giảm nghèo ........................................146 Tiểu kết chương 4....................................................................................................147 KẾT LUẬN .....................................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................152 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ GTSX các huyện thị trong KVMNTBNA năm 2016 và 2021 ....54 Hình 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất KVMNTBNA giai đoạn 2016 – 2021 ..............................................................................................55 Hình 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất KVMNTBNA và tỉnh Nghệ An năm 2021 ..........56 Hình 2.4. TNBQĐN các huyện thị KVMNTBNA giai đoạn 2016 – 2021 .............58 Hình 2.5. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2021 .........66 Hình 2.6. Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo theo vùng lãnh thổ của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2021 ...............................................................................68 Hình 3.1. Số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo ở KVMNTBNA và tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2021 ...............................................................................71 Hình 3.2. Số hộ, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở KVMNTBNA giai đoạn 2016 – 2021 ..........................................................................................................73 Hình 3.3. Cơ cấu hộ nghèo ở KVMNTBNA phân theo địa phương ........................73 Hình 3.4. Tỉ lệ hộ nghèo các huyện thị ở KVMNTBNA giai đoạn 2016 – 2021 .....75 Hình 3.5. Cơ cấu TN bình quân tháng của các hộ gia đình ở khu vực khảo sát .......78 Hình 3.6. Cơ cấu nguồn TN chính của các hộ gia đình ở khu vực khảo sát.............79 Hình 3.7. Cơ cấu việc làm của lao động tại khu vực khảo sát ..................................80 Hình 3.8. Cơ cấu mục chi tiêu lớn của các hộ gia đình ở khu vực khảo sát .............82 Hình 3.9. Cơ cấu nhà ở của hộ gia đình ở khu vực khảo sát. ...................................91 Hình 3.10. Mức độ thiếu hụt về tiếp cận nước sạch của các hộ nghèo ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 ................................................................93 Hình 3.11. Mức độ thiếu hụt nhà tiêu hợp vệ sinh của các hộ nghèo ở KVMNTBNA ..................................................................................................................94 Hình 3.12. Trình độ của người lao động ở khu vực khảo sát .................................104
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Số hộ khảo sát theo địa phương và theo tình trạng kinh tế gia đình .............8 Bảng 1.1. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 .......30 Bảng 2.1. Số liệu khí tượng tại trạm Tây Hiếu (Nghĩa Đàn) ....................................41 Bảng 2.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của KVMNTBNA năm 2021 ................44 Bảng 2.3. Diện tích, dân số, mật độ dân số các địa phương KVMNTBNA năm 2021. .................................................................................................47 Bảng 2.4. Tỉ lệ lao động qua đào tạo của các huyện thị ở KVMNTBNA ................49 Bảng 2.5. Tình hình chuyển cư của các huyện thị ở KVMNTBNA năm 2019 ........51 Bảng 2.6. Số trường phổ thông năm học 2021 – 2022 ở KVMNTBNA ..................60 Bảng 2.7. Số nhân lực ngành y, dược ở KVMNTBNA năm 2021 ...........................61 Bảng 2.8. Mức độ thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo tỉnh Nghệ An năm 2016, 2021 .................................................................67 Bảng 3.1. Một số tiêu chí về nghèo DTTS ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 .........76 Bảng 3.2. TN và chi tiêu của các hộ gia đình ở khu vực khảo sát ............................81 Bảng 3.3. Mức độ thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 (%) ......................................................84 Bảng 3.4. Mức độ thiếu hụt các chỉ số về y tế của các hộ nghèo ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 (%) .................................................................................86 Bảng 3.5. Cách thức chữa bệnh của các hộ gia đình khi có người ốm đau ở khu vực khảo sát .....................................................................................................87 Bảng 3.6. Mức độ thiếu hụt các chỉ số về giáo dục của các hộ nghèo ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 ................................................................88 Bảng 3.7. Mức độ thiếu hụt các chỉ số về nhà ở của các hộ nghèo ở KVMNTBNA năm 2016, 2021 ........................................................................................90 Bảng 3.8. Mức độ thiếu hụt các chỉ số thông tin của các hộ nghèo ở KVMNTBNA .....95 Bảng 3.9. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin của các hộ nghèo và cận nghèo ở khu vực khảo sát ....................................................................................97 Bảng 3.10. Thứ tự các địa phương ở KVMNTBNA về tỉ lệ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo năm 2021 ..........................................................98 Bảng 3.12. Chỉ số MPI các địa phương ở KVMNTBNA và tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................................................100 Bảng 3.13. Cơ cấu nguyên nhân dẫn đến nghèo ở KVMNTBNA năm 2021.........102 Bảng 3.13. Số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo ở KVMNTBNA giai đoạn 2017 - 2021 .............................................................................107
  10. Bảng 3.14. Số hộ thoát nghèo theo địa phương ở KVMNTBNA giai đoạn 2017 – 2021 ............................................................................................108 Bảng 3.15. Số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo ở KVMNTBNA giai đoạn 2016 – 2021 ............................................................................................110 Bảng 3.16. Số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo theo địa phương ở KVMNTBNA .....111 Bảng 4.1. Những yếu tố thuận lợi trong phát triển kinh tế của các hộ gia đình ở khu vực khảo sát ..................................................................................125 Bảng 4.2. Những yếu tố khó khăn trong phát triển kinh tế hộ tại khu vực khảo sát ...128 Bảng 4.3. Những nguyện vọng của các hộ gia đình trong phát triển kinh tế ở khu vực khảo sát ..................................................................................129
  11. DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An. Bản đồ 2.2. Bản đồ các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An. Bản đồ 2.3. Bản đồ các nhân tố tự nhiên tác động đến nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An. Bản đồ 2.4. Bản đồ các nhân tố tố kinh tế – xã hội tác động đến nghèo và giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An Bản đồ 3.1. Bản đồ hiện trạng nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An Bản đồ 3.2. Bản đồ mức độ thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An Bản đồ 3.3. Bản đồ hiện trạng giảm nghèo ở khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An
  12. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 12 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 13 NGTK Niên giám thống kê 4 CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật 14 NT Nông thôn 5 DTTS Dân tộc thiểu số 15 NTM Nông thôn mới 6 GTSX Giá trị sản xuất 16 PTCS Phổ thông cơ sở 7 KTXH Kinh tế – xã hội 17 TCTK Tổng cục Thống kê 8 KVMNTBNA Khu vực miền núi 18 THCS Trung học cơ sở Tây Bắc tỉnh Nghệ An 19 THPT Trung học phổ thông 9 LĐTBXH Lao động, Thương binh 20 TN Thu nhập và Xã hội 10 MTQG Mục tiêu quốc gia 21 TNBQĐN TN bình quân đầu người 11 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 22 TT Thành thị 23 UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh TT Chữ viết tắt Nghĩa nguyên gốc Nghĩa tiếng Việt 1 DFID Department for International Cơ quan Phát triển quốc tế Development Vương quốc Anh 2 ESCAP Economic and Social Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Commission for Asia and the Á và Thái Bình Dương Pacific 3 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Organization of the United Nông nghiệp Liên hợp quốc Nations
  13. TT Chữ viết tắt Nghĩa nguyên gốc Nghĩa tiếng Việt 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 6 GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn 7 HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người 8 ILO International Labor Organization Tổ chức Lao động quốc tế 9 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế 10 MPI Multidimensional Poverty Index Chỉ số Nghèo đa chiều 11 OCOP One Commune One Product Mỗi xã một sản phẩm 12 OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development kinh tế 13 OPHI Oxford Poverty and Human Tổ chức Sáng kiến phát triển Development Initiative con người và Chống nghèo đói Oxford 14 UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Programme Liên hợp quốc 15 UNESCO United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học Scientific and Cultural và Văn hóa Liên hợp quốc Organization 16 UNICEF United Nations Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc 17 UN United Nations Liên hợp quốc 18 WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghèo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Ngày nay,“nghèo không chỉ là vấn đề riêng của từng địa phương, của từng quốc gia, đó còn là thách thức lớn của cả nhân loại, bởi vì nghèo không chỉ xuất hiện ở các nước chậm phát triển, mà ở các nước phát triển”cũng vẫn còn tồn tại người nghèo. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo càng gay gắt. Giảm nghèo luôn là nhiệm vụ hàng đầu của cả nhân loại cũng như của từng quốc gia trên thế giới. “Xoá nghèo hoàn toàn cho tất cả mọi người, mọi nơi trên thế giới” là mục tiêu đầu tiên trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của UN đến năm 2030 đã được 193 quốc gia thông qua vào tháng 9/2015. “Ở Việt Nam, giảm nghèo luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”(KTXH) của quốc gia. Năm 2012, trong“Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam của WB, có hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo, tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam cũng đã giảm nhanh chóng từ 60% vào đầu những năm 1990 xuống 14,2% năm 2010”[98]. Năm 2016, cách đo lường nghèo đã có sự thay đổi lớn khi Chính phủ áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Mặc dù gặp phải những khó khăn bước đầu nhưng Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể khi tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 9,9% năm 2016 xuống 2,23% vào năm 2021 [63]. Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ trên, công cuộc giảm nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những thách thức mới. Đa số người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn (NT), vùng sâu vùng xa có sự hạn chế về tài sản và trình độ học vấn, điều kiện sức khỏe của họ cũng kém. Ngoài ra, tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại do những bất ổn vĩ mô ngày càng tăng; biến đổi khí hậu và sự bùng phát, lây lan dịch bệnh; tình trạng nghèo ở khu vực thành thị (TT) gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh (người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi) và nguy cơ tái nghèo ở khu vực miền núi, ven biển... Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, trải dài theo hướng tây bắc – đông nam như một bức tranh đa màu sắc về tự nhiên cũng như dân cư –văn hóa và kinh tế - xã hội. Với diện tích 16.490km2, dân số 3.409,8 nghìn người (năm 2021) [16], là tỉnh có diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ 4 của cả nước. Với diện tích và dân số lớn Nghệ An có sự phân hóa rõ rệt về đặc điểm về tự nhiên cũng như trình độ phát triển
  15. 2 KTXH, đặc biệt là hiện trạng nghèo giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi phía Tây. Vùng miền núi phía Tây (gồm 11 đơn vị hành chính tương đương cấp huyện) với tổng số hộ chỉ bằng gần 3/5 tổng số hộ của vùng đồng bằng (gồm 10 đơn vị hành chính) nhưng số hộ nghèo của vùng miền núi phía Tây lại gấp 5,3 lần so với số hộ nghèo của vùng đồng bằng. KVMNTBNA là một bộ phận của vùng núi phía Tây tỉnh Nghệ An, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, đó là các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và thị xã Thái Hoà, có diện tích là 5.369,9km2 (chiếm 32,54% diện tích toàn tỉnh), dân số là 635.438 người chiếm 18,63% dân số toàn tỉnh (năm 2021) [16]. KVMNTBNA có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi: tài nguyên đất đa dạng với diện tích đất đỏ bazan màu mỡ, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú,... Đây cũng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số nên có bản sắc văn hoá đa dạng, với nhiều tài nguyên du lịch văn hoá. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của khu vực đạt 6,56%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người bằng 70% so với toàn tỉnh. Cùng với quá trình xây dựng NTM, KVMNTBNA đã đạt được nhiều thành tựu về giảm nghèo: Tỉ lệ hộ nghèo giảm tương đối nhanh, nhiều mô hình sinh kế được phát triển và mang lại TN cho các hộ, số lượng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản giảm,... Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo của khu vực cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh và còn có sự phân hoá khá rõ rệt giữa các địa phương, kết quả giảm nghèo chưa bền vững do số hộ tái nghèo còn cao. Chính vì vậy, nghiên cứu “Nghèo và giảm nghèo ở Khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An” nhằm phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo, thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA, từ đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo cho tương lai là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn, góp phần phát triển KTXH tỉnh Nghệ An nói chung và KVMNTBNA nói riêng theo hướng bền vững. Luận án nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính sau: – Vấn đề nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? – Hiện trạng nghèo và giảm nghèo của KVMNTBNA trong giai đoạn đầu áp dụng chuẩn nghèo đa chiều như thế nào? – Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm giảm nghèo cho KVMNTBNA trong tương lai?
  16. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo, phân tích và đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA dưới góc độ Địa lí học, từ đó đề xuất một số giải pháp thực hiện giảm nghèo cho khu vực trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: – Tổng quan, kế thừa và cập nhật cơ sở lí luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo, xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá nghèo và giảm nghèo cho khu vực nghiên cứu. – Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA để thấy được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, các nhân tố tự nhiên và KTXH tác động đến vấn đề nghèo và giảm nghèo của khu vực. – Phân tích thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA và đánh giá được những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện giảm nghèo của khu vực. – Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho KVMNTBNA trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hộ nghèo tại KVMNTBNA, cụ thể tại các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và thị xã Thái Hòa. Để thấy được mối tương quan giữa hộ nghèo và các hộ khác ở khu vực, trong phiếu điều tra chúng tôi có mở rộng khảo sát thêm các hộ thuộc nhóm không nghèo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính là nghèo và giảm nghèo dưới góc độ Địa lí học. Cụ thể: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và giảm nghèo (bao gồm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KTXH), phân tích, đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBN trong đó đi sâu vào những chỉ tiêu đánh giá nghèo và giảm nghèo của khu vực; đề xuất một số giải pháp giảm nghèo cho khu vực trong tương lai.
  17. 4 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng nghèo ở KVMNTBNA bao gồm:“số hộ nghèo và tỉ lệ hộ nghèo; TN và chi tiêu; chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản và chỉ số nghèo đa chiều”MPI. “Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng giảm nghèo ở KVMNTBNA bao gồm: số hộ thoát nghèo và tỉ lệ hộ thoát nghèo; số hộ tái nghèo và tỉ lệ hộ tái nghèo; huy động và sử dụng nguồn vốn trong giảm nghèo; hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong vấn đề”giảm nghèo. 3.2.2. Về không gian nghiên cứu Luận án nghiên cứu KVMNTBNA được xác định gồm 6 đơn vị hành chính tương đương cấp huyện (5 huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và thị xã Thái Hòa). Ngoài ra, đề tài cũng đặt khu vực nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh với một số khu vực lân cận và toàn tỉnh Nghệ An. Để làm rõ hơn các nội dung nghiên cứu, luận án đã tập trung khảo sát một số hộ thuộc ba xã và một thị trấn: xã Nghĩa Lạc và thị trấn Nghĩa Đàn thuộc huyện Nghĩa Đàn (là huyện gần trung tâm của khu vực); xã Tri Lễ và Tiền Phong thuộc huyện Quế Phong (khu vực vùng sâu, giáp biên giới) nhằm kiểm chứng, đối sánh và bổ sung những thông tin chưa đầy đủ của nguồn số liệu thứ cấp và có cơ sở rút ra nhận xét khách quan, đáng tin cậy. 3.2.3. Về thời gian Các phân tích về tình hình KTXH tập trung vào giai đoạn 2016 – 2021 và định hướng đến năm 2030. Các số liệu thống kê về nghèo chủ yếu tập trung trong giai đoạn 2016 – 2021, là giai đoạn đầu áp dụng đánh giá nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Riêng đối với số liệu về lao động, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc do tất cả các số liệu thống kê cấp tỉnh đều không có số liệu chi tiết đến các địa phương (cấp huyện/thị xã) nên các dữ liệu sử dụng trong luận án dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở do Cục Thống kê tỉnh Nghệ An tiến hành năm 2019. 4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm tiếp cận 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Vấn đề nghèo và giảm nghèo ở các huyện thuộc KVMNTBNA là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế của vùng phía Tây Thanh – Nghệ, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung và KVMNTBNA nói riêng. Những chính sách và chiến lược phát triển KTXH của vùng phía Tây Thanh – Nghệ và của tỉnh
  18. 5 Nghệ An sẽ có tác dụng to lớn cho việc giảm nghèo của tỉnh Nghệ An và cả KVMNTBNA. Mặt khác, khi vấn đề nghèo được giải quyết sẽ có những tác động tích cực đối với nền kinh tế và làm thay đổi bộ mặt KTXH của tỉnh. Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Những vấn đề KTXH của tỉnh đều có mối quan hệ với cả khu vực và toàn quốc. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo cần quan tâm đến chiến lược giảm nghèo của quốc gia, những đặc điểm chung của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ. Điều này sẽ giúp cho người nghiên cứu có những nhận định đúng đắn và đa chiều. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu, để xem xét đối tượng một cách sâu sắc và toàn diện thì phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể thống nhất bởi mỗi đối tượng nghiên cứu có thể coi là một bộ phận của một chỉnh thể nào đó. Tính hệ thống thể hiện trong luận án là sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ của hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính hợp lí và logic của đề tài nghiên cứu. Quan điểm hệ thống được thể hiện trong đề tài đó chính là cách nhìn nhận vấn đề nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA là một bộ phận của hệ thống KTXH khu vực miền núi phía Tây Nghệ An nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung, nằm trong chiến lược giảm nghèo toàn quốc... Đồng thời, vấn đề nghèo và giảm nghèo của KVMNTBNA cũng chính là một hệ thống và chịu tác động của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, các nhân tố tự nhiên và KTXH. 4.1.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh Vận dung quan điểm lịch sử – viễn cảnh vào nghiên cứu để nhận biết được sự thay đổi trong quá trình phát triển KTXH và giảm nghèo của tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực miền núi Tây Bắc tỉnh Nghệ An nói riêng qua từng thời kì khác nhau. Từ đó đánh giá đúng thực trạng vấn đề nghèo của KVMNTBNA, đồng thời phân tích các nguyên nhân tác động đến thực trạng trên. Từ thực trạng, nguyên nhân tác động đến vấn đề nghèo và giảm nghèo có thể đưa ra triển vọng giảm nghèo bền vững trong tương lai cho lãnh thổ nghiên cứu. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là quan điểm bao trùm, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Đây vừa là quan điểm vừa là mục tiêu của khoa học Địa lí. Giảm nghèo cho KVMNTBNA vừa giải quyết bài toán về tăng TN, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế,... cho người dân khu vực này vừa đảm bảo gìn
  19. 6 giữ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên của khu vực, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa, phương thức sản xuất truyền thống của các đồng bào DTTS nơi đây. Trên quan điểm phát triển bền vững, trong quá trình đề xuất các giải pháp giảm nghèo cho khu vực, đề tài cố gắng đưa ra các giải pháp cơ bản, khả thi để quá trình giảm nghèo của người dân nơi đây hài hòa trong mối quan hệ kinh tế – xã hội – môi trường. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu được thực hiện thông qua hai bước: Bước 1: Xác định đối tượng, nội dung và dạng thông tin phải thu thập có liên quan đến luận án. Cụ thể: những tài liệu cơ sở lí luận và thực tiễn về nghèo và giảm nghèo trong và ngoài nước; các tài liệu về đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên, điều kiện KTXH); tài liệu về thực trạng nghèo và giảm nghèo của KVMNTBNA... Các tài liệu này được thu thập dưới dạng sách, báo cáo, bài báo, bài viết, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu số... Bước 2: Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các tài liệu thứ cấp được sử dụng là: những nghiên cứu về vấn đề nghèo và giảm nghèo ở trong và ngoài nước; những văn bản của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB... về quá trình thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam, các quyết định của Chính phủ, các Bộ, ban ngành ở Việt Nam về chuẩn nghèo và các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam, các số liệu thống kê về nghèo và giảm nghèo của Bộ LĐTBXH, TCTK. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu các sách chuyên khảo, các luận án, dự án, kỉ yếu hội thảo, bài viết, giáo trình, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm cung cấp, bổ sung những kiến thức mang tính lí luận soi sáng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài. Riêng đối với tỉnh Nghệ An, thu thập những tài liệu về đói nghèo tại các cuộc “điều tra, rà soát hộ nghèo của Sở LĐTBXH Nghệ An, những báo cáo về phát triển KTXH, báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo của UBND tỉnh Nghệ An, NGTK của tỉnh qua các năm, các loại báo chí chuyên ngành và báo chí của tỉnh... Những tài liệu được thu thập đảm bảo tính chính xác, cập nhật với những thay đổi”của tình hình nghèo đói toàn quốc cũng như của địa phương. Tác giả cũng đã thu thập các tài liệu liên quan đến sự phát triển KTXH, đặc điểm dân cư, đặc điểm nghèo và giảm nghèo của các huyện, thị xã trong địa bàn nghiên cứu thông qua các văn bản, báo cáo của UBND các huyện, thị xã, Tổng điều tra dân số và nhà ở do Cục Thống kê tỉnh Nghệ An thực hiện.
  20. 7 Bên cạnh những tài liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập thông tin thông qua khảo sát các hộ gia đình để có được thông tin kiểm chứng, đối sánh, bổ sung những thông tin chưa đầy đủ và có cơ sở để rút ra các kết luận. 4.2.2. Phương pháp thống kê Để có được hệ thống các số liệu phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu, các tài liệu sau khi thu thập đã được tác giả sử dụng phương pháp thống kê. Trong luận án, những số liệu được xử lý thông qua hai phần mềm là SPSS và Microsoft Excel. Những số liệu thu thập được ở các nguồn khác nhau thường có sự sai lệch nhau ở mức độ nhất định. Vì vậy, việc sử dụng các phương pháp xử lí số liệu đã giúp cho tác giả tìm ra được những số liệu có ý nghĩa, chính xác và phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Số liệu sau khi được xử lý số được thể hiện thành các bảng số liệu, các biểu đồ, bản đồ. 4.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Những tài liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập, được xử lí sẽ được tác giả phân tích, so sánh và tổng hợp để thấy được sự thay đổi về thời gian và sự phân hóa về không gian thực trạng nghèo và giảm nghèo. Phương pháp này còn cho thấy mối quan hệ giữa vị trí địa lí, nhóm nhân tố tự nhiên và nhân tố KTXH đối với vấn đề nghèo và giảm nghèo ở KVMNTBNA. Các giải pháp được tác giả đề xuất dựa trên cơ sở phân tích, so sánh và tổng hợp các chiến lược giảm nghèo quốc gia, định hướng phát triển KTXH và giảm nghèo của toàn tỉnh Nghệ An, của các địa phương trong khu vực, nguyên nhân nghèo và nguyện vọng của người nghèo. 4.2.4. Phương pháp khảo sát Phương pháp khảo sát là một trong những phương pháp nghiên cứu quan trọng được tác giả sử dụng khi thực hiện luận án. Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành thực hiện các bước sau. – Xác định mục đích khảo sát: Để phân tích rõ hơn đặc điểm của các hộ nghèo và cận nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo và mong muốn của hộ nghèo để đưa ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp. – Xác định đối tượng khảo sát: Tác giả đã tiến hành khảo sát các hộ gia đình thuốc các nhóm (chia theo tình trạng kinh tế hộ): nghèo, cận nghèo, trung bình, khá giả với tổng số phiếu khảo sát và phỏng vấn là 160 phiếu (chiếm tỉ lệ 1% tổng số hộ của khu vực) trên địa bàn hai huyện Quế Phong (thuộc vùng sâu, vùng xa sát biên giới tại hai xã Tri Lễ và Tiền Phong) và huyện Nghĩa Đàn (gần trung tâm KVMNTBNA tại xã Nghĩa Lạc và Thị trấn Nghĩa Đàn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2