intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lí: Sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và đề xuất các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lí: Sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ NHUẦN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh HÀ NỘI- 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và đƣợc trích dẫn theo đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Thị Nhuần
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy - Ngƣời đã luôn tận tâm, nghiêm khắc dạy bảo, đồng hành và động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trung tâm Thông tin và Thƣ viện, Bộ môn Địa lí kinh tế - xã hội, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí, các thầy cô, các nhà khoa học trong Khoa Địa lí, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan khoa học gồm: Viện Tài nguyên và Môi trƣờng, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, tác giả luận án xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan trên. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Phòng Dân tộc, Trung tâm Khuyến nông, Cục Thống kê tỉnh Sơn La đã cung cấp dữ liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các hộ dân tộc Thái của tỉnh đã hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện nghiên cứu trong quá trình khảo sát tại địa phƣơng. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa học Xã hội, Bộ môn Địa lý Trƣờng Đại học Tây Bắc, đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các thế hệ học trò đã động viên và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2020 Tác giả luận án Đặng Thị Nhuần
  4. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa BVMT Bảo vệ môi trƣờng BVTV Bảo vệ thực vật DTTN Diện tích tự nhiên ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐVT Đơn vị tính GAP Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt GTSX Giá trị sản xuất HGĐ Hộ gia đình HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế xã hội N,L,TS Nông, lâm, thủy sản NLN Nông, lâm nghiệp PTBV Phát triển bền vững PTNN Phát triển nông nghiệp SDBV Sử dụng bền vững TCLT Tổ chức lãnh thổ TCLTNN Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp TNTN Tài nguyên thiên nhiên TTBĐ Tri thức bản địa UBND Ủy ban nhân dân VTĐL Vị trí địa lý
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... vii DANH MỤC BẢN ĐỒ ......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................4 5. Những đóng góp mới của đề tài...........................................................................9 6. Cấu trúc của luận án ..........................................................................................10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở MIỀN NÚI..... 11 1.1. Tổng quan những nghiên cứu về sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở miền núi ..................................................11 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................11 1.1.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................17 1.1.3. Ở Sơn La ..................................................................................................25 1.2. Cơ sở lí luận ....................................................................................................27 1.2.1. Một số khái niệm .....................................................................................27 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp miền núi ............31 1.2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp ........................36 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sản xuất nông, lâm nghiệp vận dụng cho dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La .....................................................................................................38 1.3.2. Các chỉ tiêu cụ thể vận dụng cho điều tra các mô hình sản xuất của các hộ dân tộc Thái .........................................................................................39 Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................................41
  6. v CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA ....................................................................... 42 2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ .........................................................................42 2.2. Nhóm nhân tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .............................................43 2.2.1. Địa hình ....................................................................................................43 2.2.2. Khí hậu .....................................................................................................46 2.2.3. Tài nguyên đất .........................................................................................49 2.2.4. Tài nguyên nƣớc ......................................................................................51 2.2.5. Tài nguyên rừng .......................................................................................53 2.3. Nhóm nhân tố nhân tố kinh tế - xã hội ...........................................................54 2.3.1. Dân cƣ, thành phần dân tộc .....................................................................54 2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................56 2.3.3. Khoa học và công nghệ ............................................................................61 2.3.4. Thị trƣờng tiêu thụ ...................................................................................62 2.3.5. Nguồn vốn đầu tƣ ....................................................................................63 2.3.6. Chính sách phát triển nông, lâm nghiệp ..................................................64 2.4. Dân tộc Thái ở Sơn La ....................................................................................64 2.4.1. Nguồn gốc, phân bố .................................................................................64 2.4.2. Tri thức bản địa trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp ..................67 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................80 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VỚI VIỆC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA ....................................................................................................................... 82 3.1. Khái quát chung ..............................................................................................82 3.1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La.....82 3.1.2. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản...84 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ở nơi phân bố tập trung dân tộc Thái .................85 3.2. Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa bàn phân bố tập trung dân tộc Thái ở Sơn La .................................................................................................86 3.2.1. Sản xuất nông nghiệp ...............................................................................86
  7. vi 3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp ...............................................................................103 3.3. Các mô hình sản xuất nông nghiệp và điều tra nghiên cứu điểm ở khu vực tập trung dân tộc Thái ........................................................................................106 3.3.1. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ........................................................106 3.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ dân tộc Thái (tại địa bàn nghiên cứu điểm) .............................................................................112 3.4. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái ở Sơn La ..........................................................................................................123 3.4.1. Hộ gia đình (nông hộ) ............................................................................123 3.4.2. Hợp tác xã nông nghiệp .........................................................................124 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................126 CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP THEO HƢỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TỈNH SƠN LA ..................................................... 128 4.1. Căn cứ đề xuất định hƣớng và giải pháp ......................................................128 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh Sơn La ......................................................................................128 4.1.2. Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa bàn tập trung dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La .............................................................................................132 4.2. Định hƣớng xây dựng mô hình và giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên .....................139 4.2.1. Định hƣớng xây dựng một số mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ...................................139 4.2.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp với sử dụng bền vững nguồn TNTN .................................................................................141 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................146 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 153 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm các tiểu vùng sinh khí hậu tỉnh Sơn La ...................................46 Bảng 2.2. Diện tích rừng Sơn La giai đoạn 2006 -2016 (ha) ....................................54 Bảng 2.3. Quy mô dân số và tỉ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn ở tỉnh Sơn La giai đoạn 2006-2016 ..................................................................................54 Bảng 2.4. Cơ cấu các dân tộc tỉnh Sơn La năm 2016 ...............................................55 Bảng 2.5. Phân loại ruộng theo hạng tốt, xấu theo tri thức bản địa ..........................69 Bảng 2.6. Mùa vụ và năng suất của giống lúa nếp bản địa và giống lúa nếp mới ....70 Bảng 3.1. Quy mô và tăng trƣởng (GRDP) tỉnh Sơn La giai đoạn 2006- 2016 .......82 Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Sơn La 2006 - 2016 (giá thực tế) ..............................83 Bảng 3.3. Quy mô và tăng trƣởng GTSX N, L,TS tỉnh Sơn La giai đoạn 2006- 2016......84 Bảng 3.4. Quy mô và cơ cấu GTSX N, L,TS tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2016 (giá thực tế) .......................................................................................................84 Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất ở khu vực phân bố tập trung dân tộc Thái ..........85 Bảng 3.6. Cơ cấu mùa vụ và các giống lúa chủ yếu của ngƣời Thái ở Sơn La ........88 Bảng 3.7. Chi phí lợi ích của các cây trồng phổ biến ...............................................94 Bảng 3.8. Giá trị ngày công lao động .......................................................................95 Bảng 3.9. Quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 -2016 ( Giá thực tế) ..............................................................................................103 Bảng 3.10. Các mô hình sản xuất nông nghiệp phổ biến ở địa bàn điều tra ...........116 Bảng 3.11. Các phƣơng thức kết hợp cây con chính ở 4 bản thuộc 2 xã Chiềng Đen và Chiềng Xôm (TP Sơn La) ...................................................................117 Bảng 3.12. Các phƣơng thức kết hợp cây con chính ở 4 bản thuộc xã Púng Tra và xã Chiềng Bôm (Huyện Thuận Châu) ..........................................................117 Bảng 3.13. Các phƣơng thức kết hợp cây con chính ở 4 bản thuộc xã Chiềng Bằng và Mƣờng Sại (Quỳnh Nhai) ...................................................................117 Bảng 3.14. Số hộ điều tra của các mô hình với các thành phần cây con chính ......119 Bảng 3.15. Thu nhập bình quân của các mô hình sản xuất .....................................120 Bảng 3.16. Số hợp tác xã đang hoạt động trong toàn tỉnh Sơn La..........................125
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ ở khu vực nghiên cứu .....87 Hình 3.2. Diện tích gieo trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu .....................................88 Hình 3.3. Số lƣợng gia súc, gia cầm (con) và số đàn ong của các hộ ở khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung năm 2016 ....................................................98
  10. viii DANH MỤC BẢN ĐỒ Vị trí Thứ tự và tên bản đồ (sau trang) 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La và khu vực nghiên cứu 2.2. Bản đồ phân tầng địa hình tỉnh Sơn La 2.3. Bản đồ các loại đất tại khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung 2.4. Bản đồ phân bố dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La 3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung 3.2. Bản đồ ngành trồng trọt ở khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung 3.3. Bản đồ ngành chăn nuôi ở khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung 3.4. Bản đồ nuôi trồng thủy sản ở khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung 3.5. Bản đồ lâm nghiệp ở khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung 3.6. Bản đồ các mô hình sản xuất ở khu vực ngƣời Thái phân bố tập trung
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn quan trọng trong đời sống xã hội, là những nguồn lợi quốc gia, dù cho nền sản xuất xã hội có liên tục tiến bộ và đổi mới. Sản xuất nông, lâm nghiệp - nền sản xuất từ cổ xƣa nhất của loài ngƣời, vốn luôn luôn gắn kết chặt chẽ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên cơ bản nhất: đất, nƣớc, rừng vẫn còn nguyên giá trị từ xƣa đến tận ngày nay. Tuy vậy, trong bối cảnh dân số gia tăng, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, giá trị và giá trị sử dụng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhiều thay đổi. Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có quan điểm tiếp cận hiện đại với việc sử dụng khôn khéo tài nguyên nông nghiệp. Hơn nữa, sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế… đang gây sức ép ngày càng lớn lên cơ sở tài nguyên của lãnh thổ, đòi hỏi có cách tiếp cận mới trong phƣơng thức sử dụng tài nguyên theo hƣớng hiệu quả và bền vững. Trong quá trình CNH, HĐH ở nƣớc ta, nông nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế, điều này đặc biệt đúng đối với cuộc sống mƣu sinh và khả năng phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc miền núi. Trong bối cảnh mới, các dân tộc thiểu số một mặt vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, mặt khác ngƣời dân đã chuyển đổi theo hƣớng kinh tế thị trƣờng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh các hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất là kinh tế gia đình, còn có những hình thức tổ chức sản xuất hiện đại nhƣ doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại. Sự lan truyền của các phƣơng thức canh tác và tổ chức sản xuất mới đã và đang làm thay đổi tập quản sản xuất của các hộ gia đình, các cộng đồng ở các vùng sinh thái khác nhau. Đối với đồng bào miền núi, hoạt động sinh kế và sinh tồn đã và vẫn còn gắn chặt với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản nhất từ trƣớc đến nay: đó là nguồn tài nguyên đất, nguồn tài nguyên nƣớc và nguồn tài nguyên rừng. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, sự gia tăng dân số cơ học, các dự án phát triển
  12. 2 kinh tế, xã hội nhƣ thủy điện, khai khoáng, giao thông… đã làm gia tăng áp lực lên tài nguyên, đặc biệt là lên tài nguyên đất, nƣớc và rừng. Kết quả là đã ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của các cộng đồng, nhất là kinh tế hộ gia đình của đồng bào dân tộc ít ngƣời, trong đó có cộng đồng dân tộc Thái - vốn chiếm tỉ lệ cao nhất trong có cấu dân số ở tỉnh Sơn La. Sơn La là địa bàn cƣ trú của 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm 53,7% dân số của tỉnh, dân tộc Kinh chiếm 16,2% dân số, dân tộc Mông chiếm 15,7% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Dân tộc Thái là một trong những cộng đồng có lịch sử cƣ trú lâu đời trên mảnh đất Sơn La. Các hoạt động mƣu sinh dựa vào kinh tế nông, lâm nghiệp truyền thống của đồng bào Thái gắn với sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trƣờng sinh thái đặc thù của Sơn La trong vùng địa lý Tây Bắc đã tạo nên kho tri thức tộc ngƣời phong phú. Tuy vậy, trong quá trình CNH, HĐH đã tạo sức ép, ảnh hƣởng tới việc sử dụng hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên của các dân tộc nói chung trong đó có dân tộc Thái. Công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La đã mang lại nguồn điện năng lớn cho đất nƣớc, nhƣng đã buộc hơn 100 nghìn ngƣời Thái phải di chuyển khỏi nơi định cƣ của họ. Việc di chuyển đến nơi tái định cƣ dẫn đến chỗ họ tiếp cận nguồn vốn tài nguyên mới trong điều kiện sinh thái phi truyền thống, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thay đổi phƣơng thức cơ bản trong sinh kế nông, lâm nghiệp, hạn chế sử dụng tri thức bản địa truyền thống trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khi chƣa định hình tri thức bản địa trong hoàn cảnh mới. Thực tiễn đó cho thấy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, so sánh với thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp phù hợp đối với với sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên cho dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La trên quan điểm địa lý là lý do thúc đẩy NCS lựa chọn đề tài cho luận án là: Sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Mục tiêu của luận án là phân tích dƣới góc độ địa lý kinh tế - xã hội mối quan hệ giữa sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên
  13. 3 thiên nhiên cơ bản ở địa bàn tập trung dân tộc Thái tỉnh Sơn La. Từ đó, định hƣớng xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và đề xuất các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. 2.2. Nhiệm vụ Các nhiệm vụ chủ yếu của luận án là: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh Sơn La, trong đó chú trọng tới tri thức bản địa của dân tộc Thái liên quan tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên đất, nƣớc, rừng trong quá trình sản xuất. - Phân tích thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở 103 xã phân bố tập trung dân tộc Thái. - Đề xuất định hƣớng xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả và các giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở địa bàn tập trung dân tộc Thái tỉnh Sơn La. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung - Luận án tập trung nghiên cứu sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái ở Sơn La bao gồm nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, còn nuôi trồng thủy sản (trong ao) nhƣ là sinh kế bổ sung của ngƣời Thái, nuôi cá lồng bè là sinh kế mới của bộ phận dân cƣ sống ven hồ thủy điện Sơn La. - Luận án tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái gắn với sử dụng các nguồn tài nguyên cơ bản (đất, nƣớc, rừng) và tri thức bản địa trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống và hiện đại. Nghiên cứu trƣờng hợp về sản xuất nông nghiệp ở các hộ dân tộc Thái ở một số xã để làm rõ mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với sử dụng hợp lý, khôn khéo các nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản trên. - Đánh giá những ƣu điểm và hạn chế trong việc sử dụng các nguồn TNTN trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ đó đề xuất định hƣớng và các giải pháp để sử
  14. 4 dụng bền vững TNTN trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 3.2. Về không gian Luận án nghiên cứu tập trung vào 103 xã ở 12 đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh Sơn La, nơi có tỷ lệ dân tộc Thái chiếm từ 60% dân số của xã trở lên, có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Các địa bàn nghiên cứu điểm thuộc TP Sơn La và hai huyện Thuận Châu và Quỳnh Nhai, trong đó chọn 6 xã để điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu. 3.3. Về thời gian Các số liệu thống kê về sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu trong giai đoạn 2006 - 2016; các tƣ liệu sơ cấp từ các cuộc điều tra, khảo sát của NCS trong các năm 2015, 2016, 2017. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các quan điểm truyền thống và hiện đại đƣợc ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội, đó là: 4.1.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Sản xuất nông nghiệp gắn với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc cƣ trú ở vùng núi Sơn La đƣợc nghiên cứu trong một thể thống nhất về mặt lãnh thổ cấp tỉnh (tỉnh Sơn La), trong một cộng đồng dân tộc gồm 12 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, tập trung vào địa bàn cƣ trú chính của ngƣời Thái, nhằm thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quan điểm tổng hợp là cơ sở để có đƣợc cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành và đa ngành trong nghiên cứu đề tài luận án. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Trên quan điểm hệ thống, lãnh thổ tỉnh Sơn La đƣợc xem nhƣ một hệ thống lãnh thổ thống nhất, hoàn chỉnh giữa con ngƣời và tự nhiên, trong đó có hệ thống tự nhiên (điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên); hệ thống kinh tế - xã hội (bao gồm cả dân cƣ). Sản xuất nông, lâm nghiệp là một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn hơn là hệ thống kinh tế - xã hội. Các tài nguyên đất, nƣớc, rừng là các thành phần của hệ thống tự nhiên. Sự tƣơng tác giữa các hệ thống và các thành phần của hệ
  15. 5 thống, các tiểu hệ thống tạo nên tính ổn định và động lực phát triển, biến đổi của hệ thống. Trên quan điểm hệ thống, luận án hƣớng tới việc tìm ra các mối quan hệ hài hòa giữa hoạt động sản xuất và tự nhiên. 4.1.3. Quan điểm lịch sử Quan điểm lịch sử thể hiện ở việc phân tích mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các bối cảnh lịch sử cụ thể, nhƣ bối cảnh kinh tế tự cung tự cấp trƣớc đây và giai đoạn phát triển kinh tế thị trƣờng hiện nay. Quan điểm lịch sử cũng thể hiện ở việc phân tích các diễn biến theo chiều thời gian của mối quan hệ này, trong đó có những tác động của các biến động quan trọng về kinh tế - xã hội và môi trƣờng (ví dụ, sự hình thành các hồ thủy điện và việc di dân lòng hồ). 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu phát triển chung của nhân loại và cũng là mục tiêu, yêu cầu của mỗi hoạt động phát triển của xã hội. Theo đó, phát triển nông, lâm nghiệp của cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La vừa đáp ứng hiệu quả và tăng trƣởng về kinh tế nông nghiệp, vừa đảm bảo sinh kế và gia tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh sống và nguồn lực cho các hoạt động sinh kế (gia tăng nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên) thông qua hoạt động sản xuất theo nguyên lý bền vững: “sản xuất để làm giàu tài nguyên và lấy giá trị gia tăng từ việc làm giàu tài nguyên làm đa dạng sinh kế”. 4.1.5. Quan điểm dân tộc học Do các vấn đề nghiên cứu của luận án liên quan đến các cộng đồng dân tộc tỉnh Sơn La, đặc biệt là dân tộc Thái, nên quan điểm dân tộc học đƣợc vận dụng để phân tích các khía cạnh của văn hóa tộc ngƣời trong cách ứng xử với thiên nhiên, trong phƣơng thức sản xuất,… Quan điểm dân tộc học cũng đƣợc quán triệt trong khi tổ chức điều tra, khảo sát ở các trƣờng hợp điển hình và phân tích sâu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau:
  16. 6 4.2.1. Phương pháp thu thập, hệ thống hóa và xử lý tài liệu thứ cấp Sử dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã tiến hành theo các bƣớc: - Xác định chủ đề, nội dung các lớp thông tin cần thu thập gắn với đề tài: Đó là các dạng tài liệu văn bản, số liệu thống kê, tƣ liệu bản đồ,… liên quan đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và của đồng bào Thái tỉnh Sơn La nói riêng từ năm 2006 đến năm 2016. - Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập. + Các tài liệu văn bản, số liệu thống kê, tƣ liệu bản đồ,… về hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng dân cƣ dân tộc, miền núi ở tỉnh Sơn La trong các cơ sở lƣu trữ. + Các tài liệu thu thập từ thực tế nghiên cứu của đề tài luận án liên quan đến sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc điểm và tập quán canh tác trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái do NCS tiến hành tại các điểm lựa chọn làm nghiên cứu điển hình trong khoảng thời gian từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2017. - Xử lý, phân loại các nguồn tài liệu đã thu thập đƣợc theo yêu cầu nghiên cứu của luận án. 4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành dựa trên việc khảo sát chi tiết các nhân tố ảnh hƣởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. Trên quan điểm tiếp cận tổng hợp về mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Đây là tiền đề để đƣa ra việc lựa chọn các nghiên cứu trƣờng hợp về sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái tỉnh Sơn La ở các khu vực có các nhân tố ảnh hƣởng khác nhau tác động tới sản xuất nông, lâm nghiệp với sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Là ngƣời đƣợc sống và làm việc tại tỉnh Sơn La, NCS đƣợc tiếp cận với những hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái diễn ra trong hoạt động hàng ngày. Hơn thế nữa, các chuyến thực địa phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học và hƣớng dẫn sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học đã giúp NCS lựa chọn các tuyến khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Sơn La trong đề tài nghiên cứu của
  17. 7 luận án. Đó là cơ sở để NCS đã tiến hành khảo sát thực địa tại 6/12 huyện/TP ở địa bàn tỉnh Sơn La đó là: TP Sơn La, các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu, Mƣờng La, Quỳnh Nhai. Đây là các huyện có dân tộc Thái cƣ trú lâu đời và có số lƣợng dân tộc Thái chiếm tỉ lệ cao, có những đặc trƣng trong sản xuất nông, lâm nghiệp điển hình cho các khu vực phân bố tập trung dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Trong quá trình khảo sát thực địa, NCS đã kết hợp phân tích và đánh giá những hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả lựa chọn các điểm điển hình để tiến hành điều tra xã hội học. 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Phƣơng pháp này đã đƣợc vận dụng trong đề tài để điều tra khảo sát các phƣơng thức sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở một số điểm chọn tập trung đông dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó, làm rõ những phân tích, kiểm định các thông tin thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần tăng giá trị thực tiễn cho kết quả nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: a. Xác định nội dung điều tra - Mục đích điều tra: nhằm thu thập các thông tin về sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái trên địa bàn Sơn La ở quy mô hộ gia đình. - Đối tƣợng điều tra: Các hộ gia đình là dân tộc Thái với hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu. - Nội dung điều tra gồm: + Thông tin chung về chủ hộ (họ tên, trình độ, số thành viên của hộ, số lao động chính, mô hình sản xuất của hộ) + Thông tin về sản xuất nông nghiệp: Đối với trồng trọt: Diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá bán của các sản phẩm trồng trọt, đất sản xuất nông, lâm nghiệp; chi phí cho các loại cây trồng trong sản xuất của các hộ. Đối với chăn nuôi: Các vật nuôi chủ yếu, chi phí và nguồn thu từ chăn nuôi. + Thông tin về sản xuất lâm nghiệp: Diện tích đất rừng đƣợc giao của hộ, các loại lâm sản hộ gia đình thƣờng khai thác.
  18. 8 - Địa điểm điều tra: xã Púng Tra, xã Chiềng Bôm (huyện Thuận Châu); xã Chiềng Bằng, xã Mƣờng Sại (huyện Quỳnh Nhai); xã Chiềng Đen, xã Chiềng Xôm (TP Sơn La). - Thời gian điều tra: Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2017. b. Tiến hành điều tra theo kế hoạch Tại các hộ điều tra đƣợc tiến hành theo phƣơng thức phỏng vấn chủ hộ và điền vào phiếu điều tra. * Xử lý kết quả điều tra Từ các phiếu điều tra thu thập đƣợc, sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả điều tra làm cơ sở đánh giá và phân tích. Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc coi là công cụ đƣợc kiểm chứng lại những thông tin số liệu đã đƣợc thu thập ở từng nội dung trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặt khác, đó là công cụ hữu ích để tìm hiểu những kinh nghiệm (tri thức bản địa), những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của ngƣời dân đƣa ra trong quá trình thực hiện sản xuất nông nghiệp ở từng phƣơng thức sản xuất. Vì vậy, đó cũng chính là cơ sở để luận án có những đề xuất phát triển các phƣơng thức sản nông nghiệp theo hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở địa bàn cƣ trú của dân tộc Thái có những điều kiện tƣơng tự trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La, các cán bộ phụ trách nông nghiệp ở các huyện trong tỉnh, các bậc cao niên già làng, trƣởng bản là ngƣời dân tộc Thái. Nội dung tham vấn các chuyên gia chủ yếu về sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, các phƣơng pháp để xác định tiêu chí đánh giá nông nghiệp bền vững, từ đó vận dụng trong việc đánh giá các phƣơng thức sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La.
  19. 9 4.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) Luận án đã xây dựng một hệ thống bản đồ chuyên đề phản ánh các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển và cả định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp ở các vùng tập trung dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. MapInfo 15.0 và các phần mềm chuyên dụng khác đã đƣợc sử dụng để kết hợp các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính thành lập bản đồ. 4.2.6. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu thống kê có hệ thống từ các nguồn thứ cấp và khi xử lý kết quả điều tra hộ gia đình bằng Excel. Phƣơng pháp thống kê cũng đƣợc dùng làm một bƣớc để có dữ liệu thuộc tính để liên kết với dữ liệu không gian trong xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và thành lập bản đồ chuyên đề. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận về sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở vùng núi nhiệt đới gió mùa để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Làm rõ đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp với sử dụng tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Trong đó phân tích đƣợc tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng TNTN trƣớc đây và quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, phƣơng thức hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hiện nay của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. - Phân tích đƣợc mối liên quan của hoạt động sinh kế trong sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La; phân tích, đánh giá việc sử dụng TNTN trƣớc đây và việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, phƣơng thức hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hiện nay dựa trên khảo sát các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp theo chỉ tiêu đã lựa chọn. - Xác định đƣợc các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống và các mô hình sản xuất mới theo hƣớng hàng hóa; định hƣớng phát triển một số mô hình có hiệu quả. Đề xuất đƣợc
  20. 10 các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận án gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở miền núi. Chƣơng 2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Chƣơng 3: Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Luận án còn có danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0