Luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp lưu vực sông Bé
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác lập cơ sở khoa học trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (ĐKTN) nhằm đề xuất định hướng phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng bền vững tại lưu vực sông Bé. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp lưu vực sông Bé
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN VĂN TRUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG BÉ LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ HUẾ, 2021
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN VĂN TRUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG BÉ Ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 9440217 LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN THÁM 2. TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ HUẾ, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thám, TS. Nguyễn Đăng Độ và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Số liệu, kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và đáng tin cậy. Các nội dung tham khảo được trích dẫn, dẫn nguồn đầy đủ.
- LỜI CẢM ƠN Tác giả kính bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thám và TS. Nguyễn Đăng Độ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và quý Thầy, Cô Khoa Địa lý, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của Thầy, Cô, các nhà khoa học, nhà quản lý ở khoa Nông học Trường Đại học Nông lâm, TP. Hồ Chí Minh; Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. Hồ Chí Minh; Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam; Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đắk Nông. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong Trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, chương trình Địa lý học, nhóm cố vấn xây dựng, xử lý phiếu điều tra, nhóm cộng tác viên điều tra và thu thập thông tin. NCS trân trọng biết ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong quá trình thực hiện luận án.
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt BTTN Bảo tồn tự nhiên BVMT Bảo vệ môi trường CQ Cảnh quan KTKT Khai thác kinh tế KT – XH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông NCS Nghiên cứu sinh NNK Những người khác Nxb Nhà xuất bản PHTN Phục hồi tự nhiên QLTH Quản lý tổng hợp SKH Sinh khí hậu TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia Tiếng Anh GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trong tỉnh) GWP Global Water Partnership (Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu) FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc) ICCO International Cocao Organization (Tổ chức ca cao quốc tế) NARBO Network of Asian River Basin Organizantions (Mạng lưới các Tổ chức lưu vực sông Châu Á) VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices (Quy trình về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp)
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Chương 1 1.1 Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp 36 1.2 Phiếu khảo sát phân theo các khu vực ở lưu vực sông Bé 45 Chương 2 2.1. Nhiệt độ trung bình tại trạm Quảng Trực, Đắk Nông 61 2.2 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Bù Đăng 62 2.3 Nhiệt độ trung bình tại trạm Phước Long và Đồng Phú 62 2.4 Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm vùng trung lưu 63 2.5 Nhiệt độ trung bình tại trạm Đồng Xoài 63 2.6 Lượng mưa trung bình tháng tại một số trạm vùng hạ lưu và phụ cận 64 2.7 Độ ẩm trung bình tháng tại một số địa điểm 65 2.8 Lượng bốc hơi trung bình tháng tại một số địa điểm 65 Dân số phân theo đơn vị hành chính trên lưu vực sông Bé năm 2.9 79 2018 Quy mô công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông nghiệp ở lưu 2.10 81 vực sông Bé và phụ cận 2.11 Hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực sông Bé 84 2.12 Chú giải ma trận cảnh quan lưu vực sông Bé 86 Chương 3 Tổng hợp phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ 3.1 109 phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Bé 3.2 Nhu cầu sinh thái của cây cao su 113 3.3 Nhu cầu sinh thái của cây ca cao 114 3.4 Nhu cầu sinh thái của cây bơ 115 3.5 Nhu cầu sinh thái của cây bưởi 116
- 3.6 Nhu cầu sinh thái của cây sao đen 117 3.7 Tổng hợp phân hạng mức độ thích hợp theo loại hình sử dụng đất 123 3.8 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế 125 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chủ yếu ở lưu vực sông Bé 3.9 năm 2020 125 3.10 Nguồn lao động và giá thuê nhân công ở lưu vực sông Bé 128 3.11 Hình thức canh tác một số cây trồng chính ở lưu vực sông Bé 129 Phân tích SWOT phục vụ phát triển một số loại hình nông – lâm 3.12 130 nghiệp ở lưu vực sông Bé 3.13 Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 lưu vực sông Bé 133 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở lưu vực 3.14 134 sông Bé giai đoạn 2000 – 2018 Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông - lâm 3.15 nghiệp bền vững ở lưu vực sông Bé theo các bộ phận lưu vực gắn 146 với chức năng CQ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ SST Tên sơ đồ, hình vẽ Trang Chương 1 1.1. Quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Bé 52 Chương 2 2.10 Lát cắt cảnh quan Đắk Búk So – thị trấn Chơn Thành 99
- DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ STT Tên bản đồ, lược đồ Trang Chương 1 1.1 Bản đồ phân vùng lưu vực sông Bé 15 1.2. Lược đồ các tuyến khảo sát thực địa 43 Chương 2 2.1 Bản đồ địa chất lưu vực sông Bé 57 2.2 Bản đồ độ cao địa hình lưu vực sông Bé 59 2.3 Bản đồ độ dốc địa hình lưu vực sông Bé 59 2.4 Bản đồ địa mạo lưu vực sông Bé 60 2.5 Bản đồ sinh khí hậu lưu vực sông Bé 63 2.6 Bản đồ mạng lưới thủy văn lưu vực sông Bé 68 2.7 Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Bé 73 2.8 Bản đồ thảm thực vật lưu vực sông Bé 77 2.9 Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Bé 86 Chương 3 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây cao su trên lưu vực 3.1 118 sông Bé Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây ca cao trên lưu vực 3.2 119 sông Bé Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây bơ trên lưu vực sông 3.3 120 Bé Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây bưởi trên lưu vực 3.4 121 sông Bé Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cho cây sao đen trên lưu vực 3.5 122 sông Bé 3.6 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực sông Bé năm 2019 133 Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông 3.7 146 – lâm nghiệp bền vững trên lưu vực sông Bé
- DANH MỤC PHỤ LỤC STT Tên phụ lục Trang 1 Đặc điểm các đơn vị CQ lưu vực sông Bé P1 Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp của các loại CQ 2 P4 cho cây cao su Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp của các loại CQ 3 P6 cho cây ca cao Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp của các loại CQ 4 P8 cho cây bơ Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp của các loại CQ 5 P10 cho cây bưởi Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp của các loại CQ 6 P12 cho cây sao đen Phiếu thu thập thông tin (về hiện trạng trồng trọt của các hộ nông 7 P15 dân ở lưu vực sông Bé) Kết quả xử lý phiếu thu thập thông tin (về hiện trạng trồng trọt 8 P20 của các hộ nông dân ở lưu vực sông Bé) Bảng đối sánh kết quả đánh giá và phân hạng rất thích hợp với 9 P27 hiện trạng sử dụng đất Bảng đối sánh kết quả đánh giá và phân hạng thích hợp với hiện 10 P29 trạng sử dụng đất Bảng đối sánh kết quả đánh giá và phân hạng ít thích hợp với 11 hiện trạng sử dụng đất P32 12 Một số hình ảnh khảo sát thực địa và điều tra thu thập thông tin P34
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ ................................................................. vii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................viii MỤC LỤC .................................................................................................................... ix 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................ 2 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI ..................................................................................... 3 5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ ............................................................................................. 3 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 4 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ............................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG – LÂM NGHIỆP THEO LƯU VỰC ......................................................................................................... 5 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ...................... 5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.......................................... 5 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 5 1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................. 5 1.1.2. Cảnh quan, cấu trúc và chức năng cảnh quan........................................ 6 1.1.2.1. Cảnh quan ..................................................................................................6 1.1.2.2. Cấu trúc cảnh quan ...................................................................................9 1.1.2.3. Chức năng cảnh quan ..............................................................................10 1.1.3. Sinh thái cảnh quan và đa dạng cảnh quan .......................................... 11 1.1.3.1. Sinh thái cảnh quan .................................................................................11 1.1.3.1. Đa dạng cảnh quan ..................................................................................13 1.1.4. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên .................................................... 13 1.1.4.1. Đánh giá ..................................................................................................13 1.1.4.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên .....................................................................13 1.1.4.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên .....................................................14 1.1.5. Lưu vực sông ............................................................................................ 14 1.1.6. Phát triển và phát triển bền vững .......................................................... 16
- 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP .............................................................................. 17 1.2.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá và phân hạng đất đai .............................................................................................................................. 17 1.2.1.1. Trên thế giới .............................................................................................17 1.2.1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................18 1.2.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng cảnh quan ............................... 20 1.2.2.1. Trên thế giới .............................................................................................20 1.2.2.2. Ở Việt Nam...............................................................................................22 1.2.3. Các công trình nghiên cứu theo hướng quản lý tổng hợp lưu vực sông .............................................................................................................................. 25 1.2.3.1. Trên thế giới .............................................................................................25 1.2.3.2. Ở Việt Nam...............................................................................................27 1.2.3.3. Ở lưu vực sông Bé ....................................................................................30 1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG – LÂM NGHIỆP THEO LƯU VỰC SÔNG ..... 35 1.3.1. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động nông – lâm nghiệp ............. 35 1.3.2. Quản lý tổng hợp lưu vực sông và cách vận dụng trong nghiên cứu CQ .............................................................................................................................. 36 1.3.2.1. Quản lý tổng hợp lưu vực sông ................................................................ 36 1.3.2.2. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực sông trong sản xuất N – LN ....37 1.3.3. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................ 38 1.3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41 1.3.4.1. Thu thập, phân tích và xử lý tư liệu .........................................................41 1.3.4.2. Phương pháp phân tích hệ thống .............................................................41 1.3.4.3. Phương pháp so sánh địa lý ....................................................................41 1.3.4.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý ..................................42 1.3.4.5. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa.............................................43 1.3.4.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất ...................46 1.3.4.7. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia .........................................................48 1.3.4.8. Phương pháp đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp ................................................................................48 1.3.5. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 53 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA TỰ NHIÊN Ở LƯU VỰC SÔNG BÉ ........ 54 2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN Ở LƯU VỰC SÔNG BÉ........................................................................................................... 54
- 2.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................. 54 2.1.2. Các yếu tố tự nhiên .................................................................................. 54 2.1.2.1. Địa chất....................................................................................................54 2.1.2.2. Địa hình – địa mạo ..................................................................................58 2.1.2.3. Khí hậu .....................................................................................................61 2.1.2.4. Thủy văn ...................................................................................................66 2.1.2.5. Thổ nhưỡng ..............................................................................................69 2.1.2.6. Sinh vật ....................................................................................................73 2.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội ....................................................................... 78 2.1.3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực sông Bé ..........78 2.1.3.2. Một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ...............................79 2.2. ĐẶC ĐIỂM SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN Ở LƯU VỰC SÔNG BÉ .............. 81 2.2.1. Sự hình thành các đơn vị cảnh quan ở lưu vực sông Bé ...................... 81 2.2.1.1. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan ...............................................81 2.2.1.2. Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Bé và bảng chú giải ma trận ................85 2.2.2. Đặc điểm phân hóa đa dạng cảnh quan ở lưu vực sông Bé ................. 87 2.2.2.1. Phân hóa trong cấu trúc cảnh quan ........................................................87 2.2.2.2. Phân hóa theo chức năng cảnh quan ....................................................100 2.2.2.3. Phân hóa theo động lực cảnh quan .......................................................102 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 103 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.......................... 105 3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ........................................ 105 3.1.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá ............................................................................................................. 105 3.1.1.1. Nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp ......................105 3.1.1.2. Nguyên tắc lựa chọn loại hình sử dụng đất lâm nghiệp ........................107 3.1.2. Lựa chọn đơn vị đánh giá ..................................................................... 108 3.1.3. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá ........................... 109 3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CÁC LOẠI CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP ...... 112 3.2.1. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng đất nông - lâm nghiệp được lựa chọn ở lưu vực sông Bé................................................ 112 3.2.1.1. Cây cao su (Hevea brasiliensis) ............................................................112 3.2.1.2. Cây ca cao (Cocoa) ...............................................................................113 3.2.1.3. Cây bơ (Avocado) ..................................................................................114 3.2.1.4. Cây bưởi (Grapefruit) ............................................................................115 3.2.1.5. Cây sao đen (Hopea odorata)................................................................116
- 3.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp............................. 117 3.2.2.1. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp CQ cho cây cao su 117 3.2.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp CQ cho cây ca cao 118 3.2.2.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp CQ cho cây bơ .......119 3.2.2.4. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp CQ cho cây bưởi ...120 3.2.2.5. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp CQ cho cây sao đen .............................................................................................................................121 3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở LƯU VỰC SÔNG BÉ .......................... 124 3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ........................................................... 124 3.3.1.1. Kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp ................................................124 3.3.1.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số cây trồng chủ yếu trên lưu vực sông Bé ...................................................................................................125 3.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên lưu vực sông Bé .......................132 3.3.1.4. Hiện trạng phát triển nông – lâm nghiệp trên lưu vực sông Bé ............134 3.3.1.5. Định hướng sử dụng lãnh thổ cho mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông Bé ...................................................................................................137 3.3.2. Định hướng sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông Bé theo chức năng cảnh quan ..................................... 139 3.3.2.1. Vùng thượng lưu ....................................................................................139 3.3.2.2. Vùng trung lưu .......................................................................................141 3.3.2.3. Vùng hạ lưu ............................................................................................142 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 149 1. Những kết quả nghiên cứu của luận án .............................................................. 149 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 150 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................... P1
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Mỗi địa hệ thống là sự kết hợp có quy luật của các thành phần địa lý nằm trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Theo quan điểm địa lý, lưu vực sông là một vùng lãnh thổ, một thực thể thống nhất về sinh thái và môi trường, khép kín về điều kiện tự nhiên, là một địa hệ thống hoàn chỉnh [85]. Như vậy, lưu vực sông là một hệ thống tương đối độc lập, có mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lượng, khi một thành phần thay đổi sẽ tác động đến các thành phần khác trong lưu vực. Do đó, nhiệm vụ quản lý tổng hợp lưu vực sông không chỉ là quản lý tài nguyên nước, mà còn phải quản lý các dạng tài nguyên khác như tài nguyên đất, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học. Nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng đặc biệt đến quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông. Vì vậy, khai thác và quản lý tổng hợp lãnh thổ theo lưu vực sông là mối quan tâm lớn hiện nay ở nước ta. Sông Bé là một trong 5 phụ lưu lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, với diện tích lưu vực khoảng 7.484 km2. Địa hình lưu vực có sự phân hóa khá phức tạp: núi, đồi bát úp hoặc lượn sóng xen lẫn một số dạng địa hình lòng chảo và đồng bằng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng về khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật. Việc xác định quy luật phân hóa và tiềm năng tự nhiên nhằm đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực theo hướng bền vững đang là vấn đề có tính cấp thiết. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Bé khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và hàng năm như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, sầu riêng, bơ, lạc, ngô, sắn,… mang lại hiệu quả kinh tế cao cho dân cư trong lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp trên lưu vực sông Bé chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xói mòn đất, mất rừng phòng hộ, lũ quét,… Sản xuất nông nghiệp của các địa phương trên lưu vực còn thiếu những quy hoạch chi tiết, người dân vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn những loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp hiệu quả. Cách thức sản xuất theo thói quen, phong trào, cùng với sự biến động theo hướng bất lợi của thị trường nông sản nên lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đang gặp rất nhiều khó
- khăn. Vì vậy, việc xác lập cơ sở khoa học cho những định hướng quy hoạch, tổ chức lãnh thổ nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Bé đang là vấn đề cấp bách và có tính thời sự hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp lưu vực sông Bé”. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác lập cơ sở khoa học trong đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (ĐKTN) nhằm đề xuất định hướng phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng bền vững tại lưu vực sông Bé. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các tài liệu liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận và quy trình đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp. - Xác định tính chất đặc thù về ĐKTN và nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, trên cơ sở đó xây dựng bản đồ cảnh quan (CQ) lưu vực sông Bé tỷ lệ 1/250.000. - Đánh giá CQ và phân hạng mức độ thích hợp từng loại CQ phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp. - Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững. 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3.1. Giới hạn lãnh thổ Công trình nghiên cứu thực hiện trong phạm vi của lưu vực sông Bé nằm trên địa phận các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định dựa trên cơ sở bản đồ địa hình, bản đồ thủy văn, bản đồ hành chính của 4 tỉnh nêu trên.
- 3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đánh giá tổng hợp ĐKTN dựa trên quan điểm CQ. Công trình nghiên cứu đánh giá CQ ở cấp loại CQ (tỷ lệ bản đồ 1/250.000) phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp cho toàn lưu vực sông Bé. - Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái CQ nhằm xác định tiềm năng sinh thái tự nhiên của các đơn vị CQ trong phát triển nông - lâm nghiệp đã được lựa chọn và vận dụng trong luận án. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất được sử dụng làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Bé. - Trên cơ sở khảo sát thực tế, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, lợi thế so sánh của các loại hình sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của các địa phương trên lưu vực sông Bé, công trình nghiên cứu chọn cây cao su, cây ca cao, cây bơ, cây bưởi, cây sao đen phục vụ mục tiêu đánh giá. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông - lâm nghiệp. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI - Công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích CQ để đánh giá ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông – lâm nghiệp lưu vực sông Bé. Xây dựng bản đồ CQ tỷ lệ 1/250.000 lưu vực sông Bé. Xác định mức độ thích hợp và thứ tự ưu tiên của các loại CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực. - Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển nông – lâm theo hướng bền vững ở từng vùng của lưu vực sông Bé. 5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ Luận điểm 1: Tính đa dạng trong cấu trúc và chức năng CQ lưu vực sông Bé là kết quả của sự tác động tổng hợp, phân hóa của các hợp phần tự nhiên cùng với hoạt động nhân sinh trong thể thống nhất của lưu vực sông Bé. Luận điểm 2: Cơ sở khoa học quan trọng phục vụ đề xuất định hướng phát triển nông – lâm nghiệp của các tỉnh trong lưu vực theo hướng phát triển bền vững là đánh
- giá tổng hợp ĐKTN nhằm xác định mức độ thích hợp của các đơn vị CQ cho mục đích phát triển các loại cây trồng cụ thể. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp ĐKTN, làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ theo lưu vực sông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa tự nhiên và hình thành nên các đơn vị CQ ở lưu vực sông Bé. - Cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với các loại hình nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Bé theo hướng phát triển bền vững. - Kết quả của công trình nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch khai thác lãnh thổ theo đơn vị CQ, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương với 144 trang A4, 29 (bảng số liệu) 20 (bản đồ, sơ đồ, hình vẽ). Ngoài ra, luận án tham khảo 139 tài liệu và có 12 phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông - lâm nghiệp theo lưu vực, gồm 49 trang. Chương 2: Đặc điểm phân hóa tự nhiên ở lưu vực sông Bé, gồm 51 trang. Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững, gồm 44 trang.
- Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH NÔNG – LÂM NGHIỆP THEO LƯU VỰC 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Theo Nguyễn Dược (2001): Điều kiện tự nhiên là khả năng của toàn bộ các thành phần trong môi trường tự nhiên, có ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động của con người trên một lãnh thổ (ví dụ: vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, các nguồn nước,…) [22]. Như vậy, điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển KT – XH của mỗi quốc gia. Ở mỗi lãnh thổ ĐKTN luôn có những mặt thuận lợi và khó khăn. Do đó, cần đánh giá tổng hợp ĐKTN để làm rõ những tiềm năng, lợi thế và hạn chế của nó trong từng lĩnh vực cụ thể. 1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên D.L. Armand (1983) đã đưa ra khái niệm: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người,…” [2]. Theo Lê Văn Thăng (2008): “Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống” [75]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005): “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng”[44]. Tùy thuộc vào những tiến bộ của xã hội, trình độ phát triển khoa học – kĩ thuật của con người mà danh mục các loại TNTN được mở rộng. Do đó, khái niệm tài
- nguyên thiên nhiên có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào sự phát triển lực lượng sản xuất. 1.1.2. Cảnh quan, cấu trúc và chức năng cảnh quan 1.1.2.1. Cảnh quan Từ “cảnh quan” là thuật ngữ khá phổ biến trong khoa học Địa lý, được sử dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của các hiện tượng khác nhau trên bề mặt Trái đất. Nền móng của CQ học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong các công trình nghiên cứu, sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái đất của các nhà địa lý kinh điển Nga: V.V. Docutraev; L.C. Berg; G.N. Vưxotxki; G.F. Morozov,… ở Đức: Z. Passarge; A. Hettner; ở Anh: E.J Gerbertson và các nhà địa lý Mỹ, Pháp,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất dẫn đến việc hình thành học thuyết về các quy luật phân hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lý chỉ được phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi đó CQ được xác định như một “đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới” (A.G. Ixatxenko, 1953). Quá trình phát triển đó thể hiện qua sự xác định khái niệm CQ trong các định nghĩa của các tác giả ở các thời kỳ khác nhau, đánh dấu mỗi thời điểm phát triển của khái niệm cũng như của học thuyết CQ như sau: “Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hoà hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất” (L.C. Berge, 1931). Năm 1948, N.A. Xolsev đưa ra định nghĩa như sau: “Cảnh quan địa lý là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật” [29].
- Năm 1959, X.V.Kalexnik nêu ra định nghĩa CQ như sau: "Cảnh quan địa lý là một bộ phận nhỏ của bề mặt Trái đất, khác biệt về chất với các bộ phận khác, được bao bọc bởi các ranh giới tự nhiên và bản thân là một sự kết hợp các hiện tượng, đối tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ mọi mặt với lớp vỏ địa lý" [52]. Như vậy, bất kì CQ nào cũng phải là kết quả của sự phát triển và phân dị trong lớp vỏ địa lý. N.A.Xolsev (1962) đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn: "Cảnh quan là một tổng hợp thể tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu địa hình, một khí hậu giống nhau và bao gồm một tập hợp những cảnh dạng chính và phụ quan hệ với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho CQ đó". Sau đó N.A. Xolsev lại đưa ra các điều kiện chủ yếu cho các CQ độc lập (cá thể) như sau: + Lãnh thổ mà các CQ hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất. Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của CQ phải đồng nhất về không gian. + Phải có một khí hậu đồng nhất trong phạm vi của CQ, trong đó mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. CQ là một hệ thống cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp. Trong “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, A.G. Ixatxenko (1965) cho rằng: “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng” [50]. Năm 1976, trong công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [54].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 412 | 65
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 215 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 145 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 133 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 156 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 94 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 138 | 17
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 139 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 25 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 96 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 7 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn