Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 23
download
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và khai thác TNDL, mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác TNDLNV ở TPHCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn TNDLNV này để PTDL trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- HOÀNG TRỌNG TUÂN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- HOÀNG TRỌNG TUÂN KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ HỌC MÃ SỐ: 62.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Ngoài những thông tin đã ghi nguồn trích dẫn, các thông tin khác do tác giả tự nghiên cứu một cách trung thực và chưa từng được ai công bố. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 Tác giả Hoàng Trọng Tuân
- ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục....................................................................................................................... ii Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................v Danh mục bảng ......................................................................................................... vi Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... vi Danh mục sơ đồ........................................................................................................ vii Danh mục bản đồ ..................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................2 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...............................2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................10 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ..........................................................11 6. Khung nghiên cứu............................................................................................17 7. Đóng góp của luận án ......................................................................................18 8. Cấu trúc luận án ...............................................................................................18 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................19 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH .........................................19 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................19 1.1.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................19 1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn ................................................23 1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn.................................................29 1.1.4. Nguyên tắc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ..............................30 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ...31 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ..............35 1.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................41 1.2.1. Trên thế giới .........................................................................................41
- iii 1.2.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................46 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............51 2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................51 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................54 2.2.1. Di sản, di tích lịch sử - văn hóa ...........................................................54 2.2.2. Công trình nhân tạo .............................................................................59 2.2.3. Lễ hội....................................................................................................60 2.2.4. Sự kiện đặc biệt ....................................................................................60 2.2.5. Làng nghề, phố nghề và sản phẩm nghề truyền thống ........................60 2.2.6. Ẩm thực truyền thống ...........................................................................61 2.2.7. Các hoạt động nhận thức khác ............................................................62 2.2.8. Các điểm tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................63 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................71 2.3.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................71 2.3.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................71 2.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................72 2.3.4. Đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch .....................................................77 2.4. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................78 2.4.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh ......78 2.4.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................87 2.4.3. Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................................106
- iv Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...........................................125 3.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................125 3.1.1. Cơ sở định hướng ...............................................................................125 3.1.2. Định hướng khai thác.........................................................................127 3.2. Một số giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................136 3.2.1. Giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên..................................................136 3.2.2. Giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của nội dung tham quan ..............137 3.2.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của khách du lịch .................137 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch .............................................................................................138 3.2.5. Giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ trong khai thác nguồn tài nguyên .....................................................................................................138 3.2.6. Giải pháp liên kết, hợp tác trong khai thác nguồn tài nguyên ..........138 3.2.7. Giải pháp khác ...................................................................................139 3.3. Một số kiến nghị .........................................................................................140 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................140 3.3.2. Đối với Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các hội nghề nghiệp ..................................................................................................142 3.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch .............................................................142 3.3.4. Đối với nhà nghiên cứu du lịch ..........................................................142 3.3.5. Đối với Ban quản lý, cá nhân sở hữu điểm tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................................................................142 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................150 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................151 PHỤ LỤC .................................................................................................................... I
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL: Ban quản lý CSHT: Cơ sở hạ tầng CSVC-KT: Cơ sở vật chất - kỹ thuật CVVH: Công viên văn hóa DTLS: Di tích lịch sử DTLSVH: Di tích lịch sử - văn hóa GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) GTVT: Giao thông vận tải HDV: Hướng dẫn viên KDL: Khu du lịch KT-XH: Kinh tế - xã hội MICE: Hội nghị (Meetings), Khen thưởng (Incentives), Hội thảo (Conventions) và Triển lãm (Exhibitions) PTDL: Phát triển du lịch QL: Quốc lộ SPDL: Sản phẩm du lịch TNDL: Tài nguyên du lịch TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn TNDLTN: Tài nguyên du lịch tự nhiên TP: Thành phố TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTTM: Trung tâm thương mại UBND: Ủy ban nhân dân UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations World Tourism Organization) VH&TT: Văn hóa và Thể thao VHTT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- vi DANH MỤC BẢNG Stt Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa một số loại TNDLNV với các loại hình 22 và SPDL 2 Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá khai thác TNDL và TNDLNV 35 3 Bảng 2.1 Số lượng di tích đã được xếp hạng ở TPHCM 55 4 Bảng 2.2 Số khách sạn và cơ sở lưu trú ở TPHCM qua các năm 81 2011 - 2015 5 Bảng 2.3 Tổng hợp tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các điểm 122 TNDLNV đang khai thác 6 Bảng 2.4 Mối liên hệ giữa các biến số với sự hài lòng của khách 123 du lịch tại các điểm TNDLNV đang khai thác DANH MỤC BIỂU ĐỒ Stt Ký hiệu Tên biểu đồ Trang 1 Hình 2.2 Số lượng DTLSVH đã xếp hạng tại các tỉnh/thành phố 54 Vùng Đông Nam Bộ 2 Hình 2.4 Biểu đồ đình và miếu phân theo quận/huyện ở TPHCM 58 3 Hình 2.5 Biểu đồ lượt khách du lịch đến TPHCM 78 giai đoạn 1995 - 2015 4 Hình 2.6 Biểu đồ doanh thu du lịch TPHCM giai đoạn 2011 - 2015 80 5 Hình 2.7 Biểu đồ số lượt khách tham quan tại các bảo tàng 89 ở TPHCM qua các năm 2010 - 2015 6 Hình 2.8 Biểu đồ đánh giá của khách du lịch về tính an toàn tại 116 các điểm du lịch 7 Hình 2.9 Biểu đồ ý kiến cộng đồng địa phương về các chỉ tiêu 119 đánh giá tại điểm du lịch 8 Hình 2.10 Biểu đồ ý kiến doanh nghiệp du lịch về các chỉ tiêu đánh 120 giá tại điểm du lịch 9 Hình 2.11 Biểu đồ ý kiến khách du lịch về các chỉ tiêu đánh giá tại 121 điểm du lịch
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Stt Ký hiệu Tên sơ đồ Trang 1 Hình 0.1 Khung nghiên cứu 17 2 Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại tài nguyên 21 3 Hình 1.2 Sơ đồ phân loại TNDLNV 24 4 Hình 1.3 Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các điểm TNDLNV 39 đang được khai thác ở TPHCM DANH MỤC BẢN ĐỒ Stt Ký hiệu Tên ảnh, bản đồ Trang 1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính TPHCM 53 2 Hình 2.3 Bản đồ TNDLNV ở TPHCM 56 3 Hình 3.1 Bản đồ khai thác TNDLNV ở TPHCM 135
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển đã để lại trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nguồn tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) đa dạng và đặc sắc. Nguồn tài nguyên này đã và đang là thế mạnh của Thành phố trong phát triển du lịch (PTDL). Trong kết quả bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị” lần 1, có 70/100 điều thú vị về TPHCM liên quan đến các địa điểm và sự kiện thuộc về TNDLNV [63]. So với các tỉnh lân cận, nguồn TNDLNV cũng có lợi thế nổi trội, đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH). Riêng số lượng các điểm DTLSVH được xếp hạng cấp quốc gia ở TPHCM đã lớn hơn 07 tỉnh lân cận cộng lại (29/27 di tích) [72]. Hàng năm, khách du lịch quốc tế đến TPHCM luôn chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng giảm. Nếu như năm 1995, khách du lịch quốc tế đến TPHCM chiếm 69,2% tổng lượt khách quốc tế của cả nước thì đến năm 2011 (thời điểm thực hiện luận án), con số này giảm xuống còn 58,3% (tương ứng 3,5 triệu lượt khách) [62], [76]. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ cung du lịch là do nhiều lợi thế về TNDLNV chưa được khai thác hợp lý. Để tiếp tục giữ vị trí là trung tâm du lịch hàng đầu cả nước, TPHCM cần có những biện pháp nhằm khai thác nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) một cách hợp lý. Vì trong hoạt động du lịch, nguồn TNDL chiếm từ 80 đến 90% giá trị sản phẩm du lịch (SPDL) và quyết định hướng chuyên môn hóa du lịch của mỗi địa phương [78, tr.32]. Tính đến thời điểm bắt đầu thực hiện nghiên cứu này, theo hiểu biết của tác giả, việc đánh giá về các điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM theo hướng tiếp cận từ dưới lên (từ cộng đồng lên) chưa được quan tâm đúng mức. Một số nghiên cứu trước đây nhiều nội dung không còn phù hợp, cần được cập nhật và bổ sung. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ đề
- 2 nghiên cứu. Ngoài ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần khai thác hợp lý nguồn TNDLNV của TPHCM để PTDL. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và khai thác TNDL, mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác TNDLNV ở TPHCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn TNDLNV này để PTDL trong tương lai. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác TNDL và PTDL để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu là TPHCM. - Kiểm kê và đánh giá TNDLNV, phân tích thực trạng khai thác chúng trong PTDL ở TPHCM. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn TNDLNV để PTDL ở TPHCM trong tương lai. 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3.1. Ngoài nước Nguồn TNDLNV nói riêng và TNDL nói chung đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu, ở các khía cạnh khác nhau. Trước chiến tranh thế giới II (1945), những nghiên cứu về TNDL còn sơ khai và thiên về tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) nhằm phục vụ nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao của giới thượng lưu. Sau chiến tranh thế giới II, hầu hết các quốc gia có lợi thế về nguồn lực PTDL đã tiến hành điều tra thực trạng TNDL để quy hoạch, khai thác nhằm đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về số lượt khách du lịch trên thế giới [dẫn theo 86]. Về thuật ngữ, Swarbrooke (1999), Jansen-Verbeke và cộng sự (2008) sử dụng “Cultural tourism resources”, Rade Knezevic (2008) dùng “Anthropogenic tourism resources” để chỉ về TNDLNV [97], [103], [106]. Trong đó, thuật ngữ “Cultural tourism resources” được sử dụng phổ biến hơn. Về vai trò của nguồn TNDL, Pirojnik I. I. (1985) xem TNDL là một thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch [dẫn theo 85]. Rosemary Burton (1995) xem
- 3 TNDL là nguồn lực quan trọng tạo nên sức hút du lịch ở các khu vực có hoạt động du lịch sôi động trên thế giới [104]. Boniface và Cooper (2009) cho rằng TNDL là điều kiện thuận lợi để PTDL của các địa điểm, vùng, quốc gia [93]. Tuy nhiên, Jansen-Verbeke và cộng sự (2008) nhấn mạnh rằng chỉ một số tài nguyên có sức hút về tiềm năng du lịch mới được xem là TNDL [97]. Về đặc điểm của TNDL (bao gồm TNDLNV), Boniface và Cooper (2009) cho rằng TNDL có 03 thuộc tính: (1) Tính hữu hình (được xem là có giá trị kinh tế đối với ngành du lịch); (2) Tính chia sẻ (giá trị nguồn tài nguyên không chỉ chia sẻ với khách du lịch mà còn được chia sẻ cho cộng đồng địa phương); (3) Tính dễ thay đổi và hư hại [93]. Zhang, Y. (2011) cho rằng TNDLNV có các đặc điểm: (1) Được tạo ra bởi con người; (2) Thay đổi theo tính độc đáo của một điểm đến văn hóa; (3) Biến đổi theo sự phát triển xã hội [130]. Về phân loại, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân TNDL thành 03 loại: (1) Loại cung cấp tiềm tàng; (2) Loại cung cấp hiện tại; (3) Loại tài nguyên kỹ thuật [27]. Theo cách phân loại này, TNDLNV được xếp vào loại cung cấp tiềm tàng (thuộc nhóm văn hóa kinh điển). Rade Knezevic (2008) căn cứ vào chức năng sử dụng đã phân TNDLNV thành 04 loại: DTLSVH (cultural and historical heritage), tài nguyên dân tộc - xã hội học (ethno-social resources), tài nguyên nghệ thuật (artistic resources), và tài nguyên bổ trợ (ambient resources) [103]. Một cách chi tiết hơn, Swarbrooke, J. (1999) đã phân TNDLNV thành 14 loại: lễ hội và sự kiện đặc biệt, các điểm công nghiệp và thương mại, địa điểm tôn giáo, công trình kiến trúc, nghề truyền thống, các hoạt động thể thao và giải trí, thực phẩm và đồ uống,… [106]. Đối với các cơ sở ẩm thực phục vụ du lịch, Goeldner và Brent Ritchie (2009) phân thành (1) nhà hàng thức ăn nhanh (2), nhà hàng tự chọn và (3) nhà hàng truyền thống [95]. Về mối quan hệ giữa du lịch với khai thác nguồn TNDL, từ giữa những năm 1970 của thế kỷ 20 đến nay, các tác động phi kinh tế trong hoạt động du lịch được chú trọng nghiên cứu. Đặc biệt là mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng địa phương thông qua việc khai thác nguồn TNDL. Doanh thu từ hoạt động du lịch có thể giúp phục hồi các kiến trúc truyền thống địa phương. Cộng đồng địa phương có
- 4 thể hưởng lợi từ việc bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đe dọa đến các phong tục tập quán [99]. Bên cạnh việc nghiên cứu TNDL phục vụ công tác bảo tồn, hướng đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch và PTDL cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Lu Yunting (1988) cho rằng việc đánh giá nguồn TNDL là cơ sở để khai thác hợp lý TNDL và là điều kiện tiên quyết cho quy hoạch du lịch [101]. Cooper C. (1990) cho rằng nghiên cứu và đánh giá TNDL là bước căn bản trong quy hoạch PTDL [92]. Boniface và Cooper (2009) cho rằng việc đánh giá TNDL là đo lường sự phù hợp của nguồn tài nguyên để hỗ trợ các hình thức du lịch khác nhau. Mục đích của việc đánh giá là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Nhu cầu du lịch sẽ tác động đến việc lập kế hoạch cũng như quản lý TNDL, đặc biệt là sự kết hợp giữa các loại hình du lịch với các loại TNDL cụ thể [93]. Liu Xiao xem đánh giá TNDL là điều kiện tiên quyết để thực hiện chính sách quản lý du lịch và xác định giá vé hợp lý [100]. Ciurea và cộng sự (2011) đã xem TNDLNV là một trong 04 nội dung quan trọng khi đánh giá tiềm năng du lịch của lưu vực sông Oituz (phía Tây hạt Bacau, Romania) [91]. Về tiêu chí đánh giá TNDL, Trung tâm Thực nghiệm Phát triển Kinh tế và Cộng đồng (Đại học Illinois, Hoa Kỳ) cho rằng muốn PTDL thành công cần phải có sự tham gia của cộng đồng. Trên cơ sở đó, Trung tâm đã đề xuất 07 bước giúp cộng đồng kiểm kê và đánh giá TNDL. Việc kiểm kê TNDL (bước thứ 3) là cơ sở để xác định tiềm năng PTDL. Việc đánh giá TNDL (bước 4) phải đảm bảo tính khách quan và phản ánh chất lượng tổng thể của tài nguyên. Trong đó, tại mỗi điểm tài nguyên, cần dựa trên các tiêu chí: (1) Sự khác biệt (Distinctiveness) so với điểm tài nguyên tương tự; (2) Chất lượng (Quality); (3) Sức hấp dẫn (Drawing power) và (4) Động lực du lịch (Motivation for travel) - lý do khiến khách du lịch tiềm năng đến điểm tài nguyên [98]. Liu Xiao khi đánh giá 41 điểm TNDL ở Bắc Kinh đã dựa trên 07 tiêu chí đánh giá. Trong đó, một số chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến điểm tài nguyên như phân cấp tài nguyên, mức độ đa dạng của cảnh quan, diện tích của điểm tài nguyên, khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm thành phố [100].
- 5 Ngoài ra, phải kể đến các công trình nghiên cứu với sự hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc khai thác hợp lý TNDL và PTDL. Một số công trình tiêu biểu như nghiên cứu của Goeldner và Brent Ritchie [95], Hao Gezong và cộng sự [96], Jansen-Verbeke và cộng sự [97], Leonard và Carson [99], Stephen Williams [105]. 3.2. Trong nước Trước thập niên 90 của thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về TNDL còn khiêm tốn, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về TNDLNV. Các nghiên cứu về TNDL trong thời gian này được thực hiện trên các lãnh thổ lớn nên dừng lại ở mức độ khái quát và định tính. Chẳng hạn như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, năm 1986, “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam”, năm 1986 [dẫn theo 23, tr.21]. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, một số nghiên cứu chuyên sâu về TNDL bắt đầu được triển khai. Bên cạnh đánh giá định tính, yếu tố định lượng đã được chú ý. Kiểu đánh giá phổ biến là kiểu đánh giá kỹ thuật, với việc sử dụng phương pháp tính điểm tổng cộng dựa trên ý kiến chuyên gia. Nhìn chung, trong giai đoạn này, sự tham gia của cộng đồng, khách du lịch và doanh nghiệp du lịch chưa được chú trọng trong quá trình đánh giá TNDL. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu liên quan đến TNDLNV của các tác giả như: Nguyễn Minh Tuệ (1992) trong công trình “Phương pháp xác định mức độ tập trung di tích lịch sử - văn hoá theo lãnh thổ trong nghiên cứu Địa lí du lịch” [77]; Trần Văn Thắng (1995) trong công trình “Đánh giá khả năng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ mục đích du lịch” [66]; Phạm Văn Du (1996) trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch” [24]; Lê Đức Thắng (1996) trong công trình “Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di sản kiến trúc văn hóa - lịch sử khu vực Hà Nội” [67]; Phạm Trung Lương (2000) trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [36];… Từ những năm đầu của thế kỷ 21 trở lại đây, công tác nghiên cứu và đánh giá về TNDLNV được thực hiện phổ biến, với sự gia tăng về số lượng các công trình
- 6 nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu đã có sự tham gia của khách du lịch trong quá trình đánh giá. Yếu tố định lượng trong các nghiên cứu ngày càng thể hiện rõ. Có thể kể đến nghiên cứu của Đỗ Quốc Thông (2004) trong công trình “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” [72], Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2016) trong công trình “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” [25],… Quan niệm về điểm TNDL và điểm du lịch, Nguyễn Kim Hồng và cộng sự (2001) trong công trình “Xây dựng cơ sở khoa học để xác định các điểm, tuyến du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận” lưu ý rằng: điểm TNDL (bao gồm điểm TNDLNV) chỉ trở thành điểm du lịch (bao gồm điểm du lịch văn hóa) khi chúng mang tính chất kinh doanh du lịch, ngược lại thì được gọi là điểm du lịch tiềm năng [29]. Về tầm quan trọng của nguồn TNDL trong PTDL (bao gồm TNDLNV), Lê Đức Thắng (1996) cho rằng các di sản kiến trúc, văn hóa - lịch sử là nhân tố rất cơ bản và quan trọng để tạo ra các SPDL độc đáo và có sức hấp dẫn cao [67]. Theo Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), quy mô và khả năng PTDL của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL [89]. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng trong hoạt động du lịch, nguồn TNDL chiếm từ 80 đến 90% giá trị SPDL và quyết định hướng chuyên môn hóa du lịch của mỗi địa phương [78, tr.32]. Về phân loại, dựa vào nguồn gốc phát sinh và giá trị xếp hạng Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) phân TNDLNV thành 05 loại: (1) Di sản văn hóa thế giới và DTLSVH; (2) Lễ hội; (3) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; (4) Làng nghề truyền thống; (5) Các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác [78]. Bộ VHTT&DL (2012) phân TNDLNV thành 07 loại, gồm: (1) Di sản, DTLSVH; (2) Lễ hội; (3) Làng và nghề truyền thống; (4) Ẩm thực; (5) Các công trình nhân tạo; (6) Các yếu tố dân tộc học; (7) Các sự kiện văn hóa, thể thao [5]. Xét về ưu điểm và hạn chế của các cách phân loại TNDL, Đỗ Quốc Thông (2004) cho rằng cách phân loại theo mục đích sử dụng có ưu điểm là người sử dụng (khách du lịch) dễ lựa chọn tài nguyên theo nhu cầu du lịch, song hạn chế là sự trùng lặp. Ưu điểm
- 7 của phân loại theo nguồn gốc phát sinh là thuận lợi cho công tác quản lý, quy hoạch, đầu tư PTDL. Nhược điểm là mang tính chủ quan của người phân loại [72, tr.17-18]. Về đặc điểm nguồn TNDLNV, Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng TNDLNV có các đặc điểm sau: (1) Có tác dụng nhận thức nhiều hơn (tác dụng giải trí); (2) Tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn; (3) Đại bộ phận nguồn tài nguyên không có tính mùa vụ; (4) Việc tìm hiểu và nhận thức về TNDLNV phụ thuộc nhiều vào đặc điểm khách du lịch và từng giai đoạn khách du lịch tiếp xúc [78, tr.57-58]. Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2016) bổ sung một số đặc điểm khác của TNDLNV như mang tính phổ biến, mang những giá trị đặc sắc riêng, rất phong phú và đa dạng, mang những giá trị hữu hình và vô hình, có thể tôn tạo và tạo mới, mang tính tập trung, dễ tiếp cận [25]. Về các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác TNDL, Đỗ Quốc Thông (2004) chỉ ra rằng TNDL còn tồn tại dưới dạng tiềm năng là do: (1) Chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ; (2) Nhu cầu của khách du lịch còn thấp nên chưa được khai thác; (3) Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác; (4) Các điều kiện tiếp cận hoặc các phương tiện khai thác còn hạn chế; (5) Chưa đủ khả năng để đầu tư khai thác [72]. Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007) cho rằng hiệu quả và mức độ khai thác nguồn TNDL phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá giá trị của tài nguyên vốn còn tiềm ẩn; (2) Trình độ phát triển khoa học - công nghệ; (3) Nguồn tài sản quốc gia và tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương; (4) Nhu cầu du lịch của du khách [89]. Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011), việc tìm hiểu, nhận thức về TNDLNV phụ thuộc vào từng giai đoạn khách du lịch tiếp xúc và chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố như độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thành phần dân tộc,… [78, tr.58]. Về các bên tham gia đánh giá TNDL, trong luận án “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”, Đặng Duy Lợi (1992), cho rằng có hai đối tượng quan tâm đến việc đánh giá TNDL hơn cả là du khách và cơ quan quản lý du lịch. Du khách thường
- 8 quan tâm tới những loại hình du lịch họ ưa thích và thời gian thích hợp nhất họ có thể đi được. Với cơ quan quản lý du lịch, họ thường quan tâm tới việc khai thác hợp lý nguồn TNDL để PTDL theo lãnh thổ [35]. Về việc xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá, trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, Phạm Trung Lương (2000) đã hệ thống khá toàn diện về cơ sở lý luận trong việc đánh giá TNDL ở nước ta (bao gồm TNDLNV) [36]. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng TNDLTN đã có một số phương pháp đánh giá định lượng, còn TNDLNV phần nhiều dựa vào đánh giá định tính thông qua cảm xúc và trực quan [78, tr.58]. Ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong công trình “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế”, Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2016) đã xác lập 06 tiêu chí để đánh giá khả năng khai thác cho 76 điểm TNDLNV [25]. Ngoài sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia, tác giả còn sử dụng ý kiến đánh giá của khách du lịch đối với chương trình du lịch, các điểm di tích lịch sử (DTLS) - công trình văn hóa, các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Ở TPHCM, trong công trình “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”, Đỗ Quốc Thông (2004) đã xác định 05 tiêu chí để đánh giá TNDL (bao gồm TNDLNV). Để tăng tầm quan trọng của các tiêu chí đánh giá, tác giả đã xác lập trọng số cho các tiêu chí theo hệ số 3 - 2 - 1. Trong đó, tiêu chí về tính hấp dẫn khách du lịch quan trọng nhất với hệ số đánh giá là 3 [72]. Điểm lại các công trình nghiên cứu về TNDL nói chung và TNDLNV nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Khai thác TNDL là vấn đề cần thiết để PTDL, các nghiên cứu theo hướng này đã được thực hiện ở các phạm vi lãnh thổ khác nhau: quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh/thành phố,… Xu hướng chung là quy mô địa bàn nghiên cứu ngày càng nhỏ, đối tượng nghiên cứu ngày càng đa dạng và phức tạp. - Ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá về TNDL xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20 và dừng lại ở mức độ mô tả. Đa phần các nghiên cứu, đánh giá về TNDLNV được thực hiện từ năm 1995 trở lại đây. Kiểu đánh giá kỹ thuật (theo hướng tiếp cận từ cơ quan quản lý xuống) được sử dụng phổ biến hơn cả.
- 9 - TPHCM là một trong hai trung tâm du lịch hàng đầu cả nước. Trong đó, TNDLNV có lợi thế nổi trội và quyết định hướng chuyên môn hóa về SPDL của Thành phố. Trong các nghiên cứu, đánh giá về TNDLNV ở TPHCM vai trò của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, đặc biệt chưa chú trọng đến sự đánh giá của khách du lịch. Nghiên cứu của Chi và Qu (2008) cho thấy, sự hài lòng (satisfactions) là một trong những tiêu chí được dùng để giải thích dự định trở lại tham quan của khách du lịch [90]. Dương Quế Nhu và cộng sự (2014) cũng đã chỉ ra rằng ngay cả khi khách du lịch hài lòng nhưng không quay lại điểm du lịch thì họ cũng sẽ giới thiệu cho người thân và bạn bè (hệ số tác động 0.13) [42]. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu trước đây về TPHCM dữ liệu đã cũ, cần tiếp tục được cập nhật và bổ sung.
- 10 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu trong luận án này là TPHCM, với ranh giới hành chính được xác lập từ tháng 07 năm 1976 đến nay. Theo đó, phía Đông và Đông Bắc của TPHCM giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh. 4.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiện trạng khai thác TNDLNV và PTDL ở TPHCM trong giai đoạn 1995-2017. Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hợp lý TNDLNV đến năm 2030. 4.3. Nội dung nghiên cứu - Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm và hệ thống phân loại TNDLNV theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 [45] - Nhận định, phân tích 12 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc khai thác TNDLNV ở TPHCM. Các nhân tố này được phân thành 04 nhóm: (1) Vị trí địa lý; (2) Đặc điểm tự nhiên; (3) Đặc điểm KT-XH; (4) Đặc điểm nguồn TNDL. - Nguồn TNDL bao gồm nhóm tài nguyên chưa được khai thác và nhóm tài nguyên đang được khai thác [45, tr.15], [78, tr.31]. TNDLNV là hợp phần của nguồn TNDL nên cũng được chia làm hai nhóm tương tự. Luận án phân tích khái quát thực trạng khai thác các loại TNDLNV thuộc cả hai nhóm. Xuất phát từ tính đặc thù trong khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM, nội dung đánh giá sẽ tập trung vào nhóm TNDLNV đang được khai thác. Hướng tiếp cận đánh giá chủ yếu là từ dưới lên (từ cộng đồng lên). Các loại TNDLNV được lựa chọn đánh giá gồm: (1) Di sản, DTLSVH; (2) Công trình nhân tạo; (3) Lễ hội; (4) Sự kiện đặc biệt; (5) Ẩm thực truyền thống. Phương pháp sử dụng để lựa chọn các loại TNDLNV và điểm du lịch trong từng loại đưa vào đánh giá được trình bày tại Phụ lục 2.1 và Phụ lục 2.2. Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến khai thác TNDLNV để PTDL nhưng không được nghiên cứu trong luận án này gồm: Nghiên cứu quy trình khai thác TNDLNV; Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác TNDLNV ở TPHCM; Đánh giá công tác bảo tồn nguồn TNDLNV ở TPHCM.
- 11 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống mở gồm nhiều phân hệ như phương tiện giao thông vận tải (GTVT), khách du lịch, cán bộ (nhân viên) phục vụ, CSVC-KT phục vụ du lịch,… [78, tr.102]. Với quan điểm hệ thống, TNDL nói chung và TNDLNV nói riêng vừa có quan hệ với các phân hệ khác trong hệ thống lãnh thổ du lịch, vừa có quan hệ với môi trường xung quanh và các điều kiện phát sinh (nhu cầu du lịch). Vì vậy, khi nghiên cứu về TNDLNV, cần chú ý các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống này. Ngoài ra, ngay trong phân hệ TNDL, cần xem xét mối quan hệ giữa TNDLNV với TNDLTN ở các cấp phân vị khác nhau. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Mỗi đối tượng địa lý thường gắn với một lãnh thổ nhất định. Trên lãnh thổ đó, nó có những đặc trưng riêng, do sự khác biệt về điều kiện hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nó cũng có nét tương đồng với đối tượng địa lý cùng loại ở các lãnh thổ xung quanh. Vận dụng quan điểm này, khi nghiên cứu khai thác TNDLNV ở TPHCM, cần chú ý đến sự kết hợp và phân hóa theo không gian, sự tương đồng và khác biệt (thế mạnh) của TNDLNV ở TPHCM so với các tỉnh lân cận. 5.1.3. Quan điểm tổng hợp Mỗi điểm TNDLNV ẩn chứa nhiều giá trị du lịch khác nhau. Hoạt động khai thác TNDLNV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá về TNDLNV, cần xem xét, đánh giá một cách tổng hợp và trong mối quan hệ tổng thể. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các yếu tố tác động đến TNDLNV ở TPHCM tồn tại trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Việc đề xuất các định hướng và giải pháp phải dựa trên sự kế thừa, bổ trợ cho các định hướng và giải pháp đã có. Ngoài ra, cần căn cứ vào các dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu và nhu cầu du lịch trong tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 423 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 219 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 139 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 99 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 139 | 17
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 140 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 26 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 98 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn