Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững
lượt xem 21
download
Luận án góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái của các tổng hợp thể tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững ở khu vực đồi, núi; đồng thời, đóng góp vào cơ sở tài liệu, số liệu trong nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên. Luận án cũng sẽ là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu địa lý tổng hợp, nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan, bản đồ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp cho các lãnh thổ có điều kiện tương tự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------------- LÊ THỊ NGUYỆT PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên Mã số : 62 44 02 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HÀ NỘI - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------------- LÊ THỊ NGUYỆT PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên Mã số : 62 44 02 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Lập Dân 2. PGS.TS Nguyễn Cẩm Vân HÀ NỘI - 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã đƣợc công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Lập Dân và PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô hƣớng dẫn, những ngƣời đã đóng góp quan trọng cho sự thành công của luận án. Trong quá trình hoàn thành luận án, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện Địa lý, Phòng Tài nguyên nƣớc mặt, Phòng Địa lý thổ nhƣỡng và Tài nguyên đất, Phòng Địa lý khí hậu, Phòng Địa lý sinh vật, các Phòng chuyên môn thuộc Viện Địa lý; Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ, Phòng Đào tạo, Khoa Địa lý thuộc Học viện Khoa học và Công nghệ. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Trạm khí tƣợng tỉnh Thái Nguyên, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả có đƣợc cơ sở tài liệu, số liệu phục vụ hƣớng nghiên cứu của luận án. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện để tác giả có thời gian và tâm sức hoàn thành luận án. Tác giả cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến quý báu của GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chƣơng, PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng... Ngoài ra, tác giả cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến của các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Quý cơ quan, các nhà khoa học nói trên cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả Lê Thị Nguyệt
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ ...i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii MỤC LỤC.............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU............................................................................................vi DANH MỤC HÌNH............................................................................................................viii DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................................x MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .... 6 1.1. SỰ TƢƠNG ĐỒNG Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN…………………………………...6 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. ..7 1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ ................................................................................................................................ ..7 1.2.2. Nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp ..... 19 1.2.3. Các nghiên cứu về lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 20 1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN .................................................................................................................. 22 1.3.1. Cấu trúc cảnh quan .................................................................................................... 22 1.3.2. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên .......................................................................................................................... 27 1.3.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.. 28 1.3.4. Sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững nông, lâm nghiệp..............29 1.3.5. Đánh giá cảnh quan và hƣớng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững.................................................................................................32 1.3.6. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 35 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH ĐA DẠNG CẤU TRÚC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................................................................................... 42 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................................................. 42 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên ................... 42 2.1.2. Đặc điểm các hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên ...................................... 64 2.2. ĐA DẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN...................................................................................................................67 2.2.1. Cấu trúc đứng của tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên...................................... 67 2.2.2. Cấu trúc ngang của tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên .................................... 76 2.3. ĐA DẠNG CẤU TRÚC CHỨC NĂNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN THÁI NGUYÊN..................................................................................................... 86 2.3.1. Đa dạng chức năng của các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên ....................... 86 2.3.2. Động lực tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên .................................................... 89 2.4. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................... 91 2.4.1. Các tiêu chí phân vùng cảnh quan ............................................................................. 91 2.4.2. Các tiểu vùng cảnh quan Thái Nguyên ..................................................................... 92
- iv Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG, LÂM NGHIỆP ................................. 97 3.1. CƠ SƠ ĐÁNH GIÁ CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP ...................................................................... 97 3.1.1. Đối tƣợng và quy trình, phƣơng pháp đánh giá ......................................................... 97 3.1.2. Lựa chọn loại hình nông, lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá ............................. 98 3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP................................................................................... 103 3.2.1. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng phòng hộ ................................................. 103 3.2.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng đặc dụng .................................................... 105 3.2.3. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất ..................................................... 108 3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THUẬN LỢI CỦA CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP................................................................................110 3.3.1. Đánh giá cho cây lúa .................................................................................................. 110 3.3.2. Đánh giá cho cây đậu tƣơng .................................................................................... 113 3.3.3. Đánh giá cho cây chè trung du................................................................................. 115 3.3.4. Đánh giá cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi ............................................................ 118 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN...................................................................................122 4.1.1. Cách tiếp cận và quan điểm định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững nông, lâm nghiệp miền núi ...................................................................................... 122 4.1.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên, môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên ............................... 126 4.1.3. Quy hoạch tổng thể phát nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 ................................................................................................ 130 4.1.4. Kết quả đánh giá thích nghi của cảnh quan với các loại hình sử dụng nông, lâm nghiệp 132 4.4. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN......................................................................................................135 4.2.1. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển lâm nghiệp .......................................................... 135 4.2.2. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông nghiệp ........................................................ 137 4.2.3. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông - lâm kết hợp ............................................. 137 4.2.4. Định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo các tiểu vùng cảnh quan ................................................................................................................................... 138 4.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN......................................................................................142 4.3.1. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực kinh tế ........................................ 142 4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực xã hội ........................................ 145 4.3.3. Nhóm giải pháp phát triển bền vững về lĩnh vực môi trƣờng ................................. 146 KẾT LUẬN........................................................................................................................148 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỂN LUẬN ÁN ............................................................................................................................ I TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... II PHỤ LỤC............................................................................................................................XI
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BĐCQ Bản đồ cảnh quan BVMT Bảo vệ môi trƣờng CQ Cảnh quan CQĐT Cảnh quan đô thị CQNS Cảnh quan nhân sinh CQNT Cảnh quan nông thôn CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐGCQ Đánh giá cảnh quan ĐKTN Điều kiện tự nhiên KT-XH Kinh tế - xã hội NCS Nghiên cứu sinh PTBV Phát triển bền vững STCQ Sinh thái cảnh quan SDHLTN Sử dụng hợp lý tài nguyên TNTN Tài nguyên thiên nhiên THTTN Tổng hợp thể tự nhiên TN Tự nhiên
- vi DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan .................................. 28 Bảng 1.2. Quan hệ giữa CQ và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp .................... 29 Bảng 1.3. Bảng cơ sở đánh giá chung ....................................................................... 35 Bảng 2.1. Độ dốc tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 46 Bảng 2.2. Diễn biến lƣợng mƣa tại trạm Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2013......... 50 Bảng 2.3. Một số đặc trƣng hình thái lƣu vực các sông chính tỉnh Thái Nguyên .... 53 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất một số cây hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 ..................... 64 Bảng 2.5. Chỉ tiêu các cấp phân loại CQ áp dụng cho tỉnh Thái Nguyên……………..78 Bảng 2.6. Chỉ số khô hạn theo mùa ở Thái Nguyên ................................................ 90 Bảng 3.1. Thành phần hóa học trong nguyên liệu chè trung du ............................. 100 Bảng 3.2. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng phòng hộ ở tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................104 Bảng 3.3. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ ở tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 104 Bảng 3.4. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng đặc dụng ở tỉnh Thái Nguyên........................................................................................ 106 Bảng 3.5. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng đặc dụng ở tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 107 Bảng 3.6. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển rừng sản xuất ở tỉnh Thái nguyên ................................................................................................. 108 Bảng 3.7. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................... 109 Bảng 3.8. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển cây lúa nƣớc ở tỉnh Thái Nguyên................................................................................................. 111 Bảng 3.9. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây lúa nƣớc ở tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................... 112 Bảng 3.10. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển cây đậu tƣơng ở tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................... 114
- vii Bảng 3.11. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây đậu tƣơng ở tỉnh Thái Nguyên..................................................................................................... 114 Bảng 3.12. Bảng cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển cây chè trung du ở tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 117 Bảng 3.13. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây chè trung du ở tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 117 Bảng 3.14. Cơ sở đánh giá các chỉ tiêu lựa chọn đối với phát triển đồng cỏ chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 119 Bảng 3.15. Mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển đồng cỏ chăn nuôi ở tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 120 Bảng 4.1. Định hƣớng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 131 Bảng 4.2. Định hƣớng phát triển cây chè tỉnh Thái Nguyên .................................. 131 Bảng 4.3. Phân tích kết quả đánh giá thích nghi của cảnh quan với hiện trạng và Quy hoạch diện tích một số loại hình nông, lâm nghiệp đến năm 2030.................132 Bảng 4.4. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ............ 135 Bảng 4.5. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên .......... 137 Bảng 4.6. Các cảnh quan ƣu tiên phát triển nông- lâm kết hợp ở tỉnh Thái Nguyên ... 138 Bảng 4.7. Một số mô hình kinh tế sinh thái ƣu tiên phát triển theo tiểu vùng cảnh quan ở tỉnh Thái Nguyên.........................................................................................140
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình đơn hệ thống (V.X. Preobrajenxki)............................................23 Hình 1.2. Cấu trúc đứng của cảnh quan ................................................................... 23 Hình 1.3. Mô hình cấu trúc ngang (tầng bậc ) .......................................................... 25 Hình 1.4. Mô hình cấu trúc cảnh quan .................................................................... 27 Hình 1.5. Nội dung đánh giá cảnh quan .................................................................... 33 Hình 1.6. Sơ đồ quy trình đánh giá thích nghi sinh thái ........................................... 35 Hình 1.7. Quy trình nghiên cứu và phân tích cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp..................................40 Hình 2.1 . Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ............................................ ........42a Hình 2.2. Bản đồ địa chất tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 43a Hình 2.3. Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 46a Hình 2.4. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm theo các tháng của một số địa điểm tại Thái Nguyên ............................................................................................................. 48 Hình 2.5. Lƣợng mƣa trung bình tháng ở Thái Nguyên .......................................... 49 Hình 2.6. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên ................................................... 52a Hinh 2.7. Bản đồ đất tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 57a Hình 2.8. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên ................................................. 59a Hình 2.9. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên ........ 61 Hình 2.10. Giá trị sản xuất tỉnh Thái Nguyên phân theo các ngành kinh tế năm 2012 ................................................................................................................... 63 Hình 2.11. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Thái Nguyên năm 2012 .................................................................................................................. 63 Hình 2.12. Diện tích và sản lƣợng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2012 ........... 64 Hình 2.13. Mô hình thể hiện hệ thống các hợp phần tự nhiên của tổng thể cảnh quan với các tổng thể hợp phần, các hợp phần và các yếu tố cảnh quan. ................. 75 Hình 2.14. Hệ thống các cấp phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu ................................................................................................................. 78 Hình 2.15. Sơ đồ hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu ............. 78 Hình 2.16. Bản đồ cảnh quan tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 86a
- ix Hình 2.18. Lát cắt cảnh quan tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 86b Hình 2.17. Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Thái Nguyên ................................... 94a Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng phòng hộ tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 104a Hình 3.2. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng đặc dụng tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 107a Hình 3.3. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển rừng sản xuất tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 109a Hình 3.4. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây lúa nƣớc tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 112a Hình 3.5. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển cây đậu tƣơng tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 114a Hình 3.6. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát cây chè trung du tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 118 Hình 3.7. Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan đối với phát triển đồng cỏ chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 120a Hình 3.8. Bản đồ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên . ... 141a
- x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng thống kê đặc điểm cảnh quan tỉnh Thái Nguyên. Phụ lục 2: Bảng kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của các cảnh quan. Bảng 1. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng phòng hộ ở Thái Nguyên. Bảng 2. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng đặc dụng ở Thái Nguyên. Bảng 3. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển rừng sản xuất ở Thái Nguyên. Bảng 4. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây lúa nƣớc ở Thái Nguyên. Bảng 5. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây đậu tƣơng ở Thái Nguyên. Bảng 6. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển cây chè ở Thái Nguyên. Bảng 7. Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi ở Thái Nguyên. Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá phục vụ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Phụ lục 4: Bảng tổng hợp đề xuất định hƣớng sử dụng cảnh quan tỉnh Thái Nguyên cho phát triển nông, lâm nghiệp. Phụ lục 5: Một số hình ảnh về cảnh quan và phát triển nông, lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên.
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Xây dựng một nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính thời sự bức thiết đối với nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, phát triển bền vững miền núi còn gặp nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế xã hội, sự hiểu biết hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý cũng nhƣ của ngƣời dân. Việc sử dụng tài nguyên chƣa hợp với quy luật địa sinh thái lãnh thổ ở các khu vực miền núi đã đƣa đến hệ quả làm suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, gây ảnh hƣởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế xã hội và trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng. Do vậy, mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái trên từng đơn vị lãnh thổ cụ thể là một trong những vấn đề mang tính chiến lƣợc. Phƣơng pháp tiếp cận địa lý tổng hợp từ lâu đã đƣợc xác định là một hƣớng tiếp cận nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Bằng phƣơng pháp tiếp cận này có thể dễ dàng xác định đƣợc những đặc điểm chung của tự nhiên, quy luật phát sinh, phát triển cũng nhƣ tiềm năng của chúng, làm tiền đề khoa học phục vụ xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những quyết định đúng đắn trong sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững lãnh thổ. Tỉnh Thái Nguyên đƣợc coi là trung tâm văn hoá, kinh tế của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Đây là tỉnh có vị trí, vị thế chiến lƣợc và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tƣơng đối thuận lợi cho phát triển. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện nay theo đánh giá chung, sự phát triển kinh tế của tỉnh chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trƣớc sức ép của dân số, sự hạn chế về khoa học kỹ thuật và trình độ sản xuất của ngƣời dân, nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên nhƣ hiện nay của Thái Nguyên sẽ bị tụt hậu và khó có thể phát triển đƣợc. Trƣớc xu thế phát triển nhƣ vũ bão về mọi mặt của đất nƣớc và của các địa phƣơng lân cận đòi hỏi Thái Nguyên cần phải có bƣớc chuyển mình, cải tổ tƣơng xứng với tiềm năng và vị thế lịch sử “thủ đô gió ngàn”.
- 2 Định hƣớng của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Là một tỉnh trung du và miền núi với đa số ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, vai trò của ngành nông, lâm nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh vẫn hết sức quan trọng. Theo định hƣớng này, ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên sẽ chuyển sang phát triển theo hƣớng thâm canh, cho năng suất cao. Hàng năm ở tỉnh cũng đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho từng mục tiêu cụ thể, chƣa có sự nghiên cứu, quy hoạch toàn diện lãnh thổ. Để có cách nhìn nhận tổng thể, xây dựng đƣợc các định hƣớng quy hoạch phát triển lâu dài hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành nông, lâm nghiệp thì hƣớng nghiên cứu phân tích đa dạng cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên, làm rõ các đặc điểm và các quy luật phân hoá, phát triển của tự nhiên, từ đó đƣa ra đƣợc định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên hƣớng tới sự phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên và lòng mong muốn đƣợc góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phƣơng, NCS lựa chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững" với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác lập cơ sở địa lý dựa trên phân tích, đánh giá cấu trúc THTTN cho định hƣớng tổ chức phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. - Phân tích cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên để thấy đƣợc quy luật phân hóa và tính đặc thù. - Vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá THTTN tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp. - Đề xuất định hƣớng và các giải pháp tổ chức không gian cho mục đích phát triển bền vững nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
- 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Thái Nguyên nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21019'B đến 22003'B và 105029'Đ đến 106015'Đ, với 9 đơn vị hành chính là: TP. Thái Nguyên, TX. Sông Công (từ tháng 7/2015 là TP. Sông Công), huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyện Đại Từ, huyện Phú Lƣơng, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên (từ tháng 7/2015 là TX. Phổ Yên). 4.2. Phạm vi khoa học - Phân tích đa dạng cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên. Các THTTN mà tác giả nghiên cứu tƣơng đồng với nội hàm CQ, nhƣng do nhiều quan niệm cảnh quan về mặt lý thuyết, trên thực tế, lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên lại đƣợc khai thác từ rất lâu nên hầu nhƣ không còn tính nguyên sinh của các CQ nên gọi là các THTTN. Cấu trúc CQ bao gồm có cấu trúc không gian, cấu trúc chức năng và động lực CQ. - Vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá THTTN tỉnh Thái Nguyên cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp. - Đối tƣợng đánh giá: NCS tiến hành đánh giá thích nghi cho phát triển lâm nghiệp (3 loại rừng phân theo chức năng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); phát triển nông nghiệp (đại diện cho cây công nghiệp lâu năm là cây chè, đại diện cho cây công nghiệp hàng năm là cây đậu tƣơng, đại diện cho cây lƣơng thực là cây lúa và đánh giá cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi). 5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên thể hiện sự phân hóa đa dạng và phức tạp, vừa chịu ảnh hƣởng sâu sắc của quy luật phi địa đới, vừa tuân theo quy luật địa đới và chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động nhân tác; đã hình thành nên một hệ thống các đơn vị cảnh quan gồm: 1 hệ thống cảnh quan, 1 phụ hệ thống cảnh quan, 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp cảnh quan, 2 kiểu cảnh quan và 85 loại cảnh quan. - Luận điểm 2: Vận dụng phƣơng pháp đánh giá thích nghi sinh thái đánh giá 85 loại cảnh quan của tỉnh Thái Nguyên cho khai thác kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Đây là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất định hƣớng tổ chức không gian sử dụng lãnh thổ phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững trên tỷ lệ 1/100.000.
- 4 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Phân tích đƣợc tính đa dạng trong cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên. Xác lập đƣợc hệ thống phân loại THTTN tỉnh Thái Nguyên và xây dựng đƣợc bản đồ CQ tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000. - Đánh giá đƣợc mức độ thích nghi của các THTTN tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển lâm nghiệp (phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); đối với phát triển nông nghiệp (phát triển cây chè trung du, cây đậu tƣơng, cây lúa, đồng cỏ chăn nuôi). Xây dựng đƣợc các bản đồ đánh giá thích nghi với các loại hình nông, lâm nghiệp trên với tỉ lệ 1/100.000. - Đề xuất đƣợc định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo hƣớng phát triển bền vững. Xây dựng đƣợc bản đồ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ 1/100.000. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 7.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã phân tích cấu trúc THTTN tỉnh Thái Nguyên, làm sáng tỏ bản chất đặc điểm và phân hóa THTTN tỉnh Thái Nguyên; đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các THTTN tỉnh Thái Nguyên đối với một số loại hình nông, lâm nghiệp, từ đó đề xuất định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, luận án góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái của các tổng hợp thể tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, phát triển bền vững ở khu vực đồi, núi. Đồng thời, đóng góp vào cơ sở tài liệu, số liệu trong nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của luận án cũng sẽ là nguồn tƣ liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu địa lý tổng hợp, nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ, bản đồ đánh giá CQ, bản đồ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp cho các lãnh thổ có điều kiện tƣơng tự. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc quy hoạch không gian lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- 5 8. CƠ SỞ TÀI LIỆU Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở những nguồn dữ liệu chính sau: - Các bản đồ chuyên đề của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tỉ lệ 1/100.000 gồm: bản đồ địa chất Thái Nguyên, bản đồ địa hình Thái Nguyên, bản đồ đất Thái Nguyên, bản đồ sinh khí hậu Thái Nguyên, bản đồ thảm thực vật Thái Nguyên. - Các công trình khoa học mang tính lý luận về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ cho phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên. Các đề tài khoa học, luận án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan, bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn cho đề tài luận án. - Số liệu, văn bản, báo cáo kinh tế - xã hội, niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, các nghiên cứu đã đƣợc công bố trong giai đoạn 1995 - 2013. - Kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa tại tỉnh Thái Nguyên của tác giả luận án. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc phân tích cấu trúc các tổng hợp thể tự nhiên phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững. Chƣơng 2: Phân tích đa dạng cấu trúc tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 3: Đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp. Chƣơng 4: Định hƣớng không gian tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
- 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. SỰ TƢƠNG ĐỒNG Ý NGHĨA CỦA KHÁI NIỆM TỔNG HỢP THỂ TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Quan điểm chính của địa lý tự nhiên hiện đại là quan điểm về mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các THTTN ở các cấp khác nhau, có thể là ở cấp nhỏ cho đến cấp lớn nhất là hành tinh. Cảnh quan học là một bộ phận của địa lý tự nhiên, nghiên cứu các tổng hợp thể tự nhiên ở qui mô khu vực và địa phƣơng nhƣ những bộ phận cấu trúc của lớp vỏ địa lý (Ixatrenko,1991). Các hợp phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Mối quan hệ qua lại và phụ thuộc của các hợp phần địa lý đã tạo nên các tổng hợp thể vật chất phức tạp, đó là các tổng hợp thể tự nhiên các cấp. Khái niệm CQ đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỉ XIX. Theo tiếng Đức: cảnh quan nghĩa là phong cảnh (Die Landschaft). Cho đến nay, trên Thế giới còn tồn tại nhiều trƣờng phái nghiên cứu CQ và đã hình thành nên các quan niệm CQ khác nhau. Theo các tài liệu về nghiên cứu CQ có ba quan niệm cảnh quan cùng song song tồn tại (tuỳ theo nội dung nghiên cứu muốn diễn đạt): CQ là một khái niệm chung, đồng nghĩa với địa tổng thể, địa hệ (F.N. Minkov, D.L.Armand...); CQ là đơn vị mang tính kiểu loại, là các đơn vị phân loại (B.B.Polƣnov, N.A. Gvozdetxki,...); CQ là các đơn vị cá thể, là các đơn vị phân vùng (N.A.Xolsev, A.G.Ixatrenko, Vũ Tự Lập...)[34],[50],[88],[113]. Trong nghiên cứu Địa lí tổng hợp, CQ đều đƣợc hiểu theo cả ba khái niệm trên và đều có giá trị ứng dụng. Các nhà nghiên cứu CQ thƣờng sử dụng hai quan niệm CQ là kiểu loại và CQ là cá thể. Trong đó, quan niệm kiểu loại đƣợc sử dụng phổ biến hơn. Theo các tác giả Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thành Long... dù xem CQ theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn đƣợc xem là một tổng hợp thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi cảnh
- 7 quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan đƣợc xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách qui nạp hay diễn giải. [34],[36],[50],[67],[88] Đối với tỉnh Thái Nguyên, các THTTN mà tác giả nghiên cứu trong luận án có sự tƣơng đồng với nội hàm CQ, bởi vì do nhiều quan niệm cảnh quan nhƣ đã phân tích, trên thực tế, lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên lại đƣợc khai thác từ rất lâu nên hầu nhƣ không còn tính nguyên sinh của các CQ nên gọi là các THTTN, cũng nhƣ Vũ Tự Lập sau này đã gọi là các hệ địa lý mà không gọi là các CQ hay cá thể cảnh khi nghiên cứu trƣớc đó. Trong nội dung của luận án này, tác giả đã kế thừa các nghiên cứu đi trƣớc, coi cảnh quan là các tổng hợp thể tự nhiên mang tính kiểu loại, đƣợc gắn với các chỉ tiêu sinh thái và với mức độ tác động của con ngƣời. Do vậy, trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu phục vụ mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu về cấu trúc CQ và ĐGCQ cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ, PTBV. 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ 1.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới a. Tình hình nghiên cứu Khoa học cảnh quan Cảnh quan học là hƣớng nghiên cứu quan trọng trong hệ thống khoa học địa lý. Đây là môn khoa học mang tính tổng hợp cao nghiên cứu mối quan hệ tác động tƣơng hỗ giữa các các hợp phần tự nhiên, các quy luật phân hoá để ứng dụng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay, khái niệm CQ đang đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ kiến trúc, môi trƣờng, du lịch và địa lý... - Cảnh quan được hiểu là phong cảnh Khái niệm CQ đƣợc sử dụng lần đầu tiên ở các nƣớc phƣơng Tây vào đầu thế kỉ XIX với ý nghĩa là phong cảnh. Quan niệm này hiện đang đƣợc sử dụng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và du lịch. - Cảnh quan được hiểu như một địa hệ thống Địa lý truyền thống của Nga về khoa học CQ đƣợc đặt nền móng phát triển thông qua nghiên cứu của V.V. Docutraev vào thế kỉ XIX. Thông qua việc nghiên cứu thổ nhƣỡng, ông đã đƣa ra những quan niệm đầu tiên về tổng hợp thể địa lý tự nhiên, nhận thấy tính chỉnh thể của tự nhiên, các thành phần tự nhiên có sự gắn kết
- 8 thành một thể thống nhất hài hòa. Ông là ngƣời đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp nghiên cứu các ĐKTN ở những địa phƣơng cụ thể, khởi xƣớng học thuyết về các đới tự nhiên. Tiếp theo V.V. Docutraev, các ngƣời kế tục ông nhƣ N.M. Sibiatxev, A.N.Kraxnov, G.N. Vusotxki, L.G. Berg, G.F. Morozov... đã phát triển thêm khái niệm CQ. Giai đoạn đầu thế kỉ XX đến trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, CQ học thực sự hình thành và phát triển ở hai nƣớc Nga và Đức, trở thành một khoa học độc lập với các công trình nghiên cứu tiêu biểu của L.G.Ramenxki, L.S. Berg, A.N. Panomarev, M.A. Pecvukhin, S.V. Kalexnik, Z.Passarge, C. Troll... Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, khoa học CQ ở Liên Xô và Nga mở rộng thực địa, thành lập bản đồ CQ và tăng cƣờng nghiên cứu lý luận. CQ học đã có bƣớc ngoặt trong việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng và động lực, đi sâu nghiên cứu tính hoàn chỉnh, tính thứ bậc, tính tổ chức, cấu trúc - chức năng, trạng thái, tính bền vững ... của CQ. Các công trình tiêu biểu trong giai đoạn này phải kể đến của các tác giả nhƣ: N.I.Mikhailov, V.B.Sotsava, N.A.Gvozdexki, X.V.Kalexnik, A.G.Ixatrenko, F.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki, V.A.Nhicolaev, N.A.Xoltsev, V.I.Prokaev... Trong giai đoạn này, khoa học CQ cũng đƣợc phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới nhất là các nƣớc Tây Âu nhƣ: Tây Đức (cũ), Áo, Thụy Điển và một số nƣớc nói tiếng Anh nhƣ Mỹ, Anh, Úc, Canada, nhƣng chủ yếu mang tính ứng dụng. [6],[50],[53],[54],[88] Dƣới góc độ địa lý học của trƣờng phái Xô Viết (gồm các nhà địa lý Nga và các nƣớc thuộc Liên Xô trƣớc đây), “cảnh quan” đƣợc hiểu theo 3 quan niệm khác nhau: + CQ là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản trong hệ thống phân vùng tự nhiên. [34],[50],[53],[88],[113]. Quan điểm này cho rằng CQ là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên. Theo quan điểm này, N.A. Xoltsev (1948,1949) nhấn mạnh, CQ là một hệ thống những tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên đơn giản, cấu tạo một cách có quy luật, có nghĩa là cảnh quan đƣợc xác lập tựa nhƣ từ dƣới lên và không thể nhận thấy ở các địa điểm khác (gắn với địa phƣơng phát sinh). A.G.Ixatrenko cho rằng “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một hợp phần cảnh quan, một bối cảnh quan hay nói chung là một đơn vị phân vùng lớn bất kỳ, đặc trƣng bằng sự thống nhất cả tƣơng quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”. (A.G.Ixatrenko, 1976).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 431 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 227 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 144 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 159 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 108 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 140 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
275 p | 20 | 12
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 142 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 42 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 21 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 15 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 99 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 9 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn