Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái
lượt xem 10
download
Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái, mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo nông nghiệp sinh thái trong giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái
- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG THỊ MAI TRÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Viết Thịnh PGS.TS Phạm Văn Hồng HÀ NỘI, NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Thị Mai Trâm
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận án, tôi đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, PGS.TS. Phạm Viết Hồng là những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp những kiến thức, hỗ trợ và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lý, các Thầy, Cô giáo trong tổ Bộ môn Địa lý Kinh tế và Khoa Địa lý Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội đã cung cấp kiến thức, tạo điều kiện cho tôi có một môi trƣờng học tập và nghiên cứu tốt nhất. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chi Cục Trồng Trọt & BVTV, Chi Cục Khuyến Nông, Chi Cục Chăn nuôi& Thú y, Chi Cục Thủy Lợi, Phòng kế hoạch và tổng hợp Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Ngãi; phòng Nông Nghiệp – Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài Nguyên & Môi trƣờng tỉnh Quảng Ngãi, Phòng nông nghiệp các huyện Bình Sơn, TP.Quảng Ngãi, Tƣ Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Tây Trà... đã giúp đỡ tận tình, hiệu quả trong quá trình thu thập thông tin và khảo sát thực địa. Tôi trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, Ban Giám hiệu Trƣờng THPT Số 1 Tƣ Nghĩa, Tổ bộ môn Sử - Địa – GDCD đã luôn giúp đỡ nhiệt tình về chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình tôi: bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, chồng, con, các anh chị em, những ngƣời thân và bạn bè luôn chia sẻ, động viên, chăm sóc trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Đặng Thị Mai Trâm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................... 2 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 8 6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI .................................................................... 10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 10 1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 10 1.1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................... 14 1.1.3. Tại Quảng Ngãi ................................................................................................... 17 1.2. Cơ sở lí luận phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ........ 18 1.2.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 18 1.2.2. Hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với nông nghiệp sinh thái .......................... 23 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ................................................................................................................................. 25 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở một số ngành đặc trƣng ở cấp tỉnh ................................................................................ 32 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái............. 41 1.3.1. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................................................. 41 1.3.2. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam .............. 43 1.3.3. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở vùng Nam Trung Bộ ... 44 1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................................. 46 Tiểu kết chương 1................................................................................................................................ 47
- CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI.................... 48 2.1. Vị trí địa lí.................................................................................................................................... 48 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 48 2.2.1. Địa hình ............................................................................................................... 48 2.2.2. Đất ....................................................................................................................... 50 2.2.3. Khí hậu ................................................................................................................ 53 2.2.4. Nƣớc .................................................................................................................... 54 2.2.5. Đa dạng sinh học ................................................................................................. 55 2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ....................................................................................................... 56 2.3.1. Chính sách nông nghiệp ...................................................................................... 56 2.3.2. Dân cƣ, lao động .................................................................................................. 58 2.3.3. Thị trƣờng ............................................................................................................ 62 2.3.4. Khoa học – công nghệ ......................................................................................... 64 2.3.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp .......................... 66 2.3.6. Vốn ...................................................................................................................... 69 2.3.7. Các liên kết trong nông nghiệp ............................................................................ 70 2.3.8. Công tác khuyến nông ......................................................................................... 71 2.3.9. Tri thức bản địa.................................................................................................... 71 2.4. Đánh giá chung phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi ...................................................................................................................................... 72 2.4.1. Những cơ hội và thuận lợi ................................................................................... 72 2.4.2. Khó khăn và thách thức ....................................................................................... 73 Tiểu kết chương 2................................................................................................................................ 75 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI ............................................ 76 3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi .............................................. 76 3.1.1. Vị trí nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi ................................... 76 3.1.2. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp................... 77 3.1.3. Giá trị sản phẩm/ha đất sản xuất nông nghiệp..................................................... 78
- 3.1.4. Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp................................ 79 3.1.5. Ngành trồng trọt .................................................................................................. 80 3.1.6. Ngành chăn nuôi .................................................................................................. 98 3.1.7. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi ... 107 3.1.8. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ............................................................................. 111 3.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ................................................................................................ 112 3.2.1. Một số mô hình nghiên cứu điển hình phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ............................................................................... 112 3.2.2. Kết quả đạt đƣợc, những thuận lợi và hạn chế trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi ....................................................... 125 Tiểu kết chương 3.............................................................................................................................. 130 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI ............... 131 4.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hƣớng sinh thái .......................................................................................... 131 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ......................................................................... 131 4.1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ............................................................................................................ 134 4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ......................................................................................... 135 4.2.1. Quan điểm.......................................................................................................... 135 4.2.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 135 4.2.3. Định hƣớng ....................................................................................................... 138 4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái142 4.3.1. Xây dựng, triển khai và thực thi hiệu quả các chính sách phát triển, hỗ trợ theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ....................................................................................... 142 4.3.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hỗ trợ công tác sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ....................................................................................... 143
- 4.3.3. Tăng cƣờng công tác khuyến nông trong triển khai và học tập các mô hình, kỹ thuật canh tác nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ................................... 143 4.3.4. Công tác tổ chức giám sát và điều phối sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ............................................................................................................ 144 4.3.5. Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp ..... 145 4.3.6. Nâng cao vai trò của các tổ chức nông dân ....................................................... 145 4.3.7. Tăng cƣờng quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp sinh thái........................................................................................................................ 146 4.3.8. Tăng cƣờng ứng dụng tri thức bản địa gắn với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ......................................................................................................... 147 4.3.9. Xây dựng trang thông tin thị trƣờng và thƣơng mại nông sản an toàn, nông sản bản địa.......................................................................................................................... 147 Tiểu kết chương 4.............................................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 152 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật DTTN Diện tích tự nhiên HST Hệ sinh thái HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp GTSX Giá trị sản xuất NCS Nghiên cứu sinh NN Nông nghiệp NNHC Nông nghiệp hữu cơ NNST Nông nghiệp sinh thái RAT Rau an toàn TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt BRC British Retail Consortium (Các Tiêu chuẩn toàn cầu của) Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc CIRUM Culture Identity and Resource Use Tổ chức nhận dạng văn hóa và quản lý sử dụng Management tài nguyên GAP Good Agricultural Practices Quy trình thực hành nông nghiệp tốt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GI Geographical Indication Chứng nhận chỉ dẫn địa lý GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn IFS International Food Standard Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IPM Integrated Pest Management Quản lý dịch hại tổng hợp ICM Integrated Crop Management Quản lý tổng hợp dinh dƣỡng và dịch hại cây trồng IoT Internet of Things Internet Vạn Vật IWMI International Water Management Institute Viện Quản lý nƣớc Quốc Tế OCOP One commune one product Mỗi làng một sản phẩm LEIA Low External Input Agriculture Nông nghiệp đầu vào thấp LEISA Low External Input and Sustainable Nông nghiệp bền vững đầu vào thấp Agriculture REAP Resource Efficient Agricultural Tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả Production VietGAP Vietnamese Good Agricultural Thực hành nông nghiệp tốt Practices tại Việt Nam VietGAHP Vietnamese Good Animal Thực hành chăn nuôi tốt Husbandry Practices tại Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Diện tích và cơ cấu diện tích các nhóm đất chính ở tỉnh Quảng Ngãi ...... 50 Bảng 2. 2. Một số chỉ tiêu về dân số tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010- 2017 ........... 58 Bảng 2.3. Số lƣợng lao động và cơ cấu lao động từ trong các ngành kinh tế ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 .......................................................... 60 Bảng 2.4. Cơ cấu số ngƣời trong độ tuổi lao động trong ngành nông nghiệp ở nông thôn phân theo trình độ 2011 và 2016 (%) ............................................... 61 Bảng 3.1. GTXS và tốc độ tăng trƣởng GTSX các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017(theo giá so sánh 2010).76 Bảng 3.2. GTXS và tốc độ tăng trƣởng GTXS nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2017 (theo giá so sánh 2010) ........................................................... 77 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2017 (theo giá hiện hành) .................................................... 78 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá hiện hành) .............................. 78 Bảng 3.5.Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2017 (giá so sánh 2010)............................... 81 Bảng 3.6. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2017 (giá hiện hành) ...................................................................... 82 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất và sản lƣợng một số cây trồng chủ lực ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 ............................................................................... 83 Bảng 3.8. Diện tích, sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................................... 85 Bảng 3.9. Cơ cấu và diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa chất lƣợng cao ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2017................................................................................ 87 Bảng 3.10. Diện tích, sản lƣợng và cơ cấu diện tích, sản lƣợng rau, đậu ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2017 ....................................................................... 90 Bảng 3.11. Các loại rau đậu phổ biến ở tỉnh Quảng Ngãi .......................................... 91 Bảng 3.12. Diện tích, số hộ sản xuất rau an toàn ở Quảng Ngãi năm 2017 ............... 92 Bảng 3.13. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi 2010 – 2017 (theo giá so sánh) ................................................................. 98 Bảng 3.14. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 (theo giá hiện hành) ..................................... 99 Bảng 3.15. Số lƣợng và sản lƣợng chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................................. 106
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 3. 1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông- lâm - thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 ................................................................................. 76 Hình 3. 2. Diện tích và sản lƣợng ngô ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 ........... 88 Hình 3. 3. Diện tích sắn phân theo địa phƣơng ở Quảng Ngãi năm 2010, 2017 ....... 89 Hình 3. 4. Biểu đồ cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 ................................................................................. 93 Hình 3. 5. Diện tích lạc của các huyện đồng bằng ở Quảng Ngãi năm 2017 ............. 94 Hình 3. 6. Cơ cấu diện tích cây ăn quả ở tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, 2017 ............. 96 Hình 3.7. Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 ............................................................................... 100 Hình 3. 8. Số lƣợng trâu theo địa phƣơng ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017101 Hình 3. 9. Số lƣợng bò theo địa phƣơng ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017102 Hình 3. 10. Số lƣợng lợn theo địa phƣơng ở Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017... 103
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Tên bản đồ Sau trang 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 .................................................. 47 2.2. Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Quảng Ngãi ......................................................... 49 2.3. Bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi ............................................................................... 50 2.4. Bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................... 53 2.5. Bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ........................... 68 3.1. Bản đồ nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ................................................................. 81 3.2. Bản đồ các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi ........................... 111 3.3. Bản đồ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái tỉnh Quảng Ngãi...........129
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Quá trình đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, theo đuổi tăng sản lƣợng đã gây ra nhiều vấn đề về môi trƣờng và an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Điều đó làm cho nền nông nghiệp thế giới đứng trƣớc nhiều vấn đề lớn nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, bùng phát sâu bệnh. Trong điều kiện biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng nông sản trong thƣơng mại hàng nông sản. Điều đó đã đặt ra nhiều hơn những yêu cầu đối với nền nông nghiệp thế giới về các vấn đề nông nghiệp ứng phó biến đối khí hậu, nông sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn NNHC... Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi đóng góp 15,3% GDP (2017) tập trung 40,2% lao động và là sinh kế của dân số 65% sống ở vùng nông thôn, nuôi sống 93,7 triệu ngƣời [7], cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Đối với nền kinh tế Việt Nam, ngành nông nghiệp không những có vai trò bệ đỡ mà còn là động lực trong quá trình phát triển đất nƣớc, có khả năng lan tỏa sang các ngành khác, giúp tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ ƣu thế của Việt Nam về nông sản xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều thách thức không nhỏ: năng suất thấp, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, mùa vụ bị tấn công bởi dịch hại, nông sản không an toàn. Những điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, vấn đề ổn định kinh tế xã hội trong tƣơng lai và làm tổn hại sức khỏe của con ngƣời. Ở Quảng Ngãi, ngành nông nghiệp cũng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, đóng góp khoảng 19% GRDP tỉnh Quảng Ngãi chiếm 49,2% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, nuôi sống 84,9% dân số nông thôn và cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho 15,1% dân số thành thị [7]; trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chủ yếu chiếm tỉ lệ lần lƣợt 58,6% và 35,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành kinh tế này chủ yếu dựa trên những lợi thế về tài nguyên, hiệu quả thấp; kỹ thuật canh tác chƣa hợp lí, lạm dụng bón phân hóa học, sử dụng chất bảo vệ thực vật hóa học quá mức, bảo quản chế biến không đảm bảo đã gây ra nhiều hệ lụy phá hủy môi trƣờng, đầu độc ngƣời tiêu dùng, và ảnh hƣởng lâu dài đến
- 2 sức khỏe thế hệ mai sau. Đồng thời việc xây dựng ngành nông nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng và giá trị cao và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng hiện nay là cấp thiết để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Ngãi. Trƣớc tình hình đó, những nhà sản xuất, nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những giải pháp cải tiến và sáng tạo ra chế độ canh tác mới khắc phục những tồn tại nêu trên, để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển bền vững trong tƣơng lai về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đó chính là phát triển nông nghiệp sinh thái, mà quá trình chuyển đổi có thể gọi là phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Để lựa chọn ra những giải pháp cho phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi không những hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho xã hội và các vấn đề xã hội khác, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông nghiệp sinh thái”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn về nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái, mục tiêu của đề tài là đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, phân tích thực trạng phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo nông nghiệp sinh thái trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nông nghiệp và nông nghiệp sinh thái; - Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái; - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái và hiệu quả của các mô hình nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2017 dƣới góc độ địa lý học; - Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 tầm nhìn 2030. 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Giới hạn về không gian Luận án nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm 14 đơn vị hành chính. Lãnh thổ nghiên cứu
- 3 đƣợc chia thành ba tiểu vùng sinh thái: miền núi, trung du, đồng bằng và hải đảo. Các nghiên cứu trƣờng hợp đƣợc lựa chọn ở các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành và Tƣ Nghĩa. Đây là những địa bàn đã và đang thực hiện các mô hình nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái, điểm sáng trong triển khai các mô hình khuyến nông của Quảng Ngãi. 3.2. Giới hạn về thời gian Thời gian nghiên cứu từ 2010 đến 2017. Đây là giai đoạn nông nghiệp Quảng Ngãi có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Định hƣớng và dự báo đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3.3. Giới hạn về nội dung Luận án nghiên cứu nông nghiệp Quảng Ngãi ở nghĩa hẹp, trong đó tập trung trong hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đặc trƣng của nông nghiệp Quảng Ngãi có ngành trồng trọt đa dạng các loại cây trồng truyền thống có quy mô lớn nhƣ lúa và cây trồng có nhu cầu lớn của thị trƣờng nhƣ cây ăn quả. Ngành chăn nuôi quy mô lớn trong đó chăn nuôi gia súc đặc biệt chăn nuôi bò, gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà. Nghiên cứu nông nghiệp sinh thái trong luận án tập trung nghiên cứu một số mô hình sản xuất điển hình nhƣ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp xen canh, mô hình chăn nuôi bò thịt vùng trung du huyện Nghĩa Hành, mô hình cánh đồng lớn ở vùng đồng bằng huyện Mộ Đức, mô hình trồng rau an toàn ở TP Quảng Ng, những mô hình sản xuất khác chƣa phát triển. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm và các tiếp cận trong nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (đƣợc quy định trong các Quyết định của Chính phủ về thống kê) Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản là ngành cấp 1, trong đó, nông nghiệp (và các dịch vụ liên quan) là ngành cấp 2. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là trồng trọt và chăn nuôi, có thể gọi là các phân ngành của ngành nông nghiệp. Từ đó phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, thực trạng phát triển để thấy rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống đó và mối quan hệ đồng thời với các hệ thống khác. Qua đó thấy đƣợc mối liên hệ và sự kết hợp của các thành phần trong tổ chức không gian sản xuất cũng nhƣ sự phát triển của nông nghiệp Quảng Ngãi. Nông nghiệp sinh thái là một bộ phận của nền nông nghiệp, và cũng là những bộ phận tƣơng ứng trong trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp sinh thái cũng là một xu
- 4 hƣớng trong phát triển nông nghiệp, vì thế nông nghiệp sinh thái có liên quan đến các hệ thống nhỏ hơn: các cây trồng (cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây lâu năm, cây hàng năm, cây ăn quả, hoa - cây cảnh), các vật nuôi (gia súc, gia cầm). Mỗi cây trồng, vật nuôi đƣợc tổ chức sản xuất trong một không gian nhất định. Quan điểm hệ thống trong luận án thể hiện ở chỗ ngành nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi là một hệ thống, bao gồm các hệ thống con (trồng trọt, chăn nuôi), trong đó sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái là tiểu hệ thống đan cắt với các tiểu hệ thống trồng trọt và chăn nuôi, đƣợc thể hiện ở các không gian sản xuất nhất định. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Đối tƣợng sản xuất của nông nghiệp là các sinh vật sống. Sản xuất nông nghiệp đƣợc thực hiện trong các hệ sinh thái, đƣợc gọi là các hệ sinh thái nông nghiệp. Cây trồng, vật nuôi là những cơ thể sống, sinh trƣởng và phát triển theo các quy luật sinh học, đồng thời chịu tác động của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu, môi trƣờng). Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con ngƣời. Vì vậy, trong bất cứ một quy trình sản xuất nông nghiệp nào cũng cần phải nhận thức và tác động phù hợp với quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái, chúng ta không chỉ chú ý đến cây trồng, vật nuôi mà còn quan tâm đến cả hệ sinh thái nông nghiệp, vì kết quả thu đƣợc của sản phẩm nông sản đƣợc quyết định bởi sự cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp. Nông sản phẩm đƣợc tạo ra là kết quả tổng hòa các điều kiện và yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trên vùng lãnh thổ nhất định. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Các yếu tố địa lý (tự nhiên và kinh tế-xã hội) phân dị theo lãnh thổ. Vì thế, trong nghiên cứu địa lý, cần phải làm rõ sự phân dị lãnh thổ của đối tƣợng nghiên cứu, mà sự phân dị này lại là kết quả của sự tƣơng tác giữa các nhân tố tác động lên đối tƣợng. Vận dụng quan điểm lãnh thổ, luận án vừa xem xét mối quan hệ giữa không gian nông nghiệp với sự phân hóa giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi, vừa nghiên cứu sự phân hóa và biến đổi của các phân ngành nông nghiệp hƣớng nông nghiệp sinh thái trong không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi. 4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh, luận án phân tích, đánh giá khách quan hiện trạng phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh
- 5 thái ở Quảng Ngãi nói riêng giai đoạn 2010 – 2017; xem xét mục tiêu, định hƣớng phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi đến năm 2025 và 2030. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển phát triển theo hƣớng nông nghiệp sinh thái là một trong các khía cạnh của quan điểm phát triển bền vững. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, luận án đƣa ra những bằng chứng thuyết phục về sự lựa chọn và phát triển nông nghiệp Quảng Ngãi hƣớng theo nông nghiệp sinh thái là hƣớng đi đúng đắn. 4.1.6. Quan điểm sinh thái học Sản xuất nông nghiệp bền vững đòi hỏi điều khiển hệ sinh thái nông nghiệp một cách có hiệu quả. Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, hiệu quả của hệ sinh thái nông nghiệp là đạt đƣợc sự cân bằng trong hệ thống sản xuất. Dựa vào quan điểm sinh thái, luận án phân tích, đánh giá và tổng kết các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi đạt đƣợc sự cân bằng và công bằng cho các đối tƣợng trong hệ sinh thái. 4.1.7. Tiếp cận thị trường Sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái quan tâm đến lợi ích dài hạn, đặc biệt là lợi ích sinh thái, vì thế trong nhiều trƣờng hợp, phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái có những hạn chế nhất định về quy mô sản xuất, lợi ích kinh tế. Nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, ở đó nhu cầu thị trƣờng có vai trò định hƣớng sản xuất và các lợi ích kinh tế (thƣờng là ngắn hạn và trung hạn) có sức ảnh hƣởng mạnh mẽ. Vì thế, trong phát triển nông nghiệp, cần hài hòa giữa quan điểm sinh thái và tiếp cận thị trƣờng. Vận dụng quan điểm này, luận án đi vào phân tích nhu cầu thị trƣờng nông sản phẩm của sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi nhằm đƣa ra những định hƣớng và giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp. Mở rộng tiếp cận thị trƣờng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, VietGAP còn giúp cho sự tăng trƣởng của ngành nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái và ngƣời sản xuất nhỏ có cơ hội làm giàu. 4.1.8. Tiếp cận chính sách Các thể chế, chính sách về phát triển nông nghiệp bền vững và nông nghiệp sinh thái là văn bản pháp lý định hƣớng về mục tiêu, nội dung, định hƣớng phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Dựa trên quan điểm này, nghiên cứu sinh lựa chọn những chính sách và thể chế ở phạm ở cả vi mô và vĩ mô vận dụng vào luận
- 6 án, để chứng minh rằng xu hƣớng phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái là xu hƣớng phát triển tất yếu và đúng theo quan điểm chỉ đạo của Nhà nƣớc. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các chi cục, phòng ban trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Cục Thống kê, Tổng Cục Thống kê, các viện nghiên cứu và từ nhiều nguồn khác. Tài liệu thứ cấp bao gồm các bản đồ, số liệu thống kê, đề án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí đã đƣợc công bố ở trong và ngoài nƣớc. Sau khi thu thập, nghiên cứu sinh tiến hành xử lý sơ bộ tài liệu, sàng lọc và lựa chọn ra những tài liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu luận án. 4.2.2. Phương pháp thực địa Nghiên cứu sinh đã tiến hành nghiên cứu thực địa ở các huyện miền núi, trung du, đồng bằng và hải đảo. Nghiên cứu sinh đã có những năm công tác tại những huyện khác nhau ở tỉnh Quảng Ngãi, nên việc thực địa có nhiều thuận lợi. Trong nghiên cứu thực địa, nghiên cứu sinh đã có điều kiện quan sát trực tiếp về các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng, đồng thời gặp gỡ và phỏng vấn sâu ngƣời sản xuất, cán bộ địa phƣơng và chuyên gia. Nghiên cứu thực địa còn giúp nghiên cứu sinh lựa chọn địa bàn để nghiên cứu trƣờng hợp, thực hiện điều tra xã hội học. 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học - Mục đích: Điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu sâu hơn các mô hình phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở Quảng Ngãi. - Nội dung điều tra: Điều tra các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch/an toàn: Kỹ thuật canh tác và quản lý tài nguyên sản xuất nông nghiệp; Quản lý các nguồn đầu vào cho nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); Tiêu thụ nông sản (đầu ra); Hiệu quả sản xuất và nguyện vọng của nông dân đang theo hƣớng phát triển nông nghiệp sạch/an toàn. - Đối tƣợng điều tra: hộ nông dân sản xuất theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Gồm các hộ sản xuất theo mô hình mẫu lớn, mô hình canh tác rau an toàn, mô hình trồng cây ăn quả trên vùng gò đồi xen canh cây hàng năm và cỏ chăn nuôi. - Địa bàn điều tra: Nghiên cứu sinh lựa chọn địa bàn nghiên cứu gồm 6 thôn ở 5 xã thuộc huyện Bình Sơn (Xã Bình Dƣơng), TP Quảng Ngãi (xã Nghĩa Hà), huyện Nghĩa Hành (xã Hành Nhân; xã Hành Dũng), huyện Mộ Đức (xã Nghĩa Thắng). Những địa phƣơng này đã và đang thực hiện các dự án, các mô hình và các vùng sản
- 7 xuất nông nghiệp sạch/an toàn. Đây cũng là những điểm sáng sản xuất nông nghiệp của chƣơng trình Nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi, ở đó cũng phản ánh rõ hơn về mức độ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. Thông qua điều tra 300 phiếu trên địa bàn 5 huyện. Luận án đi vào phân tích và lựa chọn 4 mô hình điển hình (Phục lục 2.13). i) Mô hình cánh đồng lớn (lúa) ở huyện Mộ Đức, vì đây là huyện chủ lực sản xuất lúa chất lƣợng cao của tỉnh Quảng Ngãi; ii) Mô hình trồng cây ăn quả ở huyện Nghĩa Hành, đây là vùng trọng điểm sản xuất cây ăn quả; iii) Mô hình sản xuất an toàn TP Quảng Ngãi, vì đây là vùng có truyền thống sản xuất rau và tiếp cận thị trƣờng theo hƣớng sản xuất hàng hóa; iv) Mô hình nuôi bò thịt ở huyện Nghĩa Hành, đây là địa bàn trọng điểm lựa chọn phát triển chăn nuôi bò thịt của Quảng Ngãi. - Thời điểm điều tra: Điều tra mẫu vào 5/2017, điều tra chính thức bắt đầu vào 5/2018 kết thúc vào 9/2019 (17 tháng). 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Nội dung nghiên cứu đề tài có liên quan đến nhiều chuyên ngành nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, chính sách nông nghiệp, tiêu chuẩn đánh giá VietGAP... Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đề tài, nghiên cứu sinh đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia bao gồm: kỹ sƣ nông nghiệp và cán bộ quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, các chuyên gia thống kê, các công ty thủy lợi. Nhờ đó, nghiên cứu sinh có thể giải quyết đƣợc những nút thắt trong quá trình thực hiện luận án. Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng để lựa chọn địa bàn điều tra và các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái cần điều tra. 4.2.5. Phương pháp thống kê Trên cơ sở các số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh đã chọn lọc, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, phân tổ theo các tiêu chí phù hợp, sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng là Excel và SPSS 20. Các kết quả phân tích thống kê đã đƣợc đƣa vào các nội dung tƣơng ứng, đặc biệt ở Chƣơng III. 4.2.6. Phương pháp bản đồ, GIS Phƣơng pháp bản đồ, sử dụng công cụ GIS đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận án, đảm bảo cho tính lãnh thổ đƣợc thể hiện rõ trong các phân tích, tổng hợp. Các bản đồ chuyên đề đều là kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh. - Các bản đồ nguồn (bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất,…) ở tỉ lệ 1:50.000 hệ toạ độ Quốc gia VN 2000.
- 8 - Các bản đồ chuyên đề đƣợc NCS xây dựng bằng phần mềm Mapinfo 15.0, ở hai tỉ lệ in chính là 1: 400.000 và 1: 750.000. Các bản đồ đƣợc đƣa vào luận án bao gồm: bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ địa hình tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ khí hậu tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ các tiểu vùng sinh thái tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, bản đồ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái tỉnh Quảng Ngãi. 4.2.7. Phương pháp SWOT Phƣơng pháp SWOT đƣợc sử trong việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng ở chƣơng II và phân tích thực trạng ở chƣơng III, trên cơ sở đó nhận diện ra những thuận lợi (điểm mạnh - Strengths), những khó khăn (điểm yếu - Weaknesses); những cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của phát triển NN theo hƣớng NNST ở Quảng Ngãi. Dựa trên quan điểm chung của phƣơng pháp SWOT, những thuận lợi và khó khăn là những yếu tố nội lực (bên trong), những thách thức và cơ hội là những yếu tố ngoại lực (bên ngoài). Từ đó, luận án đúc kết và đƣa ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái vận dụng vào địa bàn cấp tỉnh. - Xác định hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái vận dụng trong nghiên cứu địa lý nông nghiệp cấp tỉnh. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích đƣợc tác động của các nhân tố vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái. - Làm rõ đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở nhận diện những thuận lợi, khó khăn cơ hội và thách thức trong chuyển đổi nông nghiệp sang hƣớng sinh thái hơn. - Đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái ở tỉnh Quảng Ngãi.
- 9 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở khoa học về phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Chƣơng 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Chƣơng 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hƣớng nông nghiệp sinh thái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 431 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 227 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 144 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 159 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 108 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 140 | 17
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 142 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 42 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 21 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 99 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 15 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 9 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn