intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật tại một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:285

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục "Ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật tại một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam" được nghiên cứu nhằm tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về cải tiến chất lượng giảng dạy đại học và ảnh hưởng kết quả đánh giá chất lượng CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA tới cải tiến chất lượng giảng dạy của một số CTĐT ngành Kỹ thuật, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật tại một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC __________________________ NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA ĐẾN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC NGÀNH KỸ THUẬT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 HÀ NỘI - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC _____________________________ NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC ẢNH HƯỞNG CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA ĐẾN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC NGÀNH KĨ THUẬT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 Người hướng dẫn khoa học: PGS. Phạm Thị Thanh Hải TS. Lê Huy Tùng HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Ngọc i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu từ rất nhiều người. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hải và TS. Lê Huy Tùng, những người đã không chỉ cho tôi những lời khuyên chân thành mà còn luôn tạo điều kiện thuận lợi suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ của Khoa Quản trị Chất lượng - Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia vì những ý kiến đóng góp và tư vấn quý giá, giúp tôi hoàn thiện luận án một cách tốt nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo và các cán bộ của Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Sự hỗ trợ tận tình của các thầy cô giáo trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu và những ý kiến quý báu đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của luận án này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị em đồng nghiệp tại Ban Quản lý Chất lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, những người đã tạo động lực và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích Ngọc ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Đối tượng và khách thể ........................................................................................... 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 4.2 Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 4 5.1 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4 5.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5 6.1 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 6 6.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 6 7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 7 8. Những đóng góp mới luận án .................................................................................. 8 8.1. Về học thuật ..................................................................................................... 8 8.2. Về phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 8.3. Về thực tiễn ...................................................................................................... 9 9. Cấu trúc của luận án nghiên cứu ........................................................................... 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................... 11 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 11 1.1.1 Những nghiên cứu về đánh giá chất lượng giáo dục đại học ........................... 11 1.1.2 Những nghiên cứu về chất lượng giảng dạy đại học ........................................ 21 1.1.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kết quả đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ................................................................................................................... 26 1.1.4 Những nghiên cứu về ảnh hưởng kết quả đánh giá chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng giảng dạy ......................................................................................... 29 1.1.5 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo tới nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên .................................................................. 34 1.1.6 Đánh giá chung ................................................................................................ 37 iii
  6. 1.2 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ................................................................ 39 1.2.1 Khái niệm đảm bảo chất lượng ....................................................................... 39 1.2.2 Khái niệm kết quả đánh giá hay kết quả đánh giá ngoài chương trình đào tạo ....................................................................................................................................... 41 1.2.3 Khái niệm đánh giá chất lượng giáo dục.......................................................... 43 1.2.4 Khái niệm cải tiến chất lượng giảng dạy ......................................................... 44 1.2.5 Khái niệm chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật ............................................. 49 1.2.6 Khái niệm ảnh hưởng ....................................................................................... 52 1.3 Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA .................... 53 1.3.1 Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đánh giá cấp chương trình đào tọa ........................... 54 1.3.2. Các tiêu chuẩn liên quan chất lượng giảng dạy .............................................. 57 1.3.3 Đảm bảo chất lượng dựa trên cách tiếp cận nguyên lý (principles-based) và quy định (rule-based) ..................................................................................................... 60 1.4 Các mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 62 1.4.1 Thuyết Hành động hợp lý (TRA) ..................................................................... 63 1.4.2 Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .................................................................. 64 1.4.3 Lý thuyết đánh giá ảnh hưởng.......................................................................... 66 1.4.4 Hệ thống đánh giá và cải tiến chất lượng theo chu trình PDCA ...................... 67 1.4.5 Lý thuyết hệ thống ........................................................................................... 68 1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 70 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 71 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...................................... 74 2.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................... 74 2.1.1 Kết quả đánh giá cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo bởi các Trung tâm kiểm định chất lượng ở Việt Nam ............................................................... 74 2.1.2 Kết quả đánh giá các cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo bởi các tổ chức nước ngoài............................................................................................................. 79 2.1.3 Kết quả đánh giá của các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA ............................................................................................................. 82 2.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 84 2.2.1 Quy trình tổ chức nghiên cứu ........................................................................... 84 2.2.2 Quy trình và các phương pháp nghiên cứu ...................................................... 89 2.2.3 Thao tác hóa khái niệm và xây dựng tiêu chí đánh giá .................................... 92 2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................................... 108 2.3.1 Mẫu khảo sát .................................................................................................. 109 2.3.2. Công cụ khảo sát ........................................................................................... 111 2.3.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 114 iv
  7. 2.3.4. Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 116 2.4 Nghiên cứu định tính ............................................................................................. 120 2.4.1. Mẫu phỏng vấn .............................................................................................. 121 2.4.2. Câu hỏi phỏng vấn ........................................................................................ 123 2.4.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 124 2.4.4 Phân tích dữ liệu ............................................................................................. 124 2.5 Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................... 125 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 126 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................128 3.1 Mô tả kết quả đánh giá chương trình đào tạo và cải tiến chất lượng giảng dạy .... 128 3.1.1 Kết quả đánh giá chương trình đào tạo tại 3 trường đại học kỹ thuật ............ 128 3.1.2 Nhận thức giảng viên về kết quả đánh giá chương trình đào tạo ................... 133 3.1.3 Kết quả cải tiến chất lượng giảng dạy ............................................................ 140 3.2 Mức độ ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng giảng dạy ........................................................................................................... 151 3.2.1 Đánh giá mô hình đo lường............................................................................ 151 3.2.2 Đánh giá mô hình cấu trúc ............................................................................. 153 3.3 Sự khác biệt nào về cải tiến chất lượng giảng dạy giữa nhóm giảng viên có tiếp cận và nhóm không tiếp cận kết quả đánh giá chương trình đào tạo ................................. 156 3.4 Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đặc điểm cá nhân giảng viên tới cải tiến chất lượng giảng dạy ................................................................................................... 158 3.4.1. Đơn vị công tác ............................................................................................. 159 3.4.2. Trình độ học vấn ........................................................................................... 160 3.4.3. Giới tính ........................................................................................................ 161 3.4.4. Ngành kỹ thuật .............................................................................................. 161 3.4.5 Thời gian công tác tại trường Đại học ........................................................... 162 3.5 Thảo luận ............................................................................................................... 163 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 166 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................169 1. Kết luận .............................................................................................................. 169 2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 171 2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................................171 2.2 Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học ............................172 2.3 Đối với giảng viên ........................................................................................174 3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................... 175 4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 175 v
  8. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN ...........................................................................................177 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................179 PHỤ LỤC ...................................................................................................................195 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát chính thức ...................................................................... 195 Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu lãnh đạo ....................................................... 200 Phụ lục 3: Giấy giới thiệu khảo sát ......................................................................... 202 Phụ lục 4. Thống kê độ tin cậy của thang đo .......................................................... 205 Phụ lục 5. Kết quả phân tích PLS- SEM ................................................................. 216 Phụ lục 6. Kết quả chạy T-Test .............................................................................. 222 Phụ lục 7. Mẫu kết quả đánh giá chương trình đào tạo của tổ chức AUN-QA ...... 228 Phụ lục 8. Bảng kích thước mẫu ............................................................................. 234 Phụ lục 9. Danh sách các cơ sở giáo dục đại học tác giả thực hiện nghiên cứu ..... 235 Phụ lục 10. Danh sách chuyên gia và giảng viên góp ý bảng hỏi ........................... 236 Phụ lục 11. Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu ................................... 237 Phụ lục 12. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học ............... 238 Phụ lục 13. Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoạt động của tổ chức AUN-QA tại Việt Nam ...................................................................................... 243 Phụ lục 14. Kết quả đánh giá ngoài của 14 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA của 03 trường đại học thuộc miền Bắc- Trung – Nam ............................... 245 Phụ lục 15. Tổng hợp kết quả khuyến nghị của 06 chương trình đào tạo đã được AUN-QA đánh giá năm 2021 (mỗi đại học gồm 02 chương trình đào tạo) ................ 246 Phụ lục 16. Giải trình của nghiên cứu sinh về việc sửa chữa, bổ sung luận án của phản biện độc lập ......................................................................................................... 250 vi
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT AACSB Association to Advance Collegiate Schools of Business - Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc ĐH, Hoa Kỳ ABET Accreditation Board for Engineering and Technology - Tổ chức kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo khối Kỹ thuật và Công nghệ ACBSP Accreditation Council for Business Schools and Programs - Hội đồng kiểm định các trường học và chương trình đào tạo về kinh doanh Hoa Kỳ Tổ chức The Accreditation, Certification and Quality Assurance ACQUIN Institute (ACQUIN) AMBA Association of MBAs – Hiệp hội MBA Tổ chức kiềm định các chương trình đào tạo khối kỹ thuật, công ASIIN nghệ thông tin, khoa học tự nhiên và toán học. AUN-QA ASEAN University Network - Quality Assurance - Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN AVE Average variance extracted - Phương sai trích trung bình BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CĐR Chuẩn đầu ra Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Hiệp hội Các trường CEA-AVU&C đại học, cao đẳng Việt Nam CEA-SAIGON Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn CEA-THANGLONG Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long CEA-UD Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Đà Nẵng CR Composite Reliability - Độ tin cậy tổng hợp CSGD Cơ sở giáo dục CTĐT Chương trình đào tạo CSVC Cơ sở vật chất CTI Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (Commission des Titres d'Ingénieur) DM Điểm mạnh DS Điểm số ĐBCL Đảm bảo Chất lượng ĐH Đại học ĐGN Đánh giá ngoài ENAEE European Network for Accreditation of Engineering Education – Mạng lưới kiểm định đào tạo kỹ thuật Châu Âu vii
  10. FIBAA Foundation for International Business Administration Accreditation - Quỹ quản trị các chương trình Quản trị kinh doanh Quốc tế GV Giảng viên HCERES High Council for Evaluation of Research and Higher Education - Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp HDDH Hoạt động dạy học HTGV Hỗ trợ giảng viên HTMT Heterrotrait monotrait ratio of correlations – Chỉ số tương quan IACBE International Accreditation Council for Business Education – Hội đồng KĐ quốc tế các trường đại học đào tạo ngành Kinh Doanh KĐCL Kiểm định chất lượng KN Khuyến nghị KTĐG Kiểm tra đánh giá M Mean – Trung bình N Number – Số lượng PDCA Plan Do Check Act – Kế hoạch Thực hiện Kiểm tra Cải tiến PLS-SEM Partial Least Squares Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính SPSS Statistical Package for the Social Sciences - Phân tích dữ liệu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội SD Standard Deviation - Độ lệch chuẩn SV Sinh viên TC Tiêu chuẩn TPB Theory of Planned Behavior - Lí thuyết hành vi có kế hoạch TRA Theory of Reasoned Action - Thuyết Hành động hợp lý Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà VNU-CEA Nội Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia TP. VNU-HCM CEA Hồ Chí Minh VU-CEA Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Trường Đại học Vinh viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Kết quả đánh giá 06 chương trình đào tạo ngành kỹ thuật theo tiêu chuẩn AUN-QA tại đại học ở miền Bắc Việt Nam .................................................................... 2 Hình 1.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng Việt Nam ....................................................... 12 Hình 1.3. Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ............................................ 13 Hình 1.4. Sơ đồ KĐCL GDĐH Việt Nam ..................................................................... 16 Hình 1.5. Loại hình ĐGCL giáo dục đại học................................................................. 17 Hình 1.6. Khung liên kết giữa chuẩn đầu ra với hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá sinh viên ......................................................................................................................... 23 Hình 1.7. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên ........................ 24 Hình 1.8 Sự phát triển của AUN-QA ............................................................................ 55 Hình 1.9 Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình đào tạo theo AUN-QA ........ 56 Hình 1.10 Mô hình đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA (Nguồn Hình 1.11 Kết quả cải tiến theo tiếp cận nguyên lý và quy định ................................... 61 Hình 1.12 Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) ................................................... 63 Hình 1.13 Mô hình Lí thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ............................................. 65 Hình 1.14 Vòng tròn Deming về cải tiến chất lượng giảng dạy .................................... 67 Hình 1.15 Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 70 Hình 2.1 Thống kê các CTĐT được đánh giá bởi tổ chức AUN-QA năm 2023 ........... 82 Hình 2.2 Thống kê các CSGD ĐH được đánh giá bởi tổ chức AUN-QA năm 2023 .... 83 Hình 2.3 Quy trình tổ chức nghiên cứu ......................................................................... 85 Hình 2.4 Thiết kế hỗn hợp song hành (Convergent parallel mixed method design) ..... 89 Hình 2.5. Mô hình xây dựng các biến số từ thông tin trong phiếu khảo sát ................. 93 Hình 2.6. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện ........................................... 110 Hình 2.7 Tổng hợp số lượng giảng viên tham gia khảo sát các ngành kỹ thuật ......... 118 Hình 2.8. Giảng viên giảng dạy ở các khối kiến thức ................................................. 119 Hình 3.1. Điểm trung bình của kết quả đánh giá 14 CTĐT ........................................132 Hình 3.2. Điểm trung bình theo tiêu chuẩn của ba trường ĐH kỹ thuật .....................133 Hình 3.3. Điểm trung bình của kết quả đánh giá 14 CTĐT của 03 ĐH ......................133 Hình 3.4 Biểu đồ trung bình của các nhân tố biến độc lập..........................................139 Hình 3.5. Biểu đồ giá trị trung bình của các biến phụ thuộc Chuẩn đầu ra, Hoạt động dạy học và Kiểm tra đánh giá ......................................................................................149 Hình 3.6. Mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM phân tích ảnh hưởng của kết quả đánh giá CTĐT đến cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên .............................154 ix
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 4 Bảng 1.2 So sánh sự giống và khác nhau hai mô hình ĐGCL và KĐCL ..................... 15 Bảng 1.3 Bảng ma trận tổng hợp các nghiên cứu liên quan ......................................... 33 Bảng 1.4. Các phiên bản của AUN-QA ......................................................................... 55 Bảng 1.5. Mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3.0 ............................. 58 Bảng 1.6. So sánh cách tiếp cận dựa trên quy tắc và dựa trên nguyên lý ..................... 61 Bảng 2.1. Danh sách các trung tâm kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế được Bộ GD và ĐT công nhận thực hiện kiểm định ở Việt Nam. ......................................... 75 Bảng 2.2 Phân loại các tổ chức đánh giá cấp chương trình đào tạo và cấp cơ sở giáo dục ở Việt Nam .............................................................................................................. 76 Bảng 2.3 Số lượng các chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận trong nước 77 Bảng 2.4. Số lượng các cơ sở giáo dục đại học được đánh giá và công nhận trong nước ....................................................................................................................................... 78 Bảng 2.5 Số lượng các chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận nước ngoài ....................................................................................................................................... 80 Bảng 2.6 Số lượng các cơ sở giáo dục đại học được đánh giá và công nhận nước ngoài ....................................................................................................................................... 81 Bảng 2.7. Các cơ sở giáo dục đại học đã được đánh giá và công nhận bởi tổ chức nước ngoài .............................................................................................................................. 81 Bảng 2.8. Kết quả ĐGCL của các CSGD theo tiêu chuẩn AUN-QA ở Đông Nam Á .. 83 Bảng 2.9 Các phương pháp nghiên cứu tương ứng theo quy trình thực hiện đề tài ....... 90 Bảng 2.10. Nhóm thang đo liên quan đến kết quả đánh giá CTĐT theo tiêu AUN-QA ....................................................................................................................................... 94 Bảng 2.11. Nhóm thang đo liên quan đến cải tiến chất lượng giảng dạy ...................... 94 Bảng 2.12. Mã hóa các biến .......................................................................................... 95 Bảng 2.13. Xây dựng bảng tiêu chí và chỉ báo .............................................................. 99 Bảng 2.14. Kết quả phỏng vấn chuyên sâu bảng hỏi ..................................................101 Bảng 2.15. Thang đo khoảng của mức độ cần thiết và mức độ phù hợp ......................104 Bảng 2.16. Phiếu khảo sát thử nghiệm ........................................................................105 Bảng 2.17. Đặc điểm người tham gia khảo sát thử .....................................................105 Bảng 2.18 Hệ số Cronbach’s alpha và Hệ số tương quan biến tổng qua thử nghiệm .106 Bảng 2.19. Loại các biến không phù hợp ....................................................................107 Bảng 2.20 Hệ số Cronbach’s alpha và Hệ số tương quan biến tổng qua thử nghiệm và đã loại các biến không phù hợp ...................................................................................108 Bảng 2.21. Bảng thống kê số lượng giảng viên tại 03 trường đại học kỹ thuật .......... 110 x
  13. Bảng 2.22. Mã hóa các biến bảng hỏi chính thức ....................................................... 113 Bảng 2.23. Thống kê số lượng giảng viên theo 03 trường đại học kỹ thuật ở miền Bắc - Trung -Nam ................................................................................................................. 117 Bảng 2.24. Kết quả phân tích mô tả ............................................................................ 117 Bảng 2.25. Cỡ mẫu khảo sát ........................................................................................122 Bảng 2.26 Các câu hỏi phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo các trường đại học................123 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá ngoài của 07 CTĐT của đại học miền Bắc .....................129 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá ngoài của 04 CTĐT của đại học miền Trung ..................130 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá ngoài của 03 CTĐT của đại học miền Nam ...................131 Bảng 3.4 Thống kê mô tả các nhân tố liên quan đến điểm mạnh ................................134 Bảng 3.5 Thống kê mô tả các nhân tố liên quan đến khuyến nghị ..............................136 Bảng 3.6 Thống kê mô tả các nhân tố liên quan đến điểm số .....................................137 Bảng 3.7. Thống kê mô tả các nhân tố chuẩn đầu ra ...................................................140 Bảng 3.8 Thống kê mô tả các nhân tố hoạt động dạy học ...........................................142 Bảng 3.9 Thống kê mô tả các nhân tố liên quan hoạt động dạy học ...........................144 Bảng 3.10. Thống kê mô tả các nhân tố liên quan cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy ...145 Bảng 3.11. Thống kê mô tả các nhân tố chính sách hỗ trợ giảng viên ........................147 Bảng 3.12. Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo ......................................152 Bảng 3.13. Hệ số Heterotrait Monotrait Ratio (HTMT) .............................................153 Bảng 3.14. Kết quả tác động trực tiếp của các mối quan hệ .......................................155 Bảng 3.15. Thống kê mô tả theo nhóm tiếp cận ..........................................................156 Bảng 3.16. Bảng kiểm định mẫu độc lập.....................................................................157 Bảng 3.17 Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố đơn vị công tác.............................................................................................................159 Bảng 3.18 Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố trình độ học vấn ...........................................................................................................160 Bảng 3.19 Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố giới tính ........................................................................................................................161 Bảng 3.20 Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố ngành kỹ thuật .............................................................................................................162 Bảng 3.21 Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố thời gian công tác.........................................................................................................163 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quốc tế hóa trong giáo dục đại học (GDĐH) đã lan tỏa rộng khắp, mang đến những đổi mới quan trọng nhằm đảm bảo rằng sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ, sẵn sàng tham gia và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường lao động toàn cầu (Marginson và cộng sự, 2011). Trong bối cảnh này, các trường đại học tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học quốc tế (Tạ Thị Thu Hiền, 2015). Chính vì thế, chất lượng luôn là mục tiêu cốt lõi trong giáo dục đại học, và để đạt được chất lượng, không thể thiếu vai trò của đảm bảo chất lượng (ĐBCL) như một công cụ và giải pháp thiết yếu giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) nhấn mạnh nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh đó, ĐBCL giáo dục, đặc biệt trong giáo dục đại học, đã trở thành trọng tâm từ cuối thế kỷ XX, và ngày càng được chú trọng trong 20 năm qua. Hoạt động đánh giá cấp cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo thực sự được quan tâm từ năm 2016 và đã trở thành công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐH ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Cương, 2018; Phạm Thị Hương và Nguyễn Phương Vũ, 2020). Đánh giá chất lượng (ĐGCL) và kiểm định chất lượng (KĐCL) giáo dục đều được xem là hình thức đảm bảo chất lượng bên ngoài. Kiểm định chất lượng GDĐH đã ra đời hơn một thế kỷ trước trên thế giới và hiện nay trở thành xu thế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam (Nguyễn Hữu Cương, 2017a). Tại Việt Nam, ĐBCL giáo dục bắt đầu được chính thức triển khai vào năm 2003 khi Cục Khảo thí và KĐCL giáo dục (nay là Cục Quản lý Chất lượng) được thành lập. Luật Giáo dục năm 2005 lần đầu tiên định nghĩa KĐCL giáo dục, và từ đó, hệ thống ĐBCL và KĐCL đã được hình thành từ mầm non đến đại học. Luật Giáo dục đại học 2012 và 2018 cũng quy định riêng về ĐBCL và KĐCL, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam đã thiết lập hệ thống KĐCL GDĐH với cơ quan quản lý, các trung tâm KĐCL và các cơ sở giáo dục đại học, và kiểm định trở thành yêu cầu bắt buộc đối với tất cả cơ sở và chương trình đào tạo (Quốc hội, 2005). Hệ thống ĐBCL nội bộ của nhiều trường đại học ở Việt Nam được xây dựng và triển khai theo mô hình AUN-QA (Nguyễn Hữu Cương, 2017c). Hiện nay, cả tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục đại học và CTĐT của Việt Nam đều dựa trên bộ tiêu 1
  15. chuẩn AUN-QA. Các CTĐT đại học đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn AUN-QA được đánh giá vào năm 2009. Tính đến ngày 31/6/2024, trong số 525 CTĐT được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế, 379 CTĐT của 54/61 cơ sở giáo dục đại học (72%) đã được đánh giá bởi AUN-QA (Bộ GD&ĐT, 2024). Điều này cho thấy Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục đại học, với ĐBCL và kiểm định chất lượng trở thành nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với xu thế toàn cầu. Hình 1.1. Kết quả đánh giá 06 chương trình đào tạo ngành kỹ thuật theo tiêu chuẩn AUN-QA tại đại học ở miền Bắc Việt Nam (Nguồn: AUN-QA, 2021) Báo cáo đánh giá kết quả đánh giá của 6 CTĐT bởi AUN-QA gửi cho ĐH Kỹ thuật ở Miền Bắc năm 2021 chỉ ra rằng các tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến chất lượng giảng dạy như các tiêu chuẩn 1, 4, 5, và 9 đều đạt điểm thấp hơn các tiêu chuẩn khác, chủ yếu là 4 điểm, mức điểm đạt. Mặc dù vậy, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị để các CTĐT xem xét và cải tiến, yêu cầu các CTĐT phải lên kế hoạch cải tiến (AUN- QA, 2021). Đánh giá theo AUN-QA nhằm mục đích cải tiến chất lượng dựa trên các nguyên lý và đề xuất khuyến nghị phù hợp với bối cảnh thay vì chuẩn hóa. Việc nhiều cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam lựa chọn AUN-QA cho thấy sự quan tâm đến việc liệu kết quả ĐGN có ảnh hưởng đến cải tiến chất lượng giảng dạy không. Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật tại một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam” sẽ giúp lấp đầy khoảng trống lý thuyết và thực tiễn về ảnh hưởng của kết quả đánh giá đến cải tiến chất lượng giảng dạy. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin hữu ích cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức ĐBCL AUN-QA, 2
  16. các cơ sở giáo dục đại học, cũng như các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, và các chuyên gia trong ngành. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về cải tiến chất lượng giảng dạy đại học và ảnh hưởng kết quả đánh giá chất lượng CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA tới cải tiến chất lượng giảng dạy của một số CTĐT ngành Kỹ thuật, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam, kết quả đánh giá ngoài CTĐT, chất lượng giảng dạy của giảng viên ĐH và cải tiến chất lượng giảng dạy sau nhận kết quả đánh giá. 2) Phân tích mức độ ảnh hưởng của đánh giá chất lượng CTĐT đến cải tiến chất lượng giảng dạy. 3) Phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm giảng viên có tiếp cận và không tiếp cận kết quả đánh giá ngoài CTĐT về cải tiến chất lượng giảng dạy. 4) Phân tích kết quả đánh giá chất lượng CTĐT ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ cải tiến chất lượng giảng dạy từ quan điểm của Lãnh đạo nhà trường. 5) Đề xuất khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đại học ở các CSGD ĐH nói chung và các CSGD ĐH kỹ thuật nói riêng. 4. Đối tượng và khách thể 4.1 Đối tượng nghiên cứu Kết quả đánh giá chất lượng các CTĐT đến hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên ở các CSGD ĐH Việt Nam. Hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên ở một số trường ĐH kỹ thuật ở Việt Nam. 4.2 Khách thể nghiên cứu Giảng viên các ngành kỹ thuật tại ba trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam. 3
  17. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu 1) Kết quả đánh giá chất lượng các CTĐT ngành kỹ thuật theo bộ tiêu chuẩn AUN- QA ở ba trường Đại học Kỹ thuật ở Việt Nam như thế nào? 2) Kết quả đánh giá chất lượng CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật trong các trường Đại học kỹ thuật từ quan điểm của giảng viên các ngành kỹ thuật? 3) Sự khác biệt nào về cải tiến chất lượng giảng dạy giữa nhóm giảng viên có tiếp cận và không tiếp cận kết quả đánh giá ngoài CTĐT? 4) Kết quả đánh giá chất lượng CTĐT ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động hỗ trợ cải tiến chất lượng giảng dạy từ quan điểm của Lãnh đạo nhà trường? 5) Những đề xuất những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam như thế nào? 5.2 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết của đề tài nghiên cứu được đặt ra dựa trên mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu. Giả thuyết đã ước đoán, giả định về ảnh hưởng của kết quả đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA là ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến cải tiến chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật. Bảng 1.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Giả Nội dung thuyết H1 Nhận thức điểm mạnh ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến cải tiến CĐR Nhận thức điểm mạnh ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến CSVC phục H2 vụ giảng dạy Nhận thức điểm mạnh ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến hoạt động H3 hoạt động dạy học. Nhận thức điểm mạnh ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận tới CCCS hỗ trợ H4 giảng viên H5 Nhận thức điểm mạnh ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận tới KTĐG Nhận thức khuyến nghị ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến cải tiến CĐR H6 Nhận thức khuyến nghị ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến CSVC phục H7 vụ giảng dạy. H8 Nhận thức khuyến nghị ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến hoạt động 4
  18. dạy học Nhận thức khuyến nghị ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận tới CCCS hỗ trợ H9 giảng viên Nhận thức khuyến nghị ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến hoạt động H10 KTĐG người học. H11 Nhận thức điểm số ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến CĐR Nhận thức điểm số ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến hoạt động dạy H12 học Nhận thức điểm số ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến hoạt động KTĐG H13 người học Nhận thức điểm số ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến CCCS hỗ trợ H14 giảng viên Nhận thức điểm số ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến CSVC phục vụ H15 giảng dạy Kết quả đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA bao gồm ba yếu tố chính: Điểm mạnh, Khuyến nghị và Điểm số. Dựa trên những kết quả này, quá trình cải tiến chất lượng sẽ được thực hiện. Tác giả đã nghiên cứu nhận thức của giảng viên về ba nhân tố: Nhận thức về điểm mạnh, Nhận thức về khuyến nghị và Nhận thức về điểm số. Các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy bao gồm những yếu tố liên quan trong bộ tiêu chuẩn, chẳng hạn như cải tiến chuẩn đầu ra, cải tiến hoạt động dạy học, cải tiến kiểm tra đánh giá, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, và cải tiến chính sách hỗ trợ giảng viên. Từ những yếu tố này, có thể xác định tiêu chí và chỉ báo đánh giá, xây dựng thang đo, và hình thành bộ công cụ đo lường, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về độ giá trị nhằm khám phá ảnh hưởng giữa các biến số, kiểm định và khẳng định mối liên hệ giữa chúng. Bảng 1.1 tác giả đã ước đoán 15 giả thuyết nghiên cứu từ ba nhân tố của biến độc lập bao gồm nhận thức Điểm mạnh, Khuyến nghị và Điểm số và 05 nhân tố biến phụ thuộc bao gồm cải tiến chuẩn đầu ra, hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, CSVC liên quan giảng dạy và cơ chế chính sách hỗ trợ giảng viên, được dự báo ảnh hưởng tích cực, tương quan thuận đến cải tiến chất lượng giảng dạy ngành kỹ thuật. Đây là định hướng cho thực hiện nghiên cứu của đề tài, kết quả phân tích các dữ liệu sẽ kiểm chứng giả thuyết ủng hộ hay bác bỏ. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án này, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed-methods approach) đã được sử dụng, phối hợp sức mạnh của hai loại phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó với cách thức thiết kế 5
  19. phương pháp nghiên cứu hỗn hợp song hành hoặc song song hội tụ (tên tiếng Anh là convergent parallel mixed method design), phương pháp định lượng này được áp dụng để xác định các yếu tố đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của kết quả ĐGCL CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên, sự khác biệt về cải tiến chất lượng giảng dạy giữa nhóm giảng viên có tiếp cận và nhóm giảng viên không tiếp cận kết quả ĐGCL CTĐT. Trong khi đó, phương pháp định tính được sử dụng để tìm hiểu và làm rõ kết quả ĐGCL CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy từ quan điểm lãnh đạo nhà trường. 6.1 Nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát 439 giảng viên đang giảng dạy trong các CTĐT ngành kỹ thuật đã được đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUN -QA tại ba trường đại học kỹ thuật thuộc 03 miền Bắc, Trung và Nam. Phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các câu hỏi đóng như các thông tin cá nhân, đã tiếp cận với kết quả ĐGCL các CTĐT và các câu hỏi nhận thức giảng viên cải tiến chất lượng giảng dạy (Chuẩn đầu ra, Hoạt động giảng dạy, Kiểm tra đánh giá, CSVC và cơ chế chính sách hỗ trợ giảng viên). Phiếu khảo sát được xây dựng theo quy trình thiết kế công cụ nghiên cứu với thang đo Likert từ 1 đến 5. Quy trình này bao gồm các bước chính sau: 1) xác định mục đích và yêu cầu; 2) thao tác hóa các khái niệm; 3) xây dựng tiêu chí đánh giá; 4) thử nghiệm công cụ khảo sát; và 5) phân tích và hoàn thiện công cụ khảo sát. Giai đoạn phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát được thực hiện bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 và PLS SEM. Các phép phân tích định lượng bao gồm: 1) Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của kết quả đánh giá ngoài chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng giảng dạy; 2) Thống kê mô tả nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng giảng dạy của giảng viên, thông qua các chỉ số như giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD), và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất; 3) Kiểm định sự khác biệt trung bình (T-Test); 4) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM (Partial Least Squares Structural Equation Modeling) phiên bản 4.1.0.0 được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình dựa trên ma trận phương sai (variance based matrix), giải thích sự thay đổi của các biến phụ thuộc. 6.2 Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu đối với 12 cán bộ quản lý đang công tác tại ba trường đại học kỹ thuật thuộc 03 miền Bắc, Trung và Nam nhằm tìm hiểu những đánh giá của cán bộ quản lý về kết quả đánh giá CTĐT có ảnh hưởng đến hoạt động cải tiến chất lượng 6
  20. giảng dạy. Việc thu thập thông tin bằng các hình thức gặp trực tiếp, trao đổi qua email và gọi điện trao đổi. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng của kết quả đánh giá CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy và cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kết quả đánh giá CTĐT đến cải tiến chất lượng giảng dạy. Nghiên cứu tài liệu được thực hiện thông qua việc sàng lọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến ảnh hưởng của kết quả đánh giá chất lượng CTĐT đến cải tiến chất lượng giảng dạy đối với giảng viên đại học. 7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: - Kết quả ĐGCL CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA được khưu trú là giai đoạn đánh giá ngoài hay còn gọi là kết quả đánh giá ngoài của tiêu chuẩn AUN-QA. Luận án nghiên cứu kết quả của 14 CTĐT đã được đánh giá ngoài từ năm 2018 đến 2021 theo tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 3. - Các nhân tố ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA tới cải tiến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật bao gồm 8 nhân tố được khưu trú bao gồm nhận thức điểm mạnh, nhận thức khuyến nghị, điểm số; Chuẩn đầu ra; Hoạt động giảng dạy; Kiểm tra đánh giá, CSVC phục vụ giảng dạy và Cơ chế chính sách hỗ trợ giảng viên. Về khối ngành kỹ thuật ở Việt Nam được quy định theo thông tư số 09/2022/TT- BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2022 như sau: Ngành kỹ thuật với mã ngành đào tạo 752, có những nhóm ngành nhỏ trong ngành Kỹ thuật bao gồm: - Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật với mã 75201 (bao gồm các CTĐT có mã từ 7520101 đến mã 7520138) - Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông với mã 75202 (bao gồm các CTĐT có mã từ 7520201 đến mã 7520216) - Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường với mã 75203 (bao gồm các CTĐT có mã từ 7520301 đến mã 7520320) - Vật lý kỹ thuật với mã 75204 (bao gồm các CTĐT có mã từ 7520401 đến mã 7520402) - Kỹ thuật mỏ với mã 75206 (bao gồm các CTĐT có mã từ 7520601 đến mã 7520607) và ngành khác với mã 75290 Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện đối với giảng viên đang giảng dạy tại ba trường ĐH kỹ thuật công lập lớn, đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam. Trong đó, việc khảo sát thử nghiệm nhằm xây dựng công cụ khảo 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2