
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
lượt xem 0
download

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục "Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu; Phương pháp và tổ chức nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu và bàn luận Ngoài ra, luận án còn trình bày Danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận án mà tác giả đã công bố; danh mục Tài liệu tham khảo và các Phụ lục liên quan đến quá trình nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY NGHIÊN CỨU BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC M số 14 01 15 HÀ NỘI – 2025
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY NGHIÊN CỨU BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC M số 14 01 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. PHẠM THỊ THANH HẢI TS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG HÀ NỘI – 2025
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và kết quả này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của người khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực trong nội dung luận án của mình. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2025 Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Đoan Huy
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Quản trị chất lượng – Trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội, tôi đã triển khai thực hiện và hoàn thành luận án. Để có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hải và TS. Nguyễn Thị Kim Dung đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình để hoàn thành bản luận án. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản trị chất lượng đã dạy dỗ, hướng dẫn và hỗ trợ tích cực trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp đang công tác tại Ban Quản lý chất lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, các chị em đồng nghiệp tại Ban Quản lý Dự án ETEP – Bộ Giáo dục và Đào tạo, các anh chị em đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Sư phạm – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các anh chị em đồng nghiệp tại Khoa Tâm lý Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế và bạn bè thân thương đã luôn hỗ trợ, góp ý, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành được luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô của các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu, Thầy/Cô và các em học sinh đã tham gia khảo sát và thực nghiệm. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, Thầy/Cô đã gửi ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn. Con xin cảm ơn ba mạ, bố mẹ, các em và gia đình nhỏ thân yêu đã luôn bên cạnh, tạo điều kiện và động viên, khuyến khích để sau nhiều năm học hành, nghiên cứu mang lại được kết quả như hôm nay. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2025 Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Đoan Huy
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................5 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................6 7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................6 8. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................7 9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .....................9 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển chuyên môn giáo viên ........................................9 1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá phát triển chuyên môn giáo viên ...................19 1.1.3. Những nghiên cứu về xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn giáo viên ....................................................................................................................22 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................26 1.2. Phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông ................................................26 1.2.1. Khái niệm phát triển chuyên môn của giáo viên .............................................26 1.2.2. Các hình thức phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông ............................29 1.2.3. Các yếu tố cấu thành sự phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông ............33 1.3. Lý thuyết về mô hình đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên ......................40 1.3.1. Khung đánh giá chương trình đào tạo của Kirkpatrick ...................................41 1.3.2. Lý thuyết đánh giá phát triển chuyên môn của Thomas R. Guskey ...............42 1.4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với những yêu cầu đặt ra đối với phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông .......................................................45 1.4.1. Những điểm mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ..............................45 1.4.2. Những yêu cầu đặt ra trong công tác phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông ...........................................................................................................47 1.5. Nội dung và hình thức bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông....50 1.5.1. Nội dung phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông .............................50
- iv 1.5.2. Hình thức bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên ...................................52 1.6. Xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông ...............54 1.6.1. Đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên ...............................................54 1.6.2. Công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông ................59 1.7. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..............................................................................70 Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................73 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................74 2.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................75 2.1.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................75 2.1.2. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................77 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................79 2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................79 2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................81 2.3. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................84 2.3.1. Giai đoạn 1: Xây dựng Bộ tiêu chí..................................................................85 2.3.2. Giai đoạn 2: Thiết kế Bộ công cụ ...................................................................91 2.3.3. Giai đoạn 3: Thử nghiệm và đánh giá bộ công cụ ..........................................96 2.4. Đạo đức nghiên cứu .........................................................................................101 Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................102 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...............................103 3.1. Kết quả xây dựng Bộ tiêu chí ...........................................................................103 3.1.1. Kết quả phỏng vấn nhóm mục tiêu ..............................................................103 3.1.2. Kết quả xác thực nội dung Bộ tiêu chí bằng phương pháp Delphi ...............109 3.2. Kết quả thiết kế Bộ công cụ .............................................................................116 3.2.1. Bộ công cụ ban đầu .......................................................................................116 3.2.2. Kết quả xin ý kiến chuyên gia .......................................................................120 3.3. Kết quả thử nghiệm và đánh giá Bộ công cụ ...................................................122 3.3.1. Kết quả thử nghiệm Hồ sơ phát triển chuyên môn .......................................122 3.3.2. Kết quả thử nghiệm Bảng hỏi giáo viên .......................................................134 3.3.3. Kết quả đánh giá mối quan hệ giữa các thành tố của phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông .........................................................................................149 Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................154
- v KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................162 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDTX: Bồi dưỡng thường xuyên EFA: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) ETEP: Enhancing Teacher Education Program (Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên phổ thông) GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo GV: Giáo viên Mplus: Mplus Statistical Modeling Software (Phần mềm mô hình phương trình cấu trúc) NTEP: National Teacher Education Program (Chương trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới) OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) PCA: Principal Component Analysis (Phân tích thành phần chính) SPSS: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê SPSS)
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. So sánh điểm mạnh, hạn chế của các mô hình ...................................... 32 Bảng 1.2. Thang đánh giá theo lý thuyết của Thomas R. Guskey ......................... 43 Bảng 1.3. Các bước phát triển và hoàn thiện thang đo của Boateng và cộng sự (2018) .... 63 Bảng 1.4. Các bộ công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên........ 68 Bảng 2.1. Thiết kế nghiên cứu của đề tài ............................................................... 75 Bảng 2.2. Bảng hệ số tải và kích thước mẫu cần thiết để đảm bảo ý nghĩa thực tế ..... 83 Bảng 2.3. Khung tiêu chí đánh giá phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông ........ 86 Bảng 2.4. Thông tin mã hóa nhóm đối tượng mục tiêu tham gia phỏng vấn ........ 87 Bảng 2.5. Thông tin mã hóa nhóm chuyên gia tham gia phương pháp Delphi ..... 90 Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông ......106 Bảng 3.2. Thông tin mã hóa Bộ tiêu chí .............................................................. 110 Bảng 3.3. Kết quả phân tích Kendall's W – Delphi vòng 1 .................................113 Bảng 3.4. Kết quả phân tích Kendall's W - Delphi vòng 2 ..................................115 Bảng 3.5. Tổng hợp nội dung xử lý kết quả xin ý kiến chuyên gia về Bảng hỏi giáo viên ........................................................................................121 Bảng 3.6. Ma trận xoay lần 1 ...............................................................................135 Bảng 3.7. Ma trận xoay - Lần 2 ...........................................................................137 Bảng 3.8. Tương quan giữa các nhân tố trong EFA ............................................138 Bảng 3.9. So sánh mô hình 5 nhân tố và mô hình bậc hai với một nhân tố global....140 Bảng 3.10. Các tham số đo lường của thang đo ....................................................142 Bảng 3.11. Thông tin nhân khẩu học của khảo sát phiếu dành cho giáo viên .......144 Bảng 3.12. Tương quan giữa các cặp biến có ý nghĩa thống kê ............................ 146 Bảng 3.13. Kết quả Phân tích mối quan hệ trong Mô hình toàn diện về Phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông ................................................150
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Mô hình thành tố của sự phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông của Desimone .............................................................................. 34 Hình 1.2. Các đặc trưng phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông hiệu quả của Linda-Hammond và cộng sự (2017) ............................................... 36 Hình 1.3. Các đặc trưng phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông của Lin và cộng sự (2018) .................................................................................. 38 Hình 1.4. Quy trình xây dựng và chuẩn hóa thang đo của Boateng và cộng sự (2018) .................................................................................................... 62 Hình 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................. 70 Hình 1.6. Mô hình nghiên cứu của đề tài .............................................................. 71 Hình 3.1. Scree Plot trong phân tích nhân tố khám phá ......................................134 Hình 3.2. Mô hình 5 nhân tố của phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông ...141 Hình 3.3. Mô hình 5 nhân tố và 1 nhân tố chung phát triển chuyên môn giáo viên .141 Hình 3.4. Mô hình toàn diện về phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông: Mối quan hệ giữa các thành tố ............................................................ 149 Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu xây dựng bộ công cụ .......................................... 78 Sơ đồ 2.2. Quá trình tìm kiếm và chọn lọc tài liệu cho nghiên cứu tổng quan ...... 85
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch định hướng giá trị làm thay đổi vai trò của người giáo viên. Giá trị của giáo viên không phải chỉ giảng bài trên lớp mà là người hướng dẫn, xúc tác giúp học sinh định hướng trong học tập; điều này dẫn đến vai trò của giáo viên trở nên đa dạng và rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của người học (Darling-Hammond et al., 2017). Giáo viên không phải là người truyền thụ tri thức mà chuyển sang vai trò người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập đa dạng; giáo viên phải quan tâm đến nhu cầu của học sinh trong lớp học không đồng nhất, tạo dựng môi trường học tập lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tính sáng tạo, sự ham hiểu biết và động cơ học tập của người học (UNESCO, 2019). Giáo viên phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường; Bằng chính nhân cách của mình, giáo viên tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh (Schleicher, 2018). Những giá trị và vai trò của giáo viên khi phân tích ở trên đặt ra yêu cầu đối với giáo viên là phải luôn luôn thay đổi và tạo cho bản thân một tâm thế phát triển cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong thời đại số. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra 9 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ về hát tri n ội ng nhà giáo và án ộ qu n , áp ng y u u i m i giáo và ào t o nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo t ng cấp học và trình độ đào tạo, đồng thời có cơ chế kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Thực hiện Nghị quyết trên, Ngành GD&ĐT đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – một chương trình giáo dục mở, theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực người học. Cuộc đổi mới căn bản này đặt ra những yêu cầu mới đối với người giáo viên: (1) Tham gia xây dựng phân phối chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học; (2) Có năng lực dạy học tích hợp,
- 2 dạy học phân hoá; (3) Một số nội dung mới trong môn học đòi hỏi giáo viên phải luôn cập nhật kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn tại địa phương nên đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo hơn trong dạy học; (4) Giáo viên là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh, thực hiện phương pháp dạy học thông qua hoạt động. Nói một cách tổng thể, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thành công, giáo viên phải là người tổ chức đa dạng các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển t kiểu dạy học tập trung vào vai trò giáo viên và hoạt động dạy sang kiểu dạy học tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học, t cách dạy thông báo - giải thích - minh hoạ sang cách dạy tổ chức các hoạt động tìm tòi khám phá. Những yêu cầu này đòi hỏi giáo viên trong nhà trường phổ thông phải liên tục học tập để đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Nói cách khác, phát triển chuyên môn là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi giáo viên phổ thông phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu vị trí cũng như vai trò của nhà giáo trước những đổi mới giáo dục thường xuyên và liên tục. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, chất lượng giảng dạy và lãnh đạo nhà trường là những yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao kết quả của học sinh (Leithwood et al., 2004; Hattie, 2009). Đối với giáo viên, để giảng dạy hiệu quả thì họ buộc phải liên tục mở rộng kiến thức và kĩ năng của mình nhằm thực hiện tốt nhất các công việc hay hoạt động thực tiễn. Vì thế, phát triển chuyên môn giáo viên là chiến lược duy nhất để các cơ sở giáo dục nhà trường có thể nâng cao mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Đây cũng là cách thức duy nhất các giáo viên có thể học tập để thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn và nâng cao kết quả của học sinh... Nghiên cứu của Rivkin và cộng sự (2005), cho thấy hơn ¾ những tác động của trường học đến kết quả học tập của học sinh có thể giải thích bởi những tác động của giáo viên. Như vậy, thúc đẩy sự phát triển chuyên môn không ng ng của giáo viên là đòi hỏi có tính sống còn của nhà trường và của nghề dạy học, cũng như của chính giáo viên. Các hệ thống giáo dục cần tìm cách cung cấp cho giáo viên những cơ hội phát triển chuyên môn trong quá trình làm việc để duy trì một đội ngũ giáo viên chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới.
- 3 Những năm gần đây, để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm khác biệt so với chương trình 2006, Bộ GD&ĐT đã quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông; coi công tác phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới. Có thể kể đến hai dự án quan trọng được Bộ GD&ĐT triển khai là NTEP (Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025) và ETEP (Enhancing Teacher Education Program - Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên phổ thông). Bên cạnh chương trình phát triển chuyên môn chính thức của Bộ GD&ĐT, một số tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài cũng góp phần không nhỏ vào các hoạt động phát triển chuyên môn cho giáo viên như Intel, Microsoft, phối kết hợp giữa Bộ GD&ĐT với National Geographic Learning trong thực hiện đề án ngoại ngữ 2020,… Đi cùng với hoạt động phát triển là các hoạt động liên quan đến công tác đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông với các hình thức khác nhau. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng, chính sách và động lực phát triển chuyên môn cũng như thói quen phát triển chuyên môn của giáo viên Việt Nam. Khái quát chung về công tác phát triển chuyên môn cho giáo viên Việt Nam những năm gần đây nhận thấy: công tác phát triển chuyên môn đã được coi trọng và triển khai thực hiện một cách tương đối có hệ thống; công tác đánh giá việc phát triển chuyên môn bản thân giáo viên đã được thực hiện và có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, các công cụ đánh giá vẫn chủ yếu d ng lại ở việc đánh giá kết quả khoá học, khoá bồi dưỡng và nặng về đánh giá kiến thức. Để đánh giá hiệu quả cần phải xây dựng công cụ đánh giá dựa trên các tiêu chí của công tác phát triển chuyên môn ở giáo viên. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lớn trên thế giới đã có những công trình công bố về bộ tiêu chí của phát triển chuyên môn hiệu quả ở giáo viên cũng như tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển chuyên môn như: Guskey (2000, 2002, 2003, 2016); (Darling-Hammond và cộng sự (2009, 2017, 2011); Joyce và Weil (2003); Desimone và cộng sự (2002); Borko (2004). Với những cách tiếp cận khác nhau, các hệ thống tiêu chí cũng cho thấy những khía
- 4 cạnh đánh giá khác nhau về sự phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là nhu cầu cấp bách trong bối cảnh ngành giáo dục xác định “phát triển chuyên môn nghề nghiệp” là một trong những tiêu chí để đánh giá chuẩn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xuất phát t những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án này có mục đích xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã xác định như trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận vấn đề xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; (2) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. (3) Phát triển và thử nghiệm công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo quy trình đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông 3.2. Đối tượng nghiên cứu Bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- 5 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu là xây dựng bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, các câu hỏi nghiên cứu được xác định bao gồm: Câu hỏi 1: Theo tiếp cận toàn diện, hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được đánh giá thông qua những thành tố/tiêu chí nào? Câu hỏi 2: Đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông thông qua những thành tố trên có thể sử dụng những công cụ được thiết kế và chuẩn hóa như thế nào? Câu hỏi 3: Các thành tố tham gia vào phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông có mối quan hệ với nhau như thế nào? 5. Giả thuyết khoa học Xuất phát t mục đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu đã xác định, đề tài đề xuất các giả thuyết khoa học như sau: Giả thuyết 1: Theo tiếp cận toàn diện, hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông có thể được đánh giá thông qua các thành tố và tiêu chí khác nhau bao gồm: tần suất tham gia của giáo viên vào các loại hình hoạt động phát triển chuyên môn; sự phù hợp của tính chất hoạt động phát triển chuyên môn; sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi của giáo viên khi tham gia vào hoạt động phát triển chuyên môn; sự thay đổi của môi trường giáo dục khi giáo viên tham gia vào hoạt động phát triển chuyên môn; và sự hỗ trợ của các bên liên quan trong quá trình giáo viên tham gia vào hoạt động phát triển chuyên môn. Giả thuyết 2: Việc đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông thông qua các thành tố nêu trên có thể được thực hiện hiệu quả bằng cách sử dụng các công cụ được thiết kế và chuẩn hóa đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và khả năng phản ánh toàn diện hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên, dựa trên các tiêu chí đã được xác định. Giả thuyết 3: Các thành tố tham gia vào phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông có mối quan hệ với nhau và những mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển chuyên môn một cách toàn diện và hiệu quả.
- 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính - Sưu tầm, phân tích các văn kiện, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành... có liên quan đến phát triển chuyên môn tại trường phổ thông và đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên. - Tổng thuật, phân tích các quan điểm, công trình nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước làm cơ sở cho việc xây dựng khung lí thuyết của đề tài, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn… - Tổng kết kinh nghiệm phát triển chuyên môn của giáo viên theo các phương thức khác nhau ở nhà trường phổ thông. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến t các chuyên gia có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm: Tìm hiểu và bổ sung thông tin để làm rõ các vấn đề phát hiện qua các phương pháp khác. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng - Phương pháp khảo sát nhằm thu thập thông tin t phía giáo viên, cán bộ quản lý về quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên. - Phương pháp thống kê toán học nhằm kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên. Số liệu xử lý trong luận án sử dụng phần mềm SPSS 29.0 và Mplus 8.8. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong đó bao gồm các công cụ: Bảng hỏi tự đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên; Bảng hỏi cán bộ quản lý đánh giá phát triển chuyên môn ở giáo viên; Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên. Trong đó, Bảng hỏi tự đánh giá của giáo viên và Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên được lựa chọn thử nghiệm và đánh giá. Phạm vi nghiên cứu thử nghiệm tập trung vào giáo viên trung học phổ thông bởi do đây là cấp học có nhiều thay đổi quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt trong việc triển khai chương trình theo định hướng phát triển
- 7 năng lực và phẩm chất người học. Lựa chọn này cũng xuất phát t giới hạn về thời gian và nguồn lực nghiên cứu của nghiên cứu sinh, khiến việc mở rộng nghiên cứu cho cả ba cấp học trở nên khó khả thi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu có thể khái quát hóa và điều chỉnh phù hợp để áp dụng cho giáo viên ở cả tiểu học và trung học cơ sở, khi các nguyên tắc phát triển chuyên môn vẫn mang tính tương đồng về mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học và thích nghi với đổi mới chương trình. 7.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Hoạt động thử nghiệm công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông được tiến hành trên địa bàn nghiên cứu như sau: - Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông được thử nghiệm trên giáo viên thuộc các trường trung học phổ thông ở tỉnh Hòa Bình và Gia Lai; - Phiếu khảo sát tự đánh giá dành cho giáo viên phổ thông được thử nghiệm trên giáo viên thuộc các trường trung học phổ thông ở các tỉnh/thành phố bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Th a Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bến Tre. 7.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu Luận án được nghiên cứu t năm 2020 đến năm 2024, trong đó hoạt động thử nghiệm công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông được tiến hành trong năm học 2022 - 2023. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận Luận án đã tổng quan được một số nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến vấn đề xây dựng công cụ phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong đó tập trung vào các khía cạnh bao gồm: những nghiên cứu về khái niệm phát triển chuyên môn của giáo viên, tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của giáo viên, những quan niệm về đặc trưng của phát triển chuyên môn giáo viên; những nghiên cứu về đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên và tình hình xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên. Thông qua những phân tích về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông, luận án cũng làm rõ khái niệm phát triển chuyên môn của giáo viên dưới góc nhìn của đề tài, các
- 8 hình thức phát triển chuyên môn và các yếu tố cấu thành nên sự phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông. Đồng thời, luận án cũng phân tích những vấn đề liên quan đến sự đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với phát triển chuyên môn của giáo viên bao gồm các nội dung, hình thức phát triển chuyên môn hiện nay ở Việt Nam cùng với một số nhận định về thực trạng bồi dưỡng chuyên môn trong thời gian qua để làm cơ sở cho việc đề xuất một khung đánh giá phát triển chuyên môn phù hợp cho giáo viên phổ thông. 8.2. Về thực tiễn Luận án đề xuất được khung tiêu chí, bộ tiêu chí và ma trận xây dựng bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông t đó thiết kế bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông gồm 3 công cụ đánh giá bao gồm: Bảng hỏi tự đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên; Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên; Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên. 02 công cụ được lựa chọn để thử nghiệm với phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra kết hợp thống kê toán học (Bảng hỏi tự đánh giá của giáo viên và Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên). 8.3. Về phương pháp Trên cơ sở tổng quan những phương pháp xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông nói riêng và xây dựng công cụ đánh giá trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, luận án đã đề xuất một quy trình xây dựng và chuẩn hóa công cụ đánh giá đảm bảo tính khoa học và hiện đại. Phương pháp này do luận án đề xuất có thể được áp dụng cho việc xây dựng và chuẩn hóa các bộ công cụ đo lường và đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam. 9. Cấu trúc của luận án Bố cục chính của luận án gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận và khuyến nghị. Phần nội dung của luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Ngoài ra, luận án còn trình bày Danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận án mà tác giả đã công bố; danh mục Tài liệu tham khảo và các Phụ lục liên quan đến quá trình nghiên cứu.
- 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Cho đến nay, có khá nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của phát triển chuyên môn và xây dựng công cụ đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên. Trong luận án này, tác giả đi sâu tổng quan những khía cạnh có liên quan đến đề tài, bao gồm: (1) Những nghiên cứu về phát triển chuyên môn cho giáo viên bao gồm khái niệm phát triển chuyên môn, tầm quan trọng của phát triển chuyên môn và đặc trưng của phát triển chuyên môn; (2) Những nghiên cứu về xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên, bao gồm đánh giá phát triển chuyên môn và xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông. 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển chuyên môn giáo viên 1.1.1.1. Cá nghi n u về khái niệm phát tri n huy n môn giáo vi n Cho đến nay, nhiều nghiên cứu quốc tế đã tập trung làm rõ nội hàm khái niệm phát tri n huy n môn ho giáo vi n. Khái niệm này được hiểu và mô tả theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo bối cảnh và góc độ nghiên cứu của các công trình đã công bố. Cụ thể như sau: Phát triển chuyên môn giáo viên (thuật ngữ thường đường dùng trong tiếng Anh là Teacher Professional Development), theo nghĩa rộng, là sự phát triển của một cá nhân trong vai trò nghề nghiệp của người đó. Cụ thể hơn, phát triển chuyên môn giáo viên là sự trưởng thành về mặt nghề nghiệp mà giáo viên đạt được sau quá trình tích luỹ kinh nghiệm và thử nghiệm hoạt động dạy học của họ một cách hệ thống (Glatthorn, 1987). Theo một góc nhìn khác, nhóm tác giả Joyce và Weil (2003) đã xem phát triển chuyên môn của giáo viên là tập hợp các hoạt động chính thức và không chính thức nhằm nâng cao năng lực của các nhà giáo dục. Trong khi đó, nghiên cứu của Gall và Renchler (1985) mô tả sự phát triển chuyên môn này một cách cụ thể hơn là “nỗ lực nâng cao năng lực của giáo viên để họ hoạt động một cách hiệu quả như là những chuyên gia bằng cách trang bị cho họ kiến thức, thái độ và kỹ năng mới”.
- 10 Nghiên cứu tổng hợp lý luận t nhiều công trình khác nhau, nhóm tác giả Broad và Evans (2006) đã định nghĩa sự phát triển chuyên môn là “tổng quá trình học tập chính thức và không chính thức được giáo viên theo đuổi và trải nghiệm trong môi trường học tập hấp dẫn trong điều kiện phức tạp và thay đổi thường xuyên”. Theo đó, phát triển chuyên môn bao gồm tất cả các trải nghiệm học tập tự nhiên, các hoạt động có ý thức và có kế hoạch nhằm mang lại lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá nhân, nhóm hoặc trường học, thông qua đó, cấu thành chất lượng giáo dục trong lớp học. Đó là quá trình trong đó giáo viên độc lập hoặc làm việc nhóm để nghiên cứu, làm mới và mở rộng hiểu biết của họ với tư cách là tác nhân thay đổi để đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học; và nhờ đó họ tiếp thu và phát triển một cách có phê phán những kiến thức, kỹ năng và trí tuệ cảm xúc cần thiết để có được tư duy, lập kế hoạch và thực hành nghề nghiệp tốt với học sinh và đồng nghiệp trong t ng giai đoạn suốt cuộc đời giảng dạy của họ. Phát triển chuyên môn bao gồm những trải nghiệm chính thức (chẳng hạn như tham gia hội thảo hay hội nghị về nghiệp vụ, hướng dẫn thực tập, thử việc, v.v…) và trải nghiệm không chính thức (chẳng hạn như đọc các công bố liên quan đến nghề nghiệp, xem phim tài liệu liên quan đến nghề nghiệp, v.v…) (Ganser, 2000). Quan niệm này về phát triển chuyên môn (Professional Development), theo đó, rộng hơn so với quan niệm về phát triển nghề nghiệp (Career Development) – vốn được định nghĩa là sự phát triển diễn ra thông qua những hoạt động giáo viên tham gia trong chu trình phát triển chuyên môn của bản thân (Villegas-Reimers, 2003). Khi xem xét về hoạt động phát triển chuyên môn, cần đánh giá nội dung của những trải nghiệm, những tiến bộ trong đó hoạt động phát triển chuyên môn diễn ra, cũng như bối cảnh mà những hoạt động đó được thực hiện. Quan điểm này tương đối mới đối với hoạt động dạy học. Trong một thời gian dài, hình thức duy nhất của “phát triển chuyên môn” của giáo viên chỉ gói gọn ở “bồi dưỡng giáo viên tại chức” (In-service training), thông thường bao gồm những hội thảo hay khoá học ngắn hạn trong đó giáo viên tham gia để trang bị những thông tin cập nhật về công tác dạy học của mình. Một vài năm trở lại đây, phát triển chuyên môn giáo viên được xem là một chu trình dài hạn trong đó bao gồm những trải nghiệm được lập kế hoạch một cách hệ

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên Việt Nam
229 p |
31 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p |
122 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á
27 p |
38 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam
316 p |
14 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm
27 p |
14 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Xây dựng bài kiểm tra thích ứng bằng máy tính để đánh giá kiến thức từ vựng tiếp nhận tiếng Anh
280 p |
16 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam
27 p |
17 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia phát triển nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
28 p |
11 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên Việt Nam
28 p |
16 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Xây dựng bài kiểm tra thích ứng bằng máy tính để đánh giá kiến thức từ vựng tiếp nhận tiếng Anh
27 p |
15 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
235 p |
14 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
25 p |
7 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Lí luận, phương pháp và công nghệ dạy học: Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập cá nhân hóa dựa trên phong cách học tập cho sinh viên đại học trong môi trường trực tuyến
250 p |
0 |
0
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kết quả đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA đến cải tiến chất lượng giảng dạy các ngành kỹ thuật tại một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
285 p |
1 |
0
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
262 p |
2 |
0
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến
273 p |
2 |
0
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm
274 p |
4 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
