intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:273

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục "Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lí luận về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến; Kết quả nghiên cứu và Bàn luận về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ PHƯƠNG THÚY ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Hà Nội – 2025
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ PHƯƠNG THÚY ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: 9140115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền 2: PGS.TS Trần Văn Công Hà Nội – 2025
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án tiến sĩ “Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào, dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được tác giả trích dẫn và ghi nguồn tường minh, theo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2025 Tác giả luận án Lê Phương Thúy i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và động viên từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận án tiến sĩ. Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn tất cả những sự giúp đỡ đó. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Ban chủ nhiệm và các thầy cô Khoa Quản trị chất lượng, trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền và PGS.TS Trần Văn Công đã luôn theo sát, tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Lê Thái Hưng, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa và PGS.TS Nguyễn Thị Thái Lan đã cho tôi những sự chia sẻ hết sức quý báu và nhiệt thành. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trung học phổ thông tại các trường khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhờ sự hợp tác thiện chí, đồng ý tham gia và những ý kiến chia sẻ chân thành của các em học sinh đã giúp tôi có được những thông tin giá trị để hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và biết ơn tới gia đình và những người thân yêu đã luôn ân cần, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................vii DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu đánh giá tâm lý trên môi trường trực tuyến ...................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý cá nhân trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ....................................................................... 18 1.1.3. Những nghiên về các đặc điểm tâm lý liên quan tới hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến............................................................................. 23 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 36 1.2.1. Đánh giá tâm lý ........................................................................................... 37 1.2.2. Hoạt động học tập của học sinh Trung học phổ thông trên môi trường trực tuyến ..................................................................................................... 39 1.2.3. Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến .......................................................................................... 50 1.3. Lý luận về xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ................ 62 1.3.1. Mục đích xây dựng công cụ ......................................................................... 62 1.3.2. Cách thức xây dựng công cụ ........................................................................ 62 1.3.3. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................... 63 1.3.4. Nguyên tắc xây dựng công cụ ...................................................................... 64 1.3.5. Quy trình xây dựng công cụ nghiên cứu....................................................... 66 1.4. Các mô hình lý thuyết về các đặc điểm tâm lý cá nhân của người học trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ....................................... 66 iii
  6. 1.4.1. Khung lý thuyết của Quigley và cộng sự (2022) .......................................... 66 1.4.2. Khung lý thuyết của Audet và cộng sự (2023) ............................................. 67 1.4.3. Khung lý thuyết của Hong và cộng sự (2023) .............................................. 68 1.4.4. Một số khung lý thuyết có liên quan ............................................................ 69 1.5. Khung lý thuyết của luận án ........................................................................... 72 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 73 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 75 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu.......................................................................... 75 2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 77 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu kết hợp ................................................................. 78 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu của luận án ................................................................... 79 2.3. Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 81 2.3.1. Mẫu nghiên cứu định lượng ......................................................................... 81 2.3.2. Mẫu nghiên cứu định tính ............................................................................ 85 2.4. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................ 85 2.4.1. Công cụ nghiên cứu định lượng – bảng hỏi .................................................. 85 2.4.2. Công cụ nghiên cứu định tính .................................................................... 107 2.5. Thu thập số liệu ............................................................................................ 112 2.5.1. Thu thập số liệu định lượng ....................................................................... 112 2.5.2. Thu thập số liệu định tính .......................................................................... 113 2.6. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................. 113 2.6.1. Phân tích số liệu định lượng ....................................................................... 114 2.6.2. Phân tích dữ liệu định tính ......................................................................... 117 2.7. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................... 117 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 118 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG TRỰC TUYẾN ................................................... 120 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) ... 120 3.1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang Đặc điểm Tâm lý cá nhân ........ 120 iv
  7. 3.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang Động lực học tập ..................... 124 3.1.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang Sự tự tin vào năng lực công nghệ.... 125 3.1.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang Sự tham gia học tập trực tuyến........................................................................................................... 126 3.2. Kết quả phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) .......................................... 128 3.2.1. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Đặc điểm tâm lý cá nhân ................. 128 3.2.2. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Động lực học tập............................. 129 3.2.3. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Sự tự tin vào năng lực công nghệ .... 129 3.2.4. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Sự tham gia học tập trực tuyến ........ 130 3.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA – Confirmatory Factor Analysis) ..................................................................................................... 130 3.3.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình............................................................ 131 3.3.2. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo ......... 131 3.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng SEM ................................................... 132 3.4.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 134 3.4.2. Phân tích mối tương quan .......................................................................... 135 3.4.3. Mô hình nghiên cứu sau kiểm định SEM ................................................... 137 3.4.4. Đánh giá mối quan hệ trung gian ............................................................... 138 3.5. Thực trạng đặc điểm tâm lý học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến qua khảo sát trên công cụ tự đánh giá ...................................................................................................... 140 3.5.1. Thực trạng các đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến...................................................... 140 3.5.2. Thực trạng động lực học tập trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ................................................................................................... 145 3.5.3. Thực trạng sự tự tin vào năng lực công nghệ trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến........................................................................... 147 3.5.4. Thực trạng truy cập và sử dụng trực tuyến ................................................. 149 3.5.5. Thực trạng tham gia học tập trên trực tuyến ............................................... 151 3.5.6. Thực trạng đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trên môi trường trực v
  8. tuyến theo một số đặc điểm nhân khẩu học ................................................. 153 3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu và Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ ................... 163 3.6.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ...................................................................... 163 3.6.2 Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến .......................... 165 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 168 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 177 PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ và ý nghĩa AMOS Analysis of Moment Structures (Phân tích cấu trúc mô năng) APA American Psychiatry Association (Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ) CFA Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định) DDNC Ký hiệu viết tắt các nhận định trong thang đo “Đặc điểm Tâm lý cá nhân” DLHT Ký hiệu viết tắt các nhận định trong thang đo “Động lực học tập” ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn (Đại lượng thống kê phản ánh mức độ phân tán của các giá trị trong bộ dữ liệu) EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) IP Internet Protocol (giao thức Internet) GV Giáo viên HS Học sinh MXH Mạng xã hội NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở SEM Structural Equation Modeling (Mô hình cấu trúc tuyến tính) SPSS Statistical Package for the Social Sciences (Gói thống kê cho khoa học xã hội STTVNLCN Ký hiệu viết tắt các nhận định trong thang đo “Sự tự tin vào năng lực công nghệ” TG Ký hiệu viết tắt các nhận định trong thang đo “Tham gia lớp học trực tuyến” tr. trang TT Ký hiệu viết tắt các nhận định trong thang đo “Tương tác trực tuyến” UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Khác biệt giữa đánh giá tâm lý và trắc nghiệm tâm lý ............................ 12 Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa học tập tại môi trường lớp học và môi trường trực tuyến ..................................................................................................................... 44 Bảng 1.3. Phân biệt các hình thức học tập trên môi trường trực tuyến.................... 45 Bảng 2.1. Tỉ lệ khách thể khảo sát theo trường ...................................................... 85 Bảng 2.2. Thông tin về học sinh THPT tham gia phỏng vấn .................................. 85 Bảng 2.3. Thao tác hóa khái niệm Tâm lý cá nhân ................................................. 87 Bảng 2.4. Thao tác hóa khái niệm Động lực học tập .............................................. 92 Bảng 2.5. Thao tác hóa khái niệm Sự tự tin vào năng lực công nghệ ..................... 94 Bảng 2.6. Thao tác hóa khái niệm Tham gia học tập trực tuyến ............................. 95 Bảng 2.7. Thang điểm và tiêu chí đánh giá ............................................................ 98 Bảng 2.8. Điều chỉnh bảng hỏi sau lấy ý kiến chuyên gia .................................... 110 Bảng 2.9. Tóm tắt bảng hỏi dành cho học sinh THPT .......................................... 111 Bảng 2.10. Hướng dẫn phỏng vấn sâu học sinh ................................................... 112 Bảng 2.11. Phân loại độ tin cậy Cronbach's Alpha ............................................... 116 Bảng 3.1. Kết quả phân tích EFA thang Đặc điểm tâm lý cá nhân lần cuối .......... 122 Bảng 3.2. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích thang Đặc điểm tâm lý cá nhân của các nhân tố sau EFA ............................................................................. 122 Bảng 3.3. Hệ số tải nhân tố thang Đặc điểm tâm lý cá nhân ở lần chạy EFA cuối 122 Bảng 3.4. Kết quả phân tích EFA thang Động lực học tập lần cuối KMO and Bartlett's Test....................................................................................................... 124 Bảng 3.5. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích của nhân tố thang Động lực học tập sau EFA .................................................................................................. 124 Bảng 3.6. Kết quả phân tích EFA thang Sự tự tin vào năng lực công nghệ lần cuối ............................................................................................................................ 125 Bảng 3.7. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích thang Sự tự tin vào năng lực công nghệ của nhân tố sau EFA ........................................................................... 126 Bảng 3.8. Kết quả phân tích EFA thang Sự tham gia học tập trực tuyến .............. 126 viii
  11. Bảng 3.9. Eigenvalue và phương sai tích lũy giải thích thang Sự tham gia học tập trực tuyến của nhân tố sau EFA ........................................................................... 127 Bảng 3.10. Hệ số tải nhân tố thang Sự tham gia học tập trực tuyến ...................... 127 Bảng 3.11. Kết quả Cronbach’s Alpha thang Đặc điểm tâm lý cá nhân................ 128 Bảng 3.12. Kết quả Cronbach’s Alpha thang Động lực học tập............................ 129 Bảng 3.13. Kết quả Cronbach’s Alpha thang Sự tự tin vào năng lực công nghệ ... 129 Bảng 3.14. Kết quả Cronbach’s Alpha thang Sự tham gia học tập trực tuyến....... 130 Bảng 3.15. Tóm tắt kết quả kiểm định Độ tin cậy tổng hợp và Phương sai trích của các thang đo ........................................................................................................ 132 Bảng 3.16. Ý nghĩa mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu...... 134 Bảng 3.17. Mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............. 135 Bảng 3.18. Hệ số tương quan bội ......................................................................... 135 Bảng 3.19. Bảng ý nghĩa tác động gián tiếp chuẩn hóa ........................................ 139 Bảng 3.20. Bảng hệ số tác động gián tiếp chuẩn hóa............................................ 139 Bảng 3.21. Thực trạng đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ....................................................................... 140 Bảng 3.22. Thực trạng động lực học tập của học sinh THPT trên môi trường trực tuyến146 Bảng 3.23. Thực trạng sự tự tin vào năng lực công nghệ của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ...................................................... 147 Bảng 3.24. Thực trạng truy cập và sử dụng trực tuyến của học sinh THPT .......... 150 Bảng 3.25. Thực trạng tham gia học tập trực tuyến của học sinh THPT ............... 151 Bảng 3.26. Kết quả phân tích Independent Samples T-Test sự khác biệt theo giới tính154 Bảng 3.27. Kết quả phân tích One-way ANOVA sự khác biệt theo Khối lớp ....... 158 Bảng 3.28. Kết quả phân tích One-way ANOVA sự khác biệt theo Khu vực ....... 161 Bảng 3.29. Mức độ biểu hiện các đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT ... 167 ix
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình năm thành tố lớn của tâm lý cá nhân của Costa & McCrae (1992) .. 53 Hình 1.2. Phân loại động lực theo Ryan & Deci (2000) ......................................... 56 Hình 1.3. Khung lý thuyết của Quigley và cộng sự (2022) ..................................... 67 Hình 1.4. Khung lý thuyết của Audet và cộng sự (2023) ........................................ 68 Hình 1.5. Khung lý thuyết của Hong và cộng sự (2023) ........................................ 69 Hình 1.6. Khung lý thuyết của Shil và cộng sự (2013) ........................................... 70 Hình 1.7. Khung lý thuyết của Zapata-Cuervo và cộng sự (2021) .......................... 71 Hình 1.8. Khung lý thuyết của luận án ................................................................... 72 Hình 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu của luận án .............................................. 76 Hình 2.2. Phương pháp nghiên cứu kết hợp trong thu thập dữ liệu......................... 80 Hình 2.3. Phương pháp nghiên cứu kết hợp trong phân tích thông tin thu được ..... 81 Hình 2.4. Quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm nhiều giai đoạn ..................... 82 Hình 2.5. Tỷ lệ học sinh THPT phản hồi theo khối lớp .......................................... 84 Hình 3.1. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM về đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến ............. 133 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu về đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến................................... 138 Hình 3.3. Quy trình sử dụng công cụ tự đánh giá ................................................. 166 x
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới. Dưới sự bùng nổ như vũ bão của mạng Internet và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT), mọi lĩnh vực, ngành nghề, mọi khía cạnh trong đời sống đều thay đổi từng ngày, từng giờ. Và giáo dục cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Theo thống kê của We Are Social (công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội) kết hợp cùng Meltwater (nền tảng giám sát truyền thông và phân tích xã hội), tính đến tháng 4/2024, thế giới có 5,44 tỷ người sử dụng Internet (67,1%) trên tổng dân số thế giới (Datareportal, 2024), tăng 3,4% so với một năm trước đó. Có rất nhiều hoạt động được thực hiện trên môi trường trực tuyến, trong đó, tìm kiếm thông tin (60,3%) là hoạt động phổ biến nhất. Những hoạt động khác có thể kể đến như cập nhật tin tức (50,8%), xem video, chương trình TV hoặc phim (52,3%), giáo dục và hoạt động phục vụ mục đích học tập (38,3%), v.v. Tại Việt Nam, 78,44 triệu (79,1%) là số lượng người sử dụng Internet trên tổng dân số quốc gia tính đến tháng 1/2024 (Datareportal, 2024). Trong đó, 63,79% sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và 37,6% số người sử dụng Internet cho mục đích giáo dục và học tập. Theo số liệu khảo sát số người sử dụng Internet Việt Nam ở các nhóm tuổi và ngành nghề khác nhau, có 48% người sử dụng môi trường mạng cho mục đích nghiên cứu, học tập (Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, 2023). Như vậy, có thể thấy rằng, học tập, nghiên cứu và giáo dục là một trong những hoạt động chính của con người trên môi trường trực tuyến. Theo Nghị quyết 29-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 8, khóa XI), việc đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học đã trở thành yêu cầu tất yếu. Môi trường trực tuyến không chỉ hỗ trợ nhà quản lý và giáo viên mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho người học. Nếu trước đây, lớp học truyền thống là con đường chính để tiếp thu tri thức, thì ở thế kỷ 21, con người có thể học tập, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng thông qua nhiều hình thức khác nhau. Môi trường trực tuyến mở ra nguồn tri thức khổng lồ cùng tài 1
  14. liệu phong phú cho mọi lĩnh vực. Các khóa học trực tuyến, e-Learning và học tập từ xa đáp ứng nhu cầu học linh hoạt mọi lúc, mọi nơi. Những video bài giảng hay chương trình giáo dục hiện đại phủ sóng khơi dậy sự hứng thú, tạo tâm thế tích cực cho người học. Đồng thời, họ có thể tham gia tương tác trên các diễn đàn trong và ngoài nước, hòa nhập vào môi trường học tập và làm việc toàn cầu. Thách thức lớn nhất đối với giáo dục trong thế kỷ 21 không thể không nhắc đến đại dịch Covid-19. Đại dịch đã làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu, buộc nhiều quốc gia áp dụng giãn cách xã hội để kiểm soát sự lây lan. Theo cơ quan giáo dục Liên hợp quốc, 191 quốc gia phải đóng cửa trường học, ảnh hưởng đến ít nhất 1,5 tỷ học sinh và 63 triệu giáo viên. Dạy và học trực tuyến lúc này được xem như giải pháp duy nhất giúp duy trì nền giáo dục cho các quốc gia (Alkhudiry & Alahdal, 2021), (Almahasees và cộng sự, 2021), (Wang và cộng sự, 2022). Tuy nhiên, học trực tuyến là một trong nhiều hoạt động phục vụ mục đích học tập trên môi trường trực tuyến. Trước đại dịch Covid-19, nhiều trường đại học đã áp dụng hướng dẫn trực tuyến như một hình thức bổ trợ cho học tập trực tiếp (Zapata-Cuervo và cộng sự, 2021); người học có thể dễ dàng truy cập vào nhiều nguồn tài nguyên và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn (Sahin và cộng sự, 2010); học cách giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo thông qua những video giáo dục trên YouTube (Lim và cộng sự, 2016); cải thiện tích cực kỹ năng nghe và phát âm trong học ngoại ngữ (White và cộng sự, 2000); trò chuyện, trao đổi các vấn đề học thuật, tìm nguồn thông tin, kiến thức thông qua các trang web, công cụ tìm kiếm và email (Srinivasaragavan và cộng sự, 2014), v.v. Như vậy, việc học trực tuyến không chỉ phát huy hiệu quả trong đại dịch mà còn tối ưu hóa thời gian và quá trình học tập của cá nhân và xã hội. Thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông (THPT) được sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ khiến việc truy cập, sử dụng chúng như công cụ hỗ trợ quá trình học tập ngày càng phổ biến. Do những thay đổi đặc thù trong nội dung, tính chất và chương trình môn học, đòi hỏi học sinh phải tự học, tự tìm kiếm, mở rộng nguồn tri thức và học tập thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức, vượt ra khỏi khuôn khổ của trường lớp. Tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến có nhiều đặc điểm giống với tâm lý trong hoạt động học tập ở môi trường trực tiếp nhưng cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt gắn với đặc trưng công 2
  15. nghệ. Những đặc điểm tâm lý trong hoạt động học tập của người học nói chung được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu: tâm lý cá nhân (Opoku và cộng sự, 2023; Nikoopour & Hajian, 2016); động lực học tập (Meng & Hu, 2023; Kerr, Rynearson, & Kerr, 2006); phong cách học tập (Choudhari & Kaur, 2022); sự tự tin vào năng lực công nghệ (Hongsuchon và cộng sự, 2022); sự hài lòng (Pence, 2022; Dinh và cộng sự, 2022); lo âu (Zapata-Cuervo và cộng sự, 2021); sự trì hoãn (Nguyen và cộng sự, 2021); hy vọng, trí thông minh (Zalewski và cộng sự, 2020); hứng thú (Abyaa và cộng sự, 2019); căng thẳng (Đặng Thị Lan, 2019); sự tự tin vào năng lực bản thân (Beharu, 2018); niềm tin (Al-Roomy, 2015); trí tuệ cảm xúc (Kauffman, 2015); khoảng chú ý, trí nhớ, kỹ năng trí tuệ, (Seel, 2012); v.v. Như vậy, có rất nhiều đặc điểm tâm lý của người học trong hoạt động học tập trực tiếp và trực tuyến. Thấu hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến sẽ giúp gia đình và nhà trường có những hình thức giáo dục học sinh phù hợp, thúc đẩy quá trình học tập trên môi trường trực tuyến trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng quá trình giáo dục học sinh. Tâm lý học sinh trong hoạt động học tập và những vấn đề có liên quan đã được tiến hành nghiên cứu trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam, các nghiên cứu đa phần tìm hiểu những đặc điểm riêng lẻ và trong hoạt động học tập trực tiếp. Để có thể thúc đẩy việc học tập của học sinh trên môi trường trực tuyến ở Việt Nam, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về những đặc điểm tâm lý của học sinh trong bối cảnh tác động bởi công nghệ. Nhiều thang đo các đặc điểm tâm lý trong học tập đã được thích ứng và chuẩn hóa tại Việt Nam như: Thang đo stress trong học tập (Education Stress Scale for Adolescents – ESSA (Truc và cộng sự, 2015); thang đo lo âu MASC (Multidimensional Anxiety Scale for Children) (được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm và cộng sự, 2016); thang đo trầm cảm CES-D (The Center for Epidemiological Studies – Depression Scale) (Nguyễn Thanh Hương và cộng sự, 2007); trắc nghiệm trí thông minh WISC-V (Viện Tâm lý học lâm sàng – được trích dẫn bởi Đào Minh Đức, 2020) .v.v. Việc nghiên cứu, đánh giá về các đặc điểm tâm lý học sinh và đặc biệt là tiến hành xây dựng bộ công cụ để đo lường, đánh giá các đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến còn là một khoảng trống. Nói cách khác, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tiến hành xây dựng và đánh giá chất 3
  16. lượng công cụ đo đặc điểm tâm lý học sinh khi tham gia các hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Như vậy, việc xây dựng công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, mang tính cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. Chính vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến". 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến, làm cơ sở cho việc đánh giá và định hướng quá trình học tập trên môi trường trực tuyến của học sinh THPT an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án cần trả lời các câu hỏi sau: 4.1. Những đặc điểm nào phản ánh tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến? 4.2. Bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến được xây dựng như thế nào? 4.3. Bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến được sử dụng như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả học tập trên môi trường trực tuyến cho học sinh THPT? 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 4
  17. (ii) Thiết kế bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến dựa trên khung lý thuyết mà đề tài đề xuất. (iii) Khảo sát thử nghiệm và chuẩn hóa bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. (iv) Xây dựng hướng dẫn sử dụng bộ công cụ và đề xuất một số kiến nghị giúp định hướng quá trình học tập của học sinh THPT trên môi trường trực tuyến hiệu quả hơn. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung xây dựng bộ công cụ đánh giá những đặc điểm tâm lý cá nhân mang tính phổ quát của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến: Nhiễu tâm, Tận tâm, Hướng ngoại, Cởi mở và Đồng thuận; và hai đặc điểm tâm lý gắn chặt với hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến là: Động lực học tập và Sự tự tin vào năng lực công nghệ; và Tham gia học tập trực tuyến - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: 6 trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, có 3 trường THPT nội thành: THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình, THPT Hà Đông, THPT Phúc Lợi – Long Biên; và 3 trường THPT ngoại thành: THPT Sơn Tây, THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm, THPT Minh Quang – Ba Vì. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm 2021-2025. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Việc kết hợp hai phương pháp sẽ giúp tận dụng và phát huy tối đa những ưu thế của từng phương pháp trong quá trình nghiên cứu, nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của luận án. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định lượng chiếm ưu thế hơn. 7.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu tài liệu để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết cho đề tài. Phỏng vấn bán cấu trúc với đối tượng học sinh THPT tại địa bàn thành phố 5
  18. Hà Nội nhằm thu thập thêm thông tin về quan điểm, tư tưởng, thái độ của các em trong quá trình học tập trên không gian mạng. Ngoài ra, phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đo lường đánh giá, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, các nhà sư phạm. Thông qua trao đổi, góp ý, tiếp thu ý kiến cho định hướng nghiên cứu, xây dựng công cụ đo lường để đề tài được thực hiện hiệu quả. 7.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng của luận án được thực hiện thông qua hình thức điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin của đối tượng khảo sát (đặc điểm nhân khẩu học, tần suất sử dụng trực tuyến, và các đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến). Bảng câu hỏi nghiên cứu sau thử nghiệm tiếp tục được kiểm chứng đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và tính thực tiễn. Số liệu định lượng được xử lý bằng thống kê toán học thông qua các phần mềm Excel, SPSS 25.0 và AMOS 24.0. Các phép phân tích định lượng bao gồm: 1) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố trong thang đo và các items thuộc nhân tố nào. 2) Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của từng nhân tố trong thang đo 3) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá mức độ phù hợp của tổng thể dữ liệu. 4) Kiểm định mô hình cấu trúc SEM để đánh giá sự phù hợp của các mô hình nghiên cứu với dữ liệu thực chứng. 5) Thống kê mô tả để xác định mức độ biểu hiện các đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến thông qua các giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), phần trăm (%). 6) Kiểm định sự khác biệt trung bình (T-Test) và phân tích phương sai đa biến (ANOVA) với lần lượt biến định tính có hai và 3 nhóm trở lên. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về lý luận 6
  19. Luận án đã hệ thống, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về những đặc điểm tâm lý phổ biến của người học nói chung và học sinh nói riêng trong quá trình học tập trên môi trường trực tuyến tại nhiều bối cảnh giáo dục khác nhau; những công cụ, thang đo sử dụng đo lường đặc điểm tâm lý trong hoạt động học tập của con người từ các nghiên cứu trước đó ở trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, luận án đã làm rõ các khái niệm về đánh giá tâm lý, đặc điểm tâm lý cá nhân, động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ và sự tham gia học tập. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung hệ thống cơ sở lý luận về đặc điểm tâm lý người học trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 8.2. Về thực tiễn Luận án đã xây dựng bộ công cụ đo lường các đặc điểm tâm lý của học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến đảm bảo các tiêu chí về độ tin cậy, độ giá trị và tính thực tiễn dựa trên xác định thực trạng đặc điểm tâm lý trong học tập và những vấn đề tâm lý nảy sinh khi học sinh THPT tham gia, tương tác, thực hiện các hoạt động phục vụ mục đích học tập trên trên trực tuyến. Từ kết quả phân tích, đề tài đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng đối với gia đình, nhà trường có những tác động phù hợp để định hướng quá trình học sinh THPT học tập trên môi trường trực tuyến, giúp học sinh THPT học tập trên môi trường trực tuyến một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể trở thành cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về sau tiếp tục xây dựng những bộ công cụ để đo lường các đặc điểm tâm lý khác trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến của học sinh ở cấp học khác nhau. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục; luận án gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lí luận về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. 7
  20. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Bàn luận về đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Kết luận và Khuyến nghị. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1