intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục "Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiến cho nghiên cứu về năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục trong quân đội; Thiết kế nghiên cứu về năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục trong quân đội; Kết quả nghiên cứu cấu trúc và đánh giá thực trạng năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGÔ BÁ LỢI NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐANH GIA ́ ́ TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC QUÂN ĐỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGÔ BÁ LỢI NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐANH GIA ́ ́ TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC QUÂN ĐỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9140115 Người hướng dẫn khoa ho ̣c: 1. PGS. TS. Vũ Trọng Lưỡng 2. PGS. TS. Lê Đức Ngọc HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính bản thân thực hiện. Các thông tin, và kết quả nghiên cứu trong luận án này được thực hiện khách quan, trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Luận án không sử dụng hay sao chép công trình nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào. Việc trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo được thực hiện đúng quy định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Trọng Lưỡng và PGS. TS. Lê Đức Ngọc vì đã tận tình hướng dẫn và tư vấn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án. Tác giả trân trọng cảm ơn các quý thầy/ cô, các chuyên gia giáo dục và các cán bộ quản lý giáo dục Trường Đại học Giáo dục, đặc biệt là Khoa Quản trị chất lượng đã giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong Quân đội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi đến nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn, giúp đưa ra những thông tin dữ liệu nghiên cứu khách quan, chính xác, các ý kiến đóng góp và chia sẻ quan trọng có ích cho kết quả nghiên cứu. Tôi xin dành lời tri ân tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT TRONG LUẬN ÁN .................................... vii ́ ̉ DANH MỤC CAC BANG ................................................................................... viii ́ ́ DANH MỤC CAC HÌNH ....................................................................................... x ̉ ̀ MƠ ĐÂU .............................................................................................................. 11 1. Lý do cho ̣n đề tài ............................................................................................... 11 2. Mu ̣c đích nghiên cứu ......................................................................................... 13 3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 13 4. Câu hỏ i nghiên cứu ............................................................................................ 14 5. Giả thuyế t nghiên cứu ........................................................................................ 14 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 14 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu đinh lượng .................................................... 15 ̣ 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu đinh tính ................................................. 16 ̣ 7. Đố i tươ ̣ng và khách thể nghiên cứu.................................................................... 17 8. Pha ̣m vi nghiên cứu ........................................................................................... 17 9. Kế t cấ u của luâ ̣n án............................................................................................ 17 10. Những đón g góp mới của luân án .................................................................... 17 ̣ ̉ ̉ ́ CHƯƠNG 1. TÔNG QUAN, CƠ SƠ LY LUẬN VA THỰC TIẾN CHO NGHIÊN ̀ CỨU VỀ NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI .................................. 19 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực kiểm tra đánh giá ............................... 19 1.1.1. Các nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của năng lực kiểm tra đánh giá ......... 19 1.1.2. Các nghiên cứu về cấ u trúc năng lực kiể m tra đánh giá ................................ 23 1.1.3. Các nghiên cứu về đánh giá năng lực kiể m tra đánh giá ............................... 29 1.1.4. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực kiểm tra đánh giá ...... 37 iii
  6. 1.2. Cơ sở lý luận của luâ ̣n án ................................................................................ 42 1.2.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................. 42 1.2.2. Các lý thuyế t, triết lý nền tảng của đề tài nghiên cứu ................................... 61 1.3. Cơ sở thực tế của đề tài nghiên cứu................................................................. 69 1.3.1. Quy đinh của mô ̣t số quố c gia trên thế giới về năng lực kiể m tra đánh giá ... 69 ̣ 1.3.2. Xu hướn g đổ i mới kiể m tra đánh giá trên thế giới và ở Viê ̣t Nam hiên nay .. 75 ̣ 1.3.3. Một số nét đặc trưng về môi trường dạy học và kiểm tra đánh giá tại các cơ sở giáo dục trong quân đội ......................................................................................... 78 1.4. Đề xuấ t các thành phầ n năng lực và mô hınh nghiên cứu ................................ 79 ̀ 1.4.1. Đề xuấ t các thành phầ n năng lực.................................................................. 79 1.4.2. Đề xuấ t mô hınh nghiên cứu ........................................................................ 84 ̀ Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................. 87 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRONG QUÂN ĐỘI ........................................................................................................... 88 2.1. Quy trình tổ chức nghiên cứu.......................................................................... 88 2.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 90 2.2.1. Xây dựng công cụ đo lường ......................................................................... 90 2.2.2. Tổ chức điều tra khảo sát chính thức .......................................................... 107 2.3. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 115 2.3.1. Phỏng vấn bán cấu trúc .............................................................................. 115 2.3.2. Quan sát giờ giảng dạy............................................................................... 118 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 120 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC QUÂN ĐỘI .............................................. 121 3.1. Đánh giá cấu trúc của năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội ............................................................................ 121 3.1.1. Độ hội tụ của thang đo năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội..................................................................... 122 iv
  7. 3.1.2. Độ phân biệt về mặt cấu trúc của thang đo năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội........................................ 124 3.1.3. Mối quan hệ và vai trò của các năng lực thành phần với năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội ................ 125 3.1.4. Độ tin cậy của thang đo năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội..................................................................... 128 3.2. Thực trạng năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội ............................................................................................ 128 3.2.1. Thực trạng chung ....................................................................................... 128 3.2.2. Năng lực Lập kế hoạch/ thiết kế kiểm tra đánh giá ..................................... 130 3.2.3. Năng lực Lựa cho ̣n/ phát triể n các công cu ,̣ kĩ thuật kiểm tra đánh giá ....... 133 3.2.4. Năng lực Thu thập, diễn giải và đánh giá thông tin, minh chứng kiểm tra đánh giá ....................................................................................................................... 137 3.2.5. Năng lực Giám sát kết quả kiểm tra đánh giá ............................................. 143 3.2.6. Năng lực Phản hồ i/ sử dụng thông tin/ kế t quả kiểm tra đánh giá ............... 146 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội..................................................................... 150 3.3.1. Nhóm các yếu tố đặc điểm cá nhân giảng viên ........................................... 150 3.3.2. Nhóm các yế u tố môi trường giáo du ̣c quân sự .......................................... 157 3.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 160 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................... 162 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 165 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 172 PHỤ LỤC............................................................................................................ 141 Phụ lục 1: Các phiếu khảo sát sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 141 Phụ lục 2: Thống kê các cơ sở giáo dục quân đội đến khảo sát, nghiên cứu ......... 154 Phụ lục 3: Nội dung các câu hỏi vấn sâu .............................................................. 157 v
  8. Phụ lục 4: Thống kê các tiêu chí lấy ý kiến chuyên gia và giảng viên trong năng lực kiểm tra đánh giá của giảng viên quân đội ........................................................... 158 Phụ lục 5: Mẫu phiếu lấy ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá NL KTĐG trong dạy học của GV ............................................................................................ 90 Phụ lục 6: Thống kê các nội dung quan sát, đánh giá trong dự giờ dạy học của GgV ............................................................................................................................ 104 Phụ lục 7: Nhận xét của các phản biện độc lập .................................................... 105 Phụ lục 8: Giải trình của nghiên cứu sinh về việc sửa chữa, bổ sung luận án với các nhận xét của phản biện độc lập ............................................................................ 113 vi
  9. ́ ́ DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TĂT TRONG LUẬN ÁN CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐỦ AVE Average variance extracted - Phương sai trích trung bình GgV Giảng viên KQHT Kết quả học tập KTĐG Kiểm tra đánh giá NL Năng lực PDCA Plan-Do-Check-Act PLS-SEM Partial Least Squares-Structural Equation Modeling SPSS Statistical Package for the Social Sciences vii
  10. ́ ̉ DANH MỤC CAC BANG Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn NL KTĐG củ a giáo viên Mỹ ......................................... 69 Bảng 1.2. Các nguyên tắ c thực hành KTĐG lớp học của giáo viên Canada ........... 70 Bảng 1.3. Cơ sở đề xuấ t trực tiế p các thành phầ n NL KTĐG của GgV .................. 80 Bảng 1.4. Nô ̣i hàm các thành phầ n NL KTĐG trong dạy học của GgV.................. 84 Bảng 2.1. Thống kê các tiêu chí loại bỏ sau vòng Delphi 1 .................................... 93 Bảng 2.2. Tóm tắt kết quả hai vòng Delphi ............................................................ 93 Bảng 2.3. Thống kê phân bố mẫu khảo sát thử nghiệm .......................................... 95 Bảng 2.4. Kết quả kiểm định câu hỏi bằng hệ số Cronbach Alpha sau loại biến ..... 97 Bảng 2.5. Hệ số kiểm định KMO và Bartlett ....................................................... 104 Bảng 2.6. Bảng Ma trận xoay .............................................................................. 104 Bảng 2.7. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................... 107 Bảng 2.8. Thống kê chọn mẫu khảo sát trong khảo sát chính thức ....................... 108 Bảng 2.9. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................... 110 Bảng 2.10. Đặc điểm của mẫu phỏng vấn ............................................................ 117 Bảng 2.11. Thống kê mẫu dự giờ quan sát KTĐG ............................................... 118 Bảng 3.1. Kết quả phân tích độ hội tụ về cấu trúc của thang đo NL KTĐG của GgV122 Bảng 3.2. Kết quả phân tích độ phân biệt về cấu trúc của thang đo NL KTĐG của GgV ............................................................................................................................ 124 Bảng 3.3. Ma trận tương quan giữa 05 NL thành phần với NL KTĐG trong dạy học126 Bảng 3.4. Thống kê các hệ số của mô hình hồi quy ............................................. 127 Bảng 3.5. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo NL KTĐG của GgV ..................... 128 Bảng 3.6. Thống kê điểm trung bình đánh giá các thành phần ............................. 128 Bảng 3.7. Thống kê tỉ lệ chọn các phương án và điểm trung bình các câu hỏi...... 130 Bảng 3.8. Thống kê tỉ lệ theo phân nhóm điểm số và loại cơ sở giáo dục............. 132 Bảng 3.9. Thống kê tỉ lệ chọn các phương án và điểm trung bình các câu hỏi...... 134 Bảng 3.10. Thống kê tỉ lệ theo phân nhóm điểm số và loại cơ sở giáo dục ........... 137 Bảng 3.11. Thống kê tỉ lệ chọn các phương án và điểm trung bình các câu hỏi .... 138 viii
  11. Bảng 3.12. Thống kê khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật KTĐG trong dạy học của giảng viên từ việc quan sát dự giờ........................................................... 141 Bảng 3.13. Thống kê tỉ lệ theo phân nhóm điểm số và loại cơ sở giáo dục ........... 143 Bảng 3.14. Thống kê tỉ lệ chọn các phương án và điểm trung bình các câu hỏi .... 144 Bảng 3.15. Thống kê tỉ lệ theo phân nhóm điểm số và loại cơ sở giáo dục ........... 145 Bảng 3.16. Thống kê tỉ lệ chọn các phương án và điểm trung bình các câu hỏi .... 146 Bảng 3.17. Thống kê tỉ lệ theo phân nhóm điểm số và loại cơ sở giáo dục ........... 149 Bảng 3.18. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố thâm niên giảng dạy......................................................................................... 150 Bảng 3.19. Kiểm định T cho hai biến độc lập về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố chuyên ngành tốt nghiệp ........................................................................... 151 Bảng 3.20. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố trình độ học vấn ............................................................................................... 153 Bảng 3.21. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố thời gian gần nhất được đào tạo, bồi dưỡng về KTĐG giáo dục....................... 154 Bảng 3.22. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố quân hàm ......................................................................................................... 155 Bảng 3.23. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố loại học phần/ môn học giảng dạy.................................................................... 156 Bảng 3.24. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố khu vực đóng quân của cơ sở giáo dục công tác............................................... 157 Bảng 3.25. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố loại cơ sở giáo dục công tác ............................................................................. 158 Bảng 3.26. Kiểm định ANOVA một chiều về sự khác biệt giá trị trung bình với yếu tố mức độ quan tâm, chú trọng của cơ sở giáo dục nơi công tác tới việc đào tạo, bồi dưỡng về KTĐG giáo dục.................................................................................... 159 ix
  12. ́ DANH MỤC CAC HÌ NH Hınh 1. Sơ đồ thiết kế giải thích tuần tự trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp .. 15 ̀ Hình 1.1. Các thành phần NL KTĐG của giáo viên ............................................... 26 Hình 1.2. Quy trınh đánh giá ho ̣c sinh của Bang Québec, Canada .......................... 26 ̀ Hình 1.3. Cấu trúc NL đánh giá giáo dục của giáo viên tiểu học ............................ 28 Hình 1.4. Mô hình đánh giá và quyết định phân loại giáo viên............................... 40 Hình 1.10. Sơ đồ các hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học ........................... 46 Hınh 1.5. Mô hınh ASK về cấ u trúc củ a năng lực .................................................. 52 ̀ ̀ Hınh 1.6. Mô hı̀nh tảng băng năng lực ................................................................... 53 ̀ Hınh 1.7. Mô hınh các thành phầ n trung tâm và bề mă ̣t của NL ............................. 53 ̀ ̀ Hınh 1.8. Mô hình cấu trúc bề mặt và bề sâu của NL ............................................. 54 ̀ Hình 1.9. Theo mô hình cấu trúc 03 thành phần của thái độ ................................... 55 Hình 1.11. Vòng tròn Deming về cải tiế n chấ t lươ ̣ng liên tu ̣c................................. 65 Hình 1.12. Chu trình Deming về cải tiế n chấ t lươ ̣ng liên tu ̣c theo Charantimath .... 66 Hınh 1.13. Mô hınh nghiên cứu của luâ ̣n án........................................................... 85 ̀ ̀ Hınh 2.1. Quy trı̀nh tổ chức nghiên cứu ................................................................. 88 ̀ Hình 2.2. Khung KTĐG NL phát triển theo Griffin ............................................... 91 Hình 2.3. Mô hình đa diện của phép đo NL KTĐG trong dạy học của GgV .......... 91 Hình 3.1. Biểu đồ ra đa về điểm trung bình đánh giá các NL thành phần ............. 129 x
  13. MƠ ĐẦU ̉ 1. Lý do cho ̣n đề tài Toàn cầ u hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đă ̣t ra những thách thức, yêu cầ u phải đổ i mới các hê ̣ thố ng giáo du c trên thế giới [83]. Từ đó, ̣ thực tiễn đang đă ̣t ra yêu cầ u phải đổ i mới toàn diện, nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du c, ̣ đào ta ̣o nguồ n nhân lực của Việt Nam. Trong đó, việc nâng cao năng lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được xác định là một trong các nhóm giải pháp chính [1]. Mặt khác, theo Joughin (2008) KTĐG luôn đươ ̣c coi là khâu quan tro ̣ng, có tınh chấ t đinh hướng, ảnh hưởn g đế n các khâu khác của quá trình giáo dục [95], ́ ̣ còn NL KTĐG của các nhà giáo được cho là có tính quyết định tới việc thực hiện thành công các hoạt động KTĐG giáo du ̣c và thậm chí với chất lượng giáo dục tổng thể [118, 148]. Do vậy, vấn đề quản lý và sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao NL KTĐG của đô ̣i ngũ nhà giáo ở Việt Nam là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Việt Nam hiê ̣n đang trong quá trınh đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo ̀ du ̣c, chuyển giáo du c từ cách tiế p cân nội dung sang tiế p câ ̣n NL thực hiên [1]. Khi ̣ ̣ ̣ mục tiêu, cách tiếp cận giáo du ̣c thay đổi thì đòi hỏi mo ̣i khâu củ a quá trınh giáo ̀ du ̣c có nhữn g thay đổ i đồ ng bô ̣ và phù hơ ̣p. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG đã đươ ̣c coi tro ̣ng và thu hút sự chú ý của toàn xã hô ̣i nhưng la ̣i chủ yế u tâ ̣p trung vào các kỳ thi tuyể n sinh đầ u cấ p . KTĐG trong quá trınh giáo du c và ̀ ̣ da ̣y ho ̣c trên lớp chưa đươc chú tro ̣ng đún g mức. Nhiề u nơi, KTĐG chưa lấ y mu c ̣ ̣ tiêu chın h là vì sự tiến bộ của người học mà vẫn chủ yế u tâ ̣p trung vào KTĐG kế t ́ quả ho ̣c tâ ̣p, với sự quan tâm về điể m số và xế p loa ̣i [21, 28]. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, thì đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam hiện vẫn đang là một chủ đề thời sự, còn gă ̣p nhiề u rào cản khó khăn [25]. Hiện nay, bối cảnh chuyển đổi số và toàn cầu hoá đã đặt ra các yêu cầu mới về năng lực số của GgV, được ứng dụng, thể hiện trong cả các khâu giảng dạy và KTĐG. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều bất cập về kiến thức và kỹ năng công nghệ, tư duy phong cách giảng dạy trong điều kiện chuyển đổi số, năng lực giao tiếp và hợp tác trên môi 11
  14. trường công nghệ số [42]. Trong khi, một số nghiên cứu gần đây ở Viê ̣t Nam đã cho thấy NL KTĐG của các nhà giáo ở nhiều bâ ̣c ho ̣c đã được nâng lên, có nhiều thay đổi tích cực, song vẫn có nhiều tồn tại, hạn chế [15, 22]. Do đó, các thay đổi liên quan KTĐG Ở Việt Nam thời gian qua chưa thực sự đáp ứng mục đích, yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Nó có nguy cơ trở thành lực cản đố i với viê ̣c đổ i mới, nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du c. Thực tế này đă ̣t ra nhu cầu phải tiếp tục có các nghiên cứu chuyên ̣ sâu, toàn diện về NL KTĐG của đô ̣i ngũ nhà giáo nói chung và GgV nói riêng trong bối hiên nay. ̣ Kết quả tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu cho thấy, đã có một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tìm hiểu về cấ u trúc, thực tra ̣ng và các yếu tố ảnh hưởng tới NL KTĐG của các giáo viên/GgV trong một số bối cảnh khác nhau. Trước đây, các nghiên cứu thường tâ ̣p trung vào viê ̣c đánh giá thực tra ̣ng NL KTĐG của các giáo viên/GgV dựa trên mô ̣t số bộ tiêu chuẩn đánh giá đã có, như bộ tiêu chuẩn đánh giá của Mỹ. Gần đây, xu hướng của đa số nghiên cứu là cải tiế n, vận dụng một số thang đo và bộ tiêu chuẩn đã có cho phù hợp bối cảnh, mu ̣c đıch ́ điều tra cụ thể. Trong khi, mô ̣t số nghiên cứu khác tìm cách xây dựng và chuẩ n hó a mô ̣t mô hınh lý thuyế t mới, với thang đo thực nghiê ̣m riêng về NL KTĐG cho đố i ̀ tươ ̣ng cụ thể. Kết quả, đã có nhiều báo cáo đưa ra về thực trạng và đánh giá về các vấn đề liên quan NL KTĐG của giáo viên/GgV trong các bối cảnh thực tế. Có mô ̣t vài nghiên cứu đưa ra mô hı̀nh về NL KTĐG theo hướng vận dụng triế t lý cải tiế n liên tuc PDCA, tuy nhiên đều có những hạn chế như: Mới chỉ dừng ở nghiên cứu lý ̣ thuyết chưa xây dựng thang đo và thử nghiêm thực tế , hoă ̣c đã nghiên cứu thực ̣ nghiệm với mô ̣t số mô hınh và thang đo nhưng chı̉ dành riêng cho giáo viên bâ ̣c phổ ̀ thông với cách tiế p câ ̣n nghiên cứu giới ha ̣n. Hiê ̣n chưa có nghiên cứu nào đươc ̣ kiể m chứng cho nhiề u đố i tươ ̣ng hay môi trường giáo duc khác nhau. Đồ ng thời, ̣ cũng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về NL KTĐG trong dạy học của các GgV đa ̣i ho ̣c nói chung và GgV trong môi trường quân sự nói riêng trong bố i cảnh đổ i mới giáo du ̣c ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay. Các vấn đề trên được tác giả 12
  15. xác định là những khoảng trống để đặt ra vấn đề nghiên cứu phù hợp cho luận án. Các nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Nơi đây là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước gắn bó với nghề nghiệp quân sự. Vì vậy, khảo cứu cho thấy ngoài những đặc điểm chung của hệ thống giáo dục Việt Nam, hệ thống các nhà trường trong Quân đội còn mang một số đặc trưng nổi bật như: Có tổ chức chặt chẽ, gắn liền với kỉ luật nghiêm minh; có tính thống nhất cao về ý chí và hành động; có tính mục đích và thực tiễn cao; có tính hệ thống phức hợp đa dạng, phong phú, phản ảnh tính chất tổng hợp và phức tạp của hoạt động nghề nghiệp quân sự; quá trình dạy học gắn liền với môi trường giáo dục đặc thù của chuyên ngành học, đặc thù trong chiến đấu, với các phương tiện dạy học đặc thù riêng. Do đó, trong lĩnh vực KTĐG có thể tồn tại đồng thời cả các đặc điểm chung của hê ̣ thố n g giáo dục Việt Nam và các vấn đề riêng. Nên cần thiết phải có thêm các nghiên cứu khám phá và đánh giá chuyên sâu về thực tra ̣ng NL và chất lượng thực hiện các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội, để có các giải pháp phù hơ ̣p. Vì các lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội” để làm sán g tỏ thêm về các vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn có liên quan trong bối cảnh hiện nay. 2. Mu ̣c đích nghiên cưu ́ Nghiên cứu cấu trúc và thực trạng NL KTĐG trong dạy học của các GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựn g cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội. - Xây dựng mô hınh cấu trúc về NL KTĐG trong dạy học của GgV (các ̀ thành phần, vai trò và mối quan hệ của các thành phần trong cấu trúc); - Xây dựng công cụ đo lường về NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội; 13
  16. - Đánh giá thực tra ̣ng NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội; 4. Câu hỏi nghiên cưu ́ - Câu hỏi 1: NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội có cấu trúc như thế nào (các thành phần, vai trò và mối quan hệ)? - Câu hỏi 2: Năng lực KTĐG của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội hiê ̣n nay như thế nào? - Câu hỏi 3: Những yếu tố về nhân khẩu học và môi trường giáo dục nào có ảnh hưởng đến NL KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội? 5. Giả thuyế t nghiên cưu ́ - Cấ u trúc NL của GgV gồ m có 05 thành phầ n có mố i quan hê ̣ chă ̣t chẽ và tác động qua lại với nhau là: Lập kế hoa ̣ch/ thiế t kế KTĐG; Lựa chọn/ phát triển các công cụ, kĩ thuật KTĐG; Thu thập, diễn giải và đánh giá các thông tin, minh chứng KTĐG; Giám sát kết quả KTĐG và Phản hồ i/ sử dung thông tin, kế t quả KTĐG ̣ (giả thuyết H1). - Tất cả các yế u tố thuộc về nhân khẩu học và các yế u tố môi trường giáo du c ̣ quân đội được khảo sát đều có ảnh hưởng có ý nghıa thố ng kê đế n NL KTĐG trong ̃ dạy học của GgV (giả thuyết H2). - Trong các NL thành phầ n, thì NL Lập kế hoa ̣ch/ thiế t kế KTĐG đươ ̣c đánh giá cao nhấ t còn NL Phản hồ i/ sử du ̣ng thông tin/ kế t quả KTĐG đươ ̣c đánh giá thấ p nhấ t xét theo điểm trung bình đánh giá (giả thuyết H3). - Có sự khác biê ̣t về NL KTĐG trong dạy học của GgV giữa khố i các trường cao đẳ ng và đại học trong Quân đô ̣i Nhân dân Viê ̣t Nam (giả thuyết H4). 6. Phương pháp nghiên cưu ́ Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp (mixed-methods approach), được triển khai theo cách thức thiết kế giải thích tuầ n tự (Explanatory Sequential Design) như mô tả Creswell và Clack (2018) trong Hı̀nh 1 [67]. Trong đó, tác giả vận dụng quan điểm của Tashakkori và Creswell (2007) khi 14
  17. sử dụng khái niệm phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo nghĩa rộng, đó là phương pháp người điều tra thu thập, phân tích dữ liệu và rút ra kết luận bằng cách sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng [79]. Nghiên cứu định lượng là phương pháp chính, còn các phương pháp định tính dùng để hỗ trợ, giải thích, làm rõ và mở rô ̣ng kết quả định lượng, nhằm phát huy thế mạnh của cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu. Cụ thể, thực hiện nghiên cứu định lượng trước, sau đó các kết quả sẽ được kết nối, lý giải và làm sáng tỏ bởi việc thu thập và phân tích dữ liệu định tính. Hınh 1. Sơ đồ thiết kế giải thích tuần tự trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp ̀ 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu đinh lượng ̣ Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng trong luận án được tiến hành thông qua trưng cầu ý kiến với GgV bằng bảng hỏi và thực hiện các phép phân tích dữ liệu định lượng với các dữ liệu thu thập được như sau: Phương pháp điều tra khảo sát: Thiế t kế thang đo, điề u tra khảo sát bằ ng bảng hỏ i, gồm 02 nhóm các câu hỏi đóng để thu thập các thông tin về: Đặc điểm cá nhân (đặc điểm nhân khẩu học) và môi trường giáo dục liên quan tới các hoa ̣t đô ̣ng KTĐG trong dạy học của GgV; Cấ u trúc và thực tra ̣ng NL KTĐG trong dạy học của các GgV. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phần mềm thống kê chuyên dụng gồm Excel, SPSS phiên bản 26, SmartPLS4.1.0 để thực hiện thống kê, phân tích và đánh giá định lượng với các dữ liệu thu thập được, bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronchbach’s Alpha); (2) Đô ̣ giá tri ̣ của thang đo (nhân tố khám phá-EFA); (3) Phân tích khẳng định về giá trị thang đo thông qua đánh giá độ phân biệt và độ hội tụ và các phép phân tích truyền thống là hồi quy và phân tích tương quan. (4) Các phép thống kê mô tả (về giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, …); (5) Kiểm định sự khác biệt trung bình 15
  18. với đa biến định tính (Independent-Samples T Test với 02 biến, one-way ANOVA với 03 biến trở lên). 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu đinh tính ̣ Trong luận án có sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu định tính gồm: Phương pháp khảo cứu tài liê ̣u: Tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, khái quát hóa thông tin tài liệu, các công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan nô ̣i dung nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận án: Xác định và đề xuấ t các NL thành phầ n trong cấ u trú c NL KTĐG của GgV, xác định nội hàm và thao tác hóa các khái niê ̣m, xây dựng thang đo, chı̉ báo cho bản g hỏi; khảo cứu các hồ sơ giản g da ̣y, đánh giá củ a GgV để kiể m chứng, củng cố các nhâ ̣n đinh rú t ra từ nghiên cứu đinh lươ ̣ng về hoa ̣t đô ̣ng ̣ ̣ KTĐG trong dạy học củ a GgV. Phương pháp quan sát: Tác giả dự giờ để quan sát khả năng phối hợp và thực hiện các hoạt động KTĐG trong dạy học của GgV. Cụ thể, tập trung quan sát, đánh giá trên một số hoạt động như: Việc thực hành các nội dung KTĐG đã lập kế hoạch trong quá trình dạy học trên lớp, sự phối hợp với các hoạt động giảng dạy, trong suốt quá trình quan sát, trên một số biểu hiện như sự thành thạo trong triển khai thực hiện, khả năng bao quát, sự tự tin, sự tương tác với người học; khả năng quan sát cách ứng xử, giải quyết tình huống. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiế n các chuyên gia giáo du c, chuyên ̣ gia trong lınh vực đo lườn g và đánh giá và các GgV giàu kinh nghiệm giáo dục về : ̃ Đề cương nghiên cứu, cấ u trúc NL KTĐG của GgV, nô ̣i dung phiế u hỏi. Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử du ̣ng hınh thức phỏn g vấ n bán cấ u trúc với ̀ mô ̣t số lãnh đạo các khoa và GgV nhằm: Khám phá các thành tố của NL KTĐG trong dạy học củ a GgV và làm rõ, củng cố các thông tin, nhận định sẽ đươ ̣c rú t ra sau nghiên cứu đinh lươ ̣ng; Chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các thông tin, cách hiểu, ̣ nhận định, kiến thức chuyên sâu của bản thân GgV về các hoạt động KTĐG trong dạy học. 16
  19. 7. Đố i tươ ̣ng và khách thể nghiên cưu ́ - Đối tượng nghiên cứu: Cấ u trúc và thực tra ̣ng NL KTĐG trong dạy học của GgV. - Khách thể nghiên cứu: NL KTĐG trong dạy học của GgV. - Đố i tươ ̣ng khảo sát: Giảng viên giản g da ̣y ở các ho ̣c viên, trường sĩ quan và ̣ cao đẳng trong Quân đô ̣i Nhân dân Viê ̣t Nam. 8. Pha ̣m vi nghiên cưu ́ - Phạm vi nghiên cứu về nô ̣i dung: Nghiên cứu cấ u trúc và thực tra ̣ng NL KTĐG của GgV phù hợp với chức năng, nhiê ̣m vu ̣ mà GgV đảm nhiê ̣m. - Pha ̣m vi về không gian: Khảo sát thử nghiệm tại 04 trường là Ho ̣c viê ̣n Phòng không-Không quân và Sĩ quan Pháo binh; Cao đẳng Thông tin và Cao đẳng Phòng không-Không quân; Khảo sát chính thức ta ̣i 12/31 ho ̣c viê ̣n/ đại học, trường sı ̃ quan và cao đẳ ng trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam (trong đó, với 08/21 ho ̣c viê ̣n, trường sĩ quan và 04/10 trường cao đẳng quân sự). Cụ thể, xem Phụ lục 2. - Pham vi về thời gian: Lầ n 1, khảo sát thử nghiệm, trong học kỳ I, năm học ̣ 2022-2023; Lầ n 2, khảo sát chính thức, trong học kỳ II, năm học 2022-2023. 9. Kế t cấ u của luâ ̣n án Luận án gồm ba phần chınh: Mở đầu, Nội dung, Kết luận. Phần Nội dung ́ được phân bố trong 03 chương gồm Chương 1- Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu; Chương 2- Thiế t kế nghiên cứu, xây dựng và khảo nghiê ̣m bô ̣ công cu ̣ đo lường năng lực KTĐG trong dạy học của GgV; Chương 3-Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Ngoài ra, luận án còn trình bày về : Danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. 10. Những đóng góp mới của luâ ̣n án - Luâ ̣n án đã hệ thống hóa những vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn có liên quan đến NL KTĐG trong dạy học của GgV; - Sử dụng cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hınh lý thuyế t về NL KTĐG ̀ 17
  20. trong dạy học của GgV là cách tiếp cận tích hợp (holistic approach) của các NL thành phần, theo tiếp cận PDCA và cấu trúc 03 thành phần cơ bản của NL là kiến thức, kỹ năng và thái độ; đồng thời thiết kế và thử nghiệm được bộ công cụ đo lường phù hơ ̣p với đối tượng và bố i cảnh nghiên cứu; - Đánh giá được thực trạng NL KTĐG trong dạy học hiện nay của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội, với những điể m manh và hạn chế; lý giải đươ ̣c các ̣ nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp và có tính khả thi. Đồng thời, luận án đã thẩm định và đánh giá được mô ̣t số yếu tố đă ̣c điể m cá nhân cũng như môi trường giáo du c quân sự có hoặc không ảnh hưởng đến NL KTĐG ̣ trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2