intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:274

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục "Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm" được nghiên cứu với mục đích: Phân tích ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến sự phát triển CTĐT của khối ngành sư phạm; Xác định mối liên hệ giữa nhận thức, hành động và niềm tin của đội ngũ giảng viên (GV), cán bộ, nhân viên (CBNV) trong việc phát triển CTĐT để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CMCN 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐỨC HẠNH ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Hà Nội, 2025
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐỨC HẠNH ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: 9140115.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Văn Thuần 2. TS. Trần Xuân Quang Hà Nội, 2025
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2025 Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Hạnh i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN cùng các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Văn Thuần và TS. Trần Xuân Quang – những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ sở giáo dục cũng như các cơ quan liên quan đã cung cấp tài liệu, trả lời phỏng vấn; cảm ơn các bạn đồng nghiệp, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 Tháng 02 năm 2025 Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Hạnh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH , BIỂU ĐỒ ................................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .................... 13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 13 1.1.1. Các mô hình đánh giá chất lượng và quan điểm về sự lựa chọn mô hình áp dụng tại Việt Nam ................................................................................................. 13 1.1.2. Các quy trình kiểm định chất lượng..................................................................... 20 1.1.3. Vai trò, ảnh hưởng của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. .................. 24 1.1.4. Một số mô hình, quy trình, cách tiếp cận để phát triển chương trình đào tạo ..... 28 1.1.5. Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động cải tiến chất lượng ........... 37 1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ..................................................................................... 41 1.2.1. Một số vấn đề về phát triển chương trình đào tạo................................................ 41 1.2.2. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo-Mô hình và quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ................................................................... 55 1.2.3. Giáo dục trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư. ................................. 62 1.2.4. Khái niệm về quan điểm, nhận thức .................................................................... 64 1.2.5. Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. ............................................................................................. 66 1.2.6. Lý thuyết đảm bảo chất lượng ............................................................................. 89 1.2.7. Một số vấn đề về hoạt động dạy học.................................................................... 92 1.2.8. Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 94 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 97 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 98 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 98 iii
  6. 2.2. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 99 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 99 2.2.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 100 2.2.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 100 2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 101 2.2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 105 2.3. Công cụ nghiên cứu .............................................................................................. 111 2.3.1. Công cụ nghiên cứu định lượng ......................................................................... 111 2.3.2. Công cụ nghiên cứu định tính – Phỏng vấn bán cấu trúc .................................. 132 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 134 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 135 3.1. Kết quả khảo sát nghiên cứu ................................................................................. 136 3.1.1. Bảng mã hóa các biến khảo sát .......................................................................... 136 3.1.2. Thông tin chung về mẫu khảo sát ...................................................................... 136 3.1.3. Kết quả khảo sát về sự tham gia, vai trò và nhận thức của giảng viên, cán bộ, nhân viên trong hoạt động kiểm định chất lượng ......................................... 139 3.1.4. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nhận thức của giảng viên, cán bộ, nhân viên ................................................ 143 3.1.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm của giảng viên .................................................................................................... 150 a) Mô hình đánh giá ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành sư phạm ......................................................... 150 3.1.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến niềm tin đạt được mục tiêu giáo dục 4.0 của cơ sở giáo dục đại học. .................................... 157 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 161 3.2.1. Vai trò và ảnh hưởng của hoạt động kiểm định chất lượng đến sự phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm.......................................................... 161 3.2.2. Nhận thức và quan điểm của giảng viên và cán bộ, nhân viên về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm........................................ 163 3.2.3. Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm đến nhận thức về phát triển chương trình đào tạo..................................... 166 iv
  7. 3.2.4. Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến nhận thức của giảng viên về hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. ............................... 170 3.2.5. Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm của giảng viên .............................................. 172 3.2.6. Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến niềm tin đạt được mục tiêu giáo dục 4.0 của cơ sở giáo dục đại học. .................................................................... 179 3.3. Kết quả khảo sát đối với các giả thuyết nghiên cứu ............................................. 182 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 183 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 184 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................ 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 191 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt CBQL Cán bộ quản lý CBNV Cán bộ, nhân viên CSGD Cơ sở giáo dục CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học CTĐT Chương trình đào tạo ĐBCL Đảm bảo chất lượng ĐGN Đánh giá ngoài GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GV Giảng viên KĐCL Kiểm định chất lượng KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục THPT Trung học phổ thông GDPT Giáo dục phổ thông TĐG Tự đánh giá vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại chất lượng (Laura Schindler, 2015)............................................... 36 Bảng 2.1. Kế hoạch chi tiết về hoạt động nghiên cứu ................................................... 99 Bảng 2.2 Nội dung chi tiết xây dựng bảng hỏi ............................................................ 115 Bảng 2.3. Nội dung thay đổi theo ý kiến của chuyên gia ............................................ 124 Bảng 2.4. Nội dung chi tiết bảng hỏi ........................................................................... 129 Bảng 2.5. Hệ số độ tin cậy của thang đo và các biến thành phần ................................ 130 Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng tham gia khảo sát. .................................................. 138 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến nhận thức của giảng viên, cán bộ, nhân viên về mục tiêu phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm ........................................................................................................................ 145 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về nhận thức của giảng viên về hoạt động kiểm tra đánh giá trong phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm ......................................... 148 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát mối liên quan giữa nhận thức của giảng viên về hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm với quan điểm cá nhân của giảng viên về kiểm định chất lượng. ...................................................................................... 149 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố quan điểm của giảng viên về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm đến sự nhận thức của giảng viên về phát triển chương trình đào tạo.............................................................. 150 Bảng 3.7. Kết quả cải tiến hoạt động dạy học ............................................................. 152 Bảng 3.8. Kết quả hoạt động cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá ............................. 153 Bảng 3.9. Hoạt động cải tiến tài liệu của giảng viên ................................................... 154 Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa nhận thức về kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo của giảng viên. ................................................................... 155 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của quan điểm về kiểm định chất lượng đến hành động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm của giảng viên. ................................. 157 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát niềm tin về khả năng đạt được mục tiêu thích ứng giáo dục 4.0 của cơ sở giáo dục. ................................................................................................. 157 Bảng 3.13. Mối liên quan của niềm tin về khả năng đạt được mục tiêu thích ứng giáo dục 4.0 của cơ sở giáo dục với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. ....................................................................................................................... 158 Bảng 3.14. Niềm tin của giảng viên về khả năng đạt được mục tiêu phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm thích ứng giáo dục 4.0 ........................................... 159 (Phụ lục 7, Bảng 20, 21). ............................................................................................. 159 vii
  10. DANH MỤC HÌNH , BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Chiến lược đánh giá chất lượng của ĐHQG-HCM (Phạm Thị Bích, 2014) . 33 Hình 1.2. Quy trình phát triển chương trình đào tạo (Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2012) .... 52 Hình 1.3: Quy trình phát triển chương trình đào tạo...................................................... 54 Hình 1.4: Khung ĐBCL cấp CTĐT của Mạng lưới AUN-QA (Phiên bản 4) .............. 62 Hình 1.5. Cách mạng công nghiệp 4.0 và các giá trị cốt lõi .......................................... 64 Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của đề tài....................................................................... 96 Hình 2.1. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu của luận án .............................................. 98 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................... 101 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình theo phương pháp nghiên cứu kết hợp song song hội tụ (Creswell, 2014) ........................................................................................................... 106 Biểu đồ 3.1. Kinh nghiệm công tác của giảng viên, cán bộ, nhân viên. ..................... 138 Biểu đồ 3.2. Trình độ của cán bộ giảng viên. .............................................................. 139 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số giảng viên tham gia vào hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. ............................................................................... 139 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ số cán bộ, nhân viên tham gia vào hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. .................................................................. 140 Biểu đồ 3.5a. Tỉ lệ giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm sau kiểm định. .................................................................................................... 140 Biểu đồ 3.5b. Tỉ lệ cán bộ, nhân viên tham gia vào hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm sau kiểm định ................................................................. 141 Biểu đồ 3.6. Quan điểm của giảng viên về hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành sư phạm sau kiểm định ................................................................ 142 Biểu đồ 3.7. Quan điểm của cán bộ, nhân viên về hoạt động kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành sư phạm sau kiểm định ................................................... 142 Hình 3.1. Mô hình ảnh hưởng của kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đến nhận thức của giảng viên, cán bộ, nhân viên về hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm ..................................................................................................... 144 viii
  11. Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nhận thức của giảng viên về thay đổi hoạt động dạy học để phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm.............................................. 146 Hình 3.2. Mô hình đánh giá ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm của giảng viên .................................. 151 ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Toàn cầu hóa giáo dục đặt ra yêu cầu các chương trình đào tạo, đặc biệt là trong khối ngành sư phạm, phải đạt chuẩn và có chất lượng ngang tầm quốc tế. Kiểm định chất lượng giúp các chương trình đào tạo sư phạm tuân theo các chuẩn mực chung, đồng thời nâng cao vị thế và uy tín của nền giáo dục nước nhà, đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn cầu. Kiểm định chất lượng (KĐCL) là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng (ĐBCL), trong bối cảnh giáo dục đại học (GDĐH) với những thay đổi do chất lượng tuyển sinh, quy mô đào tạo, năng lực tài chính và các yếu tố bên ngoài đã tác động đến các CSGDĐH trên toàn thế giới và nội tại trong từng quốc gia (Brittingham, B., 2008). Đồng thời, sự dịch chuyển từ nền GDĐH theo định hướng học thuật trong nhà trường sang định hướng của thị trường đã giúp cho KĐCL trở thành công cụ hữu ích nhằm duy trì, kiểm soát và góp phần ĐBCL GDĐH của nhiều quốc gia trên thế giới (Bogue, E.G.,1998). Hơn nữa, sự phát triển của nền giáo dục toàn cầu đã tạo ra một làn sóng đòi hỏi nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực từ phía nhà tuyển dụng và xã hội, kỳ vọng từ phía người học là những vấn đề được đặt ra, nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng ngành nghề và phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) trong giai đoạn hiện nay. Nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số trong giáo dục, việc tích hợp công nghệ để tối ưu hóa, công nghệ hóa các quy trình sẽ có tác động lớn trong tiết kiệm thời gian và nhân sự, gia tăng hiệu quả trong quản lý (Cheng, M., 2010). Ảnh hưởng của KĐCL đến hoạt động phát triển CSGDĐH nói chung và CTĐT khối ngành sư phạm nói riêng là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm trong nhiều năm gần đây. Các nghiên cứu về kiểm định chất lượng, CTĐT, phát triển và cải tiến CTĐT đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học giáo dục, thuộc nhiều quốc gia trên thế giới (Kirkpatrick, D., & Kirkpatrick, J. (2006)). Với vai trò định hướng và ĐBCL đào tạo, KĐCL giúp các cơ sở giáo dục thiết lập các tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu mà CTĐT cần đạt được. Thông qua việc áp 1
  13. dụng các tiêu chuẩn kiểm định, chương trình được xây dựng theo hướng đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu xã hội. Kiểm định chất lượng giúp thúc đẩy quá tình cải tiến liện tục mà trong đó không chỉ là một quy trình đánh giá, mà còn là một cơ chế giúp các trường đại học liên tục cải thiện CTĐT. Các tiêu chí đánh giá thường xuyên được cập nhật theo yêu cầu thực tế, giúp CTĐT luôn đổi mới và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên và thị trường lao động. Bên cạnh đó, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, một CTĐT được kiểm định giúp tăng cường tính minh bạch trong giáo dục, đảm bảo rằng nội dung giảng dạy, phương pháp đào tạo và đánh giá người học đều tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng được công nhận. Điều này cũng giúp các CSGD nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin với người học, nhà tuyển dụng và xã hội. Kiểm định chất lượng đòi hỏi CTĐT phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Việc hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp để điều chỉnh nội dung chương trình giúp sinh viên có được kiến thức và kỹ năng cần thiết, nâng cao khả năng cạnh tranh khi tốt nghiệp, vì vậy, KĐCL đòi hỏi phải có sự gắn kết giữa CTĐT với nhu cầu thị trường lao động. Những CTĐT đạt chuẩn kiểm định khu vực hoặc quốc tế sẽ có lợi thế trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Kiểm định giúp chương trình đáp ứng các chuẩn mực chung, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập, nghiên cứu và làm việc ở môi trường quốc tế, đây là quá trình quốc tế hóa giáo dục mà nhiều nơi đang hướng tới. Ngoài ra, không thể thiếu việc tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển CTĐT. Kiểm định chất lượng thường yêu cầu sự tham gia của nhiều bên liên quan như giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng và chuyên gia trong ngành. Việc thu thập ý kiến phản hồi giúp chương trình đào tạo phản ánh sát thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Kiểm định chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển CTĐT khối ngành sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo viên, đảm bảo sự phù hợp với chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn giáo dục. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định, các cơ sở đào tạo sư phạm có thể xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với đổi mới giáo dục, giúp sinh viên phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp. 2
  14. Kiểm định chất lượng thúc đẩy cải tiến liên tục trong đào tạo giáo viên, đảm bảo chương trình được cập nhật thường xuyên theo các phương pháp giảng dạy hiện đại, ứng dụng công nghệ trong giáo dục và bồi dưỡng các kỹ năng mềm cần thiết. Đồng thời, quá trình này giúp chương trình gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn, nâng cao tính ứng dụng của các nội dung giảng dạy, đặc biệt là thông qua các hoạt động thực tập sư phạm có tính thực tế cao. Bên cạnh đó, KĐCL đòi hỏi các CSGD tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại để hỗ trợ giảng dạy. Việc đạt được các tiêu chuẩn kiểm định trong nước và quốc tế cũng giúp các trường sư phạm nâng cao uy tín, mở rộng hợp tác và tạo ra nhiều cơ hội học tập, việc làm tốt hơn cho sinh viên. Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, KĐCL còn đảm bảo rằng CTĐT giáo viên đáp ứng các yêu cầu về dạy học phát triển năng lực, ứng dụng công nghệ, giáo dục đạo đức và kỹ năng mềm. Điều này giúp sinh viên sư phạm được trang bị đầy đủ năng lực để giảng dạy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Như vậy, KĐCL không chỉ đảm bảo chương trình đào tạo đạt chuẩn mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Theo thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2024, cả nước đã có 2.224 trên tổng số hơn 6.000 chương trình đào tạo ở các trình độ khác nhau được kiểm định chất lượng. Trong số này, các chương trình đào tạo thuộc khối ngành Sư phạm đã tích cực tham gia vào quá trình tự đánh giá và được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Để hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong việc tự đánh giá và cải tiến chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Cụ thể, Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành Thông tư số 3
  15. 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10/12/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư trước đó về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia cho các cấp học, nhằm đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Như vậy, công tác kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo khối ngành Sư phạm hiện nay đang được triển khai tích cực, với sự tham gia chủ động của các cơ sở giáo dục và sự hỗ trợ từ các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngành sư phạm là một ngành nghiên cứu, đào tạo về giáo dục và các phương pháp giảng dạy. Đặc thù của ngành sư phạm là tập trung vào con người, đào tạo giáo viên, phát triển phương pháp giảng dạy, chương trình giảng dạy, hợp tác và hoạt động liên kết luôn được chú trọng để tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên cho đến nay, không có nhiều nghiên cứu trên thế giới về đánh giá CTĐT giáo viên, năm 2006, Darling-Hammond, L., (2006) đã đưa ra nghiên cứu “Đánh giá đào tạo giáo viên: Tính hữu ích của nhiều biện pháp để đánh giá kết quả chương trình”, hay nghiên cứu của Kansanen, P. (2003) về “đào tạo giáo viên ở Phần Lan và đưa ra một số mô hình mới”, tuy nhiên các nghiên cứu đã quá cũ và không còn nhiều tính thời sự, một nghiên cứu năm 2016 của các tác giả Lee, John Chi-Kin, & Christopher Day (2016) về “Chất lượng và sự thay đổi trong đào tạo giáo viên: Quan điểm của phương Tây và Trung Quốc”, nghiên cứu này về sự chuyển đổi trong đào tạo giáo viên để ĐBCL theo nền giáo dục và văn hoá Trung Hoa, nghiên cứu có phân tích thêm quan điểm của một số nước Châu Âu, khá xa với văn hoá và giáo dục của Việt Nam, nhất là ngành sư phạm. Có thể nói, hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về CTĐT khối ngành sư phạm và những nghiên cứu về những ảnh hưởng của KĐCL đến hoạt động phát triển CTĐT của khối ngành sư phạm, góp phần nâng chuẩn đào tạo giáo viên. Tại Việt Nam, giáo dục đại học đang đối mặt với những thách thức đáng kể từ quá trình toàn cầu hóa giáo dục và sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong nước. Sự phát triển của công nghệ giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa, cùng với yêu cầu đáp ứng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đặt 4
  16. ra yêu cầu cấp thiết cho ngành giáo dục về việc đổi mới liên tục và thích ứng với các xu hướng mới, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu chiến lược của quốc gia. Với xu thế đó, ở Việt Nam, KĐCL cũng đã trở thành một trong những công cụ nhằm kiểm soát, duy trì và cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng đóng vai trò giải trình với các bên liên quan về chất lượng giáo dục và đào tạo của cơ sở GDĐH. Hoạt động quản lý chất lượng và kiểm định chất lượng tại Việt Nam cũng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, Bộ GD&ĐT đã có một số văn bản mới về chuẩn CTĐT và đánh giá chất lượng, Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 Quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của GDĐH; Thông tư số 02/2020/TT-BGDĐT ngày 05/02/2020 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH; quy định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, nhằm đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay, thông tư này là cơ sở pháp lý để các cơ sở giáo dục xây dựng, đánh giá và phát triển chương trình đào tạo giáo viên, đảm bảo sự phù hợp với định hướng chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm. Đặc biệt, ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam đang đứng trước yêu cầu lớn của Đảng và Nhà nước về sự “đổi mới căn bản, toàn diện” về giáo dục phổ thông và ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam đang trong quá trình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và sự đòi hỏi lớn từ xã hội hiện nay. Đứng trước những thách thức to lớn này, vai trò của KĐCL sẽ phải được tăng cường để góp phần ĐBCL cho hoạt động giáo dục và đào tạo, trước sự cấp thiết vừa phải mở rộng ngành nghề đào tạo, xây dựng những CTĐT khối ngành sư phạm mới để đào tạo những giáo viên dạy các môn học mới tích hợp, vừa phải luôn ĐBCL đào tạo, đồng thời vừa phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là một yêu cầu cấp thiết 5
  17. nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục. Trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ của hệ thống giáo dục, việc phát triển chương trình đào tạo ngành sư phạm đóng vai trò nền tảng và là con đường khoa học tối ưu để trang bị cho giáo viên tương lai những tri thức chuyên sâu, năng lực sư phạm hiện đại và phẩm chất nghề nghiệp phù hợp. Một chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng và xu hướng giáo dục tiên tiến, không chỉ đảm bảo tính hệ thống và tính ứng dụng cao mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý lớp học và thích ứng với những đổi mới về phương pháp sư phạm. Do đó, phát triển chương trình đào tạo sư phạm theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn giáo dục và nhu cầu của xã hội là chiến lược cốt lõi để xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ hội nhập và chuyển đổi số. Chất lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành sư phạm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của chương trình đào tạo mà họ tiếp nhận trong suốt quá trình học tập. Một chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, khoa học và phù hợp với yêu cầu thực tiễn không chỉ giúp trang bị cho người học những tri thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng sư phạm hiện đại mà còn đảm bảo họ đáp ứng được các tiêu chuẩn nghề nghiệp để thực hiện tốt vai trò của một nhà giáo trong tương lai. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, kiểm định chất lượng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đảm bảo rằng chương trình đào tạo không ngừng được cải tiến, cập nhật theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu một cách hệ thống về kiểm định chất lượng trong đào tạo giáo viên theo cách tiếp cận hiện đại, dựa trên các xu hướng giáo dục tiên tiến và phù hợp với sự phát triển của giáo dục thế giới, là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý, cải tiến chương trình đào tạo và đảm bảo đội ngũ giáo viên có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu thực tiễn ngày càng cao. Do đó, kiểm định chất lượng không chỉ là công cụ để đánh giá và đảm bảo tiêu chuẩn của chương trình đào tạo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự cải tiến và đổi mới trong giáo dục đại học, đặc biệt đối với khối ngành sư phạm. Việc áp 6
  18. dụng kiểm định chất lượng một cách hiệu quả giúp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đồng thời đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với các cơ sở đào tạo trong việc chuẩn hóa chương trình, nâng cao trách nhiệm giải trình và thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, quá trình này cũng đi kèm với nhiều thách thức cần được xem xét và khắc phục. Với các lý do phân tích trên, tác giả đã lựa chọn nội dung “Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm” làm nội dung nghiên cứu chính của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Phân tích ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến sự phát triển CTĐT của khối ngành sư phạm. Xác định mối liên hệ giữa nhận thức, hành động và niềm tin của đội ngũ giảng viên (GV), cán bộ, nhân viên (CBNV) trong việc phát triển CTĐT để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CMCN 4.0. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan lý thuyết về kiểm định chất lượng và CTĐT trong khối ngành sư phạm. Cơ sở lý luận về CTĐT, chất lượng CTĐT, phát triển CTĐT nói chung và CTĐT khối ngành sư phạm nói riêng; Khảo sát và phân tích ảnh hưởng của hoạt động kiểm định chất lượng đến CTĐT của khối ngành sư phạm về nhận thức, hành động và niềm tin vào sự phát triển của cơ sở GDĐH trong thời kỳ CMCN 4.0; Tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ đội ngũ GV và các bên liên quan để đánh giá thực trạng. Phân tích dữ liệu và rút ra kết quả liên quan đến ảnh hưởng của kiểm định chất lượng tới phát triển CTĐT khối ngành sư phạm. Đề xuất các khuyến nghị cho việc phát triển CTĐT khối ngành sư phạm sau hoạt động kiểm định chất lượng dựa trên kết quả nghiên cứu. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
  19. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. Các mô hình kiểm định chất lượng giáo dục.CTĐT và CTĐT khối ngành sư phạm. Các vấn đề liên quan đến sự ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến phát triển CTĐT khối ngành sư phạm. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu trong phạm vi của luận án là Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo khối ngành sư phạm. Nghiên cứu của luận án giới hạn nghiên cứu các ý kiến trong đội ngũ GV (bao gồm cả những giảng viên trợ giảng, gọi chung là giảng viên) và CBNV tại các CSGDĐH có CTĐT giáo viên đã được kiểm định. 4. Câu hỏi nghiên cứu Với nội dung nghiên cứu như trên, tác già đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cho luận án như sau: Kiểm định chất lượng có ảnh hưởng đến sự phát triển của CTĐT khối ngành sư phạm của cơ sở GDĐH như thế nào? Có mối liên quan nào giữa KĐCL CTĐT tới nhận thức, hành động và niềm tin của đội ngũ GV, CBNV trong các CSGDĐH? 5. Luận điểm cần bảo vệ Kiểm định chất lượng có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển CTĐT khối ngành sư phạm thông qua ba yếu tố nhận thức, hành động và niềm tin về khả năng đạt được mục tiêu giáo dục thích ứng với thời kỳ CMCN 4.0 của đội ngũ GV, CBNV cơ sở GDĐH. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp song song hội tụ. Phương pháp nghiên cứu kết hợp song song hội tụ là việc kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu song song và hội tụ trong một nghiên cứu. Phương pháp này nhằm mục đích tận dụng được ưu điểm của cả hai phương pháp, giúp tăng tính hiệu quả và độ chính xác của quá trình nghiên cứu. 8
  20. Luận án lựa chọn lồng ghép linh hoạt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó phương pháp định lượng được áp dụng để xác định các yếu tố đo lường và đánh giá tác động của KĐCL đến hoạt động phát triển CTĐT khối ngành sư phạm. Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích các phiếu phỏng vấn về nhận thức, hành động và niềm tin của GV, CBNV về hoạt động KĐCL sẽ đạt được mục tiêu phát triển CTĐT và cơ sở GDĐH. Việc sử dụng cả hai phương pháp sẽ tận dụng được tối đa các thế mạnh của từng phương pháp nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling) bởi vì phương pháp này là một kỹ thuật trong nghiên cứu thống kê được sử dụng để đảm bảo rằng mẫu đại diện cho các nhóm khác nhau trong tổng thể mà nội dung nghiên cứu đang quan tâm. Phương pháp này giúp tăng độ chính xác của các ước lượng thống kê. 6.1. Nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua trưng cầu ý kiến bằng phiếu khảo sát sử dụng ứng dụng Google Form, gửi cho các đối tượng được khảo sát qua thư điện tử do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đường dẫn đến phiếu khảo sát được gửi thông qua thư điện tử tới toàn bộ CBNV và GV cơ hữu thuộc 11 CSGD có CTĐT giáo viên đã được kiểm định. Trong đó phiếu khảo sát được xây dựng theo quy trình thiết kế công cụ bao gồm các bước chính là: 1) Xác định mục đích nghiên cứu; 2) Thao tác hóa khái niệm; 3) Xây dựng các tiêu chí đánh giá; 4) Khảo sát thử; 5) Phân tích và hoàn thiện công cụ khảo sát. Luận án sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 và AMOS. Các phép phân tích định lượng bao gồm: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo xác định ảnh hưởng của KĐCL nhận thức, hành động và niềm tin của GV, CBNV. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để xác định cấu trúc các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến một biến số cụ thể. Thống kê mô tả để xác định ảnh hưởng của KĐCL đến sự thay đổi trong nhận thức, hành động và niềm tin qua các giá trị trung bình (MEAN), độ lệch chuẩn (SD) 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2