Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua bộ chỉ số của Mercer
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là thông qua bộ chỉ số của Mercer, làm sáng tỏ những vấn đề về CLCS của Hà Nội và Bangkok, từ đó rút ra những bài học để thành phố Hà Nội có thể tham khảo trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao CLCS của người dân trong bối cảnh mới hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua bộ chỉ số của Mercer
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ LIÊN VÂN NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BANGKOK VÀ HÀ NỘI THÔNG QUA BỘ CHỈ SỐ CỦA MERCER LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC HÀ NỘI, 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đỗ Thị Liên Vân NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BANGKOK VÀ HÀ NỘI THÔNG QUA BỘ CHỈ SỐ CỦA MERCER Chuyên ngành: Đông Nam Á học Mã số: 62 31 06 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÔNG NAM Á HỌC Chủ tịch Hội đồng Giáo viên hướng dẫn GS.TS. Dương Xuân Ngọc GS.TS. Mai Ngọc Chừ HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Thị Liên Vân
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sự giúp đỡ to lớn từ các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Mai Ngọc Chừ - người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Sự tâm huyết và sáng tạo với khoa học và nghề nghiệp của Thầy không chỉ giúp tôi hoàn thành luận án mà còn cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trên chặng đường nghiên cứu khoa học sau này. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Đông Nam Á học cũng như các thầy cô trong Khoa Đông phương đã dành cho tôi nhận xét xác đáng, những kinh nghiệm và những lời động viên chân thành, kịp thời trong những lúc tôi gặp khó khăn. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè, những người luôn chia sẻ, động viên, khích lệ để tôi không ngừng nỗ lực trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế nên luận án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm để tôi tiếp tục hoàn thiện luận án của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ....................................................................6 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .......................................15 1.1. Các công trình nghiên cứu đã được công bố ..........................................................15 1.1.1. Các nghiên cứu đã được công bố về chất lượng cuộc sống của Bangkok ......15 1.1.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của Hà Nội ....................................22 1.1.3. Các nghiên cứu về Bộ chỉ số của Mercer ........................................................29 1.2. Những vấn đề chưa giải quyết và hướng nghiên cứu của luận án..........................31 1.2.1. Đối với các nghiên cứu đã công bố về chất lượng cuộc sống của Bangkok ...31 1.2.2. Đối với các nghiên cứu đã công bố về chất lượng cuộc sống của Hà Nội .....32 1.2.3. Đối với các nghiên cứu về Bộ chỉ số chất lượng cuộc sống của Mercer ........32 1.2.4. Hướng nghiên cứu và tiếp cận của Luận án ...................................................33 Tiểu kết Chương 1: ........................................................................................................34 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG THÀNH PHỐ ..................................................................................................37 2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng cuộc sống thành phố ..................................................37 2.1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống thành phố ...........37 2.1.2. Khái quát về Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của Mercer ............43 2.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Bangkok và Hà Nội ............47 2.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội ..............................47 2.2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Bangkok ................................56 2.3. Các yếu tố tác động tới chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội ................64 2.3.1. Các yếu tố bên ngoài .......................................................................................64 2.3.2. Các yếu tố bên trong........................................................................................68 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................72 1
- CHƯƠNG 3. SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BANGKOK VÀ HÀ NỘI QUA NHÓM CHỈ SỐ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ ..............................................75 3.1. So sánh thực trạng những điểm giống và khác nhau qua nhóm chỉ số chính trị - kinh tế ....................................................................................................................................75 3.1.1. Nhóm chính trị - xã hội ....................................................................................75 3.1.2. Nhóm chỉ số môi trường kinh tế ......................................................................86 3.1.3. Nhóm cung cấp các sản phẩm tiêu dùng .........................................................88 3.2. Đánh giá chung kết quả và hạn chế, khó khăn; nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm ...........................................................................................................................98 3.2.1. Đánh giá chung kết quả và những thành tựu đạt được ...................................98 3.2.2. Khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế ..................106 3.2.3. Khuyến nghị và bài học kinh nghiệm ............................................................111 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................114 CHƯƠNG 4. SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BANGKOK VÀ HÀ NỘI QUA NHÓM CHỈ SỐ VĂN HÓA - XÃ HỘI .................................................117 4.1. Thực trạng những điểm giống và khác nhau qua nhóm chỉ số văn hóa - xã hội ..117 4.1.1. Nhóm chỉ số văn hóa, xã hội, giáo dục .........................................................117 4.1.2. Nhóm chỉ số y tế, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe ...........................................124 4.1.3. Nhóm chỉ số giải trí (nhà hàng, rạp chiếu phim, thể thao và giải trí) ..........140 4.2. Đánh giá chung kết quả và hạn chế, khó khăn; nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm .........................................................................................................................145 4.2.1. Đánh giá chung kết quả và những thành tựu đạt được .................................145 4.2.2. Khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế ..................150 4.2.3. Các khuyến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra đối với thành phố Hà Nội .....151 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................153 CHƯƠNG 5. SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BANGKOK VÀ HÀ NỘI QUA NHÓM CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, NHÀ Ở VÀ DỊCH VỤ ĐÔ THỊ .......................................................................................................................156 5.1. So sánh thực trạng chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội qua nhóm chỉ số môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị ..............................................................156 2
- 5.1.1. Nhóm chỉ số môi trường tự nhiên ..................................................................156 5.1.2. Nhóm chỉ số nhà ở .........................................................................................160 5.1.3. Nhóm chỉ số dịch vụ đô thị và vận chuyển ....................................................165 5.2. Đánh giá chung kết quả và hạn chế, khó khăn; nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm .........................................................................................................................176 5.2.1. Đánh giá chung kết quả và những thành tựu đạt được .................................176 5.2.2. Khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế ..................181 5.2.3. Khuyến nghị và bài học kinh nghiệm đối với Hà Nội ...................................183 Tiểu kết chương 5 ........................................................................................................186 KẾT LUẬN ................................................................................................................190 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................................194 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................195 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt 1 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN ASEAN Political - Security Cộng đồng Chính trị - An ninh 2 APSC Community ASEAN ASEAN Socio - Cultural Cộng đồng Văn hóa - Xã hội 3 ASCC Community ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông 4 ASEAN Nations Nam Á 5 CLCS Chất lượng cuộc sống Tổng sản phẩm quốc nội tính 6 GDP Gross domestic product theo đầu người (Tổng sản phẩm trong nước gọi là GDP) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình Gross domestic product per quân đầu người (Tổng sản phẩm 7 GRDP capita trên địa bàn tỉnh, thành phố gọi là GRDP) 8 KT - XH Kinh tế - xã hội 9 UBND Ủy ban nhân dân United Nations Development Chương trình Phát triển của Liên 10 UNDP Programme hợp quốc 11 WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đông Nam Á - chỉ số Tội phạm và An toàn theo thành phố ........... 85 Bảng 3.2. Nhận định của người dân Bangkok và Hà Nội về mức độ tác động của nhóm chỉ số về chính trị - kinh tế đến CLCS thành phố ........................... 99 Bảng 3.3. Xếp hạng CLCS của Mercer đối với các thành phố là thủ đô của các nước khu vực Đông Nam Á (2006 - 2016/2017/2018) .................................. 108 Bảng 4.1. So sánh mức độ ô nhiễm giữa Hà Nội và Bangkok....................... 127 Bảng 4.2. Đánh giá tác động và sự hài lòng của người dân Bangkok và ...... 146 Bảng 4.3. Đánh giá tác động và sự hài lòng của người dân Bangkok về CLCS thông qua nhóm chỉ số văn hóa - xã hội ........................................................ 148 Bảng 4.4. Đánh giá tác động và sự hài lòng của người dân Hà Nội về CLCS thông qua nhóm chỉ số văn hóa - xã hội ........................................................ 149 Bảng 5.1. Diện tích sử dụng đất chính ở Bangkok ........................................ 160 Bảng 5.2. Đánh giá tác động và sự hài lòng của người dân Bangkok và Hà Nội ........................................................................................................................ 179 5
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................45 Hình 2.2. Bộ chỉ số đánh giá CLCS của Mercer sau khi đã được phân nhóm lại thành 03 nhóm chỉ số cơ bản...............................................................................................46 Hình 2.3. Khung nghiên cứu so sánh CLCS của Bangkok và Hà Nội qua Bộ chỉ số của Mercer .................................................................................................................47 Biểu đồ 3.1. Nhận định của người dân tham gia khảo sát về mức độ an toàn ..........84 Biểu đồ 3.2. Nhận định của người dân về mức độ đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ thông qua các chỉ số về kinh tế .................................................................................97 Biểu đồ 3.3. Nhận định của người dân về mức độ tác động của các chỉ số chính trị - xã hội tới CLCS của Bangkok và Hà Nội ...............................................................102 Biểu đồ 3.4. So sánh tương quan về sự tác động, hài lòng của người dân về CLCS thông qua nhóm chỉ số môi trường chính trị - xã hội..............................................103 Biểu đồ 3.5. So sánh tương quan sự tác động và hài lòng của người dân Bangkok và Hà Nội qua nhóm chỉ số kinh tế của Mercer...........................................................104 Biểu đồ 5.1: Những chỉ số nhóm môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị ....177 Biểu đồ 5.2: Những chỉ số nhóm môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị ....178 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có ba lý do chủ yếu dưới đây khiến tôi chọn Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình: Một là, chất lượng cuộc sống (CLCS) thành phố đã và đang trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, đó là: “... xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao” [Cổng Thông tin ASEAN Việt Nam, 2018, 127]. Cho đến nay, đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về CLCS thành phố với các cách tiếp cận rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu CLCS thành phố của các nước phát triển như khu vực châu Âu, Bắc Mỹ... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về CLCS thành phố ở châu Á, trong đó có Đông Nam Á, còn khá khiêm tốn, chủ yếu là dưới dạng các công trình đơn ngành về một hoặc một số lĩnh vực của CLCS thành phố, hoặc là nghiên cứu CLCS thành phố của một tầng lớp dân cư trong xã hội như người cao tuổi, thanh niên, sinh viên, người lao động người thu nhập thấp... Hai là, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Việc nâng cao CLCS là một trong những mục tiêu hàng đầu của thành phố mà chính quyền các cấp đang ráo riết tập trung thực hiện. Nghiên cứu CLCS Hà Nội sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đang được đặt ra để giải quyết. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện khi so sánh với một thành phố khác trong khu vực, tác giả luận án chọn Bangkok là thủ đô của Vương quốc Thái Lan. Sở dĩ chọn Bangkok là vì: Thứ nhất, điều đó phù hợp với chuyên môn của một nghiên cứu viên đang công tác tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội khi lựa chọn ngành học là Đông Nam Á học; Thứ hai, Bangkok và Hà Nội đều là thủ đô của hai quốc gia phát triển năng động trong khu vực ASEAN, cùng đang thực hiện chung các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Thứ ba, Bangkok và Hà Nội 7
- có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ... tương đối đồng đều, không có những điểm chênh quá vượt trội hoặc quá lạc hậu khi thực hiện so sánh hai thành phố với nhau, cùng nằm trong top có thứ hạng trung bình trong Bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống thành phố của Mercer. Ba là, khác với các bộ chỉ số đưa ra khảo sát CLCS trên thế giới, bộ chỉ số của Mercer được đánh giá là bộ chỉ số toàn diện nhất các mặt của cuộc sống chứ không quá nhấn mạnh về một phương diện nào đó. Đặc biệt, bộ chỉ số của Mercer được thực hiện thường xuyên, định kỳ và công bố công khai hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ chỉ số của Mercer không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích mà còn đưa ra những khuyến nghị cần thiết đối với các thành phố trên thế giới. Ngoài ra, bộ chỉ số còn là thước đo chất lượng phát triển của các thành phố để biết mình đang ở đâu so với các thành phố khác trên thế giới. Tính đến 2018, Mercer đánh giá CLCS đô thị tại hơn 231 thành phố được khảo sát trên toàn thế giới. CLCS được phân tích theo 39 chỉ số thành phần và chia thành 10 nhóm: (1) Môi trường chính trị và xã hội; (2) Môi trường kinh tế; (3) Môi trường văn hóa xã hội; (4) Y tế và sức khỏe; (5) Trường học và giáo dục; (6) Dịch vụ công cộng và giao thông; (7) Giải trí; (8) Hàng tiêu dùng; (9) Nhà ở; (10) Môi trường tự nhiên [Mercer.com, 2018, 179]. Do vậy, dựa vào bộ chỉ số Mercer có thể thực thi một cách hiệu quả việc đánh giá CLCS Hà Nội và Bangkok. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của Đề tài là thông qua bộ chỉ số của Mercer, làm sáng tỏ những vấn đề về CLCS của Hà Nội và Bangkok, từ đó rút ra những bài học để thành phố Hà Nội có thể tham khảo trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao CLCS của người dân trong bối cảnh mới hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về CLCS và CLCS thành phố; phân tích những yếu tố tác động tác động cả bên trong và bên ngoài đến CLCS của Bangkok và Hà Nội. 8
- - So sánh, làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau về thực trạng CLCS của Bangkok và Hà Nội thông qua ba nhóm chỉ số cơ bản: Nhóm chỉ số chính trị - kinh tế; nhóm chỉ số văn hóa - xã hội; nhóm chỉ số môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị. - Rút ra những bài học mà Hà Nội có thể tham khảo trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao CLCS đô thị. Để hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sinh cần đặt ra những câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: + CLCS thành phố là gì? Đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Bangkok và Hà Nội? Những yếu tố nào tác động đến CLCS thành phố? + Những điểm giống và khác nhau giữa CLCS Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer? Những chỉ số Bangkok vượt trội hơn Hà Nội? Những chỉ số Hà Nội vượt trội hơn Bangkok? + Những chỉ số có tác động đến CLCS thành phố nhiều nhất? Những chỉ số người dân thành phố hài lòng nhất? Mối quan hệ giữa chúng? Những chỉ số đang là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay? Ngoài những chỉ số trong Bộ chỉ số của Mercer thì những chỉ số nào mà người dân đang quan tâm nhiều? + Các kết quả, hạn chế khó khăn, nguyên nhân của những hạn chế khó khăn của từng nhóm chỉ số? Những khuyến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra đối với Hà Nội? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: CLCS của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: CLCS đô thị của hai thành phố Bangkok và Hà Nội. Tác giả luận án lựa chọn thành phố Bangkok để so sánh mà không phải là một thành phố nào khác vì: + Chuyên ngành đào tạo của nghiên cứu sinh là Đông Nam Á học, đồng thời Bangkok và Hà Nội là 2 thành phố có nhiều điểm tương đồng như: đều là những thủ đô phát triển năng động của khu vực Đông Nam Á, có cùng chung một tiêu phát triển 9
- trong Cộng đồng ASEAN, có nền văn hóa lâu đời, là thành phố của sông, hồ cũng như là những thành phố có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa và trong những năm gần đây đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. + Cả Bangkok và Hà Nội đều có cùng chung một nguồn gốc từ nền văn hóa lúa nước và nằm trong 2 quốc gia có sản lượng xuất khẩu lúa, gạo đứng nhất, nhì thế giới. 2 thành phố đều chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo. Hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao và nhiều lần phải mở rộng địa giới hành chính. + Đặc biệt, Bangkok và Hà Nội đều đang cùng phải giải quyết những vấn nạn của đô thị sau một thời gian phát triển như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, ách tắc giao thông, không gian công cộng… + Và nhìn chung, Bangkok và Hà Nội có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ... tương đối đồng đều, không có những điểm chênh quá vượt trội hoặc quá lạc hậu khi thực hiện so sánh hai thành phố với nhau, cùng nằm trong top có thứ hạng trung bình trong Bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống thành phố của Mercer. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2006 - 2018. Đây là khoảng thời gian mới, cập nhật và gần nhất với đề tài luận án. Đồng thời để có thể so sánh CLCS của 2 thành phố thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định khoảng 10 năm trước đó, một quá trình để đánh giá, trong đó, thời điểm nghiên cứu sinh nhận đề tài nghiên cứu là năm 2016 và đề tài tiếp tục được bổ sung, cập nhật các số liệu đến 2018. Đây cũng là khoảng thời gian thuận lợi để nghiên cứu sinh có thể sưu tầm được đầy đủ các số liệu điều tra của tập đoàn Mercer cũng như thực hiện việc điều tra khảo sát tại 2 thành phố. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu CLCS Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số gồm 39 chỉ số thành phần của Mercer. Trong luận án, tác giả gộp 39 chỉ số thành 3 nhóm để khảo sát, nghiên cứu: Nhóm chỉ số chính trị - kinh tế; Nhóm chỉ số văn hóa - xã hội; Nhóm chỉ số môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị. 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 4.1. Cách tiếp cận 10
- Luận án được tiến hành theo hai cách tiếp cận: Thứ nhất, Luận án nghiên cứu so sánh CLCS của Bangkok và Hà Nội thông qua Bộ chỉ số của Mercer là nghiên cứu thuộc chuyên ngành Đông Nam Á học nên cách tiếp cận chủ yếu là khu vực học, với hệ phương pháp liên ngành của các ngành kinh tế - xã hội và văn hóa. Hướng tiếp cận thứ hai, theo đúng tên gọi của luận án, đó là tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo bộ chỉ số của Mercer. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận án này, tác giả tuân thủ các phương pháp nghiên cứu xã hội học gồm: phương pháp nghiên cứu định lượng; phương pháp nghiên cứu định tính; phương pháp quan sát; phương pháp nghiên cứu diễn dịch. Thông qua những phương pháp này, tác giả thu được những dữ liệu định lượng được thống kê từ kết quả của các Báo cáo điều tra khảo sát về CLCS của Mercer và từ kết quả khảo sát điều tra do tác giả luận án thực hiện. Như vậy, nghiên cứu định lượng cho tác giả những dữ kiện khách quan, có tính thống kê, dễ dàng kiểm chứng và do đó có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu được những dữ liệu mang tính định tính qua phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu và dựa trên các tài liệu thứ cấp. Các dữ kiện định tính không đo đếm được, thường ở dưới dạng các từ (words), lời nói, âm thanh, hình ảnh - chứ không dưới dạng các con số. Cụ thể trong luận án này, đó chính là những cảm nhận của người dân về từng chỉ số CLCS của hai thành phố qua phỏng vấn sâu hoặc qua quan sát của tác giả. Nhìn chung, nghiên cứu định lượng bổ sung tính chính xác cho nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý nghĩa của nghiên cứu định lượng. Trong các phương pháp của xã hội học, tác giả luận án coi trọng phương pháp điều tra khảo sát người dân thông qua bảng hỏi (điều tra viên cầm bảng hỏi để lấy thông tin rồi đánh dấu vào phiều điều tra) (Xem thêm Phụ lục Tóm tắt kết quả điều tra khảo sát của Luận án). Để thực hiện điều tra khảo sát một cách hiệu quả nhất trên địa bàn thành phố Bangkok, tác giả đã phối hợp với một nhóm sinh viên Việt Nam (gồm 5 người) đang học tập tại Bangkok để cùng thực hiện điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2018. Quá trình này được tác giả thực hiện 11
- đồng thời với quá trình phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi nhằm thu được các dữ liệu mang tính cảm nhận chủ quan của người dân về thực trạng CLCS của 2 thành phố đồng thời thu được các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về các yếu tố ảnh hưởng cũng như các khuyến nghị về nâng cao CLCS thành phố trong bối cảnh mới hiện nay nhằm làm sâu sắc hơn các luận điểm nghiên cứu. Để làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt về CLCS của Hà Nội và Bangkok, như tên gọi của luận án, tác giả tiến hành phương pháp so sánh. Đây là phương pháp chủ đạo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Cách thức và thời điểm so sánh trong luận án này là so sánh từng chỉ số CLCS thông qua kết quả khảo sát của tác giả trong năm 2018 (đối với các dữ liệu định tính) và so sánh theo số liệu từng năm đối với các số liệu định lượng (các thứ hạng của hai thành phố trong các năm 2006, 2016, 2017, 2018). Phương pháp so sánh giúp tác giả thấy được những ưu điểm và hạn chế trong từng chỉ số. Những chỉ số nào là lợi thế của Bangkok và những chỉ số nào là lợi thế của Hà Nội; những chỉ số nào đang là những vấn đề mà cả hai thành phố đều quan tâm. Những chỉ số nào người dân của Bangkok cảm thấy hài lòng nhất và những chỉ số nào người dân Hà Nội sẽ cảm thấy tác động nhiều đến CLCS thành phố hơn. 4.3. Cơ sở tư liệu, nguồn tài liệu tham khảo Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu kể trên, luận án tập trung khai thác và sử dụng các nhóm tóm tài liệu sau: - Tài liệu nguyên cấp (primary document/document primaire): các công trình nghiên cứu cung cấp thông tin gốc, trực tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh như: các Báo cáo của Quỹ phát triển Châu Á; Báo cáo của tổ chức UN - HABITAT; các văn bản nhà nước; Báo cáo của sở, ngành Bangkok và Hà Nội về thực trạng CLCS của Bangkok và Hà Nội; từ điển, bách khoa thư, v.v…về CLCS và CLCS thành phố (đô thị); các công trình có liên quan đến các vấn đề về CLCS của Bangkok, Hà Nội. - Nguồn tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh bao gồm một số công trình nghiên cứu có liên quan đến CLCS và CLCS thành phố (đô thị); các công trình về CLCS của Bangkok và Hà Nội; các nghiên cứu về Bộ chỉ số của Mercer như sách; bài báo trong các tạp chí chuyên ngành; các đề tài nghiên cứu của các học giả, các 12
- nhà nghiên cứu Việt Nam, Thái Lan và của các học giả trên thế giới tại thư viện quốc gia, thư viện chuyên ngành khoa học, thư viện của trường đại học,… - Một số tài liệu được tra cứu trực tuyến thông qua nhiều chức năng tìm kiếm theo tên tác giả, tựa tài liệu, từ khoá, chủ đề, v.v… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn đáng tin cậy như: Thư viện Quốc gia Việt Nam; Các thông số, dữ liệu để phân tích đặc điểm; Tập đoàn Mercer: . Các dữ liệu, thông số về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội được khai thác trực tiếp tại trang WEB chính thức của ASEAN: < http://asean.org/>... 5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và mang tính chất đại diện đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu so sánh CLCS đô thị ở cấp độ hai thành phố trong cùng khu vực Đông Nam Á, đó là Bangkok và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến CLCS nói chung và CLCS thành phố/đô thị nói riêng. Luận án làm sáng tỏ thực trạng CLCS Hà Nội và Bangkok, nêu rõ những mặt được và chưa được, cùng những khuyến nghị cần thiết cho việc nâng cao CLCS của người dân thành phố Hà Nội trong bối cảnh mới hiện nay. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp những số liệu và luận cứ khoa học đối với ba nhóm chỉ số cụ thể về CLCS (Kinh tế - chính trị; Văn hóa - xã hội; Môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị) của hai thành phố là Hà Nội và Bangkok. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo và quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển đô thị. Ngoài ra, luận án cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy Đông Nam Á học và Đô thị học. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau: 13
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài Trong chương này, tác giả luận án điểm lại các công trình, bài viết nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước theo các nhóm vấn đề có liên quan đến đề tài; nêu ra những vấn đề đã được đề cập cũng như những vấn đề chưa được đề cập, từ đó xác định hướng đi của luận án; đề xuất hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu đối với luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống thành phố Luận án làm rõ cơ sở lý luận về CLCS thành phố/đô thị từ các quan điểm và khái niệm mà các tác giả đã công bố, đưa ra quan điểm của tác giả luận án về CLCS thành phố/đô thị; khung lý thuyết của luận án. Luận án cũng làm rõ những nhân tố tác động đến CLCS của Bangkok và Hà Nội trên cả phương diện khách quan và chủ quan. Chương 3: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội qua nhóm chỉ số chính trị - kinh tế Chương này tác giả tập trung phân tích, làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau về nhóm chỉ số chính trị, kinh tế và dịch vụ tiêu dùng có liên quan đến CLCS của hai thành phố; làm rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra đối với mỗi thành phố. Thực chất nhóm chỉ số này được phân nhóm lại từ 3 nhóm chỉ số 1, 2 và 8 gồm 12 chỉ số của Mercer. Chương 4: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội qua nhóm chỉ số văn hóa - xã hội Tác giả phân tích, làm rõ những điểm giống và khác nhau về nhóm chỉ số văn hóa - xã hội có liên quan đến CLCS của hai thành phố; làm rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra đối với mỗi thành phố. Thực chất nhóm chỉ số này được phân nhóm lại từ 3 nhóm chỉ số 3, 4, 5 gồm 15 chỉ số của Mercer. Chương 5: Nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của Bangkok và Hà Nội qua nhóm chỉ số môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị Luận án phân tích, làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau về chỉ số môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị có liên quan đến CLCS của hai thành phố; làm rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra đối với mỗi thành phố. Thực chất nhóm chỉ số này được phân nhóm lại từ 4 nhóm chỉ số 6, 7, 9 và 10 gồm 12 chỉ số của Mercer. 14
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu đã được công bố Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả nhận thấy rằng những công trình nghiên cứu về CLCS nói chung của Bangkok và Hà Nội nói riêng khá đa dạng và phong phú. Tác giả của những công trình này đã lựa chọn những khía cạnh, lĩnh vực, môi trường sống khác nhau có liên quan đến cuộc sống để nghiên cứu, phản ánh, đánh giá CLCS đô thị nhưng mang tính chất riêng lẻ, đơn ngành như: về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, dịch vụ đô thị, cơ sở hạ tầng, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... để nghiên cứu, phản ánh, đánh giá về chất lượng cuộc sống đô thị. Hoặc theo hướng khác, các công trình đó đã nghiên cứu sâu về CLCS của một tầng lớp dân cư trong xã hội như: người cao tuổi, người di cư, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,... Những công trình đã công bố bao gồm: sách tham khảo, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và luận án tiến sĩ. Với mong muốn việc khảo sát các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và khoa học, tác giả đã sắp xếp và phân chia các công trình nghiên cứu thành 3 nhóm vấn đề: thứ nhất, các công trình nghiên cứu CLCS của Bangkok; thứ hai, các công trình nghiên cứu CLCS của Hà Nội; thứ ba, các công trình nghiên cứu về Bộ chỉ số của Mercer. Trong mỗi nhóm vấn đề, các nội dung nghiên cứu sẽ bao quát đầy đủ Bộ chỉ số của Mercer gồm 39 chỉ số thành phần, được sắp xếp gộp lại thành 3 nhóm cụ thể gồm: Các chỉ số về chính trị, kinh tế. Các chỉ số về văn hóa, xã hội. Các chỉ số về môi trường tự nhiên, nhà ở và dịch vụ đô thị. 1.1.1. Các nghiên cứu đã được công bố về chất lượng cuộc sống của Bangkok 1.1.1.1. Các nghiên cứu chất lượng cuộc sống qua nhóm chỉ số chính trị, kinh tế Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thì đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng ở Bangkok và nhiều thành phố lớn khác của Thái Lan làm cho CLCS đô thị có nhiều cải thiện so với những vùng nông thôn khác. Bộ mặt đô thị đã sớm được hình thành cùng 15
- với sự phát triển đa dạng của nhiều loại hình kinh tế và dịch vụ. Bangkok đã sớm tận dụng được những lợi thế của mình để phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ như: du lịch y tế, khám chữa bệnh (dịch vụ thẩm mỹ sắc đẹp); du lịch hội nghị, hội thảo... Dịch vụ Y khoa ở Đông Nam Á có xu hướng rẻ hơn nhiều so với ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các nghiên cứu đưa ra kết quả về quy mô của lĩnh vực này rất khác nhau, nhưng theo NaRanong A, NaRanong V thì trong năm 2008, du lịch y tế ở Thái Lan đã tạo ra từ 46 tỷ baht đến 52 tỷ baht (1 đô la Mỹ [USD] = 30 baht), doanh thu từ các dịch vụ y tế còn được cộng thêm 12 đến 13 tỷ baht từ du lịch liên quan. Điều này làm cho tổng doanh thu tăng từ 58 tỷ baht đến 65 tỷ baht, tạo ra giá trị gia tăng từ 31 tỷ baht đến 35 tỷ baht từ các dịch vụ y tế, cộng với 5,8 tỷ baht đến 6,5 tỷ baht từ du lịch. Tại thời điểm này, các chuyên gia đã dự báo thị trường du lịch y tế của Thái Lan sẽ tăng hơn gấp đôi 2015, nếu vẫn duy trì mức tăng như năm 2011 [PR Newswire.com, 2012, 156]. Tổng số tiền này chiếm tổng giá trị gia tăng từ 36,8 tỷ baht đến 41,6 tỷ baht, tương đương 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo các kịch bản khác nhau, giá trị gia tăng từ du lịch y tế dự kiến sẽ đạt từ 59 tỷ baht đến 110 tỷ baht trong năm 2012 [NaRanong A, NaRanong V, 2011, pp.336-344, 78]. Cho đến nay, Bangkok tiếp tục là trung tâm chính của các hoạt động kinh tế, chủ yếu dựa vào công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Sự tăng trưởng về du lịch đã nhanh chóng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các sân bay ở các thành phố Đông Nam Á. Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các sân bay của Singapore; sân bay Suvarnabhumi của Bangkok và sân bay Quốc tế Kuala Lumpur là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch ở Đông Nam Á và dành cho những hành khách đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Các thành phố như Chiang Mai, Cebu City, Surabaya và Penang cũng tìm cách phát triển sân bay của họ thông qua các việc liên kết không chỉ với thành phố thủ đô, mà còn với các điểm đến quốc tế khác [Trevor Hogan, Tim Bunnell et al 2012, pp.59-63, 109]. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng sẽ khó quản lý một thành phố lớn hơn một thị trấn nhỏ. Tuy nhiên, Tokyo với 36 triệu dân không chỉ là thành phố đông dân nhất trên thế giới mà còn là một thành phố giàu có nhất với GDP ước tính là 1.497 tỷ đô la [Hawksworth et al, 2009: 48]. Mặc dù tắc nghẽn giao thông khét tiếng nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bangkok vẫn tăng mạnh. Việc quản lý các khu vực đô thị 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Những tồn tại chủ yếu cản trở sự phát triển của hoạt động kinh doanh bất động sản ở Việt Nam
0 p | 454 | 100
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
0 p | 259 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 332 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 197 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam và mối quan hệ với các tai biến địa chất trên cơ sở tài liệu địa chấn
14 p | 221 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 154 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đối với Đông Nam Á giai đoạn 1977-2016
171 p | 73 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada đến đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Thái Lan
164 p | 60 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục
202 p | 59 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Cấu trúc quần xã Động vật phù du trong Vịnh Bình Cang - Nha Trang và sự vận chuyển Cacbon và Nitơ từ Thực vật phù du sang Động vật phù du
174 p | 137 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964
172 p | 49 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Nhà Joglo của người Jawa ở Indonesia
169 p | 49 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Chính sách đối với Đông Nam Á của chính quyền tổng thống Barack Obama (2009-2016)
31 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 133 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
212 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
29 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn