Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2014
lượt xem 10
download
Nội dung chính của luận án nhằm đánh giá thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp của người quản lý chuyên môn tại một số nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 11/2012 - 9/2014. Đánh giá kết quả can thiệp bán thực nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 10 -12/2014.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2014
- 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả NSC TRỊNH HỒNG MINH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẨN 2
- PGS.TS. Phạm Đình Luyến TS. Phan Văn Bình 4
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các hình và biểu đồ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết Phần viết đầy đủ tắt 1 BYT Bộ Y tế 2 CB, VC Cán bộ, viên chức 3 CCHN Chứng chỉ hành nghề 4 CĐD Cao đẳng dược 5 CM Chuyên môn 6 CP Chính phủ 7 ĐH Đại học 8 DSĐH Dược sĩ đại học 9 DSTC Dược sĩ trung cấp 10 DSC Dược sơ cấp 11 FIP Federation International Pharmaceutical (Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế 12 GCNĐĐKKD Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 13 GPP Good pharmacy practice (Thực hành tốt nhà thuốc) 14 Hđnn Hoạt động nghề nghiệp 15 Sl Số lượng 16 SYT Sở Y tế 17 Tl Tỷ lệ 18 TP Thành phố 19 TT Thông tư 20 THCS Trung học cơ sở 21 THPT, TC, CĐ Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng 22 TX Thị xã 23 WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) 6
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tênbiểu đồ Trang 8
- 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt nên hoạt động bán lẻ thuốc là một lĩnh vực kinh doanh luôn được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhà nước đã ban hành đạo đức hành nghề dược và các quy định quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành giám sát hoạt động bán lẻ thuốcnhằm đảm bảo thống nhất hoạt động bán lẻ thuốc trên phạm vi cả nước, thực hiện mục tiêu: “Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới” được nêu trong đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” [1]. Kinh doanh thuốc còn là loại hình kinh doanh có điều kiện nên mối quan hệ giữa người bán và người mua cũng không hoàn toàn là mối quan hệ “thuận mua, vừa bán” như những loại hàng hóa khác mà phải thực hiện theo các quy định do nhà nước ban hành. Chính vì vậy, việc người tham gia kinh doanh bán lẻ thuốc tuân thủ chặt chẽ những quy định sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người mua thuốc nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, từ năm 2007, nước ta cũng đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt nhà thuốc) [2] cho hai loại hình bán lẻ thuốc là nhà thuốc và quầy thuốc nhằm đưa hoạt động bán lẻ thuốc vào những chuẩn mực chung của thế giới. Trong tiêu chuẩn GPP, hoạt động nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người dùng thuốc. Từ khi áp dụng tiêu chuẩn GPP ở nước ta đến nay, qua một số đề tài nghiên cứu cho thấy cơ sở vật chất của các cơ sở bán lẻ thuốc đã có sự thay đổi đáng kể,
- 10 tuy nhiên hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở này vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được đánh giá một cách cụ thể. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, các cơ sở bán lẻ thuốc tại tỉnh Đồng Nai cũng phát triển nhanh chóng về số lượng để đáp ứng cho nhu cầu dùng thuốc của người dân trên địa bàn.Theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, tính đến cuối năm2013, đã có gần 2.000 cơ sở hành nghề dược tư nhân bán lẻ thuốc chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động với các loại hình khác nhau, trong đó hai loại hình chủ yếu là nhà thuốc và quầy thuốc [3].Kết quả thanh, kiểm tra cũng đã cho thấy một số hạn chế trong hoạt động nghề nghiệp tại các cơ sở bán lẻ thuốc nhưng chưa được thể hiện một cách đầy đủ. Chúng tôi cho rằng cần tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá việc chấp hành những quy định trong hoạt động nghề nghiệp của các cơ sở bán lẻ thuốc từ đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động,thực hiện bước can thiệp bán thử nghiệm ban đầu để làm cơ sở kiến nghị với cấp thẩm quyền có những tác động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của các cơ sở bán lẻ thuốc.Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của một số nhà thuốc, quầy thuốc tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 2014 ”nhằmđạt các mục tiêu như sau: 1. Đánh giá thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp của người quản lý chuyên môn tại một số nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 11/2012 9/2014.
- 11 2. Đánh giá kết quả can thiệp bán thực nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc và quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 10 12/2014. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu 1.1.1. Lý luận về mối quan hệ giữa nhận thức hoạt động thực tiễn và mối quan hệ giữa nhận thức – hành vi Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định khái niệm về nhận thức: Về bản chất, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn. Khái niệm về thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, phong phú và luôn luôn phát triển. Giữa nhận thức và thực tiễn có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Lý luận tích cực sẽ thúc đẩy thực tiễn. Lý luận, nhận thức xác định mục tiêu, phương hướng cho hoạt động thực tiễn. Nếu lý luận đúng đắn, khoa học thì sẽ tạo điều kiện để định hướng, chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả [4]. Cùng với mối liên hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, có mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi. Khái niệm về hành vi theo từ điển tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất
- 12 định.Theo thuyết nhận thức – hành vi thì hành vi của con người không phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà là do cách thức con người nhìn nhận vấn đề tác động lên hành vi đó [5]. Xuất phát từ lý luận trên, khi xem xét sự tác động của nhận thức lên hoạt động nghề nghiệp của người bán lẻ thuốc chính là xem xét sự tác động nhận thức của họ về những yếu tố ảnh hưởng lên các hành vi cụ thể của bản thân người bán lẻ thuốc. 1.1.2. Lý luận về sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật Tính phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật được xem xét trên một số lĩnh vực như sau: Trước hết, các quy định pháp luật phải tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế đất nước. Thứ hai là văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Thứ ba, nội dung của các quy định pháp luật phải đảm bảo sự tương quan giữa các loại lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau có được sự hài hoà và có thể chấp nhận được, lợi ích hợp pháp của tầng lớp xã hội này không xung đột với lợi ích của các tầng lớp khác. Nếu không quan tâm tới sự thống nhất, hài hoà giữa các loại lợi ích của các lực lượng khác nhau trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật thì có thể dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Thứ tư, không chỉ phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật quốc gia còn phải phù hợp với pháp luật quốc tế [6]. Từ cơ sở lý luận về sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật, khi nghiên cứu hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc, đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện được quản lý bằng văn bản pháp luật của
- 13 nhà nước. Việc đánh giá sự phù hợp của các quy định quản lý nhà nước hiện hành đối với những người nhận sự tác động trực tiếp từ các quy định đó đến hoạt động bán lẻ thuốc của bản thân họ và so với những đối tượng khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động là cần thiết. 1.1.3. Lý luận về sự đáp ứng của hoạt động quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước [7]. Bắt đầu từ thập niên 1990, thuật ngữ “Quản trị nhà nước” bắt đầu được sử dụng. Mô hình “Quản trị nhà nước tốt” có tám đặc tính cơ bản là: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước; hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội; nền hành chính có trách nhiệm giải trình; minh bạch; đáp ứng; hiệu quả và hiệu lực; công bằng và thu hút; nhà nước pháp quyền. Trong đó hai vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là: + Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước: Quản trịnhà nước tốt phải huy động được sựtham gia của các chủthểtrong xã hội vào hoạt động quản lýnhà nước, cụthểlà việc ban hành các quyết định hành chính, các chính sách, biện pháp hành động. Thực tếcải cách của nhiều nước cho thấy, việc gia tăng sựtham gia của người dân vào hoạt động quản lýhành chính, cung cấp dịch vụcông đem lại nhiều lợi ích. Thứnhất, các quyết định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tếhơn nên hiệu quảvà hiệu lực được cải thiện hơn. Thứhai, thông qua sựtham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, lòng tin của người dân đối với nhà nước được tăng lên. + Đáp ứng: Các thiết chếtổ chức và các quy trình hành chính phải phục vụtổ chức và công dân trong khoảng thời gian thích hợp. Các quy định
- 14 của pháp luật phải được ban hành kịp thời, đúng đắn theo yêu cầu của thực tiễnđời sống. Các cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật cần sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực thi nhiệm vụ để đáp ứng tốt các yêu cầu của công dân [8]. Với cơ sở lý luận trên, trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu sự đáp ứng của các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đối với những người nhận sự tác động trực tiếp từ các hoạt động đó đến hoạt động kinh doanh bán lẻ thuốc của bản thân họ. 1.1.4. Lý luận về nhận thức những lợi ích trong hoạt động kinh doanh bán lẻ thuốc Hiện nay, ở nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước và coi đó là mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển kinh tế của thế giới. Nhưng rõ ràng là, cho đến nay, khi nước ta đã trải qua gần 30 năm tiến hành đổi mới nhưng nền kinh tế thị trường vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện cả về cơ chế thị trường lẫn thể chế xã hội. Vì thế, phương thức kinh doanh và hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vẫn còn chưa hoàn toàn đầy đủ. Do đó, hoạt động kinh doanh còn nhiều lĩnh vực chưa tuân thủ theo pháp luật và chưa được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật và ngay cả những chuẩn mực đạo đức kinh doanh cũng chưa hình thành một cách đầy đủ, thậm chí cả các chuẩn mực, các giá trị đạo đức đã có cũng không được nhiều doanh nghiệp quan tâm [9]. Vì thuốc là hàng hóa đặc biệt, hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, vì vậy kinh doanh thuốc khác với một số ngành nghề kinh doanh khác, đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, với các tiêu chí cơ bản sau đây:
- 15 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng loại hình. Người quản lý chuyên môn và nhân sự hoạt động tuân thủ theo những quy định hiện hành. Người hành nghề dược có trách nhiệm thực hiện 12 điều quy định về Y đức, đồng thời phải có những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng – Đạo đức hành nghề dược –để rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [10]. Mặc dù đã có quy định rất cụ thể về đạo đức hành nghề dược, nhưng trong hoạt động bán lẻ thuốc không phải người hành nghề nào cũng nhận thức được nhữnglợi ích mà họ nhận được cho bản thân cũng như cho cộng đồng (là những người mua thuốc tại cơ sở của họ) thông qua quá trình hoạt động nghề nghiệp và tuân thủ đạo đức hành nghề. Vì vậy, việc nghiên cứu và giúp cho người hành nghề hiểu rõ những lợi ích mà họ nhận được trong quá trình hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy họ tuân thủ các quy định quản lý cũng như những quy định trong đạo đức hành nghề dược. 1.1.5. Lý luận về mối liên hệ giữa người bán và người mua trong hoạt động bán lẻ thuốc Trong hoạt động bán lẻ thuốc, mối quan hệ giữa người bán và người mua không chỉ đơn thuần là mối quan hệ “thuận mua – vừa bán” mà phải thực hiện theo những quy định cụ thể như sau: + Người bán lẻ thuốc: Thực hiện những quy định được nêu rõ trong Luật Dược, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật [11] và trong tiêu chuẩn GPP (trong phần hoạt động nghề nghiệp) [2]. + Người sử dụng thuốc: Có quyền lựa chọn cơ sở bán lẻ thuốc để mua thuốc; thực hiện theo đúng hướng dẫn đã ghi trong đơn thuốc, tờ
- 16 hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán lẻ thuốc[11]. Từ những quy định trên, để người mua thuốc có thể chọn lựa được cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn theo quy định để mua thuốc cũng như cùng với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước góp phần giám sát hoạt động của người bán thì người mua thuốc cũng cần có kiến thức, thái độ và những hành vi đúng khi thực hiện hoạt động mua thuốc của họ. 1.1.6. Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn “GPP: Thực hành tốt nhà thuốc” của thế giới 1.1.6.1. Khái niệm về “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP là thực hành của nhà thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng dịch vụ dược để cung cấp tối ưu, chăm sóc sức khỏe dựa trên bằng chứng. Để hỗ trợ hoạt động này thì điều cần thiết là phải thiết lập một tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng và hướng dẫn (FIP và WHO) [12]. 1.1.6.2. Lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chiến lược sửa đổi về thuốc được thông qua tại Đại hội Y tế thế giới trong năm 1986, WHO đã tổ chức hai cuộc họp ở Delhi Ấn Độ vào năm 1988và tại Tokyo Nhật Bản vào năm 1993 để thảo luận và ban hành các Nghị quyết về vai trò của các dược sĩ vào năm 1994 [13]. Năm 1996, FIPphát triển các tiêu chuẩn chodịch vụ nhà thuốc với tiêu đề “thực hành tốt nhà thuốc trong cộng đồng vàthiết lập nhà thuốc bệnh viện” và phối hợp với WHO ban hành [14]. Đến năm 1997, FIP và WHO đã chỉnh sửa và ban hành tài liệu “Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)” và chính thức được xuất bản vào năm 1997 [15].
- 17 Phối hợp với WHO, năm 2006,FIP đã xuất bản cuốn cẩm nang tựa đề “Phát triển nhà thuốc thực hành – tập trung vào chăm sóc bệnh nhân” [16]. Năm 2009, phiên bản GPP đã được chỉnh sửa lần đầu trong tháng 10 năm 2009[17]. Tiếp theo, năm 2011, WHO đã cùng với FIP xây dựng lại tiêu chuẩn GPP của thế giới [12]. 1.1.6.3. Những yêu cầu của tiêu chuẩn“Thực hành tốt nhà thuốc” Mối quan tâm đầu tiên trong tất cả các hoạt động là phúc lợi của bệnh nhân. Yêu cầu cốt lõi trong hoạt động của nhà thuốc là: cung cấp thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng đảm bảo, thông tin và tư vấn thích hợp. Có chương trình khuyến mãi hợp lý theo quy định. Mọi hoạt động cung cấp thuốc cho bệnh nhân phải được quy định rõ ràng và tất cả mọi người tham gia đều phải nắm vững. Có sự hợp tác đa ngành giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe [12]. GPP cũng đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia phải thiết lập: Một khung pháp lý: + Xác định những người có thể tham gia thực hành dược; + Xác định phạm vi hành nghề dược; + Đảm bảo tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và chất lượng thuốc. Một khuôn khổ lực lượng lao động: + Đảm bảo năng lực của các nhân viên nhà thuốc thông qua quá trình tiếp tục đào tạo chuyên nghiệp. + Xác định các nguồn nhân lực cần thiết để cung cấp GPP. Một khuôn khổ kinh tế:
- 18 Cung cấp đủ nguồn lực và động lực được sử dụng một cách hiệu quả để đảm bảohoạt động thực hiện trong GPP. 1.1.6.4. Một số điều kiện cần thiết để thực hiện tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” Phải quan tâm đến sức khỏe bệnh nhân trên nền tảng của yếu tố đạo đức và kinh tế. Các dược sĩ phải có kiến thức chuyên môn sâu về thuốc. Thiết lập được mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa dược sĩ với các chuyên gia y tế khác, đặc biệt là bác sĩ. Thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp giữa các dược sĩ để cải thiện dịch vụ dược phẩm, không phải là đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình vận hành, các nhà quản lý dược phải có trách nhiệm xây dựng các chính sách, các biện pháp đánh giá và nâng cao chất lượng. Dược sĩ cần phải nhận thức cần thiết về thông tin y tế và dược phẩm của mỗi bệnh nhân. Thu thập thông tin như vậy được thực hiện dễ dàng hơn nến bệnh nhân chỉ chọn một nhà thuốc để mua thuốc hoặc nếu hồ sơ về thuốc của bệnh nhân có lưu trữ sẵn tại nhà thuốc. Dược sĩ cần dựa trên bằng chứng, không thiên vị, toàn diện, khách quan và thông tin hiện tại về trị liệu, trong sử dụng thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác, bao gồm cả nguy cơ môi trường từ thuốc. Các dược sĩphải tự xây dựng trách nhiệm cá nhân cho việc duy trì và đánh giá năng lực chuyên môncủa mình trong công việc. Trong khi tự giám sát là rất quan trọng, cũng cần phải có các tổ chức chuyên nghiệp quốc gia về dược chịu trách nhiệm cũng trong việc bảo đảm dược sĩduy trì các tiêu chuẩn và tuân thủ yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục.
- 19 Các chương trình giáo dục cho người nhập cư liên quan đến hành nghề dược nên giải quyết một cách hợp lý cả hai cho hiện tại và tương lai trong thực hành dược. Chuẩn quốc gia về GPP phải được quy định và phải được tôn trọng bởi tất cả những người tham gia trong lĩnh vực hành nghề [12]. 1.1.6.5. Các vai trò chính của dược sĩ trong tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”năm 2011 * Vai trò 1: Chuẩn bị, thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân phối, quản lý, phân phát và xử lý các sản phẩm y tế, gồm 6 chức năng. * Vai trò 2: Quản lý quá trình cung cấp thuốc điều trị một cách hiệu quả, gồm 4 chức năng. * Vai trò 3: Duy trì và cải thiện hoạt động của bản thân, 01 chức năng. * Vai trò 4: Góp phần cải thiện hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng, gồm 4 chức năng. Tóm lại:Những vai trò này có thể thay đổi cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào trách nhiệm của mỗi dược sĩ hành nghề.Các tiêu chuẩn cụ thể của GPP chỉ có thể được phát triển trong một nhà thuốc có cơ cấu tổ chức đúng theo quy định[12]. Hướng dẫn này được khuyến cáo như là một tập hợp các mục tiêu nghề nghiệp nhằm đáp ứng sự quan tâm của bệnh nhân và các bên liên quan khác trong ngành dược phẩm. Trách nhiệm này thuộc về các hiệp hội chuyên nghiệp về thuốc ở mỗi quốc gia. Đạt được các tiêu chuẩn cụ thể của GPP cho mỗi quốc gia theo các khuyến nghị có thể đòi hỏi thời gian và nỗ lực đáng kể. Theo các chuyên gia y tế, các quốc gia và dược sĩ có nhiệm vụ phải bắt đầu quá trình không được chậm trễ.Tài liệu cũng
- 20 hướng dẫn mỗi quốc gia nên xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho quốc gia của mình theo tình hình thực tế[12]. 1.1.6.6.Hoạt động của người quản lý chuyên môn tại các nhà thuốc cộng đồng đạt tiêu chuẩn GPP của một số khu vực và các nước trên thế giới Khu vực Châu Âu Tỷ lệ và số lượng trung bình dược sĩ có mặt tại nhà thuốc khác nhau giữa các nước trong khu vực Châu Âu: + Tại nước Đức:Số lượng dược sĩtrung bình tại nhà thuốc là 2,3; ngoài dược sĩchủ nhà thuốc,còn có các nhân viên khác, trung bình một nhà thuốc có 7 người cả chủ nhà thuốc và nhân viên; thời gian thực tập nghề một năm [18], [19]. + Tại nước Pháp: Số lượng dược sĩ trung bình tại nhà thuốc 2,4; mỗi nhà thuốc thường có 01 dược sĩ làm chủ và một hoặc hai dược sĩ là nhân viên; thời gian thực tập nghề bốn năm[20], [21]. + Tại nước Anh: Số lượng dược sĩ trung bình tại nhà thuốc là 2; thời gian thực tập nghề bốn năm [22]. + Tại nước Hà Lan: Số lượng dược sĩ trung bình tại nhà thuốc là 2; thời gian thực tập nghề hai năm [23]. Mỗi nước trong Châu Âu có những quy định về hành nghề riêng và tiêu chuẩn GPP riêng, nhưng về cơ bản tuân thủ tiêu chuẩn GPP theo hướng dẫn của WHO và FIP. Tiêu chuẩn GPP của Châu Âu cũng rất quan tâm đến vai trò của dược sĩ trong lĩnh vực chăm sóc dược phẩm. Các hoạt động nâng cao vai trò của dược sĩ: Chuyển mô hình hoạt động chủ yếu là từ cung cấp dịch vụ dược phẩm sang mô hình dịch vụ và tư vấn:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây học
330 p | 277 | 61
-
Luận án tiến sĩ dược học: Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ
219 p | 198 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Bào chế hệ tiểu phân nano artemisinin và đánh giá tác động diệt ký sinh trùng sốt rét trên chuột
243 p | 146 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Triển khai can thiệp dược lâm sàng vào việc sử dụng hợp lý imipenem và meropenem tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
325 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
237 p | 16 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây tầm bóp (Physalis angulata L.), họ cà (Solanaceae)
168 p | 16 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng ung thư của thân lá cây củ dòm (Stephania dielsiana Y.C. Wu)
359 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây ban Hooker (Hypericum hookerianum Wight. and Arn., Họ Ban - Hypericaceae)
181 p | 20 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Chùa dù (Elsholtzia penduliflora W. W. Smith)
295 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Thiết kế và tổng hợp các acid hydroxamic mang khung quinazolin hướng tác dụng kháng tế bào ung thư
365 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính và một số tác dụng sinh học hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của lá cây Xăng xê (Sanchezia nobilis Hook.F.)
173 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin
229 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế và xác định sinh khả dụng viên nén quetiapin 200 mg giải phóng kéo dài
182 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu tác dụng kháng u thực nghiệm của rễ củ Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen, Araliaceae) trồng ở Việt Nam trước và sau chế biến
216 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Khảo sát tính đa hình và ảnh hưởng của CYP3A5, CYP2C9 trên bệnh nhân bệnh động kinh Việt Nam
177 p | 25 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Tu hùng tai (Pogostemon auricularius (L.) Hassk.), họ Hoa môi (Lamiaceae)
269 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế pellet mesalamin giải phóng tại đại tràng
293 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá độc tính và một số tác dụng sinh học của cao khô hành đen
247 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn