Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khảo sát thực trạng về tổ chức quản lý Khoa GDTC, nội dung chương trình môn học, những điều kiện đảm bảo đồng bộ cho công tác GDTC, cũng như các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, đề tài xác định và kiểm nghiệm các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRẦN HUY QUANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRẦN HUY QUANG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Nguyễn Đương Bắc 2. TS Nguyễn Trọng Bốn Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Huy Quang
- MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng trong luận án Danh mục biểu đồ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........... 5 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục thể chất và thể thao trường học. .............................................................................................. 5 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất trong trường học. ............................................................................................... 5 1.1.2. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thể dục Thể thao trong các Trường Cao đẳng, Đại học.......................................................................... 9 1.1.3. Khái quát công tác đào tạo nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội................................................ 10 1.2. Một số khái niệm có liên quan. ................................................... 18 1.2.1. Khái niệm “Chất lượng giáo dục”............................................... 18 1.2.2. Khái niệm “Giáo dục thể chất”. .................................................. 20 1.2.3. Khái niệm “Chất lượng Giáo dục thể chất”. ............................... 22 1.2.4. Khái niệm “Giải pháp”................................................................ 24 1.3. Đặc điểm tâm lý và tố chất thể lực sinh viên ............................. 24 1.3.1. Đặc điểm tâm lý sinh viên. ......................................................... 24 1.3.2. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên. ............... 27 1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan. ................................... 29 1.4.2. Các nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Thể chất ở các bậc học. ................................................................... 30
- 1.4.3. Các nghiên cứu phát triển thể chất của người Việt Nam nói chung và của học sinh, sinh viên trong trường học nói riêng. ................................... 32 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................................................................................ 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: . .............................................................. 36 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................. 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................... 36 2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu. ................................... 36 2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm .................................................. 37 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn – điều tra xã hội học............................ 38 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học. ...................................................... 39 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ................................................. 41 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................... 44 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.................................................. 45 2.3. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................... 46 2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 46 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............. 48 3.1. Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ................................................................................. 48 3.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chức của Khoa Giáo dục Thể chất và Trung tâm Thể thao – Văn hóa Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ............ 48 3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thể dục thể thao của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .......................................................... 52 3.1.3. Thực trạng dạy học thể dục thể thao của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .................................................................................................... 59 3.1.4. Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .......................................................................................... 64
- 3.1.5. Thực trạng kết quả hoạt động Thể dục thể thao ......................... 76 3.1.6. Bàn luận về thực trạng công tác Giáo dục thể chất .................... 85 3.2. Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.............. 88 3.2.1. Lựa chọn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. ................................ 88 3.2.2. Ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 108 3.2.3. Bàn luận về các giải pháp nâng cao công tác Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội .............................................................. 134 A. KẾT LUẬN ................................................................................... 140 B. KIẾN NGHỊ .................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt ĐHBK : Đại học Bách khoa GDTC : Giáo dục thể chất GD& ĐT : Giáo dục và Đào tạo CSVC : Cơ sở vật chất HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định RLTT : Rèn luyện thân thể SV : Sinh viên TB : Trung bình TTg : Thủ tướng TDTT : Thể dục thể thao TW : Trung ương UBTDTT : Uỷ ban Thể dục Thể thao XPC : Xuất phát cao 2. Đơn vị đo lường: cm Centimét g Gam kg Kilôgam kG Kilôgam lực m Mét s Giây Phút
- DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số Tên bảng Trang Đội ngũ giảng viên Khoa GDTC Trường ĐHBK Hà Nội giai 3.1 52 đoạn 2010 – 2017 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy GDTC 3.2 53 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thực trạng sử dụng kinh phí dành cho GDTC của Trường 3.3 55 ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2011– 2015 Kết quả phỏng vấn thực trạng nhận thức của sinh viên Trường 3.4 56 ĐHBK Hà Nội về môn GDTC (n=2000) Đánh giá của giảng viên về tính tích cực của SV Trường 3.5 57 ĐHBK Hà Nội trong môn học GDTC (n=19) Tổng hợp kết quả tự đánh giá của SV Trường ĐHBK Hà Nội 3.6 58 về thái độ tích cực trong học tập môn GDTC (n=1000) Thực trạng nội dung giảng dạy GDTC tại Trường ĐHBK Hà 3.7 61 Nội Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học 3.8 và hình thức tổ chức lên lớp (Giáo viên n=100, sinh viên 62 n=1000 tính theo tỉ lệ %) Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường 3.9 65 ĐHBK Hà Nội Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 3.10 66 viên Trường ĐHBK Hà Nội Thực trạng công tác tổ chức tập luyện ngoại khóa của 3.11 68 sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội (n=2000) Thực trạng thời lượng tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 3.12 69 viên Trường ĐHBK Hà Nội Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh Sau 3.13 viên Trường ĐHBK Hà Nội theo tổng thể và giới tính tr.71 Nhận thức về vai trò tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 3.14 73 viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (n=2000) Nhận thức về vai trò tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên 3.15 75 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội theo đặc điểm và giới tính
- Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học 3.16 77 Bách Khoa Hà Nội Đặc điểm thể chất của nam sinh viên Trường Đại học Bách Sau 3.17 Khoa Hà Nội tr.78 Đặc điểm thể chất của nữ sinh viên Trường Đại học Bách Sau 3.18 Khoa Hà Nội tr.78 So sánh Thể chất của nam sinh viên Trường Đại học Bách Sau 3.19 Khoa Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi tr.78 So sánh Thể chất của nam sinh viên Trường Đại học Bách Sau 3.20 Khoa Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi tr.78 So sánh thể chất của SV Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất Sau 3.21 người Việt Nam cùng lứa tuổi tr.82 Đánh giá thể lực của nam SV Trường ĐHBK Hà Nội theo tiêu Sau 3.22 chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của BGD&ĐT tr.82 Đánh giá thể lực của nữ SV trường ĐHBK Hà Nội theo tiêu Sau 3.23 chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của BGD&ĐT tr.82 Thực trạng sử dụng thời gian trong ngày của SV Trường 3.24 92 ĐHBK HN 3.25 Đánh giá tính cần thiết tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 94 3.26 Nhu cầu tập luyện TDTT của SV của tổng thể sinh viên 95 3.27 Nhu cầu tập luyện TDTT của SV theo đặc điểm giới tính 96 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giảng viên về các giải 3.28 pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho Trường ĐHBK 100 Hà Nội (n=100) Kết quả kiểm phỏng vấn SV về các giải pháp nâng cao hiệu 3.29 101 quả công tác GDTC cho Trường ĐHBK Hà Nội (n=2000) Kết quả kiểm chứng giải pháp nâng cao nhận thức công tác Sau 3.30 giáo dục tuyên truyền giáo dục vai va trò và nghĩa của GDTC tr.109 trong nhà trường (n=2000) Kinh phí 2016 khi ứng dụng các giải pháp dành cho GDTC 3.31 110 của Trường ĐHBK Hà Nội năm học 2015-2016 (triệu đồng) Tài liệu giảng dạy môn GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội năm 3.32 111 học 2015-2016
- Kết quả kiểm chứng giải pháp mở các lớp bồi dưỡng kiến 3.33 111 thức các môn Thể thao cho giảng viên và SV Kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình môn 3.34 114 học tại Trường ĐHBK Hà Nội (n=5) Phỏng vấn giảng viên Khoa GDTC Trường ĐHBK Hà Nội 3.35 115 (n=19) 3.36 Nội dung và kế hoạch tập luyện các môn Thể thao 116 Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên khóa 2015- 3.37 118 2020 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Sau 3.38 Trường ĐHBK Hà Nội sau 3 tháng tr.120 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Sau 3.39 Trường ĐHBK Hà Nội sau 3 tháng tr.120 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Sau 3.40 Trường ĐHBK Hà Nội sau 9 tháng tr.120 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa sinh viên Sau 3.41 khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Nội sau 13 tháng tr.120 Phân loại chiều cao đứng của người Việt Nam trước năm 3.42 122 1967 Đánh giá thể lực của SV khóa 2015-2020 Trường ĐHBK Hà Sau 3.43 Nội theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của BGD&ĐT tr.129 Kết quả kiểm chứng giải pháp tổ chức các giải thi đấuThể 3.44 132 thao cho SV Trường ĐHBK Hà Nội
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN SỐ TÊN BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRANG So sánh nhóm các chỉ số chiều cao, cân nặng, chỉ số Quetelet, chỉ số BMI, công năng tim và dẻo gập thân của sinh viên 3.1 Sau tr.78 Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính So sánh nhóm các chỉ số lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30 mét XPC, chạy con thoi 4x10m Sau tr.78 3.2 và chạy tùy sức 5 phút của sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi và giới tính 3.3 Đánh giá về tính cần thiết phải tập luyện TDTT của SV 94 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của TDTT của 2 khách thể 3.4 120 cần phỏng vấn Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên khóa 2015-2020 Sau 3.5 Trường ĐHBK Hà Nội tr.120
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ đã xác định: “thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe” và nhấn mạnh: “Đối với giáo dục, điều đáng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục trong tất cả các cấp học”. Để góp phần thực hiện mục tiêu này, Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của chất lượng đào tạo.Giáo dục thể chất có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với việc hoàn thiện nhân cách và thể chất sinh viên đáp ứng nhu cầu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, tạo nguồn lực dồi dào phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục NguyễnVăn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam [12]. Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng Trường ĐHBK Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến của cả nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào tạo của cả hệ đại học và sau đại học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo. Trường ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40.000 SV, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học
- 2 và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà trường đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, là thước đo uy tín và trình độ của một Trường Đại học. Vị thế của Trường ĐHBK Hà Nội trong hợp tác quốc tế và hiệu quả từ các mối hợp tác này mang lại cho Trường ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Từ năm 1986 đến nay cơ sở vật chất của Nhà trường đã được cải tạo và nâng cấp một cách cơ bản, cơ sở hạ tầng và cảnh quan đã khang trang sạch đẹp hơn nhiều, đã đầu tư nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, xây dựng và đang thực hiện nhiều dự án lớn phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao. Điều kiện làm việc và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, sinh viên không ngừng được cải thiện. Năm 2006, Nhà trường đã xây dựng Đề án: ‘‘Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030''. Ngày 01 tháng 02 năm 2007, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 668/QĐ-BGD-ĐT phê duyệt bản Đề án này [15]. Đây là một tín hiệu tốt mở đường cho Trường ĐHBK Hà Nội sớm đạt được mục tiêu trở thành một Đại học nghiên cứu, đạt đẳng cấp cao theo chuẩn mực quốc tế, góp phần tích cực và hiệu quả hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với sự đóng góp to lớn của Nhà trường, của các thế hệ cán bộ, sinh viên vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước đây cùng những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới vừa qua, Trường ĐHBK Hà Nội vinh dự là trường đầu tiên trong hệ thống các trường đại học Việt Nam được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí, Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006). Công đoàn Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (2006). Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (2006). Nhiều cán bộ và tập thể của
- 3 Trường được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại. Tính đến năm 2006, có 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà giáo ưu tú. Khoa Giáo dục Thể chất tiền thân là Bộ môn TDTT được thành lập từ năm 1956. Cùng với sự phát triển của nhà trường, các thế hệ cán bộ, giáo viên đã cống hiến và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo lớp người cán bộ khoa học kỹ thuật phát triển toàn diện, giỏi về chuyên môn, có đạo đức trong sáng, có kỷ luật và sức khoẻ.Trong những năm qua, bên cạnh các thành tích đã đạt được trong đào tạo, Khoa đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển phong trào TDTT của trường. Trường ĐHBK Hà Nội là một trong những lá cờ đầu về phong trào Thể dục Thể thao sinh viên Thủ đô và Toàn quốc. Do vậy đã gần 30 năm, Trường ĐHBK Hà Nội giữ vị trí chủ tịch Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp thành phố Hà Nội, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên các Trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn Thủ Đô. Tuy nhiên, công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội nói chung và tại Khoa GDTC nói riêng trong nhiều năm qua kết quả đạt được còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với quy mô cũng như tiềm năng của nhà trường và cũng nhiều năm qua Khoa GDTC của nhà trường cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về công tácGDTC, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” .
- 4 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng về tổ chức quản lý Khoa GDTC, nội dung chương trình môn học, những điều kiện đảm bảo đồng bộ cho công tác GDTC, cũng như các hoạt động ngoại khóa của sinh viên, đề tài xác định và kiểm nghiệm các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong Trường ĐHBK Hà Nội. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường ĐHBK Hà Nội. Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Thể chất cho sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội. Giả thuyết khoa học Công tác GDTC tại Trường ĐHBK Hà Nội đang còn những hạn chế bất cập trên nhiều mặt có liên quan. Vì vậy, nếu lựa chọn được một số giải pháp phù hợp điều kiện thực tế, tổ chức ứng dụng một cách khoa học, chặt chẽ sẽ khắc phục được những tồn tại yếu kém và phát huy được thế mạnh của nhà trường, nâng cao chất lượng công tác GDTC, góp phần hoàn thành sứ mạng của Trường ĐHBK Hà Nội.
- 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về GDTC và thể thao trường học. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục thể chất trong trường học. Xuất phát từ quan điểm: “con người là vốn quý nhất” và lý luận của học thuyết Mác Lênin về toàn diện, đức, trí, thể, mỹ, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm hết sức đúng đắn và xuyên suốt trong sự nghiệp GDĐT ở nước ta nói chung và công tác GDTC nói riêng. Đảng và Nhà nước ta từ nguyên lý giáo dục Mácxit và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về TDTT, GDTC đã được định hướng và vận dụng một cách sáng tạo vào từng thời kỳ và giai đoạn cách mạng dựa trên những yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể kịp thời đề ra các chỉ thị, nghị quyết, thông tư và chủ trương đúng đắn để chỉ đạo phong trào TDTT [80]. Giáo dục và Đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [81]. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Đảng ta luôn xác định, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Có thể thấy điều này trong các dữ liệu chủ yếu về GDTC và thể thao trường học được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm như Hiến pháp và các bộ luật và pháp lệnh của Quốc hội [44], [45], [46], [50]. Nghị quyết của Hội nghị Trung Ương 2 khóaVIII về Giáo dục &Đào tạo và khoa học công nghệ đã tiếp tục khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với Khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI. Muốn xây dựng đất nước giàu
- 6 mạnh, văn minh, phải có con người phát triển toàn diện. Không chỉ về trí tuệ, trong sáng về đạo đức mà còn phải là con người cường tráng về thể chất” [3]. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sửa đổi năm 2012 ở điều 41 đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [46]. Pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa X thông qua ngày 25/9/2000 trong chương 3 điều 14 quy định: “Thể thao trường học bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích TDTT ngoại khóa trong nhà trường” [43]. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Đảng Chính phủ cũng luôn có những chỉ thị, nghị quyết, thông tư nhằm định hướng phát triển cho sự nghiệp GDĐT nói chung và GDTC trường học nói riêng. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã chỉ rõ vai trò của TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi người … Đối với GDTC và thể thao trường học chỉ thị đã yêu cầu phải cải tiến chương trình giảng dạy và tiêu chuẩn RLTT, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học [1]. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã một lần nữa khẳng định: “GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” [3]. Đồng thời văn kiện đại hội cũng đã nhấn mạnh đến công tác chăm lo GDTC cho mọi người. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, không những
- 7 chỉ có con người phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lành mạnh về lối sống mà cần có con người cường tráng về thể chất, chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội…” Chỉ thị số 17/CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 của ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:”… đẩy mạnh hoạt động TDTT trường học, đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên TDTT chuyên trách, tăng cường đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực TDTT, ưu tiên cho trường học ở đồng bằng, miền núi. Thực hiện nghiêm túc quy hoạch đất đai cho TDTT ở xã phường, trường học” [5]. Quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT cũng đã có chỉ thị, thông tư hướng dẫn thực hiện: Ngày 7 tháng 3 năm 1995 Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị 133/TTg về việc quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển nghành TDTT. Về GDTC trường học, chỉ thị đã chỉ rõ: “Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội, ngoại khóa” [2]. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT đã nêu rõ: “ … xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT là vận dụng và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, văn hóa, y tế và TDTT trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân” [58]. Ngày 18 tháng 4 năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trong văn hóa, giáo dục, y tế và TDTT [59]. Thực hiện các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trường học, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản, pháp quy để chỉ đạo thực hiện đến các cơ sở, đồng thời cũng đã ban hành chương trình mục tiêu: Cải tiến nâng cao thể chất, sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao HSSV trong nhà trường các cấp giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2020
- 8 [7]. Trong chương trình mục tiêu đã nêu lên đầy đủ những điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC và Thể thao trong trường học ổn định và phát triển đến năm 2020. Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành riêng một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động Thể thao trường học. đồng thời đề cập đến những yếu kém, tồn tại của công tác GDTC và đưa ra định hướng cơ bản về phát triển GDTC và TDTT trường học tại Việt Nam. Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, Thủ tướng đã phê duyệt: Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, trong đó có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC. Một trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là: “Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS, xây dựng chương trình GDTC hợp lý...” và “Tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học” [64,tr.162]. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020: “Với mục tiêu là nhằm tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Thể dục, Thể thao, tăng cường CSVC, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự nghiệp TDTT, đến năm 2020” [7]. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ) đã khẳng định: “Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của HS, SV. Mở rộng và nâng cao chất
- 9 lượng hoạt động TDTT quần chúng: Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện Thể dục, Thể thao…; Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về công tác thể dục, thể thao” [10]. Từ đó có thể khẳng định rằng: Sự nghiệp TDTT nói chung và công tác GDTC trong trường học các cấp nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và được thể hiện rõ trong các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ, thể hiện cả trong các văn bản cao nhất của Đảng, Nhà nước như: Hiến pháp, luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới luật. Đây là những văn bản quan trọng giúp định hướng phát triển ngành TDTT nói chung và công tác GDTC trong trường học các cấp nói riêng. 1.1.2. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thể dục Thể thao trong các Trường Cao đẳng, Đại học. Chương trình các môn học GDTC trong các Trường Cao đẳng, Đại học nhận được sự quan tâm rất lớn của Bộ GD&ĐT và Ủy ban TDTT thông qua các văn bản chỉ thị, các thông tư được ban hành như: Quyết định số 14/2001/QĐ–BGD&ĐT ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học [13]; Công văn số 6832/BG&ĐT–HSSV ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, Giáo dục Thể chất và y tế trường học năm học 2006 – 2007. Ngày 18 tháng 9 năm 2008 Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD&ĐT quy định về đánh giá xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên, với mục đích là điều chỉnh nội dung, phương pháp Giáo dục Thể chất phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo, đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế [18]. Nhằm nâng cao thể chất cho học sinh, SV ngày 23 tháng 12 năm 2008
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 271 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 371 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 307 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 29 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 34 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 38 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 28 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 20 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn