intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

44
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC, luận án lựa chọn các TCVĐ phù hợp với đặc điểm của trẻ MG 5 – 6 tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường, xây dựng các kế hoạch ứng dụng hiệu quả TCVĐ. Từ đó, nâng cao TTC và góp phần phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ MỸ HOA NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ MỸ HOA NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Huỳnh Văn Sơn 2. TS. Dương Thị Thùy Linh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Mỹ Hoa
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 5 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất.......................................... 5 1.1.1. Quan điểm về giáo dục thể chất trong trường học ..................................... 5 1.1.2. Quan điểm về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ..................................... 6 1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................ 9 1.2.1. Hoạt động giáo dục thể chất ....................................................................... 9 1.2.2. Hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ......................... 11 1.3. Lý luận về trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất ........................................................................................................................... 15 1.3.1. Định nghĩa trò chơi vận động ................................................................... 15 1.3.2. Định nghĩa trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất ................................................................................................. 17 1.3.3. Đặc điểm về trò chơi vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi..................... 18 1.3.4. Phân loại trò chơi vận động ...................................................................... 19 1.3.5. Các bước tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............ 20 1.4. Lý luận về tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất................................................................................................................................. 22 1.4.1. Định nghĩa tính tích cực ........................................................................... 22 1.4.2. Định nghĩa tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất ......................................................................................................... 24
  5. 1.4.3. Biểu hiện tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất ......................................................................................................... 24 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................. 28 1.5.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................... 28 1.5.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi............................................ 30 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................................. 31 1.6.1. Một số nước trên thế giới ......................................................................... 31 1.6.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 36 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU . 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 42 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 42 2.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ............................................................. 42 2.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu ............................................................ 42 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 43 2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ............................................. 43 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 44 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................ 44 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................... 48 2.3.5. Phương pháp quan sát sư phạm ................................................................ 48 2.3.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................................ 50 2.3.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 51 2.3.8. Phương pháp toán thống kê ...................................................................... 52 2.4. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................ 54 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................... 56 3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ........... 56 3.1.1. Thực trạng sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh 56
  6. 3.1.2. Xác định tiêu chí đánh giá tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh .................................. 65 3.1.3. Thực trạng tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................... 71 3.1.4. Bàn luận về thực trạng sử dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 82 3.2. Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM ...................................................................................................... 88 3.2.1. Cơ sở lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ........ 88 3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh. 90 3.2.3. Tiêu chí lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh. 91 3.2.4. Kết quả lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh. 97 3.2.5. Bàn luận kết quả lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................. 110 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ............ 113 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................ 113 3.3.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 113 3.3.3. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm ................................................. 114 3.3.4. Kết quả kiểm định, đánh giá trước thực nghiệm .................................... 117 3.3.5. Kết quả kiểm định, đánh giá sau thực nghiệm ....................................... 119
  7. 3.3.6. Bàn luận về kết quả ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................... 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 137 1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 137 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐTB Điểm trung bình ĐTBC Điểm trung bình chung GDMN Giáo dục Mầm non GDTC Giáo dục Thể chất GV Giáo viên MG Mẫu giáo TCVĐ Trò chơi vận động TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTC Tính tích cực
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Biểu hiện TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động Bảng 1.1. 28 GDTC Thang đánh giá biểu hiện TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi Bảng 2.1. 49 trong hoạt động GDTC Thực trạng thực hiện Chương trình GDTC ở các Bảng 3.1. 56 trường mầm non tại TP. HCM Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC tại Bảng 3.2. 57 các trường mầm non tại TP. HCM (n=9) Kết quả khảo sát về ưu thế sử dụng TCVĐ trong hoạt Bảng 3.3. 58 động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM Kết quả khảo sát về nhận thức vai trò của TCVĐ đối Bảng 3.4. với việc nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong 59 hoạt động GDTC Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng TCVĐ trong hoạt Bảng 3.5. 60 động GDTC tại các trường mầm non Kết quả khảo sát về hình thức ứng dụng TCVĐ cho trẻ Bảng 3.6. 63 MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC Thực trạng khó khăn khi sử dụng TCVĐ nâng cao Bảng 3.7. TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại 64 TP. HCM Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Bảng 3.8. các tiêu chí đánh giá hứng thú của trẻ MG 5 – 6 tuổi 66 trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Bảng 3.9. các tiêu chí đánh giá chủ động của trẻ MG 5 – 6 tuổi 67 trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo các tiêu chí đánh giá giải quyết các vấn đề phát sinh Bảng 3.10. 68 khi chơi của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM
  10. BẢNG NỘI DUNG TRANG Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Bảng 3.11. các tiêu chí đánh giá nỗ lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi 68 trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Bảng 3.12. các tiêu chí đánh giá hợp tác của trẻ MG 5 – 6 tuổi 69 trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Bảng 3.13. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập 70 Bảng 3.14. Kết quả phân tích EFA 70 Tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong Bảng 3.15. 71 hoạt động GDTC tại TP. HCM Kết quả đánh giá thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 Bảng 3.16. 72 tuổi trong hoạt động GDTC (n=566) Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các test đánh giá thể Bảng 3.17. lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại 76 TP. HCM Hệ số tin cậy của các test đánh giá thể lực của trẻ MG 5 Bảng 3.18. 77 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Thực trạng thể lực của trẻ MG từ 5 – 6 tuổi tại các Bảng 3.19. 78 trường MN trên địa bàn TP. HCM So sánh giá trị trung bình các test đánh giá thể lực của Bảng 3.20. trẻ em nam MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM với trung bình 79 thể lực trẻ em nam MG 5 – 6 tuổi So sánh giá trị trung bình các test đánh giá thể lực của Bảng 3.21. trẻ em nữ MG 5 - 6 tuổi tại TP. HCM với trung bình 81 thể lực trẻ em nữ MG 5 – 6 tuổi Các tiêu chí lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC Bảng 3.22. 94 của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC Đánh giá của chuyên gia về các tiêu chí lựa chọn Bảng 3.23. TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt 95 động GDTC tại TP. HCM Bảng 3.24. Kết quả kiểm định T-test của chuyên gia về các tiêu 97
  11. BẢNG NỘI DUNG TRANG chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM TCVĐ đề xuất lựa chọn ứng dụng trong hoạt động Bảng 3.25. 98 GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG Bảng 3.26. 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo 101 tiêu chí 1 Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 Bảng 3.27. – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu 102 chí 2 (n=30) Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 Bảng 3.28. – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu 103 chí 3 (n=30) Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 Bảng 3.29. – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu 105 chí 4 (n=30) Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 Bảng 3.30. – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu 106 chí 5 (n=30) Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 Bảng 3.31. – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu 108 chí 6 (n=30) Kết quả tổng hợp việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC Bảng 3.32. của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. 109 HCM Bảng 3.33. Nội dung tập luyện của nhóm thực nghiệm 113 Bảng 3.34. Nội dung tập luyện của nhóm đối chứng 113 Phân phối thời gian chơi trò chơi vận động thực Bảng 3.35. nghiệm trong giờ học thể dục của trẻ mẫu giáo 5 – 6 115 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh Bảng 3.36. Tiến trình thực nghiệm các TCVĐ trong giờ học thể Sau 115
  12. BẢNG NỘI DUNG TRANG dục cho trẻ MG 5 – 6 tuổi Tiến trình thực nghiệm các TCVĐ trong giờ TCVĐ Bảng 3.37. Sau 115 (chuyên biệt) cho trẻ MG 5 – 6 tuổi So sánh TTC giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối Bảng 3.38. Sau 117 chứng trước thực nghiệm So sánh các test đánh giá thể lực giữa nhóm thực Bảng 3.39. Sau 118 nghiệm với nhóm đối chứng trước thực nghiệm Sự phát triển TTC của nhóm đối chứng sau thực Bảng 3.40. Sau 119 nghiệm (n=130) Kết quả mức độ tác động của TCVĐ đối với TTC của Bảng 3.41. 120 nhóm thực nghiệm Kết quả phỏng vấn GV ở các lớp thực nghiệm về kết Bảng 3.42. 123 quả ứng dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC (n=8) Kết quả phỏng vấn phụ huynh trẻ thực nghiệm về quá Bảng 3.43. 124 trình ứng dụng TCVĐ cho trẻ (n = 47) Sự phát triển TTC của nhóm thực nghiệm sau thực Bảng 3.44. Sau 125 nghiệm (n=139) So sánh TTC giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối Bảng 3.45. Sau 126 chứng sau thực nghiệm Sự tăng trưởng thể lực của nhóm đối chứng trước thực Bảng 3.46. Sau 128 nghiệm và sau thực nghiệm Sự tăng trưởng thể lực của nhóm thực nghiệm trước Bảng 3.47. Sau 129 thực nghiệm và sau thực nghiệm So sánh các test đánh giá thể lực của trẻ em nam giữa Bảng 3.48. nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng sau thực 131 nghiệm So sánh các test đánh giá thể lực của trẻ em nữ giữa Bảng 3.49. nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng sau thực 132 nghiệm
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG Kết quả quan sát trẻ về hứng thú trong hoạt động Biểu đồ 3.1. 73 GDTC Kết quả quan sát trẻ về chủ động trong hoạt động Biểu đồ 3.2. Sau 73 GDTC Kết quả quan sát trẻ về giải quyết các vấn đề phát sinh Biểu đồ 3.3. Sau 73 khi chơi trong hoạt động GDTC Biểu đồ 3.4. Kết quả quan sát trẻ về nỗ lực trong hoạt động GDTC Sau 73 Biểu đồ 3.5. Kết quả quan sát trẻ về hợp tác trong hoạt động GDTC 74 So sánh thể lực của trẻ em nam MG 5 - 6 tuổi tại TP. Biểu đồ 3.6. HCM với thể lực trẻ em nam cùng lứa tuổi thời điểm Sau 80 2008 So sánh thể lực của trẻ em nữ MG 5 - 6 tuổi tại TP. Biểu đồ 3.7. HCM với thể lực trẻ em nữ cùng lứa tuổi thời điểm Sau 81 2008 Điểm trung bình TTC của nhóm thực nghiệm qua Biểu đồ 3.8. 121 TCVĐ Nhịp tăng trưởng của các nhóm trẻ em nam sau thực Biểu đồ 3.9. 133 nghiệm Nhịp tăng trưởng của các nhóm trẻ em nữ sau thực Biểu đồ 3.10. 134 nghiệm
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật đặt ra nhiều thách thức đối với nguồn nhân lực ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Giáo dục ở Việt Nam cần có sự thay đổi để thích ứng với những biến đổi như vũ bão của khoa học công nghệ mới và sự toàn cầu hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 lần thứ XI đã chỉ rõ “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ...” [17]. Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo sự khởi đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của GDMN là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [10], trong đó giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ là nội dung quan trọng nhất, đặt nền móng cho sự phát triển về thể lực lẫn trí lực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. GDTC trong chương trình phát triển GDMN với nhiệm vụ “Tăng cường bảo vệ sức khỏe, thói quen tốt cho trẻ và đảm bảo sự phát triển thể chất toàn diện và giáo dục lòng yêu thích thể dục thể thao; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua việc tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” [8]. Hoạt động GDTC cho trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở các đặc điểm phát triển sinh lý, tâm lý và vận động của trẻ. Trong các hình thức GDTC cho trẻ thì trò chơi vận động (TCVĐ) thuộc loại trò chơi có quy luật đơn giản, dễ hiểu, lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều nội dung hấp dẫn, tình
  15. 2 huống bất ngờ. Thông qua TCVĐ, trẻ được trải nghiệm, được thử sức với dạng hoạt động gây hứng thú, từ đó hình thành cho trẻ hứng thú và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ vận động. Tuy nhiên, để trẻ mẫu giáo (MG) tích cực sau mỗi lần chơi thì cần phải lựa chọn TCVĐ phù hợp cho trẻ cũng như cách thức tổ chức phải phù hợp và hiệu quả. Theo Cục Y tế dự phòng thì phần lớn trẻ ở thành phố ít vận động hoặc lượng vận động không đủ so với độ tuổi. Việc ít vận động kéo dài sẽ làm giảm sút khả năng chống lại các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, khí hậu, vi khuẩn và dễ mắc bệnh truyền nhiễm gấp 3 – 5 lần so với trẻ vận động thường xuyên, đồng thời dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh béo phì [15]. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là ít sử dụng hoặc chưa lựa chọn được TCVĐ thích hợp để nâng cao tính tích cực (TTC) cho trẻ. Trong xu hướng đổi mới GDMN hiện nay, việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cần phải chú ý kích thích TTC của từng trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú, làm nảy sinh cảm xúc tích cực, phấn khởi, bởi đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vận động. Thực hiện được yêu cầu này cũng chính là thực hiện được một trong những yêu cầu cơ bản của đổi mới GDMN hiện nay ở nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với số dân khoảng 8,993 triệu người, là thành phố đông dân nhất nước, chiếm tỉ trọng 9,35% dân số cả nước cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng cùng hàng loạt các dự án phát triển hạ tầng đô thị, giao thông [77]. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh về các loại hình kinh tế, dịch vụ thu hút đông đảo lực lượng lao động là dân nhập cư từ các tỉnh đổ về làm cho dân số tăng nhanh tạo áp lực lớn cho các cơ quan nhà nước cũng như các cơ sở giáo dục trong việc giải quyết nhu cầu học tập của trẻ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là sự dồi dào về thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ [78]. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non (GVMN) vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát huy TTC cho trẻ. Mặt khác, do lớp học quá đông, diện tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nên GV thường lúng
  16. 3 túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả [39]. Xuất phát từ lý do trên, luận án chọn đề tài “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC, luận án lựa chọn các TCVĐ phù hợp với đặc điểm của trẻ MG 5 – 6 tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường, xây dựng các kế hoạch ứng dụng hiệu quả TCVĐ. Từ đó, nâng cao TTC và góp phần phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM - Xác định tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Nguyên tắc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM - Tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM - Lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.
  17. 4 - Đánh giá hiệu quả tác động thực nghiệm của TCVĐ để nâng cao TTC và sự phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM. Giả thuyết khoa học TTC là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả của hoạt động GDTC. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM còn hạn chế. Nếu tìm hiểu rõ thực trạng, từ đó lựa chọn ứng dụng các TCVĐ trong hoạt động GDTC theo một số tiêu chí phù hợp sẽ giúp nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản như hoạt động GDTC, TCVĐ, TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi làm cơ sở cho việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC. Về thực tiễn - Nghiên cứu góp phần cung cấp số liệu khoa học về thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Nghiên cứu góp phần đề xuất các tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. - Nghiên cứu đề xuất thực nghiệm các TCVĐ được lựa chọn nhằm nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM
  18. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất 1.1.1. Quan điểm về giáo dục thể chất trong trường học Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác GDTC cho trẻ trong trường học. Quan điểm này được thể hiện rõ tại Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân dân, đạo đức lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất” [5]. Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC và y tế trong nhà trường đã nêu rõ “GDTC và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên”. Các hình thức hoạt động GDTC được thực hiện trong giờ học môn thể dục, sức khoẻ và các hoạt động thể dục, thể thao, y tế trong trường học; bao gồm: giờ học nội khoá: giờ học môn thể dục, sức khoẻ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các bậc học, cấp học; hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục [7]. Chỉ thị số 17 CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển Thể dục thể thao đến năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; xem đây là một tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia” [4]. Tại Điều 20 Luật Thể dục Thể thao năm 2006 quy định “GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động
  19. 6 cơ bản cho người học thông qua các bài tập và TCVĐ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [54]. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [12]. Theo Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 thì “Nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn GDTC, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước” [70]. 1.1.2. Quan điểm về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo GDTC là nội dung vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cả về nhân cách và thể chất; đồng thời GDTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Theo tinh thần của Chỉ thị số 153-CP ngày 12/8/1966 của Hội đồng Chính phủ thì “Giáo dục trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, bằng cách tổ chức vui chơi mà giáo dục cho trẻ những đức tính tốt, những tập quán tốt, chăm sóc sức khỏe, tập cho các cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông. Giáo dục mẫu giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục tốt” [26]. Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị khoá IV về cải cách giáo dục nêu rõ mục tiêu “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con
  20. 7 người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện” [6]. Cải cách toàn diện nền giáo dục là một yêu cầu rất cần thiết và cấp bách và là nhu cầu thực tiễn đặt ra vào thời điểm đó. Theo Điều 23, Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Trong đó, “Nội dung GDMN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ” [56]. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015” đã nhấn mạnh “Xây dựng và triển khai chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ” [68]. Dựa trên nội dung của Luật Giáo dục năm 2005 và Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 về chương trình GDMN xác định “Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ” [8] nghĩa là khi lựa chọn, tổ chức các TCVĐ phải gắn với đặc điểm tâm sinh lý, phù hợp với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2