intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án này là nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh phù hợp cho VĐV nam đua thuyền Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Luận án nhằm hướng tới cải thiện thành tích cho các VĐV nam đua thuyền Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­  ­­­­­­­­ ĐOÀN THU ÁNH ĐIỂM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN NAM ĐỘI TUYỂN TRẺ ĐUA THUYỀN CANOEING TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­  ­­­­­­­­ ĐOÀN THU ÁNH ĐIỂM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN NAM ĐỘI TUYỂN TRẺ ĐUA THUYỀN CANOEING TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN THỂ THAO QUỐC GIA CẦN THƠ Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Hồng Quang Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 4 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao ............ 4 1.2. Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh ............................................................... 7 1.2.1. Khái niệm sức mạnh............................................................................. 7 1.2.2. Phân loại sức mạnh .............................................................................. 8 1.2.3. Các nhấn tố ảnh hưởng đến tố chất sức mạnh ..................................... 12 1.2.4. Một số quan điểm về vai trò huấn luyện sức mạnh ............................. 14 1.3. Cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh ........................................................ 18 1.3.1.Cơ chế co cơ ....................................................................................... 18 1.3.2.Phân loại hoạt động cơ bắp ................................................................ 19 1.3.3.Tập luyện sức mạnh và sự thích nghi của hệ thần kinh, hệ cơ, hệ xương .................................................................................................... 22 1.3.4.Tính chu kỳ trong huấn luyện sức mạnh ............................................. 25 1.4.Đặc điểm môn Canoeing................................................................................... 26 1.4.1. Đặc điểm về cự ly thi đấu và năng lượng............................................ 26 1.4.2. Đặc trưng mang tính bản chất – đua tốc độ......................................... 28 1.4.3. Đặc trưng thể hiện năng lực thể thao .................................................. 29 1.5.Các yếu tố quyết định thành công của VĐV trong môn Canoeing ..................... 30 1.6. Đặc điểm giải phẫu tâm sinh lý lứa tuổi 15­17 ................................................. 34 1.6.1. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi lứa tuổi 15­17 ....................................... 34 1.6.2. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi lứa tuổi 15­17 ...................................... 35
  5. 1.7.Khái quát sự phát triển của môn Canoeing. ....................................................... 36 1.7.1. Sự hình thành và phát triển môn Canoeing trên thế giới ..................... 36 1.7.2. Sự hình thành và phát triển môn Canoeing tại Việt Nam .................... 42 1.7.3. Sự phát triển môn Canoeing tại Trung tâm HLTTQG Cần Thơ .......... 45 1.8. Một số công trình nghiên cứu liên quan ........................................................... 46 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .............................................. 53 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 53 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 53 2.1.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................ 53 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 53 2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu. .............................. 53 2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học ....................................................... 54 2.2.3. Phương pháp nhân trắc học ............................................................... 55 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ........................................................ 58 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................. 61 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ........................................................ 61 2.3. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 62 2.3.1. Phạm vi, thời gian nghiên cứu ............................................................ 62 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu .......................................................................... 62 2.3.3. Qui trình thực hiện nghiên cứu ........................................................... 64 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 65 3.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. .............................................................. 65 3.1.1. Xác định test đánh giá sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ........................................ 65 3.1.2. Thực trạng hình thái của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ................................................................... 75
  6. 3.1.3. Đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ................................................... 78 3.1.4. So sánh thực trạng sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ với một số đối tượng khác. .......... 80 3.1.5. Bàn luận về thực trạng sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ......................................... 84 3.2. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ............................. 86 3.2.1. Thực trạng sử dụng bài tập sức mạnh trong huấn luyện VĐV nam đua thuyền Canoeing ở Việt Nam. ..................................................................... 86 3.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đua thuyền Canoeing đội tuyển trẻ của Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ............. 93 3.2.3. Xây dựng chương trình huấn luyện sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ........................... 102 3.2.4. Tổ chức thực nghiệm các bài tập phát triển sức mạnh VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ.................... 114 3.2.5. Bàn luận về hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. ............ 117 3.3. Đánh giá hiệu quả xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. .............. 120 3.3.1. Đánh giá sự thay đổi về hình thái của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau chương trình thực nghiệm. ..................................................................................................... 120 3.3.2. Đánh giá sự phát triển sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau thực nghiệm 1 (chu kỳ 1). ............................................................................................................. 124 3.3.3. Đánh giá sự phát triển sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau khi thực nghiệm 2 (chu kỳ 2) ......................................................................................................... 127
  7. 3.3.4. Đánh giá sự thay đổi về sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ giữa 2 lần thực nghiệm. . 130 3.3.5. Đánh giá sự phát triển sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau chương trình thực nghiệm ...................................................................................................... 132 3.3.6. Bàn luận về hiệu quả xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. .......................................................................................................... 136 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 140 KẾT LUẬN ............................................................................................... 140 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ BMI Body Mass Index CLB Câu lạc bộ HLV Huấn luyện viên HLTTQG Huấn luyện Thể thao Quốc gia TDTT Thể dục thể thao TB Trung bình TN Thực nghiệm RM Repetition Maximum VĐQG Vô địch Quốc gia VĐV Vận động viên DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG KÝ HIỆU ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm Centimét g gam kg Kilôgam m Mét s Giây p Phút
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Nhu cầu oxy và trao đổi chất ưa khí trong thi đấu đua Bảng 1.1 28 thuyền ở các cự ly khác nhau. Các yếu tố quyết định thành công của VĐV trong môn Bảng 1.2 33 Canoeing Thống kê nội dung kiểm tra đánh giá trình độ VĐV nam Bảng 3.1 66 đội tuyển trẻ Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ Tổng hợp các test đánh giá hình thái, sức mạnh của Bảng 3.2 69 VĐV Canoeing Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số hình thái/test Bảng 3.3 đánh sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Sau 72 Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ Bảng 3.4 Kết quả phân tích tương quan giữa hai lần phỏng vấn 73 Hệ thống chỉ số hình thái/test đánh giá sức mạnh của Bảng 3.5 VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung 74 tâm HLTTQG Cần Thơ Kết quả đánh giá thực trạng hình thái của VĐV nam đội Bảng 3.6 tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG 76 Cần Thơ Đặc điểm hình thái của VĐV Canoeing ưu tú (Trung Bảng 3.7 77 bình) Kết quả đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV nam Bảng 3.8 đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG 78 Cần Thơ So sánh một số test đánh giá thực trạng sức mạnh của Bảng 3.9 VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung 81 tâm HLTTQG Cần Thơ với nam đội tuyển TP. HCM* So sánh một số test đánh giá thực trạng sức mạnh của Bảng 3.10 82 VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung
  10. tâm HLTTQG Cần Thơ với nam đội tuyển TP. HCM* So sánh một số test đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung Bảng 3.11 83 tâm HLTTQG Cần Thơ với nam đội tuyển Thuyền Rồng Bình Thuận* Thực trạng phân chia nội dung huấn luyện giai đoạn Bảng 3.12 91 chuẩn bị chung Thực trạng phân chia nội dung huấn luyện giai đoạn Bảng 3.13 91 chuẩn bị chuyên môn Thực trạng phân chia nội dung huấn luyện giai đoạn thi Bảng 3.14 92 đấu Thực trạng phân chia nội dung huấn luyện giai đoạn Bảng 3.15 92 chuyển tiếp Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đua Bảng 3.16 Sau 99 thuyền Canoeing đội tuyển trẻ của Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Bảng 3.17 Kết quả phân tích tương quan giữa hai lần phỏng vấn 100 Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội Bảng 3.18 tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG 101 Cần Thơ Bảng 3.19 Tổng hợp các giải đua thuyền Canoeing năm 2018 103 Thông số tập luyện sức mạnh của chương trình thực Bảng 3.20 114 nghiệm Phân bổ các bài tập chính phát triển sức mạnh trong Bảng 3.21 Sau 115 thực nghiệm lần 1 Phân bổ các bài tập chính phát triển sức mạnh trong Bảng 3.22 Sau 116 thực nghiệm 2 Kết quả đánh giá hình thái của VĐV nam đội tuyển trẻ Bảng 3.23 121 đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau
  11. thực nghiệm chương trình So sánh hình thái của VĐV nam đội tuyển trẻ đua Bảng 3.24 thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ với 122 VĐV Canoeing ưu tú So sánh hình thái của VĐV nam đội tuyển trẻ đua Bảng 3.25 thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ với 123 VĐV đua thuyền TP.HCM So sánh hình thái của VĐV nam đội tuyển trẻ đua Bảng 3.26 thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ với 123 VĐV đua thuyền đội tuyển Quốc gia Sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Bảng 3.27 Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau thực 126 nghiệm 1 Sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Bảng 3.28 Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau thực 129 nghiệm chương trình ở chu kỳ 2 Kết quả đánh giá sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ Bảng 3.29 đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ 131 giữa 2 lần thực nghiệm Kết quả đánh giá sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ Bảng 3.30 đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ sau 135 chương trình thực nghiệm.
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH BIỂU ĐỒ, SƠ NỘI DUNG TRANG ĐỒ, HÌNH Mối quan hệ giữa 3 hệ thống cung cấp năng lượng trong Biểu đồ 1.1 27 môn đua thuyền Biểu đồ 3.1 Thành phần chuyên gia tham gia phỏng vấn 72 Thành phần chuyên gia tham gia phỏng vấn lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đua Biểu đồ 3.2 99 thuyền Canoeing đội tuyển trẻ của Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Sự thay đổi về các chỉ số hình thái sau thực nghiệm Biểu đồ 3.3 122 chương trình Biểu đồ 3.4 Sự tăng trưởng tố chất sức mạnh sau thực nghiệm 1 127 Sự tăng trưởng tố chất sức mạnh sau chương trình thực Biểu đồ 3.5 130 nghiệm 2 Sự thay đổi thành tích thực hiện các test sức mạnh giữa Biểu đồ 3.6 132 thực nghiệm lần 1 và 2 Biểu đồ 3.7 Sự tăng trưởng sức mạnh sau chương trình thực nghiệm 136 Sơ đồ 2.1 Qui trình nghiên cứu của luận án 64 Hình 1.1 Hình ảnh khắc trên đá tại hồ ở Canada 36 Thuyền Eskimo – tổ tiên của những chiếc thuyền hiện Hình 1.2 37 đại Thuyền được sử dụng bởi Thổ dân châu Mỹ (trái) và Hình 1.3 37 trên sông Tây Siberia (phải) vào thế kỷ 19, 20
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, trong xu thế phát triển ngày càng cao, cả kinh tế xã hội và chính trị, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/03/1994 đã chỉ rõ công tác thể dục thể thao (TDTT) trong giai đoạn mới: “Mục tiêu lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động TDTT Quốc tế và trước hết là khu vực Đông Nam Á” [1]. Thực hiện chỉ thị trên, ngành TDTT cũng có những đổi mới để nâng cao thành tích thể thao trên đấu trường Quốc tế từ khu vực Châu lục đến Thế giới. Thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội văn minh góp phần tạo nên con người toàn diện: có trí thức, có đạo đức và thẩm mỹ, phát triển toàn diện về thể chất. Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế chính trị của đất nước, Thể dục thể thao luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là thể thao thành tích cao, được thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết và văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc. Các nhà chuyên môn không ngừng nghiên cứu các biện pháp để nâng cao thành tích, đồng thời xây dựng những tiền đề mới để đưa nền thể thao nước nhà lên đỉnh cao mới. Trong các môn thể thao, môn Canoeing du nhập vào Việt Nam tương đối muộn từ năm 1997 do Hà Nội khởi xướng [96]. Là môn thể thao mới được phát triển nhưng môn Canoeing đã đạt được nhiều thành tích tương đối tốt trong các giải thi đấu khu vực Đông Nam Á, SEA Games. Đặc biệt Canoeing Việt Nam gây được tiếng vang cho nền thể thao nước nhà qua các kỳ Seagames, các giải khu vực và thậm chí Quốc tế. Tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Cần Thơ (HLTTQG Cần Thơ), đua thuyền Canoeing là một trong những môn được chú trọng đào tạo VĐV trẻ. Các VĐV trẻ được thường xuyên tập luyện và thi đấu nhiều giải như: giải Cup Câu lạc bộ, Đại hội Đồng bằng sông Cửu Long, Vô địch trẻ và giải Vô địch Quốc gia,…
  14. 2 Nhìn chung Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ những năm gần đây đã có bước khởi sắc. Tuy nhiên, thành tích xếp hạng toàn đoàn trên toàn quốc vẫn chưa được như kỳ vọng. Để rút ngắn khoảng cách chuyên môn, xây dựng một lực lượng VĐV mạnh của trẻ đạt thành tích tốt trong các giải Quốc gia và Quốc tế cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó công tác huấn luyện là yếu tố quan trọng đầu tiên góp phần hình thành một thế hệ mới VĐV Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ, đòi hỏi VĐV phải có tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn rất tốt. Cho nên muốn phát triển nâng cao thành tích của các VĐV, đặc biệt là các VĐV trẻ thì các nhà chuyên môn, HLV cần phải nghiên cứu tìm ra các phương pháp cũng như các bài tập nhằm mục đích phát triển sức mạnh. Trong các môn thể thao sức mạnh là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành tích thi đấu thể thao. Qua việc đánh giá các bài tập phát triển sức mạnh của VĐV để tìm ra các yếu tố có tính định lượng bên trong và bên ngoài cơ thể VĐV, cho phép tạo dựng cơ sở khoa học trong định hướng và chuẩn hóa quy trình đào tạo nhiều năm và đề ra các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi cho công tác huấn luyện, nâng cao thành tích VĐV. Với mong muốn góp một phần công sức để tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện thành tích của các VĐV đua thuyền Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai, luận án xác định:“Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Cần Thơ ”. Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh phù hợp cho VĐV nam đua thuyền Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Luận án nhằm hướng tới cải thiện thành tích cho các VĐV nam đua thuyền Canoeing đội tuyển trẻ Trung tâm HLTTQG Cần Thơ.
  15. 3 Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ. Giả thuyết khoa học của luận án Quá trình phát triển sức mạnh của VĐV nói chung và VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ nói riêng, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó xây dựng hệ thống bài tập huấn luyện sức mạnh phù hợp, đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy nếu xây dựng được hệ thống bài tập huấn luyện sức mạnh phù hợp với đặc điểm của VĐV nam Trung tâm HLTTQG Cần Thơ, sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển sức mạnh của VĐV nam đội tuyển trẻ đua thuyền Canoeing Trung tâm HLTTQG Cần Thơ.
  16. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. “Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Vận động thể dục, thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng của nước nhà” [6], đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam và cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh” [40]. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành TDTT nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Tại điều 33, luật TDTT nêu rõ “Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của HLV, VĐV nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao.” Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác TDTT trong thời kỳ đổi mới, “Xây dựng chiến lược Quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế” [46]. Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập Quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
  17. 5 2020 [51]. Chiến lược cũng nêu rõ Canoe­Kayak là 1 trong 22 môn thể thao trọng điểm loại 2. Theo đó, đội ngũ quản lý, HLV được khuyến khích tích cực đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn và đào tạo theo định hướng chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn luyện VĐV. Trung tâm HLTTQG Cần thơ được xác định là 1 trong 4 trung tâm trọng điểm huấn luyện nâng cao thành tích thể thao của cả nước, được tiến hành chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế, tập huấn đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đào tạo vận động viên cấp cao, vận động viên trẻ cấp tỉnh và ngành. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, TDTT được xem là một di sản, một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa nhân loại. Tập luyện TDTT giúp con người tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt văn hóa, giáo dục và phát triển con người toàn diện về các mặt Đức – Trí – Thể – Mỹ. Đồng thời, TDTT cũng là phương tiện để giao lưu văn hóa của các dân tộc, các Quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một xã hội văn minh hơn, tiến bộ hơn, hợp tác cùng nhau phát triển. Chương trình hành động của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng "được ban hành đã xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực TDTT, với mục tiêu chung của Chương trình là quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được xác định tại văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng [6], cụ thể hóa thành những nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xác định cụ thể các nhiệm vụ của từng lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Thể dục thể thao có 7 nhiệm vụ cụ thể cần đạt được. Có thể thấy, các chủ trương về công tác TDTT thành tích cao của Đảng và Nhà nước, xuyên suốt trong các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng đều có đề cập và định hướng phát triển như sau: “Tích cực xây dựng đội ngũ VĐV ngày càng đông đảo, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và đạt thành tích kỷ lục cao…”, “Củng cố
  18. 6 và mở rộng hệ thống trường lớp năng khiếu thể thao, phát triển lực lượng VĐV trẻ, lựa chọn và tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao, coi trọng việc giáo dục đạo đức, phong cách TDTT xã hội chủ nghĩa, cố gắng bảo đảm các điều kiện về nguồn cán bộ, về khoa học kỹ thuật, về cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức, quản lý cho công tác TDTT” [5,6,7,8]. Nghị định 36/2019/NĐ­CP quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TDTT có hiệu lực từ ngày 14­6­2019 [18] được xem là sự bổ sung rất cần thiết, kịp thời đối với các VĐV hiện nay. VĐV đội tuyển thể thao Quốc gia, đội tuyển thể thao ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi thôi làm VĐV nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề. Nghị định quy định trường hợp VĐV, HLV đội tuyển Quốc gia đã tốt nghiệp THPT, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu các giải thể thao khu vực, Quốc tế như: Olympic, Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, ASIAD, SEA Games, Giải vô địch Đông Nam Á... được ưu tiên: Xét tuyển đặc cách vào làm việc tại các cơ sở thể thao công lập phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng (các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành TDTT hoặc cử tham gia các khóa đào tạo HLV); được cộng điểm ưu tiên trong tuyển dụng lao động tại các cơ sở thể thao khi có đủ trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp. Trường hợp VĐV giải nghệ, nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề. Ngoài ra, các VĐV cũng sẽ được hưởng chế độ về tiền lương, tiền tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... theo quy định của pháp luật... Ngoài ra, bên cạnh việc đầu tư vào nhân lực, hiện nay, Nhà nước ta có chính sách phát triển mảng này qua việc đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, và các chính sách phát triển phong trào thể thao tại các đơn vị cơ sở.
  19. 7 Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng trên các mặt: văn hóa, xã hội, kinh tế,… Đặc biệt, Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã định hướng toàn diện công việc đổi mới đường lối phát triển TDTT trong những năm tới. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 không chỉ phù hợp với tinh thần của Nghị Quyết mà góp phần đưa TDTT Việt Nam tránh tụt hậu so với Quốc tế, tiếp tục hội nhập với phong trào Olympic. 1.2. Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh 1.2.1. Khái niệm sức mạnh Các công trình nghiên cứu về lịch sử tập luyện phát triển sức mạnh cơ đã khẳng định việc áp dụng các bài tập trong huấn luyện sức mạnh đã có từ lâu đời và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như các chiến binh Hy Lạp, La Mã tập luyện sức mạnh để chiến đấu; tại Thế vận hội Olympic lần 1 năm 776 trước công nguyên, VĐV các môn Thể thao đã biết kết hợp các bài tập sức mạnh cơ và các bài tập chuyên môn trong chương trình tập luyện để thi đấu [85]. Vào những năm đầu của thế kỷ thứ IX sau công nguyên, môn Cử tạ là môn thể thao thi đấu tại các cuộc thi sức mạnh tại Mỹ. Đến năm 860, Archibald Mclaren đã biên soạn hệ thống các bài tập phát triển thể chất đầu tiên với dụng cụ là tạ đòn và tạ tay cho quân đội Anh. Đo lường sức mạnh cơ là phương pháp dùng để đánh giá năng lực thể chất của học sinh Trung học, Cao đẳng Mỹ vào những năm 1880. Đến năm 1900, các chuyên gia giáo dục thể chất và VĐV các môn thể thao như Cử tạ, Điền kinh, Vật… đã bắt đầu luyện tập với tạ, nhưng đa số VĐV các môn Thể thao khác rất hạn chế tập với trọng lượng phụ vì sợ làm giảm tính mềm dẻo và linh hoạt khớp. Cuối năm thập niên 1950 đầu thập niên 1960, các nghiên cứu đã chứng minh việc tập luyện với trọng lượng phụ không làm giảm độ mềm dẻo khớp, mà còn làm tăng tốc độ và công suất cơ bắp; cùng với sự phát triển của giải phẫu học, sinh lý học mà con người biết rõ hơn về cấu trúc cơ, động học, sự chuyển hóa năng lượng, khả năng thích ứng của cơ bắp. Các vấn đề này tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và xây dựng bài tập, chương trình huấn luyện phát triển sức mạnh cơ thuận lợi hơn [47].
  20. 8 Qúa trình nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả như: Harre (1996), Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000),… đã thống nhất quan điểm và cho rằng: Sức mạnh là khả năng con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp hay sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp [30, 61]... Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng khái niệm về sức mạnh được hầu hết các nhà khoa học cả trong nước và ngoài nước viết như sau: Sức mạnh là khả năng sinh ra lực bằng nỗ lực cơ bắp, là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại lực cản bằng sự nỗ lực của cơ [13, 43, 68]. Như vậy, sức mạnh là một trong những tố chất nền tảng của thể lực con người, nó đặc biệt quan trọng trong huấn luyện và thi đấu thể thao. Chính vì vậy, nghiên cứu về sức mạnh dành được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Con người sẽ không thực hiện được bất kỳ động tác vận động nào nếu không có sự phát triển sức cơ. Sức mạnh của cơ biểu hiện bằng mức độ căng cơ tối đa. Tuy nhiên, nếu chỉ phát triển sức căng của cơ thì chỉ thực hiện được các loại hình vận động tĩnh. Khi thực hiện các động tác, các bài tập có tính chất động thì cơ không chỉ căng mà còn co lại, trong những trường hợp đó, sức mạnh của cơ trong các động tác động phụ thuộc không những vào độ căng cơ mà còn phụ thuộc sức co bóp của cơ. Nhờ có tính chất phối hợp cao của thần kinh mà cùng một nhóm cơ có thể phát triển các độ căng cơ khác nhau, điều này có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện phối hợp động tác (cơ thể có thể điều chỉnh sức cơ cho phù hợp, quyết định sự chính xác của phối hợp động tác). 1.2.2. Phân loại sức mạnh Hoạt động thể lực (tập luyện) làm cho cơ trở nên khỏe hơn; không tập luyện cơ sẽ giảm kích thước và trở nên yếu. Sức mạnh của cơ được phát triển trong tập luyện với các bài tập động và bài tập tĩnh. Với các bài tập động có định hướng thì sau khoảng 10­20 buổi tập, sức mạnh của các nhóm cơ riêng biệt có thể tăng 35­ 80%. Lực và sức bền của cơ xác định khả năng sức mạnh của cơ thể. Sức mạnh của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
64=>1