intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển Khiêu vũ thể thao (Dancesport) trong các trường đại học tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

45
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phát triển Khiêu vũ thể thao (Dancesport) trong sinh viên các trường đại học tỉnh Thanh Hóa, thông qua loại hình CLB Khiêu vũ Thể thao sinh viên mở rộng; Nhằm chia sẻ cộng đồng, thu hút nguồn lực xã hội để phát triển, duy trì hoạt động của CLB TDTT sinh viên, góp phần phát triển thể chất, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và quần chúng ở tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển Khiêu vũ thể thao (Dancesport) trong các trường đại học tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TÔ THỊ HƢƠNG PHÁT TRIỂN KHIÊU VŨ THỂ THAO (DANCESPORT) TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TỈNH THANH HOÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TÔ THỊ HƢƠNG PHÁT TRIỂN KHIÊU VŨ THỂ THAO (DANCESPORT) TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TỈNH THANH HOÁ Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lưu Quang Hiệp 2. PGS.TS Hoàng Công Dân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Tô Thị Hƣơng
  4. MỤC LỤC Trang bìa Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ 4 NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm 4 1.1.1 Câu lạc bộ thể dục thể thao 4 1.1.2 Xã hội hoá thể dục thể thao 5 1.1.3 Nhu cầu và tiêu dùng thể dục thể thao 6 1.1.4 Dịch vụ thể dục thể thao 6 1.1.5 Nhân khẩu học thể dục thể thao 7 1.1.6 Thiết chế thể dục thể thao 8 1.2 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục 9 thể chất và thể thao trƣờng học trong thời kỳ đổi mới 1.3 Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao 13 trƣờng học 1.3.1 Về kết quả triển khai 13 1.3.2 Về hạn chế, tồn tại 15 1.4 Vị trí của giáo dục thể chất và thể thao đối với sinh viên 16 1.4.1 Nâng cao sức khỏe và thể chất sinh viên 16 1.4.2 Làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần, lành mạnh và 16 giáo dục con người mới 1.4.3 Góp phần nâng cao thành tích thể thao của sinh viên 17 1.5 Đặc điểm câu lạc bộ thể dục thể thao 17
  5. 1.5.1 Câu lạc bộ thể dục thể thao là tổ chức xã hội về thể dục 17 thể thao 1.5.2 Phân loại câu lạc bộ thể dục thể thao 18 1.5.3 Đặc trưng cơ bản của câu lạc bộ thể dục thể thao 20 1.6 Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi sinh viên 20 1.6.1 Sự phát triển cơ thể của sinh viên 20 1.6.2 Những đặc tính cơ bản về tâm sinh lý của sinh viên 22 1.7 Đặc điểm và tác dụng của khiêu vũ thể thao 25 1.7.1 Sự ra đời của Khiêu vũ thể thao 25 1.7.2 Tác dụng chung của Khiêu vũ thể thao 27 1.7.3 Tác dụng đối với phát triển thể chất thể chất 27 1.8 Khái quát về các trƣờng đại học của tỉnh Thanh Hóa 30 1.8.1 Trường Đại học Hồng Đức 30 1.8.2 Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 31 1.9 Các công trình nghiên cứu liên quan 34 CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ 39 CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu 39 2.1.1 Chủ thể đối tượng nghiên cứu 39 2.1.2 Khách thể đối tượng nghiên cứu 39 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 39 2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 39 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm 40 2.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 41 2.2.4 Phương pháp kiểm tra y sinh 43 2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 48 2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 53 2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 53 2.3 Tổ chức nghiên cứu 55
  6. 2.3.1 Phạm vi nghiên cứu 55 2.3.2 Kế hoạch nghiên cứu 55 2.3.3 Địa điểm nghiên cứu 55 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN 56 LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và thể thao các 56 trƣờng đại học, thực trạng phong trào Khiêu vũ thể thao trong sinh viên và các đối tƣợng xã hội ở tỉnh Thanh Hóa 3.1.1 Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng Giáo dục thể chất 56 và thể thao các trường đại học tỉnh Thanh Hóa 3.1.2 Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với 57 công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá 3.1.3 Thực trạng Giáo dục thể chất và thể thao trong các trường 58 đại học tỉnh Thanh Hóa 3.1.4 Thực trạng phát triển thể chất sinh viên-hội viên câu lạc bộ 68 khiêu vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hóa mở rộng 3.1.5 Phân tích SWOT thực trạng Giáo dục thể chất và thể thao 74 trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá 3.1.6 Kiểm định phân tích SWOT về thực trạng giáo dục thể chất 75 và thể thao trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá 3.1.7 Bàn luận mục tiêu 1 78 3.2 Cấu trúc và đánh giá hiệu quả phát triển Khiêu vũ thể 87 thao trong sinh viên các trƣờng đại học Thanh Hoá theo hình thức tổ chức CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng 3.2.1 Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả 87 3.2.2 Cơ sở pháp lý 90
  7. 3.2.3 Cơ sở thực tiễn 93 3.2.4 Cấu trúc câu lạc bộ Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa 98 mở rộng ngoài 3.2.5 Thực nghiệm phát triển Khiêu vũ thể thao thông qua hình 103 thức tổ chức câu lạc bộ Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng 3.2.6 Bàn luận mục tiêu 2 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124 Kết luận 124 Kiến nghị 126 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. Các chữ viết tắt CLB Câu lạc bộ CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH Công nghiệp hóa CTV Cộng tác viên ĐT Đào tạo GD Giáo dục GDTC Giáo dục thể chất HĐH Hiện đại hóa HSSV Học sinh, sinh viên HLV Huấn luyện viên RLTT Rèn luyện thân thể STN Sau thực nghiệm TDTT Thể dục thể thao TTN Trước thực nghiệm XHCN Xã hội chủ nghĩa 2. Đơn vị đo lƣờng cm Centimét g Gam kg Kylôgam m Mét s Giây P Phút
  9. DANH MỤC BẢNG Số Bảng Trang 3.1 Kết quả lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng giáo dục thể Sau chất và thể thao các trường đại học tỉnh Thanh Hoá (n = 25) trang 56 3.2 Kết quả độ tin cậy tiêu chí đánh giá thực trạng Giáo dục thể Sau chất và thể thao các trường đại học tỉnh Thanh Hoá (n = 25) trang 56 3.3 Kết quả khảo sát sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường Trang 57 đối với công tác TDTT trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá 3.4 Thực trạng chương trình môn học Giáo dục thể chất (nội Sau khoá) trong các trường đại học tỉnh Thanh Hoá trang 58 3.5 Thực trạng chất lượng môn học Giáo dục thể chất (nội khoá) Sau các trường đại học tỉnh Thanh Hoá (n = 15) trang 60 3.6 Thực trạng tập luyện ngoại khoá thể dục thể thao của sinh Sau viên các trường đại học tỉnh Thanh Hoá (n = 500) trang 60 3.7 Thực trạng các nội dung hoạt động ngoại khóa TDTT của Trang 61 sinh viên các trường đại học tỉnh Thanh Hóa (n = 500) 3.8 Kết quả khảo sát hình thức và địa điểm ngoại khoá TDTT Trang 63 của sinh viên các trường đại học tỉnh Thanh Hoá (n = 500) 3.9 Thực trạng tiêu dùng thể dục thể thao ngoại khóa của sinh Sau viên các trường đại học tỉnh Thanh Hóa (n = 500) trang 64 3.10 Thực trạng các cơ sở dịch vụ thể thao trên địa bàn tỉnh Sau Thanh Hoá trang 65 3.11 Thực trạng đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất các trường Sau đại học tỉnh Thanh Hóa trang 66 3.12 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ cho công Sau tác GDTC các trường đại học tỉnh Thanh Hóa. trang 67
  10. 3.13 Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu, test y sinh đánh giá thực trạng Sau phát triển thể chất hội viên CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Trang68 Thanh Hóa-mở rộng (n = 25) 3.14 Thực trạng phát triển thể chất sinh viên - hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hóa - mở rộng trang 68 3.15 Phân loại thực trạng phát triển thể chất sinh viên - hội viên Sau CLB khiêu vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hóa mở rộng so trang 70 với Chuẩn thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT 3.16 Thực trạng năng lực cảm giác vận động của sinh viên - hội Trang 72 viên Câu lạc bộ khiêu vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hóa mở rộng 3.17 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực trạng Sau giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học tỉnh Trang 75 Thanh Hoá - Điểm mạnh (n = 25) 3.18 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực trạng Sau giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học tỉnh trang 75 Thanh Hoá - Điểm yếu (n = 25) 3.19 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực trạng Sau giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học tỉnh trang 75 Thanh Hoá - Cơ hội (n = 25) 3.20 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực trạng Sau giáo dục thể chất và thể thao trong các trường đại học tỉnh trang 75 Thanh Hoá - Thách thức (n = 25) 3.21 Kết quả lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phát triển của CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 25) trang 89 3.22 Đặc điểm nhân khẩu học của hội viên Câu lạc bộ Khiêu vũ Sau thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 150) trang 93 3.23 Kết quả khảo sát động cơ của hội viên CLB Khiêu vũ thể Sau
  11. thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 150) trang 94 3.24 Kết quả khảo sát nhu cầu của hội viên Câu lạc bộ Khiêu vũ Sau thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 150) trang 95 3.25 Kết quả khảo sát tiêu thụ thể thao của hội viên Câu lạc bộ Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 150) trang 96 3.26 Kết quả kiểm định cấu trúc tổ chức Câu lạc bộ Khiêu vũ thể Sau thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 25) trang 100 3.27 Kết quả ý kiến chuyên gia về Quy chế Câu lạc bộ Khiêu vũ Sau thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n = 25) trang 102 3.28 Cấu trúc nội dung bồi dưỡng cộng tác viên Câu lạc bộ Khiêu Sau vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (Cha cha cha, trang 102 rumba, Pasodop, Sampa, Jive) 3.29 Kiểm định tính phù hợp Cấu trúc nội dung bồi dưỡng cộng Sau tác viên Câu lạc bộ Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa trang 102 mở rộng thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n = 25) 3.30 Kết quả tăng trưởng phát triển thể chất sinh viên - hội viên Sau CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng - nam trang 103 (n = 30) 3.31 Kết quả tăng trưởng phát triển thể chất sinh viên - hội viên Sau CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng - nữ (n trang 103 = 30) 3.32 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên - hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nam (n = 30) 3.33 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên - hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nữ (n = 30) 3.34 Kết quả phát triển sức bền tâm lý của sinh viên - hội viên Sau
  12. Câu lạc bộ Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng trang 106 3.35 Kết quả phát triển năng lực cảm giác vận động của sinh viên - Trang hội viên CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng 107 - nam (n = 30) 3.36 Kết quả phát triển năng lực cảm giác vận động của sinh viên- Trang hội viên CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng 108 - nữ (n = 30) 3.37 Kết quả đánh giá thực hành các điệu nhảy dòng Latin của hội Sau viên-sinh viên CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hoá trang 108 mở rộng (n=60) 3.38 Hiệu quả phát triển Khiêu vũ thể thao trong các trường đại Sau học tỉnh Thanh Hóa thông qua hình thức tổ chức CLB Khiêu trang 109 vũ thể thao sinh viên Thanh Hoá mở rộng 3.39 Kết quả khảo sát sự hài lòng của hội viên Câu lạc bộ Khiêu Sau vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hóa mở rộng (n = 150) trang 111 3.40 Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý trong và ngoài nhà Sau trường về ảnh hưởng của CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên trang 111 Thanh Hoá mở rộng
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang 3.1 Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu, test y sinh đánh giá thực trạng Sau phát triển thể chất hội viên CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên trang 68 Thanh Hóa mở rộng (n=25) 3.2 Phân loại thực trạng phát triển thể chất sinh viên - hội viên Sau CLB khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng so với trang 70 Chuẩn thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (mức tốt) 3.3 Phân loại thực trạng phát triển thể chất sinh viên - hội viên Sau CLB khiêu vũ thể thao sinh viên tỉnh Thanh Hóa mở rộng so trang 70 với Chuẩn thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (mức đạt) 3.4 Phân loại thực trạng phát triển thể chất sinh viên - hội viên Sau CLB khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng so với trang 70 Chuẩn thể lực theo QĐ53/2008/BGDĐT (mức chưa đạt) 3.5 Kết quả tăng trưởng phát triển thể chất các chỉ tiêu y sinh Sau sau thực nghiệm của sinh viên - hội viên CLB Khiêu vũ thể trang 103 thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n=60) 3.6 Kết quả tăng trưởng phát triển thể chất Test Wingate sau Sau thực nghiệm của sinh viên - hội viên CLB Khiêu vũ thể thao trang 103 sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n=60) 3.7 Kết quả tăng trưởng phát triển thể chất tố chất thể lực sau Sau thực nghiệm của sinh viên - hội viên CLB Khiêu vũ thể thao trang 103 sinh viên Thanh Hóa mở rộng (n=60) 3.8 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên-hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo trang 105 Chuẩn thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nam (n=30) (mức tốt) 3.9 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên-hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nam (n=30) (mức đạt)
  14. 3.10 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên-hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nam (n=30) (mức chưa đạt) 3.11 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên-hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nữ (n=30) (mức tốt) 3.12 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên-hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nữ (n=30) (mức đạt) 3.13 Kết quả phát triển thể lực của sinh viên-hội viên CLB Sau Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng theo Chuẩn trang 105 thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nữ (n=30) (mức chưa đạt) 3.14 Kết quả phát triển sức bền tâm lý của sinh viên-hội viên Sau trang CLB Khiêu vũ Thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng 106
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Công tác Giáo dục thể chất và thể thao trường học là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện [11], [17], [20] Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc nhằm góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho HSSV. Hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo những hình thức tổ chức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao cho HSSV- những chủ nhân tương lai của đất nước [8], [9]. Thông qua rèn luyện thân thể với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội… TDTT làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ [27], [32], [86]. Giáo dục thể chất và thể thao trường học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người; đồng thời góp phần phát triển thể chất, nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần; phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để làm việc này là dùng hoạt động thể thao như một phương tiện hữu ích để thu hút sinh viên tham gia, vừa có tác dụng giáo dục phẩm chất, nhân cách, rèn luyện sức khỏe, nâng cao tầm vóc giống nòi vừa góp phần giúp sinh viên sử dụng thời gian nhàn rỗi hợp lý, xa rời cám dỗ đời thường để chăm lo học tập, gây dựng tương lai... Thực tế đã chứng minh công tác GDTC trong những năm qua tại các trường đại học đã
  16. 2 và đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. GDTC đã tạo ra được sức hút rất lớn trong phong trào rèn luyện thân thể của sinh viên [41]. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, nước ta đang có nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh về mọi mặt. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều nguy cơ thách thức, trong đó giáo dục văn hóa, đạo đức, hướng giới trẻ, đặc biệt là sinh viên vào các hoạt động lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội là điều cần phải được quan tâm [31], [17], [20] Theo đó, Khiêu vũ thể thao, là môn thể thao có sự kết hợp giữa âm nhạc và chuyển động cơ thể, phù hợp với tố chất của người Việt Nam nên kể từ khi được du nhập cách đây 10 năm, đã phát triển rất nhanh. Phong trào Khiêu vũ Thể thao đang ngày càng phát triển cùng với sự quan tâm của Nhà nước. Các giải thi đấu khiêu vũ mang tính chất quốc gia và quốc tế đã được tổ chức thường niên. Việt Nam đã có tên trong bản đồ khiêu vũ quốc tế với vị trí khá cao tại châu. Trong nước, ngoài giải vô địch quốc gia, hàng năm có đến hàng chục giải khác từ giải trẻ, những giải của các CLB mở rộng, các giải mời…[67]. Cơ sở khoa học cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, đã có không ít những công trình nghiên cứu mang ý nghĩa thực tế về thể thao trường học các cấp của nhiều tác giả theo nhiều chủ đề khác nhau như: Động cơ ham thích tập luyện TDTT của HSSV; Đặc điểm tập luyện thể thao đối với các môn chuyên biệt; Xác định nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá; Xây dựng CLB TDTT trường học; Huấn luyện thể thao thành tích cao trong HSSV; đổi mới tổ chức thi đấu thể thao trường học [44], [75], [77]
  17. 3 Để mang lại những giá trị đích thực của GDTC và TDTT đến với thế hệ trẻ Việt Nam, cần có sự nhìn nhận đúng đắn, và sớm có hành động của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là các cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu các nhà trường về công tác GDTC và hoạt động thể thao học đường và cần sự chung tay của toàn xã hội. Từ cơ sở tiếp cận, tôi nghiên cứu đề tài: “Phát triển Khiêu vũ thể thao (Dancesport) trong các trường đại học tỉnh Thanh Hóa”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển Khiêu vũ thể thao (Dancesport) trong sinh viên các trường đại học tỉnh Thanh Hóa, thông qua loại hình CLB Khiêu vũ Thể thao sinh viên mở rộng; Nhằm chia sẻ cộng đồng, thu hút nguồn lực xã hội để phát triển, duy trì hoạt động của CLB TDTT sinh viên, góp phần phát triển thể chất, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và quần chúng ở tỉnh Thanh Hóa. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và thể thao các trường đại học và thực trạng phong trào Khiêu vũ thể thao tỉnh Thanh Hóa. Mục tiêu 2: Cấu trúc CLB và đánh giá hiệu quả phát triển Khiêu vũ thể thao trong sinh viên các trường đại học Thanh Hoá theo loại hình CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên Thanh Hóa mở rộng. Giả thuyết khoa học: Câu lạc bộ Khiêu vũ thể thao sinh viên mở rộng là tổ chức TDTT cơ sở của của sinh viên và quần chúng; có đặc trưng cơ bản là tự nguyện, linh hoạt (co giãn), đa dạng, tự chủ, độc lập. Nếu tổ chức CLB Khiêu vũ thể thao sinh viên theo hình thức CLB TDTT mở rộng cho các đối tượng khác ngoài nhà trường, sẽ thu hút, tạo thêm nguồn lực để phát triển, duy trì hoạt động của CLB; chia sẻ, gắn kết cộng đồng; đáp ứng nhu cầu TDTT của sinh viên và quần chúng ở tỉnh Thanh Hóa.
  18. 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Câu lạc bộ thể dục thể thao Khái niệm chung của CLB: là tổ chức xã hội bao gồm một tập hợp người nhất định trên cơ sở tự nguyện, tự giác và ham thích một mặt nào đó của xã hội [66], [76]. Mặt hoạt động này trước hết phục vụ trực tiếp về đời sống tinh thần và vật chất cho người tham gia, đồng thời có phục vụ cho xã hội. Bản chất của CLB là tổ chức xã hội, nó hình thành do nhu cầu, nguyện vọng của một nhóm người, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nhóm người đó và phục vụ xã hội [19], [22], [80]. Trong quy chế tổ chức và hoạt động của CLB TDTT được ban hành theo quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT ngày 19/9/2003 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT thì “CLB TDTT là một tổ chức xã hội, được thành lập để tổ chức, hướng dẫn tập luyện TDTT cho người tập. CLB được tổ chức theo loại hình công lập và ngoài công lập” [68]. Trong điều lệ của các Liên đoàn Thể thao Việt Nam đều có quy định các tổ chức cơ sở của Liên đoàn là các CLB từng môn thể thao. Trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và trong các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng có các CLB Cầu lông, CLB Quần vợt ở cơ sở là tổ chức cơ sở được coi là tế bào của Liên đoàn Cầu lông, Liên đoàn Quần vợt thành phố Hà Nội [30]. Theo Dương nghiệp Chí, Vũ Thái Hồng (2009), CLB TDTT là hình thức tổ chức hoạt động TDTT của những người cùng hứng thú đạt đến mục tiêu của TDTT được thành lập theo trình tự quy định, có cơ sở vật chất hoặc sân bãi tương đối ổn định, được tổ chức hướng dẫn theo kế hoạch” [22]. Khái niệm này đề cập tới cả các CLB TDTT hoạt động theo hình thức công lập và ngoài công lập, có phí và không có phí...
  19. 5 Trong luật TDTT 2006 và Luật TDTT sửa đổi (2013), xác định CLB TDTT là loại hình cơ sở thể thao [53]. Từ các phân tích về khái niệm CLB TDTT của các nhà khoa học và các giáo trình, văn bản pháp quy trong và ngoài nước có thể hiểu khái niệm CLB TDTT (hay CLB TDTT): Là một tổ chức xã hội về TDTT, là nền tảng, tế bào của hệ thống tổ chức, quản lý TDTT, là đơn vị cơ sở TDTT. Người tập trong CLB là những người có cùng sở thích về hoạt động TDTT trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Tổ chức quản lý và hoạt động có tổ chức theo quy chế và pháp luật hiện hành, có kế hoạch chương trình hoạt động thiết thực. Như vậy CLB TDTT là đơn vị cơ sở TDTT có trình độ tổ chức cao và hoàn thiện ở cơ sở [5], [6]. 1.1.2. Xã hội hoá thể dục thể thao Xã hội hoá TDTT là chỉ quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực tham gia, quản lý và hoạt động TDTT: Thứ nhất là, từ phương thức Nhà nước hoàn toàn làm TDTT theo cơ chế kế hoạch tập trung sang phương thức Nhà nước kết hợp với xã hội cùng làm TDTT trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến tới phương thức xã hội làm TDTT là chính, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng chỉ đạo, kiểm soát, ban hành chính sách. Thứ hai là, về mặt lý giải từ “hóa” trong cụm từ “XHH” tuy đều chỉ là một quá trình chuyển đổi, nhưng sự chuyển đổi trong XHH con người nhấn mạnh tính “giai đoạn của chuyển đổi”, còn sự chuyển trong XHH TDTT lại nhấn mạnh về tính “Mức độ của chuyển đổi”. XHH TDTT là một trong những quan điểm cơ bản của Đảng ta về phát triển TD,TT. Những quan điểm đó được Đảng và Nhà nước đề ra từ rất sớm, phù hợp với thực tiễn của công cuộc đổi mới của đất nước và đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp TDTT nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1], [2], [3], [4].
  20. 6 1.1.3. Nhu cầu và tiêu dùng thể dục thể thao Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu là động lực phát triển, có mục đích mới trở thành động cơ, như yếu tố tích cực của tâm lý. Nhu cầu thể dục thể thao là loại nhu cầu phát triển và hưởng thụ [37], [43], [45]. Tiêu dùng (tiêu thụ) là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế xã hội để chỉ sử dụng những của cải vật chất hoặc phi vật chất mà con người làm ra đã thỏa mãn nhu cầu của con người. Tiêu thụ là hoạt động và quá trình quan trọng trong hoạt động kinh tế của xã hội loài người, cũng là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Tiêu thụ đời sống chỉ hoạt động và quá trình mọi người sử dụng tư liệu đời sống hoặc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đời sống, tiêu thụ đời sống là điều kiện tất yếu trong quá trình sinh tồn và phát triển của con người. Tiêu thụ đời sống cá nhân vô cùng đa dạng, hoạt động tiêu thụ đời sống cá nhân có thể xem xét ở nhiều góc độ như đáp ứng các nhu cầu: sinh tồn, phát triển, hưởng thụ. Quá trình hoạt động tiêu thụ cá nhân thông thường cũng biểu hiện qua quá trình chi tiêu tiền tệ, mua sắm hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khác nhau của mỗi cá nhân [22], [26], [27]. 1.1.4. Dịch vụ thể dục thể thao Theo quan điểm marketing, dịch vụ là các biện pháp (hoặc lợi ích) phi vật chất nào đó mà người bán có thể cung cấp cho người mua. Thông thường dịch vụ không cung cấp dưới dạng đồ dùng vật chất mà cung cấp dưới dạng hoạt động, mặc dù trong nhiều trường hợp, dịch vụ có thể mang tính vật chất khá rõ rệt. Ngược với hàng hóa, dịch vụ thể thao thường không hữu hình. Khách hàng quen thuộc của các dịch vụ thể thao nhận lợi ích từ các hình thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2