Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường ĐH Sư phạm
lượt xem 11
download
Luận án "Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường ĐH Sư phạm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực trạng về phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trường Đại học Sư phạm, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm nhằm giúp cho sinh viên có năng lực dạy học phân hoá tốt hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên ngành Giáo dục Thể chất cho các trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường ĐH Sư phạm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng 2. TS. Mai Quốc Khánh HÀ NỘI, NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác. Tác giả Vũ Việt Hùng
- LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các tập thể, cá nhân: Xin đƣợc cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục cùng quý Thầy/Cô tham gia giảng dạy khóa 38 Nghiên cứu sinh chuyên ngành Lí luận và Lịch sử giáo dục – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin đƣợc cảm ơn tập thể cán bộ hƣớng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng, TS Mai Quốc Khánh luôn động viên, hƣớng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Xin đƣợc cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên, học sinh, sinh viên các trƣờng Đại học Sƣ phạm, trƣờng Trung học Phổ thông đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện khảo sát, thu thập số liệu và thực nghiệm. Xin gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Vũ Việt Hùng
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI CBQL Cán bộ Quản lý CĐ Cao đẳng CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTĐT Chƣơng trình đào tạo DH Dạy học ĐH Đại học DHPH Dạy học phân hóa ĐHSP Đại học Sƣ phạm DHTH Dạy học tích hợp ĐT Đào tạo ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTC Giáo dục Thể chất GV Giảng viên, Giáo viên GVPT Giáo viên Phổ thông HS Học sinh KH & CN Khoa học & Công nghệ KQHT Kết quả học tập NL Năng lực NVSP Nghiệp vụ Sƣ phạm PP Phƣơng pháp PTNL Phát triển Năng lực SGK Sách giáo khoa SV Sinh viên TCN Trƣớc Công nguyên THPT Trung học Phổ thông XH Xã hội
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4 8. Luận điểm cần bảo vệ ................................................................................................ 7 9. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 7 10. Cấu trúc luận án ....................................................................................................... 8 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9 1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học phân hóa, năng lực dạy học phân hóa ............ 9 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên sƣ phạm . 20 1.1.3. Nhận xét chung .................................................................................................. 22 1.2. Năng lực dạy học phân hoá của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở trƣờng Đại học Sƣ phạm ........................................................................................... 23 1.2.1. Năng lực dạy học phân hoá .............................................................................. 23 1.2.2. Năng lực dạy học phân hoá của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm .............................................................................................. 43 1.3. Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ........................................................................... 51 1.3.1. Khái niệm phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ................................................................ 51 1.3.2. Quá trình phát triển năng lực dạy học phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ................................................................ 52
- 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm .................................. 62 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................ 65 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM..................................................................................................................... 66 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ...................................................... 66 2.1.1. Địa bàn khảo sát .................................................................................................. 66 2.1.2. Mục đích, đối tƣợng và thời gian khảo sát .......................................................... 66 2.1.3. Nội dung khảo sát ................................................................................................ 67 2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát .......................................................................................... 67 2.1.5. Cách xử lý số liệu và thang đánh giá ................................................................... 69 2.2. Thực trạng năng lực dạy học phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm .............................................................................. 70 2.2.1. Thực trạng nhận thức về dạy học phân hóa và tầm quan trọng của dạy học phân hóa . 70 2.2.2. Thực trạng thực hành dạy học theo hƣớng phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất................................................................................................................... 75 2.2.3. Thực trạng sử dụng các tài liệu khi lập kế hoạch bài dạy theo hƣớng phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ......................................................................... 77 2.2.4. Thực trạng thực hiện các công việc khi lập kế hoạch bài dạy theo hƣớng phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ................................................................. 79 2.2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học khi thực hiện bài dạy phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ........................................................ 82 2.2.6. Thực trạng sử dụng các phƣơng tiện dạy học khi thực hiện bài dạy phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ............................................................................... 83 2.2.7. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khi thực hiện bài dạy phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất .................................................................. 85 2.2.8. Thực trạng đánh giá của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất về việc thực hiện các nội dung, hình thức, phƣơng pháp và công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học ................................................................................................................ 87
- 2.2.9. Thực trạng đánh giá năng lực dạy học phân hóa của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ......................................................................................................................... 90 2.3. Thực trạng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ............................................................... 93 2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ....................................................................................... 93 2.3.2. Thực trạng nội dung chƣơng trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ........................................................................................................... 96 2.3.3. Thực trạng nội dung chƣơng trình chi tiết các học phần đào tạo ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm ....................................................................... 97 2.3.4. Thực trạng phƣơng pháp phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ................................................ 98 2.3.5. Thực trạng hình thức phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ........................................................... 99 Kết quả nghiên cứu thu đƣợc thể hiện ở bảng số liệu dƣới đây: ................................... 99 2.3.6. Thực trạng con đƣờng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ........................................................................................................ 100 2.3.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm .............................. 103 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................... 105 2.4.1. Ƣu điểm ............................................................................................................. 105 2.4.2. Hạn chế .............................................................................................................. 106 2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 106 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 107 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM................................................................................................................... 108 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................................ 108 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu đào tạo ................................................................................. 108 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với chuẩn đầu ra ................................................................... 109
- 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc trƣng ngành học ...................................................... 110 3.1.4. Đảm bảo chú trọng thực hành, trải nghiệm cho ngƣời học ............................... 110 3.2. Các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm .................................................... 111 3.2.1. Phát triển chƣơng trình môn Lý luận dạy học về dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất theo tiếp cận mô đun .......................................................... 111 3.2.2. Hƣớng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch bài học theo hƣớng phân hoá ........... 114 3.2.3. Hƣớng dẫn sinh viên thực hiện quy trình tổ chức bài dạy theo hƣớng phân hoá119 3.2.4. Xây dựng và sử dụng các bài tập thực hành phân bậc để phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ........................................................................................ 127 3.2.5. Tổ chức dạy học phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên theo hƣớng trải nghiệm ................................................................................................................... 131 3.2.6 Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học phân hoá và hƣớng dẫn sinh viên tự đánh giá theo tiêu chí ................................................................................................... 134 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................... 137 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................ 138 4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm................................................................. 138 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 138 4.1.2. Đối tƣợng thực nghiệm ...................................................................................... 138 4.1.3. Nội dung, hình thức và quy trình thực nghiệm ................................................. 138 4.1.4. Giả thuyết thực nghiệm ..................................................................................... 142 4.1.5. Công cụ và phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm .................................. 142 4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm.......................................................................... 143 4.2.1. Kết quả thực nghiệm vòng 1 ............................................................................. 143 4.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2 ............................................................................. 146 Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................................... 151 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 157 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh dạy học phân hóa và dạy học không phân hóa .......................................... 35 Bảng 1.2. Khung năng lực DHPH của SV ngành GDTC các trƣờng ĐHSP......................... 48 Bảng 2.1. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình .................................................................. 69 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức của SV về bản chất của DHPH .................................. 70 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức của GV, CBQL, GVPT và SV về tầm quan trọng của năng lực DHPH......................................................................................................... 71 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của SV về các công việc khi thực hiện DHPH............ 74 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá của sinh viên về thực trạng thực hành dạy học theo hƣớng phân hóa của SV ngành GDTC ........................................................................................ 76 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá của SV về thực trạng sử dụng các tài liệu khi lập kế hoạch bài dạy theo hƣớng phân hóa của SV ngành GDTC ................................................... 78 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của SV về thực trạng các công việc khi lập kế hoạch bài dạy theo hƣớng phân hóa của SV ngành GDTC .......................................................... 80 Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của SV về thực trạng sử dụng các PP, kỹ thuật dạy học khi thực hiện bài dạy phân hóa của SV ngành GDTC ............................................... 82 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của SV về thực trạng sử dụng các phƣơng tiện dạy học khi thực hiện bài dạy phân hóa của SV ngành GDTC ............................................... 84 Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của SV về thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khi thực hiện bài dạy phân hóa của SV ngành GDTC ........................................ 86 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của SV ngành GDTC về thực hiện các nội dung, hình thức, phƣơng pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học .... 87 Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của GV về thực trạng mức độ năng lực DHPH của SV ngành GDTC ........................................................................................................................ 91 Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của CBQL, GVPT về thực trạng mức độ năng lực DHPH của SV ngành GDTC ............................................................................................... 91 Bảng 2.14. Kết quả tự đánh giá của SV về thực trạng mức độ năng lực DHPH................. 92 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mục tiêu phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành GDTC ............................................................................................ 93
- Bảng 2.16. Kết quả khảo sát nhận thức của SV về mục tiêu phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành GDTC ............................................................................................ 95 Bảng 2.17. Kết quả đánh giá của GV về thực trạng nội dung chƣơng trình đào tạo ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ................................................... 96 Bảng 2.18. Kết quả đánh giá của GV về thực trạng nội dung chƣơng trình chi tiết các học phần đào tạo ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm ............. 97 Bảng 2.19. Kết quả đánh giá của GV về thực trạng PP, kỹ thuật, dạy học phát triển năng lực DHPH cho SV ngành GDTC .................................................................................. 98 Bảng 2.20. Kết quả đánh giá của GV về thực trạng hình thức phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm ............... 99 Bảng 2.21. Kết quả đánh giá của GV về thực trạng thực hiện các con đƣờng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành GDTC.............................................. 100 Bảng 2.22. Kết quả đánh giá của SV về thực trạng thực hiện các con đƣờng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành GDTC.............................................. 102 Bảng 2.23. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến phát triển năng lực DHPH cho SV ngành GDTC........................................................ 103 Bảng 4.1. Các năng lực thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................ 139 Bảng 4.2. Biểu hiện các mức năng lực ..................................................................................... 142 Bảng 4.3. Phân phối tần suất mức độ NL của SV nhóm TN1 và ĐC1 trƣớc TN.................. 143 Bảng 4.4. Kiểm định t-test kết quả đo lƣờng NL của SV nhóm TN1 và ĐC1 trƣớc TN ..... 144 Bảng 4.5. Phân phối tần suất mức độ NL của SV nhóm TN1 và ĐC1 sau TN ..................... 145 Bảng 4.6. Kiểm định t-test kết quả đo lƣờng NL của SV nhóm TN1 và ĐC1 sau TN......... 146 Bảng 4.7. Phân phối tần suất mức độ NL của nhóm TN2 và ĐC2 trƣớc TN........................ 147 Bảng 4.9. Phân phối tần suất mức độ NL của nhóm TN2 và ĐC2 sau TN ........................... 148 Bảng 4.10. Kiểm định t-test kết quả đo lƣờng NL của SV nhóm TN2 và ĐC2 sau TN....... 149
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc năng lực thực hiện .........................................................................25 Sơ đồ 3.1. Quy trình phát triển chƣơng trình môn LLDH về DHPH theo mô đun ....112 Sơ đồ 3.2. Quy trình thiết kế giáo án theo hƣớng phân hoá ........................................116 Sơ đồ 3.4. Quy trình tổ chức thực hiện bài dạy phân hoá ...........................................120 Sơ đồ 3.5. Quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá NL DHPH ......................................134
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dạy học phân hóa là một tiếp cận dạy học, là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu, vận dụng từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là một trong các cách tiếp cận dạy học tiêu biểu theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực ngƣời học. Cách tiếp cận dạy học này hƣớng tới việc đáp ứng tối đa khả năng cá nhân của HS thông qua việc giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tƣợng, bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những ngƣời học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh. Khi dạy học, GV cần hiểu đƣợc những khả năng cá nhân của HS để từ đó có định hƣớng trong DHPH, phát huy tối đa tiềm năng của các HS. GV cần chú ý phân hóa trong dạy học nhƣng không tạo nên sự phân biệt trong học tập nhằm tạo niềm tin, động lực học tập cho HS, tạo môi trƣờng cởi mở để HS trao đổi, chia sẻ và thể hiện. Các biện pháp DHPH cần đƣợc vận dụng linh hoạt và sáng tạo để thật sự phù hợp đối với các đối tƣợng HS khác nhau và năng lực của ngƣời GV, nhƣng cần chú ý “đánh thức” động cơ, niềm đam mê và hứng thú học tập cho mọi HS. Chính vì thế, việc nghiên cứu để thực hiện hiệu quả tiếp cận dạy học phân hoá trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay luôn đƣợc đặt ra rất cấp thiết. Giáo dục Thể chất là một ngành học đặc thù, vì vậy việc giảng dạy Giáo dục Thể chất trong các nhà trƣờng có những yêu cầu riêng biệt. Ở nhà trƣờng phổ thông, Giáo dục Thể chất là môn học bắt buộc, đƣợc thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Môn Giáo dục Thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi ngƣời. Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục Thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng nhƣ: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các
- 2 môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thƣơng trong hoạt động Thể dục Thể thao. Với mục tiêu nhƣ vậy đòi hỏi ngƣời giáo viên dạy môn học này trong các nhà trƣờng cần có năng lực dạy học phân hoá nhằm phát triển tối đa tiềm năng của mỗi học sinh. Trong các trƣờng ĐHSP, việc đào tạo giáo viên ngành Giáo dục Thể chất nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực cho sinh viên đáp ứng những yêu cầu chƣơng trình môn Giáo dục Thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và hoạt động thể thao trƣờng học. Môn học thuộc ngành Giáo dục Thể chất và hoạt động thể thao trƣờng học rất gần gũi với các hoạt động đời thƣờng, hằng ngày của ngƣời học nhƣ hoạt động đi, chạy, bơi lội hay vui chơi thể thao,... trong điều kiện không gian, thời gian, ngƣời tham gia khác nhau đòi hỏi ngƣời giáo viên ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên biệt cần phải có những năng lực dạy học phân hoá để tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với các đối tƣợng tham gia. Chính vì vậy, năng lực dạy học phân hoá là một tiêu chuẩn quan trọng trong chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm. Trong thực tế đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Thể chất, giảng viên ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm cũng đã chú trọng phát triển cho sinh viên năng lực dạy học phân hoá, tuy nhiên kết quả chƣa thực sự đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng do ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan và chủ quan nhƣ chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên còn thiếu những cập nhật về quá trình hình thành và phát triển năng lực này cho sinh viên, chƣa có quy trình cụ thể để thiết kế và tổ chức các giờ học phát triển năng lực dạy học phân hoá cho ngƣời học, chƣa có hệ thống các bài tập phân bậc để tổ chức dạy học phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên theo một cách thƣờng xuyên,… Nhìn chung, hiệu quả của dạy học phân hóa so với yêu cầu đổi mới giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa thực sự hƣớng tới từng đối tƣợng ngƣời học và phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi ngƣời học. Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm” để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên, qua đó nâng cao chất
- 3 lƣợng đào tạo giáo viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm nhằm giúp cho sinh viên có năng lực dạy học phân hoá tốt hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ giáo viên ngành Giáo dục Thể chất cho các trƣờng phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. 4. Giả thuyết khoa học Năng lực dạy học phân hoá là một trong những năng lực nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất, tuy nhiên trong thực tế, nhiều sinh viên ngành Giáo dục Thể chất vẫn chƣa đƣợc phát triển năng lực này một cách phù hợp do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Nếu xác định đƣợc hệ thống các năng lực thành phần phù hợp với đặc trƣng ngành Giáo dục Thể chất và phù hợp với chuẩn đầu ra của các trƣờng ĐHSP; đồng thời xác định đƣợc các biện pháp tập trung vào việc xây dựng quy trình thực hiện giờ học, xây dựng và sử dụng bài tập thực hành trong dạy học, tổ chức thực hiện giờ học theo hƣớng trải nghiệm, đổi mới đánh giá kết quả dạy học thì sinh viên ngành Giáo dục Thể chất trong các trƣờng ĐHSP sẽ có năng lực dạy học phân hoá tốt hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo đội ngũ giáo viên ngành Giáo dục Thể chất hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm.
- 4 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. 5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. 5.4. Thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về khách thể khảo sát Hiện nay, trong cả nƣớc mạng lƣới các trƣờng Đại học Sƣ phạm đƣợc dàn trải các khu vực, các tỉnh thành khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi khảo sát thực trạng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở 03 trƣờng ĐHSP: trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh và trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐH Huế và thực nghiệm tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Cụ thể, luận án tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 60 GV chuyên ngành Giáo dục Thể chất tại các trƣờng ĐHSP; 50 cán bộ quản lý tại các trƣờng trung học phổ thông và 302 SV năm thứ 3 - 4 đang học tập tại Khoa GDTC của các trƣờng ĐHSP đã xác định. 6.2. Về nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng ĐHSP theo cấp độ vi mô (phân hoá trong). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiếp cận một số quan điểm phƣơng pháp luận nghiên cứu nhƣ sau: - Tiếp cận lịch sử - lôgic Phát triển NL DHPH cho SV ngành GDTC là một sự kế thừa có chọn lọc và sáng tạo, không phải thay đổi toàn bộ chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo trong các nhà trƣờng mà phải kế thừa những thành quả đã đạt đƣợc hiện nay. CTĐT hiện hành ở các trƣờng ĐHSP có thể vẫn đƣợc giữ nguyên, chỉ cần cấu trúc lại các học phần lý thuyết về NVSP và thực tập sƣ phạm để có thể phát triển NL DHPH cho SV ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng ĐHSP một cách tốt nhất.
- 5 - Tiếp cận năng lực Việc xây dựng cấu trúc năng lực thành phần của năng lực DHPH đƣợc dựa vào chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các nhà trƣờng ĐHSP hiện nay. Quá trình phát triển NL DHPH cho SV ngành Giáo dục Thể chất ở các Trƣờng ĐHSP cần đƣợc thực hiện theo tiếp cận NL để hình thành các NL đầu ra cho SV tốt nghiệp các trƣờng ĐHSP. Để thực hiện điều này cần thiết phải xây dựng đƣợc cấu trúc NL DHPH cho SV ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng ĐHSP. - Tiếp cận phân hoá Việc thiết kế và tổ chức các giờ học và bài tập thực hành để phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất cần đảm bảo phù hợp với mỗi đối tƣợng sinh viên theo các tiêu chí nhƣ: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, phong cách học tập, kiểu ngƣời học và tính cách tâm lí. Có nhƣ vậy mới vừa đảm bảo đƣợc tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học. - Tiếp cận trải nghiệm Để phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất, cần tạo điều kiện để sinh viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động Thể dục Thể thao trong thực tiễn thông qua sử dụng một cách có điều chỉnh, đổi mới, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân trong môi trƣờng, điều kiện cụ thể. Vận dụng tiếp cận trải nghiệm trong phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên sƣ phạm là cách tốt nhất giúp mỗi cá nhân huy động tối đa cảm xúc và kinh nghiệm sẵn có khi trực tiếp tham gia vào các hoạt động gắn với thực tiễn nhằm tạo ra những kinh nghiệm mới cho bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Tiếp cận thực tiễn Cấu trúc năng lực DHPH và các biện pháp đề xuất của Luận án để phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành GDTC ở các Trƣờng ĐHSP cần dựa trên bối cảnh thực tiễn của việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay cũng nhƣ điều kiện thực tế của các nhà trƣờng thì mới có tính khả thi và giá trị trong việc phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành GDTC và nâng cao chất lƣợng thực hiện nội dung Giáo dục Thể chất trong các nhà trƣờng.
- 6 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các văn kiện, tài liệu khoa học, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tài liệu khác liên quan đến năng lực dạy học, DHPH, năng lực DHPH làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng năng lực dạy học phân hóa của sinh viên và thực trạng các biện pháp hình thành năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. Chúng tôi xây dựng các mẫu phiếu khảo sát dành cho cán bộ giảng dạy, dành cho sinh viên và dành cho cán bộ quản lý. 7.2.2.2. Phương pháp chuyên gia Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chuyên gia dƣới hai hình thức (tổ chức hội thảo chuyên đề; phiếu hỏi) để lấy ý kiến của các nhà khoa học, các giảng viên đại học, các nhà quản lý giáo dục về năng lực dạy học phân hóa của sinh viên nhằm đánh giá tính khoa học, lý luận và tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm Tiến hành quan sát quá trình dạy và học các môn học ở các trƣờng Đại học Sƣ phạm góp phần làm rõ thực trạng năng lực DHPH của sinh viên và thực trạng phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng ĐHSP hiện nay. 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục Tổng kết, nghiên cứu kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học tập các môn học, nghiên cứu giáo án giảng dạy của giảng viên, qua đó góp phần làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu, đồng thời đánh giá kết quả học tập khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực dạy học phân hóa mà đề tài đề xuất để đánh giá hiệu quả của các biện pháp.
- 7 7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã xây dựng nhằm minh chứng cho hiệu quả của hệ thống biện pháp "Hình thành năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm". 7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác Sử dụng một số thuật toán của toán học thống kê, một số phần mềm tin học để xử lý, trình bày số liệu, kiểm chứng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu của luận án. 8. Luận điểm cần bảo vệ 8.1. Năng lực dạy học phân hóa là một thành phần quan trọng trong hệ thống năng lực dạy học của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các Trƣờng ĐHSP; phát triển năng lực dạy học phân hoá cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đào tạo ở các trƣờng ĐHSP để đáp ứng đƣợc chuẩn đầu ra và đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học môn học theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018; 8.2. Thực trạng phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các Trƣờng ĐHSP chƣa thực sự đạt kết quả nhƣ mong đợi do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhƣng chủ yếu nhất là chƣa có hệ thống các biện pháp phát triển năng lực này một cách đồng bộ, khoa học và phù hợp. 8.3. Để phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất cần xác định đƣợc hệ thống các năng lực thành phần phù hợp với đặc trƣng ngành Giáo dục Thể chất và phù hợp với chuẩn đầu ra của các trƣờng ĐHSP; đồng thời xác định đƣợc các biện pháp tập trung vào việc xây dựng quy trình thực hiện giờ học; xây dựng và sử dụng bài tập thực hành trong dạy học; tổ chức thực hiện giờ học theo hƣớng trải nghiệm; và đổi mới đánh giá kết quả dạy học. Các biện pháp đƣợc thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng ĐHSP hiện nay. 9. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn lý luận về việc phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại
- 8 học Sƣ phạm, đặc biệt luận án xác định đƣợc khung năng lực dạy học phân hoá của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất ở các trƣờng ĐHSP. - Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng phát triển năng lực DHPH của sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm; chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những điểm cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu của việc phát triển năng lực DHPH trong đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Thể chất. - Đề xuất biện pháp phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo sinh viên ngành Giáo dục Thể chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án đƣợc cấu trúc làm 4 chƣơng: Chương 1. Lý luận về phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. Chương 2. Thực trạng phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. Chương 3. Biện pháp phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm. Chương 4. Thực nghiệm biện pháp phát triển năng lực DHPH cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trƣờng Đại học Sƣ phạm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 621 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 269 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 367 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 303 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 247 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 198 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn