Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện nghiên cứu Hán Nôm
lượt xem 11
download
Luận án nghiên cứu đặc điểm văn bản, kết cấu văn bản, chữ Nôm, xác định số lượng các chương, khúc hát trong các văn bản; từ đó xác định khái niệm “đường Then” và “đường Then cấp sắc” ghi chép trong văn bản Then cấp sắc. Nghiên cứu giới thiệu giá trị của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa dân tộc Tày xưa, từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa đương đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện nghiên cứu Hán Nôm
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TUÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TUÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM Ngành: Hán Nôm Mã số: 9 22 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN NCS xin cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng NCS dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. NCS Nguyễn Văn Tuân
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập. Trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lãnh đạo Phòng Nghiên cứu văn bản Nôm cùng bạn bè đồng nghiệp công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho NCS trong quá trình học tập NCS và viết luận án. Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian NCS nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên NCS. NCS Nguyễn Văn Tuân
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT ĐH. : Đại học ĐHSP. : Đại học sư phạm KHXH. : Khoa học xã hội NCS. : Nghiên cứu sinh Nxb. : Nhà xuất bản Tr. : Trang VHTT. : Văn hóa Thông tin VNCHN : Viện Nghiên cứu Hán Nôm
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU:… .............................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..... 6 1.1. Khái quát về dân tộc Tày, Then và Then cấp sắc ................................................6 1.1.1. Vài nét về đời sống văn hóa của dân tộc Tày ...................................................6 1.1.2. Khái quát về Then và Then cấp sắc ..................................................................8 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................17 1.2.1. Các công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa tín ngưỡng .............................17 1.2.2. Các công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa nghệ thuật ..............................23 1.2.3. Các công trình sưu tầm, giới thiệu văn bản Then ...........................................27 1.2.4. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .....................33 Tiểu kết chương 1: ....................................................................................................35 Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM .............................................................................................. 36 2.1. Mô tả văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày ........................................36 2.1.1. Văn bản liên quan đến cấp sắc .......................................................................36 2.1.2. Văn bản Then cấp sắc Nôm Tày......................................................................38 2.2. Khảo sát đặc điểm văn bản Then cấp sắc...........................................................43 2.2.1. Hình thức văn bản ...........................................................................................43 2.2.2. Kết cấu văn bản ...............................................................................................50 2.3. Một số vấn đề về chữ Nôm ghi trong văn bản Then cấp sắc .............................56 2.3.1. Về nghiên cứu chữ Nôm Tày ...........................................................................56 2.3.2. Phân loại chữ Nôm Tày trong văn bản Then cấp sắc .....................................59 2.3.3. Đặc điểm chữ Nôm Tày trong văn bản Then cấp sắc .....................................69 Tiểu kết chương 2: ....................................................................................................71 Chương 3: NGHIÊN CỨU “ĐƯỜNG THEN” TRONG VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY ......................................................................................................... 73 3.1. Một số vấn đề cơ bản về “đường Then” và “đường Then cấp sắc” ...................73 3.1.1. Khái niệm “đường Then” và “đường Then cấp sắc”.....................................73 3.1.2. Những quy định dùng để cấp sắc cho Then ....................................................75 3.1.3. Một số bài thỉnh ban đầu của buổi lễ cấp sắc ................................................79 3.2. Tìm hiểu “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày ........................82 3.2.1. Thống kê, so sánh những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc ....................83 3.2.2. Trình tự các khúc hát trong văn bản Then cấp sắc .........................................85 3.2.3. Nội dung của những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc ............................95
- 3.3. Đặc trưng của “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày ..............103 3.3.1. Đặc trưng về hình thức .................................................................................103 3.3.2. Đặc trưng về nội dung...................................................................................106 Tiểu kết chương ba: .................................................................................................108 Chương 4: NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY 109 4.1. Giá trị nội dung ................................................................................................109 4.1.1. Phản ánh những vấn đề về đời sống xã hội của người Tày trong quá khứ ..............109 4.1.2. Phản ánh những vấn đề về văn hóa tín ngưỡng............................................117 4.2. Giá trị nghệ thuật ..............................................................................................128 4.2.1. Vấn đề thể loại ..............................................................................................128 4.2.2. Thủ pháp tu từ ...............................................................................................131 4.2.3. Nghệ thuật sử dụng điển cố ...........................................................................135 4.3. Thực trạng việc sử dụng và vấn đề bảo tồn văn bản Then cấp sắc hiện ..........139 4.3.1. Thực trạng việc sử dụng văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày ở địa phương hiện nay ......................................................................................................139 4.3.2. Những vấn đề đặt ra cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị Văn bản Then cấp sắc Nôm Tày ............................................................................................141 Tiểu kết chương 4: ..................................................................................................144 KẾT LUẬN .............................................................................................................145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................150
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày có số dân đông thứ hai sau người Kinh, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, sau này số ít di cư vào vùng Tây Nguyên. Với người Tày, không chỉ có số dân đông, mà còn có một kho tàng tư liệu văn hóa rất đặc sắc mà ngày nay vẫn còn lưu giữ được, đó là những tập truyện thơ, lượn cọi, phong slư, hát Then, v.v... Các nguồn tư liệu này thường được ghi chép bằng chữ Nôm của người Tày (gọi là chữ Nôm Tày). Trong khối tư liệu này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các văn bản Then cấp sắc. Bởi vì, Then cấp sắc là một đại lễ có quy mô tổ chức lớn nhất trong hệ thống các nghi lễ của Then, chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc thuộc về phong tục tập quán và văn hóa cũng như nghệ thuật diễn xướng nghi lễ của người Tày. Then cấp sắc gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian, nên lời ca là sự phản ánh về cuộc sống của người dân miền núi, mà trước hết là môi trường tự nhiên xã hội của người Tày. Đó môi trường miền núi với đặc trưng là nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc… tất thẩy đều được phản ánh khá rõ trong hành trình Then cấp sắc mang lễ vật lên mường trời. Có thể nhận thấy bản làng và cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, phong tục tập quán của người Tày hiện lên rất quen thuộc trong Then Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu văn bản Then cấp sắc ghi bằng chữ Nôm Tày không những làm rõ thêm vấn đề nội dung trong Then cấp sắc, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Điều này phù hợp với quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi thống kê được 06 văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). Số lượng văn bản này tuy chưa phải là nhiều, nhưng qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy được bức tranh toàn cảnh của Then cấp sắc Tày. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu văn bản Then cấp 1
- sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trong luận án này, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là hướng tới giải quyết những vấn đề về văn bản học của Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày, tiến hành xác định bản tin cậy và nghiên cứu giá trị nội dung phản ánh trong văn bản Then cấp sắc. Kết quả của việc nghiên cứu này, góp phần bảo tồn và phát huy văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày nói riêng và văn bản chữ Nôm Tày nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đặt nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: - Hệ thống hóa các văn bản Then cấp sắc hiện lưu trữ tại VNCHN, giới thiệu văn bản, so sánh và đối chiếu văn bản, xác định bản tin cậy để khảo sát, nghiên cứu. - Nghiên cứu đặc điểm văn bản, kết cấu văn bản, chữ Nôm, xác định số lượng các chương, khúc hát trong các văn bản; từ đó xác định khái niệm “đường Then” và “đường Then cấp sắc” ghi chép trong văn bản Then cấp sắc. - Nghiên cứu giới thiệu giá trị của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa dân tộc Tày xưa, từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa đương đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án chọn đối tượng nghiên cứu chủ yếu là một nhóm 6 văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN, với các ký hiệu, là: NVB.1; VNv.671; NC.50; ST.2227; ST.2201; ST.557. Đây là những văn bản chưa từng được biên dịch và công bố. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề văn bản học của các văn bản Then cấp sắc, vấn đề sử dụng chữ Nôm trong văn bản, khái niệm “đường Then cấp sắc” và giá trị nội dung của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày. 2
- 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, văn bản học, văn hóa học, văn tự học và nghiên cứu liên ngành sẽ được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp văn bản học: Nghiên cứu, so sánh 6 văn bản chữ Nôm Tày thuộc văn bản Then cấp sắc, so sánh số lượng chương, khúc hát trong các văn bản, nêu lên một số đặc điểm văn bản về cấu trúc văn bản. Từ kết quả khảo sát văn bản, tạo điều kiện cho việc chọn thiện bản đề nghiên cứu và giới thiệu. - Phương pháp phiên dịch (còn gọi là thuyên thích học, hay học thông diễn học) cũng được sử dụng để giải thích, giải nghĩa, hay diễn dịch các bản văn Then cấp sắc, từ các vấn đề về văn bản, ngôn ngữ, lời nói, v.v… Đây là một phương pháp giúp chúng ta thấu hiểu văn bản và minh giải văn bản sâu hơn. - Phương pháp văn tự học: Dựa vào lý thuyết cấu tạo chữ Nôm của các học giả đi trước, phương pháp văn tự học được sử dụng nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm Tày cũng như xác định hệ thống chữ Nôm Tày trong văn bản, như chữ Nôm Tày tự tạo, chữ Nôm Tày mượn chữ Nôm Kinh (Việt) và chữ Nôm Tày mượn chữ Hán trong văn bản Then cấp sắc. - Phương pháp định lượng: Nhằm hệ thống hóa, thống kê số lượng các chương, khúc hát Then cấp sắc, những chữ Nôm thuần Tày, chữ Nôm Tày vay mượn (Kinh và Hán); từ đó, đưa ra những biện luận, phân tích để xác định độ tin cậy của tư liệu trong văn bản. Thao tác thống kê được sử dụng xuyên suốt luận án, các kết quả thống kê là những số liệu cụ thể và chính xác, từ đó đưa tới những nhận định đáng tin cậy. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng những thao tác như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, v.v... trước khi đưa ra những nhận xét về văn bản Then cấp sắc. 3
- - Phương pháp liên ngành: Nhằm khai thác những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, văn học, tôn giáo, phong tục tập quán, v.v… được thể hiện qua các văn bản Then cấp sắc. 5. Đóng góp của luận án Việc nghiên cứu nhóm văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại Viên Nghiên cứu Hán Nôm đem lại những kết quả như sau: - Góp phần giới thiệu, phân tích khái niệm Then và Then cấp sắc, cũng như văn bản Then nói chung và văn bản Then cấp sắc nói riêng. - Giới thiệu đặc điểm văn bản Then cấp sắc của dân tộc Tày, xác định văn bản tin cậy để nghiên cứu và giới thiệu. Việc làm này sẽ gợi mở cho việc nghiên cứu nhóm văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN. - Cung cấp số liệu đáng tin cậy về số lượng chương hát, khúc hát trong văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày của ba dòng Then ở ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. So sánh “đường Then cấp sắc” của ba dòng Then để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa ba dòng này. Đưa ra cứ liệu về việc sử dụng chữ Nôm trong văn bản, từ đó góp phần gợi mở cho việc tìm hiểu sự giao lưu văn hóa Tày - Kinh thời trung đại. - Phân tích, đánh giá làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Then cấp sắc, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Đồng thời giúp các nhà quản lý văn hóa có biện phát bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. - Phiên âm, dịch nghĩa, chú thích và giới thiệu văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm của người Tày (Bản NVB.1). 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Việc nghiên cứu nhóm văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN, đưa lại những ý nghĩa khoa học như sau: - Nghiên cứu văn bản và phân tích văn bản, xác định bản đáng tin cậy để phiên dịch, giới thiệu, công bố văn bản Then cấp sắc; nghiên cứu hệ thống chữ Nôm trong văn bản, góp phần nghiên cứu hệ thống văn bản chữ Nôm của dân tộc Tày. - Phác họa được bức tranh tổng thể về “đường Then” cấp sắc của dân tộc Tày gồm: Hành trình Then đi từ trần gian lên đến thượng giới để gặp Ngọc Hoàng, số 4
- lượng các chương, khúc hát được ghi chép trong văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN. - Luận án tạo hướng mở cho việc nghiên cứu các văn bản Then cấp sắc nói riêng, dân ca nghi lễ của dân tộc Tày nói chung. Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp cho việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa của đồng bào dân tộc Tày. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án có bố cục chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Chương 3: Nghiên cứu “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày Chương 4: Nghiên cứu giá trị của văn bản Then cấp sắc Nôm Tày 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌ NH HÌ NH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Then nói chung và Then cấp sắc nói riêng là thuộc loại hình dân ca nghi lễ, đã được các nhà nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, Hán Nôm... quan tâm nghiên cứu, giới thiệu ở các góc độ khác nhau. Ở chương này chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về đời sống văn hóa của người Tày, Then và Then cấp sắc của người Tày; đồng thời, tổng quan về các công trình đã nghiên cứu về Then Tày nói chung, Then cấp sắc của người Tày nói riêng. Từ đó, chúng tôi có những đánh giá về những thành tựu của những công trình nghiên cứu của những người đi trước, để kế thừa và định hướng triển khai nghiên cứu của luận án. 1.1. Khái quát về dân tộc Tày, Then và Then cấp sắc 1.1.1. Vài nét về đời sống văn hóa của dân tộc Tày Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Tày có số dân đông thứ hai sau người Kinh (1.626.392 người)1, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và một số tỉnh thuộc Tây Nguyên như Đăk Lăk, Lâm Đồng. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người Tày cư trú chủ yếu ở các thung lũng màu mỡ, có độ cao trung bình, thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi và ổn định cuộc sống. Về phương diện cội nguồn lịch sử, người Tày “vốn thuộc chung một nhóm Âu Việt, trong khối Bách Việt mà địa bàn cư trú là Miền Bắc Việt Nam và Miền Hoa Nam Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ III (TCN), liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày – Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc Việt (Việt Mường) thành lập nên Vương quốc Âu Lạc. Người thủ lĩnh đứng đầu là An Dương Vương Thục Phán... Trong quá trình chung sống, đấu tranh để xây dựng và gìn giữ đất nước, người Âu Lạc và người Lạc Việt vốn có những quan hệ gần gũi nhau, dễ hòa hợp nhau, cùng giao lưu và tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của nhau” [131, 22]. Về ngôn ngữ và chữ viết, tiếng Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai) được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp. Do nhu cầu cuộc sống, người 1 Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê. 6
- Tày đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình là chữ Nôm Tày để ghi chép lại những câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao và các bài thơ, lời ca, truyện cổ... mà ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều tác phẩm, như: Phong slư, Lượn cọi, truyện thơ Nôm, Then, v.v... Xét về từ vựng, từ vựng tiếng Tày gồm những từ gốc Tày và những từ mượn của các ngôn ngữ khác. Bộ phận từ gốc Tày có vị trí quan trọng, bởi nó được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày, khiến cho người Tày có thể dễ dàng giao tiếp với nhau trong sinh hoạt gia đình, làng bản. Để biểu thị các khái niệm xã hội, chính trị, pháp lý khoa học kỹ thuật... thì tiếng Tày phải vay mượn từ tiếng Hán và đặc biệt là từ tiếng phổ thông là tiếng Kinh (Việt). Sự vay mượn này phù hợp với quy luật nên nó làm cho tiếng Tày thêm phong phú, có đủ sức làm công cụ giao tiếp của người Tày trong xã hội. Về phương diện hoạt động sản xuất, người Tày là cư dân nông nghiệp lúa nước, sớm biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi, như: đào mương, đắp phai, làm cọn lấy nước vào ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những “loỏng” (máng gỗ) rồi mới đưa thóc về nhà. Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa cạn, hoa màu, cây ăn quả... Bên cạnh việc trồng trọt còn có chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm. Thủ công nghiệp là nghề phụ trong các gia đình. Nhiều nghề thủ công lâu đời đã đạt tới một trình độ kỹ xảo cao, như: Thổ cẩm ở Hòa An, Hà Quảng (Cao Bằng) cho nhiều mặt hàng dùng làm mặt chăn, địu trẻ, khăn treo cửa, khăn trải bàn rất đẹp; nghề làm bàn ghế trúc ở Cao Lộc (Lạng Sơn), Nguyên Bình (Cao Bằng) với nhiều hình mẫu bàn ăn, bàn ghế tiếp khách, bàn thờ tổ tiên… mà càng dùng lâu thì mầu trúc càng “lên nước” vàng xẫm, bóng lộn; nghề đan lát phổ biến trong mọi gia đình, bất cứ nhà nào cũng có thể tự đan được những đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày; nghề kéo sợi, dệt vải, bật bông, nấu mật, ép dầu… cũng là nghề thiết yếu mà hầu hết gia đình nào cũng có. Về phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, người Tày có nhiều phong tục đẹp thể hiện nét văn hóa độc đáo của riêng mình, như: tục nhận họ, tục nhận con nuôi, tục kết tồng kết đẳm, tục cưới hỏi, v.v… Đối với tục nhận họ, khi gặp những người có cùng tên họ (như Bế, Hoàng…) kể cả những người thuộc các thành phần dân tộc khác với mình, người Tày thường kết thân nhận là người cùng họ, bởi nghĩ rằng “tồng slính slam phăn chăn” (người cùng họ ít nhất cũng có ba phần mười là 7
- thân thích rồi). Sau khi nhận họ, quan hệ hai bên trở nên thân thiết và thiêng liêng, mọi công việc cùng nhau gánh vách trách nhiệm tựa như một thành viên trong cùng một tông tộc. Đối với tục nhận con nuôi, khi một gia đình hiếm con hoặc không có con, họ thường tổ chức việc nhận con nuôi, người con nuôi phải bỏ họ của mình để lấy họ cha nuôi. Bởi vậy, con nuôi được đối xử như con đẻ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ. Nếu gia đình không có con trai thì con nuôi được quyền thừa tự mang vác trọng trách đúng như con đẻ. Với tục kế tồng kết đẳm, khi gặp người có cùng năm sinh tháng đẻ hợp tính tình (kể cả người có cùng cảnh ngộ: mồ côi, ngóa bụa…) thì có thể kết tồng (“tồng” nghĩa là giống nhau). Còn “đẳm” là khi hai người (có thể cùng tuổi hoặc khác tuổi) nhưng cùng tên thì gọi nhau là “đẳm”. Sự giao kết “tồng” hay “đẳm” là do hai người tự nguyện. Việc kết này được chính thức hóa trong một bữa cơm thân mật, có sự chứng kiến và công nhận của những người anh em thân thuộc trong gia đình. V.v… Vấn đề tín ngưỡng dân gian, người Tày thờ đa thần. Đồng bào thờ cúng tổ tiên, thần thánh là chính, vì họ tin rằng có rất nhiều thứ thần thánh ma quỷ, được gọi chung là “phi”. “Phi” có cả ở trên trời lẫn mặt đất, như “phi fạ” (ở trên trời), “phi đông” (ở trong rừng), “phi pẩu pú” (tổ tiên), v.v… và “phi” được chia làm hai loại là lành và dữ. Loại lành, như: phi tổ tiên, phi mụ, phi bếp, phi bản… luôn bảo vệ con người và súc vật, mùa màng, sẵn sàng giúp con người diệt trừ các loài tà ma quỷ quái. Tuy nhiên, phi này cho dù là lành, nhưng cũng sẽ sẵn sàng trừng phạt ai đó nếu như không chịu lo việc cúng bái chu đáo. Phi này được thờ ở trong gia đình hoặc những nơi đền miếu công cộng. Đối với loại phi dữ, như: ma rừng, thuồng luồng, yêu tinh… có thể về hại người, gia súc và mùa màng. Bởi vậy, người ta không thờ cúng, song khi có họa nạn (như ốm đau…), nếu Tào, Mo, Then phát hiện ra phi nào về quấy rầy thì phải làm lễ cúng phi đó. Điều này được thể hiện khá rõ qua tín ngưỡng dân gian của họ. 1.1.2. Khái quát về Then và Then cấp sắc 1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản * Về khái niệm “Then”, hiện chúng chúng tôi thấy có 7 cách giải thích theo trình tự thời gian như sau: 8
- (1) Nhóm tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí giải thích: Then tức “hết Pụt hết Then” (làm Bụt làm Then) [77, 423]. (2) Dương Kim Bội quan niệm về Then: Cho dù chưa có cách định nghĩa, giải thích một cách thoả đáng, cứ coi nó như một danh từ riêng để chỉ một loại hình mê tín [84, 14]. (3) Nông Văn Hoàn cho rằng: Then là Tiên 仙 (có nơi gọi sliên), là người của trời. Họ là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với Ngọc hoàng và Long vương. Khi họ làm Then là họ đại diện cho người của trời giúp cho người trần gian cầu mong được sự tốt lành, được tai qua nạn khỏi v.v... tức là Then chỉ làm điều thiện cứu giúp người trần gian [84, 7 - 41]. (4) Triều Ân thì cho rằng: Then là những khúc hát thuộc về thờ cúng (chant cultuel) do những Then làm nghề (chan-teuse cultuelle) hát trong nghi lễ [17, 7]. (5) Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa từ Then có ba nét nghĩa: 1/Lực lượng siêu tự nhiên sáng tạo ra thế giới, theo quan niệm của một số dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. 2/Người làm nghề cúng bái (thường là nữ) ở vùng các dân tộc thiểu số nói trên. Bà Then, làm mo, làm Then. 3/Loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm đàn, hát, múa gắn liền với tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số nói trên. Hát Then, múa Then. [94, 931]. (6) Từ điển bách khoa Việt Nam, giải thích: Then tên chung chỉ một loại hình sinh hoạt văn hóa – văn nghệ dân gian của các dân tộc Tày, Thái. Tùy theo mục đích của từng kỳ lễ mà Then có tên gọi và kiểu cách trình diễn khác nhau như Then kỳ yên, Then cầu hoa, Then nối số, v.v… Đầy đủ nhất là Then cấp sắc hay còn gọi là lẩu Then. Người làm Then gọi là thầy Then, khi đã già, muốn nghỉ thì làm lễ Then cáo lão. Then có nguồn gốc từ niềm tin của con người vào sự tồn tại của các siêu linh trong các thế giới trên trời, trên mặt đất và dưới nước. Khi con người ốm tức là hồn hay vía của họ bay vào các thế giới đó. Muốn khỏi bệnh họ phải nhờ đến các thầy Then. Các thầy Then dùng giọng hát dẫn đường cho âm binh đi đến tất cả các thế giới nói trên để tìm hồn trả về cho thân xác và người ốm sẽ khỏi bệnh. [130, 198]. 9
- (7) Nguyễn Thị Yên trong cuốn Then Tày sau khi phân tích sự tương đồng giữa tên gọi Then (đọc trại từ chữ Hán ... thiên - trời) với các hình thức cúng bái tương tự của người Tày, Nùng, Thái như Pụt, Sliên, Một mà đã đưa ra giả định “Tên gọi Then là bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ trời (phạ) của các cư dân Tày, Thái nói chung”. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và biến đổi Then của người Tày đã có sự giao lưu tiếp biến với các yếu tố du nhập khác như Phật giáo và Đạo giáo. [138, 54] Cách hiểu này cũng được tác giả trình bày tương tự trong cuốn Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng phần viết về “Then, Pụt và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Then, Pụt”, mục “Khái niệm, phân loại” [141, 104 - 114] Tổng hợp từ các nhận định về Then của các nhà nghiên cứu đi trước, khái niệm “Then” được hiểu là tên gọi một hình thức cúng bái có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ trời (phạ) của các cư dân Tày, Thái nói chung, gọi chung là văn hóa tín ngưỡng Then, Pụt (theo giải thích của tác giả Nguyễn Thị Yên). Hiểu theo nghĩa mở rộng thì “Then” là tên gọi chỉ các khía cạnh cụ thể liên quan đến văn hóa tín ngưỡng Then. “Then” với nghĩa chỉ thầy Then bao gồm cả nam và nữ (người làm nghề cúng bái có những phép thuật, có thể chuyển lời giữa người trần gian với một thế giới tâm linh khác như Ngọc Hoàng, Long Vương... thông qua việc trình diễn nghệ thuật đàn, hát, múa trong quá trình thực hiện nghi lễ). “Then” gắn với tên gọi các nghi lễ cụ thể của Văn hóa tín ngưỡng Then như: Then kỳ yên, Then giải hạn, Then cấp sắc,... “Then” gắn với tên gọi các hình thức nghệ thuật biểu diễn trong Then như: Hát Then, đàn Then (tính tẩu), múa Then,... *Về khái niệm “Then cấp sắc”, chúng tôi tán đồng với khái niệm mà Nguyễn Thị Yên đưa ra: “là nghi lễ công nhận tư cách hành nghề của thày Then là thuộc loại Then đại lễ có quy mô tổ chức lớn hơn cả và có liên quan đến việc thờ cúng tổ nghề của Then”[138,11]. * Khái niệm “Văn bản Then” và “Văn bản Then cấp sắc” Đối với nghi lễ Then nói chung và Then cấp sắc nói riêng thì lời hát Then là phần quan trọng, chuyển tải toàn bộ nội dung của hành trình Then do thầy Then làm chủ. Vì vậy, với một người làm Then thì nhất thiết phải thuộc lòng các lời hát trong các nghi lễ Then, khi đi hành lễ không được dùng sách thì nghi lễ mới “thiêng”. Trong xã hội Tày truyền thống, nữ giới thường không biết chữ, nếu làm nghề Then 10
- thì họ học thuộc lời Then thông qua truyền khẩu. Riêng đối với dòng Then nam (còn gọi là “slàng” hoặc “dàng”) vì các thầy biết chữ (Nôm Tày) nên có thể học nghề bằng cách ghi chép lại các lời hát trong nghi lễ Then để học và truyền lại cho đời sau. Theo đó, văn bản Then nói chung và văn bản Then cấp sắc nói riêng, là những lời hát của Then thực hiện được văn bản hóa bằng chữ Nôm Tày. Với ý nghĩa đó, “văn bản Then cấp sắc” mà chúng tôi giới hạn sử dụng để khảo sát trong luận án này là những lời hát Then cấp sắc được văn bản hóa bằng chữ Nôm Tày, được triển khai nghiên cứu ở góc độ văn bản học, còn các hình thức nghệ thuật khác (âm nhạc, diễn xướng,…) không được đề cập trong luận án. 1.1.2.2. Nguồn gốc của Then, người làm Then và hệ thống nghi lễ - Về nguồn gốc của Then: Các nhà nghiên cứu đi trước như Nông Văn Hoàn, Hoa Cương, Dương Kim Bội, Triều Ân… đều có nhận xét gần giống nhau nhưng chưa hoàn toàn nhất quán. Sau đây, chúng tôi xin nêu ra một số những luận điểm tiêu biểu như sau: Nông Văn Hoàn cho rằng: Then có từ thời Lê - Mạc tức là từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng đánh lại nhà Lê (1598 - 1625). Then do ông Bế Phùng người làng Đám Vạn (Hòa An) đặt ra; Giàng do ông Hoàng Quỳnh người Trùng Khánh đặt ra. Hai ông đều làm quan cho nhà Mạc và đặt ra Then, Giàng để tiến hành chầu mua vui cho vua Mạc. Vua thấy Then múa hát làm cho mình được vui vẻ, khỏe mạnh hơn, bèn truyền cho phổ biến trong nhân dân. Dần dần biến nó thành thứ cúng lễ cầu khấn cho được khỏi bệnh, đạt được những ước vọng tốt lành [84, 15]. Đồng quan điểm với ý kiến này, Hoa Cương cho biết thêm: Ông Bế Văn Phùng rất thông minh tài giỏi, am hiểu cả về thiên văn địa lý, nên được gọi là quan Tư Thiên Quản nhạc. Còn ông Nông Quỳnh Vân thì tài nghệ thi phú cũng rất giỏi mà còn có tài lặn xuống nước được lâu nên nhân dân còn gọi là ông vua Ca Đáng (nghĩa là vua của loài quạ khoang chuyên lặn bắt cá). Hai ông là bạn thân với nhau và thường xuyên xướng họa thi ca cùng nhau. Về sau vua Ca Đáng thành lập đội xướng ca nam ở vùng Trùng Khánh gọi là Giàng, còn quan Tư Thiên thì lập xướng ca nữ ở vùng Hòa An gọi là Then. Thời nhà Mạc bị nhà Lê đánh đuổi phải chạy lên Cao Bằng vì buồn rầu lo sợ mà sinh phát bệnh 11
- chạy chữa mãi cũng không khỏi. Sau có người tâu với vua rằng: Bệnh của vua chỉ có ông Tư Thiên đem đội xướng ca đến mới khỏi. Tức khắc vua sai người đem chiếu chỉ đến mời Trạng. Nhận được chiếu chỉ của vua, Trạng liền chuẩn bị tập tành và tiến vào chầu vua. Đội xướng ca nữ khi vào chầu vua liền biểu diễn điệu múa chầu làm cho vua tươi hẳn lên rồi nhỏm dậy ban khen tấm tắc. Múa xong lại cầm đàn tính vừa gẩy vừa hát điệu Then chúc tụng nhà vua làm cho vua quên hết lo sầu rồi tự nhiên thấy khỏe hẳn. Sau đó vua liền phong sắc cho Tư Thiên thêm chức Quản nhạc [84, 341]. Dương Kim Bội sưu tầm ở các nghệ nhân dân gian cho biết: Có một thời gian nhà Mạc đem quân chạy lên Cao Bằng, vì xa nhà cửa, quê hương, vợ con nên quan quân sinh bệnh, đau ốm rất nhiều. Giữa lúc bệnh hoạn đang hoành hành như thế, một viên quan bầy cách cho một nhóm binh sĩ có học thức làm Then để giải khuây. Việc làm này đã đem lại kết quả một cách không ngờ. Từ khi có nhóm người này hát then, tự nhiên quan quân khỏi bệnh quá nửa! Từ đó vua nhà Mạc truyền cho quân sĩ hãy phổ biến ra ngoài dân chúng thật rộng rãi [84, 141]. Ý kiến của Triều Ân: Cây đàn và lời hát Then của dân tộc Tày đã có từ rất lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt văn hoá… Hát Then là loại hát thuộc về thờ cúng (chant cultuel) mà thờ cúng, với bất cứ dân tộc nào cũng có rất sớm, theo vũ trụ quan vạn vật hữu linh của họ [17, 9] Nguyễn Thị Yên nhận định: Trước khi vào cung, Then tồn tại trong dân gian dưới hình thức của Sliên - Pụt mang nhiều yếu tố bản địa. Khi vào cung đình, dựa trên bài bản của Pụt mà các trí thức kiêm nghệ sĩ, nhà thơ và thầy cúng như Bế Văn Phụng đã bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thưởng thức cũng như tâm lý của tầng lớp vua quan. Chính vì thế mà Then đã được đổi mới và cách tân về phần văn bản lời hát: từ ngữ trau chuốt, hành văn lưu loát giàu hình ảnh hơn, nhiều tích cổ bằng từ Hán Việt có pha trộn tiếng Kinh [138, 19] Như vậy, nhìn lại những đánh giá về nguồn gốc Then của các nhà nghiên cứu đi trước, có thể nhận thấy các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Then chính thức được phổ biến rộng rãi vào cuối thế kỷ XVI khi nhà Mạc lên cát cứ Cao Bằng; nhưng thực tế, trước đó đã được tồn tại trong dân gian. Luận án của chúng tôi kế thừa 12
- những thành tựu nghiên cứu này. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần bổ sung thêm, cụ thể như sau: Đúng vậy, Then Tày nảy sinh từ thời đại phong kiến Việt Nam đã phát triển, xã hội Tày đã có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt, dân tộc Tày đã có tầng lớp trí thức Nho học, văn hóa Tày đã có sự giao lưu rộng với các dân tộc anh em khác. Chúng ta thấy trong Then có sự chồng chất và sự pha tạp của nhiều tầng lớp văn hóa: Tày có, Kinh có, Hán có, cổ có, mới có, Phật giáo có, Đạo giáo... Chúng tôi cho rằng, ban đầu sự hình thành của Then rất đơn giản, gắn với các yếu tố sinh hoạt, tập quán, ngôn ngữ thông thường của người Tày. Dần dần các yếu tố sinh hoạt, tập quán, ngôn ngữ của người Tày càng phát triển đưa Then phát triển phong phú hơn, điêu luyện hơn qua những đóng góp và hoàn thiện của một số trí thức kết hợp cùng các nghệ sĩ dân gian, mà đặc biệt là hai ông Hoàng Quỳnh Vân và Bế Văn Phụng - người lập ra phường hát Then, Dàng. Chúng tôi nhất trí với quan điểm của Nguyễn Thị Yên là khi nhà Mạc tan rã, Then ra ngoài dân gian thâm nhập vào các địa phương khác nhau, trước hết là các khu vực kề cận như Bắc Kạn, Lạng Sơn rồi từ đó tỏa đi các nơi khác. Dưới hình thức trao truyền bằng phương thức truyền miệng, trải qua nhiều thế hệ mà Then đã có sự cải biến, bổ sung tùy vào từng khu vực cư trú cụ thể [138, 227]. - Về những người làm Then: Người làm Then chủ yếu là nam giới hoặc có thể là nữ giới và họ đều có khả năng đánh đàn tính rất thuần thục. Nhiệm vụ của họ là thực hành các nghi lễ thờ cúng chuyển tải những thông điệp của trần gian tới thần linh thông qua việc đàn và hát. Theo Nông Văn Hoàn trong bài “Bước đầu nghiên cứu về Then Việt Bắc” in trong Mấy vấn đề về Then Việt Bắc [84, 7 - 41] thì những người làm Then có thể chia làm ba loại như sau: Loại thứ nhất: Loại Then nối dõi, tức là dòng dõi đã có người làm Then, nay người đó đã qua đời nên phải có người nối dõi, nếu không thế người trong gia đình hay gặp họa nạn, bệnh tật. Trong nhà, ngoài bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa, còn có bàn thờ Then đặt ở gian bên cạnh. Bàn thờ của Then gọi là “bàn giả giàng”, của bụt gọi là “bàn ham”. Trước hết người nối dõi phải học làm Then với một ông sư phụ, hoặc một bà sư mẫu nào đó. Đến khi có thể làm được thì chuẩn bị làm một đại lễ cấp sắc để được hành nghề. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam tại Viện nghiên cứu Hán Nôm
257 p | 105 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý - Trần
45 p | 79 | 17
-
Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức
275 p | 127 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh
303 p | 39 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu các bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ XV
247 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải
291 p | 47 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua Bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư
164 p | 33 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu so sánh Sưu thần ký (Trung Quốc) với một số truyện chí quái Việt Nam từ góc độ đặc trưng thể loại và ngôn ngữ Hán văn
29 p | 104 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX
346 p | 42 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tục lệ Hán Nôm làng xã huyện Từ Liêm trước năm 1945
313 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu tác phẩm
174 p | 31 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
26 p | 76 | 7
-
Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai
352 p | 52 | 7
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai
27 p | 57 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
246 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức
27 p | 30 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
27 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn