intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua Bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Hán Nôm "Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua Bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát văn bản và truyền bản Đại Việt sử ký toàn thư; Các Thể biên soạn của Đại Việt sử ký toàn thư; Tư tưởng viết sử trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua Bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  YE SHAO FEI NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP VIẾT SỬ CỦA SỬ GIA VIỆT NAM QUA BỘ QUỐC SỬ THỜI LÊ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI-2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  YE SHAO FEI NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP VIẾT SỬ CỦA SỬ GIA VIỆT NAM QUA BỘ QUỐC SỬ THỜI LÊ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ Ngành: Hán Nôm Mã số : 922 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Đinh Khắc Thuân 2. PGS.TS Nguyễn Tuấn Cƣờng HÀ NỘI-2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận án đã đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách hết sức nghiêm túc. Tôi xin cam đoan kết quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án YE SHAO FEI Nguyễn Kim Măng
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS Đinh Khắc Thuân và PGS.TS Nguyễn Tuấn Cƣờng là hai ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức hết sức quý báu. Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện Khoa học Xã hội, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Khoa Hán Nôm và các thày cô, cơ quan của tôi là Học viện Hồng Hà, Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ, tạo điều kiện và động lực để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án YE SHAO FEI
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ......................................................................... 2 3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 3 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 5 7. Cấu trúc của Luận án............................................................................................... 6 Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................ 7 1.1. Về Mục lục học và Thƣ tịch học ....................................................................... 7 1.2. Về Văn bản.......................................................................................................... 9 1.3. Về mối quan hệ của các bộ sách sử với ĐVSKTT ......................................... 13 1.4. Về phƣơng pháp và tƣ tƣởng viết sử .............................................................. 15 1.5. Về nội dung sử liệu ........................................................................................... 19 1.6. Về các sử gia...................................................................................................... 21 1.7. Về các văn bản chỉnh lý đã công bố ................................................................ 23 1.8. Nhận xét đánh giá và định hƣớng nghiên cứu............................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 26 Chƣơng 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TRUYỀN BẢN ĐVSKTT.................... 27 2.1. Vấn đề văn bản bản ĐVSKTT ........................................................................ 27 2.1.1. Tổng quan về văn bản ĐVSKTT và quan điểm của học giới ................ 27 2.1.2. Về bài ―Phàm lệ tục biên‖ của Lê Hy .................................................... 32 2.2. Vấn đề văn bản bản NCQB ............................................................................. 38 2.2.1. Văn bản bản NCQB của Paul Démiville ................................................ 38 2.2.2. Văn bản VHv.2330-2336 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm ..................... 51 2.2.3. Vấn đề bản khắc in NCQB ..................................................................... 52 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 65
  6. Chƣơng 3: CÁC THỂ BIÊN SOẠN CỦA ĐVSKTT ........................................... 66 3.1. Thể biên soạn của Lê Văn Hƣu ....................................................................... 66 3.2. Thể biên soạn của Ngô Sĩ Liên ........................................................................ 69 3.2.1. Về việc biên soạn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên ....................................... 69 3.2.2. Kỷ ........................................................................................................... 70 3.2.3. Ngoại kỷ và Bản kỷ ................................................................................ 76 3.2.4. Bản kỷ thực lục ....................................................................................... 81 3.2.5. Toàn thƣ.................................................................................................. 84 3.3. Thể tài Bản kỷ thực lục và bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ và Lê Hy ..... 85 3.4. Thể tài Cƣơng mục: Đại thƣ 大書 và Phân chú 分注 ................................. 89 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 97 Chƣơng 4: TƢ TƢỞNG VIẾT SỬ TRONG BỘ ĐVSKTT ................................ 98 4.1. Tƣ tƣởng viết sử của các sử gia trƣớc thời Lê sơ .......................................... 98 4.1.1.Tƣ tƣởng viết sử của Lê Văn Hƣu ........................................................... 98 4.2. Tƣ tƣởng viết sử của các sử gia thời Lê sơ................................................... 114 4.2.1. Phan Phu Tiên ...................................................................................... 114 4.2.2. Ngô Sĩ Liên .......................................................................................... 115 4.2.3. Vũ Quỳnh ............................................................................................. 127 4.3. Tƣ tƣởng viết sử của các sử gia thời Lê Trung hƣng ................................. 130 Tiểu kết chƣơng 4:................................................................................................. 135 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 136 DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 142 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 151
  7. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ĐVSKTT Đại Việt sử kí toàn thư NCQB Nội các quan bản EFEO Viện Viễn đông Bác cổ (Ecole Française d Extrême-Orient) Viện NC. Hán Nôm Viện Nghiên cứu Hán Nôm KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản TS Tiến sĩ [,] Kí hiệu sách và trang đƣợc trích dẫn ở Tài liệu tham khảo. [] Kí hiệu bia đƣợc dẫn ở Phụ lục Danh mục văn bia. [][] Kí hiệu sách, trang đƣợc trích dẫn ở Tài liệu tham khảo và số thứ tự của văn bia trong ở Phụ lục Danh mục văn bia. NCS Nghiên cứu sinh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Bố cục Thiên chƣơng trong bộ sử của Phạm Công Trứ và Lê Hy ...................... 35 Bảng 1.2: Điểm khác nhau giữa bản ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƢ và bản Việt SỬ ..... 40 Bảng 1.3. Chính văn quyển 12 của Bản Démiville [42, tr.379]........................................... 46 Bảng 1.4. Chính văn quyển 13, Bản Démiville [42, tr.416] ................................................ 47 Bảng 1.5: .............................................................................................................................. 56 Bảng 3.1 ............................................................................................................................... 72
  9. DANH MỤC ẢNH MINH HỌA Ảnh 1.1: Bản Démiville, lƣu trữ tại Hội Á Châu ở Paris ..................................................... 29 Ảnh 1.2: Bản dịch tiếng Việt và chụp ảnh chữ Hán NCQB dựa trên bản của Démiville, ... 31 Ảnh 1.3 : Văn bản ĐVSKTT do Trần Kinh Hòa chỉnh lý (Hiếu hợp bản) .......................... 38 Ảnh 1.4 : Bản tâm của bản Đại Việt sử ký toàn thƣ có khắc chữ là Đại Việt sử ký toàn thƣ [42, tr.58]39 Ảnh 1.5 : Bản tâm của bài Việt sử có khắc chữ là Việt sử [42, tr.275] ............................... 40 Ảnh 1.6: Đinh Hợi 丁亥 ĐVSKTT, nguyên văn chữ Hán [42, tr.391] .............................. 47 Ảnh 1.7: Bản NCQB số kí hiệu 322/10, lƣu trữ tại Văn khố Tƣ Đạo, tƣơng tự bản Démiville.......... 49 Ảnh 1.8 : Hai bản khắc in lƣu trữ tại Văn khố Tƣ Đạo ....................................................... 49 Ảnh 1.9 : bản khắc in là số 321/4 tại Văn khố Tƣ Đạo ....................................................... 50 Ảnh 1.10: VHv.2332 quyển 5 khuyết bản Ảnh 1.11: Bản Quốc tử giám khắc bản bổ sung ... 52 Ảnh 1.12:VHv.2336, quyển 15, khuyết bản. Ảnh 1.13: Bản Quốc tử giám bổ sung khắc lại . 52 Ảnh 1.14:Cục Lƣu trữ Trung ƣơng I, Châu bản triều Tự Đức tập 11, tờ 355. ................. 55 Ảnh 1.15,1.16: Bản Quốc tử giám lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ........................ 57 kí hiệu thƣ viện A.3/1 .......................................................................................................... 57 Ảnh 1.17, 1.18: Bản Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam, Hoa Kỳ ............................... 57 Ảnh 1.19,1.20,1.21: Từ trái sang phải: Bản Démiville; VHv.2336 bản bổ chƣa khoét; Bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam có khoét chữ húy ................................................. 58 Ảnh 1.22:VHv.2332 quyển 5, bản bị khoét chữ Ảnh 1.23: Bản Quốc tử giám bổ sung 59 Ảnh 1.24:VHv.2336 quyển 15 chữ bị khoét Ảnh 1.25 : Bản Quốc tử giám bổ sung và khắc lại ................................................................................................................................. 59 Ảnh 1.26, 1.27, 1.28, từ trái đến phải: ................................................................................. 60 Ảnh 1.29:Bản Thƣ viện Quốc gia Ảnh 1.30:Bản Quốc tử giám Hội Bảo .................. 62 tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam ............................................................................................ 62 Ảnh 1.31: Bản khoét bổ bản khắc của bản Thƣ viện Quốc gia Ảnh 1.32: Bản Démiville[42, tr. 330]....................................................................................................................................... 62 Ảnh 1.33, 1.34: Bản Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia IV in năm 2006 .................................... 63
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đại Việt sử ký Toàn thư là bộ quốc sử có vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Vào năm Nhâm Thân niên hiệu Thiệu Long thứ 15 (1272) đời vua Trần Thánh Tông, bộ quốc sử đầu tiên đƣợc Lê Văn Hƣu biên soạn và đặt tên là Đại Việt sử ký, ghi chép lịch sử từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Sau đó, đến năm 1445, vua Lê Nhân Tông sai Phan Phu Tiên tiếp tục soạn Đại Việt sử kí từ đời Trần Thái Tông đến khi ngƣời Minh rút về nƣớc (1427). Năm 1479, Ngô Sĩ Liên tiếp thu bộ sử của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên để biên soạn thành bộ Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) gồm 15 quyển. Vì chiến tranh và có lẽ còn do nhiều nguyên nhân khác, hai bộ sử của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên bị thất lạc, nhƣng rất may mắn là nội dung và tƣ tƣởng của hai bộ sử trên đã đƣợc Ngô Sĩ Liên kế thừa và lƣu lại trong bộ ĐVSKTT. Đến năm 1665, trong giai đoạn triều Lê Trung hƣng, Phạm Công Trứ đƣợc giao biên soạn lịch sử giai đoạn triều Lê, ông đã chỉnh lý và thay đổi kết cấu lại cuốn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, chép thêm một phần nội dung do ông biên soạn, nhƣng vẫn gọi tên là ĐVSKTT. Năm 1697, Lê Hi tiếp tục công việc biên soạn của các sử gia đời trƣớc, cuối cùng bộ sách này hoàn thành gồm 24 quyển, đƣợc khắc in cùng năm, tức bản Chính Hòa-bản có ảnh hƣởng rất lớn đối với hậu thế. Sau bản Chính Hòa đã có nhiều bản tục biên và bản chỉnh lý ra đời. Tiêu biểu trong số Bản tục biên là bản Đại Việt sử ký tục biên (ĐVSKTB), bản chỉnh lý tiêu biểu là bộ Đại Việt sử ký tiền biên của triều Tây Sơn, đƣợc khắc in năm 1800. Quá trình biên soạn bộ ĐVSKTT đƣợc tiến hành trong một thời gian dài và phức tạp, vì có nhiều sử gia sống trong nhiều thời đại khác nhau tham gia biên soạn, nên dĩ nhiên đã thể hiện nhiều hệ tƣ tƣởng khác nhau. Thực tế, ĐVSKTT không chỉ là bộ sách quý đối với việc nghiên cứu tƣ tƣởng của lịch sử của Việt Nam, mà còn là nguồn sử liệu quan trọng nghiên cứu Việt Nam đối với học giả nƣớc ngoài. Bộ sử này tuy đã đƣợc nhiều đề tài, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế quan tâm, nghiên cứu và đã đạt đƣợc thành tựu đáng kể, nhƣng 1
  11. hiện còn để lại không ít vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Nhất là sau khi công bố văn bản ĐVSKTT bản in Chính Hòa, Nội các quan bản, đặt ra không ít vấn đề cần thảo luận, trong đó có vấn đề mộc bản và in ấn bộ sử này. Bản thân tôi nhiều năm đi sâu tìm hiểu tƣ tƣởng biên soạn sách sử của Trung Quốc, nên rất hứng thú nghiên cứu bộ quốc sử nổi tiếng của Việt Nam, ĐVSKTT, với chủ hƣớng là đi sâu nghiên cứu văn bản bộ ĐVSKTT, thông qua tƣ tƣởng viết sử của các tác giả bộ quốc sử này. Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: ―Nghiên cứu phƣơng pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký Toàn thư”, làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm của mình. Khái niệm phƣơng pháp viết sử ở đây sẽ không bao hàm những thao tác, kỹ thuật biên soạn sử cụ thể, mà chủ yếu ở cách thức, thể tài, tƣ tƣởng viết sử của các sử gia bộ ĐVSKTT. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Bộ sách ĐVSKTT đƣợc các sử gia sống ở nhiều thời đại đời nối nhau biên soạn trong vòng hơn 400 năm nhƣ: Lê Văn Hƣu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hi,... Vì họ sống ở nhiều thời đại khác nhau lại cùng biên soạn một bộ sách, chắc chắn sẽ thể hiện nhiều tƣ tƣởng khác nhau. Sau đó, sách còn đƣợc nhiều sử gia đời sau soạn lại, hoặc biên soạn tiếp, tuy nhiên vẫn kế thừa tƣ tƣởng của ĐVSKTT. Tuy nhiên, vấn đề quá trình biên soạn và tƣ tƣởng của các sử gia vẫn chƣa đƣợc đề cập một cách rõ nét. Đơn cử nhƣ ảnh hƣởng quyền lực chính trị đối với việc biên soạn sách sử ở các thời đại khác nhau, thì sẽ diễn ra khác nhau nhƣ thế nào? Vì vậy, mục đích luận án là làm rõ các lớp văn bản của bộ ĐVSKTT, quan điểm của từng sử gia tham gia biên soạn, chỉnh lý và hoàn chỉnh bộ sử này, cũng nhƣ quan điểm của các sử gia thời Lê nói riêng và sử gia Việt Nam nói chung. Trên cơ sở đó, luận án nhằm làm rõ tƣ tƣởng biên soạn của các sử gia và tìm hiểu quá trình phát triển của bộ sách sử ĐVSKTT, cũng nhƣ lý luận phát triển sử học của cổ đại Việt Nam. Nhiệm vụ luận án: Sƣu tập và hệ thống các văn bản bộ ĐVSKTT, nhất là bản in năm Chính Hòa. Trên cơ sở đó, so sánh, khảo cứu và chọn bản nền để nghiên 2
  12. cứu. Đó là ĐVSKTT bản Nội các quan bản lƣu trữ tại Hội Á Châu (Société Asiatique), Pháp, đƣợc in thành tập IV bộ ĐVSKTT bản dịch do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1998 và 2011, cùng bản chính lý của Trần Kinh Hòa (Nhật Bản). Ngoài ra còn sử dụng các văn bản khác hiện đƣợc lƣu tại kho sách Hán Nôm Viện nghiên cứu Hán Nôm. Luận án làm rõ diễn tiến văn bản ĐVSKTT, phân tích các thể biên soạn của ĐVKSTT, cũng nhƣ tƣ tƣởng viết sử của các sử gia của bộ ĐVSKTT. 3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng chính của luận án là phƣơng pháp viết sử của các tác giả bộ ĐVSKTT, cũng nhƣ các sử gia Việt Nam. Vì tính phức hợp của văn bản bộ sử ĐVSKTT nói chung, văn bản ĐVSKTT bản Nội các quan bản nói riêng, nên cần lấy việc nghiên cứu văn bản học làm đối tƣợng nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu tƣ tƣởng của các sử gia sống ở từng thời đại khác nhau, cũng nhƣ nghiên cứu về sự kế thừa trong việc biên soạn bộ sử này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các văn bản khác nhau của bộ ĐVSKTT và các sách sử có liên quan, đó là các bộ; Đại Việt sử ký, Đại Việt sử lược, An Nam chí lược, Đại Việt Thông sử, Khâm định Việt sử thông giám cương mục. v.v, qua đó luận án sẽ nghiên cứu sự khác nhau về tƣ tƣởng của các sử gia khi tham gia biên soạn công trình ĐVSKTT. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu về tƣ tƣởng của các bộ sử đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với ĐVSKTT. Luận án nghiên cứu bắt đầu từ giai đoạn triều Lý (1010 - 1225) đến triều Lê trung hƣng cuối thế kỷ XVII, trong đó đi sâu nghiên cứu về lịch sử biên soạn qua các thời đại, cũng nhƣ tầm ảnh hƣởng của bộ ĐVSKTT. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, trong bản luận án này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về hệ thống tƣ tƣởng viết sử của các sử gia sống ở nhiều thời đại khác nhau. Tiếp đó luận án sẽ nghiên cứu tới tƣ tƣởng thống nhất đƣợc thể hiện trong bộ sử ĐVSKTT, để tìm hiểu toàn bộ tƣ tƣởng viết sử của bộ quốc sử thời Lê. 3
  13. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Đề tài này thuộc lĩnh vực sử học, yêu cầu cần nắm chắc tƣ tƣởng sử học cổ đại Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời vận dụng thành thạo phƣơng pháp luận Sử học và Ngữ văn học để nghiên cứu các văn bản và so sánh quan điểm khác nhau của các học giả. Thực tế, ĐVSKTT là bộ sử có vị trí lớn, đã đƣợc nhiều học giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu, nên cần tìm hiểu kỹ những kết quả nghiên cứu này, cũng nhƣ những vấn đề còn thảo luận. Đề tài cũng liên quan đến lĩnh vực triết học, do vậy cũng cần vận dụng tốt phƣơng pháp nghiên cứu triết học để lý giải quan điểm của các sử gia cổ đại đối với ĐVSKTT. Sử học là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bộ máy Nhà nƣớc, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, cũng nhƣ thể hiện tƣ tƣởng và quan điểm của mình về xã hội và chính trị qua ngòi bút của mình. Phƣơng pháp luận sử học của Hà Văn Tấn đã định hƣớng cho cơ sở phƣơng pháp luận sử học Việt Nam [26]. Qua quan điểm của Hà Văn Tấn, NCS học tập, kế thừa để vận dụng vào việc phân tích các quan điểm và tƣ tƣởng của sách sử và sử gia đời trƣớc. Tìm hiểu tƣ tƣởng viết sử là hƣớng theo phƣơng pháp nghiên cứu sử học và lý giải quan điểm và tƣ tƣởng sử học trong ĐVSKTT và các sử gia của bộ sử đó. [27] 4.2. Phương pháp nghiên cứu + Phƣơng pháp văn hiến học: là phƣơng pháp nghiên cứu về tƣ liệu văn hiến, với thao tác cụ thể là hiệu đính, chỉnh lý nguồn gốc tƣ liệu, giải thích nghĩa chữ (義 字), văn pháp (文法), lịch sử (歷史), tƣ tƣởng (思想) chứa đựng bên trong tƣ liệu văn hiến. + Phƣơng pháp văn bản học: Vận dụng phƣơng pháp văn bản học, so sánh và nghiên cứu các vấn đề. Sƣu tập các dị bản của ĐVSKTT và kế thừa các thành quả nghiên cứu của bộ sách này đối với lịch sử cổ đại Việt Nam. + Vận dụng một số thao tác của lý luận sử học nhằm làm rõ các mối quan hệ liên quan tới ĐVSKTT. Trên cơ sở đó, luận án so sánh các quan điểm của các nhà nghiên cứu liên quan đến ĐVSKTT cũng nhƣ nội dung cụ thể của bộ sách. 4
  14. + Phƣơng pháp khảo sát điền dã: Nghiên cứu sƣu tập tƣ liệu nhƣ gia phả, văn bia, đồng thời tìm hiểu trực tiếp quê hƣơng của từng sử gia tham gia biên soạn bộ ĐVSKTT. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Bộ quốc sử ĐVSKTT phản ánh văn hoá và tƣ tƣởng cơ sở của Việt Nam thời cổ, do sử gia nhiều đời làm nên và có tƣ tƣởng biên soạn sử học rất phong phú. Luận án làm rõ hơn một số vấn đề về văn bản ĐVSKTT bản Nội các quan bản, mà cụ thể là khảo sát hệ thống các văn bản ĐVSKTT, trên cơ sở đó xác định bản NCQB của Paul Démiville là bản có dấu tích mộc bản thời Lê, chọn làm bản nền, đồng thời xác định đƣợc bản kí hiệu VHv. 2330 -2336 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm gần với bản NCQB. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra phƣơng pháp viết sử nổi bật của bộ ĐVSKTT này, cũng nhƣ quan điểm viết sử của các sử gia thời Lê. Trên cơ sở đó lý giải quá trình phát triển của tƣ tƣởng văn hoá của dân tộc Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Bộ ĐVSKTT là bộ sách lịch sử quan trọng trong kho tàng di sản Hán Nôm Việt Nam, có ảnh hƣởng rất lớn với việc biên soạn sử các đời sau. Phƣơng pháp viết sử của bộ sử này thể hiện ở quan điểm sử học và tƣ tƣởng viết sử của các sử gia thời Trần, Lê tham gia chỉnh lý, hoàn chỉnh bộ ĐVSKTT. Nghiên cứu phƣơng pháp viết sử của bộ sách sử ĐVSKTT của thời Lê giúp chúng ta tìm hiểu về bộ sách này và tƣ tƣởng thời đại trƣớc. 6.2. Giá trị thực tiễn Nghiên cứu sâu sắc về tƣ tƣởng viết sử ĐVSKTT, từ đó giúp chúng ta lý giải tinh thần và tƣ tƣởng của tiền nhân, tiếp đó kế thừa và phát huy giá trị của các sử gia, xây dựng nên tinh thần của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đồng thời học tập và vận dụng kinh nghiệm, phƣơng pháp viết sử của sử gia trƣớc đây trong việc biên soạn sách sử ngày nay. 5
  15. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình công bố của tác giả và Phụ lục. Nội dung luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng: MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài CHƢƠNG 2: Khảo sát văn bản và truyền bản ĐVSKTT CHƢƠNG 3: Các Thể biên soạn của ĐVSKTT CHƢƠNG 4: Tƣ tƣởng viết sử trong bộ ĐVSKTT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6
  16. Chƣơng 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Về giá trị của ĐVSKTT, trƣớc nay, đã có nhiều thành tựu nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam và nƣớc ngoài. Vì đây là bộ sử có nguồn tƣ liệu phong phú và hết sức quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nên bằng phƣơng pháp trực tiếp hay gián tiếp mà các học giả Việt Nam và nƣớc ngoài đã khai thác khá triệt để ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, do khuôn khổ luận án, nên chúng tôi chỉ đi sâu giới thiệu những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến bộ ĐVSKTT, thuộc các lĩnh vực sau đây. 1.1. Về Mục lục học và Thƣ tịch học Trong quá trình nghiên cứu học thuật từ cổ đại đến hiện đại, các học giả Hán học tinh thông Hán tự đã chịu ảnh hƣởng sâu sắc của mục lục học và thƣ tịch học, trƣờng hợp cụ thể về mục lục học và thƣ mục học của thƣ tịch cổ Việt Nam là bộ ĐVSKTT. Năm 1904, hai học giả ngƣời là Pháp Léopold Cadière và Paul Pelliot trong bài ―Première étude sur les sources annamites de l'histoire d'Annam‖, khi khảo sát nguồn sách cổ của Việt Nam, đã giới thiệu về quá trình phát triển của sách sử Việt Nam. Trong đó, các tác giả nêu rõ quá trình biên soạn bộ ĐVSKTT và các mối quan hệ đối với các sách lịch sử khác. [108] Năm 1934, một học giả ngƣời Pháp khác là Emile Gaspardone đã công bố bài ―Bibliographie Annamite”, viết về quá trình diễn tiến của các loại sách cổ của Việt Nam, và phân thành nhiều loại khác nhau. Đồng thời, giới thiệu về tiểu sử cũng nhƣ các tác phẩm của những học giả cổ đại, tác giả cho rằng, các tác phẩm của Việt Nam ít nhiều đều có sự ảnh hƣởng từ Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu tƣơng đối toàn diện quá trình biên soạn của các sử gia đối với bộ ĐVSKTT, bao gồm từ bộ Đại Việt sử ký đến bộ Đại Việt sử ký tiền biên, để qua đó giới thiệu về tƣ tƣởng viết sử cũng nhƣ môi trƣờng soạn sử và tác dụng của sử liệu đối với văn bản Nội các quan bản [109]. 7
  17. Năm 1936, Trần Văn Giáp đã phiên dịch thiên Nghệ văn chí trong Đại Việt thông sử của Lê Qúy Đôn và Thư tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú sang tiếng Pháp có tên là ―Les Chapitres bibliographiques de Phan Huy Chú”, [110] sau đó 黃軼球 Hoàng Dật Cầu đã dịch bài nghiên cứu này sang chữ Hán có tên gọi là ―Việt Nam điển tịch khảo/越南典籍考‖, đƣợc công bố tại Trung Quốc. [112] Năm 1959, Huyền Khắc Dụng trong tác phẩm ―Việt Nam sử liệu” cũng đã giới thiệu về bộ ĐVSKTT, trong đó cho thấy phƣơng pháp biên soạn và nội dung giới thiệu của ông cũng giống nhƣ học giả Pháp, nhƣng vì đây là công trình bằng tiếng Việt nên nó có tầm ảnh hƣởng lớn ở Việt Nam. [3] Năm 1964, Trần Văn Giáp có bài Lược khảo về bộ ĐVSKTT cùng tác giả của nó, [5] trong đó, tác giả bài viết đã trình bày rất rõ về quá trình hình thành văn bản của tác phẩm này. Tác giả cũng đƣa ra nhận định rằng: ngoài sử gia Ngô Sĩ Liên, còn có Phạm Công Trứ, Lê Hi, Nguyễn Quý Đức là những sử gia sau này đã tiếp tục biên soạn và chính thức cho khắc in vào năm 1697, bản mà chúng ta hiện đang dùng thuộc hệ thống văn bản này. Năm 1970, tác giả Trần Văn Giáp lại tiếp tục công bố tác phẩm Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, tập I, đây là một tập đại thành trong lĩnh vực mục lục học và thƣ tịch học của Việt Nam. Bài viết cho biết rõ hơn về tác giả Lê Văn Hƣu, cũng nhƣ các bộ quốc sử Đại Việt sử ký [6, tr. 35-39], Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên; trong đó cho biết bộ ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên có 15 quyển [6, tr. 69-73], bản khắc ĐVSKTT có 24 quyển [6, tr. 73-84]. Tác giả cũng giới thiệu về quá trình hình thành, cũng nhƣ số tác giả liên có quan đến ĐVSKTT, theo đó tác giả đã rút ra nhiều kết luận rất quan trọng và ảnh hƣởng đến các học giả sau. Năm 2008, Lƣu Ngọc Quân công bố tác phẩm Nghiên cứu văn hiến học cổ tịch Hán Nôm Việt Nam/越南漢喃古籍的文獻學研究, giới thiệu tình hình lƣu truyền bộ sử của Việt Nam, nhƣng mới chỉ giới thiệu bản Đại Việt sử ký tiền biên mà chƣa giới thiệu đến bản ĐVSKTT đƣợc lƣu truyền ở Trung Quốc [75]. 8
  18. Ngoài các tác phẩm mục lục học trên, một số học giả đã công bố một số thƣ mục đơn giản hơn. Năm 1932, học giả Trung Quốc là Phùng Thừa Quân 冯承钧 biên soạn cuốn An Nam thư mục/ 安南书目 của Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội giới thiệu quá trình phát triển sách sử nói chung và bộ sử ĐVSKTT nói riêng. [52] Năm 1934, học giả Nhật Bản Matsumoto Nobuhiro 松本信广 biên soạn Thư mục chữ Hán của Viện Viễn Đông bắc cổ Pháp ở Hà Nội/ 河內佛國極東學院所藏 安南本書目同追记 và công bố tại Nhật [98]. Năm 1937 học giả Nhật Bản Yamaoto Tasturo tiếp tục biên soạn thƣ mục Sách chữ Hán bản An Nam và sách cổ chữ Nôm tàng trữ tại Học viện Viễn Đông (EFEO) ở Hà Nội/河内佛國極東學院所藏字喃本 及び安南版漢籍書目[104]...ĐVSKTT đều đƣợc nhắc tới trong 2 cuốn thƣ mục trên. Năm 1984, Trần Nghĩa và François Gos (đồng chủ biên) biên soạn Di sản Hán Nôm Thư mục đề yếu, bộ thƣ mục đầy đủ về kho sách cổ hiện đƣợc lƣu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp. Trong đó có giới thiệu về các dị bản của ĐVSKTT. Lƣu Xuân Ngân 刘春银, Vƣơng Tiểu Thuẫn 王小盾 và Trần Nghĩa đồng chủ biên giới thiệu Thƣ mục Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm bằng tiếng Trung, có tên là Việt Nam Hán Nôm văn hiến mục lục đề yếu/越南 漢喃文獻目錄提要, đƣợc xuất bản ở Đài Loan năm (2002). Công trình này rất hữu ích cho việc tra cứu, đồng thời cũng khiến các học giả quốc tế có thể hiểu rõ tình hình lƣu trữ của thƣ tịch Việt Nam nói riêng, bộ ĐVSKTT nói chung. Năm 2008, Lƣu Ngọc Quân trong tác phẩm Nghiên cứu văn hiến học cổ tịch Hán Nôm Việt Nam vừa nêu ở trên, giới thiệu quá trình biên soạn mục lục văn hiến Hán Nôm Việt Nam và công bố các công trình về mục lục đã đƣợc biên soạn. [75, tr. 8-13] Loại thƣ mục giản lƣợc chỉ trình bày thông tin của sách cổ và khác rất nhiều với tác phẩm mục lục học. Các công trình mục lục học và thƣ mục giản lƣợc trên đã giới thiệu chính là cơ sở để nghiên cứu về loại thƣ mục cổ Việt Nam nói chung và bộ quốc sử ĐVSKTT nói riêng. 1.2. Về Văn bản Trên cơ sở nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nƣớc, năm 1983 Phan Huy Lê mang về một bản khắc in từ Thƣ viện Hội Á Châu ở Paris. Sau đó, đã cho 9
  19. công bố bài ĐVSKTT: Tác giả - văn bản - tác phẩm, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. [13] Bài viết cho biết rõ hơn về các bản khắc in, cũng nhƣ quá trình hình thành bản Nội các quan bản. Qua đó, còn cho biết thêm về quan điểm của các học giả nƣớc ngoài nhƣ: Nga, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc… họ đã căn cứ vào nhan đề, chữ kiêng húy, niên đại để đi sâu nghiên cứu về ĐVSKTT. Quan điểm của Phan Huy Lê đã có ảnh hƣởng lớn đến các nghiên cứu sau này. Bài khảo cứu này của Phan Huy Lê đƣợc Đặng Quảng Sâm dịch ra tiếng Trung và Đặng Thủy Chính hiệu đính 鄧廣森譯 鄧水正校 đăng trên Tạp chí Ấn Độ Chi Na số 1 và số 2 năm 1985 ở Trung Quốc bài viết với nhan đề Tác giả và quá trình biên soạn của ĐVSKTT [114]. Năm 1986, Vũ Thƣợng Thanh học giả Trung Quốc công bố bài Từ Đại Việt sử ký đến ĐVSKTT. [60] Năm 1987, tác giả lại tiếp công bố bài Quá trình phát triển và hoàn thành của ĐVSKTT, [61] đây là công trình đầu tiên giới thiệu một cách toàn diện về văn bản và nội dung của bộ ĐVSKTT ở Trung Quốc. Tác giả cho rằng chữ viết có hai ý nghĩa đó là nói 曰 và viết soạn 写. Phan Huy Lê trong bài nghiên cứu này đã lí giải cụm từ Lê Văn Hƣu viết/黎文休曰 tức là Lê Văn Hƣu viết sử. Cũng nhƣ thế cụm từ Phan Phu Tiên viết/潘孚先曰 nghĩa là Phan Phu Tiên viết sử. Nhƣng thực tế là Lê Văn Hƣu nói và bình luận lịch sử, Phan Phu Tiên vẫn nói và bình luận lịch sử. Tuy nhiên, khi khảo sát nguyên văn bài viết của Phan Huy Lê ở mục "Lê Văn Hưu viết” và mục “Phan Phu Tiên viết”, [13, tr.29-30] có đoạn lời bình của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên, thì Nghiên cứu sinh cho rằng quan điểm của Vũ Thƣợng Thanh chƣa thực sự hợp lý. Ngày 16 tháng 4 năm 1988, Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo về bộ ĐVSKTT. Sau đó, 16 bài trong số các tham luận của Hội thảo này đƣợc công bố trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5-6, năm 1988. Nội dung các bài tham luận này đi sâu nghiên cứu về các nhóm vấn đề sau: - Vấn đề niên đại: Nhóm này gồm các bài của Lê Trọng Khánh, Phan Huy Lê, Nguyễn Tài Cẩn, Trần Nghĩa, Nguyễn Quang Hồng, Vũ Minh Giang, Ngô Thế Long. 10
  20. - Vấn đề Nội các, gồm: Đỗ Văn Ninh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Gia Phu đi sâu bàn về cơ quan Nội các ở Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, nhóm phản biện của Bùi Thiết cho rằng Nội các là cơ quan thuộc thời Nguyễn. - Về ấn chƣơng, nhóm này gồm: Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí, Chu Quang Trứ đi sâu nghiên cứu về ấn chƣơng và bìa của bản Nội các. Cuối cùng hội nghị đi đến khẳng định về kết quả giám định niên đại khắc in bộ Đại Việt sử kí Toàn thư của bản Nội các quan bản: Đây là bản khắc in rất cổ theo hệ thống bản 1697, và đƣợc in lại trong giai đoạn Lê - Trịnh, bản này rất có giá trị . [9] Năm 1988, Ngô Thế Long trong bài ―Về bản ĐVSKTT in ván gỗ của Phạm Công Trứ mới đƣợc tìm thấy‖ đã giới thiệu về một bản Tục biên do Nguyễn Văn Huyên lƣu giữ. Ngô Thế Long xác định đây là nguyên bản khắc in của soạn giả Phạm Công Trứ, đồng thời cho rằng có thể Lê Hi đã sửa lại bản của Phạm Công Trứ, bản này rất có giá trị đối với giới nghiên cứu [16]. Năm 1989, học giả Trung Quốc gọi Quách Chấn Đạc 郭振铎 công bố bài Đại Việt sử ký tục biên sơ thám/《大越史记续编》初探, giới thiệu quá trình biên soạn và nội dung bản của Phạm Công Trứ, tác giả cũng thừa nhận bản thân đã bị thuyết phục rằng ĐVSKTT của Lê Hi. [62] Bài viết này đƣợc dịch sang tiếng Việt với nhan đề Bước đầu tìm hiểu Đại Việt sử ký tục biên và đƣợc công bố trên Tạp chí Hán Nôm, số 2, năm 1990①. Năm 1990, học giả Quách Chấn Đạc công bố bài Vấn đề biên soạn và những vấn đề khác của ĐVSKTT/越南《大越史記全書》的編撰及其若干問題, [68] giới thiệu về văn bản và quá trình hoàn thành của sách này. Trong đó, tác giả đi sâu phê phán quan điểm phong kiến cổ đại, đồng thời cũng hy vọng giới học thuật Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu ĐVSKTT một cách sâu sắc hơn. Năm 2003, học giả Nhật Bản là Hasuda Takashi 蓮田隆志 công bố bài Vấn đề nghiên cứu Đại Việt sử ký tục biên『大越史記本紀続編』研究ノート[97] giới thiệu và khảo sát Đại Việt sử ký Bản kỷ tục biên, tức là bản của Nguyễn Văn Huyên mà ① Thuật ngữ Tục biên ở đây, ý chỉ Bản kỷ tục biên 本紀續編 trong ĐVSKTT, khác với bộ Đại Việt sử ký tục biên bộ sử chép tiếp từ 1676 đến 1789 thời Lê Trịnh. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2