Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình
lượt xem 3
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm "Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình" được nghiên cứu với mục đích: Đặt ra là nghiên cứu nhóm tư liệu văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình trên cả 2 phương diện hình thức và nội dung để làm nổi bật những đặc điểm đặc sắc của nhóm tư liệu này. Thông qua nội dung của văn bia Hậu phản ánh, luận án đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, sinh hoạt tôn giáo-tín ngưỡng của cộng đồng dân cư tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI QUỐC LINH NGHIÊN CỨU VĂN BIA HẬU TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội – 2024
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường 2. PGS.TS Trần Trọng Dương Phản biện 1: PGS.TS Phạm Văn Khoái Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chung Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Oanh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội, Số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện: Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Số lượng văn khắc Hán Nôm có nội dung liên quan tới tục thờ cúng Hậu tồn tại ở các di tích văn hóa-tín ngưỡng Việt Nam chiếm tỷ trọng rất cao. Đây là nguồn tư liệu dồi dào, phong phú để nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung và tục thờ cúng Hậu nói riêng. Do đó, đã có rất nhiều báo cáo khoa học, các nghiên cứu sử dụng tư liệu văn bia Hậu được công bố trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố trước đây có hạn chế là chỉ đề cập tới một khía cạnh của vấn đề thờ Hậu hoặc khái quát trên một phạm vi địa lý tương đối hạn hẹp khiến “tập dữ liệu mẫu nghiên cứu” không đủ đại diện để chỉ ra một đặc điểm cố hữu của văn bia Hậu. Do vậy, cần có một nghiên cứu chuyên biệt, tổng thể về văn bia Hậu tại một địa phương cụ thể để làm cơ sở so sánh, đối chiếu với những địa phương khác và kiểm chứng lại kết quả nghiên cứu của các học giả tiền bối. Với lý do đó, tôi lựa chọn nhóm tư liệu VKHN liên quan tới tục thờ cúng Hậu được sưu tầm trên địa bàn tỉnh Thái Bình để làm đối tượng nghiên cứu chính cho luận án của mình. 1.2 Tỉnh Thái Bình là một tỉnh có lịch sử văn hiến lâu đời với rất nhiều nhà khoa bảng Nho giáo, nhà sư phạm và các học giả tài danh. Tư liệu văn bia của tỉnh nói chung đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, dồi dào về số lượng. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào mang tính toàn diện về tư liệu văn bia của tỉnh. Thêm nữa, tỉnh Thái Bình được các học giả như Philippe Papin, Nguyễn Văn Nguyên đánh giá là địa phương đầu tiên xuất hiện văn bia mang nội dung bầu Hậu. Nhận thấy giá trị tiềm tàng về mặt tư liệu của văn bia Thái Bình chưa được khai phá, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm. Hy vọng kết quả của luận án sẽ khơi gợi cho những nghiên cứu nối tiếp về sau tiếp tục đào sâu nhóm tư liệu văn bia của tỉnh Thái Bình ở những khía cạnh, vấn đề khác. 1.3 Tục thờ cúng Hậu là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt phổ biến ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tục thờ này vừa thể hiện tình đoàn kết tương thân tương ái, tương trợ cộng đồng vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của người Việt. Nhưng các tài liệu thư tịch ghi chép về thờ Hậu trong lịch sử vô cùng hạn chế để khiến chúng ta chưa có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Đây là một khoảng trống trong tư liệu nghiên cứu cần được bù đắp. Chúng tôi nhận thấy tục thờ cúng Hậu lại đồng hành cùng với việc tạo dựng bia đá thờ Hậu. Những nội dung quan trọng của tục thờ cúng Hậu đều được thể hiện trên văn bia để lưu truyền lâu dài về sau. Do đó, văn bia là nguồn tư liệu bền vững và tin cậy để bổ khuyết cho tất cả những nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, khi đặt ra vấn đề nghiên cứu về tục thờ cúng Hậu và cao hơn cả là vấn đề nghiên cứu tôn giáo-tín ngưỡng Việt Nam thì không thể không khai thác, sử dụng tư liệu văn bia. 1.4 Từ năm 2019 “Dự án Châu âu về nghiên cứu lịch sử và số hóa tư liệu văn bia Việt Nam – Vietnamica” do nhà Việt Nam học người Pháp Philippe Papin chủ trì chính thức đi vào thực hiện. Đây là một dự án tổng thể nghiên cứu lịch sử cung tiến Việt Nam từ tư liệu văn khắc (tập trung vào bia Hậu). Dự án này đã tài trợ, phát triển các nghiên cứu về văn bia Việt Nam tại rất nhiều địa phương trong cả nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Một trong những mục tiêu lớn lao mà dự án đề ra là tạo một mạng lưới liên kết các nghiên cứu về văn bia Việt Nam ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. Xây dựng cơ sở dữ liệu để nghiên cứu Việt Nam trong quá khứ qua tư liệu văn khắc Hán Nôm. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện là điều cần thiết để có thể bắt kịp những cuộc thảo luận về các vấn đề nghiên cứu liên quan đang diễn ra trong học giới. 1.5 Phong tục thờ cúng Hậu hay các dạng thức biến đổi khác của nó như truy tiến vong linh, gửi giỗ, gửi tro cốt, gửi chân nhang... vẫn đang được thực hành phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện đại. Những tập tục này là một biểu hiện khác của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nó mang lại giá trị cốt lõi là duy trì đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của ngưởi Việt. Nhưng cũng đồng thời mang tới một số vấn đề bất cập đối với quản lý nhà nước về tôn giáo-tín ngưỡng. Sự kiện “Thất lạc tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2 năm 2020” gần đây đã làm dấy lên dư luận xã hội về vấn đề “nên hay không nên công đức để ký gửi vong linh người thân vào chùa”. Điều này khiến chúng ta phải đánh giá lại những tác động văn hóa-xã hội của những tục thờ này mang lại. Vì vậy, nghiên cứu các văn bản văn bia Hậu trong lịch sử sẽ giúp chúng ta dự đoán được sự phát triển của tín ngưỡng này trong tương lai. Từ đó, xác định được phương thức ứng xử với nó cho phù hợp truyền thống văn hóa Việt Nam. 1
- 1.6 Bản thân Nghiên cứu sinh (NCS) là người có mối quan tâm rất lớn đến vấn đề “thực hành tôn giáo-tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam trong bối cảnh văn hóa đương đại”. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận án đã được chúng tôi suy nghĩ, trăn trở từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đại học. Việc thực hiện luận án này là cơ hội để chúng tôi biến những điều mà mình đã và đang suy tư trở thành kết quả nghiên cứu được thẩm định kỹ lưỡng về mặt khoa học, đóng góp một chút công sức nhỏ vào nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam nói chung và nghiên cứu văn bia Hậu cũng như tục thờ cúng Hậu nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án đặt ra là nghiên cứu nhóm tư liệu văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình trên cả 2 phương diện hình thức và nội dung để làm nổi bật những đặc điểm đặc sắc của nhóm tư liệu này. Thông qua nội dung của văn bia Hậu phản ánh, luận án đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, sinh hoạt tôn giáo-tín ngưỡng… của cộng đồng dân cư tại địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với những mục tiêu nghiên cứu đã được xác định như vậy, chúng tôi đã đặt những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, thống kê được số liệu văn bia của toàn tỉnh Thái Bình đã được sưu tầm từ đó xác định được số liệu văn bia Hậu của tỉnh. Kết hợp với công tác điền dã, sưu tầm tạo ra một tập hợp mẫu dữ liệu văn bia Hậu của địa phương. Thứ hai, giải đọc, biên mục và phiên dịch các văn bản văn bia Hậu trong mẫu dữ liệu đã được xác định nêu trên để tìm kiếm thông tin (định tính) và thống kê các giá trị (định lượng). Tổng hợp thông tin dưới dạng bảng, biểu để tư liệu, số liệu tự phản ánh những vấn đề mà nó chứa đựng. Thứ ba, quy đổi thông tin số liệu về những đơn vị đồng nhất để tạo tiền đề so sánh giữa các địa phương trong nội bộ tỉnh Thái Bình và giữa tỉnh Thái Bình với các địa phương khác đang được nghiên cứu trong cả nước. Điều này sẽ đem lại kết quả là “làm nổi bật những đặc điểm đặc sắc của nhóm tư liệu này”. 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở lý thuyết Lý thuyết Văn Hiến học: Nếu coi tư liệu VKHN là đối tượng nghiên cứu của phân ngành Văn khắc học nằm trong khối ngành Văn Hiến học Hán Nôm thì chúng ta phải nghiên cứu, phân tích tất cả các đặc điểm văn hiến nêu trên để rút ra được các đặc điểm chung nhất của VKHN trong từng thời kỳ lịch sử, từng khu vực nghiên cứu cụ thể. Lý thuyết địa-văn hóa, tôn giáo (Theory of Geo-culture and Religion) là một lý thuyết được sinh ra từ Thuyết địa lý nhân văn (Theory of Human Geography). Lý thuyết này sẽ sử dụng các dữ liệu về địa lý để giải thích các thành tố văn hóa, thực hành tôn giáo tín ngưỡng hay phong tục tập quán tại địa phương chủ thể của những thực hành văn hóa đó. Tục bầu Hậu và bia Hậu là sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, mà không có nơi nào khác trên thế giới có. Lý thuyết của ngành Tôn giáo học (Religion studies): Tôn giáo học là một ngành khoa học độc lập, lấy các tôn giáo-tín ngưỡng đã và đang tồn tại trên thế giới là đối tượng nghiên cứu. Tôn giáo học đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh như: lịch sử hình thành, giáo lý, giáo luật, thần học, đức tin và chính sách của các quốc gia trên thế giới đối với vấn đề tôn giáo. Trong luận án này chúng tôi áp dụng hai cách tiếp cận lý thuyết của ngành Tôn giáo học là “cách tiếp cận thực thể tôn giáo” và “cách tiếp cận không gian thiêng”. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ áp dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp văn bản học: Sử dụng chứng cứ nội tại và ngoại tại của văn bản, dưới góc nhìn của các ngành nghiên cứu khác như: Địa danh học, Văn tự học, Kỵ húy học, Hiệu khám học… để xác định tính chân ngụy của thác bản, giám định niên đại thác bản và đánh giá mức độ khả tín của văn bản văn khắc. 2
- Phương pháp bi ký học: Phương pháp này giúp xác định các yếu tố liên quan đến văn bản văn bia như: niên đại, tác giả văn bản, thời điểm tạo tác, tính chân ngụy của văn bản, giá trị văn bản… Phương pháp mục lục học: Là một phương pháp nghiên cứu của ngành văn hiến học cổ điển và được áp dụng rộng rãi trong ngành khoa học lưu trữ hiện đại. Mục lục học (Bibliography) bao gồm các thao tác như: biên mục, sắp xếp, phân loại văn bản, xác định thiện bản... Áp dụng phương pháp mục lục học để đối chiếu các bộ Thư mục thác bản văn khắc với nhau, loại bỏ những văn bản trùng lặp và tìm ra thiện bản. Thêm nữa, phương pháp này còn giúp phân loại, biên mục nội dung cho tổng số văn bia cần phải khai thác, sử dụng phục vụ đề tài nghiên cứu. Các phương pháp định tính và định lượng trong khoa học xã hội: Đây là nhóm các phương pháp được nhiều ngành nghiên cứu Khoa học Xã hội sử dụng. Trong khoa học để hiểu được đặc tính của một sự vật, hiện tượng chúng ta cần lượng hóa và đặc tính hóa đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tập hợp mẫu nghiên cứu đã được lựa chọn. Trong nghiên cứu này các phương pháp định tính và định lượng sẽ giúp chúng ta thống kê thư mục, tính toán niên đại, tính toán số tài sản cung tiến, thể hiện sự phân bố của bia Hậu theo không gian từ đó chỉ ra các đặc tính của bia Hậu tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điền dã Nhân học: Đây là phương pháp đặc thù của ngành nghiên cứu Nhân học. Phương pháp này giúp chúng tôi sưu tầm thêm những văn bia mới phát lộ chưa có trong lưu trữ của VNCHN. Kiểm chứng lại vị trí của văn bia trong không gian tồn tại thực tế. Thông qua các phương pháp khác của ngành Nhân học như quan sát – tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc… sẽ thu thập thêm dữ liệu thông tin về tục thờ cúng Hậu và các sinh hoạt tín ngưỡng quanh nó để minh họa cho đề tài nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các văn bia có nội dung liên quan đến tục thờ cúng Hậu xuất hiện trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay. Thác bản VKHN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (EFEO) sưu tầm, in rập vào đầu thế kỷ 20 là 331 văn bia. Từ năm 1992 đến năm 2008, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã sưu tầm ở hơn 80% số xã phường trên địa bàn tỉnh Thái Bình và thu được 1327 văn bia.. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm trên thực tế địa bàn nghiên cứu thêm 06 văn bia Hậu chưa được cả EFEO và VNCHN sưu tầm. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về mặt địa lý là địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay. Tỉnh Thái Bình là một tỉnh duyên hải thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong lịch sử, đây là nột khu vực địa lý tương đổi ổn định, nằm gọn trong hạ lưu tam giác châu thổ sông Hồng và sông Luộc. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của tư liệu văn bia có niên đại từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. Chúng tôi xác định văn bia do chúng tôi sưu tầm là ST.01 Vô đề tạo dựng năm 1586 tại chùa Nghinh Phúc, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ là văn bia Hậu sớm nhất của Thái Bình. Do đó, chọn phạm vi thời gian giới hạn trên từ thế kỷ XVI. Năm 1980 là năm niên đại của văn bia Hậu N°29681 Canh thân niên bi ký 庚申年碑記 tại địa phận Thôn Mỹ Lộc, xã Việt Hùng, Vũ Thư. Đó là niên đại muộn nhất của văn bia Hậu tỉnh Thái Bình. Do đó, chọn giới hạn thời gian dưới là thế kỷ XX. Phạm vi nghiên cứu về nội dung: luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu xác định số lượng văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình; tiến hành phân loại theo không gian, thời gian, nội dung và hình thức của nhóm tư liệu này; nghiên cứu các vấn đề nội dung mà văn bia Hậu phản ánh như: thực hành tôn giáo- tín ngưỡng, đời sống kinh tế-xã hội, sinh hoạt văn hóa làng xã… gắn với bối cảnh lịch sử địa phương mà nhóm văn bia này được tạo dựng. 5. Những đóng góp mới cho khoa học của luận án Có thể coi đây là nghiên cứu đầu tiên về toàn thể các loại hình văn bia Hậu trên một phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Nó sẽ cung cấp một cái nhìn khách quan, khoa học về diễn tiến hình thành, phát triển của văn bia Hậu cũng như tục thờ cúng Hậu tại một địa phương cụ thể, đồng nhất về mặt văn hóa và dân cư. +Luận án này đã đóng góp vào việc nghiên cứu tư liệu văn bia của tỉnh Thái Bình. Đây là một “mảnh đất” còn trống vắng, chưa được khai thác trong các nghiên cứu khoa học xã hội về địa phương và nền khoa học xã hội nước nhà. 3
- +Các kết quả thống kê, tính toán của nghiên cứu này thực hiện như: tổng số lượng văn bia Hậu của tỉnh, số lượng văn bia Hậu theo danh vị, giới tính của đối tượng cung tiến, số lượng tài sản cung tiến (tiền, ruộng) qua các thời kỳ… sẽ là cơ sở để tiến hành so sánh, đối chiếu với kết quả thống kê của các địa phương khác trong cả nước. Góp phần nghiên cứu trên diện rộng về lịch sử cung tiến Việt Nam và tục thờ cúng Hậu. +Các trường hợp nghiên cứu mà chúng tôi khai thác ở mẫu dữ liệu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình được trích dẫn trong luận án sẽ góp phần vào việc định nghĩa lại khái niệm các khái niệm danh vị Hậu và truy nguyên về nguồn gốc hình thành, phát triển của tục thờ cúng Hậu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận + Giúp định nghĩa lại các khái niệm xuất hiện trong văn bia Hậu và được sử dụng trong tục thờ cúng Hậu dựa trên một khối tư liệu đồng nhất từ một trường hợp nghiên cứu địa phương cụ thể. + Từ những số liệu là kết quả thống kê, tính toán chúng tôi đã góp phần vẽ nên một biểu đồ thời gian (Time chart) sự phát triển của tục thờ cúng Hậu và văn bia Hậu. Góp phần dự báo về diễn trình thay đổi của tục thờ này trong tương lai. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn + Luận án này giúp kiểm chứng lại kết quả nghiên cứu của các học giả tiền bối như Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin về sự ra đời của văn bia Hậu tại địa phương Thái Bình. + Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu ở các ngành khoa học xã hội ngành như: Xã hội học, Sử học, Văn hóa học, Tôn giáo học, Nhân học… khi bước chân vào vấn đề nghiên cứu về hoạt động cung tiến cho tôn giáo ở Việt Nam cũng như nghiên cứu về tục thờ cúng Hậu. + Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được kết nối với những nghiên cứu khác cùng loại trong dự án Vietnamica để tạo nên một bức tranh toàn cảnh về lịch sử cung tiến của Việt Nam và tục thờ cúng Hậu. 7. Kết cấu của luận án Luận án này được cấu trúc thành 4 phần: Phần mở đầu; phần nội dung (bao gồm các chương); phần kết luận và phần phụ lục. Trong đó phần nội dung gồm 4 chương sẽ giải quyết các vấn đề chính mà luận án đặt ra như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và giới thuyết các khái niệm Chương 2: Tư liệu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình Chương 3: Văn bia Hậu với vấn đề tôn giáo-tín ngưỡng Chương 4: Văn bia Hậu với vấn đề kinh tế Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THUYẾT CÁC KHÁI NIỆM Trong khoảng 30 năm trở lại đây những nghiên cứu về tục thờ cúng Hậu và văn bia Hậu ngày càng được công bố nhiều hơn. Lý do bởi sau gần một thế kỷ tiến hành công tác sưu tầm tính từ khi Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO) thực hiện công việc này vào đầu thế kỷ XX cho đến nay, số lượng thác bản VKHN trên các địa phương trong cả nước đã được tập hợp tương đối đầy đủ. Thêm vào đó các bộ sách Thư mục, Danh mục thác bản văn bia đã được lên danh mục, hoàn thiện và công bố. 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Những nghiên cứu khái quát về văn bia Hậu Các nghiên cứu khái quát về văn bia Hậu có thể kể tới như: Đôi nét về bia Hậu trên Tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1987, hai tác giả Dương Thị The và Phạm Thị Thoa; Bia Hậu ở Việt Nam của Trần Thị Kim Anh đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 3 (64) năm 2004; Lệ bầu Hậu của người Việt qua tư liệu văn bia của Phạm Thị Thùy Vinh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 (359) năm 2006; Tục cúng Hậu và lập bia Hậu ở Việt Nam xưa và nay của Nguyễn Ngọc Quỳnh in trong tuyển tập nghiên cứu Tín ngưỡng tôn giáo và xã hội dân năm 2009. Trịnh Khăc Mạnh công bố 3 bài viết gốm: “Bàn thêm về thời điểm xuất hiện tục thờ cúng Hậu, danh vị Hậu và văn bia Hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm-số 5 (174); “Quan niệm về cung tiến, bầu Hậu và văn bia Hậu Việt Nam qua khảo sát nguồn tư liệu văn bia Hậu tại Hải Dương thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Hán Nôm-số 6 (181); “Phụ nữ trong hoạt động cung tiến và bầu 4
- Hậu qua tư liệu văn bia Hậu tỉnh Hải Dương thế kỷ XVII-XVIII”, Tạp chí Hán Nôm-số 1 (182). Nguyễn Văn Nguyên công bố chuyên khảo Hoạt động cung tiến và tục bầu Hậu vào năm 2023. Ngoài ra Philippe Papin công bố chuyên khảo bằng tiếng Pháp tạm dịch là: Sinh thể của văn bia: Khảo cứu lịch sử về hoạt động cung tiến-việc bầu Hậu Thần, Hậu Phật ở Việt Nam từ khởi nguyên đến cuối thế kỷ XVII năm 2023. 1.1.2 Nghiên cứu văn bia Hậu trong một giai đoạn lịch sử Nghiên cứu văn bia Hậu trong một giai đoạn hoặc một thời kỳ của lịch sử là xu thế nổi trội trong các nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu từng công bố như: luận văn thạc sĩ Tìm hiểu văn bia Hậu thời Tây Sơn của Lê Văn Cường năm 2009; bài viết Hiện tượng cúng Hậu thế kỷ XVII-XVIII- Trường hợp văn bia cúng Hậu huyện Tiên Lãng, Hải Phòng của Tống Văn Lợi năm 2017; chuyên khảo Đời xưa cung tiến-ngàn sau phụng thờ (Bầu Hậu trong VKHN ở một số địa phương đồng bằng châu thổ sông Hồng 1802-1903 của Vũ Thị Mai Anh năm 2015. 1.1.3 Nghiên cứu văn bia Hậu tại một địa phương Xu thế nghiên cứu theo phạm vi địa lý tập trung vào một địa phương cụ thể cũng được khá nhiều các học giả quan tâm. Các nghiên cứu từng công bố như: khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Văn Tuân Khảo lược bia Hậu huyện Yên Phong-Hà Bắc năm 1996; luận văn thạc sĩ Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia Hậu-Khảo sát địa bàn Hà Tây cũ của Nguyễn Thị Bích Trà năm 2011; luận văn thạc sĩ Nghiên cứu văn bia Hậu Phật huyện Đan Phượng, Hà Nội của Nguyễn Xuân Bảo năm 2022; luận văn thạc sĩ Nghiên cứu văn bia Hậu Phật huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang của Nguyễn Viết Vinh năm 2024; bài viết “Nghiên cứu văn bia Hậu Phật tỉnh Ninh Bình” đăng trên Tạp chí Hán Nôm (số chuyên đề bia Hậu-số 2-2022) của Nguyễn Kim Măng; bài viết “Tổng quan nguồn tư liệu văn bia Hậu tỉnh Hưng Yên thế kỷ XVII-XVIII Tạp chí Hán Nôm (số chuyên đề bia Hậu-số 2-2022) của Dương Văn Hoàn; chuyên khảo Nghiên cứu tục thờ Hậu và gửi gi qua tư liệu văn bia tỉnh ắc Ninh của Nguyễn Quang Khải năm 2016; luận án Cung tiến cho tôn giáo tại tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVIII-Nghiên cứu một kho thác bản văn khắc của NCS Lou Vargas tại rường Cao học thực hành Pháp (Préparée à l’École Pratique des Hautes Études) năm 2023; bài viết “Tục bầu Hậu Thần, Hậu Phật, qua một số tấm bia ở làng quê Thái Bình” đăng tải trên Thông báo Hán Nôm học năm 2003 của Mai Hồng. 1.1.4 Nghiên cứu văn bia Hậu trên một loại danh vị Hậu Hướng nghiên cứu văn bia Hậu trên một danh vị Hậu cụ thể gồm có các công trình như: luận án tiến sĩ của Trần Thị Thu Hường Nghiên cứu bia Hậu Thần Việt Nam (Thế kỷ XVII-XVII); bài viết Nghiên cứu phong tục bầu Hậu Phật ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVII trên Tạp chí Hán Nôm năm 2020 của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Mùi và Lê Thị Thu Hương; bài viết “Tổng quan về tư liệu văn bia Hậu Tộc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm” của tác giả Mai Thu Quỳnh in trên Tạp chí Hán Nôm-số 2 (171); bài viết Góp thêm một loại hình bia Hậu in trong Thông báo Hán Nôm học 2005 của Nguyễn Thị Hoàng Quý. Lâm San Văn công bố 3 công trình về bia Hậu Hiền bằng tiếng Trung gồm: Tìm hiểu bia Hậu Hiền Việt Nam năm 2016; Nghiên cứu đối chiếu thờ tự làng xã giữa Việt Nam và Trung Quốc -Nghiên cứu trường hợp văn bia “ ia tiên hiền” và” ia Hậu Hiền”năm 2016; Nghiên cứu bia Hậu Hiền Việt Nam năm 2017. Ngoài ra, tác giả còn công bố thêm một vài bài viết khác nghiên cứu văn bia Hậu theo danh vị cũng bằng tiếng Trung. 1.1.5 Nghiên cứu một vấn đề cụ thể mà văn bia Hậu phản ánh Vấn đề kinh tế thể hiện trên nội dung của văn bia Hậu đã được Philippe Papin công bố bằng tiếng Anh vào năm 2015 trong bài viết “Saving for the Soul: Women, Pious Donation and Village Economy in Early Modern Vietnam” in trên Journal of Vietnamese Studies. Vấn đề về giới tính đã được các tác giả Trịnh Khắc Mạnh, Bùi Quốc Linh quan tâm nghiên cứu. Năm 2022 Bùi Quốc Linh trên Tạp chí Hán Nôm (số 3-172) công bố bài viết Giới tính và công đức: Nghiên cứu trường hợp văn bia Hậu tỉnh Thái Bình. Trịnh Khắc Mạnh công bố trên Tạp chí Hán Nôm (số 1) bài viết Phụ nữ trong hoạt động cung tiến và bầu Hậu qua tư liệu văn bia Hậu tỉnh Hải Dương thế kỷ XVII-XVIII năm 2024. 1.1.6 Những vấn đề luận án kế thừa Các nghiên cứu trên đã khai thác tư liệu văn bia Hậu của nhiều địa phương trên nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi công trình đều mang lại một ý nghĩa riêng biệt để chúng hoàn thiện nghiên cứu của mình. Tựu chung lại, chúng tôi kế thừa các nghiên cứu đi trước ở một số vấn đề như sau: Thứ nhất, kế 5
- thừa về kết quả, số liệu thống kê; Thứ hai, kế thừa về mặt lý thuyết; Thứ ba, kế thừa về các ý tưởng nghiên cứu; Thứ tư, kế thừa về mặt phương pháp nghiên cứu. 1.2 Giới thuyết khái niệm và lý thuyết 1.2.1 Khái niệm “Tục thờ cúng Hậu” Trong luận án này chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “tục thờ cúng Hậu” (The Cult of Hậu) không phải là “tín ngưỡng thờ Hậu” (The Belife of Hậu). Người ta thực hành các nghi thức thờ cúng Hậu để tưởng nhớ tới công lao, công đức của các vị Hậu chứ không coi họ là một loại đối tượng siêu nhiên để sùng bái, kính ngưỡng. Do đó, hiện tượng tôn giáo này chỉ nên được gọi là “tục thờ cúng Hậu” chứ không phải là tín ngưỡng. Vậy danh từ Hậu ở đây có nghĩa là gì? Tổng hợp ý kiến của các tác giả đi trước, trong luận án này chúng tôi đề xuất một cách hiểu khái niệm “Hậu” với một ý nghĩa rộng hơn: là đối tượng được phối thờ/phụ thờ, thờ vào phía sau hay được theo hầu hạ, chầu chực một thế lực siêu nhiên tôn giáo nào đó và phối thờ sau vị thần nào thì sẽ xuất hiện danh vị Hậu đó. Những người được gọi là Hậu sẽ được hưởng sự tôn trọng, ngưỡng vọng của cộng đồng khi còn sống. Hưởng sự tế tự sau các bậc thần linh vào các dịp lễ tết và giỗ chạp thường niên sau khi qua đời. 1.2.2 Bầu Hậu, ký kỵ/gửi giỗ, phối thờ và hình thức cung tiến có báo đáp Chữ Hậu với cách hiểu như trên có thể được xuất hiện trong thư tịch hoặc văn bia từ rất sớm, tuy nhiên nó gắn với hoạt động bầu Hậu. Theo các tác giả đi trước hiện tượng bầu Hậu bắt đầu thấy lần đầu tiên vào năm 1628 trên văn bia Phúc Giao tự Hậu Phật bi ký/Bản xã trí bầu sĩ nhiêu bi ký 福膠寺 候佛碑記/本社置保士饒碑記 N°4349-51 tại tỉnh Thái Bình. Vậy việc bầu Hậu và gửi giỗ/ký kỵ có liên quan gì đến nhau? Nguyễn Văn Nguyên đã chỉ ra rằng hai tục thờ này được hình thành từ hai giáo pháp cung tiến của Phật giáo khác nhau hướng tới hai loại đối tượng khác nhau. Chúng ta nhận thấy rằng ở cả hai phương thức bầu Hậu và ký kỵ/gửi giỗ thì người được nhận ngôi vị Hậu hay ký kỵ đều sẽ được hưởng sự cúng tế, giỗ chạp sau khi qua đời. Vậy việc bầu Hậu và ký kỵ/gửi giỗ khác nhau như thế nào? Chúng tôi cho rằng hai phương thức cung tiến có báo đáp này khác nhau ở một điểm là: Người nhận ngôi vị Hậu sẽ được nhận ưu đãi ngay cả khi còn sống và được cúng giỗ khi trăm tuổi. Còn người được gửi giỗ chỉ được thờ cúng sau khi qua đời. Điều này thấy rất rõ ràng trên cứ liệu văn bia. Người được bầu là Hậu sẽ được cộng đồng gọi bằng danh hiệu tôn kính “ông Hậu, bà Hậu, cụ Hậu”, được trọng vọng trong ngôi thứ của làng xã và được chia cho phần lễ vật cúng tế Thần Phật ngay khi còn đang tại thế. Điều này không thấy có ở những trường hợp ký kỵ/gửi giỗ. Và vì việc gọi là danh vị ông Hậu, bà Hậu cũng là một sự tôn kính của cộng đồng đối với người được nhận ngôi vị Hậu cho nên chúng tôi đề xuất nên gọi Hậu là danh từ riêng viết hoa. Do đó, trong luận án này chúng tôi sẽ viết hoa danh từ Hậu. 1.2.3 Văn bia Hậu Ban đầu chúng tôi sử dụng khái niệm “VKHN thờ Hậu” để chỉ những đối tượng thuộc loại hình tư liệu này. Tuy nhiên, khái niệm VKHN có nội hàm rộng hơn, nó bao gồm cả những văn bản được chế tác bằng các phương pháp: khắc, cẩn, nạm, khảm, đúc, đục… trên bề mặt các vật liệu cứng và mang tính bền vững như: đá, kim loại, gỗ, gạch, đất nung, gốm sứ… Trong khi đó khái niệm văn bia chỉ hướng tới đối tượng chất liệu là đá. Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi chưa tìm thấy một văn bản mang nội dung thờ Hậu nào được thể hiện trên chất liệu khác ngoài bia đá trừ nhóm tư liệu thư tịch thể hiện trên giấy. Do đó, ở luận án này chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm “văn bia Hậu” để chỉ những văn bản được thể hiện trên chất liệu đá và mang nội dung liên quan quan tới tục thờ cúng Hậu. 1.2.4 Mô hình quan hệ cung tiến-báo đáp 4 bên trong tục thờ cúng Hậu Đứng từ quan điểm của ngành Nhân học văn hóa-xã hội chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vào các cộng đồng/nhóm xã hội liên quan đến tục thờ cúng này. Tất cả các ràng buộc về kinh tế hay thực hành nghi thức tôn giáo-tín ngưỡng đều dựa trên mối quan hệ tương tác của các cộng đồng tham gia vào mạng lưới. Chúng tôi gọi nó là mô hình quan hệ cung tiến-báo đáp 4 bên. Căn cứ vào nội dung của văn bia Hậu, chúng tôi đã thống kê được có 4 bên/nhóm đối tượng liên quan đến mạng lưới cung tiến- báo đáp, bao gồm: 6
- Bên công đức (A): là người cung tiến. Đối tượng bỏ ra “hằng tâm, hằng sản”, cung tiến công đức, tài sản. Bên tiếp nhận công đức (B): là cộng đồng làng xã, hội đồng kỳ mục, hội đồng quản hạt của địa phương hoặc những người trong cơ sở thờ tự tôn giáo. Bên sử dụng công đức (C): Thường là các cơ sở thờ tự tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, văn chỉ, từ chỉ, từ đường, miếu, điếm… cũng có khi là một không gian kiến trúc như: chợ, cầu, điếm… Bên hưởng thụ thí báo (D): Là những người được hưởng thụ thí báo của cộng đồng, được gọi bằng danh vị Hậu, được biếu tặng vật phẩm khi làng xã có hội hè, được cúng tế sau khi qua đời… A B D C Sơ đồ 1.2.4: Mô hình quan hệ cung tiến-báo đáp 4 bên trong tục thờ cúng Hậu Đa phần các trường hợp cung tiến thì A và D là một, người công đức cũng là người được bầu Hậu và hưởng sự cúng giỗ. Bên A cung tiến vì sự thí báo cho người thân của họ. Cũng như thế bên (B) cũng có thể là bên sử dụng công đức (C) và ngược lại. Cũng có lúc bên (B) chỉ là đại diện và (C) là đơn vị khác hoàn toàn. Tiểu kết chương 1 Trong chương Một chúng tôi đã trình bày phương pháp, kết quả của các nghiên cứu đã từng được công bố liên quan tới vấn đề tục thờ cúng Hậu và văn bia Hậu. Các vấn đề được các học giả quan tâm nghiên cứu bao gồm: Nguồn gốc ra đời của tục thờ cúng Hậu và văn bia Hậu, nghiên cứu văn bia Hậu trong một giai đoạn lịch sử, nghiên cứu văn bia Hậu trên phạm vi một đơn vị hành chính, nghiên cứu văn bia Hậu theo loại hình danh vị thờ Hậu, nghiên cứu về hoạt động kinh tế-xã hội mà nội dung văn bia Hậu ghi nhận. Mỗi nghiên cứu trong phạm vi của mình đã thống kê được số lượng ĐVVB hay tập mẫu tư liệu cần phải khai thác để đưa ra những kết luận khoa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên chưa có một công trình nào khảo sát văn bia Hậu trong phạm vi trọn vẹn một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thêm nữa, rất hiếm các công trình khai thác được nguồn tư liệu văn bia do VNCHN sưu tầm mà mới chỉ khai thác tư liệu do EFEO sưu tầm. Do đó, đề tài Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình mà chúng tôi thực hiện sẽ là một trong những mảnh ghép quan trọng còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh nghiên cứu về văn bia Việt Nam nói chung và văn bia Hậu nói riêng. Phần sau của chương đã giới thuyết các khái niệm làm cơ sở để xác định đối tượng nghiên cứu và giới thiệu mô hình mối quan hệ cung tiến-báo đáp 4 bên trong tục thờ cúng Hậu. Đối với chúng tôi một văn bia Hậu phải có đầy đủ 2 yếu tố về mặt nội dung: Thứ nhất là nội dung bia phản ánh loại hình cung tiến có báo đáp, một trong hai loại hình cung tiến phổ biến của lịch sử cung tiến Việt Nam. Thứ hai là phải có một số từ khóa liên quan tới các hoạt động thờ cúng Hậu đã kể trên. Từ đặc điểm xác định văn bia Hậu này, chúng tôi tiếp tục tiến hành lựa chọn trên nhóm mẫu tư liệu thác bản văn bia của tỉnh Thái Bình. Công tác lựa chọn này và những đặc điểm của văn bia Hậu tỉnh Thái Bình sẽ được chúng tôi trình bày trong chương tiếp theo của luận án. Chương 2 TƯ LIỆU VĂN BIA HẬU TỈNH THÁI BÌNH Văn bia Hậu là một trong những sản phẩm của tục thờ cúng Hậu. Tuy nhiên, nó được coi là một “sản phẩm lõi” vì nó vừa là một thực thể thiêng, một đối tượng thờ cúng vừa là một văn bản “khế ước tôn giáo” ghi lại những thông tin về sự thí-báo giữa đối tượng công đức và đối tượng tiếp nhận công đức. Những thông tin này được tiền nhân coi là quan trọng là bởi vì nó được biểu hiện trên chất liệu bền vững là đá cứng, tồn tại với thời gian. Do đó, khi đặt ra vấn đề nghiên cứu về tục thờ cúng Hậu của người Việt, không thể không tham khảo khối tư liệu văn bia Hậu. 7
- 2.1 Số lượng văn bia Hậu tỉnh Thái Bình Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng 2 bộ Thư mục/Danh mục là: 1. Thư mục thác bản VKHN Việt Nam (TMTKM-EFEO) do Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, VNCHN, Viện Cao học thực hành Pháp và EFEO hợp tác xuất bản gồm 11 tập và 2. Danh mục VKHN Việt Nam (Danh mục sưu tầm- DMST) do VNCHN sưu tầm từ năm 1991 đến nay làm căn cứ để thống kê số lượng văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình. Trong 331 ĐVVB của tỉnh Thái Bình do EFEO sưu tầm, chúng tôi xác định được 173 văn bia Hậu. Trong 1327 ĐVVB do VNCHN sưu tầm chúng tôi xác định được 468 văn bia Hậu. Tuy nhiên, có 03 ĐVVB trùng lặp nên số lượng văn bia Hậu tỉnh Thái Bình do VNCHN sưu tầm là 465 ĐVVB.Chúng tôi xác định được 2 nhóm dữ liệu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình do EFEO và VNCHN sưu tầm có sự trùng lặp là 41 ĐVVB. Tuy nhiên, phải thực hiện thêm một thao tác nữa là giám định số văn bản trùng lặp này để lựa chọn ra thiện bản đưa vào mẫu dữ liệu nghiên cứu. Trong 41 ĐVVB trùng lặp kể trên, tôi lựa chọn ra 25 ĐVVB của EFEO sưu tầm và 16 ĐVVB của VNCHN sưu tầm. 173 06 EFEO 468 VNCHN Cuối cùng tôi lựa chọn được 157 văn bia Hậu do EFEO sưu tầm và 440 văn bia Hậu do VNCHN sưu tầm. Trên thực tế nghiên cứu điền dã chúng tôi đã sưu tầm mới 06 văn bia Hậu nữa. Như vậy tổng số lượng văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình xác định được là 603 ĐVVB. Tổng số lượng văn bia mà EFEO, VNCHN và cá nhân tôi sưu tầm được trên địa bàn tỉnh Thái Bình tính tới thời điểm hiện tại chưa loại trừ đi các VB trung lặp là 1670. Như vậy, văn bia Hậu tại địa phương chiếm tỷ trọng 36,1%. 2.2 Phân bố văn bia Hậu tỉnh Thái Bình 2.2.1 Phân bố theo không gian 2.2.1.1 Phân bố theo địa giới hành chính cấp huyện Tỉnh Thái Bình hiện nay có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện và 260 đơn vị hành chính cấp xã. Tỉnh Thái Bình là một tỉnh không có nhiều thay đổi về diên cách địa lý kể từ khi thành lập đến nay. Nghiên cứu này sẽ dừng lại ở việc thống kê văn bia tới địa danh cấp huyện, và số liệu này được biểu thị dưới bảng sau: 180 160 154 140 118 120 100 83 80 66 65 59 60 53 40 20 6 0 Tp Thái Bình Kiến Tiền Hải Vũ Thư Đông Hưng Hưng Hà Thái Thụy Quznh Phụ Xương Biểu đồ 2.2.1.1: Số lượng văn bia Hậu theo địa giới hành chính cấp huyện 8
- Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng huyện có số lượng văn bia Hậu nhiều nhất là Đông Hưng với 153 VB, huyện ít nhất là Tiền Hải 6 VB. Tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, với 603 VB thì trung bình mỗi huyện có khoảng 74,75 văn bia Hậu. 2.2.1.2 Phân bố theo không gian di tích Văn bia Hậu với chức năng là một “thực thể thiêng”, một đối tượng được thờ cúng nên chủ yếu được đặt/để trong các di tích tôn giáo tín ngưỡng như: Đình, chùa, miếu, từ đường dòng họ, văn chỉ, lăng…. Ở đây, chúng tôi sẽ dựa vào những thông tin về địa điểm sưu tầm ghi trên thác bản và thư mục để xác định vị trí đặt/để văn bia để tiến hành phân loại. Việc xác định một văn bia được đặt/để nguyên trạng trong di tích hay là dịch chuyển từ di tích khác tới là một điều mang tính tương đối. Sự dịch chuyển vị trí đặt/để văn bia là điều thường thấy trong bối cảnh văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Trong 603 VB thờ Hậu của tỉnh Thái Bình mà chúng tôi nghiên cứu hầu hết đã xác định được vị trí đặt/để của văn bia. Nhưng cũng có những bia không được đặt trong di tích, địa điểm sưu tầm trong biên mục ghi một cách rất mơ hồ, khó xác định vị trí. Trên thực tế, không gian di tích tôn giáo-tín ngưỡng của tỉnh Thái Bình cũng bị dịch chuyển theo địa danh. Địa phận xã 3% Lăng 0.80% Đền 6.30% Miếu 1.10% Văn chỉ 0.30% Từ đường 4% Chùa 60.80% Đình 23.50% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Biểu đồ 2.2.1.2: Tỷ lệ phân bố văn bia Hậu theo di tích Di tích tôn giáo tín ngưỡng của tỉnh Thái Bình lưu trữ nhiều văn bia Hậu nhất là chùa Viên Quang, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư có tới 24 VB. Việc phân chia văn bia theo vị trí xuất hiện sẽ khiến chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về số lượng văn bia Hậu trong từng loại hình di tích. Bia Hậu của Thái Bình phân bố tại chùa gấp 2 lần tổng số lượng văn bia Hậu tại các loại hình di tích khác cộng lại là một con số thống kê đáng kinh ngạc. Điều này, có thể khiến chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của không gian thiêng “chùa” trong đời sống tâm linh của người dân Thái Bình. 2.2.2 Phân bố theo thời gian Trong 603 VB mà chúng tôi nghiên cứu có 82 văn bia không xác định rõ niên đại hoặc thời gian tạo tác. Những văn bia không xác định được niên đại thuộc vào các trường hợp bia mờ, mất chữ không khai thác được. Một số văn bia in rập thiếu hoặc chụp thiếu ảnh thác bản phần ghi niên đại. Do đó, chúng tôi phải rà soát rất kỹ các bộ thư mục kết hợp với phương pháp nghiên cứu Văn bản học, sử dụng cứ liệu nội tại ghi trong văn bia để xác định thời gian tạo tác của chúng. 2.2.2.1 Phân bố theo giai đoạn Trong 82 VB không ghi thời gian tạo dựng, dựa vào các thao tác của phương pháp văn bản học chúng tôi có thể ước định được thời gian ra đời của văn bia thuộc vào triều đại nào. Do đó, chúng tôi đã xác định được thời gian tạo tác của 17 VB, chỉ còn lại 65 VB chưa xác định được thời gian tạo dựng. Theo Trịnh Khắc Mạnh có 2 cách phân kỳ văn bia theo giai đoạn lịch sử. Cách thức thứ nhất là phân chia theo các triều đại của lịch sử Việt Nam. Chúng tôi căn cứ vào cách thức phân kỳ của Trịnh Khắc Mạnh để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu bao gồm 5 giai đoạn lịch sử như sau: 9
- 350 300 290 250 239 200 150 100 57 50 6 10 1 0 Mạc Lê trung hưng Tây Sơn Nguyễn VNDCCH Chưa xác định Biểu đồ 2.2.2.1a: Số lượng văn bia Hậu phân bố theo triều đại Cách thức thứ hai của Trịnh Khắc Mạnh là “căn cứ vào những đặc điểm chung và nét riêng về hình thức của bia. Văn bia Hậu tỉnh Thái Bình là một bộ phận của văn bia Việt Nam và cũng như các địa phương khác trên cả nước về cơ bản được tạo tác dưới 2 thời kỳ là thời Mạc-Lê trung hưng-Tây Sơn và thời Nguyễn. 9.60% 40.70% Mạc-Lê trung hưng-Tây Sơn Nguyễn-VNDCCH Chưa xác định 49.70% Biểu đồ 2.2.2.1b: Tỷ lệ văn bia Hậu phân bố theo giai đoạn mỹ thuật Ở cả hai cách thức phân kỳ văn bia Hậu kể trên chúng ta đều nhận thấy văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình được tạo tác phần nhiều vào thời Nguyễn và thời Lê trung hưng. Trong 195 năm (từ 1593 đến 1788) vùng đất Thái Bình thuộc triều Lê trung hưng đã tạo tác được 239 VB Hậu, trung bình mỗi năm tạo mới 1,22 ĐVVB. Trong 144 năm thuộc nhà Nguyễn, địa phương Thái Bình tạo tác được 290 VB Hậu, trung bình mỗi năm tạo mới 2,01 ĐVVB. 2.2.2.2 Phân bố theo niên hiệu Theo Bảng tra niên hiệu các triều vua Việt Nam của VNCHN, lịch sử nước ta trải qua tổng cộng 142 niên hiệu. Thời kỳ văn bia Hậu hình thành từ các năm niên hiệu cuối triều Hậu Lê đến đầu thời Mạc. Nó phát triển qua 29 niên hiệu thời Lê trung hưng, 4 niên hiệu triều Tây Sơn và 12 niên hiệu triều Nguyễn. Những văn bia tạo dựng sau năm 1945 chúng ta gọi chung bằng niên hiệu VNDCCH. Số lượng văn bia phân bố theo niên hiệu được thể hiện trong biểu đồ sau: 10
- 100 90 89 80 70 69 60 50 51 40 39 36 30 32 23 24 20 18 16 17 15 10 12 10 12 10 7 8 5 4 5 5 0 1 2 2 2 2 2 1 1 1 Đoan Thái Tự Đức VNDCCH Vĩnh Hựu Thiệu Trị Vĩnh Tộ Thành Thái Cảnh Trị Cảnh Thịnh Thịnh Đức Vĩnh Trị Chính Hòa Vĩnh Thịnh Long Đức Gia Long Duy Tân Phúc Thái Bảo Đại Đức Nguyên Vĩnh Khánh Kiến Phúc Vĩnh Thọ Khánh Đức Bảo Thái Đồng Khánh Minh Mệnh Khải Định Dương Hòa Cảnh Hưng Bảo Hưng Dương Đức Số lượng văn bia Hậu Biểu đồ 2.2.2.2: Phân bố số lượng văn bia Hậu theo niên hiệu Qua biểu đồ số liệu trên chúng ta thấy niên hiệu tạo tác văn bia Hậu nhiều nhất là Bảo Đại, triều Nguyễn (89 ĐVVB); thứ 2 là niên hiệu Chính Hòa, Triều Lê (69 ĐVVB). Niên hiệu Bảo Đại kéo dài 21 năm (1925-1945), trung bình có 4,2 ĐVVB được tạo mới mỗi năm. Niên hiệu Chính Hòa kéo dài 26 năm (1680-1705), trung bình có 2,6 ĐVVB tạo mới mỗi năm. Các niên hiệu Khánh Đức, Đức Nguyên thời Lê; Bảo Hưng thời Tây Sơn và Kiến Phúc thời Nguyễn chỉ có 1 VB được tạo tác. 2.2.2.3 Phân bố theo thập niên Trong 603 văn bia Hậu của Thái Bình, có tới 82 ĐVVB không xác định rõ được niên đại tạo tác. Một phần trong só đó (13 ĐVVB) chỉ có thể đoán định thời gian tạo tác thuộc thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam bằng phương pháp Văn bản học. Do đó, số lượng văn bia có niên đại cụ thể để tiến hành thống kê là 508 ĐVVB. 50 45 45 40 38 35 30 29 29 29 27 25 24 22 23 23 20 19 19 19 18 15 16 14 13 12 11 12 12 10 8 8 8 5 6 3 4 4 4 0 1 1 1 2 2 2 0 0 0 1 1580 1620 1640 1660 1680 1700 1720 1740 1760 1780 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 Số lượng văn bia Biểu đồ 2.2.2.3a: Số lượng văn bia Hậu tỉnh Thái Bình theo thập niên Biểu đồ trên cho chúng ta thấy “bức tranh” tạo dựng bia Hậu của tỉnh Thái Bình như sau: Bia Hậu bắt đầu manh nha từ thập niên 10, 20 của thế kỷ XVII. Suốt 1 thời gian dài khoảng nửa thế kỷ số lượng bia được tạo mới là không đáng kể, đến những năm 60 đột ngột tăng mạnh và tăng cao nhất vào 11
- những năm 80. Số lượng bia được tạo mới tính theo thập niên được duy trì tương đối trong vòng nửa thế kỷ. Sang tới thập niên 40 của thế kỷ XVIII thì đột ngột sụt giảm. Và nó duy trì mức độ tăng trưởng nhẹ trong vòng gần 1 thế kỷ. Tới giữa thế kỷ 19 nó tăng liên tục trở lại và đến những thập niên giữa thế kỷ 20 thì tăng trưởng đến cực hạn Căn cứ vào biểu đồ Biểu đồ 2.1.2.3a: Số lượng văn bia Hậu tỉnh Thái Bình theo thập niên chúng tôi sẽ chia lịch sử phát triển của văn bia Hậu tỉnh Thái Bình thành 4 giai đoạn như sau: -Giai đoạn 1: Giai đoạn manh nha từ năm khoảng thập niên 1580 đến thập niên 1650. Giai đoạn này kéo dài khoảng 70 năm. Giá trị trung bình theo thập niên của nó là 1,4 VB. Tức là chỉ có 1,4 VB sẽ được tạo mới sau 10 năm. -Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển nhanh từ những năm thập niên 1660 đến 1730. Giai đoạn này cũng kéo dài 70 năm. Giá trị trung bình theo thập niên của nó là 23,7. Tức là cứ có 23,7 VB thờ Hậu sẽ được tạo mới sau 10 năm. -Giai đoạn 3: Giai đoạn phát triển chững kéo dài khoảng 140 năm từ những năm 1740 đến những năm 1880. Giá trị trung bình theo thập niên của nó là 10,5. Tức là cứ 10 năm sẽ tạo tác mới 10,5 VB. -Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển vượt ngưỡng kéo dài từ những năm thập niên 1890 đến 1940. Trong vòng 50 năm đó, văn bia Hậu lại có sự phát triển mạnh về số lượng và tạo ra đỉnh. Giá trị trung bình theo thập niên của giai đoạn này là 33. Cứ 10 năm thì có 33 VB được chế tác mới. 2.3 Các loại hình văn bia Hậu 2.3.1 Phân loại văn bia theo danh vị Hậu Trong tiểu mục này, chúng tôi cũng sẽ tiến hành phân loại văn bia Hậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo danh vị Hậu như sau, xin xem thêm bảng dưới đây: 250 193 194 200 150 100 87 58 50 37 16 8 8 3 0 Hậu Phật Hậu Thần Hậu Hiền Hậu Giáp Hậu Tộc Hậu Phúc Ký Kiêm Hậu Chưa xác Thần kỵ/Phối định Hưởng Loại hình thờ Hậu Biểu đồ 2.3.1: Số lượng văn bia phân theo danh vị Hậu Qua biểu đồ trên chúng ta thấy: văn bia Hậu Phật và Hậu Thần có số lượng tương đương nhau, chênh lệch không nhiều. Văn bia Hậu Hiền và Hậu Giáp có số lượng ít nhất chỉ 8 VB. Nếu so sánh tình hình tỷ lệ văn bia Hậu theo loại hình với địa phương khác chúng ta cũng sẽ thấy hiện tượng tương tự. 2.3.2 Phân loại theo hình thức và nội dung của văn bia Hậu 2.3.2.1 Phân loại theo hình thức Trên phương diện hình thức, chúng tôi thấy văn bia Hậu tỉnh Thái Bình được tạo tác theo 3 hình thức như sau: 1. Bia Hậu-bài vị: là những văn bia có nội dung thờ Hậu nhưng được khắc kèm bài vị của đối tượng được báo đáp thờ tự hoặc đơn giản chỉ là bài vị của đối tượng được thờ. 2. Bia Hậu-phù điêu tượng: là những văn bia có nội dung thờ Hậu nhưng được khắc kèm tượng hoặc phù điêu tượng của đối tượng được thụ hưởng báo đáp. 3. Bia Hậu-hương đài: Hương đài hay còn gọi là cây hương, cột hương. Nó là một loại đồ thờ được chế tác bằng đá, thường được đặt trước nhà tiền đường trong khuôn viên của di tích. Hương đài thường có hình cột trụ tứ diện, bên trên đặt một bát hương bằng đá. 12
- 4. Bia Hậu phổ thông: Là dạng thức thường thấy nhất của văn bia Hậu. Hình thức bia có từ 1 đến 4 mặt thác bản, có trán bia hoặc không, và khắc ghi nội dung thông tin về sự thí báo. LOẠI HÌNH BIA HẬU SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Bia Hậu-bài vị 110 18,2 Bia Hậu-phù điêu tượng 39 6,5 Bia Hậu-Hương đài 5 0,9 Bia Hậu phổ thông 449 74,4 Tổng 603 100 Bảng 2.3.2.1: Tỷ lệ văn bia Hậu phân theo hình thức 2.3.2.2 Phân loại theo nội dung 1. Bầu Hậu: là các hoạt động mang tính chất tôn vinh của tục thờ cúng Hậu như bầu Hậu, tôn Hậu, mua Hậu hay bầu Phúc Thần, Á Thần, Phụ Thần… và các hoạt động báo đáp, thờ cúng về sau. 2. Gửi giỗ/ký kỵ hay phối hưởng: là hoạt động gửi giỗ, gửi lễ hoặc phối hưởng, phụ tiến vong linh vào các ngày sóc vọng, ngày tứ cửu, húy kỵ hay các dịp lễ tết hằng năm. 3. Công đức: bao gồm các hoạt động cung tiến tài sản, làm việc thiện, giúp đỡ cộng đồng và cơ sở tôn giáo nói chung. 4. Tục lệ: là những điều lệ, phong tục tập quán của làng xã, cộng đồng dân cư sở tại. Chủ đề nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Bia Hậu 420 69,7 Bia Hậu-gửi giỗ 136 22,7 Bia Hậu-công đức 31 5 Bia Hậu-tục lệ 3 0,5 Bia Hậu-gửi giỗ-công đức 13 2,1 Tổng số 603 100 Bảng 2.3.2.2: Tỷ lệ văn bia Hậu phân theo chủ đề nội dung 2.4 Đặc điểm về văn bản của văn bia Hậu tỉnh Thái Bình 2.4.1 Các thể loại văn học được sử dụng trong văn bia Hậu Văn bia Hậu được hình thành, phát triển trong giai đoạn cuối thời Mạc-đầu thời Lê trung hưng tức là vào khoảng thế kỷ XVI và phong cách thể loại của văn bia sẽ mang đặc điểm như Trịnh Khắc Mạnh đã chứng minh. Trong thực tế chúng tôi cũng nhận thấy nội dung của văn bia Hậu có sự tích hợp của nhiều thể loại văn học khác nhau như: thơ ca, minh, ký, tự, câu đối… Trong 603 văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình chúng tôi thống kê được 9 văn bia Hậu có câu đối trong phần nội dung. 2.4.2 Bố cục kết cấu nội dung của văn bia Hậu Bố cục kết cấu của 1 văn bản văn bia Hậu theo chúng tôi gồm 3 phần: Phần thứ nhất là tên bia: Tên chính, phổ biến nhất được khắc theo chiều ngang ngay tại trán bia (bi ngạch). Tên phụ được khắc theo chiều dọc trong phần thân bia ở vị trí mở đầu bài Ký. Phần thứ hai là nội dung chính văn bia chia thành 4 bộ phận như sau: 1. Thông tin địa danh; 2. Họ tên những người thuộc hàng quan viên, sắc mục của địa phương chứng kiến việc lập bầu Hậu; 3. Lý do bầu Hậu, lập bia. Ca tụng công đức của đối tượng cung tiến, đối tượng báo đáp và số tài sản thí báo; 4. Phần tục lệ ghi những điều khoản báo đáp cho đối tượng thừa hưởng sự thí báo. Phần thứ ba là lạc khoản: ghi thông tin về niên đại tạo tác văn bia, đội ngũ soạn văn, khắc bia. 2.4.3 Ba dạng nội dung của văn bản văn bia Hậu Theo chúng tôi, nội dung bầu Hậu, ký kỵ/gửi giỗ sẽ được phân chia thành 3 dạng như sau: Thứ nhất là nội dung bầu Hậu/gửi giỗ phổ thông: Nội dung này chỉ khắc ghi một hoặc một vài đối tượng cung tiến và thí báo. Các đối tượng này có liên hệ với nhau về mặt huyết thống hoặc quan hệ xã hội. Đây là nội dung bầu Hậu/gửi giỗ thường thấy nhất trên văn bia Hậu. Trong 603 VB thờ Hậu của tỉnh Thái Bình có tới 459 VB có nội dung thuộc dạng này. Thứ hai là nội dung bầu Hậu/gửi giỗ vắn tắt: Trong một văn bản văn bia Hậu có nhiều đối tượng cung tiến số tài sản khác nhau. Những đối tượng này không có quan hệ huyết thống trực tiếp với nhau. Tức là trong 1 văn bản văn bia có nhiều nội dung bầu Hậu/gửi giỗ cho nhiều người khác nhau. Dạng 13
- nội dung này thường gặp trên văn bia gửi giỗ. Trong 603 VB thờ Hậu của tỉnh Thái Bình chúng tôi xác định được 56 VB có nội dung thuộc dạng này. Thứ ba là nội dung bầu Hậu/gửi giỗ tập thể. Trong văn bản ghi tên nhiều người cùng công đức chung một số tài sản để được gửi giỗ, thờ cúng. Những văn bia có nội dung thuộc dạng này thường là bia phụ hưởng, phối hưởng. Trong 603 VB thờ Hậu của tỉnh Thái Bình có 88 VB có nội dung như vậy. DẠNG NỘI DUNG VĂN BIA SỐ LƯỢNG VB TỶ LỆ (%) Bầu Hậu/gửi giỗ phổ thông 458 76,1 Bầu Hậu/gửi giỗ vắn tắt 57 9,4 Bầu Hậu/gửi giỗ tập thể 88 14,5 Tổng 603 100 Bảng 2.4.3: Số lượng và tỷ lệ văn bia Hậu phân theo nội dung văn bản Tiểu kết chương 2 Trong chương Hai chúng tôi đã trình bày được số lượng và sự phân bố của văn bia Hậu tỉnh Thái Bình. Về số lượng, thông qua 2 bộ sách TMTKM-EFEO và DMST kết hợp với công tác sưu tầm điền dã chúng tôi đã xác được 603 ĐVVB liên quan đến tục thờ cúng Hậu của địa phương. Trong đó, có 82 VB không xác định rõ thời gian tạo tác của văn bia. Trên phương diện chất lượng chữ khắc của văn bản có 31 VB chỉ khai thác được một phần nội dung, 9 VB không khai thác được nội dung do chữ trên bia quá mờ. Sự phân bố của văn bia Hậu được chúng tôi trình bày theo các tiêu chí như không gian, thời gian, danh vị Hậu. Trên phương diện không gian hành chính, văn bia Hậu Thái Bình tập trung ở các khu vực có lịch sử hình thành địa lý từ lâu đời. Những vùng đất mới khai phá như huyện Tiền Hải có số lượng văn bia ít hơn nhiều lần. Trên phương diện không gian di tích, văn bia Hậu tập trung nhiều ở chùa và đình. Trên phương diện thời gian, chúng tôi đã phác họa được 4 giai đoạn phát triển của văn bia Hậu tỉnh Thái Bình qua các biểu đồ. Trên phương diện danh vị Hậu, các loại hình Hậu Thần, Hậu Phật chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với các loại hình thờ cúng Hậu khác. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy Thái Bình là tỉnh đầu tiên xuất hiện hiện tượng danh vị Kiêm Hậu sớm hơn so với các địa phương khác. Ở phần tiếp theo của chương chúng tôi tiến hành phân loại văn bia Hậu theo đặc điểm về hình thức và nội dung. Về hình thức ngoài dạng phổ thông chỉ có phần văn tự ra, văn bia Hậu Thái Bình còn được khắc kèm với các dạng thức văn bia khác như: bia phù điêu-tượng, bia bài vị, bia hương đài. Về nội dung của văn bản văn bia Hậu là tích hợp của nhiều thể loại văn học trung đại khác nhau có phần Ký, phần Minh, có Thi ca, Câu đối. Tuy nhiên, trên hết nó là một dạng “hợp đồng, khế ước” mang tính chất hành chính. Chức năng của nó ngoài việc ca tụng công đức của đối tượng cung tiến/đối tượng báo đáp thì nó còn thể hiện sự “giao kèo” giữa các bên tham gia vào mạng lưới cung tiến-báo đáp. Chương 3 VĂN BIA HẬU TỈNH THÁI BÌNH VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO-TÍN NGƯỠNG Nội dung của văn bia Hậu trước tiên phải phản ánh tục thờ cúng Hậu và các sinh hoạt làng xã, tôn giáo, tín ngưỡng xung quanh nó như: Bầu Hậu, lập Hậu, đặt Hậu, gửi giỗ, dựng bia, cung tiến-công đức, truy tư-tưởng nhớ… Và nó liên quan chặt chẽ đến lịch sử hình thành di tích tôn giáo tại các địa phương. Do đó, trong chương này chúng tôi sẽ đi sâu vào các vấn đề nội dung của văn bia Hậu đối với tình hình sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của địa phương Thái Bình trong khoảng thời gian từ khi văn bia Hậu ra đời vào thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. 3.1 Tục thờ cúng Hậu thể hiện trên văn bia 3.1.1 Các dạng thức cung tiến và lý do bầu Hậu Trở lại với Mô hình cung tiến-báo đáp 4 bên đã được nêu ra trong chương 1, chúng tôi thấy sự giao thoa và trùng lặp giữa 2 nhóm đối tượng A (Đối tượng cung tiến) và D (Đối tượng thụ hưởng báo đáp) sẽ tạo ra 3 dạng thức khác nhau của sự báo đáp. Dạng thức 1: Cung tiến cho bản thân. Tức là đối tượng cung tiến công đức tài sản vì sự thờ cúng báo đáp cho bản thân mình. Dạng thứ 2: Cung tiến cho người thân. Đối tượng cung tiến công đức tài sản để cộng đồng báo đáp cho người thân của mình. 14
- Dạng thức 3: Vừa cung tiến cho bản thân lẫn người thân. Đối tượng cung tiến công đức tài sản vì sự thờ cúng cho bản thân và cả thân nhân của mình. Trong mẫu nghiên cứu 603 VB mà chúng tôi khảo sát tại tỉnh Thái Bình thì có: 403 VB thuộc dạng thức 1 cung tiến cho bản thân; 65 VB thuộc dạng thức 2 cung tiến cho người thân; 75 VB thuộc dạng thức thứ 3 vừa cung tiến cho bản thân và người thân. Còn lại 60 VB chưa xác định được đối tượng (D) hưởng thụ sự báo đáp. 13.90% 12.00% Dạng thức 1 Dạng thức 2 Dạng thức 3 74.10% Biểu đồ 3.1.1: Tỷ lệ giữa 3 dạng thức đối tượng cung tiến. 3.1.2 Thành phần xã hội của ngôi vị Hậu Chúng tôi phân loại thành phần xã hội xuất hiện trên văn bia Hậu thành 3 nhóm đối tượng để tiến hành thống kê là: Nhóm 1: Quan lại và quý tộc cấp cao. Đặc điểm của những đối tượng này là có một loạt các tên danh vị, chức tước đặt trước họ tên chính. Nhóm 2: Quan lại và chức sắc địa phương. Đặc điểm của những đối tượng này là chỉ có một tên chức vụ của làng xã đứng trước tên họ chính hoặc giả có những danh vị không được liệt vào hàng chức sắc của làng xã như: Lý trưởng, cai tổng, Thập lý hầu, tiên chỉ, thứ chỉ, xã sử, hiệu sinh, Hương lão, lão nhiêu, nhiêu phu... Nhóm 3: Dân thường. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là không có tên chức sắc hay danh vị đứng trước tên họ chính. NHÓM XÃ HỘI SỐ LƯỢNG VB TỶ LỆ (%) Quan lại, quý tộc 41 6,8 Quan lại, Chức sắc địa 139 22,8 phương Dân thường 401 66,6 Chưa xác định 22 3,8 Tổng cộng 603 100 Bảng 3.1.2: Thành phần xã hội của đối tượng cung tiến phân theo nhóm xã hội 3.1.3 Giới tính của đối tượng cung tiến Trong 603 VB thờ Hậu của tỉnh Thái Bình, tính tới thời điểm này chúng tôi xác định được giới tính của các đối tượng công đức trong 552 VB, còn 51 VB chưa xác định được (tỷ lệ là 8,4%). Vợ chồng cung Cá nhân cung Cá nhân cung Cung tiến tập thể tiến tiến là nữ (180) tiến là nam (89) (1951) (105) Nam Nữ Nam Nữ Số 105 105 180 89 711 1263 người Tổng 210 180 89 1974 số Nam 905 (38,7%) Nữ 1548 (61,3%) Cộng 2453 (100%) Bảng 3.1.3: Giới tính của đối tượng cung tiến 15
- Qua bảng số liệu trên, rõ ràng đối tượng cung tiến chiếm ưu thế là nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới ngay cả trong trường hợp cá nhân cung tiến lẫn trường hợp cung tiến tập thể. 800 700 672 600 544 500 400 300 255 203 198 200 177 129 102 100 78 19 7 21 39 21 30 1 0 Hậu Phật Hậu Thần Hậu Hiền Hậu giáp Hậu họ Hậu Phúc Ký kỵ/Phối Kiêm Hậu Thần hưởng Nữ Nam Biểu đồ 3.1.3: Tương quan giới tính trong các loại hình thờ Hậu Ở biểu đồ này chúng ta thấy rằng ở một số loại hình thờ Hậu như Hậu Phật, Ký kỵ/phối hưởng thì đối tượng cung tiến là nữ giới chiếm ưu thế cao hơn rất nhiều so với nam giới. Nam giới chỉ chiếm ưu thế ở loại hình thờ Hậu Họ. 3.1.4 Điều khoản và thực hành báo đáp Như đã trình bày ở trên, không phải chỉ có những người không có con mới có nhu cầu thờ cúng Hậu. Hành động này được xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa là mong muốn được cộng đồng báo đáp bằng việc tưởng nhớ và hiến tế lâu dài cho đối tượng thụ hưởng báo đáp (D). Do đó, điều khoản để thực hành báo đáp sẽ là một nội dung quan trọng được thể hiện trên văn bia Hậu. Mẫu số chung của các văn bia Hậu đều có phần cuối văn bản liệt kê ra 2 điều khoản báo đáp cho đối tượng thụ hưởng là ưu đãi khi còn sống và cúng giỗ sau khi qua đời. Ở đây, chúng tôi cho rằng ngoài việc được ghi danh trên bia đá ra thì những người được hưởng thụ sự báo đáp, được cộng đồng tôn trọng và gọi bằng tên riêng kèm danh vị Hậu lúc còn sống cũng là một hình thức báo đáp. Chúng tôi cho rằng vào thời kỳ Mạc-Lê trung hưng-Tây Sơn, khi mà tục thờ cúng Hậu đang trong giai đoạn phát triển mạnh thì các điều khoản báo đáp cho danh vị Hậu được quy định rõ ràng và chi tiết hơn giai đoạn sau là chỉ ghi tên tuổi, ngày giỗ của đối tượng thụ hưởng báo đáp. Điều này đã được minh chứng bằng số liệu thống kê trên nhóm dữ liệu văn bia Hậu của tỉnh Thái Bình. Những văn bia ghi sơ sài về điều kiện thí báo phần đa thuộc về dạng văn bia Hậu tập thể và văn bia Hậu tóm tắt. Chúng tôi thống kê được 144 VB thuộc 2 dạng văn bia này ở địa phương Thái Bình. Trong đó, chỉ có 19 VB thuộc thời Mạc-Lê trung hưng-Tây Sơn nhưng có tới 114 VB thuộc thời Nguyễn và 12 VB không xác định rõ thời đại. Chứng tỏ rằng, văn bia Hậu dạng tập thể và tóm tắt phát triển mạnh dưới thời Nguyễn. Ở đây, chúng ta có một vấn đề nữa đặt ra là điều khoản báo đáp giữa loại văn bia thờ cúng Hậu và văn bia gửi Hậu/gửi giỗ rất khác nhau. Dường như văn bia cúng Hậu thì các điều khoản báo đáp nhiều hơn và bao gồm cả điều khoản báo đáp khi vị Hậu còn sống so với việc chỉ thờ cúng, giỗ chạp sau khi qua đời của văn bia gửi Hậu/gửi giỗ. Điều này dẫn chúng tôi đến một nhận định về sự khác nhau giữa 2 hình thức cúng Hậu và gửi giỗ là: “Hình thức bầu Hậu bao gồm báo đáp cả khi còn sống lẫn khi đã qua đời. Còn hình thức Ký kỵ/gửi gi thì chỉ báo đáp khi đã qua đời”. 3.1.5 Vật phẩm báo đáp và cúng tế Khảo sát những vật phẩm cúng tế được ghi chép trên văn bia Hậu sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về thực hành tín ngưỡng gắn với sinh hoạt ẩm thực của người Việt trong quá khứ. Trong thực hành tôn giáo-tín ngưỡng nói chung, vật phẩm cúng tế thường phải là những thứ mang tính chất “tinh khiết”, 16
- “hiếm hoi” nhưng “quen thuộc” với cộng đồng. Lễ vật dùng để làm phần biếu và hiến tế được ghi chép ở trong nội dung văn bia mà chúng tôi liệt kê được bao gồm: xôi (tư thình), thịt lợn (trư nhục/cương liệp), trầu cau (phù lưu), oản quả, chuối (ba tiêu), vàng mã (kim ngân), rượu (thanh tửu), gà (nhụ mao), nước (thanh chước), đồ mã (minh y), hương đăng… Đây đều là những loại thực phẩm và đồ cúng tế phổ biến trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. 3.2. Các loại hình sinh hoạt tôn giáo-tín ngưỡng và tục thờ cúng Hậu 3.2.1 Tín ngưỡng thờ Thần và tục thờ cúng Hậu Hậu Thần được hiểu là những người được thờ sau, phối thờ/phụ thờ với thần hoặc Thành hoàng của địa phương. Khái niệm này được mở rộng thêm tạo thành các loại hình thờ Hậu khác như: Hậu Giáp, Hậu Ngõ, Hậu Xóm, Hậu Thôn là người được thờ sau vị thần bảo trợ cho giáp, ngõ, xóm, thôn. Hậu Miếu, Hậu Điếm, Hậu Từ là người được thờ sau vị thần chính thờ phụng trong trong miếu, điếm, đền… Một số vị Hậu hay Phúc Thần được báo đáp bằng cách “tăng quyền” lên trở thành Đại Vương hay thần Thành hoàng của địa phương. Và ngày giỗ Hậu cũng chính là ngày lễ của cả làng. Việc phụng thờ Thành hoàng ở đình làng dường như là đặc quyền của nam giới trong xã hội Nho giáo. Rất nhiều làng xã người Việt trước đây cấm kỵ người phụ nữ không được bước chân vào đình và tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng của đình. Thế nhưng trong tục thờ cúng Hậu Thần thì đối tượng công đức chiếm ưu thế hơn lại là phụ nữ với 198 nữ/177 nam cúng tiến cho đình làng (xem thêm biểu đồ 3.1.3 ở trên). Điều này cho thấy một hiện tượng là mặc dù người phụ nữ có thể không được bước chân vào ngôi đình nhưng họ vẫn có quyền được cúng tiến vào đình và được thờ tự trong một khía cạnh nhất định chính là tục thờ cúng Hậu. 3.2.2. Phật giáo và tục thờ cúng Hậu Trong kiến trúc của ngôi chùa Việt Nam truyền thống thì bia Hậu Phật thường được dựng ở ngoài cửa điện Tam Bảo hoặc 2 dãy hành lang bên cạnh điện. Cũng có chùa xây dựng được một đơn nguyên kiến trúc nữa sau chùa gọi là nhà vong. Đây là nơi để chân linh người thân mà các gia đình tín đồ truy tiến vào chùa để nhà chùa thờ cúng. Hành động này được gọi là gửi vong hoặc truy tiến chân linh, một dạng thức khác của tục thờ cúng Hậu. Một số chùa thì nhà vong lại là nơi đặt/để bia Hậu, tượng Hậu và cũng là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ Hậu. Một thực hành tín ngưỡng khác của Phật Giáo thường được thực hiện trong tục thờ cúng Hậu là phong tục cúng rằm tháng bảy-ngày xá tội vong nhân-tết Trung Nguyên. Một khía cạnh khác của đạo hiếu trong tư tưởng Phật giáo thường thấy trên văn bia Hậu là vấn đề “tiếp độ cho vong linh người được hưởng thí báo”. việc công đức, cung tiến đóng góp tài sản của cá nhân (tư tài) cho cộng đồng, làm lợi ích cho cộng đồng cũng là một biểu hiện của đạo Hiếu theo quan niệm của Phật giáo và điều này rất phổ biến trong văn bia Hậu. Các vị Hậu được bầu không chỉ đóng góp 1 khoản tiền hoặc ruộng để gửi giỗ cho bản thân mà còn giúp đỡ làng xã rất nhiều công việc công ích như: xây dựng cầu đường, trùng tu đình chùa, trợ giúp thuế khóa, cứu trợ thiên tai… Do vậy, các vị đó được dân thuận tình, đồng lòng bầu ra làm cụ Hậu, Phúc Thần, Sinh Thần của làng xóm, kính ngưỡng đời đời. 3.2.3. Nho giáo và tục thờ cúng Hậu Biểu hiện tính tôn giáo của Nho giáo chính là sự thờ phụng Khổng Tử cùng các vị tiên Nho, tiên thánh và thờ cúng tổ tiên vẫn đang được duy trì tại Trung Quốc và các nước đồng văn trong đó có Việt Nam. Mối quan hệ của Nho giáo với tục thờ cúng Hậu được thể hiện ở 2 vấn đề: Thứ nhất là việc phụng thờ các vị Hậu Hiền gắn liền với hoạt đột của hội Tư văn ở địa phương; Thứ hai là sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo hiếu trong các hoạt động bầu Hậu, đặt Hậu hay cúng Hậu. Ở một khía cạnh khác, theo quan điểm của Nho giáo thì “việc bất hiếu trên đời có 3 điều”(đã nêu ra ở bên trên), tuy nhiên trái ngược lại thì việc hiếu cũng có 3 việc (tam đại hiếu) là: “Đại hiếu là làm cho cha mẹ được tôn, thứ tới là không làm cho cha mẹ phải chịu nhục, cuối cùng là nuôi dưỡng cha mẹ”. Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu việc cúng Hậu cho cha mẹ, tổ tiên cũng là một phương thức đề cao đạo hiếu, làm cho cha mẹ được hiển vinh. Công đức của người con được chuyển cho cha mẹ. Sự thờ cúng không chỉ dừng lại trong khuôn khổ một di tích, nơi đối tượng thừa hưởng báo đáp được thờ cúng mà nó còn được cả cộng đồng làng xã, cộng đồng tín đồ quan tâm tới. 17
- Tiểu kết chương 3 Dựa trên mẫu dữ liệu 603 ĐVVB Hậu của tỉnh Thái Bình, trong chương Ba này chúng tôi đã trình bày những vấn đề nội tại của tục thờ cúng Hậu như các dạng thức cung tiến và lý do bầu Hậu, thành phần xã hội của ngôi vị Hậu, giới tính của đối tượng cung tiến và các điều khoản, thực hành sự báo đáp. Trong vấn đề dạng thức cung tiến và lý do bầu Hậu chúng tôi đã chỉ ra dạng thức vừa cung tiến cho bản thân mình và người thân để được nhận ngôi vị Hậu chiếm ưu thế tuyệt đối 74,1% số trường hợp thống kê. Không phải chỉ có những người được coi là “vô tự” mới có nhu cầu thờ cúng Hậu mà cả những trường hợp có con cái thờ cúng cũng có nhu cầu này. Trong số các đối tượng cúng tiến đã được thống kê, thành phần xã hội là người dân bình thường luôn chiếm ưu thế về mặt số lượng. Những người thuộc tầng lớp quý tộc, quan lại có thể là những đối tượng đầu tiên tham gia vào hoạt động cung tiến. Tuy nhiên, càng về sau, đến giai đoạn thời Nguyễn thì nhóm đối tượng này càng ít dần đi. Thống kê đối tượng cung tiến trên khía cạnh giới đã cho chúng ta thấy rằng phụ nữ luôn là đối tượng chủ yếu tham gia vào hoạt động này. Điều này cũng đúng với kết quả khảo sát của các nghiên cứu đã được công bố trước đây. Khi xem xét kỹ các điều khoản và thực hành báo đáp giữa các văn bia Hậu với văn bia ký kỵ/gửi giỗ chúng tôi nhận thấy một vấn đề là: hình thức bầu Hậu bao gồm báo đáp cả khi còn sống lẫn khi đã qua đời. Còn hình thức Ký kỵ/gửi giỗ thì chỉ báo đáp khi đã qua đời. Ở phần sau của chương, chúng tôi trình bày mối quan hệ giữa các loại hình tôn giáo-tín ngưỡng tồn tại ở tỉnh Thái Bình với tục thờ cúng Hậu từ phương diện thực hành nghi thức tôn giáo đến các vấn đề về quan điểm, tư tưởng. Chúng ta thấy rằng tục thờ cúng Hậu có liên quan đến tất cả các tín ngưỡng tôn giáo đang tồn tại trong đời sống văn hóa của người Việt. Ngay cả với người Việt theo đạo Công giáo cũng vẫn thấy sự hiện hữu của tập tục này. Chương 4 VĂN BIA HẬU TỈNH THÁI BÌNH VỚI VẤN ĐỀ KINH TẾ Một trong những vấn đề quan trọng mà nội dung văn bia Hậu phản ánh đó là kinh tế. Những thông tin về kinh tế trên văn bia Hậu sẽ là nguồn tài liệu vững chắc và tin cậy để nghiên cứu về tình hình kinh tế-xã hội tại địa phương hoặc cơ sở di tích nơi đặt/để tấm bia đó. Và nếu liên kết thông tin về kinh tế của các văn bia Hậu với nhau chúng ta sẽ thấy được một bức tranh toàn cảnh về vấn đề này trên một bình diện địa lý rộng hơn. 4.1 Kinh tế ruộng đất và hoạt động nông nghiệp 4.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội của loại hình ruộng đất thờ Hậu Thời kỳ mà tục thờ cúng Hậu hình thành và phát triển đã được chúng ta xác định là vào khoảng thời Lê sơ-Mạc. Vậy tình hình ruộng đất vào thời kỳ đó là như thế nào? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến việc cung tiến ruộng đất của người dân? Ở đây, đặt ra một vấn đề là số ruộng đất mà cung tiến cho tục thờ cúng Hậu thuộc về loại ruộng đất nào trong cơ cấu ruộng đất làng xã thời phong kiến? Và nó có phải chịu thuế do nhà nước quy định hay không? Chúng tôi cho rằng ruộng đất cung tiến nói chung và ruộng đất của tục thờ cúng Hậu nằm trong một loại ruộng đất gọi là “bản xã công điền công thổ”. Loại ruộng đất này là ruộng đất công nhưng thuộc làng xã quản lý không nằm trong địa bạ của nhà nước và không thu thuế cho nhà nước hoặc nếu có thu thì thu một khoản phí rất nhỏ mang tính chất tượng trưng. Loại ruộng này được hình thành trên cơ sở một phần ruộng đất công của quốc gia không được kê khai và bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu của các “thần từ, Phật tự” với mục đích là để sử dụng cho các công việc chung của làng xã như: thu hoa lợi tế tự, nuôi thầy dạy học, khuyến học, trả lương cho chức dịch… Và ruộng thờ Hậu nằm trong bộ phận ruộng đất của “bản xã công điền công thổ” do làng xã trực tiếp quản lý. 4.1.2 Thông tin về ruộng đất trên văn bia Hậu tỉnh Thái Bình Trong 603 VB của tỉnh Thái Bình có 88 văn bia không ghi rõ hoặc không khai thác được số tài sản công đức. Trong 515 VB ghi rõ số tài sản công đức còn lại và có thể khai thác được thì có 333 văn bia công đức cả ruộng đất và tiền bạc (chiếm 64,6%). Còn lại 60 VB chỉ ghi công đức ruộng (chiếm 11,6%) và 122 VB chỉ công đức tài sản bằng tiền (chiếm 23,8%). Một trường hợp khác cũng cần được quan tâm ở đây là những đối tượng công đức bằng tiền nhưng dùng nó để mua ruộng đất hoặc quy đổi ra ruộng đất thì chúng tôi sẽ xếp loại thống kê tài sản công đức là ruộng đất. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn