Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nêu lên tình trạng các văn bản Tuồng Nôm Trung hiếu thần tiên hiện còn lưu trữ ở các trong nước về phương diện văn bản học để thấy được giá trị việc khắc in văn bản Nôm, tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” CỦA HOÀNG CAO KHẢI LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” CỦA HOÀNG CAO KHẢI Ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÁ NHÍ Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tổng hợp, thống kê, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Hà Nội, tháng 5 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án................................... 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 7 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUỒNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................ 9 1.1. Một số vấn đề về Tuồng ..................................................................................... 9 1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm về Tuồng, kịch bản Tuồng ............................... 9 1.1.2. Khái lƣợc quá trình phát triển của nghệ thuật Tuồng............................. 14 1.1.3. Sáng tạo sân khấu Tuồng về đề tài lịch sử ............................................. 17 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 20 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Tuồng "Trung hiếu thần tiên" .. 20 1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tác gia và các sáng tác khác của Hoàng Cao Khải ............................................................................................... 23 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài............ 31 1.4. Định hướng những vấn đề nghiên cứu tiếp theo của luận án ...................... 32 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 34 Chương 2: TÁC GIA HOÀNG CAO KHẢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” ........................................... 35 2.1. Thân thế và sự nghiệp sáng tác của tác gia Hoàng Cao Khải ...................... 35 2.1.1. Vài nét về tiểu sử tác giả ........................................................................ 35 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác của tác gia Hoàng Cao Khải.................................... 43 2.2. Những vấn đề về văn bản Tuồng "Trung hiếu thần tiên" ........................... 54 2.2.1. Luận giải về “tên” của tác phẩm ............................................................ 54 2.2.2. Nghiên cứu so sánh các văn bản chữ Nôm “Trung hiếu thần tiên” ....... 57
- 2.2.3. So sánh văn bản chữ Nôm và bản chữ Quốc ngữ của kịch bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .......................................................................... 66 2.2.4. Một số vấn đề về văn tự trong “Trung hiếu thần tiên” ........................... 70 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 79 Chương 3: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” ............................................................................................... 80 3.1. Đề tài của “Trung hiếu thần tiên” .................................................................. 80 3.2. Số lượng và hệ thống nhân vật ........................................................................ 82 3.3. Truy tìm nguồn gốc về tích Tuồng và cốt truyện “Trung hiếu thần tiên”........ 85 3.4. Tính chân thực và hư cấu trong tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ...... 91 3.5. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm “Trung hiếu thần tiên” ............................... 97 3.5.1. Thể hiện tƣ tƣởng“trung hiếu” trong tác phẩm “Trung hiếu thần tiên” ....... 98 3.5.2. Thể hiện tƣ tƣởng tam giáo trong “Trung hiếu thần tiên” .................... 100 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 105 Chương 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” VÀ VỊ TRÍ CỦA TÁC GIA HOÀNG CAO KHẢI TRONG LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TUỒNG GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX (1900- 1930) ..................................................................................................... 106 4.1. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ..................... 106 4.1.1. Kết cấu, hồi lớp của “Trung hiếu thần tiên”......................................... 106 4.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong “Trung hiếu thần tiên”...... 109 4.1.3. Nghệ thuật xây dựng xung đột trong “Trung hiếu thần tiên”............... 120 4.1.4. Ngôn từ trong tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ....................... 122 4.1.5. Sử dụng điển tích, điển cố trong các thể thơ, điệu hát của “Trung hiếu thần tiên”................................................................................................. 128 4.1.6. Sử dụng thể văn hịch, yết thị, thƣ trong “Trung hiếu thần tiên” .......... 134 4.2. Vị trí của tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử phát triển nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930) ..................................................... 137 4.2.1. “Trung hiếu thần tiên” trong sự phát triển của sân khấu Tuồng về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo .................................................................... 137
- 4.2.2. Tác giả Hoàng Cao Khải trong tiến trình phát triển nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930) ............................................... 141 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .............................................. 153 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ Đắc bằng Tây Nam đắc bằng Khâm định Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục Khí xa Tƣợng kỳ khí xa Tây Nam Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca Toàn thƣ Đại Việt sử ký toàn thƣ Tiền biên Đại Việt sử ký tiền biên TH thần tiên Trung hiếu thần tiên ĐH & THCN Đại học và Trung học chuyên nghiệp H Hà Nội KHKT Khoa học kỹ thuật KHXH Khoa học xã hội KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn LĐ – TTVHNNĐT Lao động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Nxb Nhà xuất bản QGHN Quốc gia Hà Nội UBND Ủy ban nhân dân TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TVQG Thƣ v ện Quốc gia VHTT Văn hóa Thông tin VH, TT &DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch VNCHN Viện nghiên cứu Hán Nôm VSH Viện Sử học
- PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Niên biểu về tác giả Hoàng Cao Khải......................................................... 1 Phụ lục 2: Bảng thống kê nhân vật trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .................... 5 Phụ lục 3: Tóm tắt cốt truyện của “Trung hiếu thần tiên” ........................................... 9 Phụ lục 4: Bảng so sánh bản AB.460 và bản chữ Quốc ngữ của “Trung hiếu thần tiên”. .................................................................................................................... 19 Phụ lục 5: Bảng đối chiếu nội dung tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ............ 21 Phụ lục 6: Bảng khảo sát chữ Nôm ở 5 hồi (hồi 1 - hồi 5) của văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên .................................................................................................. 25 Phụ lục 7: Bảng thống kê các kiêng húy trong “Trung hiếu thần tiên” ...................... 30 Phụ lục 8: Bảng thống kê các điệu hát trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .............. 32 Phụ lục 9: Một số điệu hát trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ................................ 34 Phụ lục 10: Một số thể văn chính luận trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .............. 36 Phụ lục 11: Một số sắc phong, văn bằng và văn thơ, văn tế viết về Hoàng Cao Khải ............................................................................................................................. 40 Phụ lục 12: Bản dịch “Bày diễn tích” và 5 hồi (hồi 1- 5) văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” từ bản chữ Nôm kí hiệu AB.460......................................................... 51 Phụ lục 13: Bản chữ Nôm kí hiệu AB.460 ................................................................ 101
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850 - 1933) làm quan trải năm triều vua1 và là viên quan mẫn cán phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945). Trong địa hạt quản lý của mình, ông đã có những thành tích nhất định trong việc binh dịch, xây dựng đê điều ngăn lũ lụt. Tuy thế ông cũng khó biện minh cho các việc mang quân đi dẹp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, vâng lệnh toàn quyền Lanessan của Pháp viết thƣ dụ hàng Phan Đình Phùng. Những việc làm này của ông chính là không ủng hộ phong trào Cần Vƣơng cuối thế kỷ XIX, không đi theo nhân dân chống lại ách đô hộ của Pháp, để đất nƣớc dần dần rơi vào tay thực dân Pháp. Cho nên, khi khảo cứu, tìm hiểu về nhân vật lịch sử này và các tác phẩm của ông, nhiều học giả vẫn tỏ ra băn khoăn, nghi ngại. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận Hoàng Cao Khải là ngƣời có tài năng văn học. Ông sáng tác trên nhiều lĩnh vực: văn học, sử học, nghệ thuật sân khấu. Trong khoảng gần 30 năm (1907 - 1933), tức là quãng thời gian ông từ quan về nghỉ ở ấp Thái Hà cho đến khi mất, ông đã xuất bản hơn chục tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Nhiều tác phẩm của ông đƣợc in bằng hai thứ chữ, nhƣ: Tây Nam in bằng chữ Hán và chữ Nôm, En An Nam in bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, Việt Nam nhân thần giám 越南人臣監 in bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp v.v... Ngoài sáng tác, chúng ta còn thấy ông tập hợp đƣợc nhiều nhà trí thức, tổ chức các cuộc thi thơ, bàn luận văn chƣơng và hoạt động biểu diễn Tuồng tại Huế và ấp Thái Hà. Trong số các sáng tác của ông, chúng ta thấy phần lớn viết về các nhân vật lịch sử Việt Nam, nhƣ: Việt Nam nhân thần giám viết về công thần Nguyễn Trãi, Đào Duy Từ, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt; danh thần gồm Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến Thành; quyền thần gồm Trần Thủ Độ, Trƣơng Phúc Loan...; Vịnh Nam sử bình về Nàng Mỵ Ê, Hai Bà Trƣng; Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca thì viết về hai mƣơi tám ngƣời hiếu thảo của nƣớc Nam và nƣớc Tây v.v... Nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo đƣợc thể hiện qua các tác phẩm Vịnh Nam sử, Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca (Tây Nam) 西南𠄩𨑮𠔭孝演歌, Việt sử yếu 越史要, Việt sử kính 越史鏡 v.v... và đặc biệt là ở tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên (TH thần tiên) 忠孝神仙. 1 嗣德 Tự Đức (1848- 1883), 建福 Kiến Phúc (1883- 1884), 咸宜 Hàm Nghi (1884- 1885), 同慶 Đồng Khánh (1885-1888), 成泰 Thành Thái (1889- 1907). 1
- Tuồng TH thần tiên cùng với Tây Nam đắc bằng (Đắc bằng), Tƣợng kỳ khí xa (Khí xa) viết về sự kiện lịch sử, nhân vật của triều nhà Nguyễn (1802 – 1945) và nhà Trần (1225-1400). Nội dung hai kịch bản tuồng bằng chữ Quốc ngữ Tây Nam đắc bằng và Tƣợng kỳ khí xa phản ánh trực diện sự kiện lịch sử của nhà Nguyễn lúc bấy giờ: Tây Nam đắc bằng miêu tả việc vua Gia Long gặp giáo sĩ Bá Đa Lộc nhờ cầu viện nƣớc Pháp và nhờ giáo sĩ đƣa hoàng tử Cảnh sang Pháp; Tƣợng kỳ khí xa2 ca ngợi sự hy sinh anh dũng của hai vị tƣớng giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tòng Chu tại thành Bình Định. TH thần tiên diễn theo tích Hƣng Đạo vƣơng. Nhân vật Trần Hƣng Đạo đƣợc miêu tả là con Tiên mẫu, giáng trần đầu thai làm con Trần Liễu và Nguyệt phu nhân. Trong văn bản còn có nhân vật thần tiên, nhiều chi tiết ly kỳ, hoang đƣờng đã phần nào lý giải sự “huyền thoại hoá” cho nhân vật Trần Hƣng Đạo. Bên cạnh đó, cũng cần nhắc tới sự xuất hiện tác phẩm Tuồng Đông A song phụng của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến in bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1916, nội dung chủ yếu viết về mối lƣơng duyên giữa Phạm Ngũ Lão và con gái nuôi của Trần Hƣng Đạo – Thị Trinh, còn Trần Hƣng Đạo chỉ là nhân vật phụ. Vì thế, có thể khẳng định TH thần tiên là tác phẩm Tuồng Nôm đầu tiên phản ánh đầy đủ cuộc đời nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo. Trong ba tác phẩm Tuồng của Hoàng Cao Khải chỉ có TH thần tiên là văn bản Tuồng trƣờng thiên duy nhất đƣợc khắc in bằng chữ Nôm. Cho đến thời điểm này nó là một trong những văn bản Tuồng Nôm trƣờng thiên hiếm thấy còn nguyên vẹn 25 hồi, thể hiện phong cách, lối viết chuyên biệt về nghệ thuật sân khấu Tuồng. Theo tƣ liệu hiện còn, các Tuồng trƣờng thiên thời Nguyễn hầu nhƣ đều khiếm khuyết hoặc mất dạng, nhƣ:“Vạn bửu trình tƣờng (còn lại 12 hồi), Tây du (còn 9 hồi), Tam quốc (còn 30 hồi), Lôi Phong tháp (5 hồi).”[83, tr.177]. Văn bản TH thần tiên đƣợc khắc in năm 1916, ra đời khi chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, nên nó thuộc văn bản Nôm thời hậu kì3, chữ Nôm vay mƣợn trong văn bản chiếm tỉ lệ lớn. Do đó, nó là văn bản Tuồng Nôm quan trọng, góp phần vào việc khai thác, nghiên cứu mảng sân khấu quan trọng trong kho tàng thƣ tịch Hán Nôm và nó là một trong những kịch bản Tuồng tiên phong phản ánh nhân vật lịch sử Việt Nam trong sân khấu Tuồng giai đoạn đầu 2 Tƣợng kỳ khí xa hiện nay đã thất truyền, chỉ còn một số phần ở hồi I, hồi II trích trong Quốc văn trích diễm (Cao đẳng tiểu học độc bản, 1928) và Việt Nam văn học sử yếu (trung học Việt Nam, 1943) của Dƣơng Quảng Hàm; Tuồng Huế của Nguyễn Đắc Xuân. 3 Theo Nguyễn Tuấn Cƣờng (2011), “Nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm hậu kì từ cấp độ hệ thống văn tự và đơn vị văn tự”, tiền kì là thời kì song hành văn tự Hán – Nôm (TK XII – TKXVI); hậu kì là thời kì “tứ hành” văn tự Hán – Nôm- Quốc ngữ - Pháp. 2
- thế kỷ XX (1900- 1930). Vì thế, đây là văn bản Tuồng Nôm chắc chắn sẽ gợi mở cho ngƣời viết tiếp cận và đi sâu nghiên cứu. Với những lý do nhƣ trình bày ở trên và xuất phát từ mục đích khảo cứu tác phẩm nghệ thuật sân khấu Tuồng của tác giả, nên chúng tôi chọn vấn đề Nghiên cứu văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, những mong có thể góp phần vào việc giữ gìn, khai thác, kế thừa di sản Hán Nôm về lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nêu lên tình trạng các văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên hiện còn lƣu trữ ở các trong nƣớc về phƣơng diện văn bản học để thấy đƣợc giá trị việc khắc in văn bản Nôm, tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Trên cơ sở tìm hiểu 06 văn bản chữ Nôm TH thần tiên, đem so sánh với văn bản chữ Quốc ngữ, luận án chọn một văn bản chữ Nôm làm đại diện nghiên cứu, phân loại đặc điểm và nhận xét về cách dùng chữ Nôm của tác giả trong văn bản này. Đồng thời phân tích, lý giải về tích Tuồng, giá trị nội dung, nghệ thuật của nó để thấy đƣợc vai trò của tác phẩm đối với các sáng tác Tuồng của Hoàng Cao Khải và trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 - 1930). Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học để giúp chúng ta thấy đƣợc đóng góp của tác giả cho ngành Hán Nôm, văn học, nghệ thuật sân khấu của dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các vấn đề sau đây: - Khảo cứu về các văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên hiện tồn trên các phƣơng diện: nghiên cứu so sánh giữa các văn bản Nôm, khảo sát chữ viết kiêng húy, đặc điểm chữ Nôm và đối sánh văn bản chữ Nôm AB.460 với bản in bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1932. - Nêu giá trị nội dung của tác phẩm TH thần tiên, từ tích Tuồng, đề tài, nhân vật, cốt truyện và những yếu tố có liên quan tới sự chân thực, hƣ cấu về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo. - Làm rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm TH thần tiên về mặt kết cấu, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ văn chƣơng. 3
- - Khẳng định những đóng góp của TH thần tiên trong sân khấu Tuồng về Trần Hƣng Đạo và tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900-1930). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nhóm văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên bằng chữ Nôm của tác gia Hoàng Cao Khải lƣu trữ tại các thƣ viện nhà nƣớc, tƣ nhân trong nƣớc và TH thần tiên bằng chữ Quốc ngữ, gồm các văn bản, kí hiệu nhƣ sau: 1. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙, AB.460, 142 tờ (252 trang), Viện nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). 2. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙, VNb26/2 (quyển 2), 75 tờ (150 trang), Viện nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN). 3. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙,kí hiệu Hv.309, Viện Sử học (75 tờ). 4. Trung hiếu thần tiên, kí hiệu R.1519 (quyển 1, 67 tờ) và R.1520 (quyển 2, 75 tờ), Thƣ viện Quốc gia (TVQG). 5. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙,kí hiệu R.2228 (quyển 1), gồm 61 tờ (122 trang). 6. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙, gia đình tƣ nhân cụ Vũ Tuấn Sán (năm 2016 đã chuyển giao cho VNCHN, kí hiệu VTS1, VTS2). 7. Tuồng hát: Trung hiếu thần tiên in bằng chữ Quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí năm 1932 (7 kỳ từ số 170-176 năm 1932). Trong đó, luận án sẽ tập trung so sánh bản chữ Nôm AB.460 với bản chữ Quốc ngữ in năm 1932 trên Nam Phong tạp chí. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi tài liệu có liên quan trực tiếp tới TH thần tiên, các kịch bản Tuồng lịch sử viết về lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 – 1930), kịch bản Tuồng viết về nhân vật Trần Hƣng Đạo. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác phẩm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải về mặt văn bản học, đặc điểm chữ Nôm, giá trị nội dung và nghệ thuật, từ đó khẳng định phong cách sáng tác Tuồng của ông. Nhƣng vì đây là một trong những tác phẩm tuồng Nôm tiên phong xây dựng hình tƣợng Trần Hƣng Đạo trong sân khấu, đánh dấu sự hình thành và phát triển phong trào sáng tác Tuồng lịch sử Việt Nam, cho 4
- nên luận án sẽ nghiên cứu sâu hơn mối tƣơng quan của tác phẩm Tuồng này với các tác phẩm Tuồng khác viết về nhân vật Trần Hƣng Đạo trong thế kỷ XX và trong phong trào sáng tác Tuồng lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX (1900 – 1930). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Luận án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những tri thức Hán Nôm, văn bản học, văn hoá học, lịch sử, nghệ thuật học... trong quá trình tiếp cận nghiên cứu. Luận giải về cách tiếp cận đề tài lịch sử của tác giả trong sự sáng tạo kịch bản sân khấu Tuồng, góp phần làm rõ sự chi phối của nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học: Luận án nghiên cứu văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên. Do vậy, việc vận dụng phƣơng pháp này để xác định tình hình văn bản là cần thiết. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn tự: sử dụng để khảo sát cấu trúc chữ Nôm trong văn bản Tuồng TH thần tiên để thấy đƣợc đặc điểm của văn bản Nôm về nghệ thuật đầu thế kỷ XX. - Phƣơng pháp nghiên cứu sử học: TH thần tiên viết về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo và các sự kiện lịch sử của nhà Trần (1225 - 1400). Do đó vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử để làm sáng tỏ vấn đề tính chân thực và hƣ cấu trong Tuồng đề tài lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn hoá học: Nội dung của TH thần tiên có nhiều chi tiết hoang đƣờng, kỳ ảo, nên dùng phƣơng pháp này để nghiên cứu các thần tích, kinh giáng bút và khảo sát các di tích, đền thờ Trần Hƣng Đạo. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn học đƣợc sử dụng nhằm để đánh giá chủ thể là một tác phẩm văn học và mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và tác phẩm sân khấu. - Phƣơng pháp nghiên cứu nghệ thuật học: nhằm tiếp cận đối tƣợng với tƣ cách là tác phẩm sân khấu, có liên quan tới vấn đề thể tài và thi pháp văn học kịch trong sáng tác Tuồng của tác giả Hoàng Cao Khải. - Phƣơng pháp thống kê định lƣợng: Sử dụng phƣơng pháp này để thống kê, định lƣợng, định tính những mã chữ Nôm trên văn bản TH thần tiên theo đồng đại và lịch đại. Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm chữ Nôm của văn bản, luận án tập trung 5
- phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm của văn bản gắn với sự phát triển của ngữ âm và từ vựng tiếng Việt đầu thế kỉ XX. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: dùng để phân tích, tổng hợp nhân vật, số lƣợng chữ Nôm và các điệu hát trong TH thần tiên nhằm lý giải giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là sản phẩm của quá trình giải quyết một loạt các vấn đề khoa học đã trình bày ở trên. Kết quả này là yếu tố đi sau cùng góp phần làm nên tính mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu đi trƣớc. - Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về văn bản Tuồng TH thần tiên của tác gia Hoàng Cao Khải nhằm giới thiệu với độc giả trong và ngoài nƣớc trong kho sách Hán Nôm, ngoài những văn bản lịch sử, văn bản triết học, tôn giáo v.v… còn có một mảng sách viết về nghệ thuật Tuồng do các tác gia ngƣời Việt biên soạn. TH thần tiên là một trong những văn bản Tuồng Nôm có giá trị tham khảo về mặt văn bản học phục vụ cho nghiên cứu Hán Nôm, văn học, sân khấu và lịch sử. - Hệ thống hóa và nghiên cứu so sánh một cách tổng thể các văn bản Tuồng TH thần tiên hiện lƣu trữ ở thƣ viện nhà nƣớc VNCHN, VSH, TVQG và gia đình cụ Vũ Tuấn Sán (năm 2016 đã chuyển về VNCHN) để làm sáng tỏ các nội dung trong sáu văn bản Nôm này. Chọn văn bản còn nguyên vẹn để khảo cứu, bổ sung vào việc khai thác các văn bản Tuồng sáng tác dƣới triều Nguyễn. Việc giới thiệu văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải dƣới góc độ nghiên cứu văn bản học không chỉ cung cấp nguồn tƣ liệu mới cho ngành Hán Nôm học, mà còn kết hợp những sáng tác về các lĩnh vực khác của ông cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về sở trƣờng sáng tác chữ Nôm và thiên hƣớng nghệ thuật của Hoàng Cao Khải. - So sánh, đối chiếu văn bản Nôm AB.460 và bản chữ Quốc ngữ trên Nam Phong tạp chí năm 1932 (7 kỳ từ số 170-176 năm 1932) để khẳng định nó là bản dịch từ văn bản tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải. Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuồng Nôm Trung hiếu thần tiên và so sánh về mặt nội dung với hai văn bản in bằng chữ Quốc ngữ Tây Nam đắc bằng, Tƣợng kỳ khí xa khẳng định phong cách sáng tác Tuồng đề tài lịch sử của Hoàng Cao Khải và Tuồng của ông khác hẳn với những văn bản Tuồng cổ lịch sử trƣớc đó là mƣợn các nhân vật lịch sử, tích truyện của Trung Quốc để sáng tác. 6
- - Khẳng định Trung hiếu thần tiên của Hoàng Cao Khải là tác phẩm Tuồng Nôm đầu tiên sáng tác về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo. Nó đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển phong trào sáng tác Tuồng về ngƣời anh hùng dân tộc này trong thế kỷ XX. - Từ đặc điểm Tuồng lịch sử TH thần tiên của Hoàng Cao Khải, đề tài sẽ nêu lên vị trí của tác giả trong lịch sử sân khấu Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 – 1930). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kịch bản Tuồng TH thần tiên của Hoàng Cao Khải là một văn bản có vị trí quan trọng trong lịch sử nghệ thuật Tuồng bởi vì nó là văn bản Tuồng viết bằng chữ Nôm xuất hiện vào giai đoạn chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán. Do đó, việc khảo cứu, giới thiệu văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải dƣới góc độ văn bản học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm chữ Nôm góp phần vào việc giữ gìn, khai thác và bảo tồn di sản Hán Nôm thời hậu kì. Việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên sẽ đi đến khẳng định nó là văn bản Tuồng trƣờng thiên ít thấy hiện còn nguyên vẹn 25 hồi và là tác phẩm đầu tiên phản ánh đầy đủ nhất về cuộc đời ngƣời anh hùng dân tộc Trần Hƣng Đạo trong sáng tác Tuồng. Luận án sẽ đối sánh TH thần tiên với hai tác phẩm Đắc bằng, Khí xa dƣới góc độ lựa chọn đề tài để làm sáng tỏ vấn đề Hoàng Cao Khải là một trong những ngƣời tiên phong sáng tác Tuồng về đề tài lịch sử nƣớc ta. Từ đó khẳng định sự ra đời bộ ba tác phẩm Tuồng đề tài lịch sử Việt Nam của ông ảnh hƣởng tới một số soạn giả Tuồng, góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển Tuồng lịch sử trong nghệ thuật sân khấu Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 – 1930). - Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung vào việc khai thác các văn bản Tuồng Nôm viết về lịch sử, các sáng tác Tuồng dƣới triều Nguyễn. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án chia làm 4 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề về Tuồng và tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Giới thuyết một số khái niệm Tuồng, kịch bản Tuồng, sáng tạo sân khấu Tuồng về đề tài lịch sử, lƣợc sử nghệ thuật Tuồng đến năm 1930 và tổng quan những thành tựu 7
- nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đạt đƣợc về nghiên cứu tác gia, tác phẩm Tuồng TH thần tiên của Hoàng Cao Khải để từ đó đƣa ra hƣớng triển khai luận án. Chương 2: Tác gia Hoàng Cao Khải và những vấn đề về văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên Trình bày thân thế và sự nghiệp của tác gia Hoàng Cao Khải, khảo sát văn bản TH thần tiên hiện tồn ở các thƣ viện, từ đó chọn văn bản Tuồng Nôm có kí hiệu AB.460 lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm để khảo cứu về mặt văn bản học, đặc điểm chữ Nôm và so sánh nó với bản chữ Quốc ngữ in trên Nam Phong tạp chí năm 1932. Chương 3: Giá trị nội dung tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên Nghiên cứu nội dung của TH thần tiên trên phƣơng diện đề tài, tích Tuồng và cốt truyện, hệ thống nhân vật, đặc biệt là phân tích sự chân thực, hƣ cấu của hình tƣợng nhân vật chính Trần Hƣng Đạo, các sự kiện lịch sử chống quân Nguyên - Mông của nhà Trần để thấy đƣợc sự khác nhau giữa nhân vật lịch sử và nhân vật nghệ thuật sân khấu. Chương 4: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên và vị trí của tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930) Nêu lên giá trị nghệ thuật của Tuồng TH thần tiên trên phƣơng diện kết cấu, nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật, ngôn ngữ văn chƣơng để rút ra đặc điểm của tác phẩm và khẳng định nó là tác phẩm Tuồng lịch sử đầu tiên viết về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo. Từ đó nêu vị trí quan trọng của tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng đầu thế kỉ XX (1900 – 1930). 8
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUỒNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến hiện nay, TH thần tiên là văn bản Tuồng Nôm duy nhất, đầu tiên viết về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo trong nghệ thuật sân khấu và là một trong những tác phẩm Tuồng tiên phong viết về nhân vật lịch sử Việt Nam đã đƣợc nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu về nó. Vì vậy, ở chƣơng này tập trung giới thiệu một số nội dung chính về nguồn gốc, khái niệm, sự phát triển của nghệ thuật Tuồng và những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả của ngƣời đi trƣớc để phát triển luận án. 1.1. Một số vấn đề về Tuồng 1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm về Tuồng, kịch bản Tuồng Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu sân khấu đi tìm hiểu về nguồn gốc của nghệ thuật Tuồng, nhƣng vẫn chƣa thống nhất về sự xuất hiện của Tuồng. Có ý kiến dựa vào sự kiện Lý Nguyên Cát cho rằng Tuồng đƣợc du nhập từ Trung Quốc, nhƣ: Đoàn Nồng khẳng định trong sách Hát bội (1942), Đạm Phƣơng Nữ sử (Lƣợc khảo về Tuồng hát An Nam), Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lƣợc), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) v.v… Các công trình Hội thoại về nghệ thuật Tuồng (1987) của Phạm Phú Tiết, Tuồng hài (1972) của Lê Ngọc Cầu, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX (1997) của Nguyễn Lộc đã căn cứ vào những bộ sử, sách về phong tục, văn hoá Việt Nam để khẳng định nghệ thuật Tuồng đƣợc hình thành trên cơ sở xã hội và văn hoá Việt Nam. Ý kiến này đồng nhất với Trần Đức Vƣợng và Đinh Xuân Lâm cho rằng phải đặt Tuồng và Chèo vào một ngành nghệ thuật chung vì có những nét tƣơng tự về mặt biểu diễn, nhƣng Tuồng khác Chèo về lối vẽ mặt và nguồn gốc có lẽ từ những điệu nhảy múa thời nguyên thủy: “Trong khi đó, theo tập truyền, điệu múa Xuân phả (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) với những ngƣời hóa trang, đeo mặt nạ kỳ dị, vừa làm động tác Chèo đò vừa hát lên những bài “man rợ”, đã xuất hiện từ thời Đinh Tiên Hoàng lập quốc.”[193, tr.100]. Theo Việt sử lƣợc, thời Lý Thái Tông (1028- 1054), một số điệu hát của Tuồng có ảnh hƣởng từ Chiêm Thành. Hoàng Châu Ký (Sơ thảo lịch sử nghệ thuật Tuồng, 1973) khẳng định, thời Lê Sơ cũng chỉ là bộ phận tiền thân của Tuồng chứ chƣa phải nghệ thuật Tuồng. Thời Lê Thánh Tông (1460-1497) nghệ thuật ca múa nhạc phát triển đến trình độ khá cao cả nội dung nghệ thuật đến cách trình diễn; trò diễn phát triển rầm rộ cả ngoài dân gian lẫn chốn kinh đô và cung đình, nhƣ “trò Trang vƣơng sinh sáu ngƣời con có nội dung cốt truyện phong phú dài hơi, có kịch tính, mâu thuẫn và tính cách.”[76, tr.49]. 9
- Những nhận định này dựa vào các nguồn sử liệu, nhƣng ý kiến cho rằng nghệ thuật Tuồng phát sinh từ những điệu ca múa dân gian thì chƣa xác đáng, bởi lẽ ở các thời Đinh, Lê, Lý chỉ là các hoạt động diễn xƣớng dân gian bắt đầu từ trò Tàng câu, chƣa có nhân vật xuất hiện. Theo chúng tôi, nghệ thuật Tuồng đƣợc hình thành trên cơ sở ca múa dân gian từ thời Lý. Trong quá trình phát triển, chịu sự tác động của sự kiện Lý Nguyên Cát, nghệ thuật Tuồng chịu ảnh hƣởng của ca múa nhạc Chiêm Thành và nghệ thuật hý khúc Trung Hoa. Đời Trần, nghệ thuật Tuồng mới bắt đầu có nhân vật cụ thể theo cốt truyện (Dƣơng Khƣơng đóng vai Vƣơng mẫu trong tích Tây Vƣơng mẫu hiến bàn đào), hình thức trình diễn sân khấu, biểu diễn trong cung đình đƣợc hình thành. Đến thời nhà Nguyễn (1802- 1945), Tuồng hoàn thiện và phát triển phồn thịnh cả về mặt nội dung lẫn hình thức, dần dần xuất hiện các đội Tuồng của các vua, quan, các gánh hát biểu diễn chuyên nghiệp ở nhiều địa phƣơng gần kinh kỳ và các đô thị lớn. Về khái niệm Tuồng (hay còn gọi là Hát bội, Hát bộ) là một khái niệm dùng để chỉ một loại nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam. Trƣớc kia, Tuồng là tên gọi của ngƣời miền Bắc, Hát bội (hay Hát bộ) là tên gọi của ngƣời miền Trung, miền Nam. Có giả thuyết cho rằng Hát bội xuất phát từ chữ “Phƣờng Chèo bội”, trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ chép: “Tiếng hát bi ai nghe rất cảm động, tục gọi là phƣờng Chèo bội”[181, tr.91]. Tuy nhiên ý kiến này chƣa thực sự thuyết phục, bởi lẽ chữ “倍 bội” có nghĩa là tăng lên nhiều lần, nó không liên quan nhiều đến hát xƣớng. Phạm Phú Tiết (2009), trong công trình Chầu đôi - Hội thoại về vấn đề lịch sử sân khấu hát bội cho rằng các danh từ “linh nhân 伶人, linh công 伶公 đều có nghĩa là ngƣời hát, ngƣời diễn viên”[175, tr.22], “Bài ƣu 排優 đây là gốc tích của danh từ hát bội. Bài ƣu cũng nhƣ ƣu xƣớng 優唱 đều có nghĩa là ngƣời hát.... hai âm “bài” và “bồi” phát âm gần nhƣ nhau, và ở Huế kiêng húy tên Nguyễn Hữu Bài đọc là Nguyễn Hữu Bồi”[175, tr.24]. Danh từ “tuồng” đến cuối thế kỷ XIX xuất hiện trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ở đây từ hát bội là “con hát, kẻ làm nghề ca hát”, Hát nam là “hát giọng ngâm nga” và hát khách là “hát giọng mạnh mẽ”. Còn theo từ điển Hán Việt giải thích từ bài ƣu 排優, có nghĩa là Tuồng hoạt kê, tạp hí. Trong công trình Hát Bội (Thé âtre traditionnel VietNam, 1970), Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam của Nguyễn Lộc (chủ biên, 1998), từ Hát bội ở đây gắn với từ “Hát bội miền Nam, Hát bội miền Trung” để chỉ về một kịch chủng truyền thống của Việt Nam. Từ những cứ liệu trên, thấy rằng chữ bài 排 ở đây đọc theo âm Nôm là bài, bày, có nghĩa có bày đặt, sắp xếp và từ này đƣợc Hoàng Cao Khải sử dụng trong TH thần tiên để ghi phần “Bày diễn tích 排演迹” (sắp đặt diễn theo tích) ở đầu văn bản. Do đó, 10
- có thể bắt nguồn từ bày 排 này, âm địa phƣơng đọc chệch thành “bồi”, “bội” và danh từ Hát bội bắt nguồn từ đó. Danh từ Hát bội dùng để chỉ một kịch chủng truyền thống của Việt Nam và dùng phổ biến ở miền Nam, vì cả nƣớc hiện nay có bảy đơn vị nghệ thuật biểu diễn kịch chủng truyền thống này, thì chỉ có thành phố Hồ Chí Minh lấy tên là “Nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh”. Còn về từ Hát bộ, chữ bộ 步 có nghĩa là bƣớc, chỉ về nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu của Hát bội. Vì năm 1918, khi vở cải lƣơng Bùi Kiệm Nguyệt Nga của Trƣơng Duy Toản ra đời trên sân khấu Sài Gòn đã đánh dấu sự xuất hiện của nghệ thuật cải lƣơng. Khán giả Sài Gòn thấy Hát bội vừa hát, vừa múa và ra bộ, đánh võ trên sân khấu, nên ngƣời ta dùng danh từ Hát bộ để phân biệt Tuồng với cải lƣơng. Nhƣng danh từ Hát bộ này không đƣợc dùng phổ biến và hiện nay nó chỉ còn tồn tại trong các tƣ liệu trƣớc kia. Về chữ Tuồng: Chữ tuồng xuất hiện trong thơ Nôm của đại thi hào Nguyễn Trãi, nhƣ: “Tuồng ni cóc đƣợc bề hơn thiệt, chƣa dễ bằng ai đắn với đo”. Từ ngữ cảnh trong câu thơ này thì từ “Tuồng” ở đây có nghĩa là vẻ, có vẻ, bộ tịch. Hay chữ “嘥 Tuồng” có nghĩa là bọn trong câu thơ “Ra Tuồng trên bộc trong dâu, Thì con ngƣời ấy ai cầu làm chi” (Truyện Kiều của Nguyễn Du). Từ Tuồng (從)đƣợc tác giả J.F.M. Génibrel liệt vào mục danh từ trong J. F. M. Génibrel (Saigon 1898) Từ điển Annam – Pháp (Dictinonnaire Annamite – Françaises) và giải thích nghĩa thứ nhất là: Làm tuồng, tuồng cách, tuồng phết, tuồng đồ và nghĩa thứ hai là: làm tuồng, vai tuồng, ra tuồng, làm trò làm tuồng, tấn tuồng, tuồng hát, nói tuồng[227, tr.789-790]. Nhƣng Nguyễn Thị Oanh cho rằng, “tuồng” theo Toàn thƣ cũng nhƣ các bộ môn nghệ thuật tạp kỹ cổ điển khác xuất hiện từ thời nhà Trần, năm Đại Trị thứ 5 (1370), chữ Hán viết là “cổ truyện hý”古傳戲, ngƣời dịch Toàn thƣ dịch từ này là “tuồng”, nhƣng chƣa có căn cứ [61, tr.141]. Lúc này, các từ điển song ngữ Hán Việt vẫn chƣa xuất hiện mục từ “tuồng” với nghĩa là loại hình sân khấu truyền thống. Đến cuốn Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895), Tuồng mới đƣợc chính thức đƣợc đƣa vào biên soạn thành mục từ, viết bằng chữ Hán “tùng”從 (chữ Nôm đọc là “tuồng”) với nghĩa là “Cách thể bộ tịch, khuôn rập sự tích cũ làm ra chuyện ca hát”. Ở mục tuồng còn có các từ nhƣ “tuồng cách”, “tuồng phết”, “tuồng tập”; “vai tuồng”, “làm tuồng”, “đánh dấu tuồng”, “ra tuồng”... (T.II, tr.520). Ngƣời đầu tiên viết “kịch bản tuồng” cũng theo Toàn thƣ là Lý Nguyên Cát, “Nguyên Cát sáng tác các vở tuồng cổ truyện có các tích nhƣ Tây vƣơng Mẫu hiến bàn đào…[61, tr.141]. Từ “tuồng” còn đƣợc Dƣơng Quảng Hàm đề cập trong Việt Nam văn học sử yếu: “Chữ tuồng có ngƣời cho là bởi chữ 11
- tƣợng 象 mà ra, vậy tuồng là hình dung, dáng dấp, cử chỉ của ngƣời đời xƣa. Lối Tuồng thƣờng diễn những sự tích oanh liệt hoặc sầu thảm, lời lẽ trang nghiêm hùng hồn dễ làm cho ngƣời xem cảm động”[44, tr.170]. Nhƣ vậy, ý kiến này trùng với Toàn thƣ là từ “tuồng” tức là tích chuyện. Phạm Phú Tiết trong Chầu Đôi - Hội thoại về vấn đề lịch sử sân khấu hát bội cho rằng ngôn ngữ Việt Nam có chữ “tuồng” với ý nghĩa là hình dung sự vật diễn lại trƣớc mắt ta. Chúng tôi tán đồng ý kiến của Dƣơng Quảng Hàm, Phạm Phú Tiết, vì chữ tuồng đã đƣợc Huỳnh Tịnh Paulus Của liệt vào mục từ trong từ điển Đại Nam quấc âm tự vị và nó tồn tại từ lâu trong ngôn ngữ. Tiêu biểu là vào năm 1920 - 1923, chữ “Tuồng” này đƣợc dùng phổ biến để chỉ các tác phẩm sân khấu, tiêu biểu là Phạm Quỳnh đã dịch hai tác phẩm kịch nói Le Cid và Horace của tác giả Pierre Corneille (Pháp) sang chữ Quốc ngữ ghi là “Tuồng Lôi Xích: Tuồng dịch ra chữ Quốc ngữ” (số 38, 39) và “Tuồng Hòa lạc: Tuồng Pháp dịch ra chữ Quốc ngữ” (số 73, 74, 75, năm 1923) đăng trên Nam Phong tạp chí. Sau này Tuồng còn có nghĩa rộng hơn, đó là chỉ kịch hát sân khấu nói chung trong từ tố Tuồng tích, nhƣ đầu thế kỷ XX, trên Nam Phong tạp chí đăng một số kịch bản Chèo ghi là: Tuồng hát: Xuân Hƣơng khóc cay chàng Tổng Cóc (Chèo, tác giả Nguyễn Thúc Khiêm, 1928), “Tuồng hát: Tô Thị chết đắng anh kỳ lừa (Chèo, tác giả Nguyễn Thúc Khiêm, 1929) và một số kịch bản Cải lƣơng đề là: Tuồng hát Cải lƣơng: Kết nghĩa phi tình của Bùi Tấn Phƣớc (Nhà in Xƣa nay, Nguyễn Háo Vĩnh, Sài Gòn, 1927); Tuồng hát cải lƣơng: Ngũ Tân từ biệt vợ cất binh của Nguyễn Khắc Dụng (Nhà in Xƣa nay, Sài Gòn, 1928); Tuồng hát cải lƣơng: Mổ tim Tỷ Can (diễn theo truyện Phong thần) của Nguyễn Công Mạnh (Nxb Nguyễn Văn Thình, 1930); Tuồng cải lƣơng: Hoàng Phi Hổ quy Châu của Phạm Văn Thình (Nhà in Xƣa nay, Sài Gòn, 1931); Tuồng hát cải lƣơng: Duyên nợ éo le của Ngô Vĩnh Khang (Nhà in Xƣa nay, Sài Gòn, 1932); v.v... Ở miền Bắc, chữ 嘥 Tuồng dùng phổ biến để chỉ một loại kịch hát truyền thống, nó xuất hiện trong sách chữ Nôm Liệt tiên truyện chƣ công nghệ tổ sƣ ngã quốc nhân nhân sĩ Trung Quốc 列 仙 傳 諸 工 藝 祖 師 我 國 人 人 士 中 國 của Đặng Mai Phong (kí hiệu VN.284, VNCHN). Chữ Nôm “tuồng 嘥” gồm hai thành tố chữ Hán là “khẩu 口“ và “tòng 從” ghép lại, có nghĩa là miệng nói theo, có nghĩa là bắt chƣớc theo truyện tích diễn Tuồng. Ở miền Nam, trƣớc kia cũng có danh từ tuồng trong từ “Cải lƣơng tuồng cổ” để chỉ những vở Cải lƣơng cổ. Đặc điểm của những vở kịch hát này là đánh võ nhiều trên sân khấu, tiêu biểu cho dòng Cải lƣơng thời kỳ này là gia đình nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng và Đoàn Tuồng cổ Minh Tơ. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam tại Viện nghiên cứu Hán Nôm
257 p | 111 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Văn hóa tư tưởng Phật giáo qua tư liệu văn bia Lý - Trần
45 p | 82 | 17
-
Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức
275 p | 127 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện nghiên cứu Hán Nôm
249 p | 50 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh
303 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu các bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ XV
247 p | 51 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu so sánh Sưu thần ký (Trung Quốc) với một số truyện chí quái Việt Nam từ góc độ đặc trưng thể loại và ngôn ngữ Hán văn
29 p | 106 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu phương pháp viết sử của sử gia Việt Nam qua Bộ quốc sử thời Lê Đại Việt sử ký toàn thư
164 p | 33 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản thuyên thích sách Mạnh Tử ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX
346 p | 42 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tục lệ Hán Nôm làng xã huyện Từ Liêm trước năm 1945
313 p | 24 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
26 p | 77 | 7
-
Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai
352 p | 52 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
246 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức
27 p | 31 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
27 p | 9 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình
329 p | 8 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Hậu tỉnh Thái Bình
27 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn