intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:303

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Hán Nôm "Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về nghiên cứu văn bia Bắc Ninh và văn bia Phật giáo; Khảo sát văn bản văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh; Văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh góp phần nghiên cứu vấn đề tông phái, sư tổ và văn hóa Phật giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ==================== NGUYỄN QUANG HÀ NGHIÊN CỨU VĂN BIA PHẬT GIÁO THẾ KỶ XVII - XVIII TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ==================== NGUYỄN QUANG HÀ NGHIÊN CỨU VĂN BIA PHẬT GIÁO THẾ KỶ XVII - XVIII TỈNH BẮC NINH Ngành: Hán Nôm Mã ngành: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Đinh Khắc Thuân HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh” là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS. TS. Đinh Khắc Thuân và chƣa từng đƣợc công bố. Các số liệu nêu ra trong luận án là trung thực, khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận án
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy, cô đang giảng dạy, công tác tại Học viện khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn khoa học GS. TS. Đinh Khắc Thuân đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Khoa Hán Nôm (thuộc Học viện Khoa học xã hội) và Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), các nhà nghiên cứu đi trƣớc, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và luôn động viên khích lệ trong quá trình học tập và viết luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô trong Hội đồng đánh giá luận án và xin ghi nhận những gợi ý, đóng góp chân thành của quý thầy, cô để nghiên cứu sinh có điều kiện bổ sung hoàn thiện luận án đạt kết quả cao nhất. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình - những ngƣời thân yêu nhất của tôi đã luôn luôn giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận án
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VĂN BIA PHẬT GIÁO VÀ VĂN BIA TỈNH BẮC NINH, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................. 8 1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 8 1.1.1. Khái lƣợc phân loại theo loại hình văn bia nói chung.............................. 8 1.1.2. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh ................................... 10 1.2. Tình hình các di tích lịch sử tỉnh Bắc Ninh và di tích Phật giáo ................. 15 1.3. Những nghiên cứu về văn bia và văn bia tỉnh Bắc Ninh .............................. 19 1.3.1. Tổng quan chung về tình hình nghiên cứu văn bia ở Việt Nam ............ 19 1.3.2. Nghiên cứu trực tiếp và những nghiên cứu liên quan đến tƣ liệu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Ninh. ............................................... 23 1.4. Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh. ............................................................................... 30 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 31 Chƣơng 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN VĂN BIA PHẬT GIÁO THẾ KỶ XVII - XVIII TỈNH BẮC NINH ...................................................................................... 33 2.1. Phân loại loại hình văn bia thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh .................. 33 2.1.1. Phân loại theo địa phƣơng hành chính hiện nay qua các đợt sƣu tầm .......... 33 2.1.2. Phân loại theo niên đại ........................................................................... 35 2.2. Nghiên cứu văn bản học văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................................... 38 2.3. Tác giả soạn văn bia ......................................................................................... 52 2.3.1. Tác giả là những vị thiền sƣ ................................................................... 52 2.3.2. Tác giả soạn văn bia là những ngƣời đỗ đại khoa .................................. 54 2.4. Thợ san khắc văn bia ....................................................................................... 57 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 59 Chƣơng 3: VĂN BIA VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ MỘT SỐ NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU ................................................................................................. 61 3.1. Văn bia phản ánh địa thế, phong thuỷ ........................................................... 61 3.2. Văn bia phản ánh về ý nghĩa của tên gọi và quy mô, diện mạo của một số ngôi chùa .............................................................................................................. 67
  6. 3.3. Giá trị của những văn bia thế kỷ XVII - XVIII cho biết thêm thông tin về ngôi chùa thời Lý, Trần và Lê sơ. ..................................................................... 75 3.4. Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều ngôi chùa lớn đƣợc xây dựng, trùng tu vào thế kỷ XVII - XVIII ......................................................................... 78 3.4.1. Tham gia của tầng lớp quý tộc, quan lại cao cấp ................................... 78 3.4.2 Trải qua binh hỏa cần phải trùng tu, xây dựng ....................................... 84 3.5. Các hoạt động khắc in kinh Phật .................................................................... 86 3.6. Hệ thống tƣợng thờ và các hoạt động khác ................................................... 87 3.7. Một số ngôi chùa tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII................. 92 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 98 Chương 4: GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU TÔNG PHÁI, SƯ TỔ CHÙA BẮC NINH 100 4.1. Về vấn đề tông phái ........................................................................................ 100 4.2. Về những danh tăng tiêu biểu thế kỷ XVII - XVIII .................................... 112 4.2.1. Chân Nguyên thiền sƣ (1647 - 1726) - Ngƣời nối dòng Phật giáo Trúc Lâm ........................................................................................................ 112 4.2.2. Chuyết Chuyết Thiền sƣ (1590 - 1644) - Ngƣời mở đầu phái Lâm Tế ở Việt Nam ................................................................................................ 115 4.2.3. Vị thiền sƣ truyền thừa của phái Lâm tế .............................................. 117 4.2.4. Trịnh Thập - Trịnh Lân Giác (1696 - 1733) và phái Trúc Lâm chùa Hàm Long ....................................................................................................... 125 4.3. Ảnh hƣởng, mối quan hệ của một số ngôi chùa nổi tiếng, của một số danh tăng tiêu biểu ................................................................................................ 130 4.4. Những nét văn hóa và sinh hoạt Phật giáo .................................................. 136 4.4.1. Văn bia Phật giáo thể hiện triết lý nhân sinh........................................ 136 4.4.2. Quy định về lễ nghi khi thờ cúng Hậu Phật ......................................... 142 4.4.3. Hội chùa................................................................................................ 146 Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154 PHỤ LỤC
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BNPTTK Bắc Ninh phong thổ tạp kí Ch Chùa ĐNNTC Đại Nam nhất thống chí ĐVSKTT Đại Việt sử kí toàn thư EFEO Viện Viễn đông Bác Cổ (Pháp) h Huyện No Ký hiệu Viện nghiên cứu Hán Nôm Nđ Niên đại NPHMVKCH Những phát hiện mới về Khảo cổ học St Sƣu tầm thx Thị xã T Tỉnh TBHNH Thông báo Hán Nôm học Tc Tạp chí Tg Tổng Th Thôn Tk Thế kỷ Tr Trấn Tr Trang TTTB Tổng tập thác bản Văn khắc Hán Nôm Việt Nam VHLKHXHVN Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam VNCHN Viện Nghiên cứu Hán Nôm X Xã
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thể hiện tƣơng quan dân số, diện tích và mật độ dân cƣ các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Bắc Ninh, năm 2020 ............................................. 15 Bảng 2: Bảng thể hiện sự phân bố của các chùa Tk XVII - XVIII (theo đơn vị huyện) ......................................................................................................... 35 Bảng 3: Bảng thống kê thể hiện số lƣợng văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII theo niên hiệu ................................................................................................. 37 Bảng 4 : Bảng thống kê số lƣợng các hạng mục đƣợc đề cập trên văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh: .................................................... 73
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là một vùng đất cổ có lịch sử phát triển lâu đời. Nơi đây từ hàng ngàn năm trƣớc đã hình thành nên làng xóm, khu vực quần cƣ đông đúc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Bắc Ninh là “Cái nôi” trƣởng thành của ngƣời Việt cổ. Ở đây, đã xuất hiện nhiều di tích, di chỉ có niên đại thời kỳ Văn hóa Đông Sơn và Tiền Đông Sơn. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, vùng đất Bắc Ninh thuộc Giao Châu thời thuộc Hán với Luy Lâu (Nay là Thuận Thành - Bắc Ninh) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Giao Châu, sánh ngang với Bành Thành và Lạc Dƣơng (Trung Quốc). Đến thời Tùy (TK VI, VII), Luy Lâu vẫn là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng, gần đây, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện đƣợc văn bia, di vật quý của Phật giáo thời kỳ này. Trong tƣơng lai, nếu tiến hành khai quật mở rộng khu vực Luy Lâu nói riêng và nhiều di tích Phật giáo quan trọng của tỉnh Bắc Ninh nói chung có lẽ còn có nhiều phát hiện thú vị. Thời kỳ độc lập tự chủ, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Phật giáo phát triển mạnh mẽ cùng nhiều ngôi chùa nổi tiếng xuất hiện bởi Bắc Ninh là quê hƣơng của nhà Lý - một triều đại tôn sùng Phật giáo. Có thể nói từ trƣớc triều đại nhà Lý (Thời Đinh- Tiền Lê), đã xuất hiện nhiều vị cao tăng từng trụ trì nhiều ngôi chùa trên đất Diên Uẩn - Thiên Đức - (Bắc Ninh). Rất tiếc, những văn bia Phật giáo của thời kỳ Đinh - Tiền Lê và triều đại nhà Lý trên đất Bắc Ninh đến nay không còn lƣu giữ đƣợc. Qua một số tƣ liệu văn bia mới phát hiện cho biết, sang thời Trần, nhiều ngôi chùa ở tỉnh Bắc Ninh cũng đã đƣợc hình thành. Thiền phái Trúc Lâm thời Trần rất phát triển ở nhiều nơi, trên một địa bàn rộng lớn trong đó tỉnh Bắc Ninh cũng là nơi dừng chân tu đạo của Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Pháp Loa) cùng các vị cao tăng, học sĩ đã tham gia soạn bia, trùng tu chùa chiền. Đánh giá về vị trí địa chính trị của Bắc Ninh trong lịch sử, nhà nghiên cứu Phạm Thị Thùy Vinh viết: “... Có lẽ, do điều kiện lịch sử địa lý như vậy, nên trong lịch sử, Kinh Bắc đã từng là kinh đô của các triều đại: Thục An Dương Vương năm 257- 208 trước công nguyên tại xã Cổ Loa, huyện Đông Ngàn; Nhà Tiền Lý (từ năm 544- 603) tại Long Biên, Ngô Quyền sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông 1
  10. Bạch Đằng, lại khôi phục lại kinh đô Cổ Loa. Cũng chính từ điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, đã góp phần đưa Kinh Bắc trở thành một vùng đất văn hiến của cả nước mà tiêu biểu nhất là sự ra đời của vương triều Lý. [146; tr 47]. Sang thời Lê, đặc biệt vào thời kỳ Lê Trung hƣng (Tk XVII - XVIII), xã hội có nhiều biến động, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đây cũng là thời kỳ ở Bắc Ninh xuất hiện nhiều thƣơng nhân giàu có, nhiều đại địa chủ góp tiền của hƣng công xây dựng nhiều ngôi chùa khang trang bề thế. Bên cạnh các đại địa chủ góp công sức xây dựng chùa và những cơ sở tín ngƣỡng, nhiều bậc Vƣơng công, Quận chúa cũng đứng ra tổ chức xây dựng, trùng tu chùa trở thành những đại danh lam nổi tiếng, nhƣ Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích … và nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác. Đặc biệt, nguồn tƣ liệu văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh hiện còn lƣu giữ tại các di tích trong tỉnh với một số lƣợng lớn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Theo thống kê bƣớc đầu của chúng tôi, hiện nay số lƣợng văn bia Phật giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh số lƣợng hơn 382 văn bia đã đƣợc in dập, lƣu trữ trong viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trên thực tế, số lƣợng có lẽ còn lớn hơn. Đồng thời với 174 văn bia do EFEO (sƣu tầm) và 208 văn bia do VNCHN (sƣu tầm) với số lƣợng hàng trăm ngôi chùa có niên đại từ Tk XVII - XVIII về trƣớc. Đây là nguồn sử liệu quý, cần đƣợc khai thác, tập hợp để trở thành một chuyên khảo, công trình nghiên cứu quy mô về văn bia Phật giáo của Bắc Ninh thời kỳ này. Nếu những tƣ liệu này đƣợc nghiên cứu cụ thể, tƣờng tận và quy mô có lẽ sẽ hứa hẹn nhiều kết quả tốt, đáp ứng nhƣ cầu tìm hiểu trên nhiều lĩnh vực, không chỉ trên lĩnh vực Phật giáo mà còn góp phần tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh Bắc Ninh Tk XVII - XVIII … Xuất phát từ những ý nghĩa nêu trên nên tác giả đã quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII (Ở tỉnh Bắc Ninh) để làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trong phần: “Một số giới thuyết về văn bia Kinh Bắc thời Lê”, nhà nghiên cứu Phạm Thị Thùy Vinh đã viết: (...) “Vì thế, dù hết sức cố gắng nhƣng chúng tôi cũng chƣa dám cho là đã tiếp cận đƣợc toàn bộ số xã của Kinh Bắc thời Lê. Chúng tôi cũng loại trừ một số xã của huyện Lƣơng Tài, phủ Thuận An đƣợc lên phiếu thƣ 2
  11. mục theo địa danh thời Nguyễn, nhƣng khi trực tiếp kiểm tra trên chính các thác bản bia, thì vào thời Lê nó lại thuộc xứ Hải Dƣơng mà không phải thuộc xứ Kinh Bắc. Do vậy, số bia của các xã đó bị loại bỏ trong tập hợp của chúng tôi” [146; 52]; Nhƣ tác giả công trình Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã đã đề cập, hầu hết các địa phƣơng trong huyện Lƣơng Tài đã không đƣợc tác giả đề cập đến trong công trình này trong đó có những văn bia Phật giáo. Vì thế, số kết quả lƣợng khảo sát số lƣợng văn bia của huyện Lƣơng Tài (hiện nay) với số lƣợng văn bia có niên đại Cảnh Hƣng của huyện Lƣơng Tài, (phủ Thuận An) chỉ có số lƣợng 03 bia [146; 94]. Trên thực tế, số lƣợng văn bia Tk XVII - XVIII ở tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hơn thế bởi trong quá trình sƣu tập văn bia ở một số làng xã đã bị bỏ sót trong suốt quá trình sƣu tầm nên đã không có trong bộ sƣu tập của Viện nghiên cứu Hán Nôm. Chẳng hạn gần đây, tác giả đã sƣu tầm và công bố gần 60 đơn vị thác bản văn bia làng An Phú (xã An Thịnh, huyện Lƣơng Tài, Bắc Ninh), trong đó có đến 03 bia niên đại thời Lê (TK XVII) [25] . Khi nghiên cứu về văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đặc biệt công trình Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã” của Phạm Thị Thùy Vinh. Tuy nhiên, công trình này chỉ đề cập đến những văn bia có niên đại thời Lê mà cụ thể ở đây là dừng lại ở niên đại cuối cùng của vua Lê Chiêu Thống (1788). Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp những văn bia Phật giáo có niên đại Quang Trung (1789 - 1792) và văn bia có niên đại Cảnh Thịnh (1792 - 1800) trên đất Bắc Ninh. Số lƣợng văn bia giai đoạn Nguyễn Tây Sơn (chỉ tính trong khoảng 1789 - 1800) tuy số lƣợng chỉ có hơn chục văn bia nhƣng nó góp phần phản ánh trọn vẹn diện mạo lịch sử văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII. Trong luận án này, mục đích của tác giả nhằm cố gắng nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của những ngôi chùa nổi tiếng trên đất Bắc Ninh trong dòng chảy lịch sử của nó đặc biệt là Tk XVII - XVIII với sự công đức của tầng lớp quý tộc gắn với công lao của một số vị trong triều đình Lê - Trịnh và một số vị cao tăng tiêu biểu trong tầng lớp tăng lữ thế kỷ XVII - XVII trụ trì ở những chùa tiêu biểu nhƣ Chùa Ninh Phúc (thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành), Diên Ứng tự (chùa Dâu, xã Thanh Khƣơng), chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, huyện Quế Võ)… 3
  12. Qua nguồn tƣ liệu văn bia thế kỷ XVII - XVIII, luận án cũng làm rõ những đóng góp nổi bật trong việc công đức, xây dựng, trùng tu nhiều danh lam, cổ tự trên đất Bắc Ninh của những vị sƣ tổ ngƣời Việt Nam và một số vị thiền sƣ ngƣời Trung Quốc nhƣ: Chuyết Chuyết, Minh Hành,... cũng sẽ đƣợc tác giả đi sâu giới thiệu trong luận án này. 3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu của luận án + Đối tƣợng nghiên cứu là văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh thế kỷ XVII – XVIII. + Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu văn bia Phật giáo. Phạm vi thời gian trong 2 thế kỷ (XVII và XVIII); Phạm vi không gian đƣợc giới hạn thuộc tỉnh Bắc Ninh (hiện nay). Từ nội dung văn bia, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sự phát triển về số lƣợng các ngôi chùa trên một mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời nhƣ Bắc Ninh, đồng thời qua đó sẽ nghiên cứu về sự hình thành một số ngôi chùa nổi tiếng, hành trạng các vị sƣ tổ, các vị cao tăng Tk XVII, XVIII cùng sự ảnh hƣởng của nó đến các địa phƣơng khác. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án dùng thao tác thống kê, định lƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, và nghiên cứu liên ngành … Tất cả các các phƣơng pháp này đƣợc đặt trên một phƣơng pháp lý luận chung nhất của phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Do vậy, chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII phải đặt nó trong một dòng phát triển của lịch sử dân tộc, lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt phải đặt nó trong một bối cảnh địa lý và văn hóa khu vực: Bắc Ninh cái nôi của Phật giáo Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc và cũng là một trong những trung tâm Phật giáo thời Lý - Trần. Do vậy, nghiên cứu văn bia Phật giáo trong giai đoạn này ở Bắc Ninh không thể tuyệt đối chia cắt giai đoạn nhƣ một lát cắt cơ học mà phải tìm ra đƣợc sợi dây nối kết trong dòng chảy của truyền thống, của sự kế thừa và phát triển. 5. Nguồn tƣ liệu Nguồn tƣ liệu chính khai thác chủ yếu là tất cả những văn bia Phật giáo (bia chùa) đƣợc sƣu tầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (hiện nay), trong một giai đoạn cụ thể là Tk XVII - XVIII. Những văn bia này bao gồm: Bia Hậu Phật, bia cung tiến, công đức, trùng tu, xây dựng, bia ghi về hành trạng, tiểu sử của những vị sƣ, bia tháp, mộ của các vị tăng, ni đã 4
  13. viên tịch số lƣợng bƣớc đầu khảo sát của chúng tôi cho thấy số lƣợng 174 văn bia do Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) sƣu tầm và 208 văn bia do Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) sƣu tầm. Tuy nhiên, do số lƣợng văn bia khá lớn nên tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích sâu 174 tấm bia do (EFEO) sƣu tầm trƣớc đây và có tham khảo một số văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII của tỉnh Bắc Ninh (do VNCHN sƣu tầm vào thập niên 90 của Tk XX). - Những tƣ liệu văn bia, minh chuông có niên đại trƣớc Tk XVII - XVIII sẽ có tác dụng tham khảo để tìm hiểu về lịch sử hình thành chùa và thiền phái của chùa. - Những tác phẩm viết về lịch sử Phật giáo nói chung và tƣ liệu liên quan nhƣ: Các sách công cụ nhƣ: Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang) [62], Thiền lâm bảo huấn [97], Thiền sư Việt Nam (Thích Thanh Từ) [99], Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Nguyễn Tài Thƣ, chủ biên), Bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam 3 tập (Lê Mạnh Thát) [98]…vv là những sách tham khảo không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về văn bia Phật giáo Tk XVII, XVIII ở Bắc Ninh hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc - Tƣ liệu điền dã, ghi chép của tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tế… Rất may, trong những thác bản đƣợc in dập dƣới sự tổ chức của Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp)(FEEO), văn bia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho đến thời điểm hiện nay chỉ tìm ra có 01 kí hiệu thác bản bị ngụy tạo (Kh: 02862) trong khi đó ở các tỉnh Hà Đông, Nghệ An, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Ninh Bình, Nam Định có đến 514 kí hiệu thác bản bị làm ngụy tạo về niên đại[75: 23 - 33 ]. Việc nghiên cứu văn bia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với một nguồn tƣ liệu tƣơng đối chính xác, trung thực nhƣ vậy sẽ giúp cho tác giả đỡ tốn nhiều công sức thẩm tra đồng thời tạo thêm độ chính xác, tin cậy trong kết quả nghiên cứu. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Đề tài có một số đóng góp khoa học và thực tiễn sau đây: - Tập hợp, hệ thống, phân loại, phân bố đƣợc một cách tƣơng đối đầy đủ về loại hình văn bia Phật giáo trong đó có văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 5
  14. - Qua việc nghiên cứu văn bia Phật giáo Tk XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh hiện nay, luận án góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử phát triển của các ngôi danh lam cổ tự trên đất Bắc Ninh, góp phần vào việc quảng bá, phát huy giá trị văn hóa lịch sử cho quần chúng nhân dân, khách tham quan, du lịch. - Luận án cũng góp phần vào việc nghiên cứu một số thiền phái Phật giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu về sƣ tổ, các vị cao tăng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ những đóng góp trên, luận án cũng góp phần nhỏ vào nghiên cứu lịch sử Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu văn bia Bắc Ninh và văn bia Phật giáo - Những vấn đề đặt ra Trong chƣơng này, trƣớc khi giới thiệu về vị trí địa lý, sự diên cách địa lý của tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành giới thuyết một số khái niệm cơ bản về văn bia, văn bia Phật giáo tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam nói chung cũng nhƣ văn bia Phật giáo tỉnh Bắc Ninh nói riêng, tiếp theo là một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và một số vấn đề liên quan đến định hƣớng nghiên cứu của luận án. Chƣơng 2: Khảo sát văn bản văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh Trong chƣơng 2 tác giả giới thiệu bƣớc đầu về tình hình di tích Phật giáo tỉnh Bắc Ninh (hiện nay) trong bối cảnh chung của các loại hình di tích khác trong toàn tỉnh. Tiếp đến là việc khảo sát về sự phân bố văn bia Phật giảo của tỉnh Bắc Ninh theo thời gian (phân chia theo thế kỷ, theo niên hiệu) và phân chia theo không gian (theo đơn vị hành chính các huyện trong tỉnh). Trong chƣơng này, tác giả cũng tiến hành khảo sát về đặc điểm văn bản của văn bia Phật giáo với những đặc trƣng nhƣ văn tự, chữ húy, những lƣu ý về văn bản học (ngụy tạo) và tác giả biên soạn văn bia. Chƣơng 3: Quá trình hình thành và phát triển của một số ngôi chùa tiêu biểu thế kỷ XVII – XVIII tỉnh Bắc Ninh Trƣớc hết, tác giả giới thiệu sơ qua về tình hình những di tích Phật giáo và những văn bia Phật giáo trƣớc Tk XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh để thấy đƣợc sự phát 6
  15. triển có tính kế thừa, tiếp nối liên tục của một số di tích Phật giáo ở tỉnh Bắc Ninh. Qua tƣ liệu văn bia, tác giả trình bày về quá trình xây dựng, trùng tu một số ngôi chùa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh nhƣ chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, chùa Phật Tích... và một số ngôi chùa khác. Tác giả cũng kiến giải nguyên nhân của việc xây dựng, trùng tu ở thế kỷ XVII - XVIII là do các nguyên nhân khác nhau nhƣ: Thiên nhiên hủy hoại, chiến tranh tàn phá những ngôi danh lam cổ tự... Từ các cứ liệu của văn bia Phật giáo, tác giả cũng trình bày về quy mô, hệ thống tƣợng thờ,... vai trò của nó đối với đời sống cộng đồng và đặc biệt là sự đóng góp xây dựng của tầng lớp quý tộc Lê - Trịnh đối với sự phát triển của Phật giáo nói chung và các ngôi chùa lớn ở Bắc Ninh nói riêng.. Chƣơng 4: Văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh góp phần nghiên cứu vấn đề tông phái, sƣ tổ và văn hóa Phật giáo Qua các nguồn tƣ liệu văn bia và các tƣ liệu bổ trợ khác, tác giả bƣớc đầu giới thiệu về một số vị sƣ tổ, hành trạng, tông phái cùng một số nét sinh hoạt văn hóa Phật giáo độc đáo của Bắc Ninh thế kỷ XVII - XVIII nhƣ Phật giáo gắn liền với tín ngƣỡng nông nghiệp.... KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7
  16. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VĂN BIA PHẬT GIÁO VÀ VĂN BIA TỈNH BẮC NINH, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trƣớc hết, luận án xác định một số khái niệm đồng thời khái quát về lịch sử hình thành, diên cách tỉnh Bắc Ninh trong lịch sử. Điều đó, giúp cho ngƣời đọc hình dung đƣợc bề dày lịch sử của tỉnh Bắc Ninh cũng nhƣ tình hình các di tích lịch sử của tỉnh trong đó có di tích Phật giáo. Đồng thời hệ thống tình hình nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Ninh và văn bia Phật giáo Bắc Ninh thế kỷ XVII – XVIII. Trên cơ sở đó, định ra vấn đề cần đi sâu nghiên cứu. 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái lược phân loại theo loại hình văn bia nói chung Ở Việt Nam hiện nay, tồn tại hai loại hình chữ viết văn bia thời Cổ trung đại: Đó là loại hình chữ Sancrit (Phạn) của ngƣời Chăm (Chămpa) có sớm nhất có từ Tk III CN) và loại hình chữ khối vuông, chịu ảnh hƣởng từ văn hóa Trung Hoa. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến loại hình văn hóa khối chữ vuông (chữ Hán - Nôm) đƣợc hình thành và phát triển từ lâu đời trên đất nƣớc Trung Hoa rồi đƣợc truyền nhập vào Việt Nam qua quá trình lịch sử. Chữ Hán đã đƣợc ra đời từ thời nhà Thƣơng (Tk XVII - XI TCN) viết trên mai rùa, xƣơng thú… đƣợc dùng nhiều trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo học giả Chu Kiếm Tâm 朱劍心 trong tác phẩm Kim thạch học 金石学 thì văn khắc trên đá đƣợc chia làm các loại: Khắc Thạch; Bi kiệt 碑竭; Thuật đức 述德; Khắc công 刻功; Kỷ sự 紀事; Toản ngôn 纂言; Mộ chí 墓誌… Trong văn bia Phật giáo thế kỷ XVII - XVIII tỉnh Bắc Ninh, về cơ bản chúng tôi phân chia thành các loại hình sau: - Văn bia xây dựng, trùng tu: là những văn bia ghi về quá trình xây dựng, trùng tu một số hạng mục công trình của chùa. - Văn bia cung tiến: Loại văn bia cung tiến thực chất có quan hệ mật thiết với loại bia trùng tu. Bởi khi trùng tu, cần phải huy động sức ngƣời, sức của, tiềm lực kinh tế. Trên thực tế, ngƣời viết văn bia muốn thể hiện sự quan tâm đến quá trình 8
  17. kiến thiết, xây dựng và lịch sử hình thành thì đặt tiêu đề bia là xây dựng, trùng tu. Trên thực tế, rất hiếm có những văn bia chỉ mô tả quy mô, diện mạo trùng tu di tích mà không ghi kè theo danh sách ngƣời cugn tiến. Chính vì thế việc phân chia giữa hai loại văn bia trùng tu và cung tiến chỉ có ý nghĩa tƣơng đối. - Văn bia ghi về tiểu sử, hành trạng: Loại văn bia này cũng thƣờng hay gặp đối với những ngƣời có công xây dựng kiến thiết hoặc những vị Sƣ có công lao trụ trì, ngƣời đỗ đạt, hoặc những ngƣời có địa vị cao trong xã hội có đóng góp quan trọng đối với danh lam cổ tự. - Văn bia ghi về việc gửi giỗ, cúng Hậu: Đây là những loại hình văn bia phổ biến, chiếm số lƣợng lớn đƣợc lƣu giữ trong những ngôi chùa. Về bản chất, loại văn bia này đƣợc coi nhƣ là những “văn bản hợp đồng”, những bản “khế ƣớc” về kinh tế giữa một cá nhân, một gia đình đối với cộng đồng, tổ chức xã hội. Do hoàn cảnh đặc biệt, họ không có con nối dõi hoặc không có con trai nên đã đóng góp tiền để sau này khi chết đi đƣợc cộng đồng làm giỗ ở chùa. Đặc biệt, những ngƣời có nhiều ruộng đất, nhiều tiền của cúng vào chùa đƣợc gọi là Hậu Phật, cúng vào đình làng đƣợc gọi là Hậu Thần. Vì thế, có ngƣời vừa gửi giỗ vào chùa vừa gửi giỗ vào đình, vừa trở thành Hậu thần vừa trở thành Hậu Phật. - Bia tháp: Tháp nơi yên nghỉ, trữ xá lỵ của các vị tăng, ni, trong tiếng Phạn gọi là Đổ ba 睹婆 hoặc Tốt đổ ba 窣睹婆 Sputra. Về hình thức, bia tháp cũng rất đa dạng, có bia tháp kiêm luôn bia ghi về tiểu sử, hành trạng nhƣng cũng có bia chỉ ghi rất đơn giản họ tên thế danh, pháp danh, ngày sinh, ngày hoá(viên tịch). Có những bia kiêm gồm cả những bài minh, tán thán công đức nên gọi là “Bi tháp tịnh minh” hoặc gọi tắt là “tháp minh”. Có một số tháp, trên thân còn ghi tiểu sử, hành trạng và công đức của những vị tăng, ni sau khi viên tịch. Tiếp đó, có khi lại ghi danh sách những vị đệ tử, những vị nối pháp… Nhƣ thế, nội dung của bia tháp hay bia tiểu sử, hành trạng có khi lại cung cấp nhiều thôn tin khác nhau. Vì vậy, sự phân chia theo loại hình trên chỉ có ý nghĩa rất tƣơng đối nhƣ một thao tác trong quá trình nghiên cứu. Với cách phân loại văn bia khá chi tiết và định danh tên gọi văn bia khá cụ thể nên có thể nói, loại hình văn bia tồn tại cho đến ngày nay rất đa dạng, phong phú. Cho đến hiện nay, số liệu thống kê chƣa đầy đủ, số lƣợng văn bia trên đất nƣớc 9
  18. Việt Nam có khoảng hơn 50.000 đơn vị thác bản. Chỉ tính riêng toàn bộ tổng thể số văn bia mà FEEO đã sƣu tầm ở Bắc Ninh vào đầu Tk XX là khoảng hơn 1000 văn bia1. 1.1.2. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh Lịch sử hình thành của tỉnh Bắc Ninh hiện nay (xứ Kinh Bắc xƣa) trải qua một quá trình lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị, tôn giáo cổ xƣa nhất của Việt Nam nằm trọn trong khu vực của các xã Khƣơng Tự, Tam Á, Trí Quả thuộc huyện Thuận Thành. Từ mấy nghìn năm trƣớc, ngƣời Việt cổ đã cƣ trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tƣơng… sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật nhƣ trống đồng, dao găm, rìu, giáo, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo đƣợc tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Lai (huyện Gia Bình); các xã Đại Trạch, Quả Cảm (huyện Thuận Thành)… Mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ ngƣời xứ Bắc đã có nghề đúc đồng rất sớm và tinh xảo đồng thời chứng minh trống đồng là hiện vật có tính chất bản địa. Ngoài ra, các ngành nghề khác nhƣ chế tác các đồ trang sức, nghề làm gốm cũng rất phát triển. Tỉnh Bắc Ninh cũng là một trong những địa phƣơng để lại nhiều di tích lịch sử tiêu biểu phản ánh quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam qua các di tích thuộc giai đoạn tiền sơ sử nhƣ di tích về: Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, các tƣớng của Hai Bà Trƣng và nhiều nhân vật lịch sử khác thời Bắc thuộc, Lý - Trần - Lê... Phía Tây và Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh giáp với thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp với địa bàn tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dƣơng, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nhƣ thế, Bắc Ninh nằm trong khu vực Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thuộc khu vực trung 1 Số văn bia này chủ yếu nằm trong Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 4,5,6 từ kí hiệu 4.000 đến kí hiệu 6.000. 10
  19. tâm của Đồng Bằng Sông Hồng thuộc khu vực phát triển kinh tế nhanh và năng động. Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Bắc Ninh) cho biết: Thời Hùng Vƣơng, Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh, thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ (sau đổi làm Giao Châu), thời thuộc Đƣờng là lộ Bắc Giang. Đến thời Trần, Tk XIV, chia làm 2 lộ là Bắc Giang Thƣợng và Bắc Giang Hạ, Bắc Ninh thuộc lộ Bắc Giang Hạ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh Tông lập bản đồ cả nƣớc, chia làm 13 đạo thừa tuyên, nhập hai lộ Bắc Giang Thƣợng và Bắc Giang Hạ thành Bắc Giang thừa tuyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), đổi gọi là Kinh Bắc thừa tuyên có 4 phủ, 20 huyện. Bốn phủ gồm: Thuận An, Từ Sơn, Bắc Hà, Lạng Giang. Nhìn một cách tổng thể, tổ chức hành chính thời Lê khá ổn định, tuy vào thời Mạc Tk XVI, có tách phủ Thuận An sang đạo Hải Dƣơng, song sau đó đến đầu Tk XVII, nhà Lê đổi lại nhƣ cũ. Sang thời Nguyễn vào niên hiệu Gia Long, đổi lại làm trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) gọi là trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi lại làm tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, tỉnh Lục Nam đổi thành tỉnh Bắc Giang2. Các địa danh hành chính này đƣợc duy trì đến đầu Tk XX. Tuy nhiên, có một số thay đổi cụ thể nhƣ: Năm 1903 tách 3 huyện Kim Anh, Đông Anh, Đa Phúc sang tỉnh Phúc Yên, tách huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên, tách huyện Hữu Lũng sang tỉnh Lạng Sơn. Năm 1961 tách tiếp 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm thuộc về Hà Nội. Năm 1997 tái thành lập tỉnh Bắc Ninh do việc tách tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tái lập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, một số huyện của tỉnh Bắc Ninh cũng đƣợc tái lập trở lại vào năm 1999: Huyện Gia Lƣơng tách thành Hai huyện Gia Bình và Lƣơng Tài, huyện Tiên Sơn tách thành hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. Đến năm 1999 Tỉnh Bắc Ninh có 1 thành phố (Bắc Ninh), 1 thị xã (Từ Sơn) và 6 huyện gồm: Tiên Du, Tiên Sơn, Quế Võ, Gia Bình, Thuận Thành và Lƣơng Tài Nhƣ vậy, tên gọi tỉnh Bắc Ninh mới xuất hiện từ năm Minh Mệnh 12 (1831). Địa giới và tổ chức hành chính Kinh Bắc giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn đƣợc ghi 2 Xem: Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Bắc Ninh), (2006), xb Thuận Hoá - Huế, bản dịch của Phạm Trọng Điềm, hiệu đình: Đào Duy Anh, tr 61- 63; 11
  20. trong sách Các trấn tổng xã danh bị lãm bao gồm 4 phủ, 20 huyện, 167 tổng, 1181 xã, phƣờng, trại [124] . Với 4 phủ, 20 huyện cuối Lê đầu Nguyễn đƣợc ghi chép trong sách Các tổng trấn danh bị lãm tƣơng đƣơng với địa bàn tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang (hiện nay). Hai phủ (Thuận An và Từ Sơn) bao gồm: Phủ Thuận An (Huyện Siêu Loại, một phần cơ bản nay thuộc huyện Thuận Thành và một phần huyện Gia Lâm), huyện Lƣơng Tài, huyện Gia Định (nay là Gia Bình). Trong số các phủ, huyện thời Lê tƣơng ứng với địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời nay thì cơ bản là các huyện: Huyện Siêu Loại (Tƣơng đƣơng với một phần huyện Thuận Thành) tỉnh Bắc Ninh và một phần huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội), huyện Lƣơng Tài, huyện Gia Định (của phủ Thuận An) (riêng huyện Văn Giang gồm 9 tổng, 61 xã nay chuyển sang tỉnh Hƣng Yên). Nhƣ thế, riêng địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay chỉ tƣơng đƣơng với diện tích phần lớn của hai phủ Thuận An và phủ Từ Sơn (không bao gồm huyện Đông Anh và một phần huyện Gia Lâm (Hà Nội ngày nay) và huyện Văn Giang (Hƣng Yên)3. Nhƣng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lại sáp nhập thêm Ba tổng: Lại Thƣợng, An Trụ, Hoàng Kênh thuộc địa bàn của huyện Thanh Lâm (phủ Nam Sách, xứ Hải Dƣơng) vào địa giới huyện Lƣơng Tài, (tỉnh Bắc Ninh). Nhƣ vậy, cuối Lê đầu Nguyễn, đất đai ba Tổng trên (nay là các xã An Thịnh, Trung Kênh, Lai Hạ, Mỹ Hƣơng thuộc huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh) thuộc về huyện Lƣơng Tài, tỉnh Bắc Ninh. Địa giới hành chính huyện Lƣơng Tài và khu vực gần sông Lục Đầu giang đƣợc ghi chép trong Hải Dương phong vật chí, phần ghi về huyện Thanh Lâm thuộc phủ Nam Sách: “Huyện Thanh Lâm giáp địa giới huyện Lƣơng Tài. Phần từ sông Lục đầu chảy đến Tam Kỳ thuộc xã Lâu Khê, một nhánh sông lớn chảy lên hƣớng Bắc rồi rẽ sang hƣớng Đông đến tận huyện Chí Linh, một nhánh theo sông lớn chảy về Nam rồi rẽ sang hƣớng Đông nhập vào sông Hàn Giang [28; 64]. Phần chú của sách Đất nước Việt Nam qua các đời về địa danh huyện Thanh Lâm: “Đời Trần là đất Bàng Châu, thời thuộc Minh đặt làm huyện Thanh Lâm thuộc châu Nam Sách. 3 Nhìn chung, các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bắc Ninh hiện nay tƣơng đƣơng với 2 phủ Từ Sơn và Thuận Thành của thời Đồng Khánh cuối thế kỷ XIX (Tham khảo thêm Đồng Khánh địa dư chí lược, tập I, Nxb Thế giới, 2003, tr 483 - 513. Xem thêm bản đồ tỉnh Hải Dƣơng và bản đồ tỉnh Bắc Ninh trong Đồng Khánh địa dư chí lược, Nxb Thế giới, 2003, tr.30, 90, 91. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2