intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:275

128
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến cái nhìn toàn diện về chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 của Lý Văn Phức và nghiên cứu văn bản học văn bản tác phẩm CNTVT. Trên cơ sở đó, tiến hành xác lập thế hệ bản sao, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên cứu giá trị tác phẩm CNTVT trên các phương diện nội dung và nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm Chu nguyên tạp vịnh thảo của Lý Văn Phức

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ MAI HƢƠNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội, 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ MAI HƢƠNG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh 2. TS. Vƣơng Thị Hƣờng Hà Nội, 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học Xã hội và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng, Khoa Ngữ văn - Địa lý cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập NCS và viết luận án. Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh và TS. Vương Thị Hường, đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên NCS. Tác giả
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Mai Hƣơng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................................................................... 5 1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 5 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .......................................... 30 1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 31 1.4. Các thuật ngữ sử dụng trong luận án ........................................................................ 32 Chƣơng 2 LÝ VĂN PHỨC VÀ CHUYẾN ĐI SỨ YÊN KINH (TRUNG QUỐC) NĂM 1841 ......................................................................................................................................... 37 2.1. Tình hình xã hội, quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc nửa đầu thế kỉ XIX ................................................................................................................................................. 37 2.2. Giới thiệu chung về cuộc đời và tác phẩm của Lý Văn Phức ........................ 41 2.3. Chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 ............................................................................... 50 Chƣơng 3 KHẢO SÁT VĂN BẢN CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC ..................................................................................................................................... 60 3.1. Tình hình văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo 周原襍咏草 ............................. 60 3.2. Khảo sát dị văn trong 14 bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo ................................. 75 3.3. Tổng hợp tình hình văn bản và sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các bản sao của văn bản CNTVT .......................................................................................... 95 Chƣơng 4 GIÁ TRỊ CỦA CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO ................................. 103 4.1. Giá trị nội dung ...................................................................................................................103 4.2. Giá trị nghệ thuật ..............................................................................................................128 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT A Bản A.1188 (hoặc A.1188) B Bản VHv.111 (hoặc VHv.111) C Bản VHv.1146 (hoặc VHv.1146) D Bản A.304 (hoặc A.304) E Bản A.2992 (hoặc A.2992) F Bản A.2805 (hoặc A.2805) G Bản A.2497 (hoặc A.2497) H Bản VHv.110 (hoặc VHv.110) I Bản R.240 (hoặc R.240) K Bản HN.660 (hoặc HN.660) L Bản A.1250 (hoặc A.1250) M Bản A.2636 (hoặc A.2636) N Bản A.1308 (hoặc A.1308) O Bản A.1757 (hoặc A.1757) CNTVT Chu Nguyên tạp vịnh thảo
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Tổng hợp các văn bản hiện tồn có sao chép CNTVT được khảo sát trong luận án. ...................................................................................................................... 60 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát và mô tả 14 bản CNTVT. ......................... 74 Bảng 3.3 : Số lượng, tình hình xuất nhập và trật tự sao chép các bài thơ, văn trong 14 dị bản CNTVT. .................................................................................................. 80 Bảng 3.4: Danh mục 17 bài thơ xuất hiện trong cả 14 bản CNTVT ............................. 82 Bảng 3.5: Khảo sát từ ngữ sai khác trong nhan đề các bài thơ, văn.............................. 86 Bảng 3.6 : Tổng hợp số lượng sai khác ở nhan đề các bài thơ, văn .............................. 89 Bảng 3.7: Bảng số lượng và tỉ lệ các loại sai khác trong nội dung 17 bài thơ được khảo sát ..................................................................................................................... 91 Bảng 3.8: Tình hình phân bố các loại sai khác trong 17 bài thơ được khảo sát......... 92 Bàng 3.9: Số lượng sai khác ở thi tự của 17 bài thơ được khảo sát .............................. 93 Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo dị trong 14 bản CNTVT ......................................... 94 Bảng 3.11: Tình hình viết húy trong 14 bản CNTVT ....................................................... 95 Bảng 4.1: Bảng thống kê thể loại ......................................................................................... 128 Biểu đồ 3.1: Tình hình phân bố, số lượng sai khác ở 13 bản CNTVT .....................94 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các dị bản của văn bản CNTVT ............99
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong lịch sử bang giao, Việt Nam và Trung Hoa đã xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Tùy từng giai đoạn mà vị thế bang giao có những thay đổi nhất định, song một điều có thể khẳng định rằng quan hệ bang giao với các triều đại Trung Quốc ở thời nào cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong kế sách của các vị vua Việt Nam. Nghiên cứu các tư liệu Hán Nôm để hiểu thêm các vấn đề như triều cống, sách phong, sự nhu cương khôn khéo trong mối quan hệ ngoại giao, sự giao lưu văn hóa, kinh tế với Trung Hoa là việc làm cần thiết. 1.2. Lý Văn Phức 李文馥 (1785-1849) là một vị quan ngoại giao xuất sắc của triều Nguyễn. Bên cạnh đó, ông cũng là một tác gia văn học nổi tiếng của nhà Nguyễn với một di sản thơ văn đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, nổi bật là các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi nước ngoài, được sáng tác trong mười năm hải ngoại từ tây sang đông (1831-1841). Các tác phẩm của Lý Văn Phức được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu đã đề cập đến cuộc đời, hành trạng làm quan, đi sứ, hệ thống các tác phẩm gắn với những chuyến đi trong nghiên cứu mối quan hệ bang giao Việt Nam và Trung Hoa thế kỉ XIX; và hình ảnh đất nước, con người Trung Hoa qua góc nhìn của Lý Văn Phức. Tuy nhiên đóng góp này so với số lượng thơ văn sứ trình của ông để lại hiện quả là chưa tương xứng. 1.3. Chu Nguyên tạp vịnh thảo (CNTVT) 周原雜詠 tuy không đề là “Hoa trình” hay “Sứ trình” nhưng là tập thơ được sáng tác trong chuyến đi sứ tới Yên Kinh, cũng là chuyến đi ngoại giao cuối cùng trong cuộc đời Lý Văn Phức. Tác phẩm vừa là sự nối tiếp mạch thơ con đường đi sứ đến Yên Kinh (Bắc Kinh) của các sứ thần ta từ buổi đầu dựng nước, vừa có tính chất kết thúc sự nghiệp thơ ca sứ trình của Lý Văn Phức. Thông qua nghiên cứu văn bản tác phẩm này, các nhà nghiên cứu có thể định hình được diện mạo và tài năng thơ văn của tác giả một cách đầy đủ hơn. Nhưng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ 1
  9. thống về tình hình văn bản, cũng như về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu để khỏa lấp phần nào mảng còn thiếu đó. 1.4. Trong thời đại hội nhập, đối thoại và giao lưu quốc tế rộng mở như hiện nay, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm càng trở nên cấp thiết. Thời cuộc mới yêu cầu những người nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm tiếp tục nghiên cứu văn bản, dịch thuật và công bố những phần còn lại của di sản này. Trong quá trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm CNTVT, luận án cố gắng góp phần thực hiện nhiệm vụ của ngành Hán Nôm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án hướng đến cái nhìn toàn diện về chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 của Lý Văn Phức và nghiên cứu văn bản học văn bản tác phẩm CNTVT. Trên cơ sở đó, tiến hành xác lập thế hệ bản sao, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên cứu giá trị tác phẩm CNTVT trên các phương diện nội dung và nghệ thuật. 2.2. Nhiệm vụ Luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp trước tác của Lý Văn Phức; đặc biệt là những nghiên cứu về tác phẩm CNTVT của các nhà nghiên cứu đi trước. - Sưu tầm tư liệu liên quan đến chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức làm sáng rõ hơn về chuyến đi ngoại giao cuối cùng của ông. Đây cũng là lần duy nhất ông xuất ngoại trên cương vị Chánh sứ triều Nguyễn sang triều Thanh (Trung Quốc). - Sưu tầm, khảo sát, hệ thống hóa các văn bản tác phẩm CNTVT hiện còn. Từ đó tiến hành đối chiếu so sánh và xác lập thế hệ bản sao, xác định bản tin cậy (thiện bản) của tác phẩm. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị thơ văn của Lý Văn Phức qua tác phẩm CNTVT trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. - Phiên dịch thơ, văn tác phẩm CNTVT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
  10. - Các văn bản của tác phẩm CNTVT hiện còn lưu giữ được gồm 14 văn bản; trong đó ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 12 bản, Thư viện Viện Văn học có 1 bản và Thư viện Quốc gia Việt Nam có 1 bản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bao quát tình hình bang giao triều Nguyễn và triều Thanh, trong đó có những chuyến đi sứ, đi công cán của Lý Văn Phức, đặc biệt là chuyến đi sứ năm 1841 của ông. Tập trung khảo sát những vấn đề văn bản học của 14 văn bản tác phẩm CNTVT hiện lưu giữ tại Hà Nội và xác định bản tin cậy để phiên dịch và công bố. Từ đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và nêu lên những giá trị tác phẩm CNTVT trong dòng thơ đi sứ thế kỷ XIX và thơ đi sứ trung đại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp chủ đạo được vận dụng nhằm xác lập hệ văn bản CNTVT, giám định niên đại, tác giả, quá trình truyền bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố. - Phương pháp định lượng thống kê số lượng bài, số lượng các dị văn trong các bài thơ; từ đó đưa ra những phân tích biện luận về các dị văn và đưa ra những nhận định tin cậy cho các dị văn. - Phương pháp thông diễn học (thuyên thích học), được sử dụng để giải mã, biên dịch ... làm nổi bật các thông tin từ tác phẩm một cách tối đa và có chiều sâu. Theo phương pháp này, vấn đề minh giải văn bản được xem xét trong các mối quan hệ của văn bản và liên văn bản, giúp người đọc hiểu được tác phẩm. - Phương pháp nghiên cứu văn học sử với định hướng khai thác giá trị thi ca, giá trị sử liệu của tác phẩm CNTVT. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, văn hóa, văn học, phong tục tập quán, v.v… được thể hiện trong tác phẩm CNTVT. Luận án có sử dụng các thao tác phân tích tổng hợp, với mục tiêu tổng thuật tình hình nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức và nhóm văn bản CNTVT, đưa ra 3
  11. những nhận xét của người đi trước đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, từ đó định hướng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Lần đầu tiên chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức được nghiên cứu trong mối quan hệ bang giao triều Nguyễn và triều Thanh. Đây cũng là cơ sở cho việc tìm hiểu bối cảnh ra đời tác phẩm CNTVT. - Lần đầu tiên các dị bản CNTVT ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Văn học được mô tả, khảo sát và đánh giá kĩ lưỡng về văn bản học. - Từ những kết quả khảo sát văn bản, luận án nêu lên vấn đề thế hệ cho 14 văn bản CNTVT hiện tồn. Tiến hành biện ngụy cho từng trường hợp dị văn đối với các dị bản tác phẩm CNTVT. Từ đó xác định bản tin cậy cho tác phẩm CNTVT. - Nghiên cứu đánh giá, nêu lên những giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm CNTVT. - Biên dịch 1 bài tựa và 62 bài thơ trong tác phẩm CNTVT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Tìm hiểu tác phẩm đi sứ của một sứ thần nổi tiếng triều Nguyễn có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác ngoại giao ngày nay, việc làm này đưa ra những bài học bổ ích như sự kết hợp nhu cương, ý thức tinh thần dân tộc... được thể hiện trong chính sách ngoại giao từng thời kỳ . - Nghiên cứu văn bản và tác phẩm một tập thơ văn đi sứ viết bằng chữ Hán, có ý nghĩa xã hội hóa tư liệu Hán Nôm trong đời sống văn hóa hiện nay. Hơn nữa trong việc cung cấp tư liệu và giảng dạy thơ văn đi sứ thời trung đại ở trường phổ thông hay bậc đại học hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có cơ cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Lý Văn Phức và chuyến đi sứ Yên Kinh (Trung Quốc) năm 1841 Chương 3: Khảo sát văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo Chương 4: Giá trị của tác phẩm Chu Nguyên tạp vịnh thảo 4
  12. NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong chương tổng quan, luận án tổng kết lại những nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cụ thể là: nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức trên các phương diện thân thế, sự nghiệp của ông; các nghiên cứu về văn bản và tác phẩm CNTVT cả trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá những nghiên cứu đi trước, luận án nêu ra những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiến hành nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài. Trong chương này, luận án tiến hành giới thuyết một số khái niệm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và trước tác của Lý Văn Phức Lý Văn Phức là một nhân vật tương đối đặc biệt của triều Nguyễn ở giai đoạn đầu thế kỉ XIX. Ông vừa một vị quan ngoại giao, vừa là một tác gia văn học và con đường hoạn lộ có nhiều thăng giáng. Vậy nên các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến ông như: thân thế, sự nghiệp và trước tác. Trong phần tư liệu mà chúng tôi khảo sát, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào những vấn đề như sau: 1.1.1.1. Các công trình biên mục, thư mục Các bộ sử triều Nguyễn đều ghi chép những sự kiện trong cuộc đời làm quan ngoại giao của Lý Văn Phức. Chi tiết, đầy đủ nhất phải kể đến Đại Nam thực lục chính biên do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sách ghi chép theo lối biên niên những thông tin liên quan đến Lý Văn Phức từ khi thi đỗ, làm quan đến khi mất (từ năm 1819 đến 1849) [111] [112]. Trong bộ sử Đại Nam chính biên liệt truyện, phần Truyện các quan, ở mục XV do Viện Sử học phiên dịch, có chép về Lý Văn Phức [113]. Phần này, tóm tắt những thông tin về cuộc đời, quê quán, và sự nghiệp làm quan. Những thông tin này đều thống nhất với Đại Nam thực lục. Ở đây, có nhận xét Lý Văn Phức là người nổi tiếng văn học, với những trước tác: Tây hành 5
  13. kiến văn lục, Mân hành thi thảo, Việt hành thi thảo, Việt hành tục ngâm, Kính hải tục ngâm, Chu nguyên tập vịnh. Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Văn Phức, Đại Nam liệt truyện có bình luận rằng: “Văn Phức có tiếng là văn học, làm quan thường bị vấp, rồi lại được khôi phục. Trước sau hơn 30 năm. Phần nhiều phải làm việc khó nhọc ở đường biển, sóng gió kinh khủng, mây khói mịt mờ, kinh lịch không chỉ một chỗ nào, thường thấy biểu hiện ở thơ vậy” [113, tr. 501]. Cao Xuân Dục trong Quốc triều Hương khoa lục chép rằng Lý Văn Phức và hai em trai ông là Lý Văn Loát và Lý Văn Hảo đỗ Hương cống các khoa Kỷ Mão năm 1819 và Tân Tỵ năm 1821 [22]. Sách sử Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực biên soạn cũng ghi chép theo lối biên niên, có nội dung về Lý Văn Phức. Sách này không ghi chép thông tin về quê quán, cuộc đời, sự nghiệp. Nội dung này do những người biên dịch chú bổ sung, và không có gì khác so với hai bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn. Tuy nhiên, sách có bổ sung thêm một số chi tiết mà chính sử không nhắc đến. Năm 1827, khi Lý Văn Phức đang làm Hộ bộ Thị lang bị cách chức, sách có nói đến nguyên nhân là do “do tiết lộ chiếu chỉ, cho nên mắc tội”, sách còn chép thêm “Phức đỗ Hương cống trong Ân khoa, cùng với Phạm Đình Trạc ở Liêu Trung làm Hành tẩu. Phức được cất nhắc trước, Trạc nhiều năm vẫn chưa được điều động, Phức khuyên Trạc hối lộ để được thăng tiến, Trạc không chịu. Người đời nhân đó mà biết được ai là kẻ tốt, ai là kẻ xấu.” [110, tr. 322]. Đặc biệt, Quốc sử di biên nhắc đến sự việc Lý Văn Phức đi sứ và làm bài Di biện luận. Tuy nhiên, sách chép rằng sự việc này xảy ra vào năm 1841 khi Lý Văn Phức đi sứ Yên Kinh. Điều này có lẽ do nhầm lẫn, vì thực tế sự kiện này xảy ra năm 1831 khi Lý Văn Phức đi công cán đến Phúc Kiến. Sách chép năm 1841, trong chuyến đi sứ Yên Kinh, khi đến công quán ở Trung Quốc, Lý Văn Phức thấy biển hiệu do quan địa phương ở đó đề bốn chữ “Việt Di hội quán”. Ông đã giận dữ, “chê trách quan nước bạn, giọng nói và sắc mặt đều rất nghiêm nghị, không chịu vào trong quán. Quan bạn sai người xóa chữ Di đi mới chịu vào quán.” [110, tr. 506] Lý Văn Phức làm bài Di biện luận (biện luận về Di) để tỏ rõ thái độ. Lời lẽ sắc sảo có đoạn viết “Việt Nam vốn dòng Thánh đế họ Thần Nông, là tộc Hoa Hạ, không phải Di vậy. Đạo học theo thầy 6
  14. Khổng, Mạnh, Trình, Chu. Pháp độ theo đời Chu, Hán, Đường, Tống. Chưa từng kết tóc, khép vạt áo trái như phong tục của người Di… Sao lại coi ta là Di được đây”. Người Thanh “thẹn mà xin lỗi” [110, tr. 506]. Những bộ quốc sử đều là những tài liệu đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp làm quan nhiều thăng giáng mà không ít thành tựu của Lý Văn Phức. Trong Lược truyện các tác gia Việt Nam tập 1 xuất bản năm 1971, ở mục Lý Văn Phức, tác giả Trần Văn Giáp giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác. Cụ thể Trần Văn Giáp đã đưa ra danh mục 12 trước tác của Lý Văn Phức và có chú thích ngắn gọn về lĩnh vực nội dung (văn – sử - địa) hoặc văn tự (Hán - Nôm). 12 tác phẩm đó là: Tây hành kiến văn kỉ lược (sử, văn, địa); Việt hành ngâm (văn); Kính hải tục ngâm (văn); Chu Nguyên tạp vịnh thảo (văn); Sứ trình chí lược thảo (văn, sử); Xuyết thập tạp ký (văn); Sứ trình tiện lãm khúc (Nôm); Nhị thập tứ hiếu diễn ca (Nôm); Bản quốc ký sự lược biên (sử); Ngọc Kiều Lê tân truyện (văn, Nôm); Mân hành thi thảo (văn). So với khối lượng trước tác của Lý Văn Phức thì danh mục 12 tác phẩm này chưa thật đầy đủ, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu ngắn gọn về Lý Văn Phức [21, tr. 391]. Về mặt giá trị của các tác phẩm của Lý Văn Phức, Trần Văn Giáp đã chỉ ra giá trị cốt lõi của hàng loạt các tác phẩm văn chương được sáng tác trong các chuyến đi hiệu lực, công cán và đi sứ và ông cho rằng: “chúng ta có nhiều phái đoàn đi ra nước ngoài, những cuộc sống của nhân dân ở các nơi đi qua ấy thường được ghi lại trong các tập hành trình hay sách ký lược; đó là những tài liệu quý không những cần cho ta mà còn giúp cho các nhà nghiên cứu nước bạn ” [25, tr. 392]. Thư mục sách Hán Nôm - Mục lục tác giả (1972) [47] của Dương Thái Minh, bản in Ronêo, giới thiệu khá ngắn gọn về tiểu sử Lý Văn Phức và cũng đưa ra danh mục gồm 20 tác phẩm cùng một số bài thơ, văn trong các tác phẩm khác của ông. Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (1993) [56] đã hệ thống lại 50 văn bản của 21 tác phẩm bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm được cho là của Lý Văn Phức. Đây danh mục tương đối đầy đủ, chi tiết về các trước tác của ông. Thư mục sách Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia (2002) [101] giới thiệu một số 7
  15. tác phẩm của Lý Văn Phức hiện được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia. Đó là các văn bản: Xuyết thập tạp ký 掇拾雜記 AB.132 (gồm các tác phẩm Vịnh Nhị thập tứ hiếu thi 詠二十四孝詩, Quốc âm tạp ký 國音雜記,Tự thuật ký 自述記,Bất Phong Lưu truyện 不風流傳,Phụ châm tiện lãm 婦箴便覽, Chu hồi trở phong thán 舟回阻 風嘆 và Chu Nguyên tạp vịnh thảo R.240. Trong Sứ thần Việt Nam (1996), mục Lý Văn Phức, các tác giả đã nhầm lẫn tên họ của ông là Lê Văn Phức. Mục này có nói đến quê quán, sự nghiệp làm quan, đi sứ, và hệ thống lại 12 tác phẩm của Lý Văn Phức cả bằng các chữ Hán, chữ Nôm. Trong đó có CNTVT, và đánh giá “đây đều là những tác phẩm quý trong kho tàng văn học dân tộc” [94, tr. 87]. Từ điển văn học bộ mới (2004) ở mục Lý Văn Phức, Trần Hải Yến đã tổng thuật ngắn gọn về tên tuổi, quê quán, thân thế sự nghiệp. Về sự nghiệp văn chương, Lý Văn Phức để lại một di sản văn thơ đồ sộ gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả tiến hành khái quát đặc điểm 16 tác phẩm trên các phương diện: đặc điểm văn bản (ý nghĩa nhan đề, kí hiệu văn bản, tình hình biên chép), chú thích hoàn cảnh sáng tác cụ thể, năm sáng tác hoặc nội dung cơ bản. Trần Hải Yến cho rằng, những sáng tác bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức gồm 2 mảng: một là những tập thơ hoặc ghi chép bằng chữ Nôm, song song với với các tác phẩm chữ Hán (Sứ trình tiện lãm khúc, Chu hồi trở phong thán, Hồi kinh nhật trình); hai là thơ ca với mục đích gia huấn (Tự thuật phú, Bất phong lưu truyện, Phụ châm tiện lãm, Nhị thập tứ hiếu diễn ca); diễn âm một số tác phẩm Trung Hoa thành truyện thơ Nôm (Tây Sương, Ngọc Kiều Lê, Nhị Độ mai diễn ca, Cừu Đại Nương Trương Văn Thành diễn nghĩa…). Tính đến nay, đây là công trình từ điển biên soạn về các trước tác của Lý Văn Phức chi tiết và đầy đủ hơn cả. Những thông tin rất có giá trị, cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về danh mục sáng tác, tình hình văn bản và nội dung cơ bản của mỗi tác phẩm. Về thơ văn chữ Hán, Trần Hải Yến khẳng định: chúng “giúp cho người đọc hiểu được cảm xúc và suy nghĩa của tác giả trên con đường sứ trình những cảnh ngộ gian truân giữa biển cả và những điều mới mẻ mà ông tận mắt nhìn thấy bên ngoài cương giới nước nhà”[126, tr. 927]. Vì vậy, đây là những cứ liệu quý để tìm 8
  16. hiểu tâm thế của tầng lớp nhà nho trong hoàn cảnh xuất ngoại ngoại giao. Ở những tác phẩm Nôm, “tuy phần sáng tạo của ông không nhiều nhưng sự xuất hiện của một loạt truyện thơ Nôm như vậy đã làm rõ thêm xu hướng sáng tác, làm phong phú thêm diện mạo một thể loại văn chương dân tộc trong thời đại bấy giờ” [120, tr. 928]. Tổng kết lại, Trần Hải Yến đánh giá: Lý Văn Phức là một tác gia lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Đặc điểm nổi bật trong thơ văn của ông là “nhiều nét đời thường cả trong tả và cảm xúc”. Xét về đóng góp, những tác phẩm của ông trên từng thể loại không có đóng góp kiệt xuất, những bước phát triển có tính bước ngoặc trong lịch sử phát triển văn học trung đại, nhưng “sự tài hoa, bút lực dồi dào và đa dạng” ở ông đã minh chứng rõ nét hơn cho diện mạo văn học giai đoạn này. Năm 2010, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam hợp tác với Viện Nghiên cứu văn sử thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải (Trung Quốc) tiến hành sưu tập, chỉnh lý, biên tập và xuất bản các tư liệu thư tịch Hán Nôm dưới dạng tùng thư với tên gọi Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành 越南漢文燕行文献集成 [123]. Các tư liệu thư tịch này bao gồm các tác phẩm được viết bằng chữ Hán trong các chuyến đi sứ của sứ thần Việt Nam sang Trung Hoa trên đoạn đường đi từ Mục Nam Quan đến Yên Kinh, hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bộ sách này có giới thiệu 4 tập sáng tác của Lý Văn Phức đó là: Kính hải tục ngâm 鏡海續吟 A.303, Sứ trình di lục 使程遺錄 A.2636, Sứ trình quát yếu biên 使程括要編 VHv.1732 và CNTVT A.1757. Trong cuốn Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam (2012) [43], Trịnh Khắc Mạnh có một mục viết ngắn gọn về thân thế, sự nghiệp của Lý Văn Phức. Cụ thể, Lý Văn Phức hiệu là Khắc Trai vàTô Xuyên, tự là Lân Chi. Sự nghiệp làm quan gắn liền với các chuyến đi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ bang giao. Trong hơn 10 năm (1830 - 1841), ông đã thực hiện 11 chuyến đi công cán nước ngoài. Về sự nghiệp sáng tác, Trịnh Khắc Mạnh đưa ra một danh mục với 32 tác phẩm, tham gia biên soạn 2 tác phẩm, và có thơ văn còn lưu chép trong nhiều tập thơ, tập sách khác. Đây là số lượng tương đối đầy đủ về tác phẩm của Lý Văn Phức. 9
  17. Những con số đó chứng tỏ khối lượng sáng tác đồ sộ, phong phú của vị quan ngoại giao giỏi văn chương này. 1.1.1.2. Sách chuyên khảo, luận án Tính đến nay số lượng sách chuyên khảo, luận án nghiên cứu về Lý Văn Phức cả trong nước và ở nước ngoài đều khá nhiều. Trong nước, sớm nhất là cuốn sách Lý Văn Phức: Tiểu sử - Văn chương của Dương Quảng Hàm xuất bản năm 1945. Tác giả Dương Quảng Hàm đã giới thiệu về bối cảnh xã hội lúc sinh thời của Lý Văn Phức. Đó là thời kì Lê mạt Nguyễn sơ. Thời kì này, nước ta “có nhiều việc”, trong nước có những cuộc biến loạn, ngoài nước mối quan hệ với các nước phương tây, đặc biệt là Pháp. Còn về cuộc đời và sự nghiệp làm quan của Lý Văn Phức, Dương Quảng Hàm kết luận là “Là một người không những có tài văn học, mà lại có tài ngoại giao nên mấy lần được phái đi công cán ở các lân bang. Còn về việc thăng giáng trong họa đồ của ông, chúng ta không lấy làm lạ, hầu hết các bậc tài lỗi lạc làm quan trong thời kỳ ấy đều ngộ…Lý Văn Phức tuy bận về công vụ mà vẫn không quên cái trách nhiệm tối cao của nhà Nho” [30, tr. 15 - 16]. Như vậy là Lý Văn Phức trong sự đánh giá của Dương Quảng Hàm là nhà danh nho sinh thời loạn lạc, có tài văn chương, và ngoại giao. Công trình Lý Văn Phức [5], Hoa Bằng biên soạn năm 1953, là chuyên khảo công phu, chi tiết, toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp Lý Văn Phức. 70 trang sách trình bày 9 chương, cụ thể là: Tiểu sử, Cá tính, Thời đại, Tác phẩm tiếng Việt, Tư tưởng, Nghệ thuật, Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Trích giảng, Tổng kết. Chương I, Tiểu sử giới thiệu nhiều thông tin: tên tự, tên hiệu, ngày tháng năm sinh, quê quán, lược thuật nhiều sự nghiệp quan trường, các chức quan Lý Văn Phức đã giữ, những thăng giáng ông đã trải qua. Những thông tin này đều thống nhất với tài liệu mà chúng tôi đã khảo sát được. Đặc biệt ở đây có những chi tiết tác giả Hoa Bằng chú thích thêm về Lý Văn Phức rất thú vị: Tên tự của ông là Lân Chi “láng giềng với cây chi”, một giống thuộc loài lan, vì tên ông có nghĩa là thơm “Phức”, nên mới đặt tự cho hợp với danh như vậy” [5, tr. 7]. Hay về ngày sinh của ông, ngày mồng 1 tháng 10 “Theo bài Thập nguyệt, sóc, tiện đản, cảm thành ở tập Kính hải tục ngâm” 10
  18. [5, tr. 7]. Chương này có chi tiết về ngoại hình của Lý Văn Phức do chính ông tự miêu tả trong bài tự ông viết cho tập Chu Nguyên tạp vịnh thảo:“… Nghĩ mình chưa đầy 60, thế mà râu tóc đã bạc phơ, cặp mắt đã mờ yếu, như thể ông lão 70 vậy!” [5, tr. 8]. Những chi tiết này đều rất giá trị, giúp người đọc hiểu thêm về con người, tiểu sử Lý Văn Phức, thêm cơ sở để giải mã những sáng tác văn chương của ông. Chương II trình bày 5 nét tính cách mà tác giả Hoa Bằng đánh giá là nổi bật ở con người Lý Văn Phức: thanh đạm, khiêm tốn, tín ngưỡng, tình bạn, đấu tranh. Mỗi nét cá tính đều được minh chứng qua những sáng tác của Lý Văn Phức hoặc những sự kiện, câu chuyện cụ thể. Về tình bạn, Lý Văn Phức “cư xử rất tốt với bạn hữu. Khi đi sứ ra ngoại quốc, ông cùng hai bạn, là Đỗ Tuấn Đại và Trần Tú Dĩnh, ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, hàng hơn nửa năm trong chỗ đồng sự, trước sau không có một lời nào tồn thương hòa khí…” [5, tr. 15]. Các ông vừa là đồng sự cùng nhau công cán ở Áo Môn, vừa là bạn văn cùng nhau xướng họa, ngâm vịnh thơ ca rồi biên chép thành tập. Lý Văn Phức là quan chuyên ngoại giao, cá tính đấu tranh cũng thể hiện ở những câu chuyện ngoại giao. Đó là câu chuyện ngày 20 tháng 8 năm Tân Mão (1831), khi Lý Văn Phức cương quyết phản đối việc quan nước bạn đề ở công quán dòng chữ “Việt Nam Di sứ công quán” và làm bài Di biện luận để giải thích, lập luận cho ý chí của mình. Bản lĩnh của nhà nho chân chính ở Lý Văn Phức cùng đức tính cương trực chính là yếu tố làm nên phẩm chất của vị quan ngoại giao xuất sắc, khẳng định và bảo vệ được vị thế của nước Việt Nam trước phong kiến Trung Quốc. Hoa Bằng dẫn câu chuyện cũng trong chuyến đi công cán Áo Môn năm 1831. Ngày 23 tháng 8, Tôn Nhĩ Chuẩn, tổng đốc Thanh ở Phúc Kiến hỏi về tên húy của vua nhà Nguyễn để làm tờ tấu lên vua Thanh. Năm lần bảy lược, dùng đủ mọi cách thuyết phục, gặn hỏi Lý Văn Phức nhưng Tôn Nhĩ Chuẩn đều thất bại. Lý Văn Phức thì trả lời rằng: “Xưa, trước mặt con mà gọi tên tự của cha, dẫu đứa trẻ cũng không chịu phục thay, huống chi bây giờ, trước mặt thần tử mà hỏi tên cái của quân phụ thì ai chịu trả lời?” [5, tr. 13]. Những câu chuyện như vậy phác họa phần nào hình ảnh con người một nhà nho chân chính, có tài năng, có bản lĩnh ở Lý Văn Phức. Tuy nhiên, những chi tiết như vậy chỉ nên có tính chất tham khảo, không 11
  19. thể xuất phát từ những đặc điểm cá tính con người Lý Văn Phức để đánh giá giá trị văn thơ ông. Chương III Thời đại đã tổng lược lại tình hình xã hội, chính trị thời đại Lý Văn Phức sống và sáng tác. Những sự kiện lịch sử trong giai đoạn cuối Lê đến đầu triều Nguyễn: chiến tranh, thiên tai địch hạn (1787)… ảnh hưởng đến tư tưởng của ông, và xu hướng chuộng quốc văn ở thời kì này có lẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Phức. Ngoài tác phẩm chữ Hán những sáng tác bằng chữ Nôm của ông không ít và đạt thành tựu đáng kể. Hoa Bằng rất coi trọng những sáng tác bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức và đánh giá cao vai trò của ông trong phong trào dùng tiếng mẹ đẻ làm thơ, viết văn. Sách dành chương IV để bàn về các tác phẩm tiếng Việt của Lý Văn Phức. Chương này đề cập đến danh mục tác phẩm bằng chữ Nôm với 7 sáng tác: Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Sứ trình tiện lãm khúc, Tự thuật ký, Phụ châm tiện lãm, Bất phong lưu truyện, Chu hồi trở phong thán, Thiên tự văn diễn âm…, cụ thể là giới thiệu ba bài ký Tự thuật ký, Bất phong lưu truyện, Chu hồi trở phong thán. Kết lại chương này, Hoa Bằng nhận định “Qua mấy tác phẩm trên, ta nhận thấy tác giả Lý Văn Phức là người kính cẩn, giữ gìn, trung hiếu, đáng làm tiêu biểu cho lớp người nho học thuần túy ở đương thời. Bấy giờ mới là đầu thế kỷ XIX, thế mà tác giả đã biết yêu chuộng tiếng mẹ, để ý viết nhiều thể văn: lục bát có, song thất có và biền ngẫu cũng có. Mà thể văn nào tác giả cũng thành công trong sự chải chuốt và chặt chẽ”[5, tr. 28]. Rõ ràng đánh giá này cho thấy sự coi trọng những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Lý Văn Phức và khẳng định bút lực dồi dào, đa dạng của ông. Chương V Tư tưởng, thông qua các tác phẩm chữ Hán và Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Hoa Bằng tìm hiểu về tư tưởng ở nhà nho Lý Văn Phức. Tác giả cho rằng điểm nổi bật trong tư tưởng Lý Văn Phức là “sùng bái thánh hiền Trung Quốc”, từ đó dẫn đến thái độ thận trọng và không tiếp nhân văn hóa phương Tây: miệt thị văn tự Tây Dương. Ông gọi tiếng Anh là “phiên ngữ”, gọi những người này là “Di địch”. Từ nội dung của Nhị thập tứ hiếu diễn âm, Hoa Bằng cho rằng Lý Văn Phức là người có tư tưởng “tin trời”, quan niệm về đạo hiếu “gia đình là đơn vị trung tâm của xã hội, mà cha con là đạo rất trọng trong ngũ luân” [5, tr. 34]. Rõ ràng thông qua một tác phẩm đi đến kết luận như vậy về tư tưởng tác giả là khiên 12
  20. cưỡng và phiến diện. Ở chương VI tác giả tiếp tục thông qua Nhị thập tứ hiếu để nhận định về giá trị nghệ thuật thơ văn Lý Văn Phức. Cụ thể, nghệ thuật thơ văn ông: sát với thực tế, thành thực, mộc mạc, đối chỉnh, thực cổ nhi hóa (Việt hóa điển cũ) và có tính phổ biến. Chi tiết hơn Hoa Bằng minh chứng: sát với thực tế “vì ông (Lý Văn Phức) có óc thực tế, lại giàu kinh nghiệm trong nhiều chuyến đi ra hải ngoại, nên văn ông chủ quan, thiết thực, chú trọng về ý hơn lời” [5, tr. 40]; thành thực “tính ông thành thực, văn ông cũng thành thực” [5, tr. 40]; mộc mạc “với các tác phẩm Nôm thì nghệ thuật của ông chỉ có vẻ mộc mạc vững vàng, chứ không diễm lệ, chi phấn” [5, tr. 41]; cuối cùng tác giả nhấn mạnh nghệ thuật của Lý Văn Phức trong các sáng tác bằng chữ Nôm, đặc biệt Nhị thập tứ hiếu diễn âm. Có thể những đánh giá này mang tính chủ quan và theo khuynh hướng phân tích từ chính tính cách con người nhà thơ nhiều hơn là căn cứ trên tác phẩm văn chương, nhưng nó phản ánh một phần đặc điểm nghệ thuật thơ văn của Lý Văn Phức. Chương VII Nhị thập tứ hiếu diễn âm trình bày các nội dung: Nguyên tác chữ Hán là ai? Những động cơ và trường hợp nào đã đưa Lý Văn Phức đến chỗ làm Nhị thập tứ hiếu diễn âm? Lý Văn Phức diễn Nhị thập tứ hiếu ra quốc âm vào bao giờ và có những ai góp công sửa chữa? Cuối cùng, Hoa Bằng kết luận rằng tác phẩm này “chính là con đẻ của hoàn cảnh xã hội và đáp ứng theo nhu yếu của thời đại bấy giờ” [5, tr. 57]. Chương VIII Trích giảng hai truyện trong Nhị thập tứ hiếu diễn âm là: Đánh hổ cứu cha và Đội gạo nuôi mẹ. Mỗi phần trích giảng đều được trình bày chi tiết, chặt chẽ theo các mục: xuất xứ, thể tài, bố cục, cốt truyện, chú giải, hiệu đính, phê bình. Chương IX là tổng kết. Mặc dù lượm lặt qua các chương viết, có thể tìm hiểu nhiều chi tiết thú vị mà Lý Văn Phức tự viết về cuộc đời, sự nghiệp làm quan, sáng tác thơ văn và những đoạn phân tích chi tiết cụ thể nội dung thơ văn, nhưng nội dung chính của cuốn sách này là nói về Nhị thập tứ hiếu diễn âm. Tiểu sử và những thăng trầm trong chốn quan trường của Lý Văn Phức được hệ thống hóa một cách công phu, đầy đủ trong luận án Tiến sĩ Nghiên cứu Lý Văn Phức và Tây hành kiến văn kỷ lược của tác giả Nguyễn Thị Ngân chuyên ngành Hán Nôm bảo vệ năm 2009. Tác giả luận án căn cứ vào nhiều thư tịch lịch sử và 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2