intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:352

53
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo cứu một cách toàn diện hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xác lập quá trình truyền bản của hệ thống văn bản diễn Nôm NĐM, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên cứu giá trị các tác phẩm diễn Nôm NĐM trên cơ sở các kết quả nghiên cứu văn bản học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Hà Nội - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẢI VÂN NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI Ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Thị Ngọ 2. PGS.TS. Hà Văn Minh Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận án Tiến sĩ với đề tài Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai là kết quả làm việc, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án là trung thực. Và những kết quả của các nhà nghiên cứu trƣớc đã đƣợc tiếp thu một cách chân thực, có trích dẫn cụ thể. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Hải Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Ngọ và PGS.TS. Hà Văn Minh là hai thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận tình dẫn dắt, chỉ bảo nhiều kiến thức quý báu và cổ vũ nhiệt tình trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Các vị lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các bác, các cô chú, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi công tác, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Xin gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo trong Bộ môn Hán Nôm, Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội đã dìu dắt em từ những ngày đầu học tập bộ môn Hán Nôm, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình khi em bắt đầu bƣớc vào giảng dạy bộ môn Hán Nôm. Chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận án.
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm “diễn Nôm” trong Văn học Trung đại Việt Nam ..................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai .............. 10 Chƣơng 2: HỆ THỐNG VĂN BẢN DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI Ở VIỆT NAM -NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TRƢNG ......................................... 26 2.1. Các truyện Nhị độ mai ở Trung Quốc ...................................................... 26 2.2. Khảo sát hệ thống văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ở Việt Nam .............. 31 2.3. Vấn đề tác giả truyện thơ Nôm Nhị độ mai ............................................. 61 2.4. Vấn đề niên đại của các truyện thơ Nôm Nhị độ mai .............................. 65 Chƣơng 3: TÌNH HÌNH VĂN BẢN CỦA CÁC TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI QUA KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH ĐỐI CHIẾU....... 69 3.1. Khảo sát các đặc điểm của văn bản nền Nhị độ mai diễn ca kí hiệu VNb.22 ............................................................................................................ 69 3.2. Quá trình truyền bản của các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca ............................................................................................................. 85 3.3. Quá trình truyền bản của các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai.................... 101 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ VÀ VỊ THẾ CỦA CÁC TÁC PHẨM DIỄN NÔM NHỊ ĐỘ MAI QUA VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN BẢN ................. 107 4.1. Hình thức nghệ thuật .............................................................................. 107 4.2. Giá trị nội dung tƣ tƣởng ........................................................................ 120 4.3. Giá trị của các bản diễn xƣớng Nhị độ mai ............................................ 131 KẾT LUẬN .................................................................................................. 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ........................................... 140 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 141 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 151
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN NĐM : Nhị độ mai NĐMDC : Nhị độ mai diễn ca NĐMTT : Nhị độ mai tinh tuyển CDNĐMT : Cải dịch Nhị độ mai truyện NĐMT : Nhị độ mai trò NĐMDT : Nhị độ mai diễn truyện
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Danh mục các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ............................... 32 Bảng 2.2: So sánh một số khác biệt về tự dạng khắc in giữa các bản Nhị độ mai diễn ca (VNb.22, VNb.28, VNb.37, R.495) ........................... 38 Bảng 2.3: Một số chữ khắc in nhầm của Nhị độ mai diễn ca VNb.22 đƣợc lặp lại ở Nhị độ mai diễn ca R.464 ............................................ 42 Bảng 2.4: Một số câu thơ tƣơng đồng giữa Nhị độ mai diễn ca VNb.22 và Nhị độ mai tinh tuyển AB.350 ....................................................... 47 Bảng 2.5: Thống kê và phân loại hệ thống các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ... 58 Bảng 3.1: Một số chữ kỵ húy trong văn bản Nhị độ mai diễn ca VNb.22 ..... 71 Bảng 3.2: Thống kê từ Việt cổ trong Nhị độ mai diễn ca VNb.22 ................ 78 Bảng 3.3: So sánh số lƣợng từ Việt cổ qua một số văn bản .......................... 82 Bảng 3.4: Khảo dị những dị văn trong các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca (Lấy bản VNb.22 làm bản nền) .................................. 88 Bảng 3.5: Một số ví dụ chứng minh các văn bản nhóm VNb.28, VNb.37, R.464 Nhị độ mai diễn ca khắc in lại.................................................. 94 Bảng 3.6: So sánh sự khác biệt về cấu trúc chữ Nôm ở các văn bản Nhị độ mai diễn ca VNb.22, VNb.37, VNb.28, R.464 với R.495 ............. 96 Bảng 3.7: So sánh sự khác biệt ở các văn bản Nhị độ mai diễn ca VNB.22 với AB.419/bis và Yale 100044.028 ..................................................... 97 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ truyền bản các văn bản Nhị độ mai diễn ca ...................... 101 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ truyền bản các văn bản diễn nôm Nhị độ mai ở Việt Nam .... 105
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong kho tàng truyện thơ Nôm của dân tộc, có thể nói sau Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, Nhị độ mai 二度梅 là tác phẩm đƣợc quảng đại quần chúng yêu thích và đƣợc phổ biến rộng rãi, và là một trong những truyện Nôm quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam. Về nguồn gốc thì Truyện Nhị độ mai (NĐM) đƣợc diễn ca, diễn dịch, cải dịch Nôm từ một tiểu thuyết của Trung Quốc có tên là Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai. Về sau, các bản diễn Nôm NĐM đã đƣợc in ấn, sao chép, diễn dịch nhiều hơn, đa dạng hơn với các loại hình văn học nghệ thuật khác nhau. Lâu nay, chúng ta chỉ biết đến một tác phẩm NĐM đang đƣợc lƣu hành là truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca. Truyện thơ NĐM mà chúng ta vẫn biết đó là văn bản đƣợc phiên khảo từ bản Nôm cổ có tên Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 gồm 2820 câu lục bát (kí hiệu AB.419 tại VNCHN). Tuy nhiên, trên thực tế, NĐM vẫn còn những văn bản khác, đƣợc khắc in, sao chép ở những giai đoạn khác nhau, và đƣợc diễn dịch thành các loại hình khác nhau, đó là Nhị độ mai tinh tuyển 二度梅精選, Nhị độ mai trò 二度梅𠻀, Nhị độ mai tân truyện 二度梅新傳, Nhị độ mai nhuận chính 二 度 梅 潤 正, Cải dịch Nhị độ mai truyện 改譯二度梅傳,…Những văn bản này đa phần là sách khắc in hoặc chép tay, hiện vẫn nằm trong kho thƣ tịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) và một số thƣ viện khác mà chƣa đƣợc phiên chuyển ra Quốc ngữ để công bố với bạn đọc. Không những thế, vấn đề tác giả của các bản diễn Nôm này đến nay vẫn còn nhiều quan điểm chƣa thống nhất. NĐM có phải là tác phẩm truyện thơ Nôm khuyết danh hay không? Nếu có tác giả thì đó là ai, căn cứ vào đâu để kết luận về tác giả của những tác phẩm diễn Nôm này? Những tác phẩm diễn Nôm NĐM chƣa đƣợc công bố kia có giá trị thế nào, có ƣu nhƣợc điểm gì so với bản hiện đang lƣu hành? Đâu sẽ là bản diễn Nôm tốt nhất phỏng theo cốt truyện của NĐM?… Nhìn chung tình hình văn bản diễn Nôm NĐM khá phức tạp và còn nhiều vấn đề hiện vẫn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng. 1
  9. Nhận thấy giá trị, tầm quan trọng của những bản diễn Nôm NĐM, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn xác lập cái nhìn khái quát về hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM; đƣa ra những nhận định, đánh giá, và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn bản của hệ thống văn bản này cũng nhƣ bƣớc đầu tìm hiểu, đánh giá về vị trí các tác phẩm diễn Nôm NĐM trong văn học chữ Nôm và trong nền văn hóa, văn học dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án khảo cứu một cách toàn diện hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xác lập quá trình truyền bản của hệ thống văn bản diễn Nôm NĐM, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên cứu giá trị các tác phẩm diễn Nôm NĐM trên cơ sở các kết quả nghiên cứu văn bản học. 2.2. Nhiệm vụ Luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Khái quát hệ thống các văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM, mô tả, phân loại văn bản, khảo dị, so sánh để tìm ra bản nền, tiến tới xác lập hệ thống truyền bản các bản diễn Nôm NĐM. - Tìm hiểu một số vấn đề về tác giả, niên đại của các văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị các tác phẩm diễn Nôm NĐM về hai phƣơng diện: nội dung và nghệ thuật trên cơ sở các kết quả nghiên cứu văn bản học. - Phiên âm, chuyển dịch một số các tác phẩm diễn Nôm NĐM. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các văn bản của tác phẩm diễn Nôm NĐM hiện còn lƣu giữ đƣợc gồm 13 văn bản hiện đang lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thƣ viện Viện Văn học, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và sƣu tập tƣ gia. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài của chúng tôi phạm vi chủ yếu xoay quanh vấn đề khảo cứu hệ thống các văn bản diễn dịch Nôm NĐM. Liên quan đến phạm vi đề tài này, chúng tôi xác 2
  10. định phạm vi tƣ liệu chủ yếu là các dạng thức tồn tại của các văn bản diễn Nôm NĐM hiện còn đƣợc lƣu giữ tại kho thƣ tịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và trong các thƣ viện khác. Bênh cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm đến các tƣ liệu thành văn từng khảo cứu và diễn dịch liên quan đến truyện thơ Nôm NĐM cũng nhƣ các trƣớc tác liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin về các tác giả của các văn bản, những tồn nghi từ trƣớc đến nay và những kiến giải mới của chúng tôi. Những hiểu biết về tác giả các bản diễn Nôm này sẽ phục vụ cho quá trình khảo sát và đánh giá các văn bản. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp văn bản học Hán Nôm là phƣơng pháp chủ đạo đƣợc vận dụng nhằm xác lập hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM, giám định niên đại, tác giả, quá trình truyền bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố. - Phƣơng pháp thống kê định lƣợng số lƣợng bài, số lƣợng các dị văn trong các văn bản; từ đó đƣa ra những phân tích biện luận về các dị văn và đƣa ra những nhận định tin cậy cho các dị văn. - Phƣơng pháp thông diễn học (thuyên thích học), đƣợc sử dụng để giải mã, biên dịch ... làm nổi bật các thông tin từ tác phẩm một cách tối đa và có chiều sâu. Theo phƣơng pháp này, vấn đề minh giải văn bản đƣợc xem xét trong các mối quan hệ của văn bản và liên văn bản, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc tác phẩm. - Phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử trong nghiên cứu văn học thời Trung Đại qua các thời kỳ gắn liền với quá trình ra đời của các tác phẩm diễn Nôm NĐM. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành đƣợc vận dụng để nghiên cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM ở các khía cạnh văn học, ngôn ngữ,... Luận án có sử dụng các thao tác phân tích tổng hợp, với mục tiêu tổng thuật tình hình nghiên cứu về các văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM, đƣa ra những nhận 3
  11. xét của ngƣời đi trƣớc đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, từ đó định hƣớng nghiên cứu của đề tài. 5. Đóng góp mới của Luận án Lần đầu tiên tình hình các bản diễn Nôm NĐM đƣợc khảo sát một cách đầy đủ. Từ việc khảo dị và so sánh văn bản, Luận án đƣa ra các văn bản nền, sơ đồ truyền bản của các bản diễn Nôm NĐM. Luận án đặt ra vấn đề tác giả của các bản diễn Nôm NĐM, đặc biệt là truyện thơ Nôm NĐMDC, Luận án sẽ có những đóng góp thêm và minh chứng về tác giả của truyện thơ Nôm này. Luận án tìm hiểu, đánh giá giá trị của các tác phẩm diễn Nôm NĐM cả về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ hình thức nghệ thuật, so sánh các bản diễn Nôm này với tiểu thuyết chữ Hán Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai của Trung Quốc, so sánh giữa các bản diễn Nôm NĐM với nhau. Qua đó tìm hiểu giá trị đặc sắc của mỗi văn bản tác phẩm và khẳng định vai trò, vị trí của các bản diễn Nôm này trong kho tàng văn học chữ Nôm và trong nền văn học Việt Nam nói chung. Luận án tiến hành phiên âm, khảo dị và chú giải trên bản gốc bằng chữ Nôm một văn bản diễn Nôm NĐMDC qua khảo cứu đã đánh giá là gần với bản gốc nhất và phù hợp nhất với thời điểm ra đời của văn bản, tránh đƣợc những sai sót và nhầm lẫn của các bản phiên âm NĐM trƣớc đây. Luận án cũng phiên âm và giới thiệu trích đoạn trong các tác phầm Nhị độ mai tinh tuyển, Cải dịch Nhị độ mai truyện, Nhị độ mai trò, Nhị độ mai diễn truyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Khảo cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm NĐM làm giàu thêm kho tàng truyện thơ Nôm dân tộc, điều đó có ý nghĩa thực tiễn đối với việc bổ sung thêm những tác phẩm truyện thơ Nôm, tác phẩm diễn xƣớng sân khấu NĐM với đông đảo bạn đọc. - Nghiên cứu hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm có ý nghĩa xã hội hóa tƣ liệu Hán Nôm trong đời sống văn hóa hiện nay. Hơn nữa trong việc cung cấp tƣ liệu và giảng dạy truyện thơ Nôm ở trƣờng phổ thông, hay bậc đại học và sau đại học hiện nay. 4
  12. 7. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Phụ lục, bố cục của Luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau: + Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án + Chƣơng 2: Hệ thống các văn bản diễn Nôm Nhị độ mai ở Việt Nam - nguồn gốc và đặc trưng + Chƣơng 3: Tình hình văn bản của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai qua khảo sát và so sánh đối chiếu + Chƣơng 4: Giá trị và vị thế của các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai qua việc nghiên cứu văn bản Tiếp theo Phần kết luận là Danh mục bài nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án gồm 03 bài viết đã đƣợc đăng tải trên Tạp chí Hán Nôm, tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, Hợp tuyển công trình nghiên cứu Ngữ văn học - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tài liệu tham khảo gồm 110 đơn vị. Phần Phụ lục gồm 04 mục: + Phụ lục 01: Bảng khảo dị các văn bản truyện thơ Nôm Nhị độ mai diễn ca + Phụ lục 02: Văn bản nền Nhị độ mai diễn ca –1000 câu thơ đầu. + Phụ lục 03: Giới thiệu văn bản tuồng chữ nôm Nhị độ mai diễn truyện - trích hồi 2 + Phụ lục 04: Giới thiệu một vài đoạn trong các bản diễn Nôm Nhị độ mai chƣa đƣợc công bố. 5
  13. Chƣơng 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Bắt nguồn từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam, tác phẩm này đã có quá trình lƣu truyền rất phong phú và phức tạp. Với đề tài Nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai, chúng tôi nhằm mục đích khảo sát và hệ thống lại tất cả các văn bản diễn Nôm NĐM, thiết lập sơ đồ truyền bản, đồng thời giới thiệu và công bố văn bản nền đáng tin cậy và gần với bản gốc hơn cả. Liên quan đến đề tài Luận án, chúng tôi sẽ tìm hiểu về khái niệm “diễn Nôm” trong văn học Trung Đại Việt Nam, các tác phẩm diễn Nôm NĐM trong tƣơng quan với văn học dịch nhƣ thế nào? Đồng thời trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến NĐM, từ vấn đề văn bản cho tới những đánh giá về giá trị. Thấy đƣợc những thiếu sót từ trƣớc đến nay khi nghiên cứu về NĐM, để từ đó bổ sung làm rõ những vấn đề về mặt văn bản của hệ thống văn bản tác phẩm diễn Nôm này. 1.1. Khái niệm “diễn Nôm” trong Văn học Trung đại Việt Nam Chữ Hán của ngƣời Trung Quốc thời cổ theo dấu chân của những đoàn quân xâm lƣợc, của những lƣu dân, thƣơng nhân đã du nhập vào Việt Nam từ trƣớc Công Nguyên), trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, chữ Hán đƣợc sử dụng làm văn tự chính thống, duy nhất trên đất nƣớc Việt bị các đế chế Hán tộc thống trị. Đến kỷ nguyên tự chủ, mở đầu từ thế kỷ thứ X, chữ Hán ở Việt Nam đƣợc chuyển đọc theo quy luật âm Việt, gọi là cách đọc Hán Việt, đƣợc nhà nƣớc phong kiến sử dụng làm văn tự chính thống. Từ vị thế ấy, chữ Hán đƣợc dùng chính thức trên tất cả các lĩnh vực nhƣ hành chính, văn hóa, giáo dục,... đặc biệt trong sáng tác văn chƣơng, tạo nên bộ phận văn học chữ Hán ở Việt Nam, “đồng văn, dị vực” với văn học một số nƣớc vùng Đông Á. Tuy nhiên, chữ Hán không thể ghi chép và diễn tả hết đƣợc những tâm tƣ, tình cảm, văn hóa, phong tục, đời sống của ngƣời dân Việt Nam, điều đó đã góp phần thúc đẩy sự hình thành việc sáng tạo ra chữ Nôm. Chữ Nôm là văn tự riêng của ngƣời Việt. Chữ Nôm cũng nhƣ chữ Hán, thuộc loại hình chữ vuông, do ngƣời Việt Nam sáng chế, dựa vào bộ nét, thành tố, phƣơng thức cấu tạo chữ 6
  14. Hán và cách đọc Hán Việt để ghi âm tiếng Việt. Dẫu vậy, trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, chữ Nôm không có vị thế chính thống dù vẫn có những giai đoạn ngắn ngủi (thời nhà Hồ, tây Sơn Sơn) đƣợc triều đình ƣu ái, đề cao) cho nên trong những lĩnh vực có tính chất nhà nƣớc, hành chính, quan chế, điển chƣơng,... chữ Nôm chỉ đƣợc dùng bổ sung cho chữ Hán. Nhƣng trên lĩnh vực sáng tác văn chƣơng, với ƣu thế của thứ chữ ghi âm tiếng mẹ đẻ, chữ Nôm lại trở thành công cụ đắc lực của dòng văn học kết tinh đƣợc tinh hoa, sáng tạo của các tác giả văn học thời trung đại, điều mà văn học chữ Hán, dù sao cũng là viết bằng văn tự ngoại lai bị hạn chế nhiều. Trong hệ thống văn bản Nôm ta thƣờng thấy trong tiêu đề tên tác phẩm có các cụm từ nhƣ diễn ca, diễn âm, ca, ca âm, quốc âm ca, diễn truyện, diễn nghĩa, giải âm, quốc âm,... Về các cụm từ này đã có một số nhà nghiên cứu có ý kiến, nhƣ Hoàng Thị Ngọ, Nguyễn Quang Hồng, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Kim Sơn,... Tác giả Nguyễn Quang Hồng trong bài Tác phẩm chữ Nôm và các kiểu định danh chúng [32, 207-218] đã khảo sát các tác phẩm chữ Nôm và tên tác phẩm qua 2 bộ thƣ mục Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp [23] và Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu do Trần Nghĩa và François Gros chủ biên [59]. Trong bài viết này, tác giả đã thống kê số lƣợng cụ thể các loại tên tác phẩm Nôm nhƣ: tên thuần Nôm, tên nửa Hán nửa Nôm, tên Hán văn và tên có các chứa các từ ngữ nhƣ: Quốc ngữ, quốc âm, Nam âm, diễn âm, giải âm, tân truyện, diễn truyện, diễn nghĩa... Tác giả đã chỉ ra quang cảnh chung của tác phẩm Nôm và tên tác phẩm, đồng thời cho rằng: tên tác phẩm có các thuật ngữ quốc ngữ, quốc âm, diễn âm, diễn ca và tân truyện là tên có nhiều khả năng chỉ báo đó là tác phẩm Nôm nhất. Theo tác giả Hoàng Thị Ngọ trong bài viết Vài nét về thể tài diễn ca lịch sử Nôm thì cụm từ diễn âm khi thì đƣợc dùng ở các bản diễn dịch nghĩa kinh Phật, sách tôn giáo từ Hán sang Nôm, khi thì đƣợc dùng trong những văn bản có nội dung răn dạy đạo đức và cả trong những văn bản có nội dung diễn ca lịch sử bằng văn vần theo thể lục bát. Cụm từ diễn ca xuất hiện khá nhiều và ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: văn học, diễn ca lịch sử, y học, giáo dục, tôn giáo, diễn ca sách kinh điển... Những 7
  15. văn bản này thƣờng đƣợc thể hiện bằng văn vần, chủ yếu là thơ lục bát và cả các văn bản có nội dung mang tính chất trình diễn sân khấu nhƣ tuồng, chèo [66- 3]. Trong bài viết Hoạt động diễn dịch Hán Nôm kinh điển Nho gia của các nhà Nho Việt Nam – phân tích từ góc độ mục tiêu và bản chất, tác giả Nguyễn Kim Sơn lại cho rằng: “diễn Nôm tạo ra một con đƣờng để các lớp từ ngữ, khái niệm của Nho giáo thâm nhập sâu vào tiếng Việt, rất nhiều trong số đó đƣợc Việt hóa sâu sắc” [78]. Nhƣ vậy, “diễn Nôm” không phải chỉ để dễ nhớ dễ thuộc một khái niệm hay tƣ tƣởng mà nó là con đƣờng làm cho tƣ tƣởng ấy phù hợp hơn với tƣ duy ngƣời Việt, nhu cầu tƣ duy tƣ tƣởng, triết học bằng tiếng Việt. Đồng thời, việc diễn dịch bằng thơ tạo ra một sự thúc ép ngƣời dịch bày tỏ thái độ, cảm xúc, chính kiến nhiều hơn là việc chuyển dịch từ văn xuôi sang văn xuôi. Điều này do sức ép của chính đặc trƣng thể loại. Nó nảy sinh từ sự chuyển dịch giữa hai loại văn bản có đặc trƣng khác nhau: tự sự và trữ tình. Khi diễn dịch bằng thơ, ngƣời ta cũng thƣờng bộc lộ ý khuyên nhủ, dẫn dắt và định hƣớng nhận thức. “Diễn ca” ngoài sự tác động vào tƣ duy lí tính, nó còn tác động vào tầng cảm tính, vào tình cảm và trực cảm. Theo tác giả Lại Nguyên Ân trong tập tiểu luận Đọc lại người trước, đọc lại người xưa, ông coi “diễn Nôm” cũng là một phƣơng thức để bảo quản và phát triển vốn truyện: “Việc bảo quản cái vốn đã có (huyền thoại, thần tích, cổ tích, truyền thuyết…) nếu đƣợc thực hiện bằng văn tự Hán lại phải chịu một sự Hán hóa (và kèm theo là Nho giáo hóa) mà nay chƣa thể đo đƣợc mức độ méo lệch, biến dạng. Vả chăng, ngay khi đã đƣợc ghi lại bằng văn tự, dƣới dạng các thần tích, thần phả, văn bia, truyện ký, sử ký…, cái vốn truyện đã có cũng chỉ tạo cơ hội tiếp xúc cho số ít công chúng có học. Đối với các vốn liếng trong văn hóa, yêu cầu bảo lƣu chủ yếu không phải là gói lại, cất kín một chỗ. Sự bảo lƣu chỉ hữu hiệu khi đem cái vốn cần giữ kia ra tiêu dùng trong đời sống văn hóa cộng đồng”[4, tr.41-42]. Từ khía cạnh này có thể thấy “diễn Nôm” nhƣ một phƣơng thức có ý nghĩa lớn, cả trong việc lƣu giữ các tích truyện xƣa, cả trong việc sản sinh các tích mới. Lại Nguyên Ân coi “diễn Nôm” nhƣ một thuật ngữ chỉ thao tác. Thực chất của thao tác đó là: Diễn đạt một nội dung nào đấy bằng tiếng bản địa, bản tộc, ở đây là tiếng Việt đối với ngƣời Việt nhƣng không phải tiếng bản tộc trong một cấu trúc bất kỳ 8
  16. mà phải là một cấu trúc xác định, đáp ứng yêu cầu thuận lợi trong phổ biến, truyền thông, lại cũng đáp ứng một mỹ cảm về ngôn từ của ngƣời bản tộc đƣơng thời. Và theo ông: “Diễn Nôm và lục bát nhƣ hai mặt của cùng một quá trình: một nhu cầu và một phƣơng án khả thi, thậm chí tối ƣu”. Nhƣ vậy, diễn Nôm là cụm từ để chỉ những văn bản, tác phẩm đƣợc chuyển dịch, hoặc diễn Nôm từ một văn bản tác phẩm gốc bằng chữ Hán hoặc từ một nội dung sẵn có. Các tác phẩm diễn dịch này có thể là văn xuôi Nôm hoặc thơ Nôm. Diễn Nôm và thể lục bát có mối quan hệ mật thiết. Nhờ có sự uyển chuyển, linh hoạt của thể thơ lục bát, diễn Nôm tỏa một độ rộng dƣờng nhƣ không biết đến giới hạn, cả trong lẫn ngoài văn học. Diễn Nôm tuy không phải là khuynh hƣớng học thuật mang tính bác học nhƣng nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với nền văn học dân tộc. Diễn Nôm không phải chỉ để dễ nhớ, dễ thuộc nội dung của một văn bản chữ Hán mà còn thổi vào đó chính kiến, định hƣớng tiếp nhận của ngƣời diễn dịch. Đặc biệt diễn dịch bằng thơ sẽ đem lại cho văn bản mới màu sắc cảm tính, xúc động, tâm đắc của ngƣời diễn dịch so với bản gốc. Theo tác giả Douglas Robinson trong cuốn “Routledge encyclopedia of translaton studies”1 (cuốn bách khoa toàn thƣ nghiên cứu về các vấn đề phiên dịch và chuyển ngữ) thì các phƣơng pháp dịch thuật tồn tại 3 loại: - Loại thứ nhất: Metaphrase nghĩa là dịch từng từ, từng nhóm từ, giữ nguyên nghĩa và văn phong của bản gốc. - Loại thứ 2: Paraphrase là phƣơng pháp dịch có cải biên, không phải là dịch sát từng từ một, hiểu và viết theo lối nói của ngôn ngữ mà ngƣời viết chuyển dịch sang nhƣng vẫn phải giữ nguyên nghĩa. Ví dụ câu thành ngữ tiếng Anh “Love me love my dog” đƣợc dịch sang tiếng Việt là “Yêu em yêu cả đƣờng đi lối về”. Nhƣ vậy cách dịch này vẫn giữ nguyên về nghĩa nhƣng văn phong thay đổi và sắc thái văn hóa cũng thay đổi. - Loại thứ 3: Imitation nghĩa là lấy cốt truyện rồi sáng tác lại. Thực chất đó là sự phóng tác lại, chỉ cốt truyện còn giữ lại, còn ngôn từ, văn phong, sắc thái văn hóa đều thay đổi. Ví dụ nhƣ “Truyện Kiều” đƣợc đại thi hào Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc. 1 “Routledge encyclopedia of translation studies”, first published 1998 by Routledge, 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE, 29 West 35th Street, New York, NY 10001. 9
  17. Nhƣ vậy, các tác phẩm diễn Nôm trong văn học thông thƣờng sẽ tƣơng đƣơng với phƣơng pháp dịch thứ 3 là Imitation. Tất cả các tác phẩm diễn Nôm NĐM đều thuộc loại này. Các tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai dù đƣợc “hoán cốt đoạt thai” từ tiểu thuyết chƣơng hồi của Trung Quốc, tác giả Việt Nam vẫn có những cố gắng sáng tạo riêng. Tuy nhiên đó không phải là những giá trị độc - sáng mà là những cố gắng cá nhân để vƣợt lên khỏi khởi điểm vay mƣợn hay để tạo ra những nét đẹp riêng biệt cho tác phẩm của mình. Xuất phát từ tác phẩm của Trung Quốc, các tác phẩm diễn Nôm NĐM không chỉ có một mà là cả một hệ thống các văn bản tác phẩm khác nhau với màu sắc khác nhau, thể loại khác nhau rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản tác phẩm diễn Nôm Nhị độ mai 1.2.1 Vấn đề nguồn gốc truyện thơ Nôm Nhị độ mai Giao lƣu văn hóa là một hoạt động quan trọng trong quá trình vận động và phát triển của bất cứ một nền văn hóa nào, ở bất kỳ thời đại nào. Với tính cách là một thành tố của văn hóa, nền văn học của một dân tộc bất kỳ luôn tồn tại và phát triển dù muốn hay không trong mối liên hệ giao lƣu với văn học các dân tộc khác. Nhìn vào quá trình lịch sử văn học Việt Nam, ta dễ dàng nhận thấy những ảnh hƣởng sâu đậm của văn học Trung Hoa. Ngoài những vay mƣợn về cảm hứng và hình thức diễn đạt, một số lớn truyện Nôm còn mƣợn cả truyện tích của văn chƣơng Trung Hoa. Khởi đầu có các truyện Vương Tường, Tô Công Phụng sử viết theo thể thơ Đƣờng luật, tiếp đến các truyện Hoa Tiên, Lâm tuyền kì ngộ, Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai tân truyện, Ngọc Kiều Lê tân truyện, Đoạn trường tân thanh, Quân trung đối, Phù Dung, Nữ tú tài,... viết theo thể lục bát. Đối với truyện thơ Nôm NĐM, căn cứ vào câu 17 trong phần mở đầu: “Truyện ngoài xem Nhị độ mai”, tất cả các nhà nghiên cứu văn học sử từ trƣớc tới giờ đều cho rằng nguồn gốc của NĐM Việt Nam chính là cuốn NĐM Trung Hoa. Học giả Trần Ích Nguyên trong chuyên luận Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung Việt đã nói rõ sự lƣu truyền và diễn biến của NĐM ở Trung Quốc: “Tiểu thuyết Nhị độ mai có tên đầy đủ là Trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai toàn truyện, gồm 6 quyển 40 hồi. Sách ghi Tích Âm đƣờng chủ nhân biên tập, Tú Hổ Đƣờng chủ nhân 10
  18. bình duyệt, hoặc đề Thiên Hoa chủ nhân biên thứ. Thân phận tác giả không rõ, về năm thành sách thì trƣớc đây phần nhiều cho là tác phẩm đầu đời Thanh. Nay có học giả chủ trƣơng thành sách vào khoảng niên hiệu Càn Long (1748) đến năm thứ 35 niên hiệu Càn Long” [68, tr.284] . Bởi giá trị đặc sắc về luân lí, đạo đức, đặc biệt nhấn mạnh trung, hiếu, tiết, nghĩa nên NĐM đã đƣợc các nhà viết kịch Trung Quốc cải biên thành truyền kỳ, hý khúc và tác phẩm thuyết xƣớng. Cũng theo Trần Ích Nguyên, truyện NĐM sau khi phát triển phồn vinh ở Trung Quốc thì bắt đầu đƣợc truyền bá rộng rãi đến các nƣớc xung quanh ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Nhƣ vậy, theo Trần Ích Nguyên thì NĐM Việt Nam bắt nguồn từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc. Vậy ở Trung Quốc ngoài tiểu thuyết Nhị độ mai còn có tác phẩm Nhị độ mai nào viết bằng các thể loại khác nữa hay không? Và các tác phẩm diễn Nôm NĐM khác trong đó có cả các tác phẩm diễn xƣớng có phải bắt nguồn từ tiểu thuyết NĐM hay là từ sự lan tỏa của NĐMDC thì chƣa có tác giả nào nói đến. Những vấn đề này chúng tôi sẽ khảo chứng và tìm ra lời giải đáp trong các phần sau. 1.2.2 Công việc phiên âm và chú giải Nhị độ mai ở Việt Nam a) Các khảo cứu thƣ mục học về Nhị độ mai Về các văn bản NĐM bằng chữ Nôm, đã có một số công trình nhắc đến nhƣng chƣa thực sự đầy đủ. - Theo Thƣ viện Viễn Đông Bác Cổ, nay là Thƣ viện Khoa học Xã hội tại Hà Nội có 2 bản: Nhị độ mai二度梅, Nhị độ mai truyện 二度梅傳. - Theo cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (Nxb. KHXH, H, 1993) thì hiện có 4 bản diễn Nôm NĐM: Nhị độ mai diễn ca 二度梅演歌 (còn có tên Nhị độ mai nhuận chính 二 度 梅 潤 正; Mai Lương Ngọc 梅良玉): đây là bản hiện hành, gồm 2820 câu lục bát, lâu nay đƣợc phổ biến rộng rãi. Độc giả ngày nay hầu nhƣ chỉ biết tới bản này. Nhị độ mai diễn ca đƣợc đoán định ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XIX, bản Nôm in sớm nhất hiện biết là vào năm 1876, tác phẩm đƣợc xếp loại truyện Nôm khuyết danh. Nhị độ mai tinh tuyển 二度梅精選do Song Đông Ngâm Tuyết Đƣờng 雙東吟雪堂 soạn năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Đây là một bản diễn Nôm khác 11
  19. bản Nhị độ mai diễn ca , ra đời sau Nhị độ mai diễn ca , dài hơn Nhị độ mai diễn ca . Nhị độ mai tinh tuyển khác với Nhị độ mai diễn ca ở cả lời văn và cách chia hồi. Nhị độ mai truyện 二度梅傳 (còn có tên Cải dịch Nhị độ mai truyện 改譯二度梅傳). Bản này do Thiện Đình Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng biên dịch, Đặng Ngọc Toản bình điểm. Ở bản này, tác giả cho rằng Đặng Xuân Bảng không dịch từ đầu mà cải dịch cũng theo thể lục bát từ đoạn mẹ con Ngọc Thƣ buông chài vớt đƣợc Xuân Sinh cho đến hết. Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện 潤正忠孝節義二度 梅 傳. Quan Văn Đƣờng in năm Thành Thái Đinh Mùi (1907). 1 bản in, 190 trang, có tranh minh họa, có chữ Hán. - Tác giả Lê Trí Viễn, Hoàng Ngọc Phách trong cuốn Nhị độ mai [98] bên cạnh việc giới thiệu, chú thích cho văn bản đã đƣa ra những kết quả khảo luận về các bản diễn Nôm Nhị độ mai. Các tác giả cho rằng, hiện nay, các bản Nôm diễn ca, diễn dịch, cải dịch truyện Nhị độ mai có thể thấy có 3 bản: Nhị độ mai diễn ca, Nhị độ mai tinh tuyển, Nhị độ mai truyện. - Trong bộ sách đồ sộ Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, các tác giả khi nhắc đến truyện thơ Nôm Việt Nam cũng đã nhắc đến 4 văn bản truyện thơ Nôm NĐM cùng có nguồn gốc từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc, đó là: Nhị Độ Mai diễn ca, Nhị Độ Mai truyện, Nhị Độ Mai tinh tuyển, Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện. - Học giả Trần Ích Nguyên trong chuyên luận Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung Việt cho rằng: “Ở Việt Nam, ngoài các tác phẩm truyện thơ Nôm là Nhị độ mai diễn ca (còn có tên là Nhị độ mai nhuận chính, Mai Lương Ngọc), Nhị độ mai tinh tuyển, Nhị độ mai truyện (còn có tên là Cải dịch Nhị độ mai truyện), Nhuận chính trung hiếu tiết nghĩa Nhị độ mai truyện” [68, tr.293-294], Trần Ích Nguyên cho rằng còn có một kịch bản NĐM của Việt Nam trực tiếp cải biên từ tiểu thuyết NĐM của Trung Quốc, nhƣng hiện chỉ còn hồi thứ nhất và ông cũng không nêu rõ tên tác phẩm. - Trong luận văn thạc sĩ “越南二度梅研究” (Study of Vietnam “Er - Tou - Mei ” – Nghiên cứu truyện “Nhị độ mai” của Việt Nam) [122] của Trang Thu Quân 12
  20. 莊秋君 tại Trƣờng Đại học Thành Công năm 2010, tác giả đã trình bày toàn bộ quá trình lƣu truyền truyện NĐM ở Trung Quốc và đã có những khảo sát thống kê các tác phẩm Nôm và quốc ngữ NĐM ở Việt Nam. Tuy nhiên sự khảo sát và thống kê còn sơ lƣợc và chƣa đầy đủ, chƣa đi sâu để đánh giá giá trị của các bản diễn Nôm NĐM, chƣa thấy đƣợc sự phức tạp trong quá trình truyền bản của NĐM, không đƣa ra đƣợc quá trình truyền bản, không nói đƣợc bản nào là khắc in, sao chép từ bản nào. Về mặt văn học, tác giả Trang Thu Quân cũng có sự so sánh lời văn và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nôm NĐM. Tuy nhiên, khi nói về NĐM của Việt Nam, tác giả vẫn gọi là Truyện Nhị độ mai nói chung chứ chƣa phân biệt rõ tên Nôm của tác phẩm cô dùng so sánh là NĐMDC. Sự so sánh giữa NĐM Trung Quốc với NĐM Việt Nam là so sánh với bản Truyện NĐM bằng quốc ngữ mà thôi. Phần phụ lục dịch lại bằng tiếng Trung Quốc toàn bộ 2819 câu trong bản Nhị độ mai diễn ca (bản Quan Văn Đƣờng 1909). - Tác giả Võ Thị Ngọc Thúy trong đề tài Khoa học cấp trƣờng năm 2016 “Vấn đề văn bản truyện Nhị độ mai” mã số T.16-XH-04 của Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Huế [92] đã tiến hành thống kê và phân loại các văn bản diễn Nôm NĐM và so sánh giữa chúng. Tuy nhiên sự thống kê vẫn chƣa phong phú và đầy đủ. Tác giả Võ Thị Ngọc Thúy chƣa đƣa ra đƣợc sơ đồ truyền bản cho quá trình diễn Nôm NĐM, chƣa làm sáng tỏ bản nào bắt nguồn từ bản nào, chƣa khảo sát kĩ và phần biện luận về các văn bản còn nhiều điều chƣa thỏa đáng. Cả Võ Thị Ngọc Thúy, Trang Thu Quân và các tác giả nói trên chƣa tác giả nào nhắc đến bộ tuồng chữ Nôm đồ sộ gồm 6 hồi đƣợc lƣu truyền trong dân gian. Do vậy về hệ thống các văn bản diễn Nôm NĐM còn nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ và Luận án sẽ tiếp tục giải quyết. b) Các công bố phiên âm và chú giải văn bản Truyện thơ Nôm NĐM với nội dung đề cao trung hiếu tiết nghĩa rất phù hợp với tính cách, nguyện vọng của ngƣời Việt, lại đƣợc viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc nên nó đƣợc đông đảo ngƣời dân yêu mến và phổ biến rộng rãi. Không chỉ bằng chữ Nôm, từ khi có chữ quốc ngữ, NĐM cũng đã đƣợc phiên ra quốc ngữ để đông đảo ngƣời đọc đƣợc tiếp cận. Điều đó cho thấy sức lan tỏa mạnh 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2