Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp đại học Thái Nguyên
lượt xem 8
download
Nội dung nghiên cứu của luận án là nhận diện các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính; đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp đại học Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------- PHAN THỊ THÁI HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC VÙNG TẠI VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------------- PHAN THỊ THÁI HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC VÙNG TẠI VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGÔ TRÍ TUỆ 2. TS. BÙI THỊ MINH HẢI HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm về sự trung thực trong học thuật Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Phan Thị Thái Hà
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................... vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................................... 3 4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 3 5. Kết cấu của Luận án .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 5 1.1. Nghiên cứu các vấn đề chung về Kiểm soát nội bộ (KSNB)............................ 5 1.2. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong trường đại học .............................. 7 1.3. Các nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính và tự chủ tài chính trong các trường đại học .......................................................................................................... 11 1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính trong trường đại học ................................................................................................ 14 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................... 19 CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ........................................ 20 2.1. Khái quát về đại học công lập .......................................................................... 20 2.2. Quản lý tài chính đại học .................................................................................. 21 2.2.1. Quan điểm về quản lý tài chính đại học ....................................................... 21 2.2.2. Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính trong đại học ....................... 24 2.2.3. Hiệu lực quản lý tài chính ............................................................................. 35 2.3. Kiểm soát nội bộ trong đại học ........................................................................ 38 2.3.1. Quan điểm về kiểm soát nội bộ trong trường đại học .................................. 38 2.3.2. Khái quát về kiểm soát nội bộ ...................................................................... 41
- iii 2.3.3. Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ của đại học ...................................... 45 2.4. Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và hiệu lực quản lý tài chính ................ 50 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................... 53 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 54 3.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu ........................................................................... 54 3.1.1. Lý thuyết nền tảng ........................................................................................ 54 3.1.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ..................................................................... 56 3.1.3. Xác định các biến quan sát thuộc mô hình nghiên cứu ................................ 59 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 65 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................... 65 3.4. Nguồn dữ liệu nghiên cứu................................................................................. 67 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................ 67 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 71 CHƯƠNG 4. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TỚI HIỆU LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN............................................................. 72 4.1. Bối cảnh nghiên cứu của luận án ..................................................................... 72 4.1.1. Đại học vùng và đặc điểm của đại học vùng trong hệ thống đại học công lập Việt Nam ................................................................................................................. 72 4.1.2. Khái quát về Đại học Thái Nguyên .............................................................. 79 4.2. Thực trạng quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên ............................... 84 4.2.1. Quản lý khai thác nguồn thu ......................................................................... 84 4.2.2. Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính ..................................................... 87 4.2.3. Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ ........................................................... 94 4.2.4. Kiểm soát tài chính trong Đại học Thái Nguyên .......................................... 95 4.3. Kiểm soát nội bộ trong Đại học Thái Nguyên ................................................ 96 4.3.1. Môi trường kiểm soát ................................................................................... 96 4.3.2. Đánh giá rủi ro ............................................................................................100 4.3.3. Hoạt động kiểm soát ...................................................................................101 4.3.4. Thông tin và truyền thông...........................................................................102 4.3.5. Giám sát ......................................................................................................103
- iv 4.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................104 4.4.1. Đánh giá hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên ..................104 4.4.2. Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên .........................................................................................................114 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................................133 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ CHÍNH TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ....................................134 5.1. Phân tích kết quả nghiên cứu.........................................................................134 5.2. Định hướng phát triển của Đại học Thái Nguyên đến năm 2030 ...............137 5.3. Một số giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên ...............................................................139 5.3.1. Tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên ..................................................................................140 5.3.2. Giải pháp đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của Đại học Thái Nguyên ..144 5.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ........149 5.4.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ..................................................................149 5.4.2. Một số định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo .......................................149 Tóm tắt chương 5 .......................................................................................................150 KẾT LUẬN ................................................................................................................151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIÁ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải AAA American Accounting Association (Hiệp hội kế toán Mỹ) AICPA American Institute of Certified Public Accountants (Viện kế toán công chứng Mỹ) COSO Committee Of Sponsoring Orgnizations (Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận báo cáo tài chính) ĐH Đại học ĐHTN Đại học Thái Nguyên EU European Union (Liên minh Châu Âu) EUA European University Association (Hiệp hội đại học Châu Âu) FEI Financial Executives Institute (Viện điều hành tài chính) GDĐH Giáo dục đại học ICS Internal Control System (Hệ thống kiểm soát nội bộ) IIA The Institute of Internal Auditors (Viện kiểm toán nội bộ) IMA Institute of Management Accountants (Học viện kế toán quản trị) INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức quốc tế của các cơ quan kiểm toán tối cao) KSNB Kiểm soát nội bộ LATS Luận án tiến sĩ NSNN Ngân sách Nhà nước OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) QMS Quality Management System (Hệ thống quản lý chất lượng) UNICEF United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc)
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu ................................................................. 60 Bảng 4.1. Chênh lệch thu - chi của các đơn vị giáo dục đại học thành viên 105thuộc ĐHTN 105 Bảng 4.2. Chênh lệch thu lớn hơn chi của các đơn vị ................................................................... 105 Bảng 4.3. Mức độ đảm bảo chi TX của các đơn vị giáo dục đại học thành viên ....................... 106 Bảng 4.4. Tổng thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học thành viên trực thuộc ĐHTN . 107 Bảng 4.5. Tỷ trọng các nguồn thu của các đơn vị giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHTN.. 108 Bảng 4.6. Tỷ trọng các mục chi của các đơn vị giáo dục đại học thành viên ĐHTN qua các năm.. 110 Bảng 4.7. Tỷ lệ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học thành viên ĐHTN.... 113 Bảng 4.8. Tổng hợp các biến đo lường từ nghiên cứu sơ bộ........................................................ 114 Bảng 4.9. Cơ cấu mẫu khảo sát sơ bộ ............................................................................................. 114 Bảng 4.10. Tổng hợp các biến đo lường sau khảo sát sơ bộ ........................................................ 116 Bảng 4.11. Tương quan Pearson giữa Môi trường kiểm soát và Hiệu lực quản lý tài chính.... 121 Bảng 4.12a. Kết quả phân tích hồi quy MTKS_ Model Summary ............................................. 122 Bảng 4.12b. Kết quả phân tích hồi quy MTKS_ ANOVA .......................................................... 122 Bảng 4.12c. Kết quả phân tích hồi quy MTKS_ Coefficients ..................................................... 123 Bảng 4.13. Tương quan Pearson giữa Đánh giá rủi ro và Hiệu lực quản lý tài chính ............... 124 Bảng 4.14a. Kết quả phân tích hồi quy DGRR _Model Summary ............................................. 125 Bảng 4.14b. Kết quả phân tích hồi quy DGRR _ANOVA .......................................................... 125 Bảng 4.14c. Kết quả phân tích hồi quy DGRR _Coefficients ..................................................... 125 Bảng 4.15. Tương quan Pearson giữa Hoạt động kiểm soát với Hiệu lực quản lý tài chính .... 126 Bảng 4.16a. Kết quả phân tích hồi quy HDKS _Model Summary ............................................. 127 Bảng 4.16b. Kết quả phân tích hồi quy HDKS _ANOVA .......................................................... 127 Bảng 4.16c. Kết quả phân tích hồi quy HDKS _Coefficients...................................................... 128 Bảng 4.17. Tương quan Pearson giữa Thông tin và Truyền thông với Hiệu lực quản lý tài chính ..... 128 Bảng 4.18a. Kết quả phân tích hồi quy TTTT _Model Summary .............................................. 129 Bảng 4.18b. Kết quả phân tích hồi quy TTTT _ANOVA............................................................ 129 Bảng 4.18c. Kết quả phân tích hồi quy TTTT _Coefficients ....................................................... 130 Bảng 4.19. Tương quan Pearson giữa Giám sát và Hiệu lực quản lý tài chính.......................... 130 Bảng 4.20a. Kết quả phân tích hồi quy GS _Model Summary.................................................... 131 Bảng 4.20b. Kết quả phân tích hồi quy GS _ANOVA................................................................. 131 Bảng 4.20c. Kết quả phân tích hồi quy GS _Coefficients ............................................................ 132
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức đại học vùng ........................................................................ 75 Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức của Đại học Thái Nguyên ................................................... 83 Biểu 4.1. Các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên ............................... 81 Hình 3.1. Chiến lược hợp tác và nguy cơ (Burrow, 1999) ............................................ 56 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 57
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài “Đại-học-vùng” là mô hình tập hợp nhiều trường đại học, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, thích ứng với những thay đổi cơ bản và yêu cầu của nền kinh tế. Các trường đại học được sáp nhập, hợp nhất với nhau với mục đích sử dụng chung đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất trường lớp, phòng nghiên cứu..., kinh phí nhà nước tập trung vào một đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng. So với các trường đại học độc lập, đại học vùng có nhiều ưu thế trong việc tận dụng được cơ sở vật chất chung, nguồn lực giảng viên, và có thế mạnh về quy mô. Tuy nhiên, trước bối cảnh tự chủ, các đại học vùng không tránh khỏi khó khăn trong việc nâng cao khả năng tự chủ tài chính: Thứ nhất. Kinh phí được tập trung về một mối dễ quản lý song phải phân bổ theo 2 bước là cấp đại học và cấp được chi, nếu như xác định tiêu thức phân bổ không phù hợp sẽ dẫn tới bất cập trong việc phân bổ kinh phí, không khuyến khích, thúc đẩy được sự phát triển của các đơn vị thành viên cũng như của toàn Đại học; Thứ hai. Đại học vùng bao gồm nhiều trường, khoa, viện, trung tâm... thành viên. Việc quản lý tài chính các đơn vị thành viên và toàn đại học phức tạp do vừa phải đảm bảo tính tự chủ vừa phải đảm bảo tính thống nhất, điều này đòi hỏi phải có một cơ chế kiểm soát, quản lý tài chính phù hợp và hiệu quả; Thứ ba. Với các trường đang trong quá trình mở rộng quy mô, ngành nghề, lĩnh vực đào tạo, xây dựng cơ bản thì việc đảm bảo đạt được các mục tiêu trong điều kiện tài chính có hạn thực sự là một khó khăn lớn; Thứ tư. Vai trò của đại học vùng dễ trở nên mờ nhạt trong bối cảnh các trường đại học công lập, trong đó có các trường đại học thành viên của đại học vùng, dần được giao quyền tự chủ hoàn toàn nếu như đại học vùng không được mở rộng cơ chế hoạt động. Là một trong ba đại học vùng đầu tiên tại Việt Nam, Đại học Thái Nguyên vẫn luôn tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra nguồn lao động chất lượng cao, khẳng định vai trò là đại học trọng điểm Quốc gia, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe hơn của xã hội. Trong những năm qua, Đại học Thái Nguyên đã có nhiều bước tiến lớn trong việc mở thêm các ngành đào tạo mới, thành lập thêm các trường đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu mới với quy mô đào tạo ngày một mở rộng. Song, trong bối cảnh tự chủ đại học, cùng với sự phát triển
- 2 không ngừng, Đại học Thái Nguyên cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt về mặt tài chính. Ngoài những thách thức đã được đề cập, mức độ tự chủ tài chính của các trường trong Đại học vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế tự chủ còn cứng nhắc, kinh phí được phân bổ về các đơn vị thành viên dựa trên số sinh viên và giáo viên, khó khăn trong giải phóng mặt bằng trong khi có nhiều đơn vị mới thành lập, đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn.... Áp lực này càng trở nên căng thẳng trên lộ trình các trường đại học được giao quyền tự chủ hoàn toàn, ngân sách cắt giảm, tự chủ chi song nguồn thu và mức thu vẫn bị phụ thuộc, giới hạn. Thêm vào đó, mâu thuẫn giữa Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT về Quy-chế-Tổ-chức và Hoạt-động của đại-học-vùng và các cơ-sở giáo-dục đại-học-thành-viên và Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã khiến đại học vùng nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng không thể phát huy tiềm năng phát triển cũng như đứng trước nguy cơ giải thể, và đó có thể sẽ là thiệt hại to lớn do lãng phí nguồn lực sau một quá trình lịch sử gây dựng. Trong tương lai, nếu các đại học vùng được trao quyền tự chủ cao tương tự như hai Đại học Quốc gia, sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với các đại học vùng nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng. Sẽ cần phải có những biến chuyển cần thiết trong cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức cũng như cách thức quản lý trong toàn Đại học nhằm đạt được mục tiêu phát triển, trong đó quản lý tài chính là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết cần được đề cập tới. Đại học Thái Nguyên nói riêng và các đại học vùng nói chung cần có một cơ chế kiểm soát hiệu quả để có thể nâng cao khả năng tự chủ tài chính trong bối cảnh mới, vừa đảm bảo được sự phát triển của từng thành viên vừa đảm bảo sự thống nhất trong toàn Đại học. Vấn đề đặt ra là, trước tình hình mới, với đặc thù của đại học vùng, Đại học Thái Nguyên cần có những thay đổi gì trong kiểm soát nội bộ để có thể đạt được hiệu lực trong quản lý tài chính? Đâu là vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất cần được giải quyết để có thể đạt được mục tiêu? Từ những nguyên nhân đó, đề tài “Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính trong đại học vùng tại Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp Đại học Thái Nguyên” có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng một cách linh hoạt cho các đại học vùng và các trường đại học đa ngành trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Trước vấn đề đặt ra là Đại học Thái Nguyên cần có những thay đổi gì trong kiểm soát nội bộ để có thể đạt được hiệu lực quản lý tài chính khi
- 3 được tự chủ tài chính trong tương lai, mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Luận án được xác định là nghiên cứu ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu lực quản lý tài chính tại Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính. Mục tiêu cụ thể: - Nhận diện các nhân tố thuốc kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ của Đại học Thái Nguyên nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính trong bối cảnh tự chủ tài chính. Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Hiệu lực quản lý tài chính của Đại Thái Nguyên đã đạt được như thế nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ ảnh hưởng như thế nào tới hiệu lực quản lý tài chính tại Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính? Câu hỏi 3: Giải pháp nào là phù hợp trong việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh tự chủ tài chính? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc kiểm soát nội bộ và hiệu lực quản lý tài chính Đại học Thái Nguyên khi hướng tới chủ tài chính. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính, nghiên cứu trường hợp cụ thể của Đại học Thái Nguyên. Dữ liệu phân tích được lấy chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2015 tới 2017. 4. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới dự kiến đạt được của luận án: - Về mặt lý luận: + Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB và quản lý tài chính trong đại học nói chung và đại học vùng nói riêng.
- 4 + Phân tích KSNB đối với quản lý tài chính của Đại học vùng và ảnh hưởng của các chính sách, thể chế pháp luật tới sự vận hành hệ thống KSNB và hiệu lực quản lý tài chính của đại học vùng trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính. + Chỉ ra sự ảnh hưởng của KSNB tới hiệu lực quản lý tài chính tại đại học vùng và đánh giá mối quan hệ đó - Về mặt thực tiễn: + Nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ và ảnh hưởng của các yếu tố thuộc KSNB đến hiệu lực quản lý tài chính tại Đại học Thái Nguyên. + Từ kết quả nghiên cứu, chỉ ra các nhân tố của KSNB có ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý tài chính của Đại học Thái Nguyên trong bối cảnh hướng tới đảm bảo tự chủ tài chính, đưa ra các khuyến nghị điều chỉnh, khắc phục cần thiết đối KSNB, nâng cao hiệu lực quản lý tài chính nhằm phát huy tối đa quyền tự chủ của Đại học Thái Nguyên trong khuôn khổ pháp luật, từ đó có thể điều chỉnh, đúc kết kinh nghiệm chung cho các đại học vùng tại Việt Nam. 5. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Lý luận về kiểm soát nội bộ và quản lý tài chính đại học trong điều kiện tự chủ tài chính Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Bối cảnh nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý tài chính trong Đại học Thái Nguyên
- 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về Kiểm soát nội bộ cũng như tự chủ tài chính. Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu đó theo các vấn đề chính như sau: 1.1. Nghiên cứu các vấn đề chung về Kiểm soát nội bộ (KSNB) Trong những năm 1970 - 1980, nền kinh tế ở Hoa-Kỳ và các-nước-phát-triển mạnh mẽ, các công-ty cạnh tranh gay gắt, làm phát sinh nhiều rủi ro, kéo theo tình trạng gian lận, vi phạm pháp luật gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Năm 1977, Luật về phòng chống hối lộ nước ngoài ra đời, AICPA đã thành lập một Ủy ban đặc biệt về kiểm soát nội bộ (1979), Ủy ban quản lý chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange - SEC) đưa ra quy định bắt buộc các giám đốc phải đưa ra báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán ở các doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, nhiều ủy ban đã được thành lập nhằm nghiên cứu tìm cách khắc phục hậu quả và ngăn chặn các gian lận, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, trong đó có Ủy ban COSO (Committee Of Sponsoring Organizations) ra đời năm 1985 là một uỷ ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho Uỷ ban Treadway như: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA) đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn cho kiểm soát nội bộ. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống, cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị. Kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra các phương diện hoạt động và tuân thủ. Nghiên cứu Internal Control của tác giả Charles A. Saia (1992) đề cập tới khả năng ứng dụng/thực hiện các tiêu chuẩn khuôn khổ về kiểm soát nội bộ của COSO trong các công ty. Tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra tại một công ty sản xuất hàng đầu ở Conecticut về sự giải thích của nhân viên các cấp về KSNB và những giới hạn của hệ thống này. Lý giải cho sự lựa chọn này, tác giả cho rằng, việc hỏi lãnh đạo kế toán và các nhân viên tại một tổ chức lớn sẽ cho kết quả kiểm tra các dòng thông tin giữa quản lý cấp trên và nhân viên cấp dưới tốt hơn. Hai nhóm được phỏng vấn là nhóm “staff” (bao gồm chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên phân tích tài chính cao cấp, chuyên viên phân tích hệ thống cao cấp, và kiểm toán nội bộ) và nhóm “line” (bao gồm trợ lý kiểm soát, giám sát các chi phí kế toán, và cán bộ quản lý).
- 6 Tổng số người được phỏng vấn là 25, trong đó nhóm “staff” gồm 20 người, nhóm “line” gồm 5 người. Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin bằng việc sử dụng bảng hỏi với 11 câu hỏi tập trung làm rõ nhận thức và hiểu biết của người được hỏi về kiểm soát nội bộ, kết hợp quan sát, phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý có sự hiểu biết tốt về kiểm soát nội bộ nhưng các nhân viên thì không, hầu hết các nhân viên đều tỏ ra bối rối khi được hỏi về sự hiểu biết của họ về kiểm soát nội bộ và họ không hiểu được các yếu tố cần thiết để đạt được một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Tác giả kết luận, các báo cáo được cung cấp bởi COSO có thể giúp mọi người thuộc tất cả các ngành nghề có thể hiểu về KSNB tốt hơn, và trong một số trường hợp, hệ thống thông tin có thể phải thực hiện kiểm soát nội bộ một cách khó khăn hơn để duy trì. Tác giả cũng cho rằng, nếu có các nghiên cứu tương tự được thực hiện tại các đơn vị có cùng quy mô, kết quả sẽ tin cậy hơn, và vấn đề cốt lõi là các nhân viên trong đơn vị cần phải hiểu biết về kiểm soát nội bộ cũng như tầm quan trọng của hệ thống này. Qua việc phân tích sâu các khái niệm và các thành tố của kiểm soát nội bộ được đề cập trong báo cáo của COSO, kết hợp với khảo sát thực tế về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp cụ thể, tác giả Charles A. Saia đã mang đến một cái nhìn cụ thể hơn về các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB: môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Có thể nói, nghiên cứu này là một khảo sát thực tế cho báo cáo của COSO trong những ngày đầu ban hành dự thảo trưng cầu ý kiến và phát hành báo cáo của COSO. Nhiều công trình nghiên cứu về KSNB của các nhà nghiên cứu đề cập đến khái niệm về kiểm soát nội bộ, các loại hình kiểm soát trong mối quan hệ với kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán tài chính như: Các nguyên tắc của kiểm toán, tác giả O. Ray Wittington và Kurt Pany (1995); Kiểm toán, tác giả Jack C. Robertson (1996); Kiểm toán nội bộ hiện đại của tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt (2000); Kiểm toán nội bộ hiện đại kế thừa quan điểm của Brink, tác giả Robert R. Moeller (2009). Trong đó, tác giả Robert R. Moeller (2009) khi phát triển thêm lý luận của COSO ứng dụng cho mục đích của kiểm toán nội bộ, đã bổ sung thêm một số mục tiêu của kiểm soát nội bộ cần đạt được và khái quát “Kiểm soát nội bộ là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về: Độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoat động; Tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội qui, quy chế và luật pháp; Bảo vệ tài sản; Thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quảcủa các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; Đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về khái niệm hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, vai trò và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến
- 7 KSNB, những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB, trình tự và phương pháp nghiên cứu hệ thống KSNB của kiểm toán viên chủ yếu là các giáo trình, sách, tạp chí, bài viết. 1.2. Các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong trường đại học Vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với quản lý từ lâu đã luôn là đề tài thu hút sự quan tâm cả trong thực tiễn và lý luận. Các nhà nghiên cứu đã khai thác đề tài này từ nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Có thể thấy, kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà khoa học bởi nó gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của từng doanh nghiệp cũng như sự tồn tại, hưng thịnh hay suy thoái của mỗi doanh nghiệp này. Song, bên cạnh đó, cũng có các nhà nghiên cứu quan tâm tới kiểm soát nội bộ trong một lĩnh vực khác khá đặc biệt - giáo dục đại học. Sự đặc biệt được mang lại từ chính vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động đặc thù của các tổ chức giáo dục. Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trường đại học còn hạn chế nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã góp phần hoàn thiện dần bức tranh về kiểm soát nội bộ trong tổ chức giáo dục đại học. Nghiên cứu The establishment of the internal control frame system of college (Weixing Wang, 2010) đã thiết lập một khung kiểm soát nội bộ cho các trường đại học. Trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định, chìa khóa để thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ của các trường đại học là phải xác định được mục tiêu KSNB và các yếu tố của nó. Theo tác giả, trường đại học cũng là một tổ chức kinh tế nên có nhiều yêu cầu trong kiểm soát nội bộ giống như các doanh nghiệp, nhưng trường đại học là tổ chức phi lợi nhuận và hơn nữa, mục tiêu hoạt động của trường đại học có sự khác biệt đáng kể so với mục tiêu của doanh nghiệp, do vậy mục tiêu của KSNB của các trường đại học không đơn giản là chỉ sao chép các báo cáo của COSO. Theo đặc điểm và hoạt động thực tế, các mục tiêu kiểm soát nội bộ của các trường đại học có thể được xác nhận từ khía cạnh sau: Tính an toàn và toàn vẹn của tài sản; Thông tin kế toán thực tế, đầy đủ và hữu ích; Tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động đào tạo; và Chấp hành các quy định của pháp luật. Tác giả cho rằng, dựa trên đặc điểm quản lý của các trường đại học, các yếu tố của KSNB trong các tổ chức này nên được chia thành 2 lớp. Lớp đầu tiên bao gồm: Môi trường kiểm soát, Các hoạt động kiểm soát, và Giám sát, đánh giá. Trong đó, môi trường kiểm soát là cơ sở, các hoạt động kiểm soát là cốt lõi, và sự giám sát và đánh giá là bảo đảm. Các yếu tố như: Tổ chức và văn hóa; Thông tin và truyền thông; Quản lý Ngân sách; Thủ tục kiểm soát và phương pháp kiểm soát; Nhận dạng và kiểm soát rủi ro, là lớp yếu tố thứ 2 của KSNB. Cơ cấu tổ chức và văn hóa, Thông tin truyền thông là lớp yếu tố thứ 2 phân tích từ Môi trường kiểm soát. Các yếu
- 8 tố còn lại là lớp yếu tố phân tích thứ 2 của Hoạt động kiểm soát. Việc giám sát đánh giá chỉ là 1 yếu tố nhưng lại có 2 khía cạnh: Việc giám sát là để chuyển thông tin đến các cơ quan kiểm tra bằng cách quan tâm đến kết quả của thời gian nhất định, để sửa chữa các sai lệch của các mục tiêu; Các đánh giá là để giám sát và kiểm soát việc kiểm soát nội bộ của các phòng ban chức năng khác nhau, và bởi việc đánh giá, tình hình cơ bản của kiểm soát nội bộ có thể được mô tả, và các bộ phận yếu kém trong kiểm soát nội bộ có thể được tư vấn và được cải thiện. Như vậy, so với các nghiên cứu thường thấy về kiểm soát nội bộ, nghiên cứu của tác giả Weixing Wang đã có một sự phân lớp rõ rệt, đồng thời, yếu tố Tổ chức và văn hóa được đề cập tới như một yếu tố quan trọng của KSNB. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng lại ở việc xác lập một khung KSNB cho các trường đại học, các yếu tố trong khung kiểm soát được lý giải một cách đơn giản. Mặc dù tác giả khẳng định các thành tố của KSNB sẽ kiểm soát các yếu tố khác nhau để nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống, song mức độ ảnh hưởng của các thành tố tới mục tiêu như thế nào thì nghiên cứu vẫn chưa giải quyết được. Các tác giả M. Popescu và A. Dacălu (2012), trong nghiên cứu Improving the internal control system within universities đã khẳng định rằng rủi ro lớn trong các cơ sở giáo dục đại học về cơ bản là giống nhau, hệ thống kiểm soát nội bộ là công cụ quản lý được sử dụng để đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu quản lý được đáp ứng. Dựa trên dữ liệu từ các tài liệu về tình hình thực hiện kiểm soát nội bộ trong các trường đại học thuộc khu vực công, nhóm nghiên cứu đã phân tích các yêu cầu của quy định quốc gia về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các tổ chức công cộng và các yêu cầu về đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa KSNB và quy trình quản lý chất lượng trong các trường đại học và nhấn mạnh tầm quan trọng của quy trình trình đánh giá rủi ro và việc tích hợp các hệ thống quản lý rủi ro trong trường đại học. Việc thực hiện kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro trong các trường đại học được dựa trên các quy định cụ thể của mỗi quốc gia. Các yêu cầu này được phản ánh trong các tài liệu khác nhau về phương pháp kiểm soát và báo cáo. Qua quá trình phân tích, các tác giả đã làm nổi bật điểm tương đồng lớn nhất giữa Kiểm soát nội bộ (ICS) và Quản lý chất lượng (QMS) chính là cả hai hệ thống này đều hướng tới tăng cường các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro. Mặc dù phương thức tiếp cận rủi ro không phải là một yêu cầu rõ ràng trong các mô hình đảm bảo chất lượng như quy định của kiểm soát nội bộ, nhưng việc nhận dạng rủi ro vẫn được thực hiện trong đánh giá định kỳ đối với các trường đại học và viện nghiên cứu. Theo đó, báo cáo tự đánh giá bao gồm phân tích môi trường bên trong và bên ngoài (phân tích SWOT), nêu bật những nguy hiểm gây ra bởi môi trường bên ngoài và kế hoạch cải thiện cơ bản. Các yếu tố
- 9 của hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định gồm có: 1) Môi trường kiểm soát, 2) Quản lý rủi ro, 3) Thông tin và Truyền thông, 4) Các hoạt động kiểm soát, 5) Kiểm toán và đánh giá. Trong đó việc thực hiện quản lý rủi ro trong các đơn vị đã trở thành bắt buộc. Quy trình kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng và họ nhằm mục đích kiểm tra QMS phù hợp với các tiêu chuẩn tham chiếu và với các tài liệu/quy trình nội bộ. ICS tích hợp các quy trình kiểm toán nội bộ, được tiến hành bởi các cấu trúc đại học độc lập, trực thuộc Bộ Tài chính. Vai trò của họ (được xác lập theo pháp luật), là để đưa ra lời khuyên về vấn đề bảo mật và quản lý đối với các khoản thu và chi phí hoàn thiện hoạt động của các tổ chức công cộng; để giúp đạt được mục tiêu của mình thông qua một phương pháp tiếp cận có hệ thống và có phương pháp, trong đó đánh giá và cải thiện hiệu quả và hiệu lực quản lý, dựa trên quản lý rủi ro, kiểm soát và xử lý hành chính. Nghiên cứu cũng khẳng định, điều quan trọng đối với các trường đại học là phải duy trì được một chương trình quản lý rủi ro toàn diện nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo, các tác giả chưa làm rõ được mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống KSNB với quy trình quản lý chất lượng trong trường đại học đặc biệt là tác động của quy trình quản lý rủi ro tới QMS mà chỉ phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống này (ICS & QMS), đồng thời khẳng định kiểm soát là một công cụ của quản lý. Nghiên cứu Comparison of the present practices and the degrees of perception with regard to internal control system in the Accounting agencies of state universities (Durmus Acar và Ozen Akcanat, 2012) quan tâm tới mức độ thực hiện liên quan đến hệ thống KSNB và mức độ nhận thức về hệ thống KSNB của trưởng bộ phận kế toán các trường đại học. Để đánh giá được điều đó, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát tại 94 trường đại học công lập của Thổ Nhĩ Kỳ. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường mức độ nhận thức của ban lãnh đạo bộ phận kế toán về KSNB. Kết quả cho thấy, lãnh đạo của bộ phận này cho rằng việc thiết lập hệ thống KSNB là quan trọng. Để đánh giá mức độ thực hiện KSNB và mức độ đáp ứng các điều kiện của KSNB của bộ phận kế toán trong các trường đại học, các tác giả đã sử dụng thang đo Likert 3 mức độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ứng dụng liên quan đến hệ thống KSNB không thể thực hiện được một cách chính xác mà chỉ có thể thực hiện được “một phần”, việc đáp ứng các điều kiện hiện nay cho các ứng dụng của hệ thống KSNB được cho là không hiệu quả đối với bộ phận kế toán. Như vậy, có thể kết luận, ban lãnh đạo bộ phận kế toán các trường đại học rất quan tâm tới hệ thống KSNB, xem KSNB là rất quan trọng, tuy nhiên họ lại không đủ chú ý tới thực trạng KSNB tại đơn vị của mình và họ vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc đưa các điều kiện của KSNB vào thực tế.
- 10 Trong nghiên cứu Research on construction of the Chinese University internal control system (He Fan và các cộng sự, 2013) đã khẳng định, trường đại học là tổ chức phi lợi nhuận có sự khác biệt khá lớn với doanh nghiệp về nội dung hoạt động. Theo nhóm tác giả, mục tiêu của trường đại học là bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, do vậy cần phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp để các trường đại học có thể thực hiện công tác giảng dạy và hoạt động nghiên cứu hiệu quả và có trật tự. Phạm vi của KSNB trong trường đại học còn bao gồm công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng, chi tiêu thường xuyên, thu từ học phí, thu từ hoạt động kinh doanh và các khoản thu khác... Các tác giả cũng đồng quan điểm với tác giả Weixing Wang khi cho rằng, do hoạt động và mục tiêu của trường đại học khác biệt so với doanh nghiệp nên “không cần phải mù quáng” sao chép các mục tiêu của báo cáo COSO hay hoàn toàn bắt chước những gì mà các doanh nghiệp xác định cho mục tiêu kiểm soát nội bộ. “Thay vào đó, chúng ta nên điều chỉnh các mục tiêu phù hợp với chức năng và hoạt động của trường đại học”. Từ ảnh hưởng của các nghiên cứu, các trường đại học đã bắt đầu coi trọng KSNB và xây dựng cho mình một hệ thống kiểm soát với những đặc trưng riêng theo sự hướng dẫn của lý thuyết về KSNB. Từ đó, nhóm tác giả đã xây dựng khung kiểm soát nội bộ cho các trường đại học bao gồm các thành phần: Môi trường kiểm soát, Quản lý ngân sách, Thừa nhận và phản ứng với rủi ro, Phương pháp kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Thực hiện đánh giá, Giám sát và phản hồi. Trong đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, chìa khóa cho môi trường kiểm soát chính là xây dựng được một cơ cấu quản trị hợp lý tại các trường đại học. Cần thiết lập một khả năng chịu rủi ro nhất định và cơ chế kiểm soát rủi ro trong các trường. Phương pháp kiểm soát là chìa khóa để đảm bảo sự an toàn của các quỹ, các phương tiện kiểm soát có thể được chia thành hai phần: phần quản lý của cấp độ tổ chức và quản lý của các cấp hoạt động; Ở cấp độ tổ chức, các trường đại học nên đề xuất kiểm soát tập trung, đặc biệt là đối với các đon vị kinh doanh thuộc trường và ngành phụ trợ - những nơi mà quyền sở hữu không thực sự rõ ràng; Ở mức độ hoạt động, các hoạt động tài chính đáng kể trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cơ sở, các bộ phận có thẩm quyền, văn phòng điều hành gián tiếp và tổ chức nghiên cứu nên tập trung vào các thủ tục và kiểm soát. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay (Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hàn Thị Lan Thư, 2012) đã khẳng định, để đảm bảo quản lý các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, các trường đại học công lập cần phải thiết lập một hệ thống kiểm
- 11 soát nội bộ phù hợp và hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về kiểm soát nội bộ, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm về kiểm soát nội bộ và các yếu tố cơ bản của kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập tại Việt Nam. Theo đó, kiểm soát nội bộ của các trường đại học công lập tại Việt Nam được cấu thành bởi các yếu tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hệ thống kế toán, Hệ thống thông tin kế toán, các thủ tục kiểm soát và giám sát. Cũng theo nhóm tác giả, để hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả và hiệu lực thì các yếu tố thuộc hệ thống cần phải hữu hiệu và đồng bộ. Tuy nhiên, việc xác định các yếu tố thuộc kiểm soát nội bộ trong nghiên cứu này chưa thực sự đầy đủ. Bởi theo COSO, hệ thống kế toán chỉ là một phần của Thông tin và truyền thông, nhóm tác giả đã không đề cập tới yếu tố thông tin - truyền thông trong nội bộ cũng như với bên ngoài của các đại học công lập. 1.3. Các nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính và tự chủ tài chính trong các trường đại học Vấn đề quản lý tài chính dường như là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu dù trong lĩnh vực nào, quản lý tài chính trong các trường đại học cũng không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, đòi hỏi sức cạnh tranh ngày một cao. Tác giả Estelle James và các cộng sự (1996) đã so sánh hiệu quả quản lý tài chính giáo dục khối công lập và dân lập qua nghiên cứu Finance, management, and costs of public and private schools in Indonesia. Thông qua việc điều tra, phân tích số liệu của những vấn đề liên quan như: chi phí, hiệu quả tương ứng với mức chi phí bỏ ra, thu nhập của cán bộ giảng viên trong các trường đại học, số sinh viên được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề... để đưa các giải pháp khắc phục tình trạng quản lý tài chính ở khối trường công lập. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu, các tác giả mới chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan tới quản lý giáo dục nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong các trường đại học. Trong nghiên cứu Những thách thức đối với sự bền vững tài chính (Estermann, T. và cộng sự, 2011) chỉ ra các nguồn tài chính của nhà trường gồm có: Tài trợ công; Thu phí, học phí; Hợp đồng với khu vực tư nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác; Hoạt động từ thiện; Thương mại, cung cấp dịch vụ và thu khác; Thu từ hoạt động tài chính. Cũng tác giả này và đồng tác giả trong một nghiên cứu khác (2011) về sự đa dạng hóa nguồn tài chính các trường đại học ở Châu Âu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính gồm có: Cơ chế quản lý, kiểm soát; Cách tài trợ ngân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 40 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
264 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
327 p | 50 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
199 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
249 p | 32 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
162 p | 47 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
216 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
244 p | 51 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
201 p | 48 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam
259 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội
249 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
215 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
219 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn