intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp; một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN   NGÔ THỊ TRÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGÔ THỊ TRÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích) Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGHIÊM VĂN LỢI 2. PGS. TS. NGUYỄN THU LIÊN HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Ngô Thị Trà
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ....................................................................................v Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .....................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................1 1.2. Mục tiêu, phạm vi, câu hỏi nghiên cứu .............................................................3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3 1.3. Khung nghiên cứu ...............................................................................................3 1.4. Kết cấu của luận án .............................................................................................4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ..................................................7 2.1. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp ....................7 2.1.1. Vai trò của đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp .......................7 2.1.2. Các loại thước đo hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp ............................9 2.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp .................................................................................................12 2.1.4. Các mô hình đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp...................13 2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp .........................................15 2.2.1. Các công trình nghiên cứu về mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động ........................................................................................................................16 2.2.2. Các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động...................................................................................24 2.2.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu ...............................33 2.3. Các lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng thước đo hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp ................................................33 2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên ....................................................................................34 2.3.2. Lý thuyết về sự phát tán đổi mới ..................................................................35 2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan ..........................................................................36
  5. iii KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................37 Chương 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...38 3.1. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................38 3.1.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................38 3.1.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...................................................................42 3.1.3. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................46 3.2. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................48 3.2.1. Đối tượng chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................48 3.2.2. Cỡ mẫu ..........................................................................................................48 3.3. Trình tự nghiên cứu ..........................................................................................49 3.4. Thiết kế phiếu khảo sát .....................................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................58 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................59 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................59 4.2. Kết quả khảo sát tình hình và mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam .................................................62 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến độc lập đến mức độ sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ....................67 4.3.1. Thống kê mô tả biến độc lập.........................................................................67 4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc bằng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất riêng phần .......................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................100 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................101 5.1. Các vấn đề nghiên cứu và kết luận ................................................................101 5.2. Các hàm ý, ý nghĩa rút ra từ nghiên cứu ......................................................108 5.3. Một số đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ............................................................111 5.4. Điều kiện áp dụng............................................................................................113 5.5. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................114 5.6. Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo ......................................................................114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..........................................................................................115 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................116 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................118 PHỤ LỤC ...................................................................................................................135
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ABC Hạch toán chi phí theo hoạt động (Activity - Based Costing BSC Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) CIM Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM (Computer Integrated Manufaturing) CPBĐ Chi phí biến đổi CSH Chủ sở hữu CVP Phân tích chi phí - khối lương - lợi nhuận (Cost - Volume - Profit Analysis) DN Doanh nghiệp DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNSX Doanh nghiệp sản xuất DNSXVN Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share) FMS Hệ thống sản xuất linh hoạt (Flexible Manufacturing Systems) HQHĐ Hiệu quả hoạt động JIT Cung cấp đúng lúc (Just In Time) KD Kinh doanh KPIs Chỉ số hiệu suất quan trọng (Key Performance Indicators) KPOs Chỉ số kết quả chủ yếu (Key Performance Outcomes) KQHĐ Kết quả hoạt động KQKD Kết quả kinh doanh KTQT Kế toán quản trị MAP Kỹ thuật/ thực hành kế toán quản trị (Managerial Accounting Practices) NQT Nhà quản trị NQTCN Nhà quản trị cao nhất NVKT Nhân viên kế toán OPT Công nghệ sản xuất tối ưu hóa (Optimized Production Technology) ROA Lợi nhuận trên tài sản ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROI Lợi tức đầu tư (Return On Investment) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TQM Quản trị chất lượng tổng thể (Total Quality Management)
  7. v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1. So sánh các thước đo HQHĐ tài chính và phi tài chính ...............................10 Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng .......................................31 Bảng 3.1. Tóm tắt kết quả thảo luận lựa chọn biến độc lập ..........................................42 Bảng 3.2. Định nghĩa và cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ...............54 Bảng 4.1. Nơi đóng trụ sở của các doanh nghiệp trả lời khảo sát .................................59 Bảng 4.2. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp trả lời khảo sát ..........................60 Bảng 4.3. Người trả lời khảo sát....................................................................................61 Bảng 4.4. Tình trạng sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động ...................................62 Bảng 4.5. Thống kê mô tả mức độ sử dụng các thước đo HQHĐtrong các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................65 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát biến áp lực cạnh tranh .......................................................67 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát biến phân quyền ................................................................68 Bảng 4.8. Kết quả khảo sát biến cấu trúc doanh nghiệp ...............................................68 Bảng 4.9. Sự ủng hộ của NQTCN .................................................................................69 Bảng 4.10. Sự hiểu biết của NVKT về đo lường HQHĐ ..............................................70 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha thang đo các biến độc lập ...............71 Bảng 4.12. Bảng hệ số KMO phân tích nhân tố biến độc lập .......................................71 Bảng 4.13. Bảng giải thích phương sai tổng biến .........................................................72 Bảng 4.14. Ma trận xoay các nhân tố ............................................................................73 Bảng 4.15. Đặc điểm dữ liệu sử dụng trong phân tích PLS-SEM.................................75 Bảng 4.16. Các thước đo biến phụ thuộc ......................................................................75 Bảng 4.17. Hệ số tải của các biến trong thang đo .........................................................80 Bảng 4.18. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................81 Bảng 4.19. Kiểm tra tính phân biệt của thang đo ..........................................................83 Bảng 4.20. Hệ số Beta và P-value của mô hình 1 .........................................................85 Bảng 4.21. Hệ số Beta và P-value của mô hình 2 .........................................................87 Bảng 4.22. Hệ số Beta và P-value của mô hình 3 .........................................................89 Bảng 4.23. Hệ số Beta và P-value của mô hình 4 .........................................................91 Bảng 4.24. Hệ số Beta và P-value của mô hình 5 .........................................................94 Bảng 4.25. Hệ số Beta và P-value của mô hình 6 .........................................................96 Bảng 4.26. Các giả thuyết khẳng định bị bác bỏ ...........................................................98 Bảng 4.27. Các giả thuyết khẳng định được chấp nhận ................................................98
  8. vi Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................4 Hình 2.1. Mô hình bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton (Brown, 1996) ...........15 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................47 Hình 3.2. Các bước trong quá trình nghiên cứu ............................................................49 Hình 4.1. Kết quả phân tích mô hình 1..........................................................................86 Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình 2..........................................................................88 Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình 3..........................................................................90 Hình 4.4. Kết quả phân tích mô hình 4..........................................................................93 Hình 4.5. Kết quả phân tích mô hình 5..........................................................................94 Hình 4.6. Kết quả phân tích mô hình 6..........................................................................96
  9. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Đo lường và đánh giá là một chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Theo Needly (1999) "nếu không đo lường được thì không quản trị được". Đo lường bằng cái gì thì nhận được cái đó (Kaplan, 1991). Như vậy, có thể nói đo lường và đánh giá ảnh hưởng đến hành vi của các nhà quản trị trong doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến HQHĐ ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Từ sau năm 1980 trở lại đây, hệ thống thước đo HQHĐ của các doanh nghiệp trên thế giới đã có nhiều thay đổi. Nhiều hệ thống đánh giá đã ra đời như hệ thống đánh giá do Keegan, Eilervà Jones đề xuất từ năm 1989;mô hình Kim tự tháp của Lynch và Cross (1991); mô hình lăng kính hiệu suất của Neely (2001) và mô hình bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton (1991). Tại Việt Nam, trong hơn 40 năm qua hệ thống đánh giá trong các doanh nghiệp vẫn không có nhiều thay đổi. Các thước đo HQHĐ của doanh nghiệp vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kế toán, không gắn với chiến lược và các nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Hệ thống đánh giá đang được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam được Neely và một số học giả khác gọi là hệ thống đánh giá trước 1980. Các ý kiến phê bình về sự hạn chế của các mô hình đo lường hiệu suất trước năm 1980 được Neely (2000) tổng kết như sau: Hệ thống đánh giá trước năm 1980 không gắn với chiến lược nên khuyến khích các hoạt động vì mục tiêu ngắn hạn; không tập trung vào chiến lược; khuyến khích nâng cao hiệu quả bộ phận; không chú ý đến nhu cầu khách hàng và hiệu quả cạnh tranh, v.v... (Neely, 2000). Các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2019, cả nước có gần 760 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng gần 15 triệu lao động và số lượng tài sản trị giá gần 40 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, HQHĐ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Số lượng doanh nghiệp lỗ và hòa vốn chiếm gần 56% (Tổng cục Thống Kê, 2020).
  10. 2 Hiệu quả kinh doanh thấp không chỉ làm giảm thu nhập của người lao động mà còn làm giảm vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vấn đề này cũng đặt ra yêu cầu cần phải cải thiện, nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị để cải thiện và nâng cao HQHĐ từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá có vai trò quan trọng trong định hướng hoạt động của các nhà quản trị và các bộ phận trong doanh nghiệp. Các nhà quản trị thường bị tác động bởi các thước đo HQHĐ và thường tập trung vào những khía cạnh và hoạt động được đánh giá. Theo Kaplan (1996), “hệ thống đo lường HQHĐ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mọi cá nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy, để hỗ trợ cho các hoạt động quản trị hiệu quả, ngoài các nhà quản trị được đào tạo bài bản, có kiến thức quản trị hiện đại phù hợp với môi trường kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa thì các công cụ hỗ trợ như hệ thống thông tin kế toán quản trị với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phù hợp là điều kiện cần thiết không thể thiếu. Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từ cơ chế quản lý cũ tập trung, quan liêu, bao cấp nên đối với các doanh nghiệp nói chung, hệ thống HQHĐ phù hợp được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng vẫn chưa được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Sự thiếu vắng hoặc không đầy đủ của hệ thống HQHĐ phù hợp trong các DNVN đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu, tầm nhìn và hành động của các nhà quản trị trong các doanh nghiệp này. Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng, nhu cầu nâng cao HQHĐcủa các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường ngày càng trở nên cấp thiết. Muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh thắng lợi, các doanh nghiệp phải được đầu tư về vốn, công nghệ hiện đại và được quản trị theo phương pháp hiện đại với sự hỗ trợ của hệ thống thước đo phù hợp phục vụ cho đánh giá HQHĐ. Do vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thiết kế, triển khai hệ thống thước đo HQHĐ phù hợp để hỗ trợ thông tin cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định cũng như đánh giá đúng đắn HQHĐ của từng bộ phận để khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vì mục tiêu chung. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng sử dụng thước đo HQHĐtrong các DN và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSXVN, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam" cho luận án của mình.
  11. 3 1.2. Mục tiêu, phạm vi, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu tình trạng sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DNSX và ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ của các doanh nghiệp này. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm: 1. Nghiên cứu thực trạng sử dụng các thước đo HQHĐ. 2. Xác định ảnh hưởng của một số nhân tố đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ của các DNSX Việt Nam. 3. Đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp góp phần thúc đẩy và hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án sẽ lựa chọn các DNSX để nghiên cứu thực trạng các chỉ tiêu đo lường và đánh giá HQHĐ và ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ trong các DN này. Các DNSX sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên với quy mô khác nhau. Do điều kiện khó khăn về nguồn lực, luận án chỉ tập trungnghiên cứu các DNSXVN trên địa bàn một số địa phương xung quanh Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận án sử dụng câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các thước đo HQHĐở mức độ nào? (2) Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ sử dụng các thước đo HQHĐ trong các doanh nghiệp Việt Nam? (3) Các khuyến nghị và giải pháp nào cần thiết để góp phần thúc đẩy và hoàn thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam? 1.3. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu của luận án được thực hiện theo sơ đồ sau:
  12. 4 Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án 1.4. Kết cấu của luận án Luận án này được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Trong chương này luận án giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Trong chương này, luận án sẽ trình bày cơ sở lý luận về hệ thống các thước đo HQHĐ, tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài và các lý thuyết được vận dụng làm cơ sở để đề xuất và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3. Xây dựng giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Trong chương này, luận án sẽ diễn giải việc xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, thiết kế mô hình nghiên cứu và các thang đo để đo lường các thành phần của mô hình
  13. 5 nghiên cứu, trình bày khái quát kế hoạch nghiên cứu và xây dựng phiếu khảo sát để điều tra thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng các thước đo HQHĐ của các DNSXVN Chương này trình bày quá trình kết quả phân tích và xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát để đưa ra kết luận về kết quả kiểm định các giả thuyết. Chương 5. Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm thu được đã được trình bày trong chương 4, trong chương này tác giả đưa ra các bình luận và kết luận liên quan đến các giả thuyết để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, trình bày ý nghĩa, các hạn chế của nghiên cứu và khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo.
  14. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp đòi hỏi các DNSXVN Việt Nam phải áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, một trong các công cụ không thể thiếu được để hỗ trợ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định là hệ thống đo lường HQHĐ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nền của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, điều hành doanh nghiệp và nền kinh tế bằng kế hoạch hóa tập trung nên sự hiểu biết và vận dụng các kiến thức về kinh tế thị trường nói chung và hệ thống hoạt động hiệu suất nói riêng còn hạn chế. Chương 1 đã giới thiệu sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu phục vụ cho việc triển khai nghiên cứu ở các chương sau.
  15. 7 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC THƯỚC ĐO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp 2.1.1. Vai trò của đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả hoạt động (HQHĐ) ở phạm vi rộng hơn là vấn đề được quan tâm của mỗi nhà quản trị. HQHĐ thường được đánh giá bằng sách so sánh giữa kết quả thu được từ hoạt động của một cá nhân hoặc bộ phận cụ thể và so sánh nó với tiêu chuẩn, định mức hoặc thực tế tốt nhất. Quá trình quản trị thường được thực hiện theo các bước: đo lường – phân tích (đánh giá) – kiểm soát và quyết định (Agrawal, 2006). Quá trình đánh giá HQHĐ được bắt đầu bằng đo lường HQHĐ thông qua các chỉ tiêu đo lường. Một chỉ tiêu đo lường HQHĐ được định nghĩa là một thước đo được sử dụng để định lượng hiệu suất hoặc hiệu quả của hành động (Kennerley & Neely, 2002). Một hệ thống đo lường HQHĐ là một tập hợp các thước đo được sử dụng để định lượng cả hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động (Neely et al., 1995). Để đánh giá được HQHĐ của doanh nghiệp người ta phải đo lường được chúng. Do vậy, đo lường và đánh giá HQHĐ gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Nếu không đo lường được HQHĐ thì không thể đánh giá được HQHĐ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không đánh giá HQHĐ thì cũng không đặt ra nhu cầu phải đo lường HQHĐ. Đo lường HQHĐ là một chức năng quan trọng của quản trị. Nếu không đánh giá được thì cũng không cải thiện được (Agrawal, 2006). Thông qua đo lường HQHĐ, các nhà quản trị biết được HQHĐ của từng cá nhân, từng bộ phận trong doanh nghiệp để có các biện pháp khuyến khích, tạo động lực đối với các cá nhân và bộ phận hoạt động hiệu quả, đồng thời có các biện pháp điều chỉnh đối với các cá nhân và bộ phận hoạt động chưa hiệu quả. Đo lường HQHĐ cũng giúp cho các nhà quản trị biết được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy, có thể nói, đo lường HQHĐ có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, đo lường HQHĐ trở thành công cụ không thể thiếu được của các nhà quản trị. "Muốn cải thiện thì phải đo lường được. Bạn không thể cải thiện được nếu không đo lường được nó" (Agrawal, 2006). Nói về vai trò của đo lường HQHĐ, Franceschini và cộng sự (2007) cho rằng: “không thể quản lý
  16. 8 được một hệ thống nếu như không đo lường được hiệu suất hoạt động của nó” (Franceschini, 2007, tr.109). Đồng tình với quan điểm trên, Schiemann và Lingle cũng cho rằng: “nếu không đo lường được hiệu suất của một hoạt động thì bạn không thể kiểm soát được nó. Nếu bạn không kiểm soát được nó thì bạn không thể quản lý được nó" (Schiemann và Lingle, 1991). Thậy vậy, nếu nhà quản trị không đo lường được HQHĐ của các cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp thì cũng không thể kiểm soát được hoạt động của chúng và chức năng khuyến khích, tạo động lực trong doanh nghiệp cũng không thực hiện được. Hệ thống đo lường HQHĐ không chỉ giúp cho các nhà quản trị kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp và tác động đến sự thành công của chiến lược, làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Đo lường một chỉ số cụ thể sẽ tạo ra các hành vi có mục tiêu tối đa hóa hiệu suất của chỉ số, bất kể ảnh hưởng của nó đến toàn bộ tổ chức như thế nào (Zairi, 1995). Kaplan và Norton (2001) cũng cho rằng: “hệ thống đo lường HQHĐ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mọi cá nhân bên trong và bên ngoài DN” và “đánh giá hiệu suất là cơ sở để xác định mục tiêu chiến lược, cải tiến liên tục cũng như một phương tiện để thay đổi văn hóa” (Kaplan, 1992). Hệ thống đo lường HQHĐ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu ngắn hạn mà có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Đánh giá vai trò quan trọng của đo lường HQHĐ trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, Simon (2000) khẳng định: "Để đạt được các mục tiêu tài chính và phi tài chính, các nhà quản lý phải dựa vào nỗ lực và sáng kiến của nhân viên. Nhân viên toàn bộ tổ chức phải hiểu chiến lược của doanh nghiệp và vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu chiến lược quan trọng" Simons (2000, tr. 207). Neely (1998) đưa ra kết luận về vai trò của đo lường HQHĐ như sau: (1) Đánh giá vị thế. Thiết lập tình trạng hiện tại, giám sát theo thời gian và điểm chuẩn. (2) Báo cáo vị thế. Đây có thể là một yêu cầu các công ty phải báo cáo hàng năm để khách hàng hoặc nhân viên đánh giá vị thế, đồng thời cũng như một phương tiện tiếp thị. (3) Xác định ưu tiên. Các chỉ tiêu đánh giá HQHĐ cung cấp sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề quan trọng đối với một doanh nghiệp, bộc lộ những thiếu sót cần khắc phục và tập trung vào những gì cần ưu tiên. (4) Tạo ra sự tập trung. Các thước đo có thể giúp tổ chức tập trung vào các vấn
  17. 9 đề cụ thể và khuyến khích mọi người tìm kiếm các cách thức để thay đổi và cải thiện hiệu quả. Các thước đo truyền đạt các ưu tiên và có thể là cơ sở cho khen thưởng (Neely, 1998). 2.1.2. Các loại thước đo hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Nhận thức được vai trò của các chỉ tiêu đo lường HQHĐ trong quản trị doanh nghiệp, trong hơn 30 năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống đo lường HQHĐ trong các doanh nghiệp đã được thực hiện. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trước năm 1980, các thước đo HQHĐ được sử dụng chủ yếu là các thước đo tài chính. Các thước đo này dựa trên các dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp. Tuomela, (2005) cho rằng các chỉ tiêu tài chính là khách quan, tin cậy, có thể kiểm chứng và ít tốn kém hơn khi sử dụng (Tuomela, 2005). Tuy nhiên các tác giả khác như Kaplan & Norton (1992, 1996); Chenhall (1997); Perera, Harrison & Poole (1997); Ittner, Larcker & Rajan (1997); Ittner & Larcker (1998); Otley, (1999) Banker, Potter & Srinivasan (2000) đều chỉ ra hạn chế của các thước đo tài chính. Các tác giả này đều cho rằng các thước đo tài chính tập trung vào phạm vi hạn hẹp trong quá khứ, lạc hậu, không cung cấp được thông tin để dự đoán hiệu suất trong tương lai, dẫn đến khen thưởng cho hành vi tạm thời hoặc dẫn đến quyết định quản lý không chính xác do không có được thông tin đầy đủ. Đo lường HQHĐ dựa trên các thước đo tài chính được coi là không phù hợp với những thay đổi gần đây về môi trường kinh doanh, đặc biệt liên quan đến các công nghệ mới và cạnh tranh gia tăng (Kaplan và Norton, 1992). Đo lường HQHĐ còn bị chỉ trích nhiều hơn vì nó thường tập trung vào các tiêu chí dễ định lượng như chi phí và năng suất, trong khi bỏ qua các tiêu chí quan trọng đối với sự thành công của cạnh tranh (Sink, 1985). Đề cập đến những hạn chế của hệ thống các chỉ tiêu đánh giá bằng thước đo tài chính, Bourne và cộng sự. (2000), đã tổng kết các điểm hạn chế của các thước đo truyền thống phụ thuộc nhiều vào hệ thống kế toán được nhiều học giả đưa ra như: khuyến khích hành động ngắn hạn (Banks & Wheelwright, 1979; Hayes và Garvin, 1982); không coi trọng chiến lược (Skinner, 1974); khuyến khích tối ưu hóa bộ phận (Hall, 1983; Fry và Cox, 1989); khuyến khích giảm chênh lệch thay cho cải thiện liên tục (Johnston và Kaplan, 1987; Lynch và Cross, 1991); không tập trung ra bên ngoài (Kaplan và Norton, 1992); và thậm chí phá hỏng khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất Hoa Kỳ (Hayes và Abernathy, 1980).
  18. 10 Kaplan và Norton cũng cảnh báo về việc quá phụ thuộc vào hệ thống đo lường HQHĐ dựa vào các thước đo tài chính: "Nếu các nhà quản lý cấp cao chú trọng quá nhiều vào việc quản lý bằng thước đo tài chính, khả năng tồn tại lâu dài của tổ chức sẽ bị đe dọa" (Kaplan và Norton, 1996). Nhằm khắc phục những hạn chế của các thước đo HQHĐ dựa trên tài chính, từ sau năm 1980 nhiều thước đo phi tài chính đã được phát triển và sử dụng. Các thước đo phi tài chính là những chỉ số tốt hơn về hiệu quả tài chính trong tương lai so với các thước đo kế toán, và chúng có giá trị trong việc đánh giá và thúc đẩy sự hoàn thiện của nhà quản trị (Banker và cộng sự, 2000). Ưu điểm và hạn chế của các thước đo tài chính và các thước đo phi tài chính được Ghalayini và Noble (1996) tổng kết trong bảng sau: Bảng 2.1. So sánh các thước đo HQHĐ tài chính và phi tài chính Các thước đo tài chính Các thước phi tài chính Dựa trên số liệu kế toán quá khứ Dựa trên chiến lược công ty Dành cho các nhà quản lý cấp trung và Dành cho tất cả nhân viên cấp cao Số liệu có độ trễ (hàng tuần hoặc hàng Số liệu kịp thời (theo giờ hoặc ngày) tháng) Khó khăn, khó hiểu và gây hiểu lầm Đơn giản, chính xác và dễ sử dụng Dẫn đến sự thất vọng của nhân viên Dẫn đến sự hài lòng của nhân viên Ít được sử dụng trong doanh nghiệp sản Thường xuyên được sử dụng trong doanh xuất nghiệp sản xuất Định dạng cố định Định dạng linh hoạt (theo nhu cầu) Không thay đổi giữa các địa điểm Thay đổi giữa các địa điểm Không thay đổi theo thời gian Thay đổi theo thời gian và nhu cầu Dự định chủ yếu để theo dõi hiệu suất Dự định để cải thiện hiệu suất Không áp dụng cho JIT, TQM, CIM, Áp dụng cho JIT, TQM, CIM, FMS, RPR, FMS, RPR, OPT, v.v. OPT, v.v. Cản trở cải thiện liên tục Giúp đạt được cải thiện liên tục Nguồn: Ghalayini và Noble, 1996
  19. 11 Beatham và cộng sự (2004) nghiên cứu khá đầy đủ các hệ thống đo lường HQHĐ do các Hiệp hội và các doanh nghiệp ở Anh xây dựng và phân loại chúng thành 3 loại là các thước đo quá khứ, các thước đo dẫn dắt và các thước đo nhận thức. Các thước đo quá khứ (lagging indicators) chỉ ra các kết quả đã thu được trong quá khứ, không chỉ ra hiện tượng và nguyên nhân của kết quả và thường không có tác dụng chỉ báo. Các thước đo dẫn dắt (leading indicators) thường có tác dụng chỉ báo và cho phép dự đoán kết quả trong tương lai, chỉ ra cơ hội cải thiện và những hoạt động cần cải thiện. Các thước đo nhận thức (perception measures) đưa đến sự phán đoán cho các nhà quản trị, chúng thường chỉ ra các kết quả trong quá khứ nhưng tùy theo giai đoạn sử dụng mà chúng có thể là thước đo quá khứ hoặc thước đo dẫn dắt (Beatham, 2004). Beatham (2004), cũng phân loại các thước đo thành hai loại là các chỉ số hiệu suất chủ yếu (Key Performance Indicators - KPIs) và các chỉ số kết quả chủ yếu (Key Performance Outcomes – KPOs). KPIs là loại thước đo biểu thị hiệu suất liên quan đến các quá trình. Các thước đo như tỷ lệ nhân viên bỏ việc, số lượng nhân viên được đào tạo, v.v... là các thước đo KPIs. KPIs cung cấp dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn cần khắc phục. Nếu thước đo KPIs được sử dụng như một thước đo dẫn dắt, thì có thể đưa ra cảnh báo sớm, xác định một vấn đề tiềm ẩn và nêu bật sự cần thiết phải tìm hiểu thêm. KPIs chỉ có thể là dấu hiệu của hiệu suất trong tương lai và thuộc loại thước đo dự đoán. KPOs là loại thước đo thể hiện kết quả. KPOs cung cấp kết quả của một hành động hoặc quá trình đã kết thúc. Do đó, khi đã nhận được tín hiệu từ KPOs thì quá trình đã kết thúc, doanh nghiệp không còn cơ hội để thay đổi. Các thước đo lợi nhuận, giá cổ phiếu, thị phần, v.v… được xếp vào nhóm các thước đo KPOs. Thông thường, KPOs là các thước đo quá khứ. Tuy nhiên, nếu sử dụng để đo lường quá trình hoạt động thì chúng lại trở thành thước đo dẫn dắt. Để khắc phục các hạn chế của hệ thống đo lường và đánh giá bằng các chỉ tiêu tài chính, nhiều tác giả đã đề xuất các mô hình đánh giá sử dụng kết hợp các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu phi tài chính. Việc đo lường HQHĐ rõ ràng phải vượt ra ngoài các số liệu tài chính truyền thống và nắm lấy các động lực kinh doanh thiết yếu quyết định và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ty (Zairi, 1996; Love et al., 1999). Các hệ thống đo lường HQHĐ này được Neely (1999) gọi là các hệ thống đo lường HQHĐ hiện đại (sau năm 1980) để phân biệt với các hệ thống đo lường HQHĐ chủ yếu dựa vào các thước đo tài chính được gọi là các hệ thống đo lường HQHĐ truyền thống (trước 1980) (Neely, 1999).
  20. 12 2.1.3. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Hệ thống đo lường HQHĐ là công cụ quan trọng hỗ trợ cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị hiệu suất, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp và tạo động lực cho người lao động. Do tầm quan trọng và ảnh hưởng của đo lường HQHĐ đến hiệu quả quản trị và hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống đo lường HQHĐ phải được xây dựng dựa trên các yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra các yêu cầu cần phải đạt được của một hệ thống đo lường HQHĐ. Các yêu cầu này đã được Gomes và cộng sự (2004) tổng kết như sau: - Phải phản ánh thông tin phi tài chính phù hợp dựa trên các nhân tố thành công chính của mỗi doanh nghiệp; - Nên được thực hiện như một phương tiện của chiến lược rõ ràng và giám sát kết quả kinh doanh; - Nên dựa trên các mục tiêu của tổ chức, các nhân tố thành công quan trọng và nhu cầu của khách hàng, phải giám sát cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính; - Phải thay đổi linh hoạt theo chiến lược; - Phải đáp ứng nhu cầu của các tình huống cụ thể trong hoạt động sản xuất, phải được định hướng dài hạn cũng như đơn giản để hiểu và dễ thực hiện; - Phải tạo được liên kết với các hệ thống khen thưởng; - Các thước đo tài chính và phi tài chính phải được liên kết và phù hợp trong khuôn khổ chiến lược (Gomes và cộng sự, 2004). Theo Neely (1998), hệ thống đo lường HQHĐ cung cấp thông tin để các nhà quản trị nắm được tình trạng của doanh nghiệp, báo cáo hiệu suất, xác định khu vực cần được ưu tiên và tạo ra sự tập trung. Để đạt được vai trò này, hệ thống đo lường HQHĐ phải đạt được các yêu cầu sau: - Cho phép các nhà quản trị kiểm soát được những hoạt động chủ yếu và những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. - Cho phép xác định được các khu vực cần ưu tiên, các khu vực cần cải thiện để doanh nghiệp đạt được thành công. - Cho phép dự báo được sự thành công của việc thực hiện kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp. - Không làm phân tán sự tập trung của doanh nghiệp (Neely, 1998).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2