intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu phương pháp xác định chi phí đào tạo ở các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:219

57
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định chi phí đào tạo phù hợp để áp dụng cho các trường đại học công lập trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm tính đúng, tính đủ và đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu phương pháp xác định chi phí đào tạo ở các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ ĐÀO NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN THỊ ĐÀO NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN NĂNG PHÚC HÀ NỘI - NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Đào
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo và các nhà khoa học trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, công việc và hỗ trợ một phần kinh phí để tác giả theo đuổi chương trình học tiến sỹ và hoàn thành luận án này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người thầy đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết và động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Nhà quản trị chủ chốt và Kế toán trưởng/Trưởng phòng Tài chính - Kế toán ở các trường đại học công lập đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn cũng như cung cấp thông tin hữu ích thông qua các phiếu điều tra giúp tác giả hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp và gia đình, người thân đã chia sẻ những khó khăn, động viên tinh thần kịp thời để tác giả hoàn thành quá trình nghiên cứu luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Đào
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5 6. Những đóng gópmới của Luận án .................................................................... 7 7. Kết cấu của Luận án .......................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phương pháp xác định chi phí đào tạo trong trường đại học........................................................................................ 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 21 1.1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu ...................................................... 26 1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27 1.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ......................................................................... 27 1.2.2. Khung phân tích của đề tài ....................................................................... 27 1.2.3. Chọn điểm nghiên cứu.............................................................................. 30 1.2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 32 1.2.5. Phương pháp phân tích thông tin.............................................................. 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 36
  6. iv CHƯƠNG 2: 37NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁPXÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................... 37 2.1. Các vấn đề lý luận về chi phí đào tạo trong trường đại học .....................37 2.1.1. Khái niệm chi phí đào tạo......................................................................... 37 2.1.2. Phân loại chi phí đào tạo .......................................................................... 38 2.2. Các vấn đề về tự chủ tài chính của trường đại học công lập ....................45 2.2.1. Khái quát về trường đại học công lập ...................................................... 45 2.2.2. Tổng quan về cơ chế tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập ... 47 2.3. Phương pháp xác định chi phí áp dụng trong trường đại học .................51 2.3.1. Yêu cầu của nhà quản trị về thông tin chi phí đào tạo trong trường đại học 51 2.3.2. Các phương pháp xác định chi phí ........................................................... 53 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp xác định chi phí trong trường đại học ........................................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ 71TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 71 3.1. Khái quát chung về các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam ............................................................................................71 3.1.1. Khái quát chung ........................................................................................ 71 3.1.2. Đội ngũ giảng viên ................................................................................... 72 3.1.3. Quy mô đào tạo ........................................................................................ 74 3.2. Thực trạng xác định chi phí đào tạo tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam ............................................................75 3.2.1. Đặc điểm của các trường đại học được điều tra ....................................... 75 3.2.2. Thực trạng yêu cầu của nhà quản trị về thông tin chi phí đào tạo và mức độ đáp ứng .......................................................................................................... 77 3.2.3. Thực trạng phương pháp xác định chi phí đào tạo tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ......................................................... 81 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp xác định chi phí tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính .......89 3.3.1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng ............................................................ 89
  7. v 3.3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố........................................... 90 3.4. Nghiên cứu trường hợp về áp dụng phương pháp xác định chi phí phù hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam ...........................................................95 3.4.1. Phân tích lựa chọn trường hợp nghiên cứu .............................................. 95 3.4.2. Khái quát về Học viện Nông nghiệp Việt Nam ....................................... 97 3.4.3. Thực trạng xác định chi phí đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam 106 3.4.4. Phân tích áp dụng phương pháp xác định chi phí phù hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam ..................................................................................... 118 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 140 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM............................................................ 142 4.1. Các quan điểm và nguyên tắc đề xuất phương pháp xác định chi phí đào tạo áp dụng .........................................................................................................142 4.1.1. Quan điểm đề xuất .................................................................................. 142 4.1.2. Nguyên tắc đề xuất ................................................................................. 142 4.2. Đề xuất phương pháp xác định chi phí áp dụng cho các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC và giải pháp triển khai thực hiện.............................143 4.2.1. Lựa chọn áp dụng phương pháp xác định chi phí đào tạo...................... 143 4.2.2. Hoàn thiện việc nhận diện chi phíđối với các khoản mục chi phí đào tạo ...... 151 4.2.3. Hoàn thiện việc phân bổ chi phíđào tạo đối với một số chi phí ............. 154 4.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác ....................................................................... 154 4.3. Điều kiện đảm bảo tính khả thi của các giải pháp đề xuất .....................157 4.3.1. Đối với Nhà nước và Chính phủ............................................................. 157 4.3.2. Đối với Bộ Tài chính .............................................................................. 158 4.3.3. Đối với các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính . 158 4.4. Những hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu mở rộng ..........159 4.4.1. Những hạn chế của luận án .................................................................... 159 4.4.2. Một số định hướng cho nghiên cứu tiếp theo ......................................... 160 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 161 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 162
  8. vi DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 165 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 178 Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra cán bộ quản lý ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC .......................................................................................................178 Phụ lục 2: Danh sách các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính được khảo sát ...........................................................................................187 Phụ lục 3: Kết quả kiểm định của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.......190 Phụ lục 4. Kết quả phân tích kiểm định KMO và Bartlett's .........................195 Phụ lục 5. Kết quả phân tích phương sai tổng ................................................197 Phụ lục 6. Kết quả phân tích ma trận nhân tố ................................................198 Phụ lục 7. Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố .......................................199 Phụ lục 8. Kết quả phân tích ma trận chuyển đổi thành phần .....................200 Phụ lục 9. Kết quả phân tích phương sai của mô hình hồi quy.....................201 Phụ lục 10. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa biến ...............................................................202 Phụ lục 11. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình hồi quy đa biến..........................................................................203 Phụ lục 12. Kết quả thống kế sai số trong mô hình hồi quy ..........................204 Phụ lục 13. Biểu đồ minh họa phân phối chuẩn hóa của các biến độc lập trong mô hình hồi quy .......................................................................................205 Phụ lục 14. Đồ thị minh họa phân phối chuẩn hóa của các biến độc lập trong mô hình hồi quy..................................................................................................206 Phụ lục 15. Đồ thị minh họa phân phối chuẩn hóa dự đoán của các biến độc lập trong mô hình hồi quy .................................................................................207
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ ABC : Activity-Based Costing BQ : Bình quân CBVC : Cán bộ viên chức CPĐT : Chi phí đào tạo ĐHCL : Đại học công lập ĐHNCL : Đại học ngoài công lập ĐVT : Đơn vị tính EFA : Explanatory Factor Analysis GAAP : Generally Accepted Accounting Principles GDĐH : Giáo dục đại học KMO : Kaiser-Meyer-Olkin KTQT : Kế toán quản trị LĐ : Lao động LĐTT : Lao động trực tiếp NSNN : Ngân sách nhà nước NVL : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp OLS : Ordinary Least Squares SNCL : Sự nghiệp công lập SPSS : Statistical Package for the Social Sciences SV : Sinh viên TB : Trung bình TCTC : Tự chủ tài chính TDABC : Time Driven Activity-Based Costing TRAC : Transparent Approach to Costing TSCĐ : Tài sản cố định VIF : Variance Inflation Factor VNĐ : Việt Nam đồng XDCB : Xây dựng cơ bản XĐCP : Xác định chi phí
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mẫu điều tra ............................................................................................. 33 Bảng 2.1: Mô tả biến quan sát trong mô hình đánh giá sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng tại cáctrường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ................................. 65 Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên của các trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC giai đoạn 2015-2019 ............................................................................... 73 Bảng 3.2: Số người học bình quân có mặt thực tế hàng năm tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ............................................................................................ 74 Bảng 3.3: Mô tả tóm tắt quy mô và đặc điểm đào tạo của các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC được khảo sát trong năm học 2018-2019 .................................. 77 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá yêu cầu của nhà quản trị về thông tin CPĐT và mức độ đáp ứng tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ........................................... 79 Bảng 3.5. Tình hình tổ chức bộ máy và công việc kế toán quản trịCPĐT ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ..................................................................... 83 Bảng 3.6. Quy trình xác định CPĐT ở các trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC . 84 Bảng 3.7. Xác định đối tượng tính CPĐTở các trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC......... 86 Bảng 3.8. Phương pháp xác định CPĐT áp dụng ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ................................................................................................................. 88 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ....... 89 Bảng 3.10: Ma trận xoay nhân tố trong kết quả phân tích EFA............................... 90 Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến ......................................... 93 Bảng 3.12: Tổng hợp ngành đào tạo theo từng khối ngànhcủa Học viện Nông nghiệp Việt Nam....................................................................................................... 96 Bảng 3.13: Tình hình đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2019 ........................................................ 101 Bảng 3.14. Diện tích xây dựng sử dụng phục vụ hoạt động đào tạocủa Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2019 ........................................................ 103 Bảng 3.15: Quy mô đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2019.... 104 Bảng 3.16: Chi phí LĐTT theo nhóm ngành đào tạo trình độ đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 .......................................................................... 111 Bảng 3.17: Chi phí NVLTT theo nhóm ngành đào tạo trình độ đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 .......................................................................... 112
  11. ix Bảng 3.18: Chi phí chung phân bổ theo nhóm ngành đào tạo trình độ đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 .......................................................... 114 Bảng 3.19: Tổng hợp kết quả tính CPĐT theo nhóm ngành đào tạo trình độ đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 ..................................................... 115 Bảng 3.20: Tổng hợp nhu cầu xã hội về đào tạo trình độ đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2018 ..................... 119 Bảng 3.21: Kết quả phân tích nhận diện chi phí và trung tâm CPĐT đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam................................................................................... 124 Bảng 3.22: Tổng hợp chi phí năm 2017 theo từng hoạt động tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam..................................................................................................... 127 Bảng 3.23: Kết quả tính chi phí LĐTT chi tiết theo ngành đào tạo đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 .................................................................. 129 Bảng 3.24: Kết quả tính chi phí NVLTT theo ngành đào tạo trình độ đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 .......................................................... 131 Bảng 3.25: Kết quả tính chi phí chung phân bổ theo ngành đào tạo trình độ đại học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 ..................................................... 133 Bảng 3.26: Tổng hợp kết quả tính CPĐT đại học chi tiết theo ngành đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 .................................................................. 134 Bảng 3.27: So sánh kết quả tính CPĐT đại học theo phương pháp XĐCP đề xuất với phương pháp XĐCP đang áp dụng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam ....... 136 Bảng 3.28: Kết quả đánh giá tính khả thi trong việc áp dụng phương pháp xác định CPĐT được đề xuất cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam ................................... 138 Bảng 4.1: Tổng hợp những lợi thế, yếu điểm và những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp XĐCP ................................................................... 144 Bảng 4.2: Phương pháp XĐCP đề xuất áp dụng cho các trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC ............................................................................................................... 146 Bảng 4.3: Nhận diện CPĐT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động ........................................................... 152 Bảng 4.4: Nhận diện CPĐT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC theo khả năng quy nạp cho đối tượng tính chi phí ................................................................ 153
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Phương pháp xác định chi phí ABC trong trường đại học....................... 16 Hình 1.2: Khung phân tích của đề tài ....................................................................... 28 Hình 2.1: Mô hình xác định chi phí theo phương pháp ABC .................................. 56 Hình 2.2: Mô hình đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ theo thang đo SERVQUAL ............................................................................................................. 62 Hình 2.3: Mô hình đánh giá sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ..................................................................... 64 Hình 3.1: Cơ cấu sinh viên theo khối ngành đào tạo ............................................... 72 Hình 3.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ kế toán theo trình độ tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC..................................................................................................... 81 Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ........................... 100 Hình 3.4. Tổ chức bộ máy kế toán Học viện Nông nghiệp Việt Nam ................... 105
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cùng với quá trình thực hiện đổi mới về kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cụ thể hóa chủ trương giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định liên quan tạo môi trường pháp lý hoàn thiện để các trườngđại học công lập (ĐHCL) từng bước thực hiện cơ chế tự chủ (Chính phủ 2006; 2014; 2015; 2021). Theo đó, các trường ĐHCL được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cùng với việc tăng cường trách nhiệm giải trình với Nhà nước và xã hội để đảm bảo tính minh bạch. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các trường ĐHCL nâng cao tính tích cực chủ động trong quản lý tài chính, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) tiết kiệm, hiệu quả hơn nhưng đồng thời cũng tăng tính chịu trách nhiệm của trường ĐHCL thông qua việc giải trình (Nguyễn Thị Hương &Tạ Ngọc Cường, 2016). Đến hết năm 2017, cả nước đã có 23 trường ĐHCL thực hiện tự chủ toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư theo tinh thần Nghị quyết số 77/NQ-CP (Bộ GD&ĐT, 2017). Theo lộ trình tự chủ đại học, tất cả các trường ĐHCL ở Việt Nam sẽ thực hiện cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) đầy đủ và học phí sẽ phải bù đắp toàn bộ chi phí đào tạo(Chính phủ, 2015; 2021). Thực hiện cơ chế TCTC theo chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đòi hỏi việc quản lý chi phí đào tạo (CPĐT) trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn lực cần phải được tăng cường để nâng cao chất lượng đào tạo… ở các trường ĐHCL (Trần Quang Trung, 2016). Ngoài ra, việc xác định chính xác chi phí theo suất đào tạo và ngành đào tạo là căn cứ quan trọng để nhà quản lý xác định mức thu học phí, thực ra là giá cung cấp dịch vụ đào tạo hợp lý (Nguyễn Thị Đào, 2015). Hơn nữa, trong điều kiện tuyển sinh ngày càng khó khăn do tác động của sự cạnh tranh trong lĩnh vực GDĐH, việc đa dạng hóa các chương trình đào tạo, ngành đào tạo và các loại hình đào tạo như là cách thức để thu hút người học càng làm cho công tác quản trị chi phí trong trường ĐHCL ngày càng khó khăn, phức tạp. Để có các quyết định kịp thời, tận dụng tốt cơ hội trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì thông tin CPĐT kịp thời, chính xác luôn là yêu cầu thường trực của nhà quản trị trong trường ĐHCL. Do vậy, bên cạnh việc phân tích nhu cầu của xã hội cho từng ngành đào tạo thì công tác quản trị CPĐT được coi là yếu tố then chốt để các trường ĐHCL xác định thế mạnh của
  14. 2 mình trong đào tạo (ngành đào tạo nào?chương trình đào tạo nào? loại hình đào tạo nào?) để xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để tính đúng, tính đủ CPĐT tại các trường ĐHCL ở Việt Nam, hiện vẫn đang “quen” với cơ chế cấp phát theo kiểu “bình quân chủ nghĩa” của NSNN đến nay vẫn chưa đổi mới được là dựa trên “đầu vào” và áp dụng phương pháp kế toán dòng tiền? Thực tế cho thấy, các trường ĐHCLở Việt Nam về cơ bản vẫn còn lúng túng trong việc xác định CPĐT khi thực hiện cơ chế TCTC (World Bank, 2016; Phạm Thị Hoa Hạnh, 2018). Chẳng hạn, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quyết định mức thu học phí, lựa chọn phương thức đào tạo, ưu tiên lựa chọn chương trình đào tạo… ở các trường này chưa thực sự căn cứ vào thông tin CPĐT(Nguyễn Thị Thanh Loan, 2019).Mặt khác, do chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng phương pháp xác định CPĐT từ phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các tài liệu khoa học để tham khảo cho nên các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC chưa có đủ cơ sở tin cậy để lựa chọn áp dụng phương pháp XĐCP phù hợp. Như vậy, việc nghiên cứu phương pháp xác định CPĐT để có cơ sở áp dụng phù hợp nhằm đáp ứng được yêucầu của nhà quản trị ở các trường ĐHCL khi thực hiện cơ chế TCTC là tính đúng, tính đủ CPĐT, cung cấp thông tin CPĐT cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định tuyển sinh, đào tạo… trên cơ sở quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính ở những cơ sở này là rất cần thiết (Phạm Thị Hoa Hạnh, 2018). Hơn nữa, phương pháp xác định CPĐT được áp dụng cũng phải hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin để nhà quản trị ở các trường ĐHCL có thể thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội theo chủ trương thực hiện cơ chế TCTC (Chính phủ, 2015; 2021). Về mặt lý luận, việc nghiên cứu phương pháp XĐCP sẽ có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các mô hình KTQT phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý CPĐT ở các trường ĐHCLnhưng chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến việc nghiên cứu lựa chọn áp dụng phương pháp xác định CPĐTtại các trường ĐHCLở Việt Nam, nhất là trong điều kiện thực hiện cơ chế TCTC. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định chi phí đào tạo ở các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính”là phù hợp và đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn đặt ra.
  15. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định chi phí đào tạophù hợp để áp dụng cho các trường ĐHCL trong điều kiện thực hiện cơ chế TCTC nhằm tính đúng, tính đủvàđáp ứngyêu cầu của các nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưu.Mục tiêu này có thể được chi tiết như sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phương pháp xác định CPĐT trong trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC. - Đánh giá thực trạng xác định CPĐT và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam; - Phân tích áp dụngphương pháp XĐCPphù hợp với trường hợp nghiên cứu điển hình tại một trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ CPĐT; - Khuyến nghị áp dụngphương pháp xác định CPĐTphù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo, điều kiện cụ thể của trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC nhằm tính đúng, tính đủ CPĐT và các giải pháp cụ thể để triển khai áp dụng phương pháp xác định CPĐT đã đề xuất. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung vào các câu hỏi sau đây: 1. Chi phí đào tạo đại học có những đặc điểm gì và phương pháp XĐCPnào có thể áp dụng cho các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam? 2. Thực trạng xác định CPĐTtại các trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam hiện nay như thế nào và những nhân tốnào ảnh hưởng đến sựphù hợp của phương pháp XĐCP được áp dụng tại các trường đại học đó? 3. Cơ sở nào để lựa chọn áp dụng phương pháp XĐCP phù hợp và cách thức triển khai xác định CPĐT nhằm đáp ứngđược yêu cầu của nhà quản trị về việc tính đúng, tính đủ CPĐT củatrường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC? 4. Phương pháp xác định CPĐT nào được khuyến nghị áp dụng cho cáctrường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTCvà những giải pháp và điều kiện cụ thể để triển khai áp dụng phương pháp xác định CPĐTđược khuyến nghị là gì?
  16. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là nghiên cứu lựa chọn phương pháp XĐCPđể có cơ sở áp dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC nhằm đáp ứngyêu cầu của nhà quản trị về việc tính đúng, tính đủ CPĐT trên cơ sở quy định hiện hành đối với mỗi mức độ TCTC. Các đối tượng nghiên cứu cụ thể là: Yêu cầu sử dụng thông tin CPĐT của nhà quản trị, đặc điểm hoạt động của trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC nói chung và đặc điểm hoạt động đào tạo đại học nói riêng, thực trạng xác định CPĐT và phương pháp xác định CPĐT áp dụng, mức độ đáp ứngyêu cầu sử dụng thông tin CPĐT của nhà quản trị, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng, những khó khăn, thuận lợi trong việc áp dụng phương pháp XĐCPtại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC và các vấn đề liên quan khác. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung vào việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp XĐCP phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTCnhằm tính đúng, tính đủ CPĐT cho các đối tượng chịu chi phí để đáp ứng yêu cầu thông tin của nhà quản trị trên cơ sở đánh giá thực trạng xác định CPĐT, phương pháp XĐCPáp dụng và mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin CPĐT của nhà quản trị. Nhà nước đang chủ trương thực hiện cơ chế giá dịch vụ đào tạo trên cơ sở tính đầy đủ CPĐT theo quy định của Nhà nước đối với các trường ĐHCL có mức độ TCTC khác nhau. Do đó, đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu từ phía các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC và CPĐT trong trường hợp này được hiểu là các khoản chi phí mà trường ĐHCL thực tế phải bỏ ra để đào tạo người học hoàn thành khóa học đạt chuẩn chất lượng đầu ra của chương trình đào tạo đã cam kết. Mặt khác, trong phạm vi của nghiên cứu này, việc xác định CPĐT được thực hiện nhằm tính đúng, tính đủ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh của trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC và chỉ tập trung xác định CPĐT cho hoạt động đào tạo sinh viên đại học hệ chính quy tập trung. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định CPĐTphù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của từng
  17. 5 trườngtại cáctrường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam. Trường ĐHCL trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án gồm: Trường đại học, học viện, các trường đại học thành viên của đại học quốc gia và đại học vùng, không bao gồm các trường đại học trong lĩnh vực công an, quân đội. Liên quan đến thực hiện cơ chế TCTC, do tính đến thời điểm khảo sát cả nước không có trường ĐHCL nào thực hiện TCTC ở mức tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên (thuộc Nhóm 2) nên luận án tập trung vào 2 nhóm trường đại học, gồm: (1) Trường đại học tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; và (2) Trường đại học tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên. Ngoài ra, nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (một trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đang thực hiện cơ chế TCTCở mức độ tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư) được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng phương pháp XĐCP để có căn cứ đề xuất lựa chọn phương pháp xác định CPĐT phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC cũng như mức độ yêu cầu của nhà quản trị về thông tin CPĐT. - Phạm vi về thời gian: Các tài liệu thứ cấp sử dụng trongnghiên cứu đề tài luận án được tổng hợp trong các năm học từ 2015-2016 đến 2018-2019. Thông tin sơ cấp sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng phương pháp xác định CPĐT, mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin CPĐT của nhà quản trị, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của phương pháp XĐCP tại các trường ĐHCLthực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam được thu thập trong năm 2019. Đối với nghiên cứu trường hợp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đề tài luận án sử dụng bộ số liệu năm 2017 (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Vụ Tài chính thẩm tra, quyết toán và đã được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước) cho mục đích đánh giá thực trạng xác định CPĐT và phương pháp XĐCP áp dụng để có căn cứ đề xuất lựa chọn phương pháp xác định CPĐT phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của Học viện. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra thể hiện ở mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan tới lý thuyết, tổng quan và dữ liệu thứ cấp phục vụ cho
  18. 6 nghiên cứu. Theo đó, việc khái quát tổng thể về vấn đề nghiên cứu của luận án được thiết lập nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu và định hình khung phân tích của luận án. - Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được thực hiện với các các đối tượng ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC, gồm: (1) Nhà quản trị các cấp có liên quan đến việc cung cấp và sử dụng thông tin CPĐT (Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý ở các bộ phận tài chính - kế toán, quản lý đào tạo và tuyển sinh); và (2) Nhân viên kế toán liên quan đến việc ghi chép, tổng hợp và tính toán CPĐT. Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm: (i) Nhận diện yêu cầu thông tin CPĐT của các lãnh đạo chủ chốt ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC và mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin CPĐT; và (ii) Xác định các khó khăn, vướng mắc trong việc xác định CPĐT. Kết quả thông tin thu thập là cơ sở để khai phá thêm biến mới hoặc sẽ cung cấp các dữ liệu chuyên sâu giải thích bổ sung cho kết quả nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở các mức độ khác nhau. Luận án khảo sát trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC về thông tin đặc điểm của trường, các chỉ tiêu cơ bản về trường đại học như: nguồn nhân lực, hệ đào tạo, ngành đào tạo, quy mô đào tạo… Các thông tin này phục vụ cho mục tiêu đánh giá thực trạng phương pháp xác định CPĐT ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng. Bên cạnh đó, các thông tin khảo sát về những đề xuất, kiến nghị của các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC cũng được thu thập để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận án. - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng đào tạo của các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC được khảo sát, thể hiện ở các khía cạnh: đặc điểm và quy mô hoạt động đào tạo, kết quả hoạt động đào tạo và CPĐT. Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc lựa chọn phương pháp XĐCP phù hợp cho các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam. - Phương pháp đánh giá theo thang đo: Phương pháp đánh giá theo thang đo được sử dụng để đánh giá thực trạng phương pháp xác định CPĐT ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC. Kết quả đánh giá theo các mức độ sau đó được sử dụng để tính điểm trung bình, làm căn cứ cho việc đánh giá chung mức độ đạt được. Ngoài ra, kết quả đánh giá theo thang đo còn được sử dụng để đánh giá các
  19. 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC. - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá để xem xét tác động của các nhân tố đến sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam trên cơ sở ý kiến đánh giá của nhà quản trị được định lượng theo thang đo. Với mục tiêu của đề tài, kết quả phân tích nhân tố khám phá cung cấp thêm các dẫn chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố tới sự phù hợp của phương pháp XĐCP áp dụng ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp:Phương pháp này được thiết kế cho việc phân tích áp dụng phương pháp xác định CPĐT phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của một trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC. Kết quả phân tích là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp trong việc lựa chọn phương pháp xác định CPĐT phù hợp cho các trường đại học có điều kiện tương đồng. 6. Những đóng gópmới của Luận án Luận án đã thực hiện đánh giá thực trạng xác định CPĐT và phương pháp XĐCP áp dụng ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC, trên cơ sở đó đề xuất lựa chọn phương pháp xác định CPĐT phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể cho các nhóm trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án được cụ thể như sau: - Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về lựa chọn phương pháp xác định CPĐT ở các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC với điều kiện của Việt Nam. Theo đó, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng yêu cầu thông tin CPĐT của nhà quản trị được kế thừa, nhân tố “văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế TCTC và kế toán” cũng như bộ thang đo sự ảnh hưởng của nhân tố này đã được phát triển để sử dụng cho nghiên cứu. - Về mặt thực tiễn: Luận án là công trình nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC sử dụng, tham khảo trong việc lựa chọn áp dụng phương pháp xác định CPĐT phù hợp nói riêng và trong hoạt động quản trị đại học nói chung, nhất là đối với vấn đề quản lý CPĐT. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo cho các đơn vị, cá nhân liên quan đến quản lý tài chính, chế độ kế toán trong lĩnh vực GDĐH. Các đóng góp về mặt thực tiễn của luận án được chi tiết như sau:
  20. 8 + Trên cơ sở mô hình phân tích và bộ thang đo được thiết kế, luận án đã làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của phương pháp xác định chi phí áp dụng tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC ở Việt Nam. + Thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình tại một tại một trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC, luận án đã phân tích lựa chọn phương pháp xác định chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo, điều kiện cụ thể của trường đại học đó để áp dụng và trình tự các bước thực hiện. Kết quả cho thấy phương pháp xác định chi phí được đề xuất cho phép tính toán chi phí đào tạo chi tiết đến từng ngành đào tạo thay vì chỉ tính đến các nhóm ngành như trước đây. Mặt khác, việc tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo và tính khả thi của việc áp dụng phương pháp XĐCP đề xuất cũng đã được xác nhận từ phía trường đại học đó. +Đề xuất lựa chọn áp dụng phương pháp xác định CPĐT phù hợp với đặc điểm hoạt động đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường đại học đối với các nhóm trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC. Đồng thời, luận án cũng đã đưa ra các giải pháp đểtriển khai áp dụng phương pháp xác định CPĐTđược đề xuất. + Kiến nghị với Nhà nước về việc ban hành văn bản quy định để sớm triển khai được cơ chế giá dịch vụ đào tạo và cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công có sử dụng NSNN trong lĩnh vực đào tạo (Chính phủ); Ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các phương pháp XĐCP nói riêng và KTQT nói chung trong các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC (Bộ Tài chính). 7. Kết cấu của Luận án Luận án gồm bốnChương, được kết cấu cụ thể như sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. - Chương 2:Những vấn đề lý luận về phương pháp xác định chi phí đào tạotrong trường đại học. - Chương 3: Thực trạng xác định chi phí đào tạo tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam. - Chương 4:Khuyến nghị phương pháp xác định chi phí đào tạoáp dụng cho các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0