intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý: Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:251

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những khái niệm và lý luận về vốn nhân lực, chất lượng vốn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp may; xây dựng các tiêu chí mới để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp may; tiến hành đánh giá chất lượng vốn nhân lực thực tế của các danh nghiệp may theo các tiêu chí thể hiện chất lượng vốn nhân lực; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý: Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HOÀNG XUÂN HIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ HÀ NỘI - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HOÀNG XUÂN HIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1. PGS TS TRƯƠNG ĐOÀN THỂ HÀ NỘI - 2013
  3. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG 9 VỐN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP MAY 1.1- Khái niệm về vốn nhân lực 9 1.1.1 Quan niệm nhân lực là tài sản của doanh nghiệp 9 1.1.2 Khái niệm về vốn nhân lực 10 1.1.3 Các thước đo vốn nhân lực 17 1.1.4 Mối quan hệ giữa vốn nhân lực của cá nhân và vốn nhân lực của doanh 22 nghiệp 1.1.5 Sự khác nhau giữa nguồn nhân lực và vốn nhân lực 23 1.1.6 Sự khác nhau giữa vốn nhân lực và vốn vật chất 24 1.2 Các mô hình định lượng vốn nhân lực 25 1.2.1 Mô hình đi học ở nhà trường 26 1.2.2 Mô hình vốn nhân lực có tính đến đào tạo trong công việc của Mincer 34 1.3 Quá trình tạo vốn nhân lực 43 1.3.1 Tạo vốn nhân lực qua đào tạo chính quy và không chính quy 43 1.3.2 Tạo vốn nhân lực thông qua xác lập một thị trường kiến thức 45 1.3.3 Các chiến lược đầu tư vào vốn nhân lực 50 1.4 Chất lượng vốn nhân lực và các tiêu chí đánh giá 52 1.4.1 Quan niệm về chất lượng vốn nhân lực 52 1.4.2 Đặc tính vốn nhân lực của các doanh nghiệp 54 1.4.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may 55
  4. 1.4.4 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp may 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 72 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỐN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG VỐN 73 NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY 2.1 Tổng quan ngành công nghiệp may Việt Nam 73 2.2 Thực trạng quá trình tạo vốn nhân lực cho các doanh nghiệp may 77 2.2.1 Đánh giá hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp may 77 2.2.2 Công tác đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp may 80 2.2.3 Công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật cho doanh nghiệp may 83 2.2.4 Công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cho doanh nghiệp may 87 2.2.5 Quá trình tạo vốn nhân lực của công nhân kỹ thuật may thông qua tổ 90 chức hoạt động nhóm 2.2.6 Quá trình tạo vốn nhân lực của các doanh nghiệp may thông qua việc xác 92 lập một thị trường kiến thức 2.3 Thực trạng vốn nhân lực và chất lượng vốn nhân lực của các doanh 94 nghiệp May Việt Nam 2.3.1 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực bằng tiêu chí đầu tư tài chính cho giáo 94 dục 2.3.2 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu 96 chí số năm đi học 2.3.3 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu 108 chí số năm kinh nghiệm 2.3.4 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu 110 chí thu nhập bình quân 2.3.5 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu 114 chí tốc độ tăng thu nhập 2.3.6 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu 117 chí năng suất lao động 2.3.7 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng tiêu 123 chí tỷ lệ biến động lao động 2.4 Chất lượng vốn nhân lực của Tổng công ty may 10 – công ty cổ phần 129 2.4.1 Một số đặc điểm của Tổng công ty may 10 – công ty cổ phần 129
  5. 2.4.2 Công tác tạo vốn nhân lực của Tổng công ty may 10 130 2.4.3 Đánh giá chất lượng vốn nhân lực của Tổng công ty may 10 133 2.5 Đánh giá chung về chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may 139 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 144 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỐN 145 NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY 3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp 145 may Việt Nam 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh 154 nghiệp may Việt Nam 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tạo vốn nhân lực nhằm nâng cao 154 chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May 3.2.2 Xác lập chiến lược đầu tư tối ưu vào vốn nhân lực để nâng cao năng suất 166 lao động và chuyển đổi dần từ phương thức sản xuất gia công sang phương thức sản xuất mua nguyên liệu, bán thành phẩm nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may 3.2.3 Giải pháp nâng cấp dữ liệu thành vốn thông tin để mở rộng quy mô của 170 vốn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may 3.2.4 Giải quyết hài hoà mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp May 173 nhằm giảm thiểu biến động lao động, nâng cao năng suất lao động để nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may 3.2.5 Đổi mới tổ chức sản xuất nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của 177 các doanh nghiệp may 3.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các 183 doanh nghiệp may Việt Nam 3.3.1 Khuyến nghị đối với Nhà nước 183 3.3.2 Khuyến nghị đối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam 185 3.3.3 Khuyến nghị đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam 186 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 190 KẾT LUẬN 191 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 193 TÀI LIỆU THAM KHẢO 194 Phụ lục 1 : Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu chất lượng vốn nhân lực 202 Phụ lục 2 : Tổng hợp kết quả khảo sát nguồn nhân lực của Tập đoàn Dệt May 206 Việt Nam năm 2009
  6. Phụ lục 3 : Phiếu khảo sát vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam 208 Phụ lục 4 : Danh sách doanh nghiệp gửi phiếu điều tra 215 Phụ lục 5 : Các câu hỏi định hướng phỏng vấn chuyên gia 217 Phụ lục 6 : Danh sách các chuyên gia trả lời phỏng vấn 220 Phụ lục 7 : Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp may và 222 công nghiệp giai đoạn 2000 - 2011 Phụ lục 8 : Năng suất lao động bình quân trong các doanh nghiệp may và công 229 nghiệp giai đoạn 2000 - 2011
  7. LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập, nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các nhà khoa học, các nhà quản lý em đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu hoàn chỉnh luận án với đề tài ”Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May Việt Nam” Em xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư Tiến sỹ Trương Đoàn Thể. Thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình giúp đỡ em, cho em những lời khuyên quý giá trong quá trình nghiên cứu hoàn chỉnh luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Tổng cục thống kê, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hơn 100 doanh nghiệp May và các cán bộ của Trường Cao đẳng Công nghiệp – Dệt May Thời trang Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những ý kiến bổ ích trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Với tấm lòng biết ơn của một học viên, em xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Quản trị kinh doanh, Viện sau đại học đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Em sẽ vận dụng những kết quả đạt được trong nghiên cứu luận án này vào thực tế quá trình công tác, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp may nói riêng và đất nước nói chung. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn. Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Hiệp
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án ” Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp May Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trương Đoàn Thể. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CD Compact Disk CĐ Cao đẳng CNKT Công nhân kỹ thuật DACUM Develop a Curriculum ĐH Đại học FOB Free On Board GDP Gross Domestic Product HDI Human development index ODM Original Design Manufacturer OJT On the Job Training ROI Return On Investment TC Trung cấp THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở Tổng công ty may 10 Tổng công ty may 10 – công ty cổ phần USD United State Dollar VNL Vốn nhân lực WTO World Trade Organization
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 1.1 So sánh nguồn nhân lực và vốn nhân lực 23 Bảng 1.2 So sánh vốn nhân lực và vốn vật chất 25 Bảng 1.3 Các đặc điểm của học tập chính quy và không chính quy 44 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2000 – 2011 73 Bảng 2.2 Tổng số lao động ngành may – công nghiệp giai đoạn 2000-2011 73 Bảng 2.3 Tổng số doanh nghiệp ngành may – công nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 74 Bảng 2.4 Số doanh nghiệp may năm 2010 phân theo quy mô lao động 75 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam 75 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Bảng 2.6 Nhu cầu đào tạo mới lao động dệt may giai đoạn 2011 - 2020 76 Bảng 2.7 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho lao động dệt may giai 76 đoạn 2011 - 2020 Bảng 2.8 Số lượng học sinh, sinh viên được đào tạo trong giai đoạn 2002-2007 78 Bảng 2.9 Kết quả dự thi đại học của các thí sinh giai đoạn 2007 - 2011 79 Bảng 2.10 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của các doanh nghiệp Dệt May giai đoạn 94 2009 – 2010 Bảng 2.11 Trình độ văn hoá của lao động trong các doanh nghiệp may giai đoạn 96 2005 - 2010 Bảng 2.12 Tổng vốn nhân lực phổ cập và vốn nhân lực phổ cập bình quân tính theo 97 số năm đi học phổ thông của doanh nghiệp may giai đoạn 2005 – 2008 Bảng 2.13 Phân bố phần trăm lực lượng lao động theo trình độ học vấn cao nhất đạt 98 được năm 2008 Bảng 2.14 Phân bố lực lượng lao động theo trình độ học vấn cao nhất đạt được năm 99 2008 Bảng 2.15 Số lao động ngành may giai đoạn 2000 – 2011 phân theo trình độ chuyên 100 môn kỹ thuật Bảng 2.16 Vốn nhân lực chuyên môn của các doanh nghiệp may giai đoạn 2000 – 102 2011 Bảng 2.17 Số lao động ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2011 phân theo trình độ 103 chuyên môn kỹ thuật Bảng 2.18 Vốn nhân lực chuyên môn của các doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 104 2000 – 2011
  11. TT Tên bảng Trang Bảng 2.19 Chất lượng vốn nhân lực chuyên môn của các doanh nghiệp may 105 Bảng 2.20 Công nhân kỹ thuật làm việc trong doanh nghiệp dệt may chia theo số 108 năm kinh nghiệm Bảng 2.21 Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật chia theo số năm kinh nghiệm 109 Bảng 2.22 Thu nhập bình quân tính cho một đơn vị vốn nhân lực của các doanh 111 nghiệp may giai đoạn 2000 – 2011 phân theo trình độ Bảng 2.23 Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2000 - 2011 111 Bảng 2.24 Thu nhập bình quân tính cho một đơn vị vốn nhân lực của các doanh 112 nghiệp công nghiệp giai đoạn 2000 – 2011 phân theo trình độ Bảng 2.25 So sánh thu nhập bình quân tính cho một đơn vị vốn nhân lực của các 113 doanh nghiệp may và doanh nghiệp công nghiệp Bảng 2.26 Tốc độ tăng thu nhập bình quân tính cho một đơn vị vốn nhân lực của các 115 doanh nghiệp may và doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2000 – 2011 Bảng 2.27 Năng suất lao động bình quân tính cho một đơn vị vốn nhân lực của các 118 doanh nghiệp may giai đoạn 2000 – 2011 phân theo trình độ Bảng 2.28 Năng suất lao động bình quân tính cho một đơn vị vốn nhân lực của các 119 doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2000 – 2011 phân theo trình độ Bảng 2.29 Chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may giai đoạn 2000 – 119 2011 Bảng 2.30 Trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật dệt may năm 2010 121 Bảng 2.31 Biến động lao động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn 2000- 124 2007 Bảng 2.32 Tỷ lệ biến động lao động trong các doanh nghiệp May được khảo sát giai 124 đoạn 2008 - 2010 Bảng 2.33 Tỷ trọng vốn nhân lực chuyên môn của các doanh nghiệp may và công 125 nghiệp giai đoạn 2005 – 2008 Bảng 2.34 Số lượng tuyển sinh của Trường Cao đẳng nghề Long Biên giai đoạn 131 2009 - 2010 Bảng 2.35 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Tổng công ty may 10 giai đoạn 2009 – 133 2010 Bảng 2.36 Trình độ văn hoá của người lao động trong Tổng công ty may 10 vào năm 134 2010 Bảng 2.37 Số năm đi học chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong Tổng 135 công ty may 10 vào năm 2010 Bảng 2.38 Người lao động làm việc trong Tổng công ty may 10 vào năm 2010 chia 136 theo số năm kinh nghiệm
  12. TT Tên bảng Trang Bảng 2.39 Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động 138 trong các doanh nghiệp may được khảo sát năm 2010 Bảng 2.40 Tỷ lệ biến động lao động của Tổng công ty may 10 giai đoạn 2008 - 2010 139 Bảng 3.1 Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020 145 Bảng 3.2 Mục tiêu phát triển sản phẩm may giai đoạn 2008 – 2020 146 Bảng 3.3 Nhu cầu lao động công nghiệp ngành dệt may giai đoạn 2010-2020 150 Bảng 3.4 Bảng phân tích nghề may tại doanh nghiệp 163 Bảng 3.5 Bảng phân tích công việc nghề may 164 Bảng 3.6 Bảng phân tích nghề may Công nghiệp 171
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TT Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Dòng thu nhập của những người tốt nghiệp trung học phổ thông 27 Hình 1.2 Quỹ tích của tiền lương theo số năm đi học 28 Hình 1.3 Ra quyết định đi học 30 Hình 1.4 Thu nhập theo số năm đi học của những người lao động có tỷ lệ 31 chiết khấu khác nhau Hình 1.5 Đường quỹ tích tiền lương theo số năm đi học của những người 32 lao động có khả năng khác nhau Hình 1.6 Số năm đi học và thu nhập của những người lao động có khả 33 năng khác nhau Hình 1.7 Sự thu nhận vốn nhân lực trong cả cuộc đời. 40 Hình 1.8 Diễn biến thu nhập theo tuổi theo lý thuyết vốn nhân lực 42 Hình 1.9 Mô hình nâng cấp dữ liệu thành vốn thông tin 48 Hình 2.1 Tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng vốn nhân lực 120 chuyên môn bình quân của các doanh nghiệp may giai đoạn 2001 – 2011
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Các nguồn lực dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lao động, thiết bị, nguyên liệu, đất đai và các tài nguyên khác, trong đó nguồn lực lao động có vai trò quyết định sự phát triển. Vốn nhân lực (Human Capital) thuộc nguồn lực lao động và là bộ phận cốt lõi của các nguồn lực này. Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng bước chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế dựa chủ yếu vào trí tuệ của con người để phát triển. Trong nền kinh tế mới này, nguồn lực quý nhất chính là tài sản trí tuệ, là tri thức của con người trong doanh nghiệp. Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững trong nền kinh tế tri thức thì vốn nhân lực đóng vai trò quyết định, vì vậy cần có những nghiên cứu để có thể tạo ra được vốn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn tới. Đối với các doanh nghiệp May Việt Nam, giai đoạn vừa qua là một trong những giai đoạn mà ngành may có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh, tuy nhiên theo nhiều số liệu nghiên cứu và thống kê của các Bộ ngành thì mặc dù các trang thiết bị, công nghệ được đầu tư cho ngành may tương đối hiện đại so với các nước trong khu vực nhưng năng suất lao động của ngành may nước ta vẫn thấp hơn đáng kể, chưa tạo được thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu vì vậy “hàm lượng trí tuệ” do các doanh nghiệp may tạo ra kết tinh trong sản phẩm thấp. Đây chính là lý do giải thích vì sao ngành may nước ta hiện nay tạo ra ít giá trị gia tăng, lợi nhuận không cao và thường xuyên phải làm thêm giờ do không chủ động được nguồn hàng. Có nguyên nhân trên là do: - Thứ nhất : mặc dù ngành công nghiệp may đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại nhưng do đặc điểm sản xuất của ngành mà các máy móc thiết bị này không thể thay thế được hoàn toàn khả năng lao động của con người. Có thể nói rằng ngành công nghiệp may tiến hành sản xuất chủ yếu theo phương thức bán thủ công nên kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục, kinh nghiệm của người lao động có vai trò rất lớn trong việc tạo ra năng suất lao động cao. Nói một cách khác, chất
  15. 2 lượng vốn nhân lực trong ngành may có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của ngành, nếu chất lượng vốn nhân lực không phù hợp thì không thể nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp may. - Thứ hai: Chất lượng vốn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn tới những tư duy sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp may vì ngành may muốn tồn tại thì cần phải sản xuất ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp thời trang. Có thể nói rằng chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may hiện nay còn rất thấp nên giá trị gia tăng tạo ra trong các sản phẩm may cũng không thể tăng cao như mong muốn của nhà quản lý. Vấn đề vốn nhân lực và chất lượng vốn nhân lực đã được đề cập trong một số nghiên cứu trên thế giới, nhất là từ những năm 1960 trở lại đây nhưng vấn đề này là một vấn đề mới và hầu như chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/03/2008 thì một trong những định hướng quan trọng là “Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường”. Để làm được điều này thì cần phải nghiên cứu để giải quyết những vấn đề cấp bách về vốn nhân lực cũng như chất lượng vốn nhân lực của ngành may như đã nói ở trên và đây chính là mục tiêu của đề tài “Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam”. 2- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở cấp độ doanh nghiệp, vốn nhân lực từ lâu đã được thừa nhận là một nhân tố quan trọng đối với năng suất của cá nhân [88]. Gần đây, ngày càng có nhiều người cho rằng vốn nhân lực ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp, [36],[51], [60], [85]. Ngay tại Việt Nam, trong nghiên cứu “Phát triển nguồn vốn nhân lực - chiến lược tối ưu của nhà lãnh đạo” vào năm 2009, tác giả Đinh Việt Hoà cũng đề cập đến vấn đề này [18]. Trong tác phẩm “Đầu tư vào vốn nhân lực : một sự phân tích lý thuyết”, Becker (1962) đã đề cập đến trong tư tưởng về vốn nhân lực của mình các hoạt động như giáo dục chính quy, đào tạo ngoài công việc (tạo ra vốn nhân lực phổ
  16. 3 cập) và đào tạo trong công việc (tạo ra vốn nhân lực chuyên môn) [59]. Theo tác giả này cũng như đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận khung lý thuyết về vốn nhân lực, thì giáo dục là thành phần quan trọng nhất của vốn nhân lực. Những người sáng tạo ra lý thuyết về vốn nhân lực đã phân tích chi phí giáo dục như là một dạng đầu tư trong khi những người tiếp sau họ như Borjas (1996) trong tác phẩm “Kinh tế học lao động” đã phát triển lý thuyết về tích luỹ vốn nhân lực và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong giáo dục và đào tạo[58]. Ngoài việc đề cập đến những quan niệm về vốn nhân lực, có nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những thước đo để đo lường vốn nhân lực. Ngay tại Việt Nam cũng có các tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này, đó là tác phẩm “ Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam, tình hình và các lựa chọn về chính sách” của Indu Bhushan và các cộng sự xuất bản năm 2001 hay tác phẩm “Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam” của tác giả Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung được xuất bản vào năm 2008 [1], [17]. Đa số các nghiên cứu ở trên đều chấp nhận lấy số năm đi học và đầu tư cho giáo dục là thước đo vốn nhân lực [1], [17], [58], [60], [88]. Tuy nhiên có thể thấy rằng với cùng 10 năm đi học nhưng nếu được học ở Mỹ thì chất lượng vốn nhân lực tạo ra sẽ cao hơn 10 năm đi học ở các nước nghèo như Châu phi vì vậy nếu chỉ dùng thước đo vốn nhân lực là số năm đi học thì chưa phản ánh được hết ý nghĩa của vốn nhân lực. Mặt khác, với cùng một lượng tài chính cho giáo dục như nhau nhưng tác động tới vốn nhân lực cũng khác nhau phụ thuộc vào hiệu quả việc sử dụng nguồn đầu tư, vấn đề này cũng đang được bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Có rất ít nghiên cứu trước đây xét đến chất lượng vốn nhân lực. Trong tác phẩm “Vốn nhân lực và sự giàu có của các quốc gia”, Manuelli và Sehadri (2007) coi độ dài của những năm đi học là số lượng vốn nhân lực, tổng vốn nhân lực cho một năm đi học tại trường và đào tạo sau khi ra trường là chất lượng của vốn nhân lực trong khi các nhà kinh tế học của Ba lan lại sử dụng chênh lệch tiền lương làm thước đo để so sánh chất lượng vốn nhân lực giữa Mỹ và Ba lan [65], [80]. Vậy chất lượng vốn nhân lực là gì ? có thể sử dụng những tiêu chí gì để đánh giá chất lượng
  17. 4 vốn nhân lực của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng? là một trong những câu hỏi mà luận án phải trả lời. Luận án này tập chung nghiên cứu vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam vì vậy, ngoài những vấn đề chung về vốn nhân lực như đã nêu ở trên, luận án còn phải giải quyết những vấn đề cụ thể của ngành may Việt Nam như sau : Có một số nghiên cứu trước đây cho rằng vốn nhân lực là căn cứ cơ bản để trả công cho người lao động, hay nói một cách khác là nếu chất lượng vốn nhân lực cao thì sẽ được trả lương cao [36], [58]. Điều này cần phải được nghiên cứu để hiệu chỉnh thêm đối với các doanh nghiệp may vì : - Hiện nay các doanh nghiệp may chủ yếu là sản xuất hàng gia công, có một số doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất một loại sản phẩm có độ phức tạp thấp (như chuyên sản xuất áo dệt kim…), do yêu cầu về kỹ thuật may sản phẩm không cao nên hầu hết lao động được tuyển vào làm việc cũng không cần có trình độ cao, tức là vốn nhân lực thấp. - Tuy vậy người lao động vẫn được trả lương cao nếu doanh nghiệp đó sản xuất hàng FOB. Sở dĩ như vậy là do theo quy định chung của ngành may hiện nay, đối với các doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ trả lương yêu cầu là 50 – 52% đơn giá lương đối với sản phẩm gia công và 17% doanh thu đối với sản phẩm xuất khẩu theo phương thức FOB. Chính vì vậy, tiền lương ở những doanh nghiệp làm hàng FOB thường lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp chỉ sản xuất hàng gia công, do đó có thể thấy rằng mặc dù chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp thấp nhưng người lao động vẫn có thể có mức lương cao do chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp tốt [53]. Chất lượng vốn nhân lực đối với một doanh nghiệp là phù hợp hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu vốn nhân lực. Vấn đề này hiện nay vẫn đang được bỏ ngỏ, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đối với ngành may. Không phải đối với bất cứ doanh nghiệp may nào, việc cố gắng thu hút được vốn nhân lực có chất lượng cao đã là giải pháp tối ưu đối với doanh nghiệp vì vốn nhân lực có chất lượng cao thường có hiện tượng dễ di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác và như vậy sẽ làm cho chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp bị
  18. 5 biến động, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chất lượng vốn nhân lực ở mức độ nào là phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp may là câu hỏi mà luận án sẽ phải tìm được câu trả lời thoả đáng. Quá trình tạo vốn nhân lực cho các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng vốn nhân lực trong các doanh nghiệp. Mỗi ngành công nghiệp có đặc thù sản xuất riêng, công nghệ riêng, thị trường riêng… do vậy quá trình tạo vốn nhân lực cho các ngành khác nhau cũng có những đặc thù riêng vì thế nếu chỉ nghiên cứu quá trình tạo vốn nhân lực chung cho tất cả các doanh nghiệp như các nghiên cứu trước đây thì chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế khi áp dụng để đánh giá quá trình tạo vốn nhân lực cho một ngành cụ thể. Chính vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn về quá trình tạo vốn nhân lực cho các doanh nghiệp may. Đề tài ” Nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam” nghiên cứu những vấn đề còn chưa được giải quyết ở trên về vốn nhân lực và chất lượng vốn nhân lực nhằm góp phần vào sự phát triển chung của các doanh nghiệp may Việt Nam. 3- Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Làm rõ những khái niệm và lý luận về vốn nhân lực, chất lượng vốn nhân lực và các tiêu chí đánh giá chất lượng vốn nhân lực của doanh nghiệp may. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam, luận án làm rõ những ưu, nhược điểm của vốn nhân lực cũng như quá trình tạo vốn nhân lực cho các doanh nghiệp may. - Xây dựng các tiêu chí mới để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may; tiến hành đánh giá chất lượng vốn nhân lực thực tế của các doanh nghiệp may theo các tiêu chí thể hiện chất lượng vốn nhân lực. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam.
  19. 6 - Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm : + Phạm vi về không gian : Nghiên cứu chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam trong phạm vi cả nước bao gồm các doanh nghiệp may ở cả miền Bắc, miền Nam và miền Trung. + Phạm vi về thời gian : Phạm vi khảo sát số liệu sơ cấp cũng như thu thập dữ liệu thứ cấp về các doanh nghiệp may Việt Nam và các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến nay. + Phạm vi về nội dung : nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến vốn nhân lực, chất lượng vốn nhân lực phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam. 5- Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, là cơ sở chung cho mọi nhận thức trong quá trình nghiên cứu. - Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp tại khoảng 60 doanh nghiệp may ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để tìm hiểu và thu thập số liệu về thực trạng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may, đặc biệt là các số liệu về cơ cấu nguồn nhân lực, số năm đi học phổ thông, số năm đi học chuyên môn kỹ thuật, số năm kinh nghiệm công tác, chi phí của doanh nghiệp cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, biến động lao động trong các doanh nghiệp. - Luận án sử dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê trong đó chú trọng đến phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để xử lý thông tin thu thập được bằng bảng khảo sát được thiết kế và gửi đến các doanh nghiệp may trong cả nước nhằm đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may bằng cách so sánh vốn nhân lực của các doanh nghiệp may với vốn nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp. - Trong nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo và sử dụng đội ngũ nhân lực ngành may tại 60 đơn vị khảo sát trực tiếp tại ba miền Bắc, Trung, Nam và một số chuyên gia tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam để bổ sung thông tin cho quá trình đánh giá
  20. 7 chất lượng vốn nhân lực, nhất là những thông tin về các tiêu chí đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam. - Ngoài ra, trong nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ công thương, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam , và các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành may ở trong và ngoài nước. Bộ số liệu thứ cấp khai thác được giúp đánh giá tổng quát chất lượng vốn nhân lực của tổng thể các doanh nghiệp may trong phạm vi cả nước. 6. Những đóng góp mới của luận án - Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận + Các nghiên cứu trước đây về chất lượng vốn nhân lực không xuất phát từ nội hàm của chất lượng vốn nhân lực mà đi thẳng vào các thước đo nên tính hệ thống không cao. Khắc phục nhược điểm này, luận án đã phát triển khái niệm về chất lượng vốn nhân lực như sau để làm cơ sở nghiên cứu chất lượng vốn nhân lực: chất lượng vốn nhân lực là mức độ mà một tập hợp các đặc tính của vốn nhân lực tạo cho vốn nhân lực khả năng thoả mãn những nhu cầu được nêu ra hoặc tiềm ẩn. + Căn cứ vào 4 đặc tính thể hiện chất lượng vốn nhân lực và các đặc điểm của vốn nhân lực trong ngành công nghiệp may Việt Nam, căn cứ vào các mô hình vốn nhân lực và khái niệm chất lượng vốn nhân lực được phát triển ở trên, luận án đề xuất 7 tiêu chí mới để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may, đó là các tiêu chí : Đầu tư tài chính cho giáo dục, số năm đi học, số năm kinh nghiệm, thu nhập bình quân, tốc độ tăng thu nhập, năng suất lao động và tỷ lệ biến động lao động. + Dựa trên các nghiên cứu đặc thù về chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam, luận án xác định rõ 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may là : đào tạo chính quy, quản trị doanh nghiệp, nhu cầu vốn nhân lực của doanh nghiệp, nhân khẩu học, hoàn cảnh gia đình và chính sách của Chính phủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1