Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận án trình bày tổng quan về Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource Planning); lợi ích kế toán trong hệ thống ERP. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” là nghiên cứu riêng của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Đào Nhật Minh
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt/ Abstract Danh mục công trình của tác giả TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Phần dịch (nếu có) AIS Accounting Information System Hệ thống thông tin kế toán ANT Actor network theory Lý thuyết mạng lưới nhân tố CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CLDV Chất lượng dịch vụ CNTT Công nghệ thông tin CobiT Control Objectives for Information and related Technology Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá ERP Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn lực DN HT Hệ thống HTTT Hệ thống thông tin LI Lợi ích NC Nghiên cứu PP
- Phương pháp SEM Structural Equation Modelling Mô hình cấu trúc tuyến tính TT Thông tin
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến các LI kế toán trong HT ERP....58 Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án...................................89 Bảng 4.1 Kết quả tổng hợp thang đo sau khi thảo luận nhóm chuyên gia...........102 Bảng 4.2 Thang đo các nhân tố nghiên cứu chính thức......................................107 Bảng 4.3 Kết quả Cronbach Alpha........................................................................113 Bảng 4.4 Đánh giá mức độ phù hợp mô hình.......................................................118 Bảng 4.5 Đánh giá mức độ phù hợp mô hình tích hợp........................................122 Bảng 4.6 Kết quả ước lượng hồi quy...................................................................123 Bảng 4.7 Mức độ tác động trực tiếp của các yếu tố đến LI kế toán.....................124 Bảng 4.8 Mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của người dùng trong hệ thống ERP........................................................................................................124 Bảng 4.9 Tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố...................................125 Bảng 4.10 Mức độ tác động tổng cộng của các yếu tố đến LI kế toán................131 Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố kiểm soát...................................................135 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu.....................................................136
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Sự tiến hóa của ERP................................................................................32 Hình 2.2 Các giai đoạn vòng đời hệ thống ERP.....................................................41 Sơ đồ 3.1 Khung nghiên cứu..................................................................................63 Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu.............................................................................67 Sơ đồ 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 91
- TÓM TẮT Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam Trong nhiều năm qua, có rất nhiều sự quan tâm về ERP ở cả NC và thực hành tại nước ta. Mặc dù HT ERP đã được áp dụng rộng rãi, nhưng các DN vẫn không nhận được LI mong đợi từ ERP. Luận án này tập trung vào khoảng thời gian hậu triển khai HT ERP bởi vì trong nhiều trường hợp các DN đã dùng ERP một thời gian, và thành công trong khoảng thời gian ban đầu (việc triển khai thành công) không đảm bảo LI của giai đoạn hậu triển khai. PP NC luận án lựa chọn là sự pha trộn giữa PP NC định tính và PP NC định lượng. Trên cơ sở những gì tìm được, luận án đã chỉ ra các nhân tố tác động tới LI kế toán trong HT ERP của các DN Việt Nam trong khoảng thời gian hậu triển khai và mức độ tác động của các nhân tố này. NC này sẽ góp phần làm rõ những khoảng trống trong NC về ERP, cũng như giúp các DN nhận ra những nhân tố nào họ cần chú ý trong khoảng thời gian hậu triển khai ERP để duy trì, nâng cao những LI, trong đó có các LI kế toán, nhận được từ HT này. Từ khóa: ERP, giai đoạn sau triển khai, các lợi ích kế toán ABSTRACT The Factors Impact On Accounting Benefits In The Post – Implementation Phase In Enterprise Resource Planning (ERP) System In Viet Nam Firms Over the past several years, the concerns about Enterprise Resource Planning (ERP) is huge in terms of both academic and practicality in Viet Nam. Despite the widespread adoption of ERP systems, many companies can not achieve the expected benefits from ERP. This study focuses on the post- implementation phase of ERP because many firms have used ERP for several years and the success of the initial stage (the ERP implementation phase) does not necessarily lead to the benefits for the post-implementation phase. The thesis’s research methodology is the mix of the qualitative research method and the quantitative research method. According to this study results, this thesis indicated which factors in the post-implementation phase affecting accounting benefits in the ERP system in Viet Nam firms and the impact level of these factors. This result implemented the gaps in the literature about ERP, it also helped firms to realize which factors they must notice in the post-implementation phase of ERP
- to maintain and advance the benefits, including accounting benefits, they have had from this system. Keywords: ERP, post-implementation phase, accounting benefits
- 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài HT ERP (Enterprise Resource Planning) xuất hiện lần đầu tiên vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 với sức mạnh của sự phối hợp và tích hợp liên chức năng trên toàn DN. Dựa trên nền tảng công nghệ của MRP và MRP II, các HT ERP có khả năng tích hợp các quy trình kinh doanh bao gồm sản xuất, phân phối, kế toán, tài chính, nhân sự, quản lý dự án, kiểm soát hàng tồn kho, dịch vụ và bảo trì; và cung cấp khả năng tiếp cận, khả năng hiển thị và nhất quán trong toàn DN. Khi triển khai HT ERP, mục đích của các DN là thu được nhiều LI từ HT này, trong đó có các LI kế toán, nhằm chiếm ưu thế trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Trong đó, LI kế toán là vấn đề không thể bỏ qua, vì trái tim của ERP chính là AIS. Các DN có thể triển khai HT ERP tích hợp toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình hoặc chỉ tích hợp vài module, tùy vào điều kiện tài chính và mức độ ứng dụng CNTT tại DN. Nhưng dù triển khai HT ERP ở mức độ nào, thì phân hệ kế toán là một phân hệ bắt buộc phải tích hợp trong HT ERP của DN. Do đó, NC về LI kế toán trong HT ERP sẽ giúp ích rất nhiều cho các DN trong việc triển khai và sử dụng HT ERP. Tại Việt Nam, nhiều công ty, tập đoàn lớn đã thực hiện HT ERP từ lâu như: MWG (Mobile World Corporation - Công ty cổ phần thế giới di động), Vinamilk hay Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai... Ngoại trừ một số DN lớn, hầu hết các DN nước ta đều là những DN vừa và nhỏ, giai đoạn 2012 -2017 trong tổng số các DN Việt Nam thì các DN nhỏ và vừa chiếm 98,1% (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặc dù nguồn lực hạn chế, các DN quy mô vừa tại Việt Nam hiện cũng đang tập trung vào khả năng triển khai các giải pháp như ERP vì HT ERP được đánh giá là sẽ tăng khả năng quản lý, ra quyết định cho DN dù ở quy mô nào, giúp DN tồn tại và phát triển. Các giải pháp ERP được các DN này lựa chọn phần nhiều là những giải pháp ERP đến từ các DN cung cấp Việt Nam, các DN có quy mô vừa thường dùng HT ERP đóng gói, vì lợi thế chi phí và triển khai. Dựa trên báo cáo được công bố bởi Bộ Công Thương, tỷ lệ các DN sử dụng ERP tại Việt Nam là 17% năm 2014. Khi so sánh với các nước phát triển, tỷ lệ này còn thấp và mức độ ứng dụng ERP tại Việt Nam mới chỉ ở mức cơ bản (Le M.D, 2017). Hiện nay, đa số các DN chú trọng vào khoảng thời gian triển khai ERP, khoảng thời gian sau đó thường ít được đề cập tới. Trong khi đó, khoảng thời gian hậu triển khai HT ERP lại là khoảng thời gian có thể nâng cao hoặc làm giảm những LI tổng thể hay LI kế toán mà DN có được từ HT ERP bất kể khoảng thời gian triển khai đã thành công như thế nào. Tại nhiều DN có HT ERP đã vận hành được vài năm, việc thành công khi triển khai ban đầu đã không giúp duy trì được các LI mà DN cần ở HT ERP khoảng thời gian hậu triển khai (Shih-Wei Chou và Yu-Chieh Chang, 2008). Do đó, về mặt thực tiễn, luận án cần tìm hiểu các nhân tố ở khoảng thời gian hậu triển khai ảnh hưởng tới các LI HT ERP mang đến cho DN (tác giả muốn hướng tới các LI kế toán) nhằm duy trì, nâng cao các LI này. Lĩnh vực NC về ERP là lĩnh vực đã được nhiều nhà NC trên thế giới tìm hiểu trong nhiều năm qua. Còn tại Việt Nam, các NC về ERP còn ít, đa phần trong đó là các NC tổng thể về ERP. Trong thời gian 5 năm trở lại đây tại nước ta, số lượng NC về lĩnh vực ERP theo hướng kế toán đã tăng lên, chiếm chủ yếu là các luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ.
- 12 Dựa vào việc tổng quan tài liệu, các NC trên thế giới thường trình bày chung LI kế toán trong các LI tổng thể mà DN nhận được từ HT ERP, số lượng tác giả tập trung vào LI kế toán rất ít. Các NC về LI kế toán trên thế giới cũng chỉ mới xem xét nhân tố LI kế toán ở khoảng thời gian triển khai HT hay tìm kiếm cách thức để đo lường LI kế toán trong HT ERP tại DN, hay xem xét nó trong việc tác động đến nhân tố phụ thuộc khác. Còn tại Việt Nam thì cũng đã xuất hiện một số NC có đề cập LI kế toán trong HT ERP. Tuy nhiên, các NC tại nước ta cũng tương tự các NC trên thế giới đó là không tập trung tìm hiểu nhân tố LI kế toán mà xem nó như là nhân tố độc lập tác động đến một số nhân tố phụ thuộc khác như: kết quả làm việc trong HT ERP của nhân viên (Phạm Trà Lam, 2018); hay năng lực phản ứng của DN, hiệu quả hoạt động của DN (Bùi Quang Hùng, 2019).... và các NC tại Việt Nam thường chưa chú trọng đến các giai đoạn trong vòng đời của ERP khi NC những vấn đề của HT này. Liên quan trực tiếp tới hướng NC của luận án, trên Tạp chí quốc tế về các AIS vào năm 2013 có một NC “Những lợi ích kế toán và sự hài lòng trong hệ thống ERP” của hai tác giả Kanellou và Spathis. Tuy nhiên, những phát hiện của NC này chỉ mới là chỉ ra LI kế toán mà DN nhận được khi thực hiện ERP, phân loại những LI kế toán này, tìm hiểu trong HT ERP sự ảnh hưởng của LI kế toán tới sự hài lòng của người dùng là như thế nào, chứ chưa tìm hiểu chiều ngược lại. Đồng thời, đơn vị phân tích của NC này là đơn vị cá nhân, chưa tìm hiểu đơn vị tổ chức. Một bài báo khác được trình bày trên Tạp chí quản lý TT DN vào năm 2006, với tựa đề “Việc thực hiện hệ thống ERP và các lợi ích kế toán” của Spathis đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới những LI kế toán khi triển khai ERP đó là: nguyên nhân việc triển khai, tổng số các module ERP, chi phí của việc thực hiện HT theo phần trăm doanh thu và tổng tài sản của công ty. Nhưng ở khoảng thời gian hậu triển khai HT, khi HT ERP đã đi vào hoạt động, thì các LI kế toán sẽ bị điều chỉnh bởi cái gì? Đây là vấn đề rất đáng quan tâm. Một vấn đề khác cần xem xét, đó là trong bối cảnh CNTT đang thay đổi liên tục như hiện nay, liệu rằng nếu DN ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới nhất như: công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Blockchain...vào HT ERP trong giai đoạn sau triển khai thì những tiến bộ này có giúp DN nâng cao LI kế toán mà HT ERP đem lại cho DN hay không? Hay chỉ cần duy trì HT ERP vốn có là đủ? Từ những phân tích ở trên về sự cần thiết của hướng NC này trong thực tiễn; nó là điểm mới trong NC về ERP trên thế giới và tại Việt Nam, luận án sẽ tìm hiểu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kế toán trong giai đoạn sau triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam” làm hướng NC luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Tìm ra các nhân tố ở khoảng thời gian sau triển khai và mức độ ảnh hưởng của chúng đến LI kế toán các DN Việt Nam có được từ HT ERP. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, có hai mục tiêu cụ thể cần được thực hiện trong luận án: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới LI kế toán các DN Việt Nam có được từ HT ERP trong khoảng thời gian sau triển khai HT này.
- 13 - Đánh giá mức độ của các nhân tố ảnh hưởng tới LI kế toán các DN Việt Nam có được từ HT ERP trong khoảng thời gian sau triển khai HT này. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở các mục tiêu NC, những câu hỏi NC cần được trả lời trong NC này đó là: 1. Các nhân tố nào sẽ tác động đến LI kế toán các DN Việt Nam có được từ HT ERP trong khoảng thời gian sau triển khai HT này? 2. Mức độ tác động của các nhân tố đến LI kế toán các DN Việt Nam có được từ HT ERP trong khoảng thời gian sau triển khai HT này như thế nào? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng NC của luận án là các LI kế toán các DN Việt Nam có được từ HT ERP. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án có đối tượng khảo sát là các DN đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm. Mỗi DN 1 bảng khảo sát, Giám đốc hoặc kế toán trưởng của các DN được lựa chọn sẽ cho ý kiến về các nội dung trong bảng khảo sát. Phạm vi NC là các DN Việt Nam, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, và Bình Định, thuộc mọi ngành nghề, đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm. 4. Phương pháp nghiên cứu PP NC tác giả thực hiện là sự kết hợp giữa PP NC định tính và PP NC định lượng. “Định tính là PP nhà NC sử dụng để khám phá hiện tượng khoa học cần NC. Tiếp theo dùng định lượng để khẳng định kết quả định tính. Ví dụ chúng ta dùng phương pháp định tính để xây dựng các giả thuyết (lý thuyết). Sau đó, dùng phương pháp định lượng để kiểm định chúng” (Nguyễn Đình Thọ, 2014, trang 185). Quy trình NC cụ thể được thực hiện trong hai bước NC của đề tài: (1) NC sơ bộ và (2) NC chính thức như sau (1) Ở bước NC sơ bộ, PP định tính tổng quan các NC về HT ERP trong nước và quốc tế, cùng với các lý thuyết nền để hình thành nên mô hình NC các nhân tố ảnh hưởng tới LI kế toán HT ERP mang đến cho DN Việt Nam trong khoảng thời gian hậu triển khai và thang đo các nhân tố NC; Sau đó điều chỉnh và bổ sung chúng thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia. Số lượng tham gia là 9 người, bao gồm các chuyên gia (1) các giảng viên giảng dạy về ERP, (2) các chuyên gia trong DN cung cấp HT ERP, (3) kế toán trưởng hoặc giám đốc tại DN đang vận hành HT ERP. Đây đều là những người có chuyên môn vững chắc về ERP hay có nhiều kinh nghiệm sử dụng ERP trong thực tế. Từ đây, tác giả có thang đo nháp đầu. Tiếp theo, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn tay đôi với kế toán trưởng khoảng 10 DN đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm để hoàn thiện thang đo nháp cuối. Bước tiếp theo trong NC sơ bộ, tác giả dùng PP định lượng để điều tra sơ bộ, đánh giá thang đo nhằm đảm bảo độ tin cậy, giá trị thang đo trước khi tiến hành NC chính thức. PP định lượng được áp dụng trong bước này, thông qua 2 bước kiểm định là Cronbach Alpha và EFA bằng phần mềm SPSS. Về cỡ mẫu, NC sơ bộ định lượng dùng cỡ mẫu khoảng 100 DN Việt Nam đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm theo PP lấy mẫu không theo xác suất là PP phát triển mầm.
- 14 (2) Cuối cùng là bước NC chính thức, PP định lượng được thực hiện với cỡ mẫu khoảng 300 các DN Việt Nam đã vận hành HT ERP từ 1 đến 3 năm theo PP lấy mẫu không theo xác suất là PP phát triển mầm (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011), nhằm đánh giá lại mô hình đo lường, mô hình cấu trúc, các giả thuyết đã đưa ra thông qua thực hiện các phép kiểm định CFA và (SEM) bằng phần mềm AMOS. Cỡ mẫu được chọn trong NC sơ bộ định lượng và NC chính thức là 100 và 300 là thỏa mãn những điều kiện về mẫu để thực hiện các phép kiểm định (Xem tại chương 3). Vì khó xác định chính xác các DN sử dụng ERP tại Việt Nam, nên tác giả áp dụng PP lấy mẫu không theo xác suất là PP phát triển mầm. “PP định lượng thường đòi hỏi mẫu có kích thước lớn và thường được chọn theo phương pháp xác suất để có thể đại diện được cho đám đông cần nghiên cứu. Tuy nhiên, chọn mẫu không theo phương pháp xác suất cũng được sử dụng phổ biến trong NC định lượng….Một lý thuyết được kiểm định với một mẫu không theo xác suất và không bị dữ liệu của mẫu này từ chối. Lần kiểm định này vẫn góp phần đánh giá lý thuyết đó (nghĩa là kết quả NC này vẫn có giá trị, dĩ nhiên không có giá trị bằng nếu mẫu được chọn ngẫu nhiên)” (Nguyễn Đình Thọ, 2014, trang 150). 5. Đóng góp mới của luận án - Trên phương diện lý thuyết, hướng đi của luận án trong NC về HT ERP là mới. Tập trung vào khoảng thời gian hậu triển khai HT ERP với mục tiêu là tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến các LI kế toán mà HT ERP mang đến cho DN, kết quả luận án đã xác nhận các nhân tố nào ở khoảng thời gian hậu triển khai sẽ tác động đến các LI kế toán trong HT ERP và mức độ tác động của các nhân tố này, từ đó góp phần bổ sung vào khoảng trống trong NC về ERP, khi các NC trước đây thường chỉ tập trung vào khoảng thời gian triển khai HT. Bên cạnh đó, nhân tố kiểm soát Những tiến bộ CNTT DN áp dụng theo như hiểu biết của tác giả thì chưa được tìm hiểu trong các NC trước đây. CNTT hiện nay đang thay đổi liên tục và có tác động rất lớn đến xã hội con người trong rất nhiều mặt, các hoạt động kinh doanh là một trong số đó, nên đây là nhân tố rất quan trọng cần chú ý NC. Đồng thời, dựa trên tình hình cụ thể của các DN ở nước ta, tác giả đã hoàn thiện thang đo các nhân tố NC mà luận án đề xuất. - Trên phương diện thực tiễn, kết quả NC luận án sẽ giúp các DN nước ta xác định được đâu là vấn đề cần tập trung để có thể duy trì, nâng cao các LI kế toán HT ERP đem lại cho DN trong khoảng thời gian hậu triển khai. Điều này giúp đảm bảo DN không lãng phí khoản tiền đầu tư vào HT ERP, tận dụng tối đa các LI kế toán có được từ HT ERP, qua đó DN sẽ sản xuất kinh doanh tốt hơn. Ngoài ra, nhiều đối tượng khác như các DN cung cấp HT ERP, nhà nghiên cứu, giảng dạy về ERP…. Cũng có thể tham khảo luận án để có thể xây dựng kế hoạch cung cấp HT hay xây dựng các nội dung dạy học liên quan đến ERP hiệu quả và chính xác hơn. 6. Kết cấu luận án Luận án có kết cấu như sau: - Chương 1. Tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày sơ lược các NC thế giới và trong nước có mối liên hệ đến hướng NC của đề tài. Trong đó, các NC nước ngoài gồm hai dòng NC: (1) Các NC nước ngoài về những LI mà HT ERP đem lại cho DN và cho kế toán trong DN, và (2) các NC nước ngoài về các nhân tố tác động đến các LI kế toán mà HT ERP đem lại cho DN. Các NC trong nước
- 15 được trình bày gồm những NC về ERP tổng thể và NC về ERP theo hướng kế toán. Qua đó, luận án sẽ chỉ ra nhận xét, chỉ ra khe hổng NC. Từ đó đưa ra hướng thực hiện luận án. - Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm, cũng như các lý thuyết làm cơ sở cho những nội dung NC trong đề tài. - Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, các PP NC tác giả dùng trong luận án sẽ được giải thích rõ ràng. Cùng với đó, giả thuyết NC, mô hình NC đề xuất và thang đo các nhân tố NC cũng được giới thiệu trong chương này. - Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Các kết quả NC trong hai giai đoạn NC sơ bộ và NC chính thức sẽ được trình bày ở chương này. Trên cơ sở đó, các kết quả NC sẽ được thảo luận và nêu lên nguyên nhân có các kết quả này. - Chương 5. Kết luận và hàm ý. Chương này các câu hỏi NC sẽ được luận án trả lời đầy đủ, chỉ ra các kết quả tìm được. Qua đó, nêu lên những kiến nghị phù hợp để các LI kế toán từ HT ERP mang đến cho các DN Việt Nam sẽ đạt mức cao nhất ở khoảng thời gian hậu triển khai ERP.
- 16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu Tổng quan NC liên quan trong bất kỳ lĩnh vực học thuật nào cũng được coi là hữu ích để cho thấy một cái nhìn toàn cảnh trong toàn bộ lĩnh vực NC, qua đó làm nổi bật các NC quan trọng, xác định cơ hội tiềm năng cho NC trong tương lai. Hart (1998) đã đưa ra một định nghĩa tổng quan tài liệu là “Việc sử dụng các ý tưởng trong tổng quan để điều chỉnh cho cách tiếp cận cụ thể đối với chủ đề, lựa chọn PP, và chứng minh rằng NC đóng góp một điều gì đó mới” (Tingting Huang và Kazuhiko Yasuda, 2016, trang 3). Tương tự, Tingting Huang và Kazuhiko Yasuda (2016, trang 3) theo kết quả NC của Webster và Watson (2002) cũng nhấn mạnh rằng “Một sự tổng quan hiệu quả tạo ra một nền tảng vững chắc để nâng cao hiểu biết về vấn đề NC. Nó tạo điều kiện phát triển lý thuyết NC, cho thấy các lĩnh vực đã có rất nhiều NC tồn tại và từ đó giúp nhà NC nhận ra những lĩnh vực mà NC là cần thiết”. Trong NC của mình, Webster và Watson (2002) cũng chỉ ra có ít NC được thực hiện trong lĩnh vực HTTT, nguyên nhân việc này có thể là bởi vì lĩnh vực này còn mới và nó là sự giao thoa của nhiều ngành. NC về ERP thuộc về những hướng NC được nhiều tác giả thực hiện khi NC về HTTT, đã có rất nhiều NC tìm hiểu về vấn đề này tại nước ta và trên quốc tế. NC của Moon (2007); Tingting Huang và Kazuhiko Yasuda (2016) sử dụng PP meta - analysis để thống kê hướng NC trong ERP từ trước tới nay. Trên cơ sở xem xét 2 NC này, luận án sẽ chỉ ra tình hình NC về ERP hiện nay và các xu hướng nên được thực hiện trong tương lai. Vòng đời của HT ERP gồm 3 giai đoạn: khoảng thời gian trước khi triển khai HT đề cập đến hoạt động quyết định chấp nhận HT và mua sắm; Khoảng thời gian triển khai HT bao gồm việc tùy biến, điều chỉnh HT để giúp HT ERP mua về phù hợp với yêu cầu của DN và đưa HT vào hoạt động; Và cuối cùng là khoảng thời gian hậu triển khai đề cập đến hoạt động sử dụng và bảo trì HT, hoạt động đổi mới và kết thúc cũng thuộc khoảng thời gian này (Esteves và Pastor, 1999). Trong luận án, khi đề cập đến giai đoạn sau triển khai HT ERP, tác giả muốn nói tới hoạt động sử dụng và bảo trì trong giai đoạn này. Cụ thể hơn, luận án muốn tìm hiểu về khoảng thời gian ban đầu của hoạt động sử dụng và bảo trì, khi HT ERP vừa đi vào Go-Live. Theo Nolan và Norton (2000), Các DN đã vận hành HT ERP được 1 đến 3 năm thuộc khoảng thời gian này. Trong NC của Moon (2007) về “HT hoạch định nguồn lực DN: Một sự nhìn lại về tổng quan tài liệu” đã chỉ ra rằng tất cả các bài báo về ERP được khảo sát trên 79 tạp chí trong thời gian từ 2000 đến 2006, đa số tìm hiểu những nội dung trong khoảng thời gian triển khai HT hoặc trong các vấn đề cụ thể của việc dùng HT ERP. Những NC tương tự trong khoảng thời gian hậu triển khai HT ERP thì còn rất ít. Tingting Huang và Kazuhiko Yasuda (2016) trong NC “Tổng quan về các bài báo NC trong lĩnh vực ERP” đã thực hiện một cuộc tổng quan NC toàn diện về tất cả các NC có liên quan đến HT ERP. Nhóm tác giả đã sử dụng Google Scholar là công cụ tìm kiếm chính cùng 4 cơ sở dữ liệu trực tuyến: Science Direct, ACM, IEEE Xplore, và JSTOR để có thể tập hợp các bài báo cho NC. Tổng cộng có 86 bài báo về ERP đã được tổng quan. Trong số 86 bài báo, 14 NC thuộc về nhóm tổng thể (viết về toàn bộ các lĩnh vực trong ERP, có PP luận cụ thể), 10 NC thuộc về nhóm hỗn hợp (có phạm vi NC tương đối hẹp trong lĩnh vực NC ERP, không có PP NC rõ ràng), và nhóm chuyên ngành (chỉ tập trung vào một chủ đề duy nhất)
- 17 gồm 62 bài. “Trong số 62 NC chuyên ngành, 22 NC tìm hiểu các nhân tố tác động, 9 NC về DN nhỏ và vừa (DNNVV), 4 bài báo về lĩnh vực NC, 24 NC tìm hiểu chủ đề hoạt động, và 3 NC về loại HT ERP” (Tingting Huang và Kazuhiko Yasuda, 2016, trang 20). Kết quả NC đã cho thấy khi NC về ERP, khoảng thời gian hậu triển khai ERP dù đã nhận được sự quan tâm nhưng vẫn chưa có nhiều NC được thực hiện. Số lượng các nhà NC xem giai đoạn này là phạm vi họ tập trung NC còn hạn chế. NC này đã cho ý kiến rằng các NC trong tương lai cần chú ý đến những vấn đề trong khoảng thời gian hậu triển khai ERP, đây là hướng NC vẫn còn bỏ ngõ. Trong NC này, hướng NC ERP sau triển khai sẽ là hướng đi của tác giả, đây là hướng NC vẫn còn bỏ ngõ, cụ thể là xem xét LI kế toán HT ERP đem lại cho DN giai đoạn sau triển khai sẽ bị các nhân tố nào điều chỉnh. Một số tác giả trước đây đã tìm hiểu về LI kế toán trong ERP. Nhưng các tác giả này mới chỉ xem xét tìm hiểu vấn đề này ở khoảng thời gian triển khai HT ERP hay chưa đi sâu tìm hiểu LI kế toán sẽ bị điều chỉnh bởi các nhân tố nào. Do đó, luận án thực sự có ý nghĩa trong lý thuyết và thực hành. Kết quả NC sẽ giúp giải quyết nhiều vướng mắc về LI kế toán trong khoảng thời gian hậu triển khai HT ERP về mặt lý thuyết. Về mặt thực tế, luận án giúp các DN thấy được những vấn đề cần chú ý để có thể duy trì LI kế toán trong suốt vòng đời HT ERP tại DN. Nội dung tiếp theo trong chương này sẽ tóm tắt Các NC liên quan trong và ngoài nước theo các dòng NC, qua đó phân tích, đề xuất hướng NC của luận án. Trong nước, các NC chưa chuyên sâu chỉ mới đề cập về ERP nói chung và một số vấn đề kế toán trong ERP. Các NC nước ngoài được tổng quan bao gồm: (1) các NC nước ngoài về những LI mà HT ERP mang đến cho DN, cho kế toán trong DN và (2) các NC nước ngoài về các nhân tố tác động đến các LI kế toán mà HT ERP mang đến cho DN. Cần lưu ý, khi nói tới thuật ngữ LI DN hay LI kế toán trong ERP, tác giả muốn nói tới LI HT ERP đem lại cho DN hay cho kế toán trong DN. 1.2 Các nghiên cứu nước ngoài 1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài về những lợi ích mà hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp và cho kế toán trong doanh nghiệp Nhiều NC bằng các cách tiếp cận định tính và định lượng đã cố gắng chỉ ra các LI mà DN có được từ HT ERP, gồm cả LI hữu hình và vô hình. Ở góc độ kế toán, những LI kế toán là hướng NC chưa được quan tâm nhiều, hầu hết các NC được hướng tới việc làm rõ liệu các HT ERP có mang lại những thay đổi tích cực cho thực tiễn kế toán hay vai trò người kế toán có gì khác biệt hay không? Về cơ bản, các NC nước ngoài về những LI mà HT ERP mang đến cho DN và cho kế toán trong DN gồm 2 nhóm NC chính (1) Các NC về LI mà HT ERP mang đến cho DN và (2) Các NC về LI HT ERP mang lại cho kế toán trong DN. Vì hướng NC của luận án là LI kế toán trong HT ERP nên nhóm NC số 2 sẽ là nhóm NC mà tác giả tập trung tổng quan các NC liên quan. (1) Các NC về LI mà HT ERP đem lại cho DN Các NC về những LI mà HT ERP mang đến cho DN được tổng hợp trong phụ lục 1. Bắt nguồn từ NC của Shang & Seddon (2002), sử dụng cách tiếp cận định tính, một thang đo LI DN nhận được từ HT DN (ES - Enterprise System) được tìm ra gồm 5 khía cạnh: hoạt động, quản lý, chiến lược, cơ sở hạ tầng CNTT và tổ chức. Các NC sau đó đã đi sâu vào tìm hiểu các chiều LI này cũng như những vấn đề mà thang đo của Shang & Seddon (2002) chưa tìm được.
- 18 Cũng bằng PP NC định tính, Kenneth E Murphy & Steven John Simon (2002) cho thấy DN sẽ nhận được một số LI vô hình từ ERP ở hiện tại như: nâng cao khả năng bên trong, tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng. Và ở tương lai như: nâng cao tầm nhìn DN, nâng cao khả năng thích nghi. Hay Lorraine Staehr (2007), bằng cách trao đổi theo cách bán cấu trúc với 28 lãnh đạo tại các DN, tổng quan tài liệu nội bộ và các TT công khai của 4 công ty sản xuất tại Úc, qua đó cải thiện thang đo LI HT ERP dựa vào NC của Shang và Seddon (2000). Trong khi đó, một số tác giả khác đã kiểm tra lại các LI thấy được và không thấy được mà HT ERP đem lại cho DN như Khaled Al-Fawaz, Zahran Al-Salti và Tillal Eldabi (2008), hay giới thiệu một khuôn mẫu để điều tra các LI và sự thay đổi trong kinh doanh của HT ERP (Petra Schubert và Susan P. Williams, 2009), đưa ra lộ trình giúp LI từ HT ERP có thể được thực hiện tại DN (Jose Esteves, 2009). Ngoài cách tiếp cận định tính, một số NC đã tiếp cận theo hướng định lượng, khảo sát với mẫu lớn, nhằm tìm ra đầy đủ các LI DN có được từ HT ERP: Holsapple và Sena (2003), Olhager và Selldin (2003), Andreas I. Nicolauo (2004) hay kết hợp cả định tính - định lượng như Hawking, Stein và Foster (2004) để có kết quả NC chính xác nhất. Các NC này cho thấy, ngoài các LI đã được tìm ra, những LI DN sẽ nhận được từ HT ERP còn bao gồm: các LI về hỗ trợ ra quyết định, kiểm soát tài chính, tăng thời gian cho việc phân tích…. Cùng với đó, các NC cũng chỉ ra có mối liên kết giữa LI ERP và ngành nghề kinh doanh, việc triển khai ERP và thành quả tài chính dài hạn. (2) Các NC về LI HT ERP mang lại cho kế toán trong DN Các NC đi theo hướng xem xét LI HT ERP mang lại cho kế toán trong DN gồm có: (a) tìm kiếm các LI kế toán cụ thể mà HT ERP đem lại cho DN, (b) tìm hiểu khi HT ERP được đưa vào vận hành tại DN, nó có đem lại sự chuyển biến tích cực trong thực tiễn kế toán như dẫn đến các PP kế toán quản trị tiên tiến được sử dụng tại DN hay người kế toán trong ERP vai trò có bị thay đổi hay không?. Hướng NC (a) được thống kê trong phụ lục 2. Đáng chú ý nhất là thang đo các LI kế toán trong HT ERP của Kanellou và Spathis (2013) được xây dựng dựa trên việc xem xét các thang đo của Shang và Seddon (2002), Deloitte Consulting (1998), Daniel E. O'Leary (2004), và Jose Esteves (2009) và đặc biệt là thang đo LI kế toán ERP của Spathis (2006). Đồng thời, Kanellou và Spathis còn đưa vào một số biến đo lường LI mới. Đã có một số NC tìm hiểu về vấn đề LI kế toán trong HT ERP trước Kanellou và Spathis (2013). Tuy nhiên, các NC này chỉ mới phát hiện ra các LI kế toán cụ thể mà chưa xây dựng được một thang đo LI kế toán hoàn thiện như Kanellou và Spathis (2013). Một số NC tiêu biểu như Spathis và Constantinides (2004) đã chỉ ra một số LI quan trọng mà HT ERP đem lại cho kế toán DN như: TT kế toán DN sẽ tăng cường khả năng linh hoạt, các ứng dụng kế toán sẽ nâng cao khả năng tích hợp, nâng cao chất lượng và thời gian của báo cáo kế toán và nâng cao tính kịp thời và độ tin cậy của chất lượng TT kế toán tại DN. Hoặc việc triển khai ERP sẽ giúp cải thiện khả năng phát triển nguồn lực tài chính, cải thiện khả năng quản lý tài sản, giảm thời gian công bố các báo cáo như báo cáo tài chính tại DN và nâng cao chất lượng của các báo cáo này (Spathis và Ananiadis, 2005); báo cáo tài chính nâng cao tính chính xác, sự kiểm tra và giám sát của nhân viên được tăng cường (Colmenares, 2009).... Hầu hết các NC trong nhóm này theo PP định lượng hoặc hỗn hợp.
- 19 Phụ lục 3 trình bày hướng NC tìm hiểu việc thực hiện ERP có đem lại những chuyển biến tích cực cho việc thực hành kế toán cùng với vai trò người kế toán hay không? Đây là hướng NC được nhiều học giả quan tâm. Tuy nhiên, kết quả về sự thay đổi trong việc thực hành kế toán do sự tác động bởi ERP thực sự chưa rõ ràng. Nhiều NC đã cho thấy việc thực hiện các HT tích hợp như ERP không gây ra bất kỳ chuyển biến nào cho thực tiễn hoạt động kế toán, chẳng hạn như dẫn đến các PP kế toán quản trị tiên tiến được sử dụng tại DN: Booth et al (2000), Granlund và Malmi (2002), Hyvönen (2003), Despina Galani và cộng sự (2010). Ngược lại, nhiều nhà NC khác đã cho thấy các HTTT tích hợp như ERP có sự điều chỉnh đến kế toán quản trị trong thực tế hoạt động tại DN (Rom và Rohde, 2006; Granlund, 2011); Triển khai các HT doanh nghiệp (như ERP) sẽ thay đổi kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán và AIS (Steve G. Sutton, 2006); Trong một HTTT tích hợp như ERP, văn hóa của kế toán quản trị đã có rất nhiều chuyển biến trong thực tế hoạt động (Järvenpää, 2007); Việc triển khai HT ERP sẽ kéo theo những chuyển biến về thực tiễn hoạt động kế toán (Grabski và cộng sự, 2011); Hoặc HT ERP sẽ cải thiện tiêu chuẩn và chất lượng báo cáo quản trị (Solmaz Abbasi và cộng sự, 2014).... Do đó, có thể thấy rằng HT ERP và thực tiễn hoạt động kế toán (như sử dụng các PP kế toán quản trị tiên tiến) có liên quan với nhau, nhưng không đủ bằng chứng để kết luận về mức độ tương quan của chúng (Aernoudts et al, 2005). Về vai trò của kế toán viên trong HT ERP, thì tất cả các NC đều xác nhận thực hiện ERP sẽ làm người kế toán có những điều chỉnh về vai trò của mình. Giữa các kế toán viên và HT ERP mối quan hệ ngày càng mật thiết hơn (Mike Newman và Chris Westrup, 2005). Kế toán đã cho thấy có sự thay đổi công việc của mình do việc triển khai ERP, từ vai trò truyền thống (tập trung vào hoạt động kế toán) đến vai trò cao hơn, đó là đưa kế toán lên vị trí chuyên gia tư vấn và các nhà phân tích (Scapens và Jazayeri, 2003). Tuy nhiên, vị trí kế toán khác nhau thì sự thay đổi sẽ khác nhau. Trong đó, sự thay đổi lớn nhất là ở kế toán quản trị và kiểm soát nội bộ. Kế toán tài chính thì chức năng của nó sẽ không bị ảnh hưởng nhiều (Hsueh-Ju Chen và cộng sự, 2011). Caglio (2003) còn nêu lên ý kiến việc sử dụng HT ERP sẽ dẫn tới việc xuất hiện một vị trí mới kế toán lai - là vị trí pha trộn giữa kế toán và các ngành nghề chuyên môn khác. Trong HT ERP, ngoài kiến thức chuyên môn, hiểu biết về kinh doanh và quy trình tổ chức, kế toán quản trị cũng cần có các năng lực khác để phù hợp nhu cầu công việc như họ cần có năng lực giao tiếp để giải thích kết quả phân tích cho các lãnh đạo cấp cao tại DN, ảnh hưởng và thuyết phục các lãnh đạo cấp cao cũng như kỹ năng CNTT để sử dụng tốt nhất ERP (Heba El Sayed, 2006). NC của nhóm này chủ yếu được thực hiện bằng các PP định tính. Nhận xét: Nhiều nhà NC đã thực hiện NC định tính khám phá hoặc NC định lượng để tìm hiểu về những LI mà HT ERP đem đến cho DN và kế toán trong DN. Thông qua các NC được xem xét trong Phụ lục 1, 2 và 3, các ý kiến sau đây được đưa ra cho hướng NC này: - Đầu tiên, DN sẽ có được nhiều LI từ ERP, bao gồm cả LI hữu hình, vô hình và các LI khác như kiểm soát tài chính, tăng khả năng ra quyết định, tăng thời gian cho việc phân tích...Các LI này sẽ được thấy ở ngay hiện tại như: nâng cao khả năng nội bộ (nâng cao tiến trình, quy trình làm việc, khả năng truy cập TT), thay đổi tích cực dịch vụ cho khách hàng (CLDV, năng lực giao hàng, năng lực hỗ trợ).
- 20 Và ở tương lai như: nâng cao tầm nhìn DN (về thị trường, sản phẩm, việc mua sắm tài sản), nâng cao khả năng thích nghi (về chất lượng sản phẩm, CLDV, khách hàng mục tiêu).... Về cơ bản, thang đo LI HT DN (ES - Enterprise System) 1 của Shang & Seddon (2002) được rất nhiều nhà NC sử dụng để làm nền tảng tham khảo cho NC của mình.. - Thứ hai, Các DN ở các ngành khác nhau sẽ có LI HT ERP đem lại khác nhau (Daniel E. O'Leary, 2004). - Thứ ba, DN sẽ có được nhiều LI kế toán cụ thể khi DN triển khai HT ERP. Trong đó, thang đo LI kế toán của Kanellou và Spathis (2013) được xem là thang đo đầy đủ nhất vì nó đã tham khảo nhiều thang đo LI DN và LI kế toán trong ERP, cũng như cập nhập thêm một số biến đo lường mới. - Thứ tư, giữa ERP và thực tiễn hoạt động kế toán (như sử dụng các PP kế toán quản trị tiên tiến) thực sự có mối quan hệ với nhau, tuy nhiên chưa có đủ bằng chứng kết luận mức độ tương quan của chúng (Aernoudts và cộng sự, 2005). - Thứ năm, thực hiện ERP sẽ tác động, làm thay đổi vai trò người kế toán. Công việc của kế toán đã bị thay đổi do việc triển khai ERP, từ vai trò truyền thống (tập trung vào hoạt động kế toán) đến vai trò cao hơn, đó là đưa kế toán lên vị trí chuyên gia tư vấn và các nhà phân tích (Scapens và Jazayeri, 2003). Tuy nhiên, sự thay đổi không giống nhau giữa các vị trí kế toán. Thay đổi nhiều nhất là ở kế toán quản trị và kiểm soát nội bộ. Kế toán tài chính không bị tác động nhiều (Hsueh-Ju Chen và cộng sự, 2011). 1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố tác động đến các lợi ích kế toán mà hệ thống ERP đem lại cho doanh nghiệp Các NC nước ngoài thường thảo luận về vấn đề LI kế toán chung trong các NC về LI mà ERP đem đến cho DN. Do đó, trong mục này, ngoài các NC trực tiếp xem xét LI kế toán trong HT ERP sẽ bị tác động bởi các nhân tố nào, thì những NC về các nhân tố tác động đến LI DN trong HT ERP; các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả, giá trị ERP đem đến cho DN, hay các nhân tố tác động AIS trong ERP cũng sẽ được nói tới. Bởi vì các nhân tố ảnh hưởng đến những việc này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến LI kế toán trong HT ERP. Điều này là phù hợp vì hiệu quả, giá trị ERP càng cao thì LI ERP đem lại cho DN sẽ càng lớn; Hay LI kế toán là một phần của LI tổng thể mà HT ERP mang lại cho DN; Và LI kế toán xuất phát từ AIS trong HT ERP nên các nhân tố tác động đến những vấn đề này sẽ có khả năng tác động đến LI kế toán HT ERP mang lại cho DN. Giai đoạn NC mà tác giả muốn tìm hiểu là khoảng thời gian hậu triển khai, vì vậy đa số các NC được tổng quan trong phần này là ở khoảng thời gian này nhưng một số NC ở khoảng thời gian triển khai cũng sẽ được trình bày vì chúng sẽ có khả năng tiếp tục thể hiện sự ảnh hưởng của mình ở khoảng thời gian hậu triển khai. Phụ lục 4 trình bày chi tiết các NC về các nhân tố ảnh hưởng tới LI kế toán mà HT ERP đem lại cho DN. Dựa vào phần tổng quan, tác giả nhận thấy các NC này tập trung vào 4 nhân tố sau: - Nhân tố chất lượng ERP: Majed Al-Mashari et al (2003), Hawking et al (2004), Spathis (2006), Oana Velcu (2007), Shih-Wei Chou và Yu-Chieh Chang (2008), Lin Hsiu-Fen (2010), Henri Teittinen et al (2013), Jiwat Ram et al (2013), 1 “Enterprise System là một khái niệm rộng hơn ERP. Nó có thể bao gồm ERP, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng” (Shang & Seddon, 2002, trang 272) ... Tuy nhiên trong luận án, hai khái niệm là tương đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn