Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính của các CTNY
lượt xem 24
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, làm cơ sở giúp KTV và các CTKT trong việc phát hiện và dự báo hành vi gian lận báo cáo tài chính tại các CTNY tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận báo cáo tài chính của các CTNY
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Vò ThÞ Thôc Oanh C¸C NH¢N Tè T¸C §éng ®Õn hµnh vi gian lËn b¸o c¸o tµi chÝnh cña c¸c c«ng ty niªm yÕt Chuyªn ngµnh: TµI CHÝNH - NG¢N HµNG M· sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. Cao ThÞ ý Nhi 2. TS. NguyÔn ThÞ Thanh H−¬ng Hµ Néi - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Vũ Thị Thục Oanh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ........... 3 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 8 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 9 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 9 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 9 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 10 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 10 1.5. Các đóng góp mới của luận án ...................................................................... 10 1.6. Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................... 11 1.7. Kết cấu của Luận án...................................................................................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA CTNY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ....................................................................... 14 2.1. Khái quát về hành vi gian lận BCTC của CTNY ......................................... 14 2.1.1. Khái niệm gian lận và hành vi gian lận BCTC ........................................... 14 2.1.2. Các hình thức gian lận BCTC .................................................................... 16 2.1.3. Động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC ................................................ 20 2.1.4. Tác hại của hành vi gian lận BCTC ........................................................... 22 2.1.5. Một số vấn đề chung về TTCK và CTNY trên TTCK tác động tới BCTC . 23 2.1.6. Thực trạng gian lận BCTC của các các CTNY trên TTCK Việt Nam ........ 27 2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi gian lận BCTC của CTNY 29 2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................... 29 2.2.2. Lý thuyết đại diện...................................................................................... 32 2.2.3. Lý thuyết bàn cân gian lận dựa trên các dấu hiệu báo động đỏ................... 34 2.2.4. Lý thuyết về tam giác gian lận ................................................................... 36
- 2.3. Các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY. .............. 39 2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc động cơ/ áp lực ......................................................... 39 2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ hội ................................................................... 42 2.3.3. Nhóm nhân tố về thái độ ........................................................................... 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 52 3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 52 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 52 3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính..................................................................... 53 3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 59 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 59 3.2.2. Thiết kế câu hỏi khảo sát ........................................................................... 63 3.2.3. Thông tin về đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập số liệu.............. 64 3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................ 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 68 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 69 4.1. Kết quả thông tin nhân khẩu học của đối tượng khảo sát ........................... 69 4.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................................................................................... 69 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................. 69 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo......................................................... 74 4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam........................................................................... 75 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................. 75 4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ....... 77 4.3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA.................................................. 85 4.3.4. Kết quả phân tích tương quan .................................................................... 88 4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................. 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 93 CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ94 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam .............................................. 94 5.1.1. Nhóm nhân tố về Động cơ/áp lực .............................................................. 94 5.1.2. Nhóm nhân tố về Thái độ .......................................................................... 95 5.1.3. Nhóm nhân tố về Cơ hội............................................................................ 96 5.2. Các khuyến nghị ............................................................................................ 98
- 5.2.1. Khuyến nghị đối với các CTNY ................................................................ 99 5.2.2. Khuyến nghị đối với các CTKT và KTV độc lập ..................................... 103 5.2.3. Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư ........................................................ 106 5.2.4. Khuyến nghị đối với Hội KTV hành nghề Việt Nam, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước ............................................................................... 107 5.3. Một số hạn chế và gợi ý nghiên cứu trong tương lai của đề tài ................. 112 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ................................................................................. 112 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................... 112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 114 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 115 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 117 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 129
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG 1 BCTC BCTC 2 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 3 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5 BGĐ Ban giám đốc 6 BQT Ban quản trị 7 CCDV Cung cấp dịch vụ 8 CTNY CTNY 9 CTKT Công ty kiểm toán 10 DTBH Doanh thu bán hàng 11 GVHB Giá vốn hàng bán 12 HĐQT Hội đồng quản trị 13 HTK Hàng tồn kho 14 KSNB Kiểm soát nội bộ 15 KPT Khoản phải trả 16 KTV KTV 17 KTVNB KTV nội bộ 18 KTVĐL KTV độc lập 19 LN Lớn nhất 20 NNHĐ Ngành nghề hoạt động 21 NN Nhỏ nhất 22 TB Trung bình 23 TTCK TTCK 24 TSCĐ Tài sản cố định 25 TMBCTC Thuyết minh BCTC 26 VCSH Vốn chủ sở hữu 27 UBCK Uỷ ban chứng khoán
- DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Phân biệt sai sót và gian lận BCTC ............................................................ 15 Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................. 54 Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ................................................................................ 58 Bảng 3.3: Tổng hợp các tiêu chí đo lường các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................. 60 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các hình thức thực hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ..................................................... 69 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả về các khoản mục thường sử dụng để thực hiện hành vi gian lận trong BCĐKT ............................................................... 70 Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả hình thức gian lận đối với khoản mục trong bảng cân đối kế toán ................................................................................ 71 Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả các khoản mục thường sử dụng để thực hiện hành vi gian lận trong BCKQHĐKD ...................................................... 71 Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về hình thức gian lận đối với khoản mục trong BCKQHĐKD ........................................................................................... 73 Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả các cách thức gian lận trong BCLCTT ............ 73 Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả về các cách thức gian lận trong TMBCTC ...... 74 Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả tiêu chí mức độ gian lận BCTC của các CTNY 74 Bảng 4.9: Lượng hóa các tiêu chuẩn của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY.......................................................................... 75 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố sự ổn định tài chính ......... 77 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố áp lực từ bên thứ ba ......... 78 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố mục tiêu tài chính ............ 78 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY ........................................................................ 79 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chất lượng hệ thống KSNB ... 79 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố quy mô CTNY................. 80 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc tính của HĐQT .......... 80
- Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường pháp lý .......... 81 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường KTVM .......... 82 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm toán độc lập ............ 82 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC ....................................................................... 82 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ ....................................................................................... 83 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ .................................................................................. 83 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ.................................................................................... 84 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ ................................................................................................... 84 Bảng 4.25: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố động cơ/áp lực ...................... 85 Bảng 4.26: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về cơ hội ............................... 86 Bảng 4.27: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về thái độ .............................. 87 Bảng 4.28. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ......................................... 88 Bảng 4.29. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary) .................. 90 Bảng 4.30. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai - ANOVA)............ 90 Bảng 4.31. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................. 91 Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án.............................................................. 12 Sơ đồ 2.1: Mô hình bàn cân gian lận .......................................................................... 34 Sơ đồ 2.2: Mô hình tam giác gian lận......................................................................... 36 Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 59
- DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC ............................................................ 129 PHỤ LỤC 2.2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC ................................................................................. 132 PHỤ LỤC 3.1. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN .... 133 PHỤ LỤC 3.2. PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM ....... 134 PHỤ LỤC 3.3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ...................................................................................................... 139 PHỤ LỤC 3.4. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CTNY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................... 141 PHỤ LỤC 3.5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC TẠI MỘT SỐ CÁC CÔNG TY ĐIỂN HÌNH .... 147 PHỤ LỤC 4.1: THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU HỌC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 153 PHỤ LỤC 4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ........................... 154 PHỤ LỤC 4.3: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN ................................... 155
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài BCTC (BCTC) sẽ cho biết kết quả hoạt động của CTNY (CTNY) qua những tổng hợp về tình hình tài chính. Độ tin cậy và chất lượng thông tin tài chính trên BCTC là nhân tố tác động trực tiếp đến quyết sách của nhà đầu tư. Do vậy, nếu hành vi gian lận BCTC xảy ra vì lợi ích cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp, thì sẽ dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định khiến cho các nhà đầu tư phải chịu những tổn thất nặng nề kinh tế. Thời gian gần đây, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các công ty rơi vào tình trạng tài chính cạn kiệt, kéo theo sự gia tăng không ngừng số lượng doanh nghiệp bị phá sản và trở thành động cơ cho các hành vi gian lận BCTC ngày càng tăng. Trong số đó phải kể đến các công ty: Enron, Lucent, Worldcom, Xerox, Waste Management, Rite Aid, Global Crossing, Adelphia, Qwest, Deutsche Bank, Toshiba... được cho rằng đã có hành vi gian lận BCTC. Theo kết quả cuộc điều tra của Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE, 2014), tổn thất của gian lận hàng năm ước tính trên toàn thế giới khoảng hơn 3.700 tỷ USD. Không chỉ thế, theo báo cáo của World Bank (2013), ngân hàng hàng đầu thế giới Deutsche Bank vào tháng 4/2013 đã tiết lộ con số tài sản bị che dấu từ năm 2008 đến nay trị giá 395,5 tỷ Euro (tương đương 19% tổng tài sản trị giá 2.003 tỷ Euro của Ngân hàng này). Vào tháng 07/2015, sự kiện Toshiba – một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất tại Nhật Bản đã thổi phồng lợi nhuận lên đến 1,2 tỷ USD. Những số liệu minh chứng này đã dẫn đến suy nghĩ sai lệch của các nhà đầu tư về rủi ro trong bảng cân đối đã được kiểm toán là ít hơn so với thực tế. Tại Việt Nam, những trường hợp minh chứng điển hình cho hành vi gian lận BCTC có thể kể đến như: Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD), Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG)… Cụ thể, TTF mới đây công bố BCTC quý II/2016 với khoản lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho và trích dự phòng khoản phải thu khó đòi. Hay việc công ty cổ phần thép Việt Ý năm 2011 phải cộng thêm 111 tỷ đồng dự phòng khiến lợi nhuận sau kiểm toán rơi từ 110 tỷ xuống 27,2 tỷ đồng (HOSE, 2012). Những con số trên càng làm tăng thêm sự lo ngại nhiều hơn về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK ngay cả khi
- 2 các BCTC đã được kiểm toán cũng trở nên không đáng tin cậy. Điều đó đã đặt ra nhu cầu bức thiết phải tăng cường quản lý và kiểm soát tốt hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về gian lận BCTC được thực hiện ở thế giới tập trung nhiều nhất tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc là nơi mà các đối tượng sử dụng BCTC đã nhận thức tốt được vai trò của tính trung thực đối với thông tin trên BCTC. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có thể thống kê được những thiệt hại do hành vi gian lận trên BCTC gây ra trực tiếp về mặt kinh tế mà không thể đo lường được hết những thiệt hại vô hình không được biểu hiện bằng con số cụ thể như niềm tin và việc tác động xấu đến TTCK, bởi không phải tất cả những gian lận trên BCTC đều bị phát hiện. Theo ACFE (2014), chỉ có khoảng 3% trong tổng số các cuộc gian lận tài chính bị phát hiện tại các tập đoàn kinh tế trên thế giới 2014. Mặt khác, các kết quả kiểm toán chỉ có thể cho biết có xảy ra hiện tượng gian lận BCTC hay không nhưng lại không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận BCTC. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC sẽ làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách ban hành các chính sách kiểm soát hành vi gian lận BCTC phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của CTNY một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả thì tính đến thời điểm này những nghiên cứu thực chứng liên quan tới việc tìm kiếm, xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY còn hạn chế mặc dù vấn đề này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà quản lý doanh nghiệp, người sử dụng BCTC, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý. Trong đó, chủ yếu chỉ có những nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng riêng lẻ của một vài nhân tố nên kết quả nghiên cứu chưa có tính thuyết phục cao (Trần Thị Giang Tân, 2014 và Lê Nguyễn Thế Cường, 2013). Thêm vào đó, TTCK Việt Nam đang trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn chỉnh, những hạn chế của bản thân hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm riêng về BCTC, về ngành nghề hoạt động của CTNY cũng gây nên lo ngại về sự xuất hiện của hành vi gian lận BCTC. Vì vậy, việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc thù của TTCK tại Việt Nam để nghiên cứu về các nhân tố có thể tác động tới hành vi gian lận BCTC là cần thiết. Với những lý do đã nêu trên, dựa trên các khía cạnh chính: nhận thức về thực trạng đáng lo ngại cũng như tác hại của hành vi gian lận BCTC đối với nền kinh tế và
- 3 những nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY” được tác giả lựa chọn thực sự mang tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được đông đảo các đối tượng quan tâm; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Tổng quan nghiên cứu 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tính đến nay chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau của hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS (số 16, số 53, số 82, số 99) và ISA số 240, Các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC nói chung hay những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC nói riêng thường được tiến hành rộng rãi tại các nước phát triển như Pháp (Fathi, 2013); Anh (Marinakis, 2011), Mỹ (Li, 2010) hay Canada (Othman and Zeghal, 2006). Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành tại các thị trường mới nổi và tại các nước đang phát triển như Iran, Tusiana, Malaysia (Rahman & Ali, 2006; Sahlan, 2011; Nassirzaeh và cộng sự 2012; Charfeddine và cộng sự, 2013). Một điểm khác biệt rất dễ nhận thấy đó là có những nghiên cứu được tiến hành với một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng trong khi một số nghiên cứu khác lại chỉ đi tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể. Liên quan đến việc dự báo hành vi gian lận BCTC, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng thước đo là các chỉ tiêu tài chính . Các tiêu chí đại diện cho các nhân tố này gồm có tỉ lệ lãi gộp, tốc độ tăng trưởng của tài sản (Beasley, 1996; Beneish, 1999; Skousen and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998). Chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỉ lệ doanh thu trên nợ phải thu, tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản và tỉ trọng doanh thu trên tổng tài sản (Persons, 1995; Skousen and Wright, 2006). Tỷ lệ lãi gộp (lợi nhuận gộp trên doanh thu) hoặc giá vốn hàng bán trên doanh thu là tỷ số được rất nhiều nghiên cứu cho rằng hữu hiệu như Kinney (1987), Beneish (1999), Coglitore và cộng sự (1988). Đặc biệt, Blocher và cộng sự (1988) cho rằng đây là tỷ số tốt nhất để phát hiện gian lận trong BCTC. Các tỷ số sinh lời còn lại được đề nghị là tỷ số lợi nhuận thuần trên tài sản và lợi nhuận trên tài sản (Kneutzfeldt và cộng sự, 1986 và Person, 1995). Số vòng quay hàng tồn kho (giá vốn hàng bán trên hàng tồn kho) và số vòng quay nợ phải thu (doanh thu trên nợ phải thu) là tỷ số được đánh giá cao trong các nghiên cứu của Kinney (1987), Blocher và cộng sự (1988), Coglitore và cộng sự (1988), Beneish (1999). Person (1995) thử nghiệm và tìm thấy số vòng quay tổng tài sản (doanh thu trên tài sản) là một tỷ số hữu ích trong nhận dạng các BCTC có gian lận.
- 4 Vốn lưu chuyển thuần trên tài sản (vốn lưu chuyển thuần là hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn) được đề xuất bởi Person (1995), Kneutzfeldt và cộng sự (1986), Beneish (1999), Kaminski (2004). Tỷ số nợ (Nợ phải trả trên tài sản) là tỷ số về đòn cân nợ được Person (1995), Beneish (1999), Christies (1990), Kaminski (2004) xem là có khả năng phát hiện sai lệch. Một số nghiên cứu quan tâm đến cơ cấu tài sản (nợ phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, tài sản ngắn hạn … trên tổng tài sản) như Person (1995), Feroz và cộng sự (1991), St Pierre và cộng sự (1984)… Tỷ số tăng trưởng của doanh thu (doanh thu năm nay trên doanh thu năm trước) và tổng các khoản dồn tích trên tài sản được Beneish (1999) đề xuất. Nhìn chung, khá nhiều các tỷ số được xem là có khả năng phát hiện sai lệch trên BCTC. Trong đó, các tỷ số nổi bật là tỷ lệ lãi gộp, số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải thu. Đây là các tỷ số chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các sai phạm có tính trọng yếu về các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu, giá vốn hàng bán, hàng tồn kho và nợ phải thu nên khi có sự biến động bất thường của chúng có thể dự báo được hành vi gian lận BCTC. Một số chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp sẽ phản ảnh tình hình của doanh nghiệp, chủ yếu là những kết quả tài chính tiêu cực. Dấu hiệu này thường được nhìn nhận như những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hành vi gian lận BCTC. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC được nghiên cứu dựa chủ yếu trên lý thuyết bàn cân gian lận với các dấu hiệu báo động đỏ (Red flags) được khởi xướng bởi Albercht & cộng sự (1980) và lý thuyết tam giác gian lận (Fraud Triangle) Cressey (1953). Theo trường phái lý thuyết tam giác gian lận, Graham and Bedard (2003) phản ánh trong nghiên cứu nhận thức về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận thường liên quan đến thái độ và cá tính của nhà quản lý là quan trọng hơn các yếu tố khác. Moyes và cộng sự (2005) cho rằng các nhân tố dẫn đến động cơ gian lận liên quan đến yếu tố thái độ (yếu tố tiền sử vi phạm pháp luật hoặc vi phạm luật chứng khoán, những cáo buộc gian lận đối với thành viên hội đồng quản trị hoặc giám đốc cao cấp) hiệu quả hơn so với các nhân tố về cơ hội và áp lực trong phát hiện gian lận. Abdullatif (2013), cho rằng động cơ dẫn đến gian lận xuất phát từ thái độ của nhà quản lý là nhân tố quan trọng hơn nhân tố về cơ hội và áp lực. Skousen and Wright (2006) đã xác định được 5 yếu tố Động Cơ/Áp lực, và 2 yếu tố cơ hội có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với khả năng xảy ra gian lận trên BCTC với các biến đại diện cho các yếu tố này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nhanh của tài sản, sự tăng lên của nhu cầu tiền mặt và nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài, việc nắm giữ
- 5 cố phiếu của cổ đông bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, và đặc điểm của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán. Tương tự, Lou & Wang (2011) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tam giác gian lận và khả năng BCTC có gian lận. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hành vi gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các biến (đại diện cho các yếu tố của tam giác gian lận) như đòn bẩy tài chính, tỉ lệ doanh thu cho các bên liên quan, số lần điều chỉnh BCTC, số lần thay đổi KTV, tỉ lệ cổ phiếu của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị bị cầm cố, sai sót trong dự báo của chuyên gia phân tích tài chính. Các mô hình nghiên cứu của Skousen and Wright (2006) và Lou & Wang (2011) đều có khả năng dự báo gian lận BCTC. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài (chi tiết Phụ lục 2.1), luận án nhận thấy có các nhóm nhân tố chính yếu bao gồm: nhóm nhân tố về động cơ/áp lực; nhóm nhân tố về cơ hội và nhóm nhân tố về thái độ là các nhân tố cốt lõi tác động đến hành vi gian lận BCTC và các dấu hiệu báo động đỏ trong 3 nhóm nhân tố nội tại. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhóm nhân tố về thái độ của nhà quản lý có tác động nhiều nhất tới hành vi gian lận BCTC bao gồm: tính chính trực của BGĐ, BGĐ đã có hành vi vi phạm pháp luật trước đây về chứng khoán hoặc pháp luật có liên quan; thái độ tính chuyên nghiệp của BGĐ: cố tình hạn chế phạm vi kiểm toán, BGĐ độc quyền và khống chế KSNB của công ty, hạn chế khả năng tiếp cận nhân viên và thông tin, như các công trình của: Albrecht and Romney (1986), Heiman và cộng sự (1996), Bell and Carcello (2000), Apostolou và cộng sự (2001), Gramling & Myres (2003), Graham & Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005) và Albullatif (2013). Tiếp theo, nhóm thứ hai tác động tới hành vi gian lận BCTC là nhóm nhân tố về động cơ/ áp lực: bao gồm sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ 3, áp lực đạt được mục tiêu tài chính (doanh số, mục tiêu lợi nhuận,…) do phần lớn các khoản thu nhập của BGĐ hoặc BQT phụ thuộc vào giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh, là kết quả từ các nghiên cứu của Albrecht & Romney (1986), Bell & Carcello (2000),Gramling & Myres (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005), Smith và cộng sự (2005), Skousen and Wright (2006). Cuối cùng là nhóm nhân tố nhóm nhân tố về cơ hội là nhóm nhân tố có mức độ ít tác động nhất tới hành vi gian lận BCTC bao gồm chất lượng yếu kém của KSNB, đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động, đặc tính của HĐQT, kiểm toán độc lập trong các nghiên cứu Bell & Carcello (2000), Gramling & Myres (2003),
- 6 Graham & Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005), Skousen and Wright (2006). Tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến đề tài này cũng đã được bàn luận đến nhưng chủ yếu là dưới góc độ kiểm toán BCTC, hành vi điều chỉnh lợi nhuận mà trong đó các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC không phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính mà chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu, do đó các nghiên cứu về nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC chưa được hệ thống đầy đủ và cũng chưa lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hành vi gian lận báo cáo chính (Ngô Thị Thu Hà, 2007; Phạm Thị Bích Vân, 2012; Nguyễn Thị Uyên Phương, 2014; Nguyễn Thị Hương Giang, 2013; Phan Thị Thùy Dương, 2015). Các nghiên cứu này đều nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC của các công ty hướng tới việc minh bạch của thông tin trên BCTC của các công ty, giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở đưa ra quyết định cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đi vào phân tích, đánh giá các thông tin trên BCTC mà chưa chỉ ra được các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC và một số giải pháp chưa được cụ thể hóa và chi tiết. Phần điều tra bảng hỏi mới chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả, chưa có mô hình đo lường các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC. Bên cạnh đó, cũng có một số ít các nghiên cứu cũng chỉ ra được một số các nhân tố thuộc nhóm các nhân tố áp lực, cơ hội và thái độ tác động đến hành vi gian lận BCTC, gồm: sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ ba, mục tiêu tài chính, áp lực từ nhà đầu tư và vốn chủ sở hữu…(Trần Thị Giang Tân, 2014 và Lê Nguyễn Thế Cường, 2013). Các biến đại diện cho tam giác này còn hạn chế, chưa đầy đủ các nhân tố đã được đề cập trong VSA 240 và các tác giả chủ yếu thực hiện thông tin thứ cấp trên BCTC và báo cáo kiểm toán của các CTNY ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác đã thực hiện nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, về các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC nhưng chỉ ở mức độ công bố thông tin hoặc tập trung vào tính minh bạch của thông tin tài chính. Nghiên cứu thực hiện việc đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính để thông qua đó xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến sự minh bạch thông tin tài chính của CTNY trên TTCK Việt Nam (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Bằng phương pháp thực nghiệm được sử dụng trên số lượng mẫu thu thập là 178 CTNY trên TTCK tại TP HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các nhân tố: Đòn bẩy tài chính; Lợi nhuận; Kiểm toán; Sự kiêm nhiệm giữa
- 7 Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được xem là tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến sự minh bạch của thông tin trên BCTC của các CTNY. Hay, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) tập trung vào tìm hiểu sự tác động của các đặc tính Quản trị công ty với chất lượng thông tin BCTC của CTNY tại Việt Nam. Bằng nghiên cứu định lượng, tác giả đã khảo sát các tài liệu liên quan như báo cáo thường niên và BCTC quý 4 của 195 CTNY trên TTCK Việt Nam để đo lường chất lượng BCTC và các nhân tố tác động đến nó. Mô hình nghiên cứu bao gồm biến độc lập với 7 nhân tố liên quan đến đặc tính của HĐQT và 1 biến phụ thuộc là chất lượng thông tin BCTC. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy cả 7 nhân tố thuộc đặc tính của HĐQT (số lượng thành viên độc lập, sự kiêm nhiệm chức danh, tần suất cuộc họp, sự hiện diện KTVNB, thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính) đều có tác động đến chất lượng thông tin BCTC của các CTNY. Mặc dù minh bạch thông tin tài chính, chất lượng thông tin BCTC và hành vi gian lận BCTC là các khái niệm khác biệt, nhưng những nghiên cứu này là một kênh tham khảo có giá trị về phương pháp cũng như cách thức đo lường, kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình hồi quy, là cơ sở, định hướng cho các nghiên cứu sâu trong tương lai. Về mô hình nghiên cứu, để phát hiện hành vi gian lận BCTC, các nghiên cứu của Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991) và Friedlan (1994) sử dụng mô hình dồn tích có điều chỉnh (Discretionary accruals models). Từ thế kỷ 20, nhóm các nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thống kê (Statistical techniques) để nhận diện hành vi gian lận BCTC xuất hiện và phổ biến rộng rãi, đem lại kết quả có độ chính xác cao. Nghiên cứu tiêu biểu ở nhóm này là Beneish (1999). Ngoài ra có thể kể đến mô hình F-score của Dechow và cộng sự (2011). Mô hình này cũng được phát triển dựa trên M-score của Beneish, bổ sung các biến số phi tài chínhvà dữ liệu thị trường ngoài các biến số từ BCTC. Mô hình dự báo được trình bày với ba mức độ và độ chính xác lần lượt là: 65,9%; 65,7% và 63,36%. Tại Việt Nam, có một số nghiên sử dụng mô hình dồn tích như gồm có: Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Phan Thị Thùy Dương (2015). Sử dụng kỹ thuật thống kê tiêu biểu gồm nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012) và nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) và Hoàng Khánh & Trần Thị Thu Hiền (2015) áp dụng mô hình Beneish để dự đoán sai sót trọng yếu trên BCTC (Phụ lục 2.2). Hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù hợp với TTCK Việt Nam Qua việc tổng quan và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
- 8 BCTC được sử dụng trong nhiều nghiên cứu từ trước tới nay (Phụ lục 2.1) kết hợp lý thuyết tam giác gian lận và các dấu hiệu báo động đỏ, luận án lựa chọn những nhân tố được cho là phù hợp cho việc nghiên cứu trong bối cảnh của TTCK Việt Nam. 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu Dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận, tác giả nhận thấy những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây có thể được hoàn thiện hơn trong luận án này: Những nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC trên thế giới được thực hiện rất nhiều tại các quốc gia trên thế giới đặc biệt trong khi đó, tại Việt Nam, TTCK đang trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn chỉnh. Thêm vào đó, những hạn chế của hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm về BCTC của các CTNY cũng gây nên lo ngại về sự xuất hiện của hành vi gian lận BCTC. Vì thế, việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc thù của TTCK tại Việt Nam để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC là cần thiết. Các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tại các quốc gia trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp…) được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua và có đóng góp lớn cho dòng kế toán thực chứng trong khi các nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này chưa nhiều. Mặc dù gần đây, các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam có xuất hiện nhưng hầu như chỉ dừng lại trên góc độ lý thuyết, giới thiệu về hành vi sai phạm BCTC và giới thiệu cách sử dụng một số mô hình dự báo hành vi điều chỉnh lợi nhuận hoặc chỉ là những nghiên cứu có nhân tố thực nghiệm với nhiều hạn chế về cỡ mẫu, về phương pháp...Việc khắc phục những nhược điểm của các nghiên cứu tại Việt Nam và làm giàu thêm cơ sở lý luận bằng một nghiên cứu định lượng chi tiết và chặt chẽ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC tại Việt Nam là thực sự cần thiết. Quá trình tổng quan các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC cho thấy sự đa dạng của các nhân tố theo cả chiều rộng và chiều sâu, có nghiên cứu chỉ tập trung và đi sâu vào một nhân tố cụ thể, cũng có những nghiên cứu đánh giá một tổ hợp nhiều nhân tố khác nhau. Trên thực tế, các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tại Việt Nam thường thực hiện với nhiều hạn chế về quy mô các biến sử dụng, phương pháp nghiên cứu. Vì thế, một nghiên cứu mang tính tổng hợp hơn với tổ hợp 3 nhóm nhân tố tại TTCK Việt Nam là cần thiết.
- 9 Các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam sử dụng nhiều mô hình khác nhau để phát hiện gian lận BCTC. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù hợp với TTCK Việt Nam. Vì thế, việc lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam sẽ là đóng góp lớn trong việc phát triển các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Như vậy, khoảng trống nghiên cứu của luận án cho thấy đây là một công trình được thực hiện tại TTCK Việt Nam là cần thiết, trong bối cảnh đặc thù của một TTCK mới nổi và các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC chưa nhiều. Luận án thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế về cơ sở lý thuyết, về lựa chọn quy mô biến và về phương pháp của những nghiên cứu trước đây đặc biệt là những nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY tại TTCK Việt Nam hiện nay, làm cơ sở giúp KTV và các CTKT trong việc phát hiện và dự báo hành vi gian lận BCTC tại các CTNY tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài là: (1) Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới hành vi gian lận BCTC. Xác định nội dung các lý thuyết nền tảng vận dụng vào nghiên cứu, nội dung, cách thức của các hành vi gian lận BCTC. (2) Phân tích định tính để làm cơ sở xác định các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. (3) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát thực tế. (4) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp cho Nhà nước, KTV trong việc kiểm soát và phát hiện, dự báo hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung của luận án cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- 10 Câu 1: Cơ sở lý thuyết nào được dùng làm nền tảng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC? Câu 2: Những nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam là gì? Câu 3: Mức độ tác động của các nhân tố thuộc các nhóm nhân tố động cơ/áp lực, cơ hội và thái độ đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay như thế nào? Câu 4: Các khuyến nghị nhằm kiểm soát tối đa hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam dưới góc nhìn của KTV độc lập được chấp thuận kiểm toán CTNY. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC dựa trên mô hình tam giác gian lận với cơ sở hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240) và các dấu hiệu báo động đỏ trong mô hình bàn cân gian lận về khía cạnh quản lý thực tiễn. CTNY được nghiên cứu trong luận án là loại hình công ty cổ phần có chứng khoán được niêm yết trên TTCK Việt Nam (không bao gồm công ty tài chính như tổ chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư) với lý do đây là các tổ chức đặc thù về cấu trúc tài chính và chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định riêng của chính phủ. 1.5. Các đóng góp mới của luận án Đề tài này được thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, các đóng góp gồm: 1. Xác định được các cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp với bối cảnh TTCK Việt Nam về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY. 2. Kế thừa và phát triển mới các thang đo cho các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực TTCK, tài chính, kiểm toán, tác giả đã phát triển mới 10
- 11 tiêu chí đo lường 3 biến độc lập thuộc nhóm nhân tố cơ hội bao gồm Môi trường pháp lý, Môi trường kinh tế vĩ mô và Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC) cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. 3. Xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Kết quả kiểm định thông qua việc khảo sát 485 KTV cho thấy: trong 12 biến độc lập mang ý nghĩa thống kê giải thích nguyên nhân xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY thì có 8 biến mang dấu dương, chứng tỏ tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa các biến này đến biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC. 4 biến còn lại là Đặc tính của HĐQT, Kiểm soát của Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Trình độ chuyên môn của BGĐ có mức tương quan âm đến hành vi gian lận BCTC, chứng tỏ rằng mức độ tác động của các nhân tố này càng lớn thì càng hạn chế được khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 4. Luận án đề xuất các khuyến nghị đối với CTNY, đối với CTKT (CTKT), đối với các nhà đầu tư, đối với cơ quan Nhà nước như Hiệp hội nghề nghiệp, Bộ Tài chính và UBCK nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, mang lại sự công bằng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển cũng như đảm bảo minh bạch môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế ổn định và phát triển. Kết quả nghiên cứu hữu ích đối với nhiền bên khác nhau như: Các nhà quản lý hành vi gian lận BCTC nói chung và kiểm toán BCTC của các CTNY nói riêng tại Việt Nam: Về hoàn thiện văn bản pháp lý, kiểm soát chất lượng cũng như thiết lập các chế tài xử phạt. - KTV và các CTKT trong việc phát hiện và dự báo hành vi gian lận BCTC ở các CTNY, giúp nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế. - Những người sử dụng BCTC được kiểm toán (CTNY, nhà đầu tư tổ chức và cá nhân), góp phần phát triển lành mạnh CTNY và TTCK, giúp nhà đầu tư nâng cao hiểu biết về những rủi ro cũng như quyền lợi sử dụng BCTC đã được kiểm toán. 1.6. Khung nghiên cứu của luận án Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của Luận án được thực hiện theo sơ đồ sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn