intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:244

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là mục đích nghiên cứu của đề tài là thứ nhất, hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNNN và QĐĐT của DNNNN. Phân tích thực trạng DNNNN và đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THU TRANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2021
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THU TRANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ĐÌNH LONG TS. PHẠM THỊ NGỌC VÂN THÁI NGUYÊN - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học, không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, Tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các cán bộ giảng viên Khoa Quản lý - Luật kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc TS. Đỗ Đình Long và TS. Phạm Thị Ngọc Vân về sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tác giả có những thông tin quý báu và cần thiết cho việc phân tích đánh giá và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Trang
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ......................................................................................x MỞ ĐẨU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 3.2.1. Phạm vi về không gian ......................................................................................3 3.2.2. Phạm vi về thời gian..........................................................................................3 3.2.3. Phạm vi về nội dung ..........................................................................................3 4. Những đóng góp và ý nghĩa của luận án .................................................................3 5. Bố cục của luận án ..................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................5 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................5 1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................11 1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ..............................................................................................................14 1.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................14 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ..............................................................................15 1.3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC......................................................................................17
  6. iv 2.1. Lý luận về doanh nghiệp ngoài nhà nước ..........................................................17 2.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp ngoài nhà nước ...................................17 2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài nhà nước ..................................................18 2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp ngoài nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. ...20 2.2. Lý luận về đầu tư và quyết định đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước.......22 2.2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò đầu tư của DNNNN ......................................22 2.2.2. Lý luận về quyết định đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước ...................24 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN................................................28 2.3.1. Cơ sở lý thuyết để lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN 28 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN.............................................31 2.4. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN. ......................................................................40 2.4.1. Kinh nghiệm về phát huy vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN tại một số quốc gia ............................................................................40 2.4.2. Kinh nghiệm thúc đẩy đầu tư của DNNNN của một số địa phương trong nước.46 2.4.3. Bài học kinh nghiệm về thúc đẩy đầu tư cho tỉnh Thái Nguyên ....................49 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................52 3.1. Khung phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................52 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................54 3.3. Phương pháp tiếp cận .........................................................................................54 3.4. Phương pháp thu thập thông tin .........................................................................55 3.4.1. Thông tin thứ cấp ............................................................................................55 3.4.2. Thông tin sơ cấp ..............................................................................................55 3.5. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin .........................................66 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả...........................................................................66 3.5.2. Phương pháp so sánh.......................................................................................66 3.5.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá ......................................................67 3.5.4. Phân tích hồi quy .............................................................................................67 3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................71 3.6.1. Chỉ tiêu về phản ánh thực trạng DNNNN .......................................................71
  7. v 3.6.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư của DNNNN ............................................72 3.6.3. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................................72 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................74 4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên ...............................................................74 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên .......................................................74 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên..............................................77 4.2. Thực trạng đầu tư của DNNNN trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên ......................81 4.2.1. Tổng quan các DNNNN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......81 4.2.2. Tình hình đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................87 4.3. Phân tích tác động của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....................................................................................................91 4.3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................91 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................95 4.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN tỉnh Thái Nguyên. .98 4.3.4. Đánh giá tác động của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. ...........................................................................................127 4.4. Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. .......................................................................138 4.4.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................138 4.4.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân .............................................................141 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CỦA CÁC DNNNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030 .................................144 5.1. Bối cảnh và quan điểm, định hướng thúc đẩy đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....................................................................................144 5.1.1. Dự báo tình hình bối cảnh quốc tế và trong nước .........................................144 5.1.2. Quản điểm và định hướng thúc đẩy đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2030 ..............................................................144 5.2. Giải pháp thúc đẩy đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .........147
  8. vi 5.2.1. Giải pháp về thị trường .................................................................................147 5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................151 5.2.3. Giải pháp về chi phí đầu vào .........................................................................152 5.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng thể chế quản trị địa phương ....................155 5.2.5. Giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng ..................................................................158 5.2.6. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ DNNNN ..........................................................161 5.3. Một số đề xuất với DNNNN ............................................................................162 KẾT LUẬN ............................................................................................................164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................166 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................167 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Viết tắt Viết nguyên văn 1 BCH Ban chấp hành 2 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3 CP Cổ phần 4 DN Doanh nghiệp 5 DNNNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước 6 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7 HTX Hợp tác xã 8 KCN Khu công nghiệp 9 KKT Khu kinh tế 10 KT – XH Kinh tế xã hội 11 KH Kế hoạch 12 KTTN Kinh tế tư nhân 13 MTĐT Môi trường đầu tư 14 NQ Nghị quyết 15 NĐ Nghị định 16 QĐĐT Quyết định đầu tư 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 SL Số lượng 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 TW Trung ương 21 TP Thành phố 22 TX Thị xã 23 TTLT Thông tư liên tịch 24 UBND Ủy ban nhân dân TIẾNG ANH STT Viết tắt Viết nguyên văn Nghĩa đẩy đủ Tiếng Việt 25 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá 26 FEE Fixed Efffects Estimates Ước lượng hiệu ứng cố định 27 FEM Fixed-effects Model Mô hình tác động cố định 28 REM Random-effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 29 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. So sánh đặc điểm của DN nhà nước và DNNNN .....................................19 Bảng 3.1. Mô tả điểm chọn mẫu nghiên cứu ............................................................58 Bảng 3.2: Thang đo về cơ sở hạ tầng ........................................................................60 Bảng 3.3. Thang đo về thị trường ............................................................................60 Bảng 3.4: Thang đo về chính sách ưu đãi .................................................................61 Bảng 3.5: Thang đo về chi phí đầu vào.....................................................................61 Bảng 3.6: Thang đo về nguồn nhân lực ....................................................................62 Bảng 3.7: Thang đo về chất lượng thể chế quản trị địa phương ...............................62 Bảng 3.8: Thang đo về truyền thông .........................................................................63 Bảng 3.9: Thang đo đặc điểm của DN ......................................................................64 Bảng 3.10: Thang đo đặc điểm của chủ DN .............................................................64 Bảng 3.11: Thang đo về QĐĐT của DNNNN .........................................................65 Bảng 4.1: Dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2019 ..................78 Bảng 4.2. Tổng sản phẩm trên địa bản tỉnh Thái Nguyên (GRDP) ..........................80 Bảng 4.3. Số DNNNN phân theo loại hình DN giai đoạn 2015– 2019 ....................82 Bảng 4.4. Số DNNNN phân theo địa bàn hoạt động giai đoạn 2015- 2019 .............83 Bảng 4.5. Số DNNNN phân theo lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2015- 2019............85 Bảng 4.6. Số lao động trong các DNNNN phân theo loại hình DN giai đoạn 2015– 2019 ............................................................................................85 Bảng 4.7. Vốn sản xuất kinh doanh của DNNNN phân theo loại hình DN giai đoạn 2015 – 2019 ..................................................................................86 Bảng 4.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNNN giai đoạn 2015 – 2019 .......87 Bảng 4.9. Cơ cấu vốn đầu tư của DNNNN thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019..............................................................88 Bảng 4.10. Tình hình vốn đầu tư của các DNNNN phân bổ theo lĩnh vực ..............89 Bảng 4.11. Cơ cấu vốn đầu tư của DNNNN phân theo địa bàn giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................................................90 Bảng 4.12. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .....................................................91
  11. ix Bảng 4.13. Đặc điểm chủ DN ...................................................................................93 Bảng 4.14. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .....................................................94 Bảng 4.15. Đặc điểm chủ DN ...................................................................................95 Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo hoàn chỉnh.................................96 Bảng 4.17. Danh mục các KCN tỉnh Thái Nguyên .................................................100 Bảng 4.18. Số thuê bao điện thoại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2019 .........101 Bảng 4.19. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động và internet tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 .........................................................................101 Bảng 4.20. Xếp hạng năm 2018 của các 14 đơn vị hành chính khu vực Trung du miền núi phía Bắc với cả nước. ...........................................................113 Bảng 4.21: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2019 ............................................................114 Bảng 4.22. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 ....................................116 Bảng 4.23. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2019 ..........................................................................................117 Bảng 4.24. Tình hình lao động làm việc tại khu vực DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 ...................................................118 Bảng 4.25: Tổng hợp kết quả chỉ số PAPI giai đoạn 2015 – 2019 của tỉnh Thái Nguyên .120 Bảng 4.26: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI giai đoạn 2015 – 2019 của tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................122 Bảng 4.27. Kiểm định KMO và Barlett’s ...............................................................127 Bảng 4.28. Kết quả kiểm định ANOVA .................................................................130 Bảng 4.29. Kết quả phân tích hồi quy .....................................................................131 Bảng 4.30. Bảng phân loại (Classification table)....................................................133 Bảng 4.31: Kết quả hồi quy mô hình Binary Logistic ............................................133 Bảng 4.32. Mô phỏng xác suất quyết định đầu tư của DNNNN đang có ý định đầu tư nhưng chưa đầu tư vào Tỉnh Thái Nguyên...............................134
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 2.1: Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương của Michael Porter .................... 30 Hình 3.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................... 53 Hình 4.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 75 Hình 4.2. Tốc độ phát triển DNNNN giai đoạn 2005 - 2019.................................... 81 Hình 4.3. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố cơ sở hạ tầng ....... 102 Hình 4.4. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chính sách ưu đãi. 106 Hình 4.5. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chi phí đầu vào..... 111 Hình 4.6. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố thị trường ............. 115 2015 - 2019 ............................................................................................................ 117 Bảng 4.24. Tình hình lao động làm việc tại khu vực DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2019 ................................................... 118 Hình 4.7. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố nguồn nhân lực .... 119 Hình 4.8. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chất lượng thể chế quản trị địa phương ............................................................................... 124 Hình 4.9. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố truyền thông ......... 126
  13. 1 MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp (DN) là một bộ phận không thể thiếu và ngày càng đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế. Theo hình thức sở hữu vốn, các DN trong nền kinh tế nước ta bao gồm: DN nhà nước, DN ngoài nhà nước (DNNNN), DN có vốn đầu tư nước ngoài. DNNNN phát triển nhanh chóng và chiểm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số DN của nền kinh tế, có năng suất lao động và hiệu quả đầu tư cao hơn so với DN nhà nước. Do vậy, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DNNNN đầu tư mới và mở rộng các dự án đầu tư hiện có trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý kinh tế của Nhà nước ở cấp trung ương và cấp địa phương. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đã đạt được những thành tựu nhất định: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 11,1%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 14,5%/ năm, dịch vụ tăng 7,3%/năm, nông – lâm – thủy sản tăng 3,8%/năm; Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm, nghiệp thủy sản; GDP bình quân đầu người tăng từ 51 triệu đồng/người năm 2015 lên 90 triệu đồng/ người năm 2020. Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020 đạt 238 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với giai đoạn 2011- 2015. Thái Nguyên trở thành tỉnh có môi trường cạnh tranh cấp tỉnh thuộc nhóm tốt trong phạm vi cả nước và là tỉnh dẫn đầu ở vùng trung du Bắc Bộ. Tính đến 31/12/2019, tỉnh Thái Nguyên có 3656 DN, trong đó 3370 DNNNN (chiếm 92,17%), số DNNNN đang hoạt động là 3165 (chiếm 93,91% tổng số DNNNN), hơn 90% DNNNN có quy mô vừa nhỏ và siêu nhỏ. Năm 2019, vốn đầu tư của DNNNN đạt 20,06 nghìn tỷ đồng, đóng góp 49,53% vốn đầu tư trên toàn tỉnh, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, mức tăng vốn đầu tư của DNNNN chủ yếu là đầu tư mới, trong khi hoạt động đầu tư vốn phát triển doanh nghiệp còn hạn chế. Song song với đó, tỷ lệ DNNNN gặp khó khăn trong đầu tư kinh doanh, phải dừng hoạt động cũng rất cao. Điều này, chứng tỏ DNNNN hiện nay còn phải đối mặt nhiều thách thức và trở ngại, ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững, ổn định. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định mục tiêu xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh
  14. 2 công nghiệp theo hướng hiện đại là trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các mục tiêu cụ thể: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021- 2030 khoảng 10-10,5%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu đồng, năm 2030 khoảng 265 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm 2030. Hơn nữa, đầu tư và QĐĐT của DN là sự khởi nguồn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm đói nghèo và cải thiện phúc lợi. Chính vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới vấn đề này nhưng chủ yếu thực hiện trên phạm vi quốc gia và lĩnh vực đầu tư nước ngoài, có rất ít nghiên cứu phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN ở cấp tỉnh. Do đó, nghiên cứu một cách có hệ thống về QĐĐT của DNNNN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách khả thi, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy DN mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô, phát triển SXKD, tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển KT- XH của tỉnh là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy đầu tư của các DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể như sau: - Thứ nhất, hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNNN và QĐĐT của DNNNN. - Thứ hai, phân tích thực trạng DNNNN và đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Thứ tư, đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
  15. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - DNNNN bao gồm: DNNNN hiện đang đầu tư và DNNNN tại 62 tỉnh/ thành phố trực thuộc TW khác đang có ý định đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - DNNNN không bao gồm DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN liên doanh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2015 – 2019. - Số liệu sơ cấp được thực hiện điều tra trong năm 2018. - Luận án phân tích thực trạng DNNNN, đầu tư của DNNNN và các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015– 2019. Đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của DNNNN đến năm 2030. 3.2.3. Phạm vi về nội dung ❖ Luận án sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN (bao gồm các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài DN và bên trong DN). Các yếu tố bên trong DN gồm các biến kiểm soát như giới tính, độ tuổi, học vấn, kinh nghiệm kinh doanh của bản thân chủ DN… là những biến số khó thay đổi trong ngắn hạn; các biến số thuộc về đặc điểm của DN có thể huy động thêm hoặc có thể cải tiến, tổ chức lại cho tốt hơn như vốn, lao động, ngành nghề kinh doanh…Các yếu tố bên ngoài DN chịu sự chi phối của nhà nước. Do vậy, luận án sẽ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN, bao gồm các yếu tố bên trong DN nhưng chú trọng hơn đến các yếu tố bên ngoài DN. ❖ QĐĐT bao gồm: đầu tư mở rộng và đầu tư mới. 4. Những đóng góp và ý nghĩa của luận án (1) Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN. Từ cách tiếp cận trên góc độ quản lý nhà nước đối với đầu tư của DNNNN, các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN bao gồm 2 nhóm: yếu tố bên ngoài DN (cơ sở hạ tầng, thị trường, chi phí, chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực, chất lượng thể chế quản trị địa phương, truyền thông) và yếu tố bên trong DN (đặc điểm chung của DN và đặc
  16. 4 điểm của chủ DN). Rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn nhằm thúc đẩy đầu tư của DNNNN trên địa bàn tỉnh. (2) Luận án xây dựng khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN. (3) Luận án là nghiên cứu đầu tiên, nghiên cứu 2 nhóm yếu tố bên ngoài DN và bên trong DN đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp định lượng. Luận án sử dụng 2 mô hình nghiên cứu định lượng kiểm định riêng biệt sự ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN với 2 đối tượng nghiên cứu là DNNNN đang đầu tư và DNNNN đang có ý định đầu tư nhưng chưa đầu tư vào tỉnh. (4) Luận án phân tích được thực trạng DNNNN, đầu tư của DNNNN. Phân tích thực trạng và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận án sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN đang đầu tư trên địa bàn tỉnh và mô hình hồi quy phi tuyến Binary Logistic để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QĐĐT của DNNNN đang có ý định đầu tư nhưng chưa đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến QĐĐT của DNNNN. (5) Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng có cái nhìn cụ thể, toàn diện và có căn cứ để đề xuất, triển khai những giải pháp nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư của DNNNN. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của doanh nghiệp ngoài nhà nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 5: Giải pháp thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.
  17. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DN. Kết quả tổng quan nghiên cứu là cơ sở để tác giả xác định được “khoảng trống” nghiên cứu và xây dựng khung phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DNNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Theo quan điểm vĩ mô, các QĐĐT rất quan trọng đối với nền kinh tế, đầu tư chiếm phần lớn sự biến động trong tổng sản phẩm quốc dân và là chỉ số quan trọng dẫn đầu về hiệu quả kinh tế (Zarnowitz, 1992). Theo quan điểm vi mô, đầu tư rất quan trọng cho sự phát triển của các công ty riêng lẻ, tăng hiệu quả bằng cách giảm chi phí đơn vị. Từ tầm quan trọng của QĐĐT đối với nền kinh tế và đối với công ty nói riêng, nên có rất nhiều các nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến QĐĐT của DN được tiếp cận theo các cách thức khác nhau. Bao gồm: các yếu tố bên trong DN và các yếu tố bên ngoài DN. ❖ Tiếp cận theo quan điểm vi mô và các yếu tố ảnh hưởng bên trong DN phải kể đến các nghiên cứu như: Budina và cộng sự (2000); Gunning và Mengistae (2001); Campa và Shaver (2002); Aivazian và cộng sự (2005); Chittoo và Odit (2008); Soumaya (2012); Kannadhasan (2014); Chyi và Tien (2014); Mudammad Sajid và cộng sự (2015). Cụ thể: Nghiên cứu về QĐĐT của các DN có nhiều nghiên cứu được đề cập đến tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao nghiên cứu về quản trị (Management) của Stoner, J.A.F. và Wankel, C.(1987). Nghiên cứu này đã trình bày các lý thuyết liên quan đến QĐĐT và đề xuất 8 bước trong tiến trình ra quyết định của DN. Một số nghiên cứu khác xem xét việc đầu tư của DN trên góc độ hành vi là của Sultana, S.T., & Pardhasaradhi, S.(2012)- “Phân tích thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định và hành vi của các nhà đầu tư CP cá nhân Ấn Độ”. Vì vậy bên cạnh các yếu tố môi trường, nghiên cứu này cũng đề cập tới các yếu tố cá nhân của người ra quyết định ảnh hưởng tới QĐĐT của DN [83], [84]. Nghiên cứu về “Hạn chế thanh khoản và đầu tư vào các nền kinh tế chuyển tiếp - trường hợp của Bulgaria”. Budina và cộng sự (2000) đã sử dụng dữ liệu của 1.003 DN ở Bulgaria từ 1993-1996 để điều tra tác động của hạn chế thanh khoản trên hiệu suất đầu tư. Nghiên cứu sử dụng một mô hình gia tốc đơn giản (simple accelerator model of investment) của đầu tư để kiểm tra xem hạn chế thanh khoản
  18. 6 có liên quan trong trường hợp của Bulgaria. Kết quả cho thấy hệ số của biến vốn tự có là dương và có ý nghĩa đối với toàn bộ mẫu. Tác giả đã phân loại các DN trên thành hai loại DN lớn và nhỏ theo quy mô lao động. Kết quả phân tích cho thấy: hệ số của biến số vốn tự có là dương và có ý nghĩa đối với các DN nhỏ trong khi hệ số này không có ý nghĩa đối với các DN lớn.[50] Gunning và Mengistae (2001) nghiên cứu về “Yếu tố QĐĐT sản xuất châu Phi: Bằng chứng kinh tế vi mô”. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu DN ở 3 quốc gia là Ghana, Kenya, Cameroon để nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của DN. Trong nghiên cứu, tác giả giả thuyết có 4 yếu tố tác động đến đầu tư của DN: (1) giá trị gia tăng, (2) lợi nhuận, (3) quy mô, (4) nợ vay. Kết quả hồi quy FEE (Fix Efffects Estimates) cho thấy chỉ có lợi nhuận là có ảnh hưởng đến QĐĐT của DN. Theo các lý thuyết về lựa chọn thị trường, các công ty nhỏ phát triển nhanh hơn cho mỗi độ tuổi và mỗi kích thước nhất định; Tỷ lệ đầu tư cao hơn đối với các DN có lịch sử năng suất cao hơn. [64] Nghiên cứu của Campa và Shaver (2002) về “Xuất khẩu và đầu tư vốn: về hành vi chiến lược của các nhà xuất khẩu”, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 3.057 DN hoạt động trong ngành sản xuất ở Tây Ban Nha giai đoạn 1990 – 1998 để tìm hiểu về mối quan hệ giữa xuất khẩu và dòng vốn đầu tư của DN. Trong nghiên cứu này, xuất khẩu được tác giả đo lường bằng 2 cách: biến dummy (có xuất khẩu và không xuất khẩu) và phần trăm sản lượng của DN được xuất khẩu. Kết quả hồi quy Tobit cho thấy các nhà xuất khẩu có khả năng thanh khoản cao hơn các nhà không xuất khẩu; DN xuất khẩu sẽ có dòng tiền ổn định hơn và đầu tư nhiều hơn. [51] Aivazian và cộng sự (2005) nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến đầu tư của DN bằng cách sử dụng dữ liệu của 863 DN giai đoạn 1982 – 1999 ở Canada. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy gộp FEM và REM. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động âm đến đầu tư và kết quả này rất có ý nghĩa về mặt thống kê trong trường hợp các DN tăng trưởng chậm. [49] Cũng nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính và đầu tư của DN. Chittoo và Odit (2008) sử dụng dữ liệu của 27 DN ở Mauritius giai đoạn 1990 - 2004 để nghiên cứu. Cùng sử dụng mô hình hồi quy gộp FEM và REM, kết quả ước lượng cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đối với đầu tư của DN, điều này cho thấy cấu trúc vốn giữ vai trò hết sức quan trọng trong chính sách đầu tư của DN. Kết quả hồi quy vẫn có ý nghĩa thống kê đối với các DN tăng trưởng thấp nhưng không còn ý nghĩa thống kê đối với các DN tăng trưởng cao. [52]
  19. 7 Soumaya (2012) khi nghiên cứu về tác động của nợ, quy mô DN và tính thanh khoản lên sự nhạy cảm của dòng vốn đầu tư của 82 DN ở Pháp giai đoạn 1999 - 2005 đã chỉ ra: nợ có tác động âm lên dòng vốn đầu tư của DN; DN có quy mô càng lớn thì càng mạnh dạn tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên do tác giả đo lường tính thanh khoản của DN bằng hai đại lượng khác nhau và việc ước lượng tác động của hai biến này lại cho kết quả trái chiều nên nghiên cứu chưa đưa ra kết luận về tác động của tính thanh khoản lên sự nhạy cảm của dòng vốn đầu tư. [81] Kannadhasan (2014) là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của DN hoạt động trong ngành dược phẩm ở Ấn Độ. Tác giả sử dụng Fixed effect (hiệu ứng cố định) để nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động âm đến đầu tư và dòng tiền có tác động dương đến đầu tư của DN. Kết quả hồi quy cũng cho thấy doanh thu và Tobin’s Q cũng có tác động tích cực đến đầu tư của DN. [69] Chyi và Tien (2014) cho rằng cấu trúc tài chính DN và nguồn lực tài chính là những những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến QĐĐT và giá trị DN. Bằng cách hồi quy dựa trên dữ liệu bảng, tác giả đã cho thấy dòng tiền và đầu tư có tương quan mạnh với nhau. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của DN như tài sản hữu hình, quy mô DN, cơ hội đầu tư, cổ tức và đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, khấu hao và hạn chế tài chính không có ảnh hưởng đến QĐĐT của DN. [55] Mudammad Sajid và cộng sự (2015) với nghiên cứu được thực hiện trên các công ty niêm yết của Pakistan để xem xét tác động của đòn bẩy tài chính đối với các QĐĐT. Với mục đích này, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu của 5 năm (2009-2013) với mẫu gồm 30 công ty hàng đầu đã đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi (KSE). Các phương pháp đã áp dụng là: thống kê mô tả, phân tích tương quan và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất bình thường. Các yếu tố tác động đến đầu tư bao gồm: (1)đòn bẩy tài chính, (2)thanh khoản, (3)lợi nhuận, (4) luồng tiền,(5)TonbinQ, (6) tăng trưởng bán hàng. Kết quả hồi quy của mô hình OLS chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực và đáng kể đến đầu tư ròng. Hơn nữa, thanh khoản và lợi nhuận có tác động tích cực và đáng kể đến đầu tư của công ty trong khi dòng tiền có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến đầu tư ròng. Tobin Q và tăng trưởng doanh số bán hàng có tác động tiêu cực và đáng kể đến đầu tư của công ty. [73]
  20. 8 ❖ Tiếp cận theo quan điểm vĩ mô và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến QĐĐT của DN. Nghiên cứu về các yếu tố môi trường bên ngoài, nghiên cứu của Stern (2002) quan niệm rằng, các yếu tố môi trường bên ngoài được chia làm 3 nhóm lớn là: (i) Kinh tế chính trị; (ii) Tính hiệu quả của hệ thống quản trị hành chính; (iii) Cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, Lu và cộng sự (2006), Jose và cộng sự (2007) khi xem xét khả năng DN đưa ra sự lựa chọn và QĐĐT đã làm rõ sự hiện diện của một số yếu tố khác. Lu và cộng sự (2006) chỉ ra, trên góc độ ra QĐĐT, chi phí sẽ là rào cản đầu tiên mà chủ thể đầu tư phải xem xét và vượt qua. Một cơ hội đầu tư tốt là chưa đủ để ra quyết định thực hiện khi DN không có khả năng đáp ứng được khoản chi phí đầu tư dự kiến, cho dù các yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài là rất thuận lợi. Cách tiếp cận của Lu và cộng sự đánh giá sát thực sự ảnh hưởng của chúng tới hành vi đầu tư dự kiến của DN. Nhóm yếu tố về chính trị vẫn tương tự như nhóm yếu tố “mềm” trong nghiên cứu Li và Li (1999), nhóm này quy định các khuôn khổ, hành vi bắt buộc nhà đầu tư phải tuân thủ, được coi như luật chơi của các nhà đầu tư. Các yếu tố còn lại cũng cần được xem xét như: yếu tố về hạ tầng có ảnh hưởng tới cả đầu vào và đầu ra, nhóm yếu tố chi phí quy định đầu vào và nhóm yếu tố thị trường tương ứng với đầu ra. Tóm lại, trong nghiên cứu của mình, Lu và cộng sự (2006) đã chỉ ra có 4 yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến QĐĐT của DN: (i) Chính trị; (ii) Hạ tầng; (iii) Chi phí; (iv) Thị trường.[71] Jose và cộng sự (2007) khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới QĐĐT của các DN đa quốc gia là khá tương đồng với Lu và cộng sự (2006). Tuy nhiên, Jose và cộng sự (2007) xác lập 5 yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài giải thích QĐĐT các DN đa quốc gia: Chi phí; Thị trường; Hạ tầng; Chính trị và văn hóa xã hội. [67] Nhiều công trình khoa học trước đây gồm có các lý thuyết như lý thuyết chiết trung, lý thuyết thể chế, lý thuyết marketing địa phương cùng nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã góp phần làm rõ nhiều khía cạnh ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới QĐĐT của các DN. Trong các công trình này, nhiều phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định xem yếu tố nào ảnh hưởng đến QĐĐT và ảnh hưởng ở mức độ nào. Trong khi một số nghiên cứu dựa trên các số liệu thứ cấp (Liu và Pang, 2009) hoặc nghiên cứu điển hình, phỏng vấn cá nhân (Ekanem 2005; Newell và Seabrook 2006) thì cũng có nhiều nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát như: Bialowolski 2009; Enoma và Mustapha 2010; Gill và cộng sự 2012 và nhiều nghiên cứu khác. Các mô hình nghiên cứu được tìm thấy cũng khá đa dạng, Newell và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
37=>1