intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách học phí đại học của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa vào việc hệ thống hóa, phân tích và đánh giá lý luận, thực tiễn, luận án có mục đích: Góp phần phát triển lý luận khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách đòi hỏi của chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam; đề xuất các quan điểm và giải pháp về hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách học phí đại học của Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN QUANG HÙNG CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN QUANG HÙNG CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn 2. TS. Phạm Vũ Thắng Hà Nội – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, dữ liệu và thông tin trong Luận án là trung thực và rõ ràng do tôi thu thập từ các ấn phẩm đã xuất bản hoặc khảo sát, phỏng vấn sinh viên và lãnh đạo các trƣờng đại học. Các tài liệu tham khảo, đánh giá, trích dẫn đƣợc sử dụng phù hợp trong quá trình hoàn thành nội dung Luận án. Các kết quả nghiên cứu, đánh giá và những đóng góp của Luận án là khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chí đạo đức của ngƣời làm nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016 Nghiên cứu sinh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án của hai giảng viên hƣớng dẫn khoa học là PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn và TS. Phạm Vũ Thắng. Bên cạnh đó, trong thời gian học tập của giai đoạn nghiên cứu sinh, tác giả đã luôn nhận đƣợc sƣ quan tâm, hỗ trợ, chỉ bảo, tạo điều kiện của các thầy cô, cán bộ nhân viên Khoa Kinh tế Chính trị của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thành viên hội đồng khoa học. Tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới tất các thầy cô và các anh, chị. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của các lãnh đạo trƣờng đại học đã hỗ trợ tôi thực hiện khảo sát, phỏng vấn giúp tác giả có nguồn tham khảo quan trọng để sử dụng phân tích, đánh giá và tổng hợp các nội dung liên quan đến luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016 Nghiên cứu sinh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH ........................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của luận án .......................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án ........................................... 8 6. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ............................. 12 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................. 12 1.1.1. Nghiên cứu về học phí và chính sách học phí .................................. 12 1.1.2. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc ....................................... 18 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc ............................................. 24 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP.......................................... 29 2.1. Các vấn đề cơ bản về học phí giáo dục đại học công lập .................... 29 2.2. Chính sách học phí giáo dục đại học công lập ..................................... 31 2.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 31 2.2.2. Các đặc điểm của chính sách học phí giáo dục đại học .................... 36 iii
  6. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm của ngƣời học .................................................................... 43 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích chính sách học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm ngƣời học ........................................................................... 46 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí giáo dục đại học công lập50 2.3.1. Các nƣớc phát triển ........................................................................... 50 2.3.2. Các nƣớc đang phát triển .................................................................. 60 2.3.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách học phí giáo dục đại học .......... 70 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CỦA VIỆT NAM........................................................... 73 3.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học công lập ở Việt Nam ................ 73 3.1.1. Quy mô hệ thống giáo dục đại học công lập..................................... 73 3.1.2. Quản lý Nhà nƣớc về hệ thống giáo dục đại học công lập ............... 82 3.2. Thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam83 3.3. Phân tích chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 94 3.3.1. Phân tích theo quan điểm trƣờng đại học ......................................... 94 3.3.3. Phân tích theo quan điểm ngƣời học ............................................... 102 3.5. Các kết luận về chính sách học phí giáo dục đại học công lập ........ 109 CHƢƠNG 4. KhuyẾn nghỊ vỀ HOÀN THIỆN chính sách hỌc phí giáo dỤc đẠi hỌc công lẬp CỦA ViỆt Nam .................................................... 115 4.1. Định hƣớng về chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam ............................................................................................................... 115 4.2. Khuyến nghị đối với Nhà nƣớc về hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập của Việt Nam ........................................................... 118 4.3. Điều kiện để thực hiện ......................................................................... 122 KẾT LUẬN .................................................................................................. 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 128 iv
  7. PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐẠI DIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC143 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH NGƢỜI PHỎNG VẤN ............................... 145 PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI KHẢO SÁT NGƢỜI HỌC ............................ 148 PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH KHẢO SÁT .................................................. 159 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................... 167 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt Giải nghĩa BGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo BTC Bộ Tài chính CP Chính phủ CT Chỉ thị NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NHCS Ngân hàng Chính sách Xã hội QĐ Quyết định QH Quốc hội TD Tín dụng TTg Thủ tƣớng TTLT Thông tƣ Liên tịch TW Trung ƣơng vi
  9. Tiếng Anh Từ viết tắt Giải nghĩa Tiếng Anh Giải nghĩa Tiếng Việt AUN-QA ASEAN University Network - Đảm bảo chất lƣợng mạng lƣới Quality Assurance các trƣờng đại học khu vực Đông Nam Á EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá HESA Higher Education Strategy Cơ quan chiến lƣợc giáo dục Agency đại học LEA Local Education Authority Cơ quan giáo dục địa phƣơng MEXT The Ministry of Education, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể Culture, Sports, Science and thao, Khoa học và Công nghệ Technology Nhật Bản OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Co-operation and Kinh tế Development SFE Student Finance England Tài chính sinh viên Anh quốc UNDP United Nations Development Chƣơng trình phát triển Liên Programme Hợp Quốc UNESCO The United Nations Tổ chức Giáo dục, Khoa học Educational, Scientific and và Văn hóa Liên Hợp Quốc Cultural Organization vii
  10. DANH MỤC BẢNG, HÌNH Danh sách bảng Bảng 1.1: Mức học phí đại học công lập tại Australia .................................... 19 Bảng 1.2: Mức độ huy động nguồn lực từ học phí cho giáo dục đại học theo các ngành học .................................................................................................. 22 Bảng 1.3: Chi phí thực tế và chi phí đào tạo cần thiết theo các ngành học .... 23 Bảng 2.1: Hệ số của hàm thu nhập cơ bản và hàm thu nhập mở rộng ........... 30 Bảng 2.2: So sánh học phí bình quân của các loại hình trƣờng đại học ở Mỹ theo vùng, năm học 2013 – 2014 .................................................................... 51 Bảng 2.3: Học phí mỗi năm đối với mỗi sinh viên đại học tại Hàn Quốc phân theo nhóm ngành, năm 2008 ........................................................................... 54 Bảng 2.4: Các mức học phí theo các nhóm ngành và loại hình cơ sở giáo dục đại học ở Thái Lan .......................................................................................... 62 Bảng 2.5: Các chƣơng trình cho vay sinh viên ở Mexico ............................... 68 Bảng 3.1: Quy mô giáo dục đại học chính quy theo nhóm ngành, năm 2010 77 Bảng 3.2: Mức trần học phí đối với giáo dục đại học tại trƣờng công lập theo các nhóm ngành, giai đoạn 2010 – 2015......................................................... 87 Bảng 3.3: Mức trần học phí đối với giáo dục đại học tại trƣờng công lập tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ theo các nhóm ngành, giai đoạn 2015-2021 ............................................................................................... 92 Bảng 3.4: Mức trần học phí đối với giáo dục đại học tại trƣờng công lập chƣa tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ theo các nhóm ngành, giai đoạn 2015-2021 ........................................................................................ 92 viii
  11. Bảng 3.5: Chi phí giáo dục đại học thực tế và chi phí giáo dục đại học hợp lý tại Việt Nam, năm 2010 .................................................................................. 95 Bảng 3.6: Khả năng chi trả cho giáo dục đại học của sinh viên ................... 103 Bảng 3.7: Một số chỉ số liên quan đến chất lƣợng và cơ hội tiếp cận tại một số nƣớc trong khu vực Đông Nam Á ................................................................. 104 Bảng 3.8. Học phí đại học trung bình của sinh viên ..................................... 105 Bảng 3.9. Đánh giá của sinh viên về sự phù hợp của học phí ...................... 105 Bảng 3.10: Mức học phí kỳ vọng .................................................................. 106 Bảng 3.11: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ........................................................ 108 Bảng 3.12: Tổng hợp đánh giá mức học phí hiện tại và học phí kỳ vọng .... 109 Bảng 3.13: Số năm cần thiết để đạt mức chất lƣợng giáo dục đại học trung bình của thế giới ............................................................................................ 111 Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả ƣớc lƣợng mô hình phân tích nhân tố ........... 111 Bảng1. Cơ cấu sinh viên theo trƣờng đại học ............................................... 167 Bảng2. Cơ cấu sinh viên theo chuyên ngành học ......................................... 168 Bảng3. Thống kê mô tả mức thu nhập bố - mẹ sinh viên ............................. 169 Bảng4. Thống kê mô tả ................................................................................. 173 Bảng5. Hệ số tƣơng quan giữa các nhóm yếu tố .......................................... 174 Bảng6. Kiểm định KMO and Bartlett's ......................................................... 175 Bảng7. Phƣơng sai trích ................................................................................ 176 Bảng8. Bảng ma trận xoay nhân tố ............................................................... 177 Bảng9. Nội dung cụ thể các nhóm nhân tố mới ............................................ 178 ix
  12. Bảng10. Đặc điểm các nhóm nhân tố mới .................................................... 181 Bảng 11: Thống kê mô tả các nhóm nhân tố mới ......................................... 182 Bảng12. Thống kê mô tả các nhóm nhân tố mới .......................................... 183 Bảng13. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình với biến phụ thuộc là mức học phí hiện nay ................................................................................................................. 183 Bảng14. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình với biến phụ thuộc là đánh giá sự phù hợp học phí hiện nay ..................................................................................... 184 Bảng15. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình với biến phụ thuộc là mức học phí kỳ vọng ............................................................................................................... 185 Danh sách hình Hình 0.1: Sơ đồ nghiên cứu đánh giá chính sách học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm ngƣời học .................................................................. 7 Hình 2.1: Khả năng tạo thu nhập theo bậc giáo dục, số liệu của Venezuela năm 1989 ......................................................................................................... 30 Hình 2.2: Mức học phí cho giáo dục đại học tại Nhật Bản, phân theo các khu vực giáo dục .................................................................................................... 59 Hình 3.1: Số lƣợng các trƣờng đại học ở Việt Nam, giai đoạn 1999-2014 .... 74 Hình 3.2: Cơ cấu các trƣờng đại học theo vùng miền ở Việt Nam................. 75 Hình 3.3: Quy mô sinh viên đại học công lập ở Việt Nam, giai đoạn 1999- 2014 ................................................................................................................. 76 Hình 3.4: Quy mô giảng viên đại học công lập ở Việt Nam, ......................... 78 Hình 3.5: Cơ cấu trình độ giảng viên trƣờng đại học công lập, năm 2013 ..... 80 x
  13. Hình 3.6: Số lƣợng sinh viên tốt nghiệp từ các trƣờng đại học công lập, giai đoạn 2000-2013 ............................................................................................... 80 Hình 3.7: Cơ cấu thu từ sinh viên, năm 2007 và 2011 ................................... 97 Hình 1: Mô hình nghiên cứu của khảo sát .................................................... 160 Hình2: Quy trình khảo sát ............................................................................. 164 xi
  14. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Luận án nghiên cứu về chính sách học phí giáo dục đại học tại Việt Nam có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, học phí giáo dục đại học có liên hệ mật thiết với các chủ thể là Nhà nƣớc, nhà trƣờng và ngƣời học. Học phí đại học là công cụ thực hiện sự chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa Nhà nƣớc và sinh viên. Học phí cao sẽ giảm gánh nặng ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục đại học và ngƣợc lại (OECD, 2012).Giáo dục đại học đƣợc coi nhƣ một thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy luật cung – cầu và học phí là “giá cả” có tác động đến nguồn thu của nhà trƣờng(Leslie và Brinkman, 1987). Theo Jongbloed (2004),học phí không chỉ là nguồn thu mà còn đóng vai trò trong việc phân chia các nguồn lực sẵn có và tạo nên sự cạnh tranh giữa các trƣờng đại học. Sự tự do xác định mức học phí sẽ là động lực để các trƣờng đại học nâng cao chất lƣợng cho phù hợp với mức học phí và cạnh tranh với các trƣờng đại học khác có mức học phí tƣơng đƣơng. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cho toàn hệ thống giáo dục đại học. Một số nghiên cứu khác đề cập tới tác động của thay đổi học phí tới lợi ích ngƣời học. Học phí có tác động đến việc lựa chọn trƣờng đại học của ngƣời học (Tillery và Kildegaard, 1973 và Mundy, 1976) hoặc cung cấp tín hiệu về các mức lợi tức về tài chính mà sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận đƣợc (Jongbloed, 2005a). Ngoài ra, học phí cũng đóng vai trò nhƣ một động lực cho sinh viên học tập hiệu quả, để xứng đáng với chi phí mà họ đã bỏ ra (Callender, 2006). 1
  15. Ở Việt Nam, các nghiên cứu tiêu biểu về chính sách học phí giáo dục đại học nhƣ củaVũ Nhƣ Thăng và Hoàng Thị Minh Hảo (2012),Nguyễn Trƣờng Giang (2012),Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2012) và Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2016).Theo Vũ Nhƣ Thăng và Hoàng Thị Minh Hảo (2012), mức học phí giáo dục đại học cần thể hiện đầy đủ trách nhiệm chia sẻ chi phí giữa Nhà nƣớc và ngƣời học. Nguồn thu từ học phí và ngân sách không đủ bù đắp chi phí của nhà trƣờng sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo, dẫn đến tình trạng quá tải số học sinh/giáo viên trong khi cơ sở vật chất còn hạn chế. Nghiên cứu của Nguyễn Trƣờng Giang (2012) cho rằng mức học phí thấp không phù hợp với yêu cầu nâng cao quyền tự chủ tài chính và gắn với nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học. Tùy theo nhu cầu của ngƣời học, mức học phí đƣợc xác định sẽ tạo ra một thị trƣờng cạnh tranh giữa các trƣờng đại học trong việc thu hút ngƣời học thông qua nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2012) cho rằng việc áp mức trần học phí theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 là chƣa hợp lý với các trƣờng đƣợc giao cơ chế tự chủ về tài chính và đề xuất Chính phủ nên xây lộ trình cho phép các trƣờng đại học tự xác định mức học phí, tự cân đối chi phí giáo dục đại học. Phùng Xuân Nhạ và cộng sự (2016) nghiên cứu sự sẵn sàng chi trả cho giáo dục đại học của sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng ngƣời học chấp nhận mức học phí cao hơn khi nhà trƣờng đảm bảo các yếu tố liên quan đến chất lƣợng nhƣ cơ sở vật chất, chƣơng trình học theo tín chỉ, tỷ lệ giáo viên/học sinh và khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Có thể thấy các nghiên cứu đã đánh giá tác động của chính sách học phí giáo dục đại học đối với Nhà nƣớc, nhà trƣờng và ngƣời học. Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đã thực hiện khảo sát ý kiến sinh viên về đánh giá học phí theo quan điểm ngƣời học cho đến năm 2015. 2
  16. Về mặt thực tiễn, từ năm 1998 đến 2015 mức học phí trong các cơ sở giáo dục công lập đƣợc thực hiện trên cơ sở khung học phí quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998, Quyết định số 1310/TTg ngày 21/8/2009, và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015. Trong giai đoạn 1998 – 2009, Nhà nƣớc thực hiện mức thu học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998. Tuy nhiên mức thu học phí rất thấp, khung học phí không có sự phân biệt giữa các nhóm ngành và sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội và khu vực khác nhau. Đến giai đoạn 2009 – 2015, chính sách học phí giáo dục đại học công lập có những thay đổi đáng kể, cụ thể là Nhà nƣớc đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định mức trần học phí cao hơn so với giai đoạn trƣớc, có sự phân biệt giữa các nhóm ngành và tiếp tục thực hiện miễn giảm học phí đối với từng loại đối tƣợng nhƣ sinh viên sƣ phạm, sinh viên hệ cử tuyển hoặc sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo. Từ năm 2015, theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, mức thu học phí của giáo dục đại học công lập đƣợc thực hiện theo nguyên tắc về khả năng tự chủ tài chính của các trƣờng đại học. Đối với các trƣờng công lập tự đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, mức trần học phí sẽ tăng theo 3 giai đoạn: 2015 – 2018, 2018 – 2020 và 2020 – 2021. Mức trần học phí đại học công lập sẽ tăng theo từng năm học từ 2015 đến 2021 tại các trƣờng chƣa đảm bảo kinh phí. Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm thủy sản có mức học phí thấp nhất, sau đó là khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch và cao nhất là nhóm ngành y, dƣợc. Từ những phân tích về mặt lý luận và thực tiễn trên, có thể thấy rằng chính sách học phí còn tồn tại các vấn đề nhƣ sau. Về mặt lý luận, tiếp tục cần có nghiên cứu phản ánh những chính sách mới trong giáo dục đại học, cụ thể trong 3
  17. bối cảnh các chính sách tự chủ và chính sách học phí mới ra đời. Về mặt thực tiễn, cần có những nghiên cứu có luận cứ khoa học để phân tích phát hiện những bất cập của chính sách học phí giáo dục đại học công lập, là căn cứ đề xuất chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Do đó,luận án này lựa chọn đề tài “Chính sách học phí đại học của Việt Nam” tập trung vào việc nghiên cứu đánh giá chính sách học phí giáo dục đại học dựa trên quan điểm của trƣờng đại học và ngƣời học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Dựa vào việc hệ thống hóa, phân tích và đánh giá lý luận, thực tiễn, luận án có mục đích: - Góp phần phát triển lý luận khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách đòi hỏi của chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp về hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học ở Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Câu hỏi nghiên cứu của luận án này là Nhà nƣớc cần phải hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập nhƣ thế nào để đảm bảo lợi ích của ngƣời học? Để trả lời câu hỏi này, luận án đã thực hiện khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến lĩnh vực này, đã khảo sát kinh nghiệm quốc tế, đã đánh giá chính sách học phí theo quan điểm các trƣờng đại học và ngƣời học. Kết quả phân tích là căn cứ để đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách học phí. 4
  18. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách học phí giáo dục đại học công lập. - Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đánh giá chính sách học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm ngƣời học. - Phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. - Đề xuất định hƣớng, khuyến nghị và điều kiện thực hiện để hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là chính sách học phí giáo dục đại học công lập, trong đó luận án phân tích chính sách học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm của ngƣời học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận án chỉ nghiên cứu học phí đại học công lập ở Việt Nam. Tác giả thực hiện phỏng vấn đại diện các trƣờng đại học ở Việt Nam, cụ thể là đại diện của ban Kế hoạch – Tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ, trƣờng Đại học Công nghệ và trƣờng Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, trƣờng Đại học Xây dựng, trƣờng Đại học Điện lực, trƣờng Đại học Công nghiệp Việt Trì, trƣờng Đại học Công nghiệp Việt Hƣng, trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội và trƣờng Đại học Sao Đỏ. 5
  19. Sau đó, tác giả còn khảo sát ý kiến sinh viên của 3 trƣờng thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là trƣờng Đại học Ngoại ngữ, trƣờng Đại học Kinh tế và trƣờng Đại học Công nghệ.Với việc chọn 3 trƣờng, luận án mong muốn có đƣợc mẫu nghiên cứu ở 3 nhóm ngành đào tạo phổ biến ở Việt Nam. Bảng hỏi đã đƣợc kiểm tra độ tin cậy và mức độ phù hợp của câu hỏi trong cấu trúc của bảng hỏi thông qua khảo sát thử nghiệm, bằng phần mềm SPSS 23.0 và phần mềm Quest. Luận án đã thực hiện khảo sát từ 15/11 đến 15/12/2015. Sau ngày 15/12/2015, nghiên cứu sinh đã nhận đƣợc 502 phiếu trả lời đầy đủ các thông tin trong bảng hỏi. Về thời gian: Luận án xem xét chính sách học phí giáo dục đại học công lập từ năm 1998 đến 2015. Ngoài ra, luận án đã thực hiện khảo sát sinh viên và phỏng vấn đại diện các trƣờng đại học năm 2015. 6
  20. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án triển khai thực hiện nghiên cứu này theo trình tự nhƣ sau: Khảo sát thực trạng Cơ sở lý luận và thực chính sách học phí tiễn củachính sách học giáo dục đại học phí giáo dục đại học công lập ở Việt nam công lập Vấn đề về đánh giá chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Hình 0.1: Sơ đồ nghiên cứu đánh giá chính sách học phí giáo dục đại học công lập theo quan điểm ngƣời học Thứ nhất, luận án đƣa ra các cơ sở lý luận của chính sách học phí giáo dục đại học công lập, cụ thể khái niệm học phí và chính sách học phí, nội dung của chính sách học phí và các yếu tố ảnh hƣởng đến mức học phí theo quan điểm ngƣời học và phƣơng pháp phân tích nhân tố. Luận án tổng hợp các bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách học phí giáo dục đại học công lập của các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Thứ hai, luận án phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập tại Việt Nam, phân tích kết quả khảo sát ý kiến sinh viên và phỏng vấn đại diện các trƣờng đại học về chính sách học phí giáo dục đại học công lập. Thứ ba, luận án trình bày một số kết quả khảo 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0