Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
lượt xem 18
download
Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về kế toán chi phí SX trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí về cả hai mặt kế toán quản trị và kế toán tài chính với vai trò là công cụ quan trọng để tăng cường kiểm soát chi phí SX trong các DNXL; nghiên cứu kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ quan trọng để tăng cường kiểm soát chi phí của một số quốc gia trên thế giới và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNXL Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIÁP ĐĂNG KHA HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH GIÁP ĐĂNG KHA HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH N GHIỆP XÂY LẮP Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đoàn Xuân Tiên 2. PGS.TS. Đặng Thái Hùng HÀ NỘI - 2015
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trin ̀ h nghiên cƣ́u của riêng tôi. Các số liệu, kế t quả trong luâ ̣n án là trung thƣ̣c và chƣa tƣ̀ng đƣơ ̣c công bố trong bấ t cƣ́ công trin ̀ h nào khác. Tác giả luận án Giáp Đăng Kha
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHƢ̃ VIẾT TẮT .............................................. iviii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ....................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KIỂM SOÁ T CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................................................................. 18 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT ........... 18 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất .................................................................... 18 1.1.2. Bản chất kinh tế của chi phí sản xuất .................................................... 20 1.1.3. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ........................................ 21 1.1.4. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ............................ 28 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁ T CHI PHÍ ........................... 32 1.2.1. Kiểm soát trong quản trị (Management control) ................................... 32 1.2.2. Các loại kiểm soát trong quản trị ........................................................... 35 1.2.3. Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ................................................... 39 1.2.4. Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ........................ 44 1.2.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ....................................................................................... 48 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ...................................... 52 1.3.1. Các công cukiểm ̣ soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ............. 52 1.3.2. Mối quan hệ giữa kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí .......... 63 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất là công cụ chủ yếu để kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ................................................................... 64 1.4. KINH NGHIÊ ̣M KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM KIỂM SOÁT CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................... 82 1.4.1. Kế toán chi phí theo hê ̣ thố ng kế toán Mỹ ............................................. 82 1.4.2. Kế toán chi phí theo hê ̣ thố ng kế toán Pháp ......................................... 84 1.4.3. Bài học kinh nghiệm kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cƣờng kiể m soát chi phí cho các doanh nghiệp xây lắp tại Việt Nam ............. 86
- v Kết luận chương 1 ................................................................................................. 87 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP HIỆN NAY ....................................................................................................................... 89 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIÊP̣ XÂY LẮP VIÊT ̣ NAM .............. 89 2.1.1. Khái quát chung về ngành xây lắp Việt Nam ........................................ 89 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp .......................................................................................................... 90 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xây lắp ................................................................................................... 93 2.1.4. Cơ chế quản lý kinh tế, tài chính ........................................................... 98 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP HIỆN NAY....................................... 101 2.2.1. Khái quát thực trạng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ......................................................................................................... 101 2.2.2. Thƣ̣c tra ̣ng bộ máy kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ...................................................................................... 106 2.2.3. Thƣ̣c tra ̣ng hệ thống dƣ̣ toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................ 109 2.2.4. Thƣ̣c tra ̣ng hệ thống chứng từ kế toán nhằm kiểm s oát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................. 113 2.2.5. Thƣ̣c tra ̣ng hệ thống tài khoản , sổ kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................ 125 2.2.6. Thƣ̣c tra ̣ng hệ thống báo cáo kế toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .............................................. 133 2.3. ĐÁNH GIÁ THƢ̣C TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIÊP̣ XÂY LẮP............................... 135 2.3.1. Về bộ máy kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ................................................................................................. 136 2.3.2. Về hệ thống dƣ̣ toán chi phí sản xuất nh ằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................. 137
- vi 2.3.3. Về hê ̣ thố ng chƣ́ng tƣ̀ kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ........................................................................... 139 2.3.4. Về hê ̣ thố ng tài khoản , sổ kế toán nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ........................................................................... 142 2.3.5. Về hê ̣ thố ng báo cáo kế toán chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................ 145 2.3.6. Nguyên nhân của các tồn tại ................................................................. 146 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 148 Chƣơng 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG KIỂM SO ÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ....................................................................................................................... 149 3.1. SƢ̣ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIÊN ̣ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁ T CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIÊP̣ XÂY LẮP ............................................................................... 149 3.1.1. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành xây lắp .............. 149 3.1.2. Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế của kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay ............................................. 150 3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIÊC ̣ HOÀN THIÊN ̣ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG KIỂ M SOÁ T CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................................................................... 151 3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất trên cơ sở tuân thủ và góp phầ n hoàn thiê ̣n quy định pháp luâ ̣t , chuẩ n mƣ̣c và chế đô ̣ kế toán hiện hành ...................................................................................... 151 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải phù hợp vớ i cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính hiện hành .................................... 151 3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải tính đến tính thích ứng , xu hƣớng và phù hơ ̣p với các nguyên tắ c , các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng nhƣ kinh nghiệm của các nƣớc phát triển................ 152 3.2.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểmhoạt động, đặc điểm tổ chƣ́c quản lý, tổ chƣ́c sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp ............................................................................. 152
- vii 3.2.5. Hoàn thiện kế toán chi phí s ản xuất phải đƣơ ̣c tiế n hành đồ ng bô ̣ với hoàn thiê ̣n cơ chế quản lý kinh tế tài chin ́ h của doanh nghiệp xây lắp ...................................................................................... 153 3.2.6. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán quản tri ̣ .................................................... 153 3.2.7. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất phải đảm bảo tính khả thi và hiê ̣u quả ........................................................................................................ 154 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁ T CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ....................................................................................................................... 155 3.3.1. Hoàn thiện bộ máy kế toán nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................. 155 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống dự toán chi phí sản xuấ t nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ..................................... 157 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .............................................. 160 3.3.4. Hoàn thiện hệ thống tài khoản , sổ kế toán nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp ..................................... 169 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp .......................... 182 3.4. CÁC ĐIỀU KIÊN ̣ CƠ BẢN ĐỂ THƢ̣C HIÊN ̣ GIẢI PHÁP HOÀN THIÊ Ṇ 192 ........ 3.4.1. Đối với Nhà nƣớc ................................................................................. 192 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp xây lắp ......................................................... 192 3.4.3. Đối với các tổ chƣ́c đào ta ̣o, tƣ vấ n kế toán tài chính .......................... 194 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 195 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 196 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp. BHXH : Bảo hiểm xã hội. BHYT : Bảo hiểm y tế. CP : Cổ phầ n. CT/HMCT : Công trin ̀ h/hạng mục công trình. DN : Doanh nghiệp. DNSX : Doanh nghiệp sản xuất. DNXL : Doanh nghiệp xây lắp. GTGT : Giá trị gia tăng. HMCT : Hạng mục công trình. HMCV : Hạng mục công việc KPCĐ : Kinh phí công đoàn . KTQT : Kế toán quản tri .̣ KTTC : Kế toán tài chính. KT-XH : Kinh tế-Xã hội. NC : Nhân công. NG : Nguyên giá . NVL : Nguyên vâ ̣t liê ̣u. SX : Sản xuất. SP : Sản phẩm. SXKD : Sản xuất kinh doanh. TK : Tài khoản. TKKT : Tài khoản kế toán TNDN : Thu nhập doanh nghiệp. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TSCĐ : Tài sản cố định. XD : Xây dƣ̣ng.
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU I. SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa……………………………...…21 Sơ đồ 1.2. Quy triǹ h kiể m soát chi phí......................................................................42 Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ chi phí SX ................75 Sơ đồ 2.1. Quy trình kiể m soát mua và nhâ ̣p kho nguyên vâ ̣t liê ̣u .........................121 Sơ đồ 2.2. Quy triǹ h kiể m soát xuấ t kho nguyên vâ ̣t liê ̣u .......................................121 Sơ đồ 2.3. Quy trình kiể m soát xuấ t kho nguyên vâ ̣t liê ̣u ta ̣i công trƣờng .............122 Sơ đồ 2.4. Quy triǹ h kiể m soát chi phí nhân công trƣ̣c tiế p ....................................123 Sơ đồ 2.5. Quy triǹ h kiể m soát chi phí sƣ̉ du ̣ng máy thi công ................................124 Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chƣ́c bô ̣ máy kế toán theo hình thƣ́c hỗn hợp.....................156 Sơ đồ 3.2: Trình tự, các khâu tiến hành thi công từng CT/HMCT.........................172 II. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Vố n đầ u tƣ thƣ̣c tế theo thành phầ n kinh tế ..........................................90 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ loại hình doanh nghiệp điều tra………………………………...95 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tổ chức mô hình và từng loại hình mô hình quản trị chi phí….107 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ lập dự toán chi phí theo yêu cầu quản lý……………………...112 III. BẢNG Bảng 2.1. Bảng tính giá thành thực tế..................................................................134 Bảng 2.2. Báo cáo chênh lệch chi phí sản xuất....................................................135 Bảng 3.1. Phiếu tổng hợp theo dõi ca máy..........................................................166 Bảng 3.2. Bảng chi phí ca máy sử dụng máy thi công.........................................166
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây lắp là ngành SX vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, giá trị dành cho đầu tƣ trong lĩnh vực xây lắp là lớn nhất trong toàn bộ nền kinh tế. So với các ngành SX khác, ngành xây lắp có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Xây lắp đƣợc coi là lĩnh vực khá nhạy cảm. Để hạn chế những lãng phí, gian lận trong lĩnh vực này, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng. Những quy định ràng buộc khá chặt chẽ, tuy nhiên, những kẽ hở trong quản lý chi phí vẫn phát sinh, thất thoát lãng phí trong xây lắp còn nhiều, tạo ra bức xúc trong dƣ luận xã hội. Điều này đã chi phối rất lớn đến tổ chức công tác kế toán của ngành xây lắp so với các ngành khác. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một DNSX vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình DNXL. Trong các DNXL do đặc thù của ngành là việc thi công sản phẩm ở xa, sản phẩm kết cấu phức tạp, nguyên vật liệu đa dạng chủng loại, mẫu mã nguồn gốc, định mức hao phí nguyên vật liệu phức tạp, nhân công thƣờng mang tính thời vụ… rất khó kiểm soát. Do vậy, các gian lận thƣờng bị hợp thức hóa bằng việc mua bán chứng từ. Luật thuế TNDN quy định khá chặt chẽ về các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế. Các khoản chi đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản chi liên quan đến hoạt động SXKD của DN, còn trong định mức cho phép, các khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luâ ̣t . Kẽ hở phát sinh trong cả hai điều khiện ràng buộc này là DN xây dựng định mức cao và tìm cách mua hóa đơn chứng từ nhằm hợp thức hóa các khoản chi theo định mức. Việc đánh giá, tìm hiểu xác định đúng các kẽ hở, khiếm khuyết trong hệ thống chứng từ kế toán giúp chúng ta có các giải pháp phù hợp trong việc kiểm soát các chi phí này. Kế toán chi phí SX ở các DNXL hiện nay chỉ mới dừng lại ở các quy định, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán của KTTC. Về KTQT, các văn bản hoặc tài liệu hƣớng dẫn nào về kế toán chi phí SX để phục vụ cho việc quản trị chi phí ở DNXL
- 2 đều chƣa có. Vì vậy, tìm hiểu, phân tích một cách thấu đáo, đầy đủ, toàn diện những hạn chế của kế toán chi phí SX nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện nay là yêu cầu hết sức cấp thiết. Từ khi CT/HMCT bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và đƣa vào sử dụng thì toàn bộ tài liệu dự toán và hồ sơ nghiệm thu, báo cáo quyết toán CT/HMCT do bộ phận kỹ thuật thi công trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện đều chi tiết theo từng mục công việc. Trong khi đó, số liệu phản ánh trên hệ thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo của kế toán chỉ phản ánh cung cấp các thông tin tổng hợp mà không theo dõi chi phí thực tế phát sinh cho từng mục công tác chi tiết của CT/HMCT giống nhƣ số liệu của bộ phận kỹ thuật. Vì vậy, các nhà quản trị DN, kế toán trƣởng, kế toán viên và các công ty kiểm toán, thanh tra,… đang rất khó khăn trong việc xác định chính xác, đánh giá độ tin cậy của các chi phí SX phát sinh trong các CT/HMCT vì trong thực tế hoạt động SXKD tại DNXL có nhiều khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đƣợc hạch toán đầy đủ theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán nhƣng thực tế lại bị đƣa khống vào trong giá thành các CT/HMCT. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp" làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Về lý luận: + Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về kế toán chi phí SX trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí về cả hai mặt kế toán quản trị và kế toán tài chính với vai trò là công cụ quan trọng để tăng cƣờng kiểm soát chi phí SX trong các DNXL. + Nghiên cứu kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ quan trọng để tăng cƣờng kiểm soát chi phí của một số quốc gia trên thế giới và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNXL Việt Nam. - Về thực tiễn: + Khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ kiểm soát chi
- 3 phí trong các DNXL ở Việt Nam. Từ đó, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL chỉ ra những hạn chế và các nguyên nhân của các hạn chế để có giải pháp hoàn thiện. + Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp kế toán chi phí SX nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí SX và kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam, mối quan hệ giữa kế toán chi phí SX và kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam và một số quốc gia điển hình trên thế giới. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX nhằm kiểm soát chi phí trong các DNXL theo hƣớng nhằm vào đối tƣợng nghiên cứu là các quy mô, các loại hình thành lập (hình thức công ty) và các loại hình sở hữu vốn của các DNXL. Trên cơ sở đó, xác định các nội dung của kế toán chi phí SX với vai trò là công cụ quan trọng để cung cấp thông tin chi phí nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL". Nội dung của kế toán chi phí bao gồm cả KTTC và KTQT. Tuy nhiên, với mục đích là nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các DNXL nên đề tài đi sâu hơn vào nhiều nghiên cứu KTQT chi phí nhằm cung cấp thông tin cho việc tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong DNXL. Đối với KTTC, tác giả nghiên cứu trên cơ sở thu thập thông tin quá khứ và hiện tại phục vụ KTQT chi phí. Trong nội dung đề tài này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về mô hình bộ máy kế toán, hệ thống dự toán chi phí SX, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, sổ kế toán và hệ thống báo cáo kế toán về chi phí SX. Những nội dung nghiên cứu này nhằm mục đích tăng cƣờng kiểm soát chi phí mang lại hiệu quả kinh doanh cho các DNXL. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Để rút ra đƣợc các đánh giá kết luận về thực trạng kế toán chi phí SX phục vụ kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn phạm vi nghiên
- 4 cứu chủ yếu là các DNXL ở Miền Bắc và một số DNXL ở Miền Trung. Trong các DNXL đƣợc khảo sát này có hầu hết các DNXL hàng đầu Việt Nam nhƣ Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty đầu tƣ và phát triển nhà đô thị (HUD), Tổng công ty xây dựng 36-Bộ Quốc phòng,…Mặt khác, các DNXL đƣợc khảo sát có đầy đủ các quy mô, loại hình DN, loại hình sở hữu vốn cũng nhƣ phần lớn các DNXL này đều có các công ty con, công ty thành viên, xí nghiệp hay các đội thi công các CT/HMCT ở Miền Trung, Miền Nam và các vùng miền khác cho nên đề tài nghiên cứu của tác giả có thể ứng dụng cho các DNXL nói chung. Khi khảo sát số liệu trong các DNXL phục vụ nghiên cứu trong đề tài luận án tác giả thực hiện khảo sát số liệu các năm là 2011, 2012 và năm 2013. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí SX trong mối quan hệ với kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam theo cả hai góc độ KTTC và KTQT. Đồng thời luận án nghiên cứu kinh nghiệm kế toán chi phí của một số quốc gia trên thế giới để định hƣớng hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các DNXL ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua khảo sát thực trạng kế toán chi phí SX trong các DNXL ở Việt Nam, tác giả phân tích và chỉ rõ những ƣu điểm, những mặt còn hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trong mối liên quan đến tăng cƣờng kiểm soát chi phí trong các DNXL. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí SX nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí SX trong các DNXL ở Việt Nam, giúp cho các DNXL hoạt động có hiệu quả thực sự, kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng công trình, tiết kiệm chi phí cho DNXL và xã hội. 5. Tổng quan tình hình và kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và những định hƣớng nghiên cứu tiếp của luận án Trong các nghiên cứu trƣớc đây ít nhiều liên quan đến đề tài luận án nghiên cứu của tác giả có thể tổng hợp theo 3 nhóm sau đây: Thứ nhất, là các nghiên cứu khoa học có liên quan về hạch toán kế toán, kế toán chi phí SX, giá thành trong các ngành nghề hay loại hình doanh nghiệp. Các nghiên cứu điển hình với đề tài luận án tác giả nghiên cứu gồm có tác giả
- 5 Hà Xuân Thạch (1999) với đề tài luận án "Hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí SX và các phương pháp tính giá thành trong DN công nghiệp ở Việt Nam". Luận án đƣa ra những vấn đề cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí SX, tính giá thành SP. Đánh giá đƣợc thực trạng tổ chức kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm các DN công nghiệp, đƣa ra những ƣu điểm, tồn tại trong việc tổ chức chi phí SX, tính giá thành sản phẩm ở việc lựa chọn phƣơng pháp tính chi phí sản phẩm dở dang, phƣơng pháp tính giá thành không phù hợp với điều kiện ứng dụng, giá thành SP tính ƣớc lệ, không chính xác, DN không xác định định mức chi phí và thực hiện phân tích tình hình thực hiện hoạt động kinh doanh; điều chỉnh, bổ sung và xây dựng một số nội dung mới về lý luận kế toán chi phí SX, tính giá thành sản phẩm; về thực tiễn, luận án đƣa ra các giải pháp về bổ sung nội dung kế toán chi phí SX cho linh hoạt, phân định rõ KTTC và KTQT; về phía DN, luận án đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ máy kế toán tại DN, trình độ quản lý, quy trình công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí SX và các phƣơng pháp tính giá thành áp dụng trong các DN công nghiệp ở Việt Nam. Tác giả Đỗ Minh Thành (2001) với đề tài luận án "Hoàn thiện kế toán chi phí SX kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở các DNXL Nhà nước trong điều kiện hiện nay". Luận án đã hệ thống đƣợc các vấn đề lý thuyết về chi phí SX, giá thành sản phẩm, đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí SX, tính giá thành sản phẩm trong các DN nói chung và các DNXL nói riêng, chỉ ra đƣợc phƣơng pháp tổ chức kế toán chi phí SX, tính giá thành SP theo công việc, hệ thống tính giá thành thực tế, giá thành linh hoạt. Đƣa ra những giải pháp hoàn thiện về nội dung, phạm vi chi phí SXKD, phƣơng pháp hạch toán, xây dựng mô hình kế toán quản trị, tập hợp và phân bổ khoản mục chi phí SX trong điều kiện khoán; Tuy nhiên, khi trình bày phƣơng pháp ghi chép kế toán trong đơn vị nhận khoán, tác giả chƣa giải thích rõ trƣờng hợp giữa các chi phí SX tính theo định mức khoán và chi phí thực tế phát sinh tính vào giá thành sản phẩm thì xử lý thế nào. Mặt khác, về phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của luận án chỉ nghiên cứu hoàn thiện kế toán chi phí SXKD và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong phạm vi hẹp là áp dụng ở các DNXL Nhà nƣớc. Tác giả Trƣơng Thị Thủy (2001) với luận án "Hoàn
- 6 thiện công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các DN Nhà nước thuộc loại hình cầu đường". Luận án đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành trên cả khía cạnh KTTC và KTQT. Luận án cũng đã khảo sát, đánh giá, phân tích đƣợc thực trạng trong kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng cầu đƣờng ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã nghiên cứu đƣa ra những đề xuất mới về hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng cầu đƣờng, trong đó nổi bật hơn cả là những nội dung về phân loại chi phí, hoàn thiện phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SX chung, phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang, hoàn thiện nội dung kế toán sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng SX trong DN xây dựng cầu đƣờng, xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí, giá thành. Tuy nhiên, về phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của luận án chỉ nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong các DN Nhà nƣớc thuộc loại hình đặc thù là cầu đƣờng. Tác giả Trần Quý Liên (2003) với luận án "Hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm với việc hoàn thiện hệ thống quản trị DN". Đề tài đã hệ thống hóa đƣợc những lý luận cơ bản về hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. Đề tài cũng đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu quản trị DN, vai trò của nó trong quá trình quản trị DN, hệ thống chỉ tiêu nêu ra tuy chƣa có sự giải thích rõ, song cũng đã thể hiện đƣợc một số ý tƣởng của tác giả trong việc vận dụng lý luận cơ bản về hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm trong việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quản trị DN; xây dựng đƣợc các chỉ tiêu phản ánh kết cấu chi phí SX theo các yếu tố của chi phí và đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quản trị DN trên cơ sở đổi mới hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, về phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu của luận án nghiên cứu công tác hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm với việc hoàn thiện hệ thống quản trị DN áp dụng cho tất cả các loại hình DN là khá rộng. Tác giả Đinh Phúc Tiến (2003) với luận án "Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp vận tải Hàng không Việt Nam". Luận án đã hệ thống hóa lý luận về chi phí, giá thành, nội dung hạch toán chi phí và phƣơng pháp tính giá thành, trên cơ sở đó luận án nghiên cứu thực trạng hạch toán
- 7 chi phí SX và phƣơng pháp tính giá thành, từ đó nghiên cứu phƣơng án khả thi cho hoàn thiện hạch toán chi phí SX và phƣơng pháp tính giá thành dịch vụ vận tải Hàng không trên cơ sở kết hợp KTTC và KTQT. Tuy nhiên, các giải pháp đƣa ra chủ yếu dựa trên nội dung của KTTC cũng nhƣ chỉ vận dụng trong phạm vi hẹp là DN vận tải Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu có liên quan nhƣ tác giả Đinh Thị Mai (2005) với luận án "Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các công ty cổ phần ở Việt Nam"; tác giả Đặng Thế Hƣng (2006) với luận án "Hoàn thiện kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam"; tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thạch (2006) với luận án "Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong các DN xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam". Các nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề về hạch toán kế toán, chi phí và giá thành một cách hệ thống, các quan điểm tập trung và làm nổi bật đƣợc vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các vấn đề lý luận vẫn nặng tính trình bày chƣa đi vào các chỉ tiêu cụ thể cần nghiên cứu. Các giải pháp vẫn nặng về yêu cầu phục vụ lập báo cáo tài chính cũng nhƣ đáp ứng thông tin cho KTTC. Và gần đây, tác giả Lê Thị Diệu Linh (2011) với luận án "Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng dân dụng". Luận án đã phân tích, hệ thống hóa các lý luận chi phí giá thành trên cả khía cạnh KTTC và KTQT, khái quát và phân tích đƣợc những hạn chế cơ bản về hạch toán chi phí và giá thành trong các DN xây dựng dân dụng. Trên cơ sở đó luận án đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành trong các DN xây dựng dân dụng hiện nay. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu trong luận án này cơ bản là chi phí sản xuất và tính giá thành trong KTTC và cho chuyên ngành hẹp là các DN xây dựng dân dụng. Qua các nghiên cứu trên đây, các tác giả đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí SX trên cả hai mặt KTTC và KTQT; mô hình vận động của chi phí SX; đối tƣợng và phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí SX; phƣơng pháp tổ chức kế toán chi phí SX; đánh giá đƣợc thực trạng kế toán chi phí SX về khoản mục chi phí; về vận dụng tài khoản kế toán, sử dụng chứng từ, sổ kế toán và mô hình
- 8 quản trị chi phí SX; đề xuất các giải pháp để hoàn thiện bộ máy kế toán; hoàn thiện về nội dung, phạm vi chi phí SXKD; xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí. Đây là cơ sở để tác giả tiếp thu và kế thừa trong luận án của mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn chƣa có nghiên cứu nào cho các DN thuộc ngành xây lắp là một ngành đặc thù mà tác giả đang nghiên cứu. Do vậy, các nội dung mà luận án kế thừa nói trên cần đƣợc nghiên cứu bổ sung cho hoàn thiện. Mặt khác, các nghiên cứu nói trên chủ yếu đƣợc thực hiện từ năm 2006 trở về trƣớc, cho nên các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng nhƣ các cơ chế tài chính kinh tế mà các DN đang vận dụng trƣớc đó đến nay cũng có rất nhiều sự thay đổi theo. Do vậy, các nghiên cứu và giải pháp trƣớc đó chắc chắn cũng sẽ phải bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình hoạt động SXKD của các DN hiện nay. Thứ hai, là các nghiên cứu khoa học về xây dựng mô hình kế toán quản trị trong các ngành nghề, loại hình doanh nghiệp. Các nghiên cứu về kế toán quản trị đƣợc các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu những năm 1990, điển hình là tác giả Phạm Văn Dƣợc (1997) với luận án "Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam". Nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa KTTC và KTQT, từ đó đƣa ra các giải pháp về xây dựng các nội dung của KTQT nhƣ phân loại chi phí, xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí, phân tích chi phí, lập dự toán, hệ thống báo cáo quản trị. Luận án đã có đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn.Tuy nhiên, các giải pháp còn mang tính chung chung cho các ngành nghề chƣa phù hợp với tính linh hoạt của kế toán quản trị. Từ năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều tác giả công bố các nghiên cứu về KTQT và KTQT chi phí với sự tiếp cận và giải quyết vấn đề cụ thể với từng ngành nghề, lĩnh vực SXKD của các DN. Trong đó, điển hình là các nghiên cứu nhƣ của tác giả Phạm Quang (2002) với đề tài luận án "Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam". Luận án đã phân tích và chỉ ra điểm xuất phát để tổ chức hệ thống KTQT và xây dựng hệ thống báo cáo KTQT trong các DN theo hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT là chức năng định hƣớng và chức năng đánh giá tình hình thực hiện tiêu chuẩn kiểm soát. Luận án đã nghiên cứu thực trạng của hệ thống báo cáo KTQT trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ quản lý theo cơ chế
- 9 thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Từ đó, luận án trình bày mục đích, tác dụng, nội dung, kết cấu và phƣơng pháp lập những báo cáo KTQT để thực hiện hai chức năng cơ bản của báo cáo KTQT. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu này đều mang tính khái quát chung cho các loại hình DN khác nhau. Tác giả Lê Đức Toàn (2002) với đề tài Luận án "Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất ở Việt Nam". Luận án đã nghiên cứu lý luận cơ bản về KTQT phân tích chi phí sản xuất. Luận án đã khái quát về KTQT ở các DN ngành công nghiệp, trình bày thực trạng mô hình KTQT ở các DN ngành công nghiệp, trình bày mô hình KTQT ở một số nƣớc phát triển trên thế giới. Từ đó, luận án đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình KTQT và phân tích chi phí sản xuất ở các DN sản xuất công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu cũng chỉ nhằm khái quát chung cho các loại hình DN trong lĩnh vực SX khác nhau là rất rộng nên rất khó vận dụng vào thực tiễn. Tác giả Giang Thị Xuyến (2002) với đề tài "Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước". Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu về lý luận, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT nhƣ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo KTQT. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu, phƣơng pháp sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh hơn là xây dựng mô hình KTQT. Năm 2002 còn có tác giả Trần Văn Dung (2002) với luận án: "Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam". Luận án hƣớng tới hoàn thiện phân loại chi phí, xác định đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành, phƣơng pháp phân bổ chi phí, định mức chi phí, tổ chức các phần hành kế toán trong DNSX. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án vẫn là vận dụng ở phạm vi rất rộng đó là cho các DNSX ở Việt Nam, chƣa phù hợp với yêu cầu của KTQT là vận dụng đặc thù cho từng loại hình DN, ngành nghề kinh doanh. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu cụ thể về KTQT của từng loại hình DN, ngành nghề cụ thể nhƣ: tác giả Nguyễn Văn Bảo (2002) với luận án "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và KTQT trong các doanh nghiệp Nhà nước về xây dựng"; tác giả Phạm Thị Kim Vân (2002) với đề tài "Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch"; tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2004) với đề tài "Hoàn thiện tổ chức kế
- 10 toán quản trị trong các DN dầu khí Việt Nam"; tác giả Dƣơng Thị Mai Hà Trâm (2004) với đề tài "Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt Nam". Các nghiên cứu này đã rút ra bản chất và nội dung của KTQT, khẳng định vai trò của KTQT trong quản lý các DN, đồng thời chỉ ra thực tế là các DN Việt Nam hiện áp dụng hay áp dụng một cách đầy đủ các nội dung của KTQT. Các hạn chế mà các tác giả đƣa ra về KTQT trong các DN, các ngành là cơ sở để các tác giả tập trung đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều không đi sâu nghiên cứu về KTQT chi phí, các vấn đề lý luận vẫn còn nặng tính trình bày, các giải pháp còn mang tính chung chung chƣa thể vận dụng cho ngành mà tác giả nghiên cứu. Năm 2007, tác giả Trần Văn Hợi (2007) với luận án "Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than". Trong luận án, tác giả đã đi sâu phân tích lý luận cũng nhƣ nghiên cứu thực trạng về nội dung tổ chức KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm của các DN khai thác than thuộc Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện từng nội dung cụ thể của tổ chức công tác KTQT chi phí SX và tính giá thành của tập đoàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ về KTQT chi phí trong mối quan hệ với kế toán tính giá thành trong các DN khai thác than. Tác giả Phạm Thị Thuỷ (2007) với Luận án "Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam". Luận án đã đƣa ra mô hình lý thuyết cơ bản của KTQT chi phí, nghiên cứu khả năng ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Trên cơ sở những đặc điểm trong tổ chức, thực trạng hoạt động SXKD của các DN sản xuất dƣợc phẩm Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các DN sản xuất dƣợc phẩm Việt Nam nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi phí thông qua giải pháp phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí, xác định quy mô hợp lý cho từng lô sản xuất, xác định kết quả hoạt động SXKD cho từng sản phẩm, từng phân xƣởng và từng bộ phận, địa chỉ tiêu thụ. Hạn chế của luận án là các giải pháp đƣa ra chƣa đầy đủ và bao quát hết các nội dung mà KTQT chi phí bao trùm và các giải pháp chỉ vận dụng đƣợc cho DN sản xuất dƣợc phẩm. Năm 2010, tác giả Hoàng Văn Tƣởng (2010) với luận án "Tổ chức kế toán
- 11 quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các DNXL Việt Nam". Về lý luận, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống các nội dung của tổ chức KTQT theo hai phƣơng pháp là tổ chức theo chức năng của thông tin kế toán và tổ chức theo nội dung công việc, có xem xét đến kinh nghiệm tổ chức KTQT của một số nƣớc trên thế giới; làm rõ đƣợc thực trạng tổ chức KTQT phục vụ công tác KTQT trong các DN này. Về thực tiễn, luận án đƣa ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế về thực trạng KTQT đặc biệt là hạn chế trong hệ thống định mức chi phí, dự toán ngân sách, về tổ chức KTQT chủ yếu phục vụ việc kiểm tra của cấp trên, cơ quan thuế… đƣa ra đƣợc các giải pháp hoàn thiện KTQT nhằm tăng cƣờng quản lý SXKD trong các DNXL. Tuy nhiên, luận án chƣa có sự gắn chặt và sâu sắc với vế "tăng cƣờng quản lý hoạt động kinh doanh của DN" của đề tài luận án, chƣa rõ đặc thù của tổ chức KTQT đối với DNXL, chƣa nói rõ đặc điểm của DNXL ảnh hƣởng thế nào đến nội dung tổ chức KTQT, nặng về phân tích kỹ thuật nghiệp vụ của KTQT, chƣa đi sâu phân tích triển khai, vận dụng các quy định của Nhà nƣớc về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo quản trị phải chăng cần đƣa ra lƣợng thông tin cần thiết giữa tổ chức công tác kế toán với tổ chức các phần hành kế toán và tổ chức lƣu lƣợng ngƣời làm kế toán để thực hiện công việc đó. Gần đây là tác giả Nguyễn Hoản (2012) với luận án "Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam"; tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) với luận án "Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hóa trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam". Trong các luận án nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống cả về lý luận, nghiên cứu thực tiễn để đƣa ra đƣợc một số giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy KTQT chi phí, về tổ chức thu nhận thông tin ban đầu, về tổ chức phân tích, xử lý và cung cấp thông tin KTQT chi phí nhƣng chỉ áp dụng trong các công ty đặc thù về sản xuất bánh kẹo và về vận tải đƣờng bộ Việt Nam riêng biệt. Ngoài ra trên các tạp chí chuyên ngành có một số bài viết liên quan nhƣ "Bàn về vai trò của hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt Nam" của Hoàng Văn Ninh-Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 9/2009; "Kế toán quản trị chi phí vận tải ở một số nước: kinh nghiệm và áp dụng ở Việt Nam "của Vũ Thị Kim Anh- Tạp chí kế toán số 87/2010; "Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn