intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

43
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ" là làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư cho KCCN, từ đó đề xuất các biện pháp tiếp tục tăng cường huy động vốn đầu tư cho KCCN của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHẠM PHƢƠNG THẢO HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ CHO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHẠM PHƢƠNG THẢO HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ CHO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG TÀI 2. PGS.TS. LÊ THỊ DIỆU HUYỀN Hà Nội, năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đúng quy định. Tác giá luận án Phạm Phƣơng Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong thời gian dài với sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Trƣớc hết, tác giả xin đƣợc gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Tài, PGS.TS. Lê Thị Diệu Huyền, những ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu. Tác giả cũng xin cám ơn các Thầy, Cô của Học viện Ngân hàng, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện về học tập và nghiên cứu cho nghiên cứu sinh. Xin đƣợc chân thành cám ơn các nhà khoa học, các anh chị ở Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ, Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thu thập dữ liệu và khảo sát thực tế. Xin chân thành cám ơn cơ quan, các đồng nghiệp ở trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã tạo điều kiện, cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên tác giả hoàn thành luận án. Tác giá luận án Phạm Phƣơng Thảo
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7 1.1. Các lý thuyết về đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ ................................................ 7 1.1.1. Lý thuyết vĩ mô ................................................................................................. 7 1.1.2. Lý thuyết vi mô ................................................................................................. 9 1.2. Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tƣ cho phát triển ............................... 13 1.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................. 13 1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................. 15 1.3. Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tƣ cho các khu, cụm công nghiệp .... 18 1.3.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................. 18 1.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................. 22 1.4. Khoảng trống và khung nghiên cứu của luận án .......................................... 25 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu của luận án............................................................. 25 1.4.2. Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................ 26 Tóm tắt chƣơng 1 ...................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ CHO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƢƠNG ............................................................ 29 2.1. Khái quát về khu, cụm công nghiệp ............................................................... 29 2.1.1. Khái niệm khu, cụm công nghiệp ................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm khu, cụm công nghiệp ..................................................................... 31 2.1.3. Vai trò của khu, cụm công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội .......... 34 2.2. Huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp ở địa phƣơng .................. 36 2.2.1. Các khái niệm liên quan .................................................................................. 36 2.2.2. Các kênh huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp ............................ 37 2.2.3. Nội dung huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp ............................ 42 2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp ........................................................................................................................ 45 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp ....................................................................................................................... 47
  6. iv 2.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................ 50 2.3.2. Nhân tố khách quan ......................................................................................... 53 2.4. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp từ một số địa phƣơng...................................................................................................................... 55 2.4.1. Kinh nghiệm từ Thái Nguyên ......................................................................... 55 2.4.2. Kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc ............................................................................. 58 2.4.3. Kinh nghiệm từ Bắc Giang ............................................................................. 60 2.4.4. Kinh nghiệm từ Hƣng Yên .............................................................................. 62 2.4.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Thọ ........................................................ 63 Tóm tắt chƣơng 2 ...................................................................................................... 66 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ CHO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ......................................... 67 3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 67 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 67 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 69 3.2. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................ 72 3.2.1. Khái quát về các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............... 72 3.2.2. Cơ chế và chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................................ 78 3.2.3. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................................................................................................................... 87 3.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................ 121 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 121 3.3.2. Một số mặt còn hạn chế ................................................................................ 123 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................. 126 Tóm tắt chƣơng 3 .................................................................................................... 130
  7. v CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ CHO KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ............................. 131 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................................................... 131 4.1.1. Định hƣớng phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Phú Thọ .................. 131 4.1.2. Mục tiêu phát triển các khu, cụm công nghiệp và huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................... 135 4.2. Một số giải pháp huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................... 136 4.2.1. Ða dạng hoá nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng khu, cụm công nghiệp .................... 136 4.2.2. Tăng cƣờng huy động vốn thông qua thu hút các dự án đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp ................................................................. 141 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ ................................................ 149 4.2.4. Một số giải pháp khác ................................................................................... 152 4.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. 155 4.3.1. Đối với Chính Phủ......................................................................................... 155 4.3.2. Đối với địa phƣơng ....................................................................................... 156 Tóm tắt chƣơng 4 .................................................................................................... 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. i
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOT Build - Operate - Transfer (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) BT Build - Transfer (Xây dựng - Chuyển giao) CCN Cụm công nghiệp CNC Công nghệ cao CNHT Công nghệ hỗ trợ CPKD Chi phí kinh doanh CSHT Cơ sở hạ tầng DAĐT Dự án đầu tƣ FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FPI Foreign Portfolio Investment (Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài) KCN Khu công nghiệp KCCN Khu, cụm công nghiệp KKT Khu kinh tế LTDT Lợi thế đầu tƣ MNCs Multinational corporation (Công ty đa quốc gia) MTS Môi trƣờng sống NLTC Nguồn lực tài chính NNL Nguồn nhân lực NSTW Ngân sách trung ƣơng ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) OFDI Outward Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài) PPP Public - Private Partnership (Đối tác công tƣ) TCDP Thể chế địa phƣơng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TT Truyền thông UDDT Ƣu đãi đầu tƣ VLXD Vật liệu xây dựng
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số dự án và vốn đăng k tại các KCN Hƣng Yên đến hết năm 2020 ...... 62 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển các KCCN tỉnh Phú Thọ ..... 73 Bảng 3.2. Số dự án đăng k đầu tƣ vào các KCCN theo thời gian ........................... 75 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp .............. 77 Bảng 3.4. Ƣu đãi về thuế suất, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng ................................... 83 Bảng 3.5. Nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng các KCCN ...................................................... 88 Bảng 3.6. Nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng các KCCN trên ............................................... 90 Bảng 3.7. Nguồn vốn đầu tƣ hạ tầng theo KCCN ..................................................... 92 Bảng 3.8. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ hạ tầng theo từng KCCN ............................... 93 Bảng 3.9. Phân bổ nguồn vốn cho đầu tƣ các hạng mục hạ tầng KCCN.................. 94 Bảng 3.10. Tốc độ tăng của nguồn vốn đăng k đầu tƣ vào các KCCN .................. 98 Bảng 3.11. Tốc độ tăng của nguồn vốn thu hút đầu tƣ vào các KCCN .................... 99 Bảng 3.12. Nguồn vốn thu hút đầu tƣ phân theo từng KCCN ................................ 100 Bảng 3.13. Số dự án và quy mô nguồn vốn đăng k đầu tƣ ................................... 102 Bảng 3.14. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ theo lĩnh vực, ngành nghề thu hút .............. 105 Bảng 3.15. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào KCCN Phú Thọ ... 107 Bảng 3.16. Kiểm định sự phù hợp trong phân tích nhân tố của thang đo ............... 116 Bảng 3.17. Tóm tắt mô hình hồi quy ...................................................................... 117 Bảng 3.18. Phân tích phƣơng sai............................................................................. 118 Bảng 3.19. Các tham số ƣớc lƣợng của mô hình .................................................... 118 Bảng 3.20. Tỷ trọng vốn đầu tƣ hạ tầng trên tổng quy mô nguồn vốn ................... 123
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án .................................................................. 27 Hình 3.1. Quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ........................................ 75 Hình 3.2. Vốn đầu tƣ đăng k lũy kế vào các KCCN tỉnh Phú Thọ 2015-2020 ...... 76 Hình 3.3. Nguồn vốn thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 ..................................................................... 87 Hình 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tƣ hạ tầng ....................................... 88 Hình 3.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tƣ hạ tầng ....................................... 90 Hình 3.6. Quy mô vốn đầu tƣ đăng k vào sản xuất kinh doanh tại các KCCN ...... 97 Hình 3.7. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ đăng k vào sản xuất kinh doanh tại các KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020 ........................................................ 98 Hình 3.8. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ đăng k theo KCCN ...................................... 101 Hình 3.9. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ theo vùng lãnh thổ ......................................... 103 Hình 3.10. Mô hình nhân tố ảnh hƣởng đến ........................................................... 108 Hình 3.11. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp ................................................. 113 Hình 3.12. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp...................................................... 113 Hình 3.13. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ............................................................... 114
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Phú Thọ là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối trung chuyển, giao lƣu kinh tế - văn hóa giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Với lợi thế nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh; Phú Thọ có đồng bộ các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy quan trọng chạy qua nhƣ: Tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 32, Quốc lộ 32C, đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, tuyến đƣờng sắt xuyên Á, các tuyến đƣờng thủy trên ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô,...là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đƣa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm cùng 8 nhiệm vụ cụ thể trong đó nhấn mạnh “huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, trọng tâm là cơ sở hạ tầng then chốt”, đặc biệt là chú trọng xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp (KCCN) và huy động vốn đầu tƣ cho các KCCN trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên đây, Nghị quyết nhấn mạnh việc huy động vốn đầu tƣ cả trong và ngoài nhà nƣớc; tập trung bố trí các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm nhằm tạo sự lan tỏa, thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tƣ phát triển; khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực đầu tƣ phát triển hạ tầng theo hình thức đầu tƣ đối tác công tƣ (PPP), chú trọng các dự án BOT, BT,…; đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tƣ có năng lực, kinh nghiệm vào đầu tƣ, kinh doanh hạ tầng các KCCN và các hạ tầng dịch vụ; tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế lớn để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trong 10 năm trở lại đây, nhờ có những chủ trƣơng, giải pháp tích cực và tƣơng đối đồng bộ về đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật lẫn kinh tế xã hội nên tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, thực tế cũng cho thấy rằng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mặc dù Tỉnh Phú Thọ đã đƣợc Thủ tƣớng Chính
  12. 2 phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2020 có 07 KCN với diện tích 2.160 ha và 26 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 1.100 ha nhƣng đến nay mới có 04 KCN đi vào hoạt động là: KCN Thụy Vân, Trung Hà, Phú Hà và KCN Cẩm Khê, có 15 CCN đang triển khai xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động (trong đó có 02 CCN trọng điểm). Về hoạt động huy động vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh trong KCCN, các KCN và 2 CCN trọng điểm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút đƣợc 183 dự án đầu tƣ còn hiệu lực, trong đó có 96 dự án đầu tƣ trong nƣớc, 87 dự án FDI. Tổng vốn đầu tƣ đăng k lũy kế tính đến 31/12/2020 là 20.701,86 tỷ đồng và 1.041,92 triệu USD. Tuy nhiên có thể thấy, khả năng huy động vốn đầu tƣ cho KCCN còn thấp. Việc huy động vốn đầu tƣ cho hạ tầng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân sách và huy động vốn đầu tƣ qua thu hút các dự án đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực, dự án còn chƣa cao, nhiều dự án công trình chƣa đảm bảo tiến độ kế hoạch; kết cấu hạ tầng tuy hoàn thiện nhƣng còn thiếu sự đồng bộ, chƣa thu hút đƣợc các dự án lớn có tính đột phá khiến cho nguồn vốn huy động đƣợc còn thấp. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, việc huy động vốn đầu tƣ cho KCCN, bao gồm cả huy động vốn cho đầu tƣ hạ tầng KCCN và huy động vốn vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc xem một nhiệm vụ trọng tâm và hết sức quan trọng trong định hƣớng phát triển của tỉnh. Việc đầu tƣ cho KCCN đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ rất lớn, trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc dành cho đầu tƣ không nhiều và trong điều kiện ngân sách tỉnh cũng còn gặp nhiều khó khăn là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi tỉnh phải linh hoạt, chủ động tranh thủ, huy động các nguồn vốn đầu tƣ khác ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và ngân sách địa phƣơng. Xuất phát từ những l do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề l luận và thực tiễn
  13. 3 về huy động vốn đầu tƣ cho KCCN, từ đó đề xuất các biện pháp tiếp tục tăng cƣờng huy động vốn đầu tƣ cho KCCN của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát trên, quá trình nghiên cứu luận án phải hoàn thành một số mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. - Xây dựng các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn đầu tƣ cho KCCN, các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. - Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó chỉ rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tăng cƣờng huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời một số câu hỏi sau: + Các nguồn vốn đầu tƣ cho KCCN bao gồm những nguồn vốn nào và nội dung huy động vốn đầu tƣ cho KCCN ra sao? + Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến huy động vốn đầu tƣ cho KCCN? + Kết quả huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc những gì? Những hạn chế và nguyên nhân nào còn tồn tại? + Những giải pháp nào phù hợp để huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ? 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án đƣợc xác định là các vấn đề l luận và thực tiễn có liên quan đến huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. - Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tập trung vào 07 KCN (đặc biệt 04 KCN đã đi vào hoạt động: Thụy Vân, Phú Hà, Trung Hà, Cẩm
  14. 4 Khê) và 02 CCN trọng điểm. Trong phạm vi nghiên cứu luận án chỉ lựa chọn tập trung vào 02 CCN trọng điểm/26 CCN (Bạch Hạc và Đồng Lạng) vì xét về mục đích thành lập 2 CCN này đƣợc thành lập nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp giống nhƣ các KCN trên địa bàn, bên cạnh đó, việc quản l 2 CCN này cũng đƣợc tỉnh giao cho Ban quản l các KCN quản l chứ không giống nhƣ các CCN khác là do địa phƣơng và Sở công thƣơng quản l . Do đó có thể coi 2 CCN này nhƣ là các KCN có quy mô nhỏ. - Về thời gian: Các số liệu và tình hình huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp hệ thống hóa Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm hệ thống hoá các cơ sở l luận về huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tƣ, hoặc đại diện chủ đầu tƣ - nhà điều hành doanh nghiệp (chủ đầu tƣ, thành viên ban giám đốc, ban quản lý dự án) đang hoạt động đầu tƣ, kinh doanh tại các KCCN tỉnh Phú Thọ thông qua bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên kết quả của các bƣớc nghiên cứu trƣớc. Đối với huy động vốn đầu tƣ cho KCCN bao gồm cả huy động vốn đầu tƣ cho hạ tầng và huy động vốn đầu tƣ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do lĩnh vực đầu tƣ cho hạ tầng đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên vẫn còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc, còn mang tính bị động, vì vậy trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCCN hay các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào KCCN. Nghiên cứu sử dụng các công cụ là phân tích nhân tố khám phá, kiểm chứng các nhân tố đo lƣờng phù hợp; phân tích hồi quy đa biến để xác định mức ảnh hƣởng của các nhân tố đến huy động vốn đầu tƣ cho KCCN tỉnh Phú Thọ.
  15. 5 Phƣơng pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp: Nghiên cứu thu thập số liệu từ các nguồn có sẵn nhƣ: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ các năm từ 2015-2020, Số liệu thống kê của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Phú Thọ và các báo cáo hội thảo tổng kết hoạt động các KCN của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. + Thu thập số liệu sơ cấp: Để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào KCCN tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra khảo sát. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) kích thƣớc mẫu tối thiểu bằng 4 hay 5 số biến trong phân tích nhân tố. Do đó để phục vụ cho quá trình điều tra, với số biến quan sát là 41 biến thì số phiếu khảo sát hợp lệ tối thiểu thu về phải là 205 phiếu. Để hạn chế khó khăn có thể xảy ra trong trƣờng hợp số phiếu thu về phù hợp không đủ 205 phiếu, tác giả phát ra số phiếu điều tra là 280 phiếu. Đối tƣợng nghiên cứu là cá nhân các chủ đầu tƣ hoặc đại diện chủ đầu tƣ. Tác giả tiến hành khảo sát từ 6/2020 đến 12/2020 với số phiếu phát ra là 280 phiếu (165 doanh nghiệp), mỗi doanh nghiệp phỏng vấn từ 1-2 ngƣời là nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Số phiếu hợp lệ thu về là 232 phiếu (tỷ lệ phiếu hợp lệ 82,86%). Phƣơng pháp phân tích, thống kê và so sánh Phƣơng pháp này sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó rút ra đƣợc những thành tựu cũng nhƣ là những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tƣ cho KCCN. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp mới về mặt lý luận Đề tài trên cơ sở tổng hợp và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về huy động vốn đầu tƣ, xây dựng mô hình định lƣợng hồi quy nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ vào KCCN nên kết quả của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo có giá trị về mặt học thuật trong nghiên cứu kinh tế tại các trƣờng đại học, học viện, viện nghiên cứu về kinh tế học. 5.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Đây là đề tài có tính thực tiễn dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và bám sát
  16. 6 diễn biến thực tiễn về huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị, các giải pháp này sẽ là tƣ liệu tham khảo cho các nhà quản lý chính sách tại địa phƣơng nhằm huy động vốn đầu tƣ cho KCCN trên dịa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chƣơng 2: Cơ sở l luận về huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp ở địa phƣơng; Chƣơng 3: Thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Chƣơng 4: Một số giải pháp huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  17. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Có thể khẳng định rằng, sự ra đời và phát triển của các KCCN tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển đã giúp thu hút đƣợc một nguồn vốn lớn cũng nhƣ công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài và các thành phần kinh tế trong nƣớc, từ đó đóng góp không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên để thành lập và phát triển các KCCN thì yếu tố mang tính quyết định chính là vốn đầu tƣ. Có thể nói vốn đầu tƣ chính là yếu tố sản xuất quan trọng đối với phát triển tăng trƣởng kinh tế nói chung và phát triển các KCCN nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nƣớc eo hẹp. Chính vì vậy, việc huy động vốn đầu tƣ để đáp ứng nhu cầu vốn cho KCCN là một vấn đề đã và đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm chú . Cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề vốn đầu tƣ cho KCCN theo nhiều góc độ khác nhau. Để làm rõ cho đối tƣợng nghiên cứu của đề tài, luận án tổng hợp các công trình nghiên cứu theo các nhóm nhƣ sau: (1) Các l thuyết về đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ (2) Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tƣ cho phát triển (3) Các nghiên cứu về huy động vốn đầu tƣ cho KCCN 1.1. Các lý thuyết về đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ Cho đến nay các nhà kinh tế học trên thế giới đã nghiên cứu, đúc kết đƣợc nhiều lý thuyết giải thích về các yếu tố thu hút đầu tƣ, cũng nhƣ việc dịch chuyển đầu tƣ quốc tế. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, đầu tƣ luôn đƣợc nhìn nhận nhƣ là một quá trình phát triển phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể thay đổi theo từng thời kỳ nhất định. Chƣa có l thuyết nào giải quyết đƣợc tất cả các khía cạnh của quá trình đầu tƣ, mỗi lý thuyết đều có những điểm mạnh và những hạn chế riêng. 1.1.1. Lý thuyết vĩ mô Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tƣ quốc tế giải thích và dự đoán hiện
  18. 8 tƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tƣ (vốn, lao động, công nghệ) giữa các nƣớc, trong đó đặc biệt là giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển. Các lý thuyết này dựa trên mô hình cổ điển 2x2 (hai nƣớc, hai hàng hóa, hai yếu tố sản xuất) để so sánh hiệu quả vốn đầu tƣ hoặc tỷ suất lợi nhuận giữa các nƣớc. Lý thuyết thương mại quốc tế Trên cơ sở mô hình l thuyết thƣơng mại quốc tế của Heckscher (1919) và Ohlin (1933), Richard .S (1986) đã loại bỏ giả định không có sự di chuyển các nhân tố sản xuất (vốn, công nghệ, …) giữa các nƣớc để mở rộng phân tích nguyên nhân hình thành đầu tƣ quốc tế. Theo ông, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện việc di chuyển của dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Richard cho rằng, nƣớc đầu tƣ thƣờng có hiệu quả sử dụng vốn thấp (thừa vốn), trong khi nƣớc nhận đầu tƣ lại có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (thiếu vốn). Vì vậy, chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn giữa các nƣớc đã làm xuất hiện lƣu chuyển dòng vốn đầu tƣ giữa các nƣớc. Vận dụng khái niệm cạnh tranh độc quyền trong thƣơng mại quốc tế Krugman đã đƣa ra một l thuyết hoàn toàn mới về thƣơng mại quốc tế. Theo Krugman (1979) lợi thế về quy mô sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất. L thuyết này xây dựng trên các lập luận: (i) Quá trình chuyên môn hóa sản xuất và lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ mang lại các khoản lợi ích cho các bên tham gia; (ii) Các doanh nghiệp đầu tiên gia nhập vào một thị trƣờng nào đó có thể tạo ra những rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp gia nhập sau đó; (iii) Chính phủ của các nƣớc có thể có vai trò hỗ trợ có hiệu quả cho các công ty của nƣớc mình khi tham gia vào thị trƣờng thế giới. Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thƣơng mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa những nƣớc có lợi thế tƣơng đối về công nghệ và nhân tố sản xuất tƣơng tự nhau. Lý thuyết về năng suất cận biên của vốn Cùng với quan điểm của Richard, MacDougall (1960) cho rằng, chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc là nguyên nhân dẫn đến lƣu chuyển
  19. 9 vốn quốc tế. Quan điểm này sau đó đƣợc Kemp (1964) phát triển thành mô hình Mac Dougall - Kemp để giải thích hiện tƣợng OFDI. Theo mô hình này, những nƣớc phát triển (đang thừa vốn đầu tƣ) có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nƣớc đang phát triển (đang thiếu vốn). Vì thế, xuất hiện dòng lƣu chuyển vốn giữa hai nhóm nƣớc này. Ngoài ra, những giả định khác đó là: Thị trƣờng tại hai quốc gia là cạnh tranh hoàn hảo; Vốn đƣợc tự do di chuyển; Thông tin thị trƣờng hoàn hảo; Các quốc gia đều cùng sản xuất một loại hàng hóa. Mô hình này đã nêu đƣợc điều kiện cần cho đầu tƣ quốc tế là chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc nhƣng chƣa nêu đƣợc điều kiện đủ. Ngoài ra, mô hình còn chƣa giải thích đƣợc một số hiện tƣợng lƣu chuyển dòng vốn đầu tƣ quốc tế, không phân tách đƣợc FDI và FPI. Lý thuyết về cạnh tranh quốc gia Michael (1990) đã xây dựng nên lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia để lý giải cho việc tại sao một số quốc gia lại có đƣợc vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói cách khác là có lợi thế cạnh tranh về một số sản phẩm. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh quốc gia đƣợc thể hiện qua sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: (i) điều kiện các yếu tố sản xuất; (ii) điều kiện về nhu cầu thị trƣờng; (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; (iv) chiến lƣợc, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Ngoài ra còn có hai nhân tố có thể ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh quốc gia đó chính là các chính sách của Chính Phủ và cơ hội. Trong đó các yếu tố sản xuất tạo nên lợi thế cạnh tranh quốc gia bao gồm: (i) tài nguyên nhân lực; (ii) tài nguyên vật chất; (iii) tài nguyên kiến thức; (iv) nguồn vốn; và (v) cơ sở hạ tầng. 1.1.2. Lý thuyết vi mô Bên cạnh các l thuyết vĩ mô về đầu tƣ và đầu tƣ quốc tế thì các l thuyết vi mô về đầu tƣ thƣờng xoay quanh việc trả lời câu hỏi là tại sao các công ty lại đầu tƣ ra nƣớc ngoài? Các l thuyết này giải thích về nguyên nhân hình thành các công ty xuyên quốc gia và tác động của chúng đối với các nƣớc nhận đầu tƣ, đặc biệt là các
  20. 10 nƣớc đang phát triển. Một số l thuyết vi mô về đầu tƣ điển hình có thể kể đến nhƣ: Lý thuyết tổ chức công nghiệp Trong số các lý thuyết tìm cách lý giải về đầu tƣ quốc tế, lý thuyết dựa trên những lý giải về tổ chức doanh nghiệp hiện có ảnh hƣởng lớn nhất. Lý thuyết tổ chức công nghiêp do Stephen Hymer nêu ra bắt nguồn từ luận án tiến sĩ nổi tiếng của Hymer hoàn thành năm 1960, công bố năm 1978. Theo Hymer (1976) sự phát triển và thành công của hình thức đầu tƣ liên kết theo chiều dọc phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) quá trình liên kết theo chiều dọc ở các giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí sản xuất; (2) viêc sản xuất áp dụng khai thác kỹ thuật mới; (3) những tiến bộ trong ngành giao thông và thông tin liên lạc mang đến cơ hội mở rộng hoạt động ra đầu tƣ nƣớc ngoài. Hymer cũng chỉ ra rằng nếu các MNCs nƣớc ngoài hoàn toàn giống với các doanh nghiệp trong nƣớc thì họ sẽ chẳng tìm thấy lợi ích gì khi xâm nhập vào thị trƣờng nƣớc đó, vì rõ ràng họ phải trả những chi phí phụ trội khi kinh doanh ở nƣớc khác, ví dụ nhƣ phí liên lạc và vận chuyển, chi phí cao hơn cho nhân viên làm việc ở nƣớc ngoài, rào cản về ngôn ngữ, hải quan và phải hoạt động ngoài mạng lƣới kinh doanh nội địa (đây là những bất lợi của các công ty khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài). Vậy nên Hymer cho rằng để các MNCs tiến hành sản xuất ở nƣớc ngoài họ cần có trong tay một số lợi thế sở hữu riêng của doanh nghiệp, nhƣ nhãn hiệu nổi tiếng, công nghệ cao hơn và đƣợc bảo hộ, kỹ năng quản lý hoặc chi phí thấp hơn nhờ mở rộng quy mô, những lợi thế này đủ để bù đắp lại những bất lợi mà họ phải đƣơng đầu trong cạnh tranh với các doanh nghiệp ở nƣớc sở tại. Tuy nhiên lý thuyết tổ chức công nghiệp cũng chƣa phải là giả thuyết hoàn chỉnh về FDI, nó không trả lời đƣợc câu hỏi vì sao công ty lại sử dụng hình thức FDI chứ không phải là hình thức sản xuất trong nƣớc rồi xuất khẩu sản phẩm hay cấp giấy phép hoặc bán những kỹ năng đặc biệt đó cho các công ty sở tại. Lý thuyết chiết trung Lý thuyết chiết trung đƣợc xây dựng bằng cách tổng hợp ba dòng lý thuyết về FDI là lý thuyết tổ chức công nghiệp, lý thuyết nội vi hoá và lý thuyết địa điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2